Wednesday, July 22, 2009

Những con đường

Những con đường nguy hiểm bậc nhất thế giới

Có tận mắt chứng kiến những “con đường tử thần” này, chúng ta mới cảm nhận phần nào nỗi kinh hoàng của lái xe khi qua đây.

1. “Con đường chết” ở Bolivia

Năm 1995, đường Bắc Yungas ở Bolivia chạy qua dãy núi Andes, kéo dài 70 km từ thành phố La Paz tới Coroico “vinh dự” được Ngân hàng Phát triển liên Mỹ bình chọn là con đường nguy hiểm nhất thế giới. Đường đi quanh co, chật hẹp là nguyên nhân gây ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn thương tâm. Tuy vậy, lượng xe hàng ngày qua đây vẫn rất đông.

2. Đường hầm Guoliang ở dãy núi Taihang (Trung Quốc)

Dài 1200m, cao 5m, bề rộng 4m, đường hầm Guoliang gồ ghề và có hơn 30 “cửa sổ” đủ hình dạng, kích cỡ. Có “cửa sổ” hình tròn, có “cửa” hình vuông. Đây là con đường liên lạc với thế giới bên ngoài duy nhất của làng Guoliang.

3. Đường du lịch gần Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)

4. Đường từ vùng Siberian (Nga) tới tỉnh Yakutsk

Con đường duy nhất từ Siberia tới Yakutsk bao giờ cũng ngập đầy bùn đất từ trên núi xuống. Muốn vượt qua con đường chỉ dài 30 km này, các tay lái xe phải xếp hàng dài, đợi nhiều tiếng đồng hồ vì tắc đường, chưa kể là phải đẩy cật lực cho xe lăn bánh.

5. BR-116, Brazil

Đây là con đường dài thứ hai ở Brazil. BR-116 chạy từ Porto Alegre xuyên qua Curatiba và Sao Paulo để đến Rio de Janeiro. Riêng tuyến quốc lộ chạy qua Curitiba-Sao Paulo có biệt danh là “Rodovia da Morte” (Quốc lộ tử thần). Tên gọi này rất đúng, vì nó chạy vòng quanh và thậm chí ngang qua các rìa vách đá dốc đứng. Kết quả: các vụ tai nạn và rủi ro dọc đường trở thành "chuyện thường ngày”.

6. Quốc lộ Tứ Xuyên - Tây Tạng, Trung Quốc

Ở Trung Quốc, số nạn nhân vì tai nạn xe cộ đã tăng gần gấp đôi trong 20 năm qua, từ 3,9 lên 7,6 mỗi 100.000 dân trong thời gian 1985-2005. Trong khoảng thời gian này, số lượng xe hơi chạy trên đường đã tăng gấp 9 lần và con số các phương tiện giao thông khác, phần lớn là xe gắn máy, đã nhảy lên 54 lần.

Theo Tân Hoa xã, gần 82.000 vụ tai nạn chết người đã xảy ra ở Trung Quốc năm 2006, với những khu vực ít dân cư nhất có số tử vong cao nhất. Tuyến quốc lộ Tứ Xuyên - Tây Tạng, nằm giữa Thành Đô và Tây Tạng và là nơi thường xuyên bị sạt lở, là một phần của hiện thực này.

7. Cao tốc liên Mỹ (Pan American Highway), Costa Rica

Cao tốc liên Mỹ, một hệ thống các con đường trải dài gần 48.000km từ vịnh Prudhoe, Alaska, Bắc Mỹ cho đến những điểm đến thấp hơn ở Nam Mỹ, là con đường dài nhất thế giới theo ghi nhận của Sách kỷ lục thế giới.

Mặc dù chỉ là một phần nhỏ của con đường chạy dọc suốt Costa Rica, nhưng đoạn từ San Isidro de El General đến Cartago lại là nơi khiến mọi tay lái ngán ngẩm nhất, nó được mệnh danh là "Ngọn đồi chết chóc" (Hill of death). Đó là tổng hợp của những khúc quanh hẹp, các vách đá dựng đứng, những cơn lũ đột ngột và đất lở.

8. Những cung đường ven biển, Croatia

Tin tốt cho hàng đoàn du khách không ngớt đổ về các làng chài và các khu nghỉ dưỡng cao cấp vốn chưa khi nào vắng khách của bờ biển Dalmatian thuộc biển Adriatic (Croatia) là họ không phải lo lắng về chuyện bom mìn nữa - cuộc chiến tranh sắc tộc dẫn đến việc chia cắt đất nước Nam Tư cũ đã chấm dứt hơn một thập kỷ. Nhưng chính những con đường hẹp, đông đúc và cong lượn dọc bờ biển cùng với những tay lái bạt mạng người Croatia mới là tin xấu.

Những vụ tai nạn trên cung đường này gây thương vong nhiều hơn cả thương vong do cuộc chiến đã qua.

9. Cotopaxi Volcan, Ecuador

Bạn có dự định du lịch đến Ecuador? Hãy cẩn thận, các con đường ở đất nước này đều nguy hiểm, và nguy hiểm nhất trong số đó là Cotopaxi Volcan Road. Nằm không xa lắm về phía nam của thủ đô Quito, Cotopaxi Volcan Road là một con đường dài 40km nguy hiểm và dơ bẩn nối cao tốc liên Mỹ với công viên quốc gia Cotopaxi Volcan, nơi tự hào có ngọn núi lửa còn hoạt động cao nhất ở Ecuador. “Con đường” đầy những hố sâu và chạy qua một “dòng suối” sẵn sàng gây lũ đột ngột khi trời mưa xuống, thêm vào đó là những chiếc xe cũ kỹ và tài xế không được đào tạo tốt, và bạn sẽ phải đánh giá cao những gian khổ của việc lái xe trong rừng...

10. Luxor-al-Hurghada Road, Ai Cập

Con đường nối thành phố cổ Luxor ở miền nam Ai Cập và Hurghada, trung tâm du lịch của khu vực với nhiều khu nghỉ dưỡng lặn biển cao cấp trên Hồng Hải, là một cái bẫy chết người thật sự. Phần lớn các tài xế lười bật đèn pha khi mặt trời xuống, dẫn đến tỉ lệ thương vong do tai nạn cao. Nhưng một điều hài hước là việc chạy xe không pha đèn trong đêm lại không nguy hiểm bằng việc bạn… bật đèn!

Nếu bọn cướp đường không tóm lấy bạn thì bọn khủng bố sẽ làm điều này. Năm 1997, bọn khủng bố đã bắn và giết hại 62 du khách người Đức ở Luxor trong một cuộc thảm sát dẫn đến việc Chính phủ Ai Cập phải ra tay đàn áp trên diện rộng kéo dài đến tận hôm nay.

11. A44, Vương quốc Anh

Đường A44 chạy từ Oxford đến Aberystwyth. Con đường có hai làn xe này đã "sưu tập" cho mình số tai nạn chết người và thương tích trầm trọng trong những năm gần đây đủ để hính phủ Anh phải cho lắp đặt các camera giám sát ngăn ngừa chạy quá tốc độ và khuyến khích việc lái xe cẩn trọng. Theo thống kê, trên con đường này có hơn 25% vụ va chạm là đấu đầu nhau.

12. Patiopoulo-Perdikaki Road, Hy Lạp

Mặc dù đế chế Ottoman xưa đã xâm chiếm Hy Lạp trong 400 năm, họ chưa từng thành công trong việc chinh phục một khu vực miền núi nhỏ nằm ở trung tâm Hy Lạp có tên gọi Agrafa. Đế chế Ottoman không thiếu sức mạnh quân sự và cả mưu toan chính trị, chỉ đơn giản là họ không có đường lên đấy. Muốn lên được đấy phải vượt qua những con đường cheo leo, dốc đứng cực kỳ nguy hiểm bên các vực núi hun hút mà ngày nay đã bớt đi phần nào.

13. Grand Trunk Road, Ấn Độ sang Afghanistan

Con đường này được xây dựng từ hồi thế kỷ 16 để nối liền các thành phố lớn của Ấn Độ với các thành phố tương tự của Pakistan và Afghanistan. Nhưng đến nay, dù đã trải qua hơn 4 thế kỷ nó vẫn chẳng thay đổi gì nhiều. Thường xuyên phải đối mặt khi đi trên đường này là sự hòa hợp đến tạp nham các loại xe bò, súc vật, xe đạp, khách bộ hành và lượng lớn xe hơi cùng xe buýt.

14. Đường ở Nepal


Một con đường từ thủ đô Katmandu, Nepal tới đỉnh Everest


Một con đường từ Ấn Độ- Nepal

Những con đường dốc nhất thế giới

Sống trên khu vực có địa hình nghiêng dốc quả thật không dễ chịu chút nào. Chưa đến nói đến sự bất cập của việc đậu đỗ xe ngoài đường, ngay cả việc lên xuống xem ra cũng vô cùng mệt mỏi. Ấy thế mà có những con đường, độ nghiêng của nó còn hơn cả 30 độ.

Trước tiên xin giải thích đôi chút về con số đo độ nghiêng. Hiểu nôm na, nghiêng 30 độ có nghĩa là cứ đi thêm 100 mét thì vị trí bạn đứng so với mực nước biển lại tăng thêm 30 mét.

Với tiêu chí đó, người ta đã chỉ ra vài con đường dốc nhất thế giới như sau:

1. Đại lộ Canton, thành phố Pittsburgh, Mỹ

Tuy không chính thức được sách Guiness công nhận nhưng trên thực tế, với độ nghiêng 37% đại lộ Canton dốc hơn hẳn đường Baldwin ở New zealand - kỷ lục thế giới vào thời điểm hiện tại.

2. Đường Baldwin street, Dunedin, New Zealand

Con đường thôn quê này bỗng chốc trở nên nổi tiếng khắp thế giới sau khi tiếm chức vô địch thế giới với độc dốc 35%. Trước đó đã có người đo đạc và khẳng định Baldwin 38 độ nghiêng, nhưng thực ra thì không phải.

3. Đường Eldred, Los Angeles, Mỹ

Đừng hỏi vì sao anh chàng trong bức hình lại lê bước mệt mỏi đến vậy - quả là cực hình khi ngày nào cũng phải “chinh phục độ cao” một cách miễn cưỡng như vậy. Nghiêng 33,3 độ, Eldred là con đường dốc nhất Los Angeles và dốc thứ 2 nước Mỹ, sau đại lộ Canton.

4. Đường Fargo , Los Angeles, Mỹ

Đường Fargo năm 1930…

Mỗi năm một lần, hàng trăm kẻ gàn dở lại tụ tập dưới chân đường Farrgo, tổ chức cái-gọi-là “cuộc thi vượt dốc bằng xe đạp”- lên lại xuống, xuống lại lên, sao cho được nhiều vòng nhất trong khả năng cho phép.

Chức vô địch năm nay thuộc về anh chàng có tên Steve Gilmore sau khi kết thúc 92 vòng lên xuống.

Những con đường ngoằn ngoèo nhất thế giới
Hầu hết những con đường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo nhất thế giới đều được thi công trên các dãy núi cao. Mặc dù nguy hiểm do độ dốc nhưng chúng lại được coi là những địa điểm du lịch lý tưởng, đặc biệt là những ai thích mạo hiểm.

Đường Stelvio, Italia

Stelvio, nằm trên độ cao 2.757m, là con đường cao thứ nhì trong số những con đường được mở lên dãy Anpơ sau Col de l'Iseran, cao 2.770m và cao nhất ở mặt đông của dãy núi. Stelvio được thi công trong giai đoạn 1820-1825 nhằm nối Valtellina với thung lũng Adige và Merano. Người Italia coi đây là một trong những con đường tuyệt vời nhất tại châu Âu.

Đường Furka, Thụy Sĩ

Đường Furka nằm ở độ cao 2.431m trên vùng núi Anpơ của Thuỵ Sĩ, nối Valais với Uri. Con đường này khá nguy hiểm vì nó rất dốc và đa phần không có rào chắn ở hai bên.

Đường Grimsel, Thụy Sĩ

Grimse, cao 2.165m, nối châu thổ sông Rhone với châu thổ Haslital của sông Aar. Con đường này nằm gần với thượng nguồn sông băng Rhone.

Đường Saint Gothard, Thuỵ Sĩ

Saint Gothard, cao 2.114 m, nối của miền bắc Thuỵ Sĩ với Italia. Mặc dù có từ lâu đời nhưng nó chỉ được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ 11.

Đường Trollstigen, Na Uy

Con đường vòng vèo Trollstigen ở Rauma là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Na Uy, nhất là đối với các du khách ưa thích mạo hiểm. Con đường được thông vào ngày 31/7/1936 sau 8 năm thi công. Mặt đường rất nhỏ và có rất ít chỗ đủ rộng để 2 ô tô tránh nhau.

Đường Lysebotn, Na Uy

Lysebotn cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch khác ở Na Uy mặc dù điều này xảy ra tình cờ. Ban đầu nó được xây dựng như một phần của dự án nhà máy điện và không có kế hoạch trở thành điểm du lịch.

Một số con đường khác


(Theo Pravda)
Những đường hầm dài nhất thế giới

Đây sẽ là đường hầm dài nhất thế giới nằm trong hệ thống đường ray nối liền London với New York dài tới 6000 km.

Theo tính toán ban đầu của Nga, dự án này sẽ tiêu tốn 65 tỷ USD. Khi dự án được hoàn tất, người ta có thể ngồi xe lửa cao tốc đi xuyên 3/4 đường vòng quanh trái đất và chuyên chở khoảng 100 triệu tấn hàng hóa mỗi năm từ London tới New York. Ngoài ra, theo bản kế hoạch xây dựng, một mạng lưới cáp quang bằng sợi và mạng lưới kết nối năng lượng giữa các châu lục cũng sẽ được lắp đặt tại đường hầm.


Đường hầm dài nhất thế giới nối liền Nga và Mỹ

Đường hầm nối liền Nga-Mỹ qua eo biển Bering.

Cụ thể, đường ống sẽ dẫn dầu và khí đốt từ vùng Siberia đến Bắc Mỹ, đường tải điện sẽ dẫn điện từ những nhà máy điện khổng lồ công xuất 10 GW dùng năng lượng thủy triều đang được xây dựng ở vùng Viễn Đông của Nga sang Bắc Mỹ.Maxim Bystrov, phó giám đốc cơ quan về những vùng kinh tế đặc biệt của Nga cho biết dây sẽ là một dự án kinh tế chứ không mang màu sắc chính trị. Kế hoạch do ông Viktor Razbegin thuộc Bộ phát triển Kinh tế và Thương mại Nga chủ trì. Từ lâu ông này đã ủng hộ việc xây dựng một đường hầm qua eo biển Bering để nối đường bộ giữa Nga với Mỹ và cho công bố một nghiên cứu mang tính khả thi hồi thập niên 1990. Một hội nghị sẽ được tổ chức nội trong tháng này tại Matxcơva để Nga đi đến thỏa thuận liên chính phủ với Mỹ, Canada.

Đường sắt Nga hiện đang xem xét việc xây dựng 3.500 km đường từ Pravaya Lena, phía Nam Yakutsk đến Uelen nằm trên Eo Bering. Con đường này sẽ kết nối với đường hầm qua eo Bering bằng đoạn đường sắt dài 2.000 km từ mũi Prince of Wales, ở Tây Alaska với Fort Nelson ở Canada. Theo ông Vasily Zubakin, Phó giám đốc điều hành Hydro, một chi nhánh công ty sản xuất điện chính của Nga thuộc Hệ thống năng lượng hợp nhất thì dự án đường hầm có thể giúp Siberia và Mỹ tiết kiệm 20 tỷ USD mỗi năm về chi phí vận chuyển điện. Công ty Hydro cũng đang lên kế hoạch xây 2 nhà máy phát điện khổng lồ nhờ thủy triều ở vùng Viễn Đông, cung cấp hàng chục tỷ KW điện vào năm 2020.

Tuy nhiên một số người tỏ ra nghi ngờ về mục đích của đường hầm qua eo biển Bering. Nhiều người khác đặt câu hỏi về ý nghĩa kinh tế của đường hầm khi Alaska cũng có trữ lượng dầu lớn và thị trường Trung Quốc mênh mông vừa gần hơn, vừa mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

Sergei Grigoryev, Phó giám đốc Transneft, đường ống dẫn dầu độc quyền của nhà nước nói: “Tôi chưa bao giờ nghe nói đến dự án này. Trước hết chúng ta cần phát triển những cánh đồng tại Đông Siberia”. Đường hầm về phía Nga sẽ bắt đầu từ vùng Chukotka do ông Roman Abramovich nhà tỷ phú hiện đang sở hữu đội bóng Ngoại hạng Anh Chelsea làm thống đốc. Ông này tỏ ra không mấy mặn mà khi đưa tài sản của mình vào một cuộc phiêu lưu có nhiều bất trắc.

Còn với châu Âu, nhà quan sát thị trường năng lượng Derek Brower gọi dự án này là “không tưởng” và cho rằng chính phủ Nga đang chơi bài chính trị để dọa người tiêu dùng châu Âu ký các thỏa thuận năng lượng. Matcơva dọa sẽ xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc để răn đe các nước châu Âu đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga.Còn quá sớm để nói về mục đích thực sự của dự án khổng lồ này. Tất cả đều mới chỉ là dự đoán mà thôi.


Nhiều quan chức và hàng nghìn người dân Thuỵ Sĩ đã có mặt tại cổng phía bắc của đường hầm Loetschberg, dài 34,6 km, chứng kiến chuyến tàu đầu tiên khởi hành mang theo biểu ngữ "Loetschberg - kết nối châu Âu" cùng với những tràng pháo hoa và tiếng vỗ tay giòn giã. Hành khách vinh dự đầu tiên của nó là Bộ trưởng giao thông Thuỵ Sĩ Moritz Leuenberger.

Đường hầm Loetschberg, được xây dựng dưới dãy An-pơ, khởi công 8 năm về trước và hoàn thành với tổng số vốn đầu tư lên tới 3,5 tỉ USD. Nó sẽ rút ngắn hành trình giữa Đức và Italia từ 3,5 giờ xuống còn chưa tới 2 giờ.

Thuỵ Sĩ thông đường hầm dài nhất thế giới

Đông đảo quan chức và người dân Thuỵ Sĩ tham dự lễ khánh thành đường hầm.

Loetschberg dự kiến sẽ hoạt động hết công suất bắt đầu từ tháng 12 tới với 42 chuyến tàu chở khách và 80 tàu chở hàng mỗi ngày.

Loetschberg là đường hầm dài thứ 3 thế giới, xét về độ dài, sau đường hầm Seikan của Nhật Bản và đường hầm Channel nối Anh với Pháp, cả hai đều là đường hầm dưới biển. Tuy nhiên, Loetschberg đã lập kỷ lục mới về hầm đường bộ, vượt qua kỷ lục của hầm Hakkoda (Nhật Bản) dài 26,5 km, khánh thành cách đây 2 năm.

Thuỵ Sĩ là một trong những đầu mối vận chuyển hàng hoá lớn của châu Âu, nơi giao thông đã tăng lên hơn 10 lần kể từ năm 1980. Hơn 4.000 xe tải chất đầy hàng hoá phải đi qua dãy An-pơ của Thuỵ Sĩ bằng đường bộ mỗi ngày, dẫn tới ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí. Chính vì vậy, Loetschberg được coi là giải pháp tối ưu cho vấn đề này.

Niềm vui của Bộ trưởng giao thông Thuỵ Sĩ Moritz Leuenberger.

Đường hầm Loetschberg cũng sẽ đưa khách du lịch trượt tuyết tới các khu nghỉ dưỡng của Thuỵ Sĩ nhanh hơn. Chuyến tàu từ Bern, điểm tận cùng phía bắc của đường hầm, tới Visp, gần các khu trượt tuyết nổi tiếng như Zermatt (Thuỵ Sĩ) và Courmayeur (Italia) tại phía nam của dãy An-pơ, sẽ rút ngắn thời gian còn một nửa, từ 110 phút xuống còn 55 phút.

Dự án hầm đường sắt của Thuỵ Sĩ - trong đó có một hầm đường bộ thứ 2, dự kiến hoàn thành vào năm 2015, là một trong số những dự án thiết kế công phu nhất thế giới. Hàng triệu tấn đá đã được vận chuyển để phục vụ việc xây dựng Loetschberg.

Tuyến đường sắt thứ 2, đường hầm Gotthard, có chiều dài 60 km và trở thành đường hầm dài nhất thế giới trong tương lai. Gotthard sẽ rút ngắn thời gian từ Zurich (Thuỵ Sĩ) tới Milan (Italia) xuống chỉ còn 2,5 giờ.

Đường hầm qua eo biển Manche nối liền Anh - Pháp:

Le tunnel sous la Manche. by waɪ.tiː.
les trous du tunnel sous la Manche (entrance of the Channel Tunnel) à Coquelles (62)Quelque part sous la Manche dans le tunnel nord T2 - TML - Somewhere under the Channel in the north tunnel T2

Trung Quốc khánh thành cầu vượt biển dài nhất thế giới

Sutong Bridge

Vào lúc 15h 40 phút ngày 1/5, tại tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, đã diễn ra lễ thông xe cầu vượt biển dài 36 km vắt ngang vịnh Hàng Châu, phía Nam thành phố Thượng Hải. Với phần cầu trên mặt biển dài 32km, đây được coi là chiếc cầu vượt biển dài nhất thế giới.
Chiếc cầu này nằm ở vị trí địa lý quan trọng, không chỉ giúp rút ngắn được 120 km đường bộ từ Thượng Hải tới các địa điểm phía Nam, mà còn là cầu nối các hoạt động kinh doanh của trung tâm kinh tế - tài chính lớn Thượng Hải ở phía Bắc vịnh Hàng Châu, cửa sông Dương Tử (tức Trường Giang) với khu vực kinh tế phát triển ở phía Nam có các thành phố mở cửa ven biển quan trọng như cảng Ninh Ba, thành phố Ôn Châu.
Ngoài ra, cây cầu có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở tam giác phát triển Thượng Hải-Hàng Châu-Ninh Ba cũng như toàn bộ khu vực kinh tế châu thổ Trường Giang gồm thành phố Thượng Hải và các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô, trải rộng hơn 100.00km2, với tổng số dân hơn 72 triệu người.
Chiếc cầu này được khởi công xây dựng từ ngày 14/11/2003, hoàn thành xây dựng cơ bản ngày 26/6/2007 với tổng kinh phí 1,69 tỷ USD. Cầu có 6 làn đường hai chiều, cho phép ô tô chạy với tốc độ tối đa 100km/h.

Phát hiện con đường cổ nhất thế giới tại Hòa Bình
Những vết mòn đó chỉ thấy xuất hiện trên những tảng đá gốc hay đá lăn tự nhiên thành lối, thành hàng song song với vách núi và chỉ cách vách núi khoảng một tầm tay vịn. Những vết mòn đó lại xuất hiện hai bên cửa hang của một di tích khảo cổ thời tiền sử. Đặc trưng để nhận biết vệt đường đi này là vết mòn bóng sử dụng còn lưu lại trong lòng đất tầng văn hoá.Do đâu mà có vết mòn đó hay nói cách khác là đối tượng nào đã tác động vào những khối đá đó để tạo nên những vết mòn?Không phải là thiên tạo như kiểu nước chảy đá mòn, và cũng không phải vết mòn do thú hoang tạo ra. Vì những khối đá đó nằm cao hơn mặt bằng xung quanh, và những vết mòn nhẵn chỉ thấy xuất hiện vào những vị trí nhô cao của hòn đá và tương ứng với nhịp bước chân con người.Những vết mòn trên đá được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống. Những vết mòn đó xuất hiện ở những nơi mà con người hiện đại chưa đặt chân tới. Những vết mòn nằm trong địa tầng văn hóa nguyên vẹn chưa bị xáo trộn của văn hóa Hoà Bình.

Tiến sĩ Việt giới thiệu dấu tích tại hang xóm Trại.

Cùng với thắc mắc trăn trở trong nhiều năm “Người tiền sử trong văn hoá Hoà Bình đã đi vào, ra hang như thế nào?”, Tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã để tâm nghiên cứu ở nhiều địa điểm trong văn hóa Hoà Bình ở nhiều tỉnh. Nhưng mãi đến năm 2004 vận may mới mỉm cười với anh.Tháng 8 năm 2004, trong quá trình giúp địa phương dọn lại hang xóm Trại do tình trạng đào sàng lấy phân rơi của nhân dân địa phương quanh vùng, Tiến sĩ Việt đã phát hiện một số tảng đá có vết mòn của đoạn đường đi dài chừng 6 mét ở vách phía Nam của cửa hang.Khi mới phát hiện, hệ thống các dấu mòn này nằm sâu dưới mặt tầng văn hóa Hoà Bình 60 -70 cm trong tình trạng được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Các vết mòn này đã được tiến sĩ trình bày và thảo luận ở Tiểu ban Thời đại đá Hội nghị thông báo Khảo cổ học năm 2004 của Viện Khảo cổ học Việt Nam.

Vết mòn trên đường đi cổ mới được phát hiện

Cũng trong năm 2004, nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Hoà Bình và Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện một ngách đi vào hang sớm nhất của những người Hoà Bình đầu tiên sử dụng hang này. Ngách đi này nằm sâu trong tầng văn hoá cổ chừng 4m, len qua khoảng cách giữa các khối đá lăn với vách cửa hang.Năm nay, trong khuôn khổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hoà Bình tiến hành tôn tạo, tu bổ lại hang, Tiến sĩ Nguyễn Việt đã phát hiện đoạn đường ở phía Nam cửa hang dài thêm khoảng 10m xuôi xuống chân núi. Theo nghiên cứu ban đầu thì đoạn đường này có niên đại từ 8 đến 9 nghìn năm.Phát hiện này đã làm xôn xao các học giả trong nước và đã gây chú ý tới các học giả nước ngoài vì đây là lần đầu tiên không chỉ ở Việt Nam mà là lần đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á phát hiện ra đường đi cổ trong văn hóa Hoà Bình.Quả thật, đây là một dữ liệu khoa học hết sức mới mẻ, chưa từng có trong các giáo trình giảng dạy về khảo cổ học. Giáo sư, tiến sĩ Peter Bellwood - Giáo sư đại học quốc gia úc - Tổng thư ký Hội Tiền sử Châu Á Thái Bình Dương cũng hết sức ngạc nhiên khi được Tiến sĩ Việt chỉ tận nơi cho xem dấu vết đường đi này. Giáo sư cho biết sau khi nghiên cứu thành công, sẽ đưa tư liệu này vào làm nội dung trong giáo trình giảng dạy về khảo cổ học tại trường của ông.Nếu chỉ nhìn qua hoặc chỉ nhìn qua ảnh, thì rất khó nhận biết. Tôi đã nhìn tận nơi và sờ tay vào những vết mòn đó thì thấy chúng có độ mòn khác hẳn so với xung quanh. Lần đầu tiên tôi vẫn nửa tin nửa ngờ. Đến khi Tiến sĩ chỉ cho tôi thấy một ví dụ ở những vết mòn trên những tảng đá của đường đi ngay dưới chân núi (con đường hàng ngày mọi người vẫn đi qua) thì tôi đã hoàn toàn bị chinh phục. Hiện tại các vệt đường đi cổ này đã được làm sạch và đổ silicon làm phiên bản và phủ keo Wacker VV5 bảo vệ.

Ngách đi cổ có niên đại 21 ngàn năm.

Thành công nối tiếp thành công, tới ngày 20/11/2008 các dấu vết mòn trên những phiến đá trong ngách đi cổ phía Bắc có niên đại cách ngày nay tới 21 ngàn năm lại được phát hiện.Kết quả nghiên cứu các trầm tích văn hóa của cư dân nguyên thủy thuộc văn hóa Hoà Bình có tuổi cacbon phóng xạ sau khi hiệu chỉnh vòng cây là 21 ngàn năm, phủ trực tiếp trên các dấu vết mòn này xác nhận các dấu mòn đi lại này diễn ra cùng thời hoặc trước 21 ngàn năm.Hiện tại có 6 vết mòn sâu và lớn đã được phát hiện bên dưới tầng văn hóa Hòa Bình đã và đang trong quá trình bị nước nhũ kết cứng.So với hệ thống vết mòn ở vách Nam cửa hang thì những dấu vết này có độ mòn sử dụng lâu và rõ rệt, dễ nhận biết hơn nhiều. Điều đó chứng tỏ con đường này tồn tại trong nhiều ngàn năm.Điều đặc biệt ở đây nữa là ngoài những vết mòn dưới đất do chân người nguyên thuỷ đi qua thì Tiến sĩ Việt đã tìm được cả vết mòn cổ bên vách đá của ngách đi do vết tay của người nguyên thủy bám vào đá tạo thành.Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Việt thì đây là hệ thống dấu mòn đi lại cổ vào loại nhất thế giới. Việc phát hiện các dấu đi cổ 21 ngàn năm này là một thành tựu nghiên cứu rất có ý nghĩa không chỉ với riêng tỉnh Hoà Bình hay tại Việt Nam mà đây là lần đầu tiên tại Đông Nam Á đã phát hiện ra lối đi cổ này. Để bảo tồn và phục vụ công tác nghiên cứu, các dấu mòn này sẽ được làm khuôn silicon và bảo quản bằng các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.Tại sao cùng trong một địa điểm lại phát hiện hai lối đi cổ có niên đại cách nhau tới khá nhiều ngàn năm? Đây là câu hỏi của khá nhiều người khi được biết thông tin về hai đoạn đường đi cổ trên.Trả lời vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Việt cho biết: Hang xóm Trại là một địa điểm cư trú lâu dài của người nguyên thủy trong văn hóa Hòa Bình.Theo kết quả nghiên cứu mới đây nhất thì địa điểm này có niên đại cách ngày nay từ khoảng 21 đến 7 nghìn năm.Tầng văn hóa trong hang có độ dày trung bình lên tới 5m. Lối đi cổ ở ngách phía Bắc có niên đại 21 ngàn năm là lối đi đầu tiên của người nguyên thuỷ vào, ra hang.


Dấu tích văn hóa tại hang xóm Trại.

Sau khoảng 10 ngàn năm cư trú và sinh sống, người nguyên thủy ở đây đã để lại một lượng dấu tích văn hóa khá lớn làm tràn đầy lòng hang cùng với những tảng đá rơi tự nhiên đã bịt dần lối đi cổ 21 ngàn năm.Để vào, ra hang, bắt buộc người nguyên thủy phải tìm đường đi mới cho phù hợp và lối đi cổ ở phía Nam cửa hang dần được hình thành.Việc phát hiện ra lối đi cổ nhất thế giới này đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho các nhà khảo cổ Việt Nam. Các nội dung tu bổ tôn tạo tại hang xóm Trại năm nay cũng lần đầu tiên được thực hiện trong các di tích văn hóa Hòa Bình tại Việt Nam: Các dấu vết đường đi được bảo tồn nguyên trạng; giữ nguyên một phần tầng văn hóa đã hóa thạch bên vách hang; vệ sinh làm xuất lộ dấu tích văn hóa thời kỳ đầu của hang; gia cố, bảo tồn tầng văn hóa trong hang; dựng cụm tượng manơcanh tái tạo cảnh sinh hoạt bên bếp lửa trong hang, dựng bia giới thiệu các giá trị của hang...Với những nội dung trên, hang xóm Trại đã trở thành địa điểm rất sinh động, hấp dẫn để giới thiệu với khách nghiên cứu và tham quan về văn hoá Hoà Bình.

No comments:

Post a Comment