1. Ngôi nhà nhỏ này ở Toronto; có 1 phòng khách, 1 bếp và 1 phòng ngủ. Toàn bộ ngôi nhà nằm trên mảnh đất rộng 2,2 mét và dài 34,6 mét. Nó đang được rao bán với giá $173.000.
2. Bạn làm gì với một khoảng không gian chỉ với 2,4 met chiều rộng? Một nhóm các kiến trúc sư trẻ tuổi, nhiệt huyết dùng tài năng, đam mê của mình để biến những khoảng không gian như thế thành một ngôi nhà và văn phòng.
4 tấm ván gỗ sàn được đặt giữa 2 bức tường, tạo thành một bộ khung sắt cho ngôi nhà với tầng trệt là nơi làm việc, tầng 1 là phòng ăn, tầng 2 là phòng nghỉ ngơi, thư giãn, tầng 3 là phòng ngủ và trên mái nhà là để ngắm cảnh. Các bức tường ngăn với bên ngoài hoàn toàn bằng kính.
3. Một ngôi nhà (số 7) ở Amsterdam và có thể là ngôi nhà mỏng nhất trên thế giới.
4. Ngôi nhà Zur Wage 1273, Konstanz, Đức.
5. Ngôi nhà này do Boyarsky Murphy thiết kế, được xây dựng trên một một hầm rượu cũ. Nhìn từ bên ngoài ngôi nhà trông khá nhỏ với mặt tiền 3 mét và cao 8 mét. Nó thậm chí trông còn nghỉ hơn do chiều rộng và chiều cao của các ngôi nhà bên cạnh.
6. Một ngôi nhà rất đẹp và mỏng ở Toronto.
7. Ngôi nhà có nội thất rất đẹp này ở Nhật Bản do Shuhei Endo thiết kế.
8. Ngôi nhà ở Osaka, Nhật Bản.
9. Ngôi nhà ở Paris, Pháp.
10. Ngôi nhà ở Nagasaki , Nhật Bản.
11. Tòa nhà trắng ở bên trái được gọi là “Khách sạn hình con nhộng” ở ngay ngã tư Daimon, Hamamatsucho Station, Tokyo, Nhật Bản.
12. Tòa nhà ở London, Anh.
13. Ngôi nhà ở Charleston, SC.
Việt Nam: Có lẽ lần đầu tiên khái niệm “nhà siêu mỏng” được nhắc đến là khi đường Điện Biên Phủ mở rộng, những căn nhà gần vòng xoay đã bị giải tỏa gần hết, có nhà chỉ còn một vài mét bề sâu nhưng người ta xây lên đến 2-3 tầng mà... chẳng làm sao cả. Từ đó, hễ nơi nào có đường phố giải tỏa, mở rộng là ở đó có nhà siêu mỏng xuất hiện.
- Những ngôi nhà mỏng nhất Saigon
Căn nhà “mỏng nhất” số 208 Hoàng Hoa Thám, Q.Bình Thạnh, TPHCM. |
“Độc chiêu” và vui mắt nhất là căn nhà số 1/24, đường Trường Chinh, P15 Q.Tân Bình. Do nằm ngay ngã ba nên từ xa người ta đã thấy được độ mỏng của nó. Nhà chỉ có một bên hông rộng khoảng 1,5m (cũng là chiều sâu một bên của căn nhà); hông còn lại không có, mặt tiền trước và vách tường sau giao nhau nên căn nhà giống hình một mũi tên ngộ nghĩnh.
Một căn nhà nằm ngay trên mặt tiền đường Đồng Nai (khu cư xá Bắc Hải), Q10, chỉ có diện tích khoảng 1m2, có thể xem là căn nhà có diện tích nhỏ nhất Sài Gòn. “Xứng chị xứng em” với căn nhà này là căn nhà nằm trong hẻm 59, đường Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, chiều ngang mặt tiền được 1m, chiều dài chừng 2m. Hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đoạn khu vực đường Lê Văn Sỹ, P13, Q3 và Trần Văn Đang, P9 Q3 cũng có nhiều căn nhà mỏng và nhỏ tương tự.
Rồi dãy nhà từ số 187 đến số 195, đường Trần Huy Liệu, P8, Q.Phú Nhuận (góc ngã tư Trần Huy Liệu – Nguyễn Trọng Tuyển), mỗi căn nhà chiều sâu chỉ có chừng… 1m. Rải rác trên các con đường trong thành phố đều có nhà “siêu mỏng nhà số 506 Kinh Dương Vương (An Lạc, Bình Chánh); 165 Nguyễn Văn Luông, P10 Q6; 141A Đồng Đen, P13 Q.Tân Bình…
Có thể nói, gần như ở 24 quận, huyện của TPHCM, không nơi nào là không có nhà siêu mỏng với kiểu kiến trúc hoặc mỏng như tấm ván, hoặc nhỏ như ống trúc, hoặc hình tam giác, hình thang, bán nguyệt…
Một căn nhà siêu mỏng trên đường Trường Chinh, Q.Tân Bình. |
- Sống trong nhà siêu mỏng
Khi tôi đến căn nhà số 1/24 đường Trường Chinh, P15 Q. Tân Bình, chủ nhà không dám để khách vào nhà vì không có chỗ ngồi nên phải lấy ghế bỏ ra ngoài hè mời khách, còn chủ ngồi bên trong nói chuyện ra. Tầng dưới của căn nhà rộng chưa tới 4m2, góc bên trái là cầu thang dẫn lên gác, nhà vệ sinh nằm ở góc phải và đồ đạc chật ém. Hàng tạp hóa để lấn ra đường. Chị Mai, chủ căn nhà này cho biết, mặc dù khi giải tỏa, Nhà nước đã đền bù và bán đất cho dân tái định cư. Thế nhưng cho đến nay, chị vẫn chưa nhận được đất. Tôi hỏi: “Sao chị không bán luôn phần đất còn lại quá nhỏ này?”. “Nhà mình trước giờ ở đây sinh sống, buôn bán, bây giờ dời đi nơi khác coi như mất mối, mất bạn hàng, nên phải xây lại để ở, dù biết rằng nó nhỏ, chật chội. Cũng may còn dính chút mặt tiền để mưu sinh” - chị Mai nói. Ở nhà siêu mỏng, người ta tận dụng triệt để diện tích. Căn nhà mặt tiền 1m2 nằm trên đường Đồng Nai cũng được cho thuê để mở “hiệu sách cũ” với giá 600.000đồng/ tháng. Căn nhà số 76/5 Hồ Biểu Chánh, Q. Phú Nhuận, bề ngang 4m, sâu 1,5m, có gác gỗ, nhưng có đến 6 nhân khẩu cư trú. Một thành viên trong nhà bộc bạch: “Sống trong nhà siêu mỏng, quay tới quay lui là đụng tường và đụng...người, để xe đạp, xe máy rất khó khăn. Nhưng như vậy cũng còn hơn… không có chỗ ở”. Có những căn nhà quá mỏng, không thể tận dụng làm chỗ ở được thì chủ nhà tận dụng làm chỗ giao dịch bán hàng, tối đóng cửa về nhà riêng…
Vì sao nhà siêu mỏng vẫn tồn tại và phát triển? Kiến trúc sư Nguyễn An Lộc – Trường Đại học Kiến trúc TPHCM cho rằng, sở dĩ những căn nhà siêu mỏng cứ mọc ra là do “văn hóa mặt tiền”. Ở nước ngoài, những cửa hiệu bán hàng hóa, dịch vụ thường tập trung theo khu, còn nhà ở nằm nơi khác.
Trong khi ở ta, do “văn hóa mặt tiền” ăn sâu vào lối sống nên người ta chen nhau ra ở mặt tiền. Nhà mặt tiền đẻ ra… tiền, “bèo” lắm cho thuê kinh doanh một tháng cũng kiếm được hơn tháng lương công nhân. Hơn nữa, ở thành phố bây giờ “tấc đất tấc vàng”. “Nhà vậy nhưng “rờ” vô cũng mấy chục cây SJC đó!”, một tay cò nhà đất cho biết.
- Hỏng mỹ quan đô thị
Khi đi ngang qua một con đường - dãy phố có nhiều căn nhà mới toanh xinh đẹp, bất chợt xuất hiện những căn nhà siêu mỏng, lối kiến trúc giống như nhà trong phim hoạt hình khiến người xem không khỏi… cười buồn! Những ngôi nhà siêu mỏng ấy đã làm hỏng mỹ quan kiến trúc đô thị.
Điều đáng nói là nhà càng mỏng, gia chủ xây càng cao, nhằm thêm diện tích để sử dụng. Nâng tầng để lấn chiếm không gian mà không sợ ai thưa kiện.
Ông N.T.T - hàng xóm của căn nhà siêu mỏng số 208 Hoàng Hoa Thám, Q. Bình Thạnh, tỏ vẻ bức xúc: “Căn nhà này khi xây lên tầng trên, người ta lấn rộng ra, giống như một người có cái đầu to đứng trên đôi chân yếu ớt. Bà con ở đây sợ không biết nó sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào”.
Một cán bộ của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM cho biết, chủ trương của TP là khuyến khích người dân, sau khi giải tỏa, những căn hộ nào còn lại nhỏ hơn 40m2 (chuẩn xây dựng được qui định), nên bán lại cho các hộ kế tiếp; còn dưới 25m2 thì phải giải tỏa trắng và được bồi hoàn giải tỏa, tái định cư, tránh tình trạng xây dựng những căn nhà siêu mỏng.
Thế nhưng, khi mới vừa giải tỏa xong, người dân bắt đầu xây nhà ngay trên phần đất còn lại, xây theo kiểu hỏa tốc, xây lén. Nhiều nhà xây công khai, nhưng chính quyền địa phương cũng khó xử lý, bởi TP chưa có quy định cụ thể để xử lý những trường hợp như vậy.
Kiến trúc, mỹ quan đô thị TPHCM sẽ ra sao khi phố phường tiếp tục được mở rộng, nâng cấp và những căn nhà siêu mỏng vẫn tiếp tục được “khai sinh”?
- Nhà “siêu mỏng” tại Cần Thơ
Những căn nhà “siêu mỏng” này tập trung chủ yếu ở khu vực mở rộng đường ĐinhTiên Hoàng, phường Thới Bình và dự án mở rộng đường Nam Sông Hậu,phường Hưng Lợi. Do bị ảnh hưởng quy hoạch, diện tích những căn hộ ở đây còn rất ít, song được xây cao lêu nghêu. Những căn nhà “siêu mỏng” này hầu hết đều xây dựng không phép.
No comments:
Post a Comment