Đào tạo kiến trúc sư ở VN 50 năm giữa thế kỷ XX
KTS ĐOÀN ĐỨC THÀNH
Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta có những biến đổi lớn lao, đặc biệt là trong 50 năm giữa thế kỷ XX (1925-1975). Vào thời điểm này, lần đầu tiên ở nước ta đã đào tạo kiến trúc sư thế hệ đầu tiên và cũng trải qua những bước thăng trầm nhất trong quá trình hình thành và phát triển giới nghề. Bài viết này nêu lên quá trình đào tạo kiến trúc sư ở nước ta trong các giai đoạn với những biến đổi nhiều nhất, trước khi được ổn định và phát triển mạnh mẽ đông đảo như ngày nay.Giai đoạn tiền Cách mạng (1925- 1945)Kiến trúc truyền thống nước ta dù rộng lớn như mái đình, mái chùa hay nhỏ như ngôi nhà ở ba gian cũng xây dựng theo cây thước tầm của bác thợ cả. Từ bao đời nay ông cha ta vẫn xây dựng theo phương cách ấy. Phải đến năm 1925, khi hoạ sĩ người Pháp Victor Tardieu (1876-1937) sáng lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Mỹ thuật Đông Dương, đào tạo kiến trúc sư (Khoa Kiến trúc được thành lập thêo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 1-10-1926) với phong cách nghệ sĩ thiên về nghệ thuật sáng tạo, thì đến năm 1931 nước ta lần đầu tiên mới có kiến trúc sư người Việt Nam và công trình bắt đầu được xây dựng theo bản vẽ trên giấy do kiến trúc sư nước ta vẽ. Từ ấy nội dung và hình thức công trình bắt đầu phong phú hơn, đa dạng hơn, kiến trúc ở nước ta thực sự sang một trang mới. Có thể coi đây là khởi điểm của kiến trúc hiện đại Việt Nam. Trong 20 năm - từ 1925 đến 1945 - Trường Mỹ thuật Đông Dương đã đào tạo tốt nghiệp được 11 khoá kiến trúc sư, với trên 50 kiến trúc sư. Danh tính kiến trúc sư trong thời gian này như sau:Theo nhà nghiên cứu kiến trúc Christian Pedelahore de Loddis (Pháp), cuốn 40 năm và cuốn 45 năm truyền thống đào tạo của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội thống kê thời gian này có 29 kiến trúc sư. Khoá 1925-1930: Nguyễn Xuân Phương, Lê Quang Tỉnh; 1926-1931: Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh); 1927-1932: Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp; 1928-1933: Trần Hữu Tiềm, Nguyễn Gia Đức; 1929-1934: Đoàn Ngọ, Bạch Văn Chụ, Phan Văn Hoá (có thể nhầm với Vũ Đình Hoá- T G); 1930- 1935: Đoàn Văn Minh, Võ Đức Diên; 1931-1936: Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Ngọc Điệp; 1932-1937: Đỗ Hữu Dư (tức Hoàng Linh), Phạm Khắc Hệ (tức Phạm Hoàng); 1934-1939: Nguyễn Ngọc Chân, Nguyễn Nghi, Tạ Mỹ Duật, Nguyễn Ngọc Ngoạn, Nguyễn Ngọc Diệm; 1938- 1943: Ngô Huy Quỳnh, Khổng Toán, Lương Tấn Khoa, Phạm Khắc Nhu (có thể nhầm với Huỳnh Văn Nhu - T G); 1940-1945: Huỳnh Soàn, Trần Văn Đường, Đỗ Bá Vinh, khoá này năm cuối làm đồ án tốt nghiệp và nhận bằng kiến trúc sư tại Đà Lạt.Qua quá trình tìm hiểu, tôi thấy còn những kiến trúc sư sau đây tốt nghiệp trong giai đoạn này mà chưa thấy tên trong danh sách ở trên, không biết các ông học khoá nào. Xin ghi lại để gia đình các kiến trúc sư và ai có nguồn tư liệu nào khác mong được bổ sung hoặc đính chính cho rõ hơn:KTS Phạm Quang Bình, một trong 8 kiến trúc sư đã dự Hội nghị thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam tại Việt Bắc (ngày 24 đến 27- 4- 1948) và Hội nghị Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ II tại Hà Nội (ngày 26 đến 27- 4- 1957).KTS Phan Nguyên Mậu, trước năm 1945 đã từng mở chung Văn phòng Kiến trúc với KTS Trần Hữu Tiềm ở Đà Lạt. Hội nghị thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam lần thứ nhất tại Việt Bắc (ngày 23 đến 25-7-1948) đã mặc niệm tưởng nhớ đến những văn nghệ sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, trong đó có hai kiến trúc sư: Huỳnh Tấn Phát và Phan Nguyên Mậu (1).KTS Nguyễn Xuân Tùng, người từng cộng tác với KTS Nguyễn Ngọc Ngọan thiết kế chùa Quán Sứ và KTS Võ Đức Diên thiết kế nhà Thuỷ Tạ bên hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội.Năm 1954, làn sóng dân Bắc di cư vào Nam đã xáo trộn đến giới nghề, nhiều kiến trúc sư ở trong vùng địch tạm chiếm đã rời Hà Nội vào Sài Gòn như : Võ Đức Diên, Nguyễn Gia Đức, Đỗ Bá Vinh, Vũ Đình Hoá, Đào Trọng Cương, Phạm Gia Hiến, Nguyễn Thuỵ, Nguyễn Mạnh Bảo, Bạch Văn Chụ, Vũ Bá Đính, Lê Văn Cấu, Nguyễn Đăng Linh, Ngô Khắc Trăm, Hồ Đắc Cáo, Nguyễn Khắc Siêu, Đỗ Đức Trung, Nguyễn Xuân Nghị, Phạm Khánh Chù,...(trong số này có 14 kiến trúc sư chưa có tên trong danh sách thống kê ở trên). Những kiến trúc sư này đã cùng với kiến trúc sư Sài Gòn là Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Đường, Huỳnh Văn Nhu, Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Hữu Phi, Hoàng Hùng, Huỳnh Ẩn, Nguyễn Văn Nhị, Lâm Du Tốt,…(có 6 kiến trúc sư chưa ghi tên trong danh sách nêu trên) hợp lại thành lực lượng sáng tác lớn mạnh. Như vậy, tôi thống kê chưa đầy đủ thì trước Cách mạng Tháng Tám nước ta đã có 51 kiến trúc sư tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, chứ không phải 29 kiến trúc sư như các nguồn trong và nước ngoài lâu nay.Năm 1942, nhà điêu khắc Hiệu trưởng mới là Evariste Ronchere - người kế tục hoạ sĩ Victor Tardieu từ năm 1937- chủ trương đào tạo kiến trúc sư thực hành và hoạ sĩ sản xuất mỹ nghệ nên đã chia Trường Mỹ thuật Đông Dương làm hai trường riêng biệt: Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Khoa Kiến trúc và Trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội (Nghị định ngày 22-10-1942 của Toàn quyền Đông Dương).Năm 1944, Khoa Kiến trúc được nâng thành Trường Kiến trúc, nhưng vẫn trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Nghị định 22-2-1944). Nhật đảo chính Pháp nên Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuyển Trường Kiến trúc vào Đà Lạt. Đầu năm 1945, Chính phủ Pháp công nhận văn bằng kiến trúc sư của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có giá trị để hành nghề tại Pháp và Đông Dương (Nghị định 6-2-1945). Cuối năm 1945 thì nhà trường ngưng hoạt động do Nhật đảo chính Pháp, tình hình chính trị không ổn định.Với 3 năm - từ 1942 đến 1945 - Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đào tạo 3 khoá học dở dang, có trên 20 sinh viên đang học phải nghỉ học do chiến tranh.Giai đoạn Cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)Mùa Thu năm 1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Ngay sau khi giành chính quyền, ngày 8-10-1945, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục đã ra Nghị định khai giảng Trường Mỹ thuật Việt Nam dưới chính thể nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 15-11-1945, Trường Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lớp học và chiêu sinh. Khoa Kiến trúc được thành lập, các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Văn Ninh, Hoàng Như Tiếp, Tạ Mỹ Duật,… bắt đầu chuẩn bị chương trình giảng dạy và soạn thảo giáo án đào tạo kiến trúc sư. Nhưng tình hình an ninh không bảo đảm, Lễ khai giảng phải trì hoãn nhiều lần. Ở Đà Lạt, cuộc chiến tạm yên, chính phủ Pháp chủ trương tiếp tục cho Trường cao đẳng Kiến trúc hoạt động trở lại từ 01- 02-1947. Năm 1948, Trường Kiến trúc Đà Lạt nhập vào Viện Đại học Đông Dương và nâng lên thành hệ cao đẳng. Từ đó, Trường cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt tách riêng ra khỏi Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tuy vậy, mọi thể lệ vẫn như một trường địa phương thuộc Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Paris (Nghị định 6-9 -1948). Năm 1950 ở Việt Bắc, Bộ Giao thông- Công chính thành lập Vụ Kiến trúc, tổ chức thiết kế kiến trúc đầu tiên của Nhà nước ta. Các kiến trúc sư được tập trung thành một tổ chức lớn mạnh. Từ Vụ Kiến trúc đã cử hai kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh và Hoàng Linh sang Liên Xô (cũ) tu nghiệp, đồng thời tổ chức cho các sinh viên kiến trúc học dở dang ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương một kỳ thi làm đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư. Dương Hy Chấn, Đàm Trung Lãng, Đàm Trung Phường, Vương Quốc Mỹ đã được bảo vệ đồ án và được xếp ngạch kiến trúc sư. Tuy vậy cũng còn những sinh viên kiến trúc vì ở xa không có điều kiện học tiếp như Nguyễn Sanh Kha, Võ Như Tỷ, Nguyễn Văn Long. (Các ông này cũng được mời dự Hội nghị Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ II tại Hà Nội).Năm 1950 ở miền Nam, chính phủ Pháp quyết định Trường cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt không còn trực thuộc Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Paris. Giám đốc mới là KTS người Pháp Arthur Kruze, ông vốn là Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc từ thời Trường Mỹ thuật Đông Dương trước đây. Do tình hình chính trị trong nước thời gian này chưa ổn định nên rất ít sinh viên theo học, kể cả những sinh viên kiến trúc đang học dở dang. Trường phải chuyển từ Đà Lạt về Sài Gòn với tên gọị mới là Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn. Trong năm này chỉ có vài sinh viên đang học dở dang trước đây nhập học như Võ Minh Nghiệm, Nguyễn Bá Lăng,... còn hầu hết các sinh viên kiến trúc ở Sài Gòn có gia đình khá giả đều sang Pháp học tiếp ở Trường Quốc gia cao đẳng Mỹ thuật Paris, như: Nguyễn Quang Nhạc, Huỳnh Kim Mãng, Phạm Văn Thâng, Trần Văn Tải, Tô Công Văn, Bùi Quang Hanh, Lê Văn Lắm, Ngô Viết Thụ, Võ Thành Nghĩa, Nguyễn Mỹ Lộc, Nguyễn Văn Hoa, ...
Giai đoạn đất nước chia cắt hai miền Nam Bắc (1954 - 1975).Năm 1954, Hiệp định Geneve chia đất nước làm hai miền, cách nhau bởi dòng sông Bến Hải nằm trong vĩ tuyến 17. Ở miền Bắc, năm 1956 Trường đại học Bách khoa thành lập tại Hà Nội, ngay từ khoá đầu tiên đã chiêu sinh một lớp kiến trúc sư với 26 sinh viên. Nhưng chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy nên học được một học kỳ phải chuyển đổi nội dung trở về ngành xây dựng. Một số kỹ sư sau khi ra trường đã làm công việc của kiến trúc sư như Tôn Thất Đại, Nguyễn Đức Thiềm, Lê Văn Lân, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Trần Hùng. Các anh chị đã và đang làm tốt những công việc của kiến trúc sư trong sáng tác, giảng dạy, lý luận phê bình,...
| |
|
TOÀN CẦU HÓA VÀ VÙNG ÐÔ THỊ CỰC LỚN Trong xu hướng toàn cầu hoá chúng ta thấy những tranh luận về phát triển không gian: khu vực và toàn cầu hoá. Thoạt nhìn, khu vực hoá và toàn cầu hoá có vẻ là những khái niệm đối lập nhau. Nhưng trên thực tế, nền kinh tế thế giới không thể tồn tại được nếu không dựa vào cơ sở khu vực. Vùng đô thị mở rộng - VÐTMR (Extended metropolis)/ vùng đô thị lớn - VÐTL (Greater metropolis) vươn ra dọc nhánh của đường cao tốc tới 50km, có thể đi làm và về trong ngày (theo tổng kết UN-ESCAP, 1993). Cũng từ góc nhìn toàn cầu hóa thì Vùng đô thị cực lớn - VÐTCL (Mega Urban Region - MUR) được coi là một nút trong mạng lưới các dòng lưu chuyển hàng hóa, vốn và thông tin toàn cầu, là nơi tập trung GDP và dân số đô thị càng cao. Thuật ngữ “peri-urban zone” - vùng cận đô tương đương với VÐTMR, còn vùng ngoại vi thì gần tương đương với vùng desakota trong các VÐTCL châu Á. Khái niệm desakota xuất phát từ các nghiên cứu thực địa ở đảo Java vào cuối những năm 1980, và đã được các nhà nghiên cứu về đô thị hóa ở Ðông Nam Á áp dụng. Nhiều cuộc nghiên cứu đã kiểm chừng khái niệm này, như được tổng kết trong Kelly and Mc Gee 2003. Tuy nhiên, khái niệm này lại được bàn luận nhiều nhất bởi các nhà nghiên cứu về đô thị hóa ở Trung Quốc. CÁC VÙNG ÐÔ THỊ CỰC LỚN VÀNH ÐAI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG Một kết quả quan trọng của toàn cầu hóa là cách thức nó tạo điều kiện cho sự phát sinh các khối trong vùng bao gồm các quốc gia như: Liên minh châu Âu, khối Thỏa hiệp Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ, Hiệp hội các nước Ðông Nam Á và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đang tiến triển. Tầm mức tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng xảy ra ở Ðông Á và Ðông Nam Á đã dẫn đến sự phát sinh quyền lực kinh tế của vùng, cho thấy một thế kỷ Thái Bình Dương, trong đó các nền kinh tế của các quốc gia dọc theo vành đai phía Tây của Thái Bình Dương một ngày kia sẽ sánh vai với các nền kinh tế của cộng đồng Châu Âu và Bắc Mỹ. Ða trung tâm được nhìn thấy ở hình thức cấp tiến nhất trong hệ thống các thành phố VÐTCL ở Nam California, trong sự phát triển các thành phố ven rìa. Nó trải rộng 400km dọc theo bờ Thái Bình Dương từ Santa Barbara đến San Diego với trung tâm tại Los Angeles, khu vực mở rộng nhanh nhất là tại quận Cam (Orange Country) và nó mở rộng ra phía Ðông vượt khỏi Riverside. Ðây là trung tâm tài chính lớn nhất ở bờ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ; nó là Trung tâm của thế giới về các ngành công nghiệp điện ảnh và giải trí; hai cảng của nó đã chi phối giao thương Châu Á - Thái Bình Dương và sân bay quốc tế Los Angeles là đầu mối hàng không khống chế bờ biển Thái Bình Dương. Vùng Los Angeles là thành phố xe hơi đúng nghĩa, trong đó các đường cao tốc hình thành cơ sở cho hệ thống giao thông. Các vùng đô thị lớn đa trung tâm đang phát sinh xung quanh vành đai Thái Bình Dương từ Tokyo đến Sydney Quy hoạch phát triển tổng hợp quốc gia của Nhật đã đề xuất cơ cấu đa giao điểm cho vùng Tokyo - Yokohama mà các chức năng được lựa chọn cần phải được tích cực phân tán đến các thành phố then chốt cho kinh doanh, bao gồm các khu vực được khai khẩn dọc theo Vịnh Tokyo. Các cơ cấu đô thị nhiều trọng tâm và được kết mạng rất phổ biến khắp Ðông Á và Ðông Nam Á: Seoul - Kyunggi - InChon (Hàn Quốc), Bắc Kinh - Thiên Tân (Trung Quốc), Thượng Hải - Hàng Châu - Giang Tô...(Trung Quốc), Hồng Kông - Các đô thị Nam Trung Quốc, Bangkok (Thái Lan) - ranh giới không tách biệt với các tỉnh lân cận; Kulua Lumpur - Thung lũng Klang (Malaysia), Metro Manilla - Rigal - Cavite... (Philippine), Jabotakek - Jakarta - Bugor - Tangerang - Bekasi (Indonesia), Sijori (Singapore) - một VÐTCL điển hình của việc mở rộng đô thị vượt qua biên giới quốc gia sang Nam Johor (Malaysia), Batam và Bintang thuộc tỉnh Riau của Indonesia, Sydney - New Castle - Wollonggong (Úc). VÙNG ÐÔ THỊ CỰC LỚN Ở VIỆT Vùng đô thị mở rộng TP. Hồ Chí Minh là ranh giới vùng kinh tế trọng điểm phía Vùng đô thị lớn Hà Nội bao gồm: Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nam, Phú Thọ. VÐTCL Hà Nội vươn tới 150km, thì bao gồm cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong đó có Hải Phòng, Quảng Ninh và phía Nam vươn tới cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Hiện nay, Hà Nội mở rộng đang triển khai “Lập quy hoạch xây dựng chung”, thiết nghĩ cần tính đến VÐTMR, VÐTL và VÐTCL để đảm bảo hiệu quả kinh tế và khai thác được tiềm năng của vùng đô thị, đồng cần tính đến VÐTMR, VÐTL và VÐTCL để đảm bảo hiệu quả kinh tế và khai thác được tiềm năng của vùng đô thị, đồng thủ đô Hà Nội mở rộng theo chiến lược “toàn vùng cùng thắng” (win-win strategy). Một đặc điểm chính của các VÐTCL là đô thị hóa hiện đang lan tỏa từ các điểm nút đô thị nhờ hệ thống giao thông đã được cải thiện và tăng trưởng kinh tế. Tại hầu hết các quốc gia (trừ Nhật) phương tiện giao thông chủ yếu là xe cơ giới, nhưng hiện nay một số quốc gia đã phát triển hơn như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore đã chọn mô hình của Tokyo là hệ thống tàu điện ngầm kết nối với xe buýt ở các vùng ngoại thành. Sự mở rộng đô thị nói trên một phần cũng xuất phát từ việc di dời sản xuất công nghiệp ra vùng ven đô và tái cơ cấu lại khu trung tâm theo hướng dịch vụ. Khi các khu trung tâm được tái cơ cấu để chuyển đổi từ sản xuất công nghiệp sang dịch vụ, dân nội thành sẽ dời ra ngoài, dẫn đến việc dãn dân, và đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lan tỏa của đô thị hóa. Việc dãn dân này dẫn đến sự hình thành các hành lang đô thị lớn, chẳng hạn các hành lang NGUYỄN ÐĂNG SƠN - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị & Phát triển Hạ tầng (IUSID) |
No comments:
Post a Comment