Wednesday, July 22, 2009

Kiến trúc Phật giáo (3)

http://www.kjp.id.au/files/photos/China_mogao_caves.jpg
Cairn At Mogao Caves, Dunhuang, China Photographic Print by Alison Wright
http://blog.hotelclub.com/wp-content/uploads/2008/10/mogao-caves-dunhuang-china.jpg
Mogao CavesHang Mogao(TQ)Yungang Caves at Datong, China, Tourists visit the rock-cut Buddhist temples known as the Yungang Caves west of Datong, China., © Dean Conger/CORBIS, RM, Archaeological site, Architecture, Asia, Buddhism, Building, China, Datong, Few, People, Religion, Rock-cut building, Shanxi Province, Temple, Yungang Caves
http://cache.daylife.com/imageserve/01hr7dNcAffMM/610x.jpg
Yungang Caves at Datong, China, Tourists visit the rock-cut Buddhist temples known as the Yungang Caves west of Datong, China., © Dean Conger/CORBIS, RM, Archaeological site, Architecture, Asia, Buddhism, Building, China, Datong, People, Religion, Rock-cut building, Shanxi Province, Temple, Yungang Caves

Yungang Grotto In Northern China
http://pro.corbis.com/images/DC008170.jpg?size=67&uid=%7B63DEA299-9E35-4B0D-9521-E61E3F2472C8%7D
Hang Yungang, Datong(TQ)
Những tượng Phật vốn bị hư hỏng nặng nay đã được các nghệ nhân phục hồi lại vẻ đẹp vốn có.

Tượng Phật A Di Đà, thế kỷ 19.

Nên trùng tu chùa Linh Mụ như thế nào?

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Linh Mụ, canh gà Thọ Xương.

Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ. Phải nói nó là một bài thơ Thiền lồng lộng giữa không gian mây nước, giữa khói sương, giữa mênh mang dâu bể và lòng người. Nó là bức tranh thủy mặc thuộc họa phái Sumiye, Nhật Bản, mà nét chấm phá tuy giản phác nhưng lung linh, ảo diệu; vượt thời gian và đi vào vĩnh cửu. Nó là bài kinh vô ngôn, tuy không nói một chữ, mà đã làm lắng đọng trăm ngàn xôn xao của cuộc thế; và, gợi nhắc vô biên cho con người hướng đến điều chân, lẽ thiện…

Khi viết về chùa Linh Mụ, trong một bài nghiên cứu của mình, Phạm Đức Thành Dũng đã diễn tả bằng một đoạn văn có chiều sâu và diễm lệ như sau: "Tọa lạc trên một ngọn đồi vững chãi, bình yên soi bóng chỗ dòng Hương uốn mình như dải lụa thẹn thùng, e ấp, chùa Linh Mụ với một vẻ trang nghiêm u tịch, thanh thoát âm trầm, luôn hằng một dấu ấn kỳ diệu trong lòng du khách đến tham quan, cũng như người thập phương viếng chùa lễ Phật. Có lẽ đây là ngôi chùa cổ kính nhất của xứ sở Thần kinh - nơi luôn được xem là thủ phủ của Phật giáo Việt Nam. Nét đẹp như huyền thoại, một bề dày lịch sử ngót nửa thiên niên kỷ qua bao thăng trầm, chứng kiến bao đổi thay của cuộc thế biển dâu, ngôi chùa này lại hòa lẫn trong cảnh sắc thiên nhiên sông núi kỳ tú một cách đặc hữu, thật xứng đáng là đệ nhất danh lam thắng cảnh của miền Thuận Hóa - Phú Xuân" (1).
Như vậy, xét về giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của chùa Linh Mụ thì thế giới, các nhà khảo cổ, thẩm quyền chuyên môn của các nhà nghiên cứu đã mặc nhiên công nhận. Và họ đều rất quan tâm khi thời gian đã làm cho ngôi chùa này hư hỏng nhiều. Và dự án trùng tu tổng thể di tích chùa Linh Mụ là một chủ trương sáng suốt của các cấp lãnh đạo văn hóa. Nhân dân xứ Huế xôn xao vui mừng. Tăng ni và Phật tử cố đô Huế hả lòng hả dạ, vô cùng hoan hỷ.
Khi niềm vui bừng bừng "cảm tính" ấy bắt đầu lắng lại; rất nhiều người dân xứ Huế chợt đâm ra băn khoăn, lo nghĩ… Tựu trung, những mối ưu tư đó xoay quanh hai điểm chính:
- Không biết các nhà nghiên cứu, tư vấn, với kiến thức chuyên môn ưu việt của mình sẽ lấy điểm mốc thời gian nào, mẫu kiến trúc thời đại vua, chúa nào đề làm sở y?
- Họ có biến ngôi chùa Linh Mụ hiện nay, đang là biểu tượng, hình ảnh quen thuộc trong tâm thức và tâm hồn người dân xứ Huế, trở thành một ngôi chùa rồng phượng, vàng son…rất xa lạ với tinh thần nhã đạm, dung dị của Thiền môn?
Như thế, rõ ràng là còn một giá trị khác, khác với giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… mà người dân cố đô, đặc biệt là giới tăng ni, Phật tử quan tâm hơn, thao thức hơn… đấy là giá trị tâm linh của chùa Linh Mụ. Tôi tự hỏi vậy và tôi đã đi tìm các tư liệu, bài viết liên quan. Và, càng nghiên cứu, càng tìm đọc, tôi thấy sự việc càng phức tạp, nhiêu khê…
Thời gian đã phủ lên ngôi chùa này không biết bao nhiêu là mẫu kiến trúc, kiểu thức, họa tiết trang trí. Lại còn có cả sự bào mòn và pha nhuộm của mưa nắng, phong rêu… Đi tìm một giải mã nào đó là như đi trong lớp sương mù, chồng chất sương mù; hoặc là bước đi trong sự vận động, chuyển động không dừng nghỉ. Nó là hằng và chuyển. ở đây, trong sự vận hành của dịch lý, chẳng có điểm nào là điểm mốc, điểm dừng. Chúng đang trôi. Chùa Linh Mụ đang trôi. Những vẻ đẹp ảo diệu đang trôi. Mà chúng ta thì muốn dừng lại để đo đạc, nhìn ngắm, khuôn đọng nghệ thuật trong cái "tĩnh chỉ" nào đó ư? Tìm vẻ đẹp tâm linh, giá trị tâm linh của chùa Linh Mụ, chúng ta không thể bỏ qua mảng "không gian - cảm nhận" ấy.
Thử lặn tìm vào thời gian, những điểm mốc lịch sử
Đã gần nửa thiên niên kỷ trôi qua.
- Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng làm lại chùa Thiên Mỗ ở đồi Hà Khê và đổi tên là chùa Thiên Mụ.
- Năm 1665, tức là gần 64 năm sau, chúa Nguyễn Phúc Tần cho tu sửa lần đầu.
- Năm 1714, chúa Nguyễn Phúc Chu đổ ra rất nhiều công sức và tâm huyết để trùng kiến chùa Linh Mụ rất nguy nga, tráng lệ. Từ đây, chùa Linh Mụ mới có một quy mô hoàn chỉnh. Từ ngoài vào trong, bi minh của chùa đã ghi lại như sau: Điện Thiên Vương, Điện Ngọc Hoàng, Đại Hùng Bửu Điện, Nhà Thuyết Pháp, Lầu Tàng Kinh, Lầu chuông, Lầu trống, Điện Thập Vương, Nhà Vân Thủy, Nhà Trai Phạn, Nhà Tọa Thiền, Điện Đại Bi, Điện Dược Sư, Tăng Xá, Nhà Khách, Vườn Tỳ Da…
- Năm 1740, chúa Nguyễn Phúc Khoát sửa chữa, làm lại cho nguy nga hơn.
- Năm 1775, chùa Thiên Mụ bị quân Trịnh tàn phá, đi liền theo cái "nghiệp" của kinh thành Phú Xuân. Tất cả mọi điện đại, lầu các, đình tạ, nhà cửa bắt đầu đổ nát, tàn tạ, hư hỏng. Tuy chùa chưa bị hoàn toàn triệt hạ nhưng trông đã rất thê lương.
- Năm 1796, vào thời Cảnh Thịnh, chùa lại càng đổ nát, điêu tàn hơn. Tất cả bị quân Cảnh Thịnh san bằng để lập đàn Xã Tắc, chỉ một tòa Phật đường là còn nguyên.
- Năm 1816, Gia Long lên ngôi, 14 năm sau mới sửa chữa, làm lại chùa Thiên Mụ theo trí nhớ của Đặng Đức Siêu.
- Năm 1825, vua Minh Mạng cho tu sửa nhiều hơn, mang đậm dấu ấn kiến trúc lăng tẩm và cung đình.
- Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây tháp Phước Duyên và sửa chữa lớn chùa Thiên Mụ, làm cho cảnh chùa rất khác với qui mô cũ, tuy nhiên, đã cố gắng tổng hòa các mẫu kiến trúc thời đại trước.
- Năm 1871 và năm 1879, vua Tự Đức có hai lần sửa sang lại, đổi Thiên Mụ thành Linh Mụ.
- Năm 1904, đời vua Thành Thái, bão năm Canh Thìn làm chùa hư hại nặng, một vài nơi điện các bị sụp đổ.
- Năm 1907, cũng thời vua Thành Thái, chùa được sửa và thay đổi nhiều. Điện Di Lặc sau Điện Đại Hùng và hai dãy nhà Thập Điện Minh Vương hai bên tả hữu phía trước bị dỡ bỏ, Đình Hương Nguyện ở phía trước tháp Phước Duyên lại dời vào phía trong, dựng lại trên nền Điện Di Lặc cũ. Dựng thêm một miếu thờ Quan Công ở phía trước; không còn dấu tích Pháp Luân quay theo chiều gió (2).
- Năm 1908, thời vua Duy Tân, tháp Phước Duyên bị sét đánh, được sửa lại.
- Năm 1919, thời vua Khải Định có dựng bia sau tháp Phước Duyên; mang chứng tích Khải Định có tu sửa, lại mang thêm dấu ấn nghệ thuật kiến trúc thời Khải Định.
- Trước năm 1945, chiến tranh tàn phá, chùa Linh Mụ dường như bị bỏ hoang cho thời gian và con người xâm hại.
- Sau năm 1945, qua phong trào chấn hưng Phật giáo, Hòa thượng Đôn Hậu cùng các vị vao tăng đã cho bỏ hết những khí dụng, vật thờ, tượng thờ không phải là của Phật giáo. Điện thờ Quan Công được bỏ đi và sửa lại thành Điện Địa Tạng. Ngài sắp xếp chỗ thờ tự đúng tinh thần Phật giáo, cho sửa sang sơn quét lại để tạo nên phong cách nghệ thuật hài hòa, dung dị phù hợp với nếp sống Thiền môn.
- Năm 1958, chùa Linh Mụ được đại trùng tu do viện Bảo tồn di tích thuở đó thực hiện. Năm 1959, sửa chữa tháp Phước Duyên. Trong các lần sửa chữa này, có rất nhiều dấu tích cũ, nhiều chi tiết mỹ thuật tỉ mỉ đều mất hết. Thậm chí có những họa tiết rất đẹp thưở xưa đã bị vẽ chồng lên bằng những đường nét thô vụng và màu sắc thì loè loẹt, rẻ tiền. Càng khó chịu hơn, có những chi tiết đã làm lạc hẳn, phản lại hẳn nét vẽ văn hóa cổ kính về nghề mộc hoặc nghề khắc chạm truyền thống; phần trang trí đầu rồng đều bị đục bỏ. Cũng trong lần trùng tu này, do thiếu gỗ, nhiều chi tiết công trình được thay bằng xi măng cốt thép; thiếu gạch Bát Tràng người ta đúc nền bằng xi măng…
Như thế trải qua thời gian hơn bốn thế kỷ, nào kiến tạo, trùng kiến, trùng tu, sửa chữa, chùa Linh Mụ đã chất chồng lên tự thân bao nhiêu mẫu kiến trúc, bao nhiêu phù điêu, hoa văn, họa tiết, cùng màu sắc trang trí? Không biết người ta sẽ trùng tu, phục chế dựa theo nền nghệ thuật thời đại nào?
Thử đi tìm cái tương hợp và cái không tương hợp
Chắc chắn các nhà chuyên môn, khảo sát, tư vấn đã bóc tách các trụ biểu, tam quan và một số nơi khác để suy luận, thẩm tra niên đại. Với kiến thức, kinh nghiệm, bề dày chuyên môn, kỹ thuật tân tiến hiện nay, họ làm được điều ấy, và làm rất giỏi, rất bài bản là khác.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, chỉ đạo và người thực hiện sẽ va vấp những khó khăn sau đây:
1. Chùa Thiên Mụ trước đây là của triều đình, phục vụ cho triều đình. Qua các vua và chúa triều Nguyễn, mặc dầu thỉnh thoảng có vài vị bỏ phế, không quan tâm, nhưng đa phần đều được chăm sóc, gìn giữ, tu sửa. Nhưng các phù điêu, hoa văn, họa tiết trang trí trên nền vôi vữa, trên đá, trên gỗ, bích họa, đắp nổi về các hệ đề tài thực vật, động vật, vũ trụ, thiên nhiên… đều mô phỏng kiểu dáng, phong cách vàng son, huy hoàng, lộng lẫy của cung đình. Từ thời Minh Mạng về sau, từ Thiệu Trị đến Khải Định, nghệ thuật trang trí ấy đã lên đến đỉnh cao về giá trị mỹ thuật. Điều đó cũng dễ hiểu, hợp tình, hợp lý vì chùa vốn là quốc tự; và các vị Tăng Cang được hưởng lương triều đình. Nhưng nếu ta phục chế chùa Linh Mụ hiện nay, giống với một ngôi chùa vào thời vua chúa ấy, chẳng biết có còn thích hợp với một "ngôi chùa thờ Phật thuần túy" nữa không?
2. Quan niệm "tam giáo đồng nguyên" từ thời Lý, Trần vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm suốt chiều dài lịch sử các chúa và vua triều Nguyễn. Tư tưởng ấy chỉ đúng vào thời… mà nhà vua muốn gom góp, quy tụ toàn bộ sức mạnh mọi tầng lớp xã hội, đoàn kết thống nhất thảy mọi dị biệt của tư tưởng Nho, Phật, Lão… để chống thế lực xâm lược Nguyên Mông. Mục đích của lịch sử là đúng nhưng các thời đại kế thừa quan niệm ấy thì sai. Họ lặp lại tư tưởng của cổ nhân mà không chịu học hỏi, chiêm nghiệm chuyên sâu ba nền tảng giáo thuyết: chỗ nào là đồng, chỗ nào là dị? Sự tồn tại sai lầm ấy len thấm vào ca dao, tục ngữ, văn thơ, hội họa, kiến trúc và cả nơi chốn thờ phượng đã mấy thế kỷ rồi.
Chúa Nguyễn Phúc Chu có lẽ là người Phật tử thuần thành nhất, thọ Bồ tát giới với Hòa thượng Thạch Liêm; nhưng ngài có hiệu là Thiên Túng đạo nhân. Có lẽ sự học Phật của ông cũng mơ hồ sắc sắc không không nên lẫn lộn giữa Phật và Đạo ngay chính nơi đạo hiệu của mình.
Vua Thiệu Trị đổ biết bao công lao, tâm huyết vẽ đồ họa kiến trúc và xây dựng tháp Phước Duyên… thì cũng xem Phật như ông thần hộ mạng là cùng!
Vì lý do ấy, tất cả các chùa chiền trước năm 1945, và hiện nay còn rất nhiều chùa người ta thờ Phật chung với Thái Thượng Lão Quân, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Quan Công, Mẫu Vân Nương, Liễu Hạnh… đôi nơi thờ cả Tôn Ngộ Không!
Các ngôi chùa vào thời đó, các phù điêu, họa tiết, bích họa, trang trí các hệ đề tài cũng thường lẫn lộn, không phân biệt rõ ràng đâu là biểu tượng của dân gian, biểu tượng cung đình, đâu là biểu tượng của Nho, của Phật, của Lão.
Ta có thể đưa ra một ví dụ cụ thể về "bát bửu". Bát bửu là tám vật báu có giá trị biểu tượng thường để chuyển tải một loại ngôn ngữ ẩn dụ kín đáo, mang chức năng truyền đạt quan niệm, sở thích, xu hướng lẫn cả tâm hồn của con người và thời đại, mà, các nghệ nhân thường đưa vào các kiểu thức trang trí tỉ mỉ, tinh vi, xảo diệu. "Bát bửu" ấy có bát bửu của dân gian, bát bửu của Nho, bát bửu của Phật, bát bửu của Lão.
- Bát bửu của dân gian: Viên ngọc, sừng tê giác, đồng tiền, cái gương, nút thiêng hình thoi, cuốn sách, ngọn lá thiêng, khánh đá.
- Bát bửu của Nho: Cái bầu, thanh gươm, thảo sách, tháp viết, cuốn thư, chiếc đàn, cái quạt, chữ phất (phất trần).
- Bát bửu của Lão: Cái quạt (của Hán Chung Ly), cặp roi (của Trương Quả Lão), thanh gươm và phất trần (của Lữ Đồng Tân), cặp sách (của Tào Quốc Cửu), bầu rượu (của Lý Thiết Quài), ống sáo của (Hàn Tương Tử), giỏ hoa (của Lâm Thái Hòa), đóa hoa sen ( của Hà Tiên Cô).
Bát bửu hoặc bát cát tường của Phật: Dấu chân Phật, Pháp luân, cái lọng, đôi cá, hoa sen, chiếc tù và, cái tán, nút huyền bí (3).
Xem thế, vào các thời với quan niệm tam giáo đồng nguyên thì sự lẫn lộn các biểu tượng đưa vào họa tiết trang trí cũng là điều tất nhiên vậy. Các hệ đề tài thực vật, hoa lá, động vật, các bức bích họa cũng chịu chung số phận sai lầm lịch sử ấy.Ví dụ:
- Những bức bích họa như Mai, Lan, Cúc, Trúc là biểu tượng của bốn mùa; bức Tùng, Trúc, Mai là Tuế hàn tam hữu… có phải là của Phật không?
- Quả bầu mang biểu tượng sung mãn và phồn thực theo quan niệm của dân gian, như là nguồn gốc của sự sống - có gì khác bầu rượu của Lý Thiết Quài, hồ lô của Đạo sĩ, và bình đựng nước cam lồ của Bồ Tát Quán Thế Âm?
Khái quát như thế để biết rõ những khó khăn phải vượt qua. Và trách nhiệm ấy là trách nhiệm chung, không phải chỉ riêng của ban trùng tu di tích. Là của tất cả chúng ta, con người Huế, tâm thức Huế.
3. Thiên nhiên sông nước Huế, con người Huế và nghệ thuật Huế có màu sắc riêng. Khởi nguyên tự quan niệm âm dương (đen, trắng), ngũ hành, người Huế thường nói đến ngũ âm và ngũ sắc. Tuy nhiên, từ ngũ sắc Huế (cờ ngũ sắc, đèn ngũ sắc), người Huế đã phối hợp uyển chuyển, linh động, tài hoa các màu để không còn đâu là màu nguyên thủy mà trở thành màu của vật, màu của thiên nhiên hoa cỏ, màu của thời gian sương nước và màu của cả tâm hồn. ở Huế có rất phong phú những màu: màu hoa cà, màu bông bí, màu bông bèo, màu lát gừng, màu da lang, màu hoả hoàng, màu cổ đồng, màu nghệ, màu tường vi, màu mỡ gà, màu da trời, màu huyết dụ, màu bông lựu, màu nguyệt bạch, màu bình minh rạng.v.v… Tất cả những màu ấy đều được đi vào đời sống văn hóa, y phục, ăn uống, thơ ca, hội họa, nghệ thuật trang trí. Cũng tùy thuộc bốn mùa, các lễ hội, dân gian, cung đình hay chốn thờ tự tôn nghiêm… mà người ta sử dụng màu sắc cho thích hợp. Đấy là cả một nghệ thuật. Đấy là cả một nếp sống, nếp nghĩ có văn hóa lâu đời.
Chỉ nhìn màu sắc trang trí, người Huế biết đấy là của cung đình, của đền miếu hoặc chùa chiền. Đến đây tôi muốn đề cập đến màu sắc trên các hoa văn, họa tiết tường vôi vữa của chùa Linh Mụ.
Tháp Phước Duyên được kiến tạo từ thời vua Thiệu Trị (1844), đến đây đã trải qua 160 năm. Theo một tác giả viết về chùa Linh Mụ, thì màu vôi quét ở đây rất lạ lùng: "Hiện trạng có màu rất khó tả: màu vàng, màu đỏ, màu da cam, màu khói, màu sương phủ, màu nước, màu mây, màu rêu, màu bồ hóng… chen lẫn nhau rất đẹp" (4). Khi nói về màu sắc những cù dao trên góc mái đao, tác giả viết: "Những cù dao này đều được tráng men xanh ngọc, xanh biển, vàng, đỏ, trắng, tím theo kiểu hòa âm cùng màu (ton sur ton), độ nhạt làm nền, độ đậm vẽ lên trên thật đẹp. Màu men này cũng như màu men lục và men vàng ở bình Cam lộ trên chóp tháp, gọi là men Pháp lam… Muốn chế men Pháp lam, người ta phải nghiền các thứ đá màu ra bột, cho thêm một vài hóa chất như chromium, rồi phết lên trên đồ đồng xong đem nung đến gần 1000°C, màu bột đá sẽ chín và ăn chắc vào chất đồng không còn phai hỏng nữa".
Do đặc trưng về kiến trúc, về màu sắc… mà ngôi bảo tháp này chính là công trình văn hóa mỹ thuật đặc sắc, đặc trưng cho nền văn hóa Phú Xuân.
Đấy là cái nhìn chân xác của các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật; nhưng với người dân Huế, những ai sống ở đây lâu năm thì màu sắc tháp Phước Duyên còn đa dạng, muôn màu, muôn vẻ hơn thế nhiều. Những ai từng dùng máy ảnh thu hình tháp Phước Duyên; những ai từng ngắm nhìn tháp Phước Duyên từ năm này sang năm nọ, qua bốn mùa, qua mọi thời tiết, sáng trưa, chiều tối, hoàng hôn, đêm trăng…; tùy nền trời, mây, sương, ánh sáng… thì tháp Phước Duyên luôn biến đổi màu sắc rất ảo diệu, rất lạ lùng. Dường như nó hòa nhập vào thiên nhiên để biến hóa sắc màu. Đây là một cái gì như từ thiên nhiên, vĩnh cửu mà mọc lên rồi nó cùng với tạo vật, con người, mây nước, trăng sương mà hiện hữu. Cái màu sắc ấy, không biết chúng ta phải phục chế, trùng tu, sơn quét làm sao?
Để kết luận:
Như thầy Trí Tựu nói: "Trùng tu chùa Linh Mụ là một nghĩa cử cao đẹp, không chỉ cho hôm nay mà còn cho nhiều thế hệ mai sau". Đúng vậy. Nếu các nhà nghiên cứu, tư vấn, ban trùng tu lấy mẫu kiến trúc thời Thiệu Trị thì rất khó lòng, bởi ngay màu vôi thôi cũng phải mất nhiều năm nghiên cứu. Và, nếu lấy thời Khải Định làm điểm mốc thì toàn bộ kiến trúc, hoa văn, họa tiết, màu sắc cung đình ấy thật không thể phù hợp với ngôi chùa thờ Phật. Rồi phải điều chỉnh làm sao với những sai lầm do quan niệm tam giáo đồng nguyên với những lẫn lộn biểu tượng?
Chúng tôi nhìn chùa Linh Mụ qua tâm thức và tâm hồn, qua giá trị tâm linh, thì thấy:
Chỉ nên làm kiên cố lại những gì bị hư sập, mối mọt, đổ nát.
Bỏ đi toàn bộ hoa văn, họa tiết, phù điêu (nếu có), bích họa, các biểu tượng hoa lá, người vật, chim thú, phong cảnh... không thích hợp với Phật giáo. Làm lại những gì của chính Phật giáo.
Nơi nào gỗ thì trả lại gỗ, nơi nào gạch Bát Tràng, gạch vồ xây, gạch men các loại, ngói.v.v... thì trả lại nguyên trạng, đừng xi măng cốt thép.
Lúc sử dụng màu sắc sơn quét, phải phân biệt rõ đâu là màu sắc dân gian, màu sắc cung đình, màu sắc đền miếu và màu sắc chùa chiền. Màu Thiền môn là màu nhẹ nhàng, siêu thoát, tĩnh lắng, dung dị, màu hài hòa với thiên nhiên, sông nước, mây trời... và cả tâm hồn con người nữa.
Nếu cần sử dụng đèn chiếu sáng thì ánh sáng phải dịu nhẹ, ánh sáng ấy phải hòa nhập với không gian tôn nghiêm, cổ kính, tĩnh mặc...
Tháp Phước Duyên không có cột thu lôi nên bị sét đánh năm 1908; nếu cần thiết phải làm cột thu lôi thì tìm cách che dấu đừng để lộ liễu hoặc làm hỏng bình cam lồ tịnh thủy.
Nếu sơn quét tháp Phước Duyên thì phải đắn đo, thận trọng, từng mảng rêu phong đâu đó cần được bảo vệ chứ không nhất thiết phải cạo sạch nhẵn bóng. Đừng biến cái tháp Phước Duyên muôn màu, muôn vẻ, linh động, đa dạng đã ăn sâu trong tâm hồn người dân Huế thành một ngôi tháp tân trang, hiện đại nhưng vô cảm, vô tình.
Mong rằng, thế hệ mai sau còn biết đến chùa Linh Mụ, tháp Phước Duyên soi bóng giữa dòng sông Hương. Có cái gì đó vẫn uy nghi và mơ mộng; huyền thoại và sử thi; vừa cổ kính trang nghiêm vừa dịu dàng khiêm tốn; dẫu thản nhiên, tĩnh định mà dạt dào tình cảm; rất thiêng liêng huyền bí mà cũng rất gần gũi với nhân văn, nhân tình… Nó không chỉ đại biểu cho nền văn hóa Phú Xuân mà còn trở thành biểu tượng của Huế, biểu tượng cái đẹp thơ mộng của non nước Thần Kinh; biểu tượng của Phật giáo Huế; là miền tâm thức và tâm hồn của người dân xứ Huế nữa vậy.Huyền Không Sơn Thượng
Minh Đức - Triệu Tâm Ảnh

hinh_hoa_sen_47.JPGHình tượng hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc

Hoa sen mọc từ đầm nước, từ một cõi trần ô trọc đã vươn lên trở thành một bông hoa thanh cao, bông hoa của vũ trụ. Bông hoa này đã đi vào tâm thức của mọi người, trở thành hình tượng trong nghệ thuật, trong kiến trúc và điêu khắc. Đặc biệt hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật đến các dáng gốm và họa tiết trang trí. Song cô đọng và sáng tạo hơn cả là hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Từ xa xưa, người Việt ta đã có câu ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc ở nơi nào thì sẽ làm cho nước đục nơi đó lắng trong. Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu, gợi một tinh thần cao thượng. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Từ khi nở đến khi tàn không hề bị ong bướm bén mảng tới. Qua bao ràng buộc bởi đất, nước đến được chỗ khoáng đạt hư không, sen tiếp tục vươn lên dưới ánh mặt trời, kết lấy hoa khai nở, khoe sắc và xông hương tràn ngập không gian.
Sự hình thành của sen diễn ra theo qui luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ - hoa - hạt. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục.Trong Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trên thế giới ít có loài hoa nào có nhiều phẩm chất cao quý như hoa sen. Bởi vậy mà nhà Phật ví nó như những đức tính của người tu hành.Trên một số quả chuông như chuông chùa Liên Phái, Hà Nội, hay ở kiến trúc chùa và nhất là trong lời cúng của các sư tǎng thường có cụm từ “Mún ma ni bát mê hồng” có nghĩa là cầu được lên tòa sen ngọc báu. Bát mê (padma) có nghĩa là hoa sen.

Thai tạng giới Mạn-đà-la (sa. garbhadhātumaṇḍala)

Trong kiến trúc Phật giáo, hình tượng hoa sen được lồng vào cấu trúc nhà, một bộ phận kiến trúc hoặc cả tổng thể công trình với ý nghĩa về sự giải thoát, giác ngộ Phật pháp. Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thời Lý thế kỷ thứ 11 với Chùa Một Cột - Hà Nội; thế kỷ thứ 17 với tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh; thế kỷ 18 với Chùa Tây Phương - Hà Tây, Chùa Kim Liên - Hà Nội.

Sen được đặt bên cạnh tượng Phật Thích-ca tại Minh Nhật Hương Thôn, Nhật Bản

Hình tượng hoa sen ở tháp Cửu phẩm liên hoa - Chùa Bút Tháp là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm. Cả tháp cao 7, 8 m, phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của sự tinh tiến trong đạo Phật.

Tượng Kim Cương Tát-đoá đang ngồi trên tòa sen, Tây Tạng

Tháp có thể xoay được bởi nó được ǎn chân trụ với một chiếc cối đồng chôn ngang mặt đất và hệ thống bốn cột cái đặt chung quanh tháp. Cứ mỗi vòng quay của tháp tương ứng với 3.452.400 lời niệm. Số niệm càng nhiều thì sự thành đạt của kiếp tu hành càng mau có kết quả. Tháp được đặt trong tòa Tích Thiện Am, ngôi nhà ba tầng, bốn mái tương ứng với ba cấp chứng quả của người tu hành. Tháp quay Cửu phẩm liên hoa là một tổ hợp cao hơn giá trị đơn lẻ của một biểu tượng bông sen. Hay trong hệ thống các hàng lan can ở quanh Thượng điện và quanh tháp Báo Nghiêm cũng có những bức chạm cả hồ sen với cá, chim rất ngoạn mục.
Nếu ở thời Lý và thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17, hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo chỉ có tính chất đơn lẻ trong từng chùa như Chùa Một Cột hoặc một bộ phận kiến trúc như tháp quay ở Chùa Bút Tháp thì đến thế kỷ 18, hoa sen đã trở thành phong cách kiến trúc của cả một giai đoạn. Nó đánh dấu sự bừng nở của một phong cách nghệ thuật độc đáo, khởi đầu từ Chùa Kim Liên và được kế tiếp ở Chùa Tây Phương, một ở trên hồ, một là trên núi vừa hòa nhập vào thiên nhiên, vừa xác định vị trí, hình khối của mình trong không gian.

Hoa sen đỡ chân Phượng, Chùa Bà Tấm, Gia lâm - Hà Nội

Nếu kiến trúc trước đó thường chú trọng tuyến ngang, tức là các lớp nhà kéo dài trên một trục chạy như hình con rồng. Đến giữa thế kỷ 18, nǎm 1792 với kiến trúc Chùa Kim Liên đã xác lập một ý tưởng không kéo kiến trúc chạy dài, mà cô gọn thành một cụm hình tượng bông sen. Thực chất là kiểu kiến trúc đưa ba gác chuông gộp lại làm một tạo thành kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái “Trùng thiềm điệp ốc”. Kiểu kiến trúc này đã có từ thế kỷ thứ 17 với kiểu kiến trúc tháp chuông Chùa Keo - Thái Bình. Hay ở Chùa Kim Liên, không chỉ có vẻ đẹp về hình khối, về ý tưởng kiến trúc, Chùa Kim Liên còn giải quyết được ánh sáng, độ thông gió… Kết cấu theo bốn hàng chân, nhất quán lối kiến trúc chồng rường. Từ kết cấu đến từng chi tiết kiến trúc của chùa đều gọn gàng, tạo hình khối kiến trúc ổn định, ǎn nhập với các yếu tố phù trợ khác như đầu đao cong vút, ô cửa sổ bán âm bán dương trên bức tường ốp gạch trần. Tất cả tạo nên một vẻ thanh thoát, cổ kính, huyền bí. Đứng trên đê nhìn xuống, Chùa Kim Liên thấp thoáng trong lùm cây xanh um tùm chung quanh là hồ, chẳng khác gì đóa sen nở trên mặt nước.

bệ đỡ chân cột thời Lý ở

chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, Hậu Lộc - Thanh Hoá

Cũng với kiểu kiến trúc Chùa Kim Liên, Chùa Tây Phương được xây dựng tinh xảo hơn. Chùa được xây dựng trên một ngọn núi hình lưỡi câu, gọi là “Câu lậu sơn”. Đi hơn 250 bậc đá là tới khu chùa chữ tam với ba tòa Thượng - Trung - Hạ, kết cấu kèo chồng rường. Các đầu đao kép uốn hình rồng cong, so le. Đứng ở góc chéo có thể nhìn thấy ba góc kia, thấy được sự giãn nở của nhiều lớp mái do việc sử dụng độ cao hợp lý. Mái được nâng cao, đồng thời mở nhiều ánh sáng trong nội thất làm thay đổi khí sắc tôn giáo của ngôi chùa. Các đầu cột ở hai ngôi chùa này được làm thành bông hoa sen hoặc làm thành cả hồ sen, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của những người thợ xây dựng chùa.

Sen cánh “dẹo”, Bệ tháp Phổ Minh - Nam Định

Đặc biệt phong phú là sen trang trí các hình rồng mây, hình hoa cúc… Chất trang trí đã làm cho đài sen tươi tắn và sinh động hơn. Như hình chạm cả dàn nhạc công đang tấu nhạc dâng lên đức Phật ở chân cột đá Chùa Phật Tích. Hình Phật được tượng trưng bằng một vòng sáng nhọn đầu, còn đài sen được chạm rất kỹ, tỉ mỉ.
Như vậy, nét đẹp giá trị nghệ thuật của kiến trúc Phật giáo nói chung, và kiến trúc hình tượng hoa sen nói riêng là ở kết cấu kiến trúc thực được tạo ra để thể hiện những ý niệm triết học trừu tượng của Phật giáo, chỉ bằng một hình tượng đơn giản, giản dị, đó là bông sen.Hoàng Vinh(nguồn:http://hoangvinh.wordpress.com)

Họa tiết hoa sen
trong các công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam
Nhuận Thường

Tượng Phật A Di Đà

Không riêng gì Việt Nam mà dường như ở tất cả các nước châu Á, ai ai cũng yêu thích và trân quí một loài hoa bình dị mà thanh cao, giản đơn nhưng quyến rũ, rất thực tế đời thường nhưng đồng thời cũng rất siêu thoát thiêng liêng: Hoa sen. Theo truyền thống Tây Tạng, hoa sen được dùng làm biểu tượng cho các luân xa trọng yếu trong con người. Ở Thái Lan, cứ sau mỗi vụ mùa thu hoạch, người ta thường tổ chức lễ hội “Loykrathong” bằng cách làm những chiếc thuyền trang hoàng đầy hoa sen và đèn cầy, thả trên sông để cám ơn thần nước. Ở Trung Quốc, thì hoa sen còn mang nhiều ý nghĩa phong phú như: sự thanh khiết, nhân quả luân hồi (quá khứ: sen nở; hiện tại: đài sen; tương lai: hạt sen), sự hôn nhân (hai hoa cùng một bụi), sự nối truyền liên tục (hạt sen còn gọi là “tử” có nghĩa là “con”), vàsự thịnh vượng, tiềm năng mạnh mẽ (hoa vươn lên khỏi mặt nước, lá xanh phủ rợp mặt hồ). Đối với người Việt, thì hình tượng hoa sen được nâng lên với ý nghĩa triết lý sống sâu sắc.

Bệ tượng Tam thế Phật ở chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, Hậu Lộc-Thanh Hoá

Ở đây, ý nghĩa càng thâm thúy hơn khi được các nhà nghệ nhân vận dụng những họa tiết của hoa sen trong những công trình triến trúc chùa tháp, đền đình v.v... dưới nhiều phương thức tạo hình nghệ thuật khác nhau để tạo ra những bức phù điêu, những đường diềm hoa văn trang trí thật tuyệt mỹ, gây nhiều ấn tượng khó quên trong lòng mọi người. Dù là một phần nhỏ khiêm tốn bên những công trình kiến trúc đồ sộ, hay lặng lẽ dưới những pho tượng Phật tôn nghiêm, nhưng ta vẫn nhận ra yếu tố quan trọng của hoa sen là không thể thiếu, để tạo nên một tổng thể hài hòa, toàn mỹ.

Bát men ngọc có hoạ tiết hoa sen, Bảo tàng lịch sử –Hà Nội

Có thể nói, sau nền mỹ thuật Đông Sơn thì nền mỹ thuật thứ hai phát triển mạnh, nổi bật đáng kể nhất là mỹ thuật thời Lý (1010 - 1225). Thời bấy giờ triều đình xem Phật giáo là quốc giáo, các chùa tháp được xây dựng có nhiều kiến trúc đồ sộ trang nghiêm, cùng với sự ra đời của những pho tượng Phật được tạc vào thời kỳ này rất đẹp, điều đó chứng tỏ trình độ mỹ thuật khá cao của cha ông ta thời bấy giờ. Hòa cùng với những kiệt tác và các công trình kiến trúc đó là những mô-típ hoa văn trang trí rất kỳ công và sống động, được các nghệ nhân thể hiện bên trong chùa, ngoài tháp hay trên cửa đình, kèo miếu... Đặc biệt nổi bật đáng kể là các mô-típ hoa sen.

Nếu ai có dịp ra thủ đô Hà Nội, xin nhớ ghé thăm lại ngôi chùa Một Cột (còn gọi là chùa Diên Hựu), đứng lùi xa một chút bạn sẽ thấy cấu trúc chùa có hình dáng trông giống như một đóa sen vừa mới nở soi bóng xuống hồ Linh Chiểu. Không riêng gì chùa Một Cột, mà hầu như tất cả các ngôi chùa ở thời kỳ nầy dưới mỗi chân cột là một hoa sen nở, được chạm trên bệ đá, trong mỗi cánh sen lại được trang trí “lưỡng long tranh châu” trông thật công phu, tỉ mỉ, sắc sảo không kém gì so với bệ sen dưới tượng Phật A Di Đà (ở chùa Phật Tích - H.1). Những bệ sen ở tháp Chương Sơn (thuộc chùa Ngô Xá - Nam Hà) hay ở chùa Hoàng Xá cũng là một trong những kiệt tác thời bấy giờ . Hoa sen không những trang trí trên các bệ đá hay dưới chân cột mà còn được trang trí ở bên ngoài lan can, như ở chùa Hương Lãng, phần chính của lan can là hình con chim phượng đứng trên bông sen trông thật duyên dáng. Ở chóp tháp Phật Tích có hình con chim thần đang đứng trên bông sen chứng tỏ một tài năng nghệ thuật cực kỳ khéo léo. Ngoài những tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng chất liệu trên đá, hoa sen khi được chạm khắc trên gỗ còn độc đáo, tuyệt mỹ hơn, điển hình là các mô-típ hoa sen chạm khắc trên gỗ ở chùa Thầy (Hà Tây), chùa Ngọc Đình.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: trong hầu hết di tích thời Lý được phát hiện, như ở Hà Nội, Hà Bắc, Hải Hưng cho đến Nam Hà v.v... hình tượng nghệ thuật sáng giá và phổ biến nhất là hình ảnh con rồng, kế đó là sóng nước và hoa sen. Đa số những hình ảnh này là các mẫu trang trí thường làm nền phụ cho các tác phẩm chính, nhưng không vì đó mà các nhà nghệ nhân xem nhẹ hay lãng quên đi sự tìm tòi, sáng tạo. Ngược lại, ta thấy các họa tiết hoa sen được thể hiện dưới nhiều dáng vóc, góc độ khác nhau thật tinh tế, sống động. Thỉnh thoảng ta lại gặp hoa sen đi với hoa cúc, những lúc này các nghệ nhân đã linh động uốn cong những cuống sen vốn cứng thẳng thành mềm mại hòa quyện với dây hoa cúc, nhằm thể hiện được ý nghĩa cầu phúc cho con người luôn sống trong sự hòa hợp bình yên. Điều đáng tiếc thời gian và chiến tranh đã tàn phá đi rất nhiều những sản phẩm nghệ thuật quý giá. Các họa tiết hoa sen chỉ được tìm thấy phần lớn trong tổng thể kiến trúc của một số chùa còn tương đối nguyên vẹn, như hoa sen chạm gỗ ở chùa Bối Khê (Hà Tây), chùa Thái Lạc (Hưng Yên - H.2).

Bệ đá hoa sen vẫn là loại hình nghệ thuật luôn được nhân dân ưa chuộng. Cuối thời Trần một số bệ đá hoa sen có ghi niên đại như ở chùa Hương Trai (Hà Tây), chùa Quế Hương (Hà Tây) và một số bệ không ghi niên đại như ở chùa Hào Xá, chùa Thầy, chùa Thanh Sam. Đó là những khối hộp chữ nhật đồ sộ làm bệ chung cho các tượng Tam thế, được đặt ở phần chánh điện nơi tôn nghiêm nhất trong chùa. Bố cục chung của bệ gồm ba phần; phần trên vẫn là đóa sen nở xòe cánh, giữa là chỗ trang trí chính gồm bốn con chim thần to khỏe ngự ở bốn góc, bốn mặt thì chạm rồng mây, và hình ảnh hoa sen lại được trang trí thêm ở đây, phần cuối cùng của bệ là đế cũng được chạm khá công phu và trau chuốt (H.3).

Tất cả các họa tiết trang trí hoa sen thời Trần đều toát lên một vẻ đẹp hiện thực, chắc khỏe, khế hợp với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, hình tượng hoa sen đã dần dần trở thành nét đẹp văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Chất hào hoa vương giả ở nơi cung đình, hay thanh cao huyền bí trong chốn thiền môn vốn thường được thể hiện ở thời Lý thì nay lại rất chân chất bình dị trong đền miếu, đình làng, với các thể loại trang trí khác cũng không cầu kỳ lắm. Sang thời Lê sơ (1427-1527) giai đoạn này Nho giáo bắt đầu phát triển cực thịnh, vương quyền lấn áp thần quyền cho nên nền mỹ thuật thời này chỉ biểu hiện tập trung ở các lăng vua và hoa sen đã có thêm đất để nảy nở, góp phần tô điểm thêm nét đẹp văn hóa dân gian, điển hình là hoa sen trang trí trên thành bậc cửa điện Lam Kinh (Lam Sơn - Thanh Hóa). Vào năm 1527 nhà Mạc thay nhà Lê chấm dứt thời hoàng kim của Nho giáo, tư tưởng mọi người thoáng đạt hơn, xu hướng trước kia nay được phát triển, một số mô-típ hoa văn ở thời Trần đã vắng bóng vào thời Lê thì nay lại xuất hiện, như ở bệ đá chùa Mễ Sở (Hải Hưng), hình chim phượng cổ cao như đang nhảy múa trên nền dây leo có hoa sen nở. Rõ nét, sắc sảo hơn là mô-típ hoa sen chạm gỗ ở chùa Hoa Yên (Quảng Ninh), chùa Thiên Phúc (Hải Phòng). Vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII những đề tài sinh hoạt dân gian bắt đầu xuất hiện trong các đình, đền. Lúc này hình ảnh hoa sen lại hiện diện dưới dáng dấp mộc mạc, bình dị, gần gũi với cuộc sống làng quê.

Dù là ở chùa hay ở đình hoa sen đều mang một ý nghĩa tích cực, cao đẹp, nếu có khác chăng là những cánh sen trang trí ở chốn thiền môn đem đến cho chúng ta một cảm giác thiêng liêng, huyền mặc hơn, còn hoa sen trang trí ở đình lại nổi bật đường nét mang tính thôn dã, hiền hòa rất đỗi thân thương. Bức “Tắm đầm sen” chạm gỗ ở Đông Viên, Hà Tây và tác phẩm "Hoa sen chim cá” ở đền vua Lê là một minh chứng (H.4, H.5). Dẫu chỉ là những đường nét chạm nổi chắc khỏe mang tính hiện thực thô sơ, song đủ đánh động vào lòng người một cách thật hào hứng, vui tươi trong sinh hoạt thường ngày dưới làng quê.

Đến đầu thế kỷ thứ XIX, do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên trong các ngành mỹ thuật truyền thống đã hiện diện thêm một số họa tiết hoa văn hào nhoáng mới lạ. Vào cuối thời nhà Nguyễn, những nét khắc chạm dân gian lại bắt đầu phát huy cùng với sự dung hòa giữa Phật giáo và Đạo giáo, từ đây chúng ta bắt đầu phát hiện thêm nhiều kiểu mẫu mới, như những hình ảnh xe loan, giá phượng, voi chín ngà, sư tử, lẫn trong ván in vẫn còn nét thẩm mỹ dân gian sâu sắc. Và lẽ cố nhiên mô-típ hoa sen vẫn là một trong những đồ án trang trí khá quan trọng mang đậm sắc màu văn hóa dân gian.

Ngày nay, vì yêu cầu của đời sống công nghiệp, thế nên phong cách và kiểu dáng trong trang trí mỹ thuật có phần biến đổi tân tiến hơn, đường nét và bố cục khoa học hơn nhưng vẫn giữ được tố chất tao nhã, dung dị, cổ kính của người xưa để lại. Tháp “Cửu phẩm liên hoa” (hoa sen chín phẩm) ở chùa Cổ Lễ (Nam Hà) xây dựng năm 1926 là một ngôi tháp đẹp, hoa văn sen trang trí ở trường Thiền viện Vạn Hạnh - Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (H.6), chùa Thiên Ấn v.v... trông thật hoàn hảo, là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật xưa và nay. Tuy nhiên khách quan mà nói trong thời đại công nghiệp, hầu như tất cả các công trình kiến trúc nhà cửa, chùa đền v.v... đều được xây dựng bằng xi-măng cốt sắt, các hoa văn trang trí cũng đồng chất như vậy, nên có phần hạn chế về mặt thể hiện. Chất liệu xi-măng đã tạo cho chúng ta có cảm giác hơi bị khô khan, thiếu đi sự mềm mại. Hơn nữa một số mô-típ hoa sen trang trí ở phần lan can hay phong gió của chùa, phần lớn được đổ khuôn sẵn, công đoạn làm nguội thì có khi không được kỹ càng lắm, các đồ án hoa văn thiếu sự đầu tư sáng tạo, có lẽ do yêu cầu hay tầm nhìn còn hạn chế mà chúng ta đã quên rằng: hoa văn trang trí là một trong những bộ phận quan yếu làm tăng thêm vẻ mỹ quan và khẳng định giá trị văn hóa của con người.

Như vậy, họa tiết hoa sen trong trang trí là hiện thân của cái đẹp, cái thẩm mỹ, đó là kết quả của sự dung hòa đồng điệu giữa tinh thần Phật giáo và tinh thần dân tộc Việt Nam. Nó thực sự bổ ích thiết thực cho cuộc đời, là một nét đẹp văn hóa truyền thống, sinh động, hài hòa, luôn có mặt và gần gũi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Hoa văn trang trí nói chung, cũng như họa tiết hoa sen trang trí của người Việt nói riêng, là một trong những di sản văn hóa - nghệ thuật quan trọng của dân tộc . Qua hình tượng hoa sen trang trí cho thấy nó phản ánh muôn vàn dấu ấn tiến bộ, đậm đà bản sắc văn hóa của từng thời đại. Nó còn hàm chứa các nhân tố tư tưởng, đặc điểm kinh tế, tôn giáo, mỹ học... Do đó, thiết nghĩ hoa văn cần được các nhà làm văn hóa, cũng như các nghệ sĩ, nghệ nhân... và tất cả mọi người chúng ta cần phải biết trân trọng, quan tâm nghiên cứu hơn nữa, hầu kế thừa một cách đúng đắn, làm giàu cho đời sống thẩm mỹ, văn hóa của thời đại. Con người, cá nhân hay cả một dân tộc, nếu muốn có một tương lai tốt đẹp thì phải biết trân trọng và phát huy quá khứ. Nói cách tổng quát, không hướng đến cái đẹp thì nhân loại không có sự phát triển, và cũng sẽ không có nền văn minh.
H.1: Hoa sen dưới chân cột chùa Phật Tích (Hà Bắc).
H.2: Hoa sen trên vỉ kèo chùa Thái Lạc.
H.3: Một phần của bệ sen (chùa Thầy).
H.4: Hoa sen chim cá đền vua Lê (Ninh Bình).
H.5: Họa tiết hoa sen ở Văn Miếu Hà Nội.
H.6: Hoa sen trang trí ở Học viện PGVN tại TP.HCM.

NGÔI CHÙA TRONG KIẾN TRÚC THỜI LÝ

Trong kiến trúc Phật giáo thời Lý, phong phú cả về số lượng và kiểu thức phải là Chùa. Loại hình kiến trúc này ở một số nơi còn để lại nền móng ít bị xáo trộn như các Chùa Phật Tích, Chùa Vĩnh Phú, Chùa Giạm ở Hà Bắc, Chùa Hương Lãng ở Hải Hưng, Chùa Hà Tấm ở Hà Nội...hoặc sửa chữa thu nhỏ như Chùa một cột ở Hà Nội; có nơi dấu vết ban đầu chỉ còn lại bệ Tượng Phật ở trong những kiến trúc làm mới hoàn toàn như các Chùa Chò (Hà Bắc), Chùa Thầy, Chùa Hoàng Xá (Hà Sơn Bình ), Chùa Sùng Nghiêm Diêu Thánh (Thanh Hóa)...Một số Chùa được văn bia đương thời tả lại khá đầy đủ. Dựa vào tài liệu thực địa và thư lịch, có thể chia Chùa thời Lý thành bốn loại trên cơ sở có sự khác nhau về bố cục.

Chùa Một cột

Trước hết là kiểu Chùa được dựng trên một cây cột trụ, phát triển về chiều cao theo kiểu kiến trúc Tháp. Từ trước thời Lý, ở Kinh đô Hoa Lư có Chùa Nhất Trụ còn để lại một cột đá cao, to trong vườn trước cửa Chùa có lẽ là cột Kinh Phật truyền thuyết địa phương muốn coi đó là cây cột đỡ toà Chùa ở trên, khi Kinh đô chuyển ra Thăng Long, nhà Lý đã cho dựng Kinh đô mới một ngôi Chùa Một Cột phỏng theo Chùa Nhất Trụ.

Trong số những kiến trúc thời Lý, sử cũ và văn bia có nhắc đến một vài kiến trúc chỉ có một cột. Đó là “lầu chuông một cột, sáu cạnh hình hao sen” trong cụm kiển trúc các điện Linh Quang và Sùng Nghiêm; Là Chùa Linh Xứng có bộ phận “trang nghiêm chính giữa thì thờ tượng ngũ trí Như Lai sắc vàng rực rỡ, ngồi trên toà sen trồi trên mặt nước”; Là Chùa Diên Hựu với tên nôm là Chùa Một Cột đã dựng lại thu nhỏ ở Hà Nội được nhiều sử cũ, đặc biệt là bia Chùa Đọi khắc năm 1121 tả lại khá kỹ. Theo sử cũ ghi lại, năm 1049 vua Lý Thái Tông chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên toà. Các bầy tôi cho đó là điềm chẳng lành, nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua dựng Chùa như trong giấc mơ. Vua bèn cho xây Chùa, dựng cột đá ở giữa ao, trên đầu cột làm tòa sen của Phật, các nhà Sư sẽ niệm chung quanh tụng Kinh cầu cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là Chùa Diên Hựu với ý kéo dài sự sống.

Chùa Diên Hựu năm 1100 được sửa chữa lần đầu, việc tu sửa quy mô làm “đẹp hơn cũ” là vào năm 1105: vét hồ Liên Hoa Đài, gọi là hồ Linh Chiểu, ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy vòng quanh, ngoài hành lang lại đào hồ Bích Trì, đều bắc cầu để đi qua, trước sân Chùa xây hai bảo Tháp sứ trắng.

Bia Chùa Đọi tả Chùa Diên Hựu không tách bóc ra từng đợt tu sửa, nhưng lại cho biết thêm một số chi tiết: Chùa Diên Hựu thuộc vườn Tây cấm, được “dựng theo dấu vết của chế dộ cũ, lại y theo mưu mới của nhà vua”, quanh đỉnh cột chạm bông sen nghìn cánh, trên hoa sen toà điện màu xanh trong điện có pho tượng vàng...

Riêng cây cột đá có tài liệu nói cao 10 trượng, phù hợp với độ to đủ chạm bông sen nghìn cánh ở đầu cột, và như vậy thì tòa điện Phật ở trên đầu cột phải to lớn tương xứng tất cả cứ vươn cao lên vài chục mét như một cây Tháp. Có ý kiến lấy bình đồ Chùa Diên Hựu so với Tháp Phật giáo Mật Tông, nhận ra nhiều điểm tương đồng và coi Chùa Diên Hựu là kiến trúc Tháp Phật giáo.

Chùa Diên Hựu từ tên Chùa cho đến các nghi lễ tiến hành ở đây đều gắn với vua nhà Lý, lại ở trong vườn cấm phía Tây, trở thành Chùa riêng của Hoàng gia. Buổi khởi dựng, Chùa còn đơn giản nhưng đã là hình ảnh bông sen kiến trúc khổng lồ nở trên mặt nước. Đấy là sáng tạo của các nhà kiến trúc giữa thế kỷ XI; đi lên từ truyền thống “theo dấu tích xưa”, nhưng đã “đổi mới” theo tinh thần giấc mơ của vua Lý Thái Tông về một bông hoa sen.

Đi lên từ truyền thống, Chùa Diên Hựu là sự phát triển kiến trúc cổ truyền mà gần đây còn lưu lại ở những cây hương thờ đặt trên đầu một cái cọc chôn trên mặt đất hoặc xây trên cột gạch. Tài liệu dân tộc học và khảo cổ học cũng xác nhận truyền thống ấy: người nguyên thủy gác cành lên cây làm nhà ở, sau tiến tới “kiến trúc Đông Sơn” với loại nhà sàn mái tròn dựng trên một cột có gá vào tường ỏ hai bên được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Hoàng Hạ, lại còn được ghi trong dân gian bằng chuyện nữ thần nghề mộ dạy Lỗ Ban dựng nhà. Lối kiến trúc trên một cột trụ như thế, cả ở Trung Quốc cũng có, nhà bác học Lê Quý Đôn dẫn sách nói về cái Đài Lớn ở Giang Lăng chỉ có một trụ, tất cả các xà đều cắm vào trụ ấy, và cái quán ở La Công Châu thật to mà chỉ có một cột. Nhưng Chùa Diên Hựu không chỉ là lối kiến trúc một cột bình thường, mà các nghệ sĩ kiến trúc thời Lý đã sáng tạo thành bông sen nghệ thuật khổng lồ, đảm bảo độ kết cấu chính xác vững vàng mà lại thanh tao duyên dáng, có cả nội dung triết lý Phật giáo và nội dung thẩm mỹ thanh khiết.

Bia đá Sùng Thiện diên linh

Loại Chùa thứ hai cũng rất gắn bó với các vua thời Lý ở rải rác các địa phương xa, vừa là nơi thờ Phật để cầu chúc cho Hoàng gia, vừa là hành cung để vua nghỉ lại mỗi khi du ngoạn quanh vùng ấy. Loại Chùa này ngoài những công trình kiến trúc mà ở đó nổi trội lên là cây Tháp như ở Tường Long (Hải Phòng), Chương Sơn và Chùa Đọi (Hà Nam Ninh), còn phải nhắc đến một số Chùa nữa tiêu biểu là Chùa Phật Tích và Chùa Giạm đã từng được các vua nhà Lý ghe thăm viết đại tự để lại hoặc ban cho tên Chùa. Hai ngôi Chùa này đều thuộc vùng quê hương nhà Lý, ở phía Bắc sông Đuống, không xa sông là bao, có thể đến Chùa bằng cả đường bộ, và càng thuận tiện đối với các cuộc du hành của vua bằng đường thủy. Cả hai Chùa đều ở sườn núi, dựa vào thế núi mà trườn lên theo các cấp bậc nền, có 3 (Chùa Phật Tích) hoặc 4 (Chùa Giạm) tầng nền, với chiều rộng của bề mặt cao hơn 60m và chạy sâu vào hơn 100m. Các tầng trên nền được kè giữ khỏi xô đất xuống bằng những dãy tường đá 2 hoặc 3 lớp xây bậc cấp và hơi ngả vào rất vững chắc. Trên bề mặt rộng mênh mông ấy, ngoài những cây Tháp, còn có rất nhiều kiến trúc vật khác bề thế và nguy nga.

Hình ảnh Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích có quy mô mà năm 1680 bia Chùa còn xác nhận: “Vua thứ ba nhà Lý, năm Long Thuỵ Thái Bình thứ 4 (1057) dựng cây Tháp quý cao ngàn trượng, tạc pho tượng mình vàng cao 6 thước, cao hơn trăm thửa ruộng, xây Chùa chẵn một toà... Trên đỉnh cao mở ra một toà nhà đá, cấp trong điện tự nhiên sáng như ngọc lưu ly, điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại lớn. Trên thềm bậc đằng trước có bầy mười con thú, phía sau có ao rồng, góc cao vẻ chim phượng và sao ngưu, sao đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng tay rồng với tới trời cao, cung quãng vẽ hoa nhị hồng. Cho đến thế kỷ XVIII, các tác giả sách Tam thương ngẫu lục còn thấy Chùa Phật Tích “cung sơn điện vẽ san sát trong núi.” Ngày nay, trên các tầng nền vẫn còn pho tượng cao 6 thước (1m84) và 10 con thú bày thành hàng ngang ở mép tầng nền thứ hai đúng như văn bia ghi, là cơ sở để tin những cung sơn, điện vẽ lầu rộng, gác cao... là có thực, tin cả con số 100 toà nhà nếu không chính xác toán học thì cũng là một cảnh san sát trên núi, còn được tô vẽ nhiều hình trang trí đẹp và hòa trong ngàn cây mà trải rộng không giới hạn.

Còn Chùa Gi(D)ạm xây trong 8 năm (1086-1094) mới xong, được triều đình đầu tư đặc biệt, đã có quy mô lớn mà sang thế kỷ 13 được vua Trần Nhân Tông tả vẻ đẹp đúng là: “Bức tranh kiến trúc 12 lớp, mắt thấy thiên nhiên rộng vạn lần”, còn dân gian địa phương ghi nhận bằng mốc thời điểm cả thôn Môn Tự (cửa Chùa) tham gia đóng cửa từ chiều cho đến khi đóng xong các cửa thì vừa lúc trăng mọc: “Mười tám đóng xong cửa Chùa Giạm.” Ngày nay nhà cửa Chùa Giạm không còn, nhưng chỉ riêng hệ thống bậc cửa lên các tầng nền đã là cả một sự đồ sộ, trong đó các bậc cửa vào tầng nền thứ nhất đã cao và rộng đều 16m. Và ở tầng nền thứ hai, phía bên trái có khu đất hình tròn cao chừng một mét với đường kính chừng 4m50, xung quanh được kè đá chạm “hình sóng” to sâu, đối lại phía bên phải có khu đất hình vuông cao gần 2m, cạnh dài 7m, cũng kè đá chạm “hình sóng” sâu to: Hai khu đất hình tròn vuông ở hai bên cửa chính, tạo sự cân đối mà không lặp lại là “quy” và “củ” với những yếu tố cấu thành chặt chẽ biểu hiện những mẫu mực trong cuộc sống và cả trong thẩm mỹ người xưa, lại là biểu hiện của tư duy Việt cổ và vũ trụ có trời tròn đất vuông, có sự hoà hợp âm với dương. Ý nghĩa này còn được thấy ngay trên khu đất hình tròn có một cột đá cao chừng 5m gồm một khối hình trụ (đường kính 1m30) chồng lên một khối hộp (cạnh ngang một 1m4 và 1m6). Sự hoà hợp đó biểu hiện của sự ý thức cầu phúc và cả sự trường tồn.Cũng như các Tháp Tường Long, Chương Sơn và Đọi, Chùa Phật Tích và Chùa Giạm còn để lại nhiều hình rồng chạm rất kỹ trên đá và cả trên mảnh đất nung vỡ nữa. Phải chăng ở đây những hình rồng này là dấu hiệu khẳng định tính hành cung của những di tích Phật giáo này.Chùa Linh Xứng trên Ngưỡng Sơn (Thanh Hóa), phía trước cây Tháp chín tầng cũng có cả một tòa Chùa lộng lẫy theo bia dựng ngày khánh thành Chùa tháng 3 năm Bính Ngọ (1126) thì: “Chùa Phật Tích thênh thang ở giữa, phòng chạy rộng rải hai bên, trang nghiêm chính giữa thì tượng Ngũ Trí Như Lai sắc vàng rực rỡ ngồi trên toà sen trồi lên mặt nước. Quanh tường thêu vẽ dung nghi đẹp đẽ của cực quả mười phương với mọi hình tướng biến hoá muôn hình vạn trạng không thể kể hết Chùa thờ Phật nhưng cũng cầu chúc nhà vua. Chính bia Chùa đã đề cao vương quyền: “Ôi, sinh thành và nuôi nấng ta có ai bằng vua và cha, cho nên phải kính trọng; dắt dẫn và che chở cho ta, còn gì hơn là phúc huệ, cho nên phải tin theo. đem phúc to này, chút vật lớn ấy. Nghiệp trời dằng dặc dài lâu, vận nước đời đời thịnh vượng.”Loại Chùa thứ ba cả trên thực địa và thư tịch đều không tìm thấy dấu tích của Tháp, quy mô có nhỏ hơn các Chùa Tháp đồng thời là hành cung ở Phật Tích và Giạm, nhưng vẫn còn khá lớn và được nhà nước chú ý, có khi xây trên lưng chừng núi chỉ có một lớp nền như Chùa Vĩnh Phúc dựng năm 1100 và Chùa Tĩnh Lự khánh thành năm 1119 đều thuộc Hà Bắc, có khi xây giữa vùng đồng ruộng như Chùa Bà Tấm (còn có tên chữ là Sùng Phúc Tự hay Linh Nhân Tư Phúc Tự) dựng năm 1115 thuộc Hà Nội, và Chùa Hương Lãng (có tên tắt là Chùa Lạng, tên chữ là Viên Giác hay Thạch Quang Tự) dựng cùng khoảng thời gian với Chùa Bà Tấm thuộc Hải Hưng...Nếu như Chùa Vĩnh Phúc và Chùa Tĩnh Lự chỉ có một tầng nền ở sườn núi với những mảnh vụn của gạch đá, thì Chùa Bà Tấm và Chùa Hương Lãng, trên lớp nền còn thấy rõ quy mô và vị trí một số kiến trúc. Chùa Bà Tấm có bậc cửa vào Chùa rộng chừng 12m đánh dấu bởi hố đào lan can thành bậc, từ đó đến giữa thượng điện nơi còn đôi sư tử đội tòa sen là 60m. Sư tử đội tòa sen và lan can thành bậc cửa Chùa Bà Tấm lại được thấy ở Chùa Hương Lãng, đầy đủ và rõ ràng hơn. Về Chùa Hương Lãng, khu vực nội tự rộng gần 40.000m vuông theo chiều dọc hướng Bắc Nam là 345m và chiều ngang hướng Đông Tây là 115m. “Nội tự” bao gồm cả ruộng, gò bãi, hồ ao và trung tâm khu vực Chùa: Phía trước có sông lạch chảy sát tam quan, rất thuận tiện cho du khách thăm Chùa lễ Phật; khu đất tam quan này còn rộng ngang 15m và sâu vào 7m5, sau đó đi sâu vào 84m nữa sẽ tới sát nền thượng điện có tượng đá to sư tử đội toà sen. Qua khu tam quan có thành bậc đi xuống ao Chùa với hai gò đất xưa là nền của kiến trúc, cao từ 5m đến 7m và rộng chừng 400m vuông phía sau sân là khu vực điện thờ với nền thượng điện cao trên 2m được đánh dấu bởi tượng sư tử đội tòa sen khổng lồ. Cả khu Chùa phát triển theo chiều dài, càng đi vào sâu càng gần nơi thờ Phật, hai bên đường đi có vật đăng đối. Cuối đường là khu điện thờ gần vuông phía trước hơn cao 23m và dọc bên hơn 20m, trong đó lại thu vào các khu đất lồng nhau cũng gần vuông chừng 18m*8m và 10*8m, khu trong nhỏ hơn nhưng cao hơn khu ngoài, bốn mặt đều có cửa mở về bốn hướng. Chỉ xét riêng khu vực điện thờ Chùa Hương Lãng, phần nào có quan hệ mặt bằng của kiến trúc Tháp; nền gần vuông, bốn mặt trổ cửa cao dần theo ba lớp nền thu vào. Như vậy cả Chùa Hương Lãng trải ra như một tu viện, trong đó phần điện thờ Phật lại chịu ảnh hưởng bố cục của Tháp thờ để các Phật tử đi xung quanh làm lễ Phật ngự ở trên toà sen do Sư tử đội ở giữa thượng điện.Trong loại Chùa thứ ba này có kể thêm Chùa Sùng Nghiêm Diên Khánh ở Thanh Hoá, trong sự tu sửa thu hẹp ở thời sau, rải rác còn vài vết tích cũ, đặc biệt là ba bệ tượng Phật và tấm bia dựng năm 1118. Theo văn bia dựng ngay sau khi làm xong Chùa, thì công trình này làm khoảng 1116 đến 1118, chẳng những có quy mô to lớn mà còn tráng lệ: “Rường nhà cong cong như cầu vồng sau mưa quạnh quẽ nhô ra, ngói uyên ương phơi dưới gió như sập sè mái lượn, ngói nhà uốn như trĩ đang xoè cánh, đầu chạm trổ như phượng múa lại chầu. Mái cong lấp ánh dưới mặt trời, hiên lượn quanh co trước gió, tường vách xung quanh một cõi bụi không lầm, hành lang bao bọc. Bên hữu có vườn thơm, khóm lan mềm mại điểm nóc. Bên tả có ao mát, mặt nước hoa sen tốt tươi... lại sắm đủ chiếu giường để cho khách trọ nghỉ chân, lại xây đủ bếp núc để cung cấp cho người thiền định, Chùa chiền ngăn nắp tượng Phật trang nghiêm.Năm 1088, nhà Lý phân chia các Chùa trong nước làm 3 hạng là đại, trung và tiểu danh lam, căn cứ điền nô và khố vật của nhà Chùa. Chúng tôi chưa có đủ tài liệu về hai cơ sở trên, song xét về quy mô kiến trúc, những Chùa thuộc loại ba trên, có thể xếp vào hạng đại danh lam.Trong số hàng ngàn Chùa dựng dưới thời Lý, ngoài một số Chùa lớn được sử sách nhắc đến, chắc hẳn còn nhiều Chùa nhỏ ở lẫn trong các thôn xóm hoặc núi rừng ít được người đời lui tới. Những Chùa nhỏ và khuất nẻo ấy, có thể thuộc hạng tiểu danh lam, do nhỏ mà văn bia ít hoặc không nói tới, dấu vết còn lại rất hãn hữu. Những Chùa loại này lúc đầu có nhiều Chùa chỉ là cái am nhỏ làm nơi tu dưỡng của một nhà sư. Chùa Linh Xứng trên núi Ngưỡng Sơn trước khi được Thái uý Lý Thường Kiệt mở mang khang trang, như bia Chùa xác nhận: “trước đây có một ẩn sĩ riêng xây Am trong ấy và đi duyên hoá mọi phương, tuy đã mở mang nhưng tịnh giới chưa được nghiêm ngặt”. Ngay cả Chùa Sùng Nghiêm Diêu Thánh, trước khi được Chu Công mở mang lớn, theo bia Chùa thì nơi đây vốn: “có di tích ngôi Chùa cổ, nền cũ mà gạch ngói vẫn còn, nhà cửa thì cỏ gai đã mọc.”

Chùa Thầy ở Hà Sơn Bình/ Hà Tây (nay thuộc về Hà Nội) gắn với núi đá Sài Sơn có nhiều hang động, trong đó có hang Thánh Hoá là nơi tu luyện của Từ Đạo Hạnh, song những khi xuống nuí, nhà sư lại lập am Hương Hải để tiếp tục tu luyện.Gần Chùa Thầy có động Hoàng xá mà ở phía sau cửa động, trong một ngách đá cũng là chỗ tu luyện cửa một nhà sư, ở trước chân núi ngay trước cửa hang vẫn còn một bệ tượng Phật ghi rõ dựng năm Hội Phong thứ 8 tức 1099. Đấy là một bệ nhỏ, tương tự bệ Chùa Thầy.Cũng loại tiểu danh lam này, ở xã Thái Sơn huyện Hiệp Hoà (Hà Bắc) còn có dấu vết của một ngôi Chùa thời Lý, ngoài một ít chân tảng, ở thượng điện còn cả bệ đá dành riêng cho tượng Phật, cả kích thước và hình khối như bệ tượng Chùa Hoàng Xá và Chùa Thầy.Chùa Bảo Ninh Sùng Phước ở Tuyên Quang theo văn bia còn lại ở Chùa, do thái thú Hà Hưng Tông cho dựng vào năm 1107, ở mãi miền rừng núi hẻo lánh, tuy được văn bia ca ngợi nhưng đẹp trong khuôn khổ gọn nhỏ: “Xà uốn cong ngỡ cầu vồng bắt nhịp, mái hiên xèo cánh như chim chóc tung bay. Nhà trắng bao quanh... Tượng vàng đặt giữa... Trầm hương nghi ngút bốc tới trời mây, chim khách nhịp nhàng vang lừng hang động.”Bằng cứ vào thư tịch cũ, nhất là những dấu tích kiến trúc hiện còn, kiến trúc thời Lý có giá trị nghệ thuật gồm cả những kiến trúc dành riêng cho triều đình và kiến trúc Tôn giáo, trong đó nổi trội lên là kiến trúc Chùa Tháp.

Hình ảnh Chùa Bút ThápNhà Lý trong hoài bão xây dựng một quốc gia độc lập quy mô không kém các nước xung quanh; và trong xu hướng đi lên, rất chú ý xây dựng một nền văn hoá nghệ thuật dân tộc. Bộ mặt trước hết của nó là kinh thành Thăng Long mà sử cũ nhắc đến nhiều cung điện, hành lang, sân rồng, vườn thượng uyển, phủ đệ và cả văn miếu... nhưng không cho biết cụ thể kích thước, quy mô, thường là nhà một tầng, đôi khi có lầu gác. Tài liệu nước ngoài có nói tới cung điện bốn tầng. Trong khi đó, văn bia đương thời, nhất là giả sử, lại cho biết khá tường tận quy mô to lớn, bề thế, nguy nga của Chùa Tháp được xây nhan nhản khắp nơi. Sử gia Lê Văn Hưu phê phán nhà Lý “làm Chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cung điện của vua.”Lăng mộ các vua nhà Lý được táng ở quê hương Cổ Pháp (nay là xã Đình Bảng, Hà Bắc), thuộc khu đất có tên là “Rừng Báng” nhưng do không được quy hoạch và định vị rõ ràng, nên ngày nay không còn thấy dấu vết gì. Đọc lại di chúc của vua Lý Nhân Tông (mất năm 1127), ta thấy đầy tính khiêm nhường: “Trẫm nghe phàm giống sinh vật không giống nào là không chết. Chết là số lớn của trời đất, lẽ vật đều thế. Thế mà người đời không ai không thích sống mà ghét chết. Chôn cất cho hậu để mất sinh nghiệp, trọng để tang đến tổn hại tính mệnh, trẫm không cho là phải. Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết để cho nhân dân mình mặc sơ gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, tuyệt cúng tế, làm cho lỗi lại nặng thêm, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào?... Việc tang ma chỉ sau ba ngày bỏ áo trở nên thôi thương khóc, việc chôn cất chỉ kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên chôn ngay cạnh tiên đế.” Ý nghĩa chiếu cố đến nhân dân như vậy của một ông vua trong lúc giai cấp thống trị đang hưng khởi, chẳng những đã tạo nên sức mạnh cho nhà nước, còn giải thích tinh thần xả thân của nhà Phật đã thấm sâu vào người ở ngôi vị tối cao. Các vua Lý đều sùng đạo Phật, khi sống ở những cung điện không cao to quá mức, thì lúc sắp chết chẳng nghĩ tới việc xây dựng lăng mộ tốn kém làm gì!Không xây lăng mộ và cung điện nguy nga, nhưng lại xây Chùa Tháp cao to bề thế, còn là biểu hiện tâm lý cộng đồng, tập thể đang còn rất mạnh ở người Việt đương thời. Ý thức ấy đã chỉ đạo việc xây dựng. Cung điện và lăng mộ dành riêng cho vua. Chùa Tháp có cầu chúc cho vua và dòng họ bền thịnh, nhưng cơ bản là thuộc tập thể, ở đấy cá nhân vua hòa trong ý muốn quần chúng, tất cả cùng hướng theo tinh thần từ bi, nhân ái của Phật giáo.Kiến trúc Chùa Tháp thời Lý to lớn, lại được xây ở những vị trí ngoạn mục, gắn với thiên nhiên tạo thành cả một phong cảnh kiến trúc hoàn chỉnh có núi, có sông, có cây cối, có nhà cửa... Những nơi núi cao thì Chùa chỉ xây ở lưng chừng (như các Chùa Phật Tích, Vĩnh Phú, Giạm...); những nơi núi thấp thì có thể xây ở trên đỉnh (như các Chùa Tháp Chương Sơn, Đồ Sơn, Đọi...); những nơi không có núi thì xây trên gò bãi (như các Chùa Bà Tấm, Hương Lãng...) tuy không ở sát nhà dân nhưng vẫn gắn với làng mạc và làm chỗ sinh hoạt của cả cộng đồng thuộc một vùng rộng. Nó thanh tịnh và ấm cúng. Lợi dụng địa thế cao của núi đồi hay gò bãi, Chùa Tháp lại thường gần sông, nếu xa sông thì đào ngòi từ sông dẫn đến cửa Chùa, tiện cho giao thông, nhất là cuộc trẩy hội của triều đình. Cảnh đẹp sơn thủy hữu tình đã được các nghệ sĩ xây dựng thời Lý khám phá triệt để lợi dụng để tôn cái đẹp của kiến trúc lên vị trí xứng đáng, đáp ứng yêu cầu của Phật giáo về tư tưởng từ bi nhân ái và khuyến thiện, trừng ác.Trong rất nhiều Chùa thời Lý, kiến trúc trung tâm là Tháp cao vòi vọi như cây Thánh giá nối đất với trời, vừa hoà hợp âm dương, vừa dâng truyền ý nguyện của Phật tử với đức Phật ngự trị ở không trung. Tháp thời Lý chưa phải là mộ sư, mà là đền thờ Phật thường dựng ở giữa hoặc trước Chùa, được phủ hoa văn khắp mặt ngoài để như từ đất mọc lên. Cửa lên Tháp có những bậc cấp với thành bậc ở hai bên, như Tháp Chương Sơn có thành bậc chạm nhiều lớp sóng và trên đó là hành vũ nữ múa dâng hoa. Hai bên cửa Tháp thường có tượng Kim Cương canh. Từ thế giới trần tục, Phật tử bước qua cửa Tháp là đến với thế giới của Phật, gột rửa những dơ bẩn để đạt đến độ thanh khiết và trường tồn.Chùa thời Lý qua dấu tích để lại là chân tảng đá kẻ cột gỗ và các ngôi ống chạm hoa lá, ngói bò chạm rồng và phượng đã bày ra một thiên nhiên nghệ thuật được chọn lọc, vui và lạc quan trong tình nhân ái: mỗi cây cột dựng trên một bông sen đá, quanh bông sen lại có tới 4 dàn nhạc lớn đang biểu diễn, toàn thể như một vũ hội. Cả bộ mái đỏ tươi từ diềm đến nóc cũng lại đầy hoa và rồng, phượng là những hình trang trí quen thuộc và độc đáo.Những hình dáng kiến trúc đẹp còn để lại bằng chứng ở tư liệu khảo cổ ấy, còn được khẳng định và bổ sung thêm phong phú ở thư tịch. Bên cạnh kiểu kiến trúc bông sen của Chùa Một Cột, còn có các cung tứ giác và điện bát giác mà bộ mái thì đều vênh cong như trĩ xoè cánh, và được lợp ngói thành nhiều lớp tựa vẫy rồng. Một số kiến trúc nhiều tầng như ở Chùa Phật Tích và ở cung vua còn được sơn vẽ các hình tiên nữ, rồng, phượng và tinh tú; để thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng gắt các kiến trúc ấy luôn có không gian đệm mang tính chuyển tiếp là hàng hiên bao quanh.Ngoài cái đẹp của hình khối kiến trúc và các trang trí phù hợp chạm hoặc vẽ, còn được gia tăng bởi các mảng màu, như mái đài chúng Tiên lợp ngói vàng và ngói bạc luôn rực rỡ và sáng chói dưới ánh mặt trời; mái của nhiều kiến trúc khác chỉ với màu đất nung đỏ tươi cũng thật ấm cúng và tương quan với màu xanh của lá cây như còn gợi cả chiều sâu của thời gian.Trên bình diện của kiến trúc, cả dấu vết khảo cổ và sự tả lại của văn bia, chúng ta thấy kiến trúc thời Lý trong cả tổng thể cũng như mỗi Chùa Tháp cụ thể đều có bố cục cân đối theo nhiều kiểu phong phú với những quy tắc nhất định.Trong Chùa điện thờ Phật là kiến trúc chính, ở một số Chùa, Tháp đồng thời là đền thờ Phật thì Tháp là kiến trúc chính. Ở giữa một cột, tất cả đều quy tụ quanh toà Chùa mang hình bông sen nở trên trụ đá. Ở Chùa Linh Xứng thì: “Chùa Phật thênh thang ở giữa, phòng chạy rộng rãi hai bên.” Ở Chùa Đọi thì cây Tháp quý Sùng thiện Diệu Linh là điểm tụ hội những kiến trúc phụ khác. Các Tháp Đồ Sơn, Tháp Phật Tích, Tháp Chương Sơn cũng đều thế cả. Trong các Tháp này đều có một pho tượng và các hoạt động lễ hội Tôn giáo đều tiến hành ở trong hoặc xung quanh Tháp. Trong lối bố cục mặt bằng lấy Phật điện làm điểm quy tụ, Phật điện là điện thờ hay Tháp thờ đều có bình diện vuông. Đó là sự gặp gỡ của yêu cầu thẩm mỹ truyền thống Việt Nam với kiến trúc Phật giáo ở Ấn Độ đã được quy định rõ ràng. Đã trên cơ sở mặt bằng hình vuông, mỗi mặt thuộc về một hướng và có cửa mở, phù hợp với vũ trụ quan đương thời.Một số Chùa xây trên gò bãi hay lưng chừng núi, có địa thế rộng, như các Chùa Bà Tấm, Hương Lãng, Phật Tích, Giạm...lại sắp xếp mặt bằng thành các nếp nền từ ngoài vào trong, càng đi sâu vào càng lên lớp nền cao hơn và càng gần Phật điện. Phật tử vào đến Phật điện, tiếp xúc với tượng Phật có cảm tưởng như mình được tiếp cận với đấng giác ngộ.Trong cả hai lối mặt bằng trên, phía cửa đón các Phật tử vào Chùa đều thuộc hướng Nam. Đó là hướng lý tưởng của xứ sở nhiệt đới gió mùa, tránh rét mùa Đông và tránh nóng mùa Hè, lại phù hợp với quan niệm cho nước ta là “Nam Giao thuộc cõi ly minh”, nó có màu đỏ của cửa, của cuộc sống độc lập. Và từ cửa đi vào điện Phật cũng tức là phía Nam lên phía Bắc trong cả cụm kiến trúc hình thành một đường trục dọc để từng kiến trúc cụ thể ở hai nửa phải và trái luôn đăng đối nhau, tạo sự trang nghiêm và tập trung tình cảm nghĩ về phía trước có điện thờ Phật mà mọi người còn được nhích gần. Lối kết cấu kiến trúc Chùa Tháp như thế đã làm rõ chủ đề của kiến trúc Tôn giáo, nâng chủ đề lên.Chùa thời Lý và kiến trúc Phật giáo sớm nhất còn dấu vết trên mặt đất và trong thư tịch. Nó khẳng định một giá trị nghệ thuật dân tộc đặc sắc của Việt Nam và cũng là của thời đại, xứng đáng mở đầu cho nền văn minh Đại Việt, là bằng cứ lao động sáng tạo của dân tộc có trình độ thẩm mỹ cao.(Trích Tập văn Thành đạo, PL. 2532 - 1989)

Chu Quang Trứ

Hình ảnh Chùa Dâu

NHỮNG NGÔI CHÙA VIỆT NAMxv

Dưới đây là hình ảnh một số ngôi chùa Việt:

Chùa Một Cột, Hà Nội.
Chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội.
Chùa Thiên Mụ, Huế.
Chùa Trấn Quốc, Hà Nội.
Tháp trong chùa Phổ Minh, Nam Định.

No comments:

Post a Comment