Wednesday, July 22, 2009

Hầm Hải Vân

Bên trong hầm
Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam. Sáng 5/6, hầm Hải Vân - hầm đường bộ lớn nhất Đông Nam Á - chính thức được đưa vào sử dụng. Đến dự lễ thông xe có Thủ tướng Phan Văn Khải, ông Norio Hattori - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.Công trình hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào sử dụng có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế cho các tỉnh miền Trung và cả nước. Đặc biệt, dự án này được xem là công trình giao thông quan trọng trên tuyến giao thông nối Hành lang kinh tế Đông - Tây giữa các nước Việt Nam -Lào - Thái Lan - Myanmar.
Theo Công ty Quản lý và khai thác hầm Hải Vân, trong các ngày từ 5 đến 12/6, hầm chỉ mở cửa từ 6h sáng đến 6h tối. Đến 13/6 sẽ phục vụ 24/24h. Trong 1 tháng đầu vận hành, tạm thời chưa bán vé ở cả 2 trạm thu phí 2 đầu cửa hầm. Mức phí qua hầm sẽ gấp 1,5 lần lệ phí qua các trạm thu phí đường bộ khác.
Hầm đường bộ Hải Vân dài gần 6,3km, tổng vốn đầu tư trên 150 triệu USD từ nguồn vay ngân hàng JBIC, Nhật Bản. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, 1 trong 30 đường hầm lớn, hiện đại nhất thế giới và là hầm đường bộ lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình do liên danh các nhà thầu Hazama (Nhật Bản) - CIENCO6 (Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6), liên danh Sông Đà (Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà)-Dong Ah (Hàn Quốc) thi công. Ngày 20/8/2000, chính Thủ tướng Phan Văn Khải đã bấm nút phát lệnh khởi công công trình này. Sau hơn 1.700 ngày đêm đào núi, khoan hầm, ngày 7/11/2003 hầm Hải Vân đã được đào thông nhau, thông xe kỹ thuật. Từ đó đến nay, các hạng mục lắp đặt điện nước, thông gió, hệ thống thiết bị vận hành... được hoàn chỉnh.
Toàn cảnh hầm Hải Vân nhìn từ bờ Nam (Đà Nẵng).Những chiếc xe đang đợi để vượt hầm đèo Hải Vân.Đây là ranh giới giữa hai gói thầu 1A và 1B.
Kiểm tra thông mạch lần cuối dây điện kíp nổ.Lãnh đạo 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng hồi hộp chờ đợi giây phút thông hầm.9h sáng nay, hầm thông.
Chuyển những khối đất đá cuối cùng ra ngoài cửa hầm.Kỹ sư ở hai đầu Bắc - Nam ôm nhau sung sướng.Bộ trưởng Giao thông vận tải Đào Đình Bình chúc mừng sự kiện lịch sử.
Lãnh đạo tưới rượu sakê chúc mừng theo phong tục Nhật Bản.Kỹ sư Việt Nam và chuyên gia người Nhật nâng cốc chia vui.Đôi bạn trẻ này đã tìm được hạnh phúc trên công trường hầm Hải Vân.

Cầu Hải Vân dẫn vào hầm
Các qui định khi qua hầm đường bộ đèo Hải Vân
I/ Tất cả các lái xe điều kiển phương tiện giao thông trong hầm, ngoài việc tuân thủ Luật giao thông, yêu cầu các lái xe phải chấp hành các qui định sau:
- Cấm chạy lùi.
- Cấm quay đầu xe hoặc đi ngược lại, trừ trường hợp đặc biệt do các nhân viên vận hành hầm yêu cầu.
- Đèn chính phải được bật lên (ở chế độ pha gần), ngay cả lúc đèn hầm vẫn hoạt động.
- Cấm dừng trong hầm, trừ trường hợp khẩn cấp, trong trường hợp đó phải tắt máy ngay.
- Cấm vượt.
- Cấm các phương tiện chở các chất độc hại, ga, xăng dầu và chất nổ vào hầm. (ghi chú thêm là cấm cả xe chở xúc vật: heo, trâu bò v.v...)
- Cấm các loại xe mô tô, xe đạp và người đi bộ vào hầm.
- Các lái xe phải nghiêm túc tuân theo chỉ dẫn của các biển báo giao thông, đèn giao thông và các biển báo điện tử hiện chữ.
- Tốc độ tối đa là 60km/giờ
- Mở radio ở tần số FM 106Mhz
- Cấm xả rác trong hầm.
- Sử dụng điện thoại khẩn cấp để liên lạc Trung tâm vận hành khi có sự cố xẩy ra.
- Không được thò đầu và tay ra ngoài.
II/ Các qui định ứng xử trong hầm trong trường hợp hỏng xe, kẹt xe, tai nạn hay cháy trong hầm* Ứng xử đúng khi đi qua hầm
- Bật đèn lên
- Không đeo kính đổi màu (kính mát)
- Phải quan sát các biển báo, tín hiệu
- Giữ khoảng cách thích hợp đối với xe chạy phía trước
- Bật radio ở tần số cần thiết
* Ứng xử đúng khi có sự cố tắc nghẽn xe
- Bật đèn báo hiệu nguy hiểm
- Giữ khoảng cách ngay cả khi di chuyển chậm hay dừng hẳn
- Tắt máy nếu dừng hẳn
- Lắng nghe các thông tin cần thiết trên radio
- Theo chỉ dẫn của nhân viên hầm hay các tín hiệu thông tin khác* Ứng xử đúng khi có sự cố hỏng xe hay tai nạn (chủ phương tiện)- Bật đèn báo hiệu nguy hiểm- Tắt máy- Rời khỏi xe để lại chìa khoá động cơ, và cửa không khoá- Nếu cần hoặc có thể, cấp cứu người bị nạn- Gọi cứu giúp bằng điện thoại khẩn cấp
* Ứng xử đúng trong sự cố cháy xe (chủ phương tiện)
- Nếu có thể, lái xe ra khỏi hầm
- Nếu không thể:
a, Lái xe sang một bên và tắt máy
b, Rời khỏi xe ngay lập tức
c, Dập tắt lửa bằng bình chữa cháy trong xe hoặc tại các hốc chữa cháy trong hầm
d, Nếu không thể dập tắt lửa được, lập tức thoát hiểme, Gọi ngay cứu giúp bằng điện thoại khẩn cấp
* Ứng xử đúng khi bị dừng sau một xe khác đang cháy
- Bật đèn báo hiệu nguy hiểm
- Lái xe sang một bên và tắt máy
- Rời xe ngay lập tức
- Nếu cần thiết hoặc có thể, cấp cứu người bị nạn
- Dập tắt lửa sử dụng bình chữa cháy tỏng xe hoặc tại các hốc chữa cháy trong hầm
- Nếu không thể dập tắt lửa, lập tức thoát hiểm.
UỶ BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA
Cửa hầm phía Bắc
Những sự cố xảy ra trên Công trình hầm đèo Hải Vân
4/2001: Công trình hầm đèo Hải Vân xuất hiện những sự cố đầu tiên
Theo báo cáo của nhà thầu và các chuyên gia, mặt đường xuyên đèo có nguy cơ... chìm trong nước. Kế hoạch mở cửa hầm vào ngày 14/4 rất có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nước ngầm.Dự án đường hầm qua đèo Hải Vân đã chính thức khởi công được gần nửa năm, khối lượng công việc hoàn thành luôn khớp với tiến độ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà thầu đang tiến hành xây dựng hầm đèo phía nam thì trên công trình "có vẻ như đã xuất hiện một vài sự cố".
Nhà thầu Tổng công ty Sông Đà cho biết, sự trục trặc thứ nhất liên quan đến việc các nhà khảo sát trắc nghiệm về cường độ chịu nén của nền đất, đã "cẩn thận quá mức cần thiết" khi yêu cầu vét đi và đắp lại một nền mới có độ dày 1.100 mm, để tạo độ bền vững cần thiết cho việc lưu thông xe sau này trên đường hầm. Trên tính toán của các chuyên gia, việc gia cố đó chỉ cần thiết ở mức độ 800 mm.
Sự cố thứ hai cũng xuất phát từ công tác khảo sát thiết kế ban đầu, nhưng mức độ trầm trọng hơn đối với đơn vị thi công. Theo báo cáo của nhà thầu liên danh Tổng công ty Sông Đà và Dong Ah, mực nước ngầm trong đường hầm dự kiến sẽ xuyên qua hầm đèo Hải Vân cao hơn rất nhiều so với thông tin nhà thầu có được qua hồ sơ ban đầu. Kết quả khảo sát của nhà thầu hiện nay cho thấy, cao trình của mức nước ngầm so với cao trình của mặt hầm sẽ được thi công đang là 147/127. Ông Thái Sơn, Phó Giám đốc Điều hành Công trường xây dựng gói thầu 1b, cho rằng sự chênh về cao trình đó có thể hiểu được là mặt hầm xuyên đèo sau này sẽ thường xuyên nằm trong tình trạng ngập nước!
Theo ông Sơn, hiện nay đã có hai phương án để giải quyết vấn đề này, trong đó phương án có vẻ đơn giản và khả thi hơn cả là nâng cao độ của nền hầm thoát khỏi sự đe dọa của nước ngầm. Tuy vậy, nhược điểm của phương án này là sẽ tạo khá nhiều khối lượng phát sinh và kém đi sự hài hoà cảnh quan của công trình. Hiện nay, nhà thầu đã làm đề xuất để trình lên tư vấn giám sát thi công và chủ đầu tư.Ông Ishimoto, Kỹ sư trưởng phụ trách tư vấn thiết kế dự án hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cho biết: "Nước ngầm trong hầm là tình huống kỹ thuật bình thường, không có gì đáng e ngại. Điều này vẫn thường thấy ở bất kỳ một dự án đường hầm của các nước khác trên thế giới chứ không riêng gì hầm Hải Vân".
Hiện nay, tại phía bắc và phía nam đèo Hải Vân, các đơn vị thi công đang tiến hành đào hở miệng hầm và trong công tác đào hở này, hầu như không có nước ngầm. Nhưng theo các chuyên gia, trong mùa mưa sẽ xuất hiện nước trên bề mặt. Tuy nhiên, vấn đề này đã được tính toán sẵn, do đó, sẽ không gây trở ngại cho công việc thi công hầm. Ông Ishimoto nói: "Trong hồ sơ thiết kế, chúng tôi đã thiết kế màng chống thấm trong hầm, sau đó thu nước ngầm vào đường ống thoát tại đáy của mặt đường trong hầm. Việc mạch nước ngầm xuất hiện trong thời gian thi công ở cửa phía nam, mặc dù không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng chúng tôi cũng đã hoàn tất phương án thi công nhằm xử lý rốt ráo vấn đề này. Tuy hơi chậm về thiết kế, nhưng không có trở ngại nào xảy ra".
Ông Phạm Việt Tùng, Ban Quản lý dự án 85, cũng cho biết, đến thời điểm này, hơn 250.000 m3 đất đá đã được đào đắp, 44.000 m3 đá đã được phá dỡ. Công tác đào hở miệng hầm tại phía bắc đèo Hải Vân đã hoàn tất để đến 9h ngày 20/4 sẽ tiến hành mở cửa hầm. Về cửa hầm phía nam, đến nay đã hoàn tất 3 km đường công vụ, khoảng 400.000 m3 đất đá đã được đào đắp. Dự kiến đến cuối tháng 6 sẽ tiến hành mở cửa hầm phía nam. Theo ông Tùng: "Do khối lượng công việc ở phía nam nhiều hơn nên thời gian thi công kéo dài, chứ không phải do sự cố nước ngầm gây ra. Chúng tôi đã đề xuất hai phương án xử lý nước ngầm và sẽ chọn phương án khả thi trong thời gian sớm nhất".

Ham deo Hai Van Mot trong 30 ham lon hien dai nhat the gioi
Thông xe hầm đường bộ đèo Hải Vân trong ngày khánh thành
9/2001:Sụt lún vòm cửa nam hầm đèo Hải Vân - Chuyện bình thường?
"Đây chỉ là sự rò rỉ nhỏ, không đáng kể và thường xuyên xảy ra trong quá trình đào hầm. Báo chí không nên thông tin những chuyện bình thường như thế này", Giám đốc điều hành Nguyễn Ngọc Cảnh, Ban quản lý Dự án đường hầm đèo Hải Vân, đã nói như vậy về sự cố hôm 10/9.
Tuy nhiên, một chuyên viên kỹ thuật Ban quản lý Dự án, lại cho hay: "Đây là sự cố nằm ngoài dự liệu của tư vấn thiết kế và thi công. Đào hầm bị sập, sạt lở là chuyện thường, nhưng lần này tương đối lớn, gây nhiều thiệt hại".
Mưa lớn và ảnh hưởng của mạch nước ngầm là nguyên nhân gây lún sụt tại điểm cuối cùng của đường hầm đang thi công (mét thứ 31 tính từ cửa vào). Diện tích trên mặt đất bị lún sụt hơn 120 m2 và bán kính lỗ hổng dưới vòm hầm 3 m, bề dày từ mặt đất xuống vòm hầm là 15 m... Công trường đã phải ngưng thi công, tất cả lực lượng tập trung cho việc khắc phục.
Theo lời một số công nhân tại đây thì trước đó vài ngày, khi thi công đã phát hiện có sự rò rỉ, sụt lở nhỏ do nước ngầm và gặp tầng địa chất yếu. Đơn vị thi công đã dùng nilon căn đậy trên mặt đất để tránh nước mưa, nhưng sự cố vẫn xảy ra. Theo lời chuyên viên kỹ thuật Ban quản lý Dự án đường hầm đèo Hải Vân thì để tránh tái diễn, sẽ kiến nghị điều chỉnh nhỏ trong phương án thi công. Ở những vị trí có tầng địa chất yếu, khi đào vào 0,5 m thì cho đặt vỉ thép và phun bê tông vòm thay vì 1 m mới đặt vòm bê tông cốt thép như hiện nay. Có thể ảnh hưởng đến tiến độ, nhưng chắc chắn sẽ không bị sự cố sụt lún lớn như vừa rồi.

11/2001:Không có vàng ở hầm đèo Hải Vân
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Giám đốc Ban quản lý dự án khẳng định như vậy hôm qua (20/11), trước những tin đồn có vàng sa khoáng ở công trình này. Ông cho biết, phía bắc mới khoan được 212 m hầm chính và 328 hầm lánh nạn. Vì vậy không có chuyện phát hiện ra vàng ở độ sâu 1.000 m.
Ông Cảnh khẳng định là liên tục có mặt tại hiện trường và không nghe thấy chuyện này, càng không có việc mời các nhà khoa học đến nghiên cứu về vàng sa khoáng ở hầm Hải Vân.“Nếu phát hiện vàng, chúng tôi sẽ thông tin ngay để có sự hỗ trợ kịp thời từ các cơ quan hữu quan. Như thế vừa đảm bảo việc thi công, vừa khai thác cho đất nước nguồn tài nguyên quý giá. Những tin đồn thất thiệt có thể làm bọn đào vàng kéo đến công trường, gây khó khăn”, ông Cảnh nói.
Đại diện Ban quản lý Dự án đường sắt, chủ đầu tư công trình nâng cấp 4 hầm đường sắt qua đèo Hải Vân, cũng cho biết: “Dự án vừa đấu thầu xong, chưa triển khai nên làm gì phát hiện ra vàng. Hơn nữa, các hầm này chỉ nâng cấp nên việc đào bới rất hạn chế”.

40% công nhân ở hầm đèo Hải Vân có bệnh tai mũi họng Các ngành hữu quan đã thực hiện khám cho 640 công nhân đang lao động tại công trường hầm đường bộ đèo Hải Vân, kết quả là hơn 250 người mắc các bệnh về tai mũi họng. Trong đó, bệnh điếc nghề nghiệp chiếm hơn 1/3.Kết quả phân tích 1.830 mẫu không khí được lấy tại công trường trên cho thấy, hơn 1.060 mẫu (59%) không đạt tiêu chuẩn. Các chỉ số về độ ẩm, cường độ ánh sáng, nồng độ khí độc, bụi... đều vượt mức cho phép.Thông tin trên được đưa ra ngày 21/8 tại hội thảo về môi trường lao động tại Đà Nẵng. Hội thảo đã kiến nghị chủ đầu tư và các nhà thầu ở công trường hầm đường bộ đèo Hải Vân phải tăng cường hệ thống thông gió nhằm giảm bớt mức độ ô nhiễm. Các cơ quan này cũng kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội có chính sách nâng cao chế độ cho người lao động tại công trường.

17/11/2007:Một đường hầm đèo Hải Vân bị khối đất đá khổng lồ bịt kín:

Leo từ đường đèo Hải Vân phía nam xuống rồi lội bộ thêm chừng 5km, chúng tôi đến hầm số 13 tuyến đường sắt ngang qua đèo Hải Vân tại Km 770 + 830. Miệng hầm nằm giữa lòng núi vốn có vòm cao lừng lững tới gần 6 mét, rộng mênh mông, giờ chẳng thấy tăm hơi!Nguyên mái ta luy dương bên phải miệng hầm đã bị mưa lũ đánh sạt xuống khoảng trên 3.000 m3 phủ kín tất cả. Mưa gió vẫn sụt sùi, hàng trăm công nhân cùng 4 chiếc xe ủi, xe xúc loại mini đang hối hả đào bới miệng hầm.Từ chiều 12/11, ngay sau khi bị khối đất đá khổng lồ bịt kín những phương tiện này đã được “bồng” đặt lên những chiếc xe goòng bàn rồi đẩy bộ từ ga Kim Liên lên.Phó Giám đốc Cty quản lý đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình chỉ đạo tại công trường, cho biết, trong lòng hầm dài 325 mét này đang chứa một “túi” nước khổng lồ dâng cao tới nóc hầm, nên công việc đào bới bên ngoài rất nguy hiểm.Lúc 10 giờ 45 sáng 15/11, ngay trước khi chúng tôi tới, hầm đã “bục” nước, nước đục ngầu ào ạt tuôn xuống ta luy âm, nguy cơ gây sạt lở cả mảng đất đá bên cạnh. Lán trại dựng bên cạnh, công nhân ăn ngủ ngay tại sát miệng hầm.Theo ông Bình, nhanh nhất là đến ngày 16/11 mới moi hết đất đá ra khỏi hầm, còn thông tàu thì chưa biết chích xác khi nào. Ông Bình cho biết thêm, phía bên kia hầm 13, gần ga đỉnh đèo còn một điểm sạt lở khổng lồ tới trên 10.000 m3 chưa xử lý được.Hiện, người của Cty quản lý đường sắt Nghĩa Bình đã được huy động ra ứng cứu điểm này.Trưởng văn phòng đại diện Tổng Cty ĐSVN tại Đà Nẵng, ông Khuất Hữu Tứ cũng có mặt tại cửa hầm, cho biết: Suốt 22 km đường sắt đèo Hải Vân sau đợt mưa lũ vừa rồi có tới hàng trăm điểm sạt lở lớn, đó là không kể những chỗ sạt lở nhỏ vài chục mét khối.Hiện, Tổng Cty đã huy động hàng ngàn cán bộ, công nhân của 4 đơn vị là các Cty quản lý đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Trị Thiên, Nghĩa Bình và Cty CP công trình đường sắt đêm ngày bám tại các điểm để “hồi sinh” tuyến đường sắt tại Hải Vân.“Lạc quan nhất là đến hết ngày 18 tới tàu Bắc – Nam mới có thể qua đây, nhưng với điều kiện là được ... “trời ủng hộ”. Chứ cứ mưa gió kiểu này, hoặc bão vào tiếp thì chưa biết thế nào...” - Ông Tứ nói.

9/2005: sự kiện "đường hầm đèo Hải Vân bị ô nhiễm"
Cách đây vài tuần lễ, trên báo chí và truyền hình, Ban Quản lý giao thông đường hầm đèo Hải Vân cho biết đường hầm bị ô nhiễm, phải ngưng lưu thông một thời gian ngắn để xử lý. Chưa đi qua đường hầm Hải Vân một lần nên tôi không dám nhận xét về kỷ luật giao thông qua hầm - nhưng tôi nghĩ, ở hai phía ra vào đường hầm, bất kỳ ai và bất kỳ phương tiện nào cũng đều phải tuân thủ một số quy định chặt chẽ.
Không rõ bộ phận quản lý có cấm người qua hầm hút thuốc lá hay không? Câu hỏi có vẻ nhỏ nhưng thật sự không nhỏ. Chúng ta biết, đã có không ít trường hợp phát cháy tại các trạm xăng nơi này nơi khác vì cái "chuyện nhỏ" là người mua lẫn người bán xăng đôi khi hút thuốc thoải mái trong một bầu không khí đầy hơi xăng. Quả có bảng cấm hút thuốc ngay tại máy bơm, nhưng cách máy bơm vài mét thôi - nghĩa là vẫn còn trong vùng không khí xăng - chưa có quy định cấm. Đường hầm Hải Vân là nơi không khí bị "nén chặt", rất nhạy với lửa. Một hành khách qua hầm vứt tàn thuốc lá chẳng hạn, có thể chưa có chuyện gì xảy ra, song không vì thế mà không nghiêm cấm hút thuốc trong đường hầm, không được có bất kỳ một hành động nào liên quan đến lửa, đến xẹt điện.
Xin lưu ý hiện tượng sau đây: để thiết kế những công trình lớn như đường hầm Hải Vân, cần tính đến nhiều yếu tố tại thực địa trong thiết kế. Bảo đảm lưu thông, đồng thời độ an toàn - không phải ở chỗ hạn chế tốc độ, trái lại, qua hầm càng nhanh càng tốt - liên quan đến thực trạng chung của nước ta. Nước ta đang ở trong giai đoạn "tiền công nghiệp hóa", "tiền hiện đại hóa", tức các phương tiện giao thông qua hầm không được quy chuẩn và tác phong đi lại của đồng bào ta còn khá tự do. Xả rác trên mặt đường liên quan đến thói quen của khách, khói nám đen trên trần đường hầm là do phương tiện vận tải quá cũ kỹ. Như vậy, một yếu tố quan trọng cần được đưa vào thiết kế kỹ thuật là trình độ cơ giới cùng với trình độ con người ở nước ta hiện nay và từ đó có quy định tỉ mỉ đối với các phương tiện và người qua hầm. Vận chuyển bằng đường hàng không, với số hành khách hạn chế, kỷ luật không hút thuốc được chấp hành nghiêm chỉnh, do không gian không quá rộng của chiếc máy bay, trong tầm kiểm soát của cả nhân viên và hành khách. Còn với đường hầm Hải Vân, vấn đề rất khác. Thế giới quanh ta có một số công trình đường hầm dài hơn đường hầm Hải Vân nhiều lần, chẳng hạn ở Nhật, đường tàu điện ngầm xuyên cả biển, tất cả được đề phòng ngay trong thiết kế xây dựng, cho nên tai nạn họa hoằn lắm mới xảy ra. Việt Nam cần thêm một thời gian nữa để đạt được những gì mà các nước quanh ta đã đạt. Trong hoàn cảnh những tiêu chí cần thiết chưa thể áp dụng thì cần có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, trong thời gian vận hành, bộ phận quản lý phát hiện những gì không ổn và đưa ngay vào kỷ luật lưu thông.
Viết tới đây, tôi sực nhớ chuyện nhà máy kéo sợi ở bắc thành phố Nha Trang mà tôi có dịp thăm cách nay có lẽ cũng hơn 20 năm. Đó là một nhà máy tôi nhớ là do Đan Mạch viện trợ, rất hiện đại, điều khiển bằng hệ thống lập trình điện tử. Song, nhà máy chỉ hoạt động được một lúc sau khánh thành, phải ngưng. Lý do: thời tiết ở Nha Trang không thích hợp với thiết bị nhà máy, độ ẩm cao khiến hệ thống điện tử nhanh chóng hư hỏng. Khi xây dựng nhà máy, thời tiết Việt Nam có vẻ chưa được nghiên cứu kỹ trong thiết kế. Dẫu sao, một nhà máy kéo sợi trục trặc cũng không giống đường hầm giao thông cỡ lớn, tấp nập như đường hầm Hải Vân.
Khẩn trương hoàn thành các công trình là điều đáng khích lệ, song phải đặt các công trình ấy trong điều kiện cụ thể của đất nước ta: điều kiện khí hậu và cả điều kiện về phương tiện, con người sử dụng công trình...

9/2006: Hầm đèo Hải Vân chưa an toàn về phòng cháy chữa cháy
Thiếu tướng Ngần cho biết: “Hầm đèo Hải Vân chưa được cơ quan PCCC cấp giấy thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy”. Lý do: Cửa thoát hiểm của hầm không đạt tiêu chuẩn Việt Nam!
Hôm qua (28/9) trong cuộc họp báo nhân kỷ niệm 45 năm ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy, Thiếu tướng Bùi Văn Ngần, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (CS PCCC) đã đưa ra những cảnh báo về tình trạng một số công trình vừa thiết kế vừa thi công, chủ đầu tư không chấp hành quy định về thiết kế hệ thống PCCC theo đúng quy định.
Trong số các công trình được lấy làm ví dụ, Thiếu tướng Ngần cho biết: “Hầm đèo Hải Vân chưa được cơ quan PCCC cấp giấy thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy”. Lý do: Cửa thoát hiểm của hầm không đạt tiêu chuẩn Việt Nam!
“Cửa thoát hiểm tại hầm này là cửa theo chiều kéo ngang. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về cửa thoát hiểm phải là cửa đẩy ra”, Thiếu tướng Ngần giải thích.Vì lý do này cùng với một số vấn đề trong thiết kế phương án chữa cháy, biển báo khoảng cách đến cửa thoát hiểm… mà đến nay Cục CS PCCC vẫn chưa cấp thẩm duyệt về PCCC cho công trình này.

11/2007:Hầm đèo Hải Vân sụt lở, đường sắt tê liệt nhiều ngày
Thông tin từ Tổng công ty đường sắt VN, hiện có rất nhiều điểm trên đoạn đường sắt từ Huế đến Đà Nẵng bị sạt lở nghiêm trọng do mưa lũ. Nghiêm trọng nhất là hầm đèo số 13 trên đèo Hải Vân bị khối đất đá 5.000 m3 đổ xuống, lấp kín miệng hầm. Sự cố này khiến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt và thời gian khắc phục có thể mất 2-3 ngày.
22/4/2008: Cháy ô tô trong hầm Hải VânTheo nguồn tin từ Công ty Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân, chiếc xe tải 3,5 tấn này mang biển số 92K - 7321 do Võ Minh (SN 1978) trú tại Duy Trung, Duy Xuyên (Quảng Nam) điều khiển chở vôi bột đóng bao chạy hướng Bắc – Nam.Khi xe đến địa điểm trên thì xẩy ra sự cố. Rất may, những người ngồi trong xe đã kịp nhảy ra ngoài.Sau khi phát hiện sự cố qua hệ thống camera, lực lượng cứu hộ đã kịp thời điều động xe cứu hoả, xe cứu thương, xe chở nhận viên cứu hộ.Lực lược cứu hộ đã dập tắt đám cháy và kéo chiếc xe bị nạn ra ngoài. Đến 17h, hầm đường bộ Hải Vẫn đã được thông xe bình thường. Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ.Trước đó, ngày 9/4, 1 chiếc xe khách lưu hành theo hướng Nam - Bắc khi qua hầm Hải Vân đã bốc cháy ở phía gầm xe. 32 hành khách trên xe đã được đưa khỏi hầm an toàn.(Theo TTXVN)
18/5/2008: Cháy ô tô chở 700.000 quẹt gas trong hầm Hải Vân
Mô tả ảnh.
Một ô tô bốc cháy trong hầm Hải Vân
Tuổi trẻ (ra ngày 18/5) cho biết: Lực lượng cứu hộ và chữa cháy của Công ty Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân (Hamadeco) đã kịp thời có mặt dập tắt đám cháy.

Theo ông Phạm Đình Lâm - đội trưởng đội cứu hộ Hamadeco, việc vận chuyển trên đã vi phạm nghiêm trọng qui định an toàn về qui trình vận hành hầm đường bộ Hải Vân "nghiêm cấm các loại xe chở vật liệu dễ cháy, nổ qua hầm".

Đây không phải lần đầu tiên xảy ra các vụ cháy trong hầm đường bộ Hải Vân:

Gần đây nhất, ngày 22/4, xe tải mang BKS 92K-7321 đã bốc cháy tại km7+500, gần cửa phía Nam hầm đường bộ Hải Vân. Rất may, những người ngồi trong xe đã kịp nhảy ra ngoài.

Ngày 9/4, 1 chiếc xe khách lưu hành theo hướng Nam - Bắc khi qua hầm Hải Vân đã bốc cháy ở phía gầm xe. 32 hành khách trên xe đã được đưa khỏi hầm an toàn.

Ngày 23/10/2007, xe tải mang BKS 43H -7483 chở một số thiết bị âm thanh, chạy theo hướng Đà Nẵng - Huế cũng bất ngờ bốc cháy ngay trong đường hầm qua đèo Hải Vân.

26/1/2009: Đầu năm, xe cháy trong hầm Hải Vân
Vào lúc 21g01 phút ngày 26-1 (tức tối mùng 1 tết Kỷ Sửu), xe tải đông lạnh loại 15 tấn mang biển kiểm soát 54S 0577 khi lưu thông qua hầm đường bộ Hải Vân theo hướng Bắc vào Nam đã bốc ngờ phát lửa và bốc cháy dữ dội tại km 6+195 cách cửa hầm phía Bắc 4.552m.Ngay sau khi sự cố xảy ra, lực lượng cứu hộ cứu nạn của công ty Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân (Hamadeco) đã lập tức có mặt triển khai ngay phương án chữa cháy, đồng thời cô lập đường hầm phục vụ cho công tác chữa cháy bên trong đường hầm do sự cố xảy ra. Rất may vụ cháy đã không gây thương tích cho người.Đến 21g24, Hamadeco đã đưa được xe cháy 54S 0577 - của Công ty vận tải ô tô số 2 đóng tại TP.HCM do Nguyễn Thành Phương (trú tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) điều khiển - ra khỏi hầm đồng thời hoàn trả đường hầm và cho xe thông thương trở lại. 32 hành khách đã kịp thời thoát ra ngoài và chạy vào đường hầm lánh nạn. Theo dõi qua camera, Ban Quản lý hầm đường bộ đèo Hải Vân đã điều động xe chữa cháy, xe cứu thương đến hiện trường để dập lửa và cứu người. Vụ cháy đã làm tắc nghẽn giao thông qua hầm đường bộ đèo Hải Vân 30 phút.
Cháy thường xuyên đến mức báo động
Theo ban quản lý hầm đường bộ Hải Vân, từ khi đưa vào sử dụng (đầu tháng 6-2005) đến nay đã xảy ra tổng cộng 18 vụ cháy ôtô trong đường hầm, tức trung bình hơn hai tháng lại có một vụ.
Ta có thể khảo sát một đường hầm đường bộ khác trên thế giới để dễ hình dung phần nào sự thường xuyên đến bất thường của các vụ cháy trong đường hầm Hải Vân. Trong đường hầm xuyên núi Mont Blanc nối liền hai nước Pháp và Ý dài gần 12km, xảy ra khoảng 15 vụ cháy trong 34 năm khai thác.
Trong số các vụ cháy trong đường hầm Hải Vân được các phương tiện báo đài thông tin cho đến hiện giờ, phần lớn đều do các xe tự bốc cháy tại các điểm khác nhau trong suốt chiều dài đường hầm. Loại xe và đối tượng được chuyên chở của các xe bị cháy rất khác nhau: xe khách, xe tải lớn, xe đầu kéo, xe tải nhỏ chở hàng hóa... Đặc biệt có trường hợp lái xe chở hơn 700.000 cái bật lửa, vi phạm nghiêm trọng quy định cấm lưu thông qua đường hầm loại hàng hóa dễ cháy.

May mắn là cho đến nay các vụ cháy trong đường hầm Hải Vân đều không gây thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất do được dập tắt và xử lý kịp thời. Tuy nhiên tính chất thường xuyên đến mức báo động của các vụ xe cháy trong đường hầm thật sự gióng lên tiếng chuông cảnh báo một hiểm họa khó lường nếu chúng ta không có giải pháp hạn chế hợp lý.
Hệ thống thông khí có hoạt động hiệu quả?
Báo chí gần đây thường xuyên phản ánh tình trạng không khí ngột ngạt, ô nhiễm bên trong đường hầm Hải Vân. Ngoài sự khó chịu, thậm chí nguy hiểm mà người di chuyển phải chịu đựng, tình hình này còn phản ánh một thực tế rất đáng lo ngại: hệ thống thông khí trong đường hầm có thể hoạt động không hiệu quả như mong muốn.
Sự hiện diện của hệ thống thông khí trong đường hầm phải đảm bảo hai chức năng chính: thông thoáng khí trong điều kiện hoạt động bình thường và hút/phân tán khói khi có cháy. Một trong những lý do chính gây nên thiệt hại về nhân mạng trong các vụ cháy đường hầm trên thế giới là do nạn nhân bị ngạt thở do khói và khí độc bốc ra từ xe cháy và họ không thể di chuyển về các nơi hay đường hầm thoát hiểm.
Từ thực tế trên thiết nghĩ các cơ quan chức năng, cụ thể là ban quản lý hầm đường bộ Hải Vân, phải có kế hoạch xác định nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp hạn chế số vụ cháy bên trong đường hầm Hải Vân. Các quy định pháp luật về giao thông chuyên chở trong đường hầm cần được áp dụng nghiêm ngặt: vận tốc, khoảng cách an toàn, nghiêm cấm lưu thông hàng hóa dễ cháy trong đường hầm... Ngoài ra toàn bộ hệ thống thông khí cần được bảo trì và nâng cấp liên tục để đảm bảo các chức năng trong mọi điều kiện. Các cơ quan quản lý giao thông, công an cần tăng cường xử lý các xe quá tải, quá hạn sử dụng, thải khói bụi quá mức cho phép để góp phần làm nhẹ gánh cho hệ thống thông khí hiện nay.

*Vụ cháy trong đường hầm xuyên núi Mont Blanc ngày 24-3-1999 đã làm thiệt mạng 39 người và gióng lên một tiếng chuông cảnh báo trên toàn châu Âu về an toàn cháy nổ trong đường hầm. Khám nghiệm hiện trường sau vụ cháy tìm thấy xác của 34 nạn nhân bị ngạt hơi và tử vong ngay trên xe. Các báo cáo sau đó đã chứng minh khi đám cháy xảy ra hệ thống hút khói đã không làm việc hiệu quả, thêm vào đó không khí “tươi” tiếp tục được bơm vào đường hầm càng làm đám cháy lan mạnh hơn. Rõ ràng việc bảo dưỡng không tốt và điều tiết không đúng cách hệ thống thông khí là nguyên nhân chính làm trầm trọng thêm mức độ thiệt hại của vụ cháy.(xem:http://en.wikipedia.org/wiki/Mont_Blanc_Tunnel)
* Có thể xem một số bài viết về đề tài cháy trong đường hầm:
http://www.tfhrc.gov/pubrds/winter95/p95wi24.htm
http://www.halcrow.com/html/our_markets/fire/fire_tunnel.htm
http://fithgearcuatoms.spaces.live.com/blog/cns%215CEE0894915C23B%21356.entry
http://www.ingentaconnect.com/content/klu/fire/2005/00000041/00000004/00004050
*Do lượng người từ Ðà Nẵng đổ ra Huế chơi trong mấy ngày Tết tăng vọt, đồng thời vì công ty quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân (Hamadeco) buộc các loại xe hai bánh phải trung chuyển (Hamadeco không cho các loại xe hai bánh chạy trong hầm, người dùng xe hai bánh phải gửi xe cho Hamadeco để họ dùng phương tiện chuyên dụng đưa qua hầm), nên các loại xe hai bánh đã nghẽn ứ trước cửa phía Nam của hầm Hải Vân. Ông Cao Bá Giang, phó giám đốc Hamadeco, kể với tờ Tuổi Trẻ: Chúng tôi đã điều động thêm cả người lẫn phương tiện để giảm nghẽn ứ nhưng không xuể.
Ngoài việc xe hai bánh gắn máy bị nghẽn ứ trước cửa phía Nam của hầm Hải Vân, trong Tết này, tại hầm Hải Vân còn một vụ cháy xe. Tờ Tuổi Trẻ cho biết: Tối ngày 26 Tháng Giêng (mùng 1 Tết Kỷ Sửu), một chiếc xe vận tải loại 15 tấn đã bốc cháy dữ dội khi đang đi trong hầm Hải Vân, theo hướng từ Bắc vào Nam. Hamadeco đã phải đóng đường hầm để chữa cháy.

Hình ảnh xe 54S 0577 cháy được hệ thống camera đường hầm ghi lại vào hồi 21g1 - Ảnh: Cao Bá Giang

Ðây là vụ cháy đầu tiên trong năm 2009 ở đường hầm Hải Vân song trước đó, đã có rất nhiều xe vận tải đột nhiên bốc cháy khi đi trong hầm Hải Vân. Năm ngoái, báo điện tử Dân Trí cho biết, dù Hamadeco luôn dập lửa kịp thời trong vòng 10 phút, hậu quả không lớn song dư luận, đặc biệt là các tài xế lái xe vận tải rất lo âu khi phải đi qua hầm đường bộ Hải Vân.
Khi được hỏi tại sao có khá nhiều xe tự bốc cháy lúc đi qua hầm, ông Cao Bá Giang, phó giám đốc Hamadeco, kể: “Chúng tôi đã chuyển hết hồ sơ các vụ cháy xe và tai nạn trong đường hầm cho công an”. Ông Giang nhận xét: “Dù có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc xe tự phát cháy nhưng nhìn chung, theo tôi là do tài xế chủ quan”.Một viên thượng tá tên Nguyễn Phong là trưởng phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của công an Ðà Nẵng, cho rằng: “Có rất nhiều nguyên nhân gây cháy nổ trên xe ô tô đang lưu thông, bất kể là xe chạy trong hay ngoài hầm. Theo tài liệu của Hamadeco cũng như cảnh sát giao thông cung cấp cho chúng tôi thì các vụ ô tô tự bốc cháy thường xảy ra đối với những xe tải chở hàng dễ cháy như giấy, thiết bị văn phòng. Một số trường hợp khác thì lửa phát ra từ cabin, ống pô, đầu máy”.Theo ông Nguyễn Phong: “Xe lưu thông trong đường hầm dễ cháy hơn ở ngoài, bởi sự đối lưu không khí trong hầm dễ làm phát sinh các tia lửa điện ở đầu máy”.Ông Phong cho rằng: “Chưa thể kết luận một cách chính xác vì vẫn chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào. Có thể cháy trên đường không được thống kê, còn trong hầm luôn được ghi nhận đầy đủ nên tạo cảm giác ô tô lưu thông trong hầm dễ cháy hơn. Mặc dù vậy, có thể khẳng định là những vụ cháy trong hầm Hải Vân luôn tiềm ẩn hiểm họa khôn lường”.
Hầm đường bộ Hải Vân hiện có 126 hốc kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, 143 trụ nước, 1 xe chữa cháy đậu ở cửa hầm phía Nam. Ngoài ra, những loại xe khác như: xe tiếp nước, xe áp lực, cứu thương, cứu hộ, xe cẩu siêu trường siêu trọng (siêu trường, siêu trọng là cách gọi những loại xe dài và nặng hơn bình thường)... cũng được trang bị mỗi loại 1 chiếc.
Tuy ông Cao Bá Giang khẳng định: “Việc phòng cháy, chữa cháy tại chỗ của Hamadeco rất tốt, chưa xảy ra điều đáng tiếc nào” song theo báo điện tử Dân Trí, cho đến nay, hệ thống phòng cháy, chữa cháy của hầm đường bộ Hải Vân vẫn chưa được Cục Phòng Cháy Chữa Cháy thẩm duyệt. Ông Phong khẳng định: “Ðây là công trình quốc gia nên hệ thống phòng cháy chữa cháy phải do Cục Phòng Cháy Chữa Cháy thẩm duyệt. Vì trách nhiệm, mỗi 6 tháng chúng tôi phải kiểm tra 1 lần. Lần nào cũng đề nghị bên sử dụng, khai thác hầm bổ sung, thay đổi tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa thấy họ làm gì”.
Phía cảnh sát phòng cháy chữa cháy Ðà Nẵng cho rằng, những vụ cháy đã xảy ra trong hầm đường bộ Hải Vân mới chỉ là những vụ cháy nhỏ. Nếu xảy ra những vụ cháy lớn, diễn biến phức tạp trong đường hầm này thì không thể nào lường hết được hậu quả.

Đường hầm Hải Vân tiềm ẩn nhiều rủi ro:Tối 6 tháng 3, thêm một chiếc xe đò bốc cháy trong đường hầm Hải Vân. May mắn là tài xế kịp mở cửa xe để 42 hành khách trên chiếc xe này thoát ra ngoài trước khi chiếc xe cháy rụi. Công ty quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân (Hamadeco) đã điều người, phương tiện đến hiện trường dập đám cháy, đồng thời hướng dẫn toàn bộ hành khách chạy vào cửa thoát hiểm, sau đó dùng xe đưa họ thoát ra cửa hầm phía Nam.
Hamadeco xác nhận: Từ đầu năm đến nay, có hai vụ xe tự bốc cháy khi lưu thông trong đường hầm Hải Vân.
Mới đây, một viên thượng tá tên Nguyễn Phong, trưởng phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của công an Ðà Nẵng, tuyên bố: Ðã xác định được nguyên nhân dẫn đến vụ xe đò tự bốc cháy hôm 6 tháng 3 trong đường hầm Hải Vân. Nguyên nhân là trước đó, xe chạy qua một con dốc dài, máy xe phát nhiệt làm cháy lớp nhựa bọc quanh dây dẫn điện, dẫn tới cháy xe.
Nếu tính từ năm 2005 (từ khi sử dụng đường hầm Hải Vân) đến hết năm 2008, trong đường hầm này đã xảy ra 18 vụ xe tự bốc cháy. Số vụ xe tự bốc cháy có khuynh hướng tăng dần theo thời gian, từ hai vụ năm 2005, lên 7 vụ năm 2008. Còn kể thêm hai vụ cháy từ đầu năm 2009 đến nay thì tổng số vụ xe tự bốc cháy lên tới 20.
Ông Nguyễn Phong cho biết: “Cục Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy của Bộ Công An đã gửi cho Ban Quản Lý Dự Án 85 của Bộ Giao Thông Vận Tải và Hamadeco một công văn yêu cầu kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy của đường hầm Hải Vân. Tuy kết quả kiểm tra cho thấy, hệ thống phòng cháy chữa cháy của đường hầm Hải Vân hoạt động tương đối tốt, đã kịp thời xử lý nhiều vụ cháy xe trong đường hầm nhưng vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn tất như: hệ thống trợ lực của 15 cửa thoát hiểm bên trong đường hầm khó mở để thoát hiểm khi xảy ra cháy, chưa có giải pháp tăng dung tích bể dự trữ nước chữa cháy hoặc tăng công suất bơm bù nước chữa cháy... Ðặc biệt là Hamadeco chưa hoàn thành việc lập phương án chữa cháy lớn, với sự tham gia của Ðà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Năm ngoái, khi trả lời báo chí về việc tại sao số vụ xe tự cháy trong đường hầm Hải Vân mỗi ngày một nhiều, ông Phong kể: Theo tài liệu của Hamadeco cũng như cảnh sát giao thông cung cấp cho chúng tôi thì các vụ ô tô tự bốc cháy thường xảy ra đối với những xe tải chở hàng dễ cháy như giấy, thiết bị văn phòng. Một số trường hợp khác thì lửa phát ra từ cabin, ống pô, đầu máy. Xe lưu thông trong đường hầm dễ cháy hơn ở ngoài, bởi sự đối lưu không khí trong hầm dễ làm phát sinh các tia lửa điện ở đầu máy. Hiện chưa thể kết luận một cách chính xác vì chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào. Có thể cháy trên đường không được thống kê, còn trong hầm luôn được ghi nhận đầy đủ nên tạo cảm giác ô tô lưu thông trong hầm dễ cháy hơn. Mặc dù vậy, có thể khẳng định là những vụ cháy trong hầm Hải Vân luôn tiềm ẩn hiểm họa khôn lường”.
Phía cảnh sát phòng cháy chữa cháy khẳng định, những vụ cháy đã xảy ra trong hầm đường bộ Hải Vân chỉ là những vụ cháy nhỏ. Nếu xảy ra những vụ cháy lớn, diễn biến phức tạp trong đường hầm này thì không thể nào lường hết được hậu quả.

Các thông số kỹ thuật
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A7m_H%E1%BA%A3i_V%C3%A2n
Cầu Hải Vân dẫn vào hầm
Bên trong hầm
Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m.
Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m.
Đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.
Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông.
Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153 m, rộng 10,2 m, cao 6,7 m.
Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000 m³.

Đường hầm Laerdal (Na Uy) dài nhất thế giới: dài 24,5 kilometers (xe chạy khoảng 20 phút để đi từ đầu này qua đầu kia của đường hầm) trên xa lộ E16 giữa Oslo & Bergen, xây từ năm 1995 và hoàn thành năm 2000; gồm 3 đoạn và bên trong có màu sắc rất đẹp và kỳ ảo khiến lái xe không cảm thấy lo sợ mà còn thích thú.

The Laerdal tunnel - Worlds longest road tunnel by Sprengstoff72.

Đường hầm Gotthard (Thuỵ Sĩ) đang được xây dựng sẽ là đường hầm dài nhất thế giới(57,072 m).The world's longest road tunnelFile:GBT MFS Faido EST-OS.jpg

Đường hầm
Danh sách những Đường hầm dài nhất thế giới:
Tên ↓Địa điểm ↓metres (miles) ↓Loại ↓Năm↓chú thích ↓
Delaware AqueductFlag of the United States New York (state), USA137,000 (85)Water supply1945water supply tunnel
Päijänne Water TunnelFlag of Finland Southern Finland, Finland120,000 (74.6)Water supply1982longest tunnel (16 m2 cross section), longest water supply tunnel
Orange–Fish River TunnelFlag of South Africa South Africa82,800 (51.4)Water supply1975longest continuous enclosed aqueduct in the southern hemisphere (22.5 m2 cross section)
Bolmen Water TunnelFlag of Sweden Kronoberg/Scania, Sweden82,000 (51.0)Water supply19878 m2
Seikan TunnelFlag of Japan Tsugaru Strait, Japan53,850 (33.5)Railway1988longest railway tunnel, longest narrow gauge tunnel, 74 m2
Channel TunnelFlag of the United KingdomFlag of France English Channel, United Kingdom - France50,450 (31.3)Railway1994longest underwater section, longest international tunnel, (2×45 m2 + 1×18 m2
Altufyevo - Bulvar Dmitriya Donskogo (line 9)Flag of Russia Moscow Metro41,500 (25.7)Metro1983-2002
Medvedkovo - Bittsevsky Park (line 6)Flag of Russia Moscow Metro37,600 (23.4)Metro1958-1990
Lötschberg Base TunnelFlag of Switzerland Bernese Alps, Switzerland34,577 (21.5)Railway2007longest land tunnel, single track along 22 km
Rathaus Spandau-Rudow (U7)Flag of Germany Berlin U-Bahn31,800 (19.7)Metro1924-1984
Parnas - Kupchino (line 2)Flag of Russia Saint Petersburg Metro30,100 (18.7)Metro1961-2006
Guadarrama Tunnel[1]Flag of Spain Sierra de Guadarrama, Spain28,377 (17.6)Railway2007
Morden - East Finchley (Northern Line)Flag of the United Kingdom London Underground27,800 (17.2)Metro1890-1940
LEP TunnelFlag of SwitzerlandFlag of France CERN, Switzerland/France27,000 (17)Particle accelerator198911.3–15.9 m2 circular ring, now used by Large Hadron Collider
Iwate-Ichinohe TunnelFlag of Japan Ōu Mountains, Japan25,810 (16.0)Railway2002
Lærdal TunnelFlag of Norway Lærdal - Aurland, Norway24,510 (15.2)Road2000longest road tunnel
Daishimizu TunnelFlag of Japan Mount Tanigawa, Japan22,221 (13.8)Railway1982
Wushaoling TunnelFlag of the People's Republic of China Wuwei, China21,050 (13.1)Railway2006second tube opened in 2007
The London ConnectionFlag of the United Kingdom London, United Kingdom20,000 (12.5)[2]Electricity2005[3]National Grid, 3-metre diameter, 400kV circuit, overhead monorail
Simplon TunnelFlag of Switzerland Flag of Italy Lepontine Alps, Switzerland - Italy19,803 (12.3)Railway1906second tube opened in 1922 (19.824 m long)
VereinaFlag of Switzerland Silvretta, Switzerland19,058 (11.8)Railway1999single track with passing loops, metre gauge
Shin KanmonFlag of Japan Kanmon Straits, Japan18,713 (11.6)Railway1975
Apennine Base TunnelFlag of Italy Tuscan-Emilian Apennines, Italy18,507 (11.5)Railway1934
Qinling I-IIFlag of the People's Republic of China Qinling Mountains, China18,457 (11.5)Railway2002
ZhongnanshanFlag of the People's Republic of China China18,040 (11.3)Road2007
Gotthard Road TunnelFlag of Switzerland Lepontine Alps, Switzerland16,918 (10.2)Road1980
Rokkô Tunnel[4]Flag of Japan Mount Rokkō, Japan16,250 (10.1)Railway1972
Henderson Tunnel[5]Flag of the United States Ute Mountains, United States15,800 (9.8)[6]Railway1976Narrow gauge railway, replaced by a conveyor belt in 1999
Furka BaseFlag of Switzerland Urner Alps, Switzerland15,442 (9.6)Railway1982single track with passing loops, metre gauge
HarunaFlag of Japan Gunma Prefecture, Japan15,350 (9.5)Railway1982
Severomuysky TunnelFlag of Russia Severomuysky Range, Russia15,343 (9.5)Railway2003
Gorigamine Tunnel[4]Flag of Japan Takasaki - Nagano, Japan15,175 (9.4)Railway1997
Monte SantomarcoFlag of Italy Paola - Cosenza, Italy15,040 (9.3)Railway1987
Gotthard Rail TunnelFlag of Switzerland Lepontine Alps, Switzerland15,003 (9.3)Railway1882
NakayamaFlag of Japan Nakayama Pass, Honshū, Japan14,857 (9.2)Railway1982
Mount Macdonald TunnelFlag of Canada Rogers Pass, Glacier National Park, Canada14,723 (9.1)Railway1989
Lötschberg TunnelFlag of Switzerland Alps, Switzerland14,612 (9.1)Railway1913
Romerike TunnelFlag of Norway Oslo - Lillestrøm, Norway14,580 (9.1)Railway1999
Dayaoshan[7]Flag of the People's Republic of China Nanling Mountains, China14,294 (8.9)Railway1987
Arlberg Road TunnelFlag of Austria Arlberg, Austria13.972 (8.7)Road1978
Hokuriku TunnelFlag of Japan Mount Kinome, Japan13,870 (8.6)Railway1962
Fréjus (Mont Cenis)Flag of France Flag of Italy Alps, France and Italy13,636 (8.4)Railway1871
Shin Shimizu Tunnel[4]Flag of Japan Mount Tanigawa, Japan13,500 (8.4)Railway1967
Savio Rail TunnelFlag of Finland Helsinki - Kerava, Finland13,500 (8.4)Railway2008
Hex River Tunnel[8]Flag of South Africa Hex River Pass, South Africa13,400 (8.3)Railway1989
Schlern/Sciliar Tunnel[9]Flag of Italy Südtirol, Italy13,159 (8.2)Railway1993
Caponero-CapoverdeFlag of Italy Genova - Ventimiglia, Italy13,135 (8.2)Railway2001includes an underground station ("San Remo")
AkiFlag of Japan Sanyo Shinkansen, Japan13,030 (8.2)Railway1975
HsuehshanFlag of the Republic of China Taipei - Yilan, Taiwan12,942 (8.0)Road2006
Many more tunnels exist that are shorter than 13 kilometres or 8 miles

Chú thích:Có những đường hầm Metro/Subway/Underground/Rapid transit xếp hạng cao trong danh sách này. Đường hầm dài nhất là Serpukhovsko-Timiryazevskaya LineMoscow Metro, dài 41.5 km (25.7 mi) long. Thông thường những đường hầm cho xe metro không liên tục do có nhiều trạm nên không được kể đến. Xin xem List of long tunnels by type(xếp theo loại).

Danh sách những Đường hầm dài nhất thế giới (đang được xây dựng):

NameLocationmetres (miles)TypeYearComment
Gotthard Base TunnelFlag of Switzerland Lepontine Alps, Switzerland57,072 (35.5)Railway2017mới: Gotthard Railway
Taihang Tunnel[10]Flag of the People's Republic of China Taihang Mountains, China27,848 (17.3)Railway2008đang xây Shijiazhuang-Taiyuan high-speed railway/xe lửa tốc hành
Hakkōda TunnelFlag of Japan Hakkōda Mountains, Japan26,455 (16.5)Railway2010xong năm 2005
Pajares Base TunnelFlag of Spain Spain24,667 (15.3)Railway2011
Iiyama Tunnel[11]Flag of Japan Iiyama, Japan22,225 (13.8)Railway2013đang xây cho Hokuriku Shinkansen, xong năm 2007
Geumjeong Tunnel[12]Flag of South Korea Busan, South Korea20,323 (12.62)Railway2010Daegu-Busan thuộc đường xe lửa tốc hành Gyeongbu
VagliaFlag of Italy Bologna - Firenze, Italy18,711 (11.6)Railway2009Bologna–Florence high-speed railway, xong năm 2001
Solan Tunnel[13]Flag of South Korea Taebaek-Samcheok, Gangwon-do, South Korea16,240 (10.09)Railway2009xong năm 2006-12-07
Förbifart Stockholm[14]Flag of Sweden Stockholm, Sweden16,000 (9.9)Road2020chưa xây
Ceneri Base TunnelFlag of Switzerland Lepontine Alps, Switzerland15,400 (9.6)Railway2019mới Gotthard Railway
FiorenzuolaFlag of Italy Bologna - Firenze, Italy15,285 (9.5)Railway2009thuộc đường xe lửa tốc hành Bologna–Florence , xong năm 2004
MarmarayFlag of Turkey Istanbul, Turkey13,600 (8.4)Railway2009nối 2 châu Á-Âu
WienerwaldtunnelFlag of Austria west of Vienna, Austria13,350 (8.3)Railway2015
Có những đường hầm ngắn hơn 13 kilometres - 8 miles đang được xây dựng
Đường hầm xe chạy (road tunnel) dài nhất Châu Á: Đường hầm Hsuehshan (Taipei - Yilan, Taiwan) dài 12,942 m (8.0 miles)

3 comments:

  1. cảm ơn bạn về thông tin hữu ích này, cty mình chuyên mua bán và cung cấp các dịch vụ sữa chữa điện lạnh, điện tử, tin học và viễn thông
    máy lạnh cũ giá rẻ
    máy lạnh cũ Daikin
    máy lạnh cũ Toshiba
    máy lạnh cũ Panasonic
    máy lạnh cũ Hitachi

    ReplyDelete
  2. http://midtranshaiphong.blogspot.com/
    http://midtranshanoi.blogspot.com/
    http://midtransaigon.blogspot.com/
    http://hanoimidtrans.blogspot.com/
    http://saigonmidtrans.blogspot.com/

    ReplyDelete
  3. http://midtranshue.blogspot.com/
    http://midtranstiengiang.blogspot.com/
    http://midtranstravinh.blogspot.com/
    http://midtransvinhlong.blogspot.com/
    http://midtransvinhphuc.blogspot.com/
    http://midtransphuyen.blogspot.com/
    http://midtranscantho.blogspot.com/
    http://midtransdanang.blogspot.com/

    ReplyDelete