Monday, July 20, 2009

Trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn (Sàigòn)

Trường Trung Học Phổ Thông Lê Quý Đôn là một trường trung học công lập xưa nhất Sàigòn, được thành lập năm 1874, với tên gọi ban đầu Collège Chasseloup-Laubat.
Quá trình hình thành và phát triển

Sau khi chiếm được toàn cõi Nam kỳ, ngày 14 tháng 1 năm 1874,Thống đốc Nam kỳ,chuẩn đô đốc(Contre-amiral) Pháp Jules François Emile Krantz (1821-1914) đã ký nghị định thành lập một ngôi trường trung học tại Sài Gòn nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo con em những thực dân người Pháp tại Sài Gòn. Chương trình giảng dạy theo chính quốc, dạy từ tiểu học đến tú tài (chương trình Pháp). Trường sở được khởi công xây dựng ngay vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là François Marquis de Chasseloup-Laubat (1754-1833).

Ban đầu, trường chỉ nhận các học sinh người Pháp, đến đầu thế kỷ 20 thì mở rộng để nhận thêm học sinh người Việt, tuy nhiên phải có quốc tịch Pháp. Do đó, trường phân biệt thành 2 khu:

  • Khu dành riêng học trò người Pháp, gọi là Quartier Européen
  • Khu dành cho học trò Việt có học thêm giờ tiếng Việt, gọi là Quartier indigène (khu bản xứ)

Cả 2 khu này đều học chung chương trình Pháp và thi tú tài Pháp.
Tuy là một khu trường dành cho những người có quốc tịch Pháp (do đó, trường còn có tên là trường Bổn quốc Sài Gòn, khác với các trường bản xứ khác), vào năm 1926, những học sinh người Việt đã viết lên bảng 4 chữ A.B.L.F, viết tắt câu "A bas les Français" (nghĩa là "Đả đảo thực dân Pháp") trong một lần bãi khoá để tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.
Ngày 28-11-1927, Toàn quyền Đông Dương G. Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và môt giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.
Ngày 11-8-1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều, thành lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée) để thành lập một trường mới, về sau có tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký, hay trường Pétrus .
Sau năm 1954, với dụng ý tránh gợi nhớ thời thuộc địa, trường được đổi tên là trường Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu là học sinh người Việt nhưng vẫn do người Pháp quản lý. Đến 1967, trường được trả lại cho Việt Nam: hiệu trưởng bên Tiểu học là thầy Hồ Văn Thể, bên Trung học là thầy Phan Văn Huấn, sau là thầy Nguyễn Trung Ngươn, rồi thầy Hồ Văn Thể kiêm nhiệm luôn cả Trung & Tiểu học và trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Thầy Từ Văn Bê là Tổng Giám Thị, thầy Phạm Minh Mẫn là Giám học. Lúc ấy, từ lớp 6, chúng tôi được học cả Anh Văn lẫn Pháp văn (2 sinh ngữ cùng lúc), canh nông(thầy Chức), công kỹ nghệ(thầy Ngôn), hội họa(thầy Tam Nhiều), âm nhạc (thầy Trần Anh Linh, cũng là người thành lập thiếu đoàn Hướng Đạo Lê Quý Đôn thuộc đạo Thủ Đô). học võ Tae Kwon Do với võ sư Nguyễn Mười Nho (võ đường Chung Do Kwan).
Từ 1975, chính quyền Việt Nam vẫn giữ tên gọi Lê Quý Đôn cho ngôi trường này.

Kiến trúc khu trường
Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc ban đầu của ngôi trường vẫn còn gân như nguyên vẹn, gồm bốn dãy nhà cao hai tầng ghép lại có hình chữ "khẩu". Với lối kiến trúc mang đậm chất Tây Âu, trường sở được xem như một kiến trúc cổ có lịch sử văn hóa lâu đời, vẫn giữ gìn được nét truyền thống cổ kính mặc dù đã được trùng tu, sửa chữa. Dựa trên nền kiến trúc cổ, hiện tại trường sở đã xây thêm một số công trình phụ gồm nhà luyện tập thể thao và 10 phòng học kiểu mới. Tính truyền thống và hiện đại được nhà trường chú ý ngay trong khâu thiết kế và trang trí, vì thế ngôi trường Lê Quý Đôn vẫn mang đậm nét cổ kính.

Sự kiện
Thời Pháp, trường nổi tiếng với nhiều giáo viên và học sinh giỏi được lưu danh nhưng thời gian gần đây trường đã bị tai tiếng vì scandal chạy điểm, phóng điểm. Năm 2006, trường được nhiều báo chí đề cập về vụ "chạy trường" tại đây: một số học sinh không đủ tiêu chuẩn vào trường đã đưa tiền để được nhận vào học. Thành thật mà nói, trường tôi vẫn được xem là trường của "con ông cháu cha" từ xưa đến nay !

Một số giáo viên và học sinh tiêu biểu thời Pháp:

Tôi đã học ở đây suốt 11 năm (trừ 1 năm phải qua St. Exupéry), có rất nhiều kỷ niệm với trường. Có những người bạn tài hoa cùng lứa với tôi như Lưu Minh Dũng, Lê Trọng Thuỳ Nam... đã nằm xuống. Hầu hết đã ra nước ngoài; ở lại trong nước chỉ còn vài đứa, đếm chưa đủ 10 ngón tay. Lần nào về VN, tôi vẫn ghé thăm trường cũ, nhớ những gốc cây, dãy lầu, hoa viên phiá trước Hồng Thập Tự... Nhìn lớp "đàn em" hôm nay tan trường, tự dưng nhớ lại ngày nào... Nhớ làm sao trường cũ, bạn xưa và các thầy cô của mình ngày ấy!

Tượng Lê Quí Đôn mới được xây dựng sau nầy…

Các bạn có nhận ra được ngôi trường ngày xưa không? Tuy thay đổi nhiều, nhưng vẩn còn phảng phất không khí ngày xưa, phải không?










1 comment:

  1. tôi là Nguyễn Văn Thảo học lớp 12B (1975) hồi đó, xin cho biết bạn Nguyễn Đạt lúc đó học lớp mấy? Có biết tôi không? Nếu có xin gởi về Email: thao5755@yahoo.com.vn, di động số 0909168410. Tôi hiện đang ở Mỹ Tho.

    ReplyDelete