Wednesday, July 22, 2009

Tre trong kiến trúc

Cây tre (với nhiều loại khác nhau: trúc, mai, vầu, nứạ..) có ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng có lẽ khu vực Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa mới chính là quê hương, xứ sở của tre và các sản phẩm văn hoá từ tre.
Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hình ảnh bình dị mà đầy sức ống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có mặt ở nhiều nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia, VN... Từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng từ xa xưa để đánh bắt một số loại hải sản, thì ở Australia hiện nay, môn thể thao khá phổ biến là lướt sóng biển bằng ván gần đây có nét mới: loại ván trượt được ưa chuộng được làm bằng tre phủ một lớp nhựa epoxy bằng công nghệ cao.

Đất nước Triều Tiên từ xa xưa cũng đã sử dụng tre, nứa trong đời sống. Loại muối tre có tên là Chukyom được dùng ở nước này từ khoảng 1.000 năm, loại muối này còn được hoà tan vào nước dùng như một thứ thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Người ta cho muối vào ống tre, dùng một loại đất sét đặc biệt bịt kín lại rồi nung trong nồi đất kín trong một khoảng thời gian xác định thu được một hỗn hợp. Hỗn hợp này hiện còn được chế biến, đưa cả vào kem đánh răng (hiện đang bán phổ biến trên thị trường VN với tên thương mại là Bamboo Salt). Gần VN hơn là Indonesia, đất nước có nhiều tương đồng với VN về văn hoá. Một số nơi ở nước này, như ở đảo Bali đang phát triển trồng và chế biến tre. Tre đã được sử dụng để làm những căn nhà cao tới 8 m (dùng kèm với các loại vật liệu nhẹ khác) - một dạng nhà kính khung tre, và một số đồ nội thất khác như bàn máy tính bằng tre. Một tổ chức có tên là Tre bảo vệ môi trường đã ra đời ở đảo Bali nhằm cổ vũ cho việc trồng tre và sử dụng sản phẩm từ tre trong đời sống. Tổ chức này hiện có hơn 80 giống tre đã và đang cung cấp rất nhiều cây giống tới nhiều vùng ở Indonesia, cùng với phương pháp chăm sóc tre với những ưu điểm là giá thành thấp, có khả năng chống côn trùng, nấm mốc cho tre. Tổ chức này tin rằng mình đang đi đúng hướng, khi mà hiện nay nhu cầu tiêu thụ gỗ toàn thế giới đang lớn hơn mức cung, và cứ mỗi ngày lại có thêm nhiều cánh rừng biến mất. Cũng dùng tre để làm nhà, nhưng ở Hồng Kông còn có những ngôi nhà cao tới 40 tầng đã được dựng với vật liệu chủ yếu là tre. Trong tương lai gần ở Hồng Kông sẽ mọc lên nhiều ngôi nhà có khung bằng tre đã qua xử lý đặc biệt.Steven Glassman’s Bridge in BaliThái Lan có nhiều nhà máy chế biến sản phẩm tre. Sản phẩm phụ của một số nhà máy như thế lại trở thành nguyên liệu cho dân trong vùng nơi có nhà máy chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Tre cũng được trồng từ lâu ở Nepan, ấn Độ, và ngày càng được coi trọng vì độ bền và tính hiệu dụng trong cuộc sống người dân ở đây. Nước ta cũng như một số nước quanh vùng đang sử dụng các cây thuộc họ tre làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Đã có một thời, tre và một số cây thuộc họ tre đã được chúng ta phát triển để chế biến XK. Khi thị trường truyền thống với hàng mây tre VN là Liên Xô và các nước Đông Âu không còn, ngành thủ công mỹ nghệ mây tre lạc hậu và công nghệ của ta đã suy sụp. Sau một số năm, khi mà các rặng tre làng đã trở nên “hiếm”, thì tre nứa chỉ còn được dùng chủ yếu làm nguyên liệu giấy và sử dụng với nhu cầu nhỏ ở thôn quê, chỉ một số loại tre trúc được trồng làm cây cảnh được coi là “có giá trị kinh tế”. Gần đây cây tre đã được quan tâm trở lại. Còn việc nghiên cứu cải tạo giống tre trúc không biết bao giờ mới được tiến hành. Phong trào trồng cây luồng ở một số địa phương gần đây là một tín hiệu đáng mừng. Cây tre, loại cây mà có thời gần gũi với người VN cũng như cây lúa, hi vọng sẽ tìm lại được vị thế xứng đáng của nó.

*Tre trong kiến trúc Người Việt không thể khẳng định tre có tự bao giờ, nhưng ai cũng biết, trên đất Việt, ở đâu cũng có tre. Bởi từ thuở khẩn hoang, người Việt đã mượn những khóm tre, làm thành hàng rào bảo vệ, ôm ấp và che chở cho làng. Rồi khi phải giữ làng, giữ nước, tre lại trở thành thứ vũ khí đặc biệt, chống điều bất công, chống lại sự xâm lấn của kẻ thù.
Nhắc đến cây tăm, người ta nghĩ đến tre. Nói đến đôi đũa, người ta bảo là tre. Tre dường như quá quen thuộc và gần gũi trong lòng người Việt. Nhưng hình như, sự hiện diện của tre trong
những vật dụng như bàn, như giường như tủ lại ít được nói tới. Vì nhiều người vẫn còn e ngại, và không tin những gióng tre mảnh mai có thể làm thành những vật dụng cứng cáp cho ta ngồi, ta nằm hay ta đựng.Người Việt không thể khẳng định tre có tự bao giờ, nhưng ai cũng biết, trên đất Việt, ở đâu cũng có tre. Bởi từ thuở khẩn hoang, người Việt đã mượn những khóm tre, làm thành hàng rào bảo vệ, ôm ấp và che chở cho làng. Rồi khi phải giữ làng, giữ nước, tre lại trở thành thứ vũ khí đặc biệt, chống điều bất công, chống lại sự xâm lấn của nước khác. Tiếng vó ngựa, tiếng vun vút của tre trong hình ảnh vị anh hùng Thánh Gióng, nhổ tre đánh đuổi giặc xứ phương Bắc, dường như còn in dấu. Thực tế ấy, đã khiến tre trở thành thân thiết, gần gũi, và là một phần giá trị sống trong lòng người Việt
Tre có mặt khắp nơi trong đời sống, từ đôi đũa để ăn, cái rổ, cái rá đến nhà cửa cột kèo đều dùng đến tre. Tre là vật liệu mang cấu trúc rỗng dạng xen-luy-lô, khi được ngâm tẩm kỹ hay có thể pha trộn các loại hóa chất, nhằm tạo quá trình đẩy nước trong tre, để thế vào đấy là một cấu tạo với những sợi thớ bền chặt, đảm bảo độ ổn định, bền vững cần thiết trong mọi trường hợp sử dụng. Quy trình sấy tẩm công nghiệp sẽ biến tre mang một bản chất mới, dù rằng hình dạng của nó vẫn nguyên trạng như ban đầu.
Biến một vật liệu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thành thứ vật liệu chịu sự khống chế, kiểm soát của con người. Thực tế đã chứng minh điều đó, bằng những ứng dụng trong nội thất mà bạn đang được nhìn tận mắt. Tre, từ chỗ khiến bạn nghi hoặc về độ bền, tuổi thọ và khả năng chịu lực. Giờ thì có thể khẳng định với bạn: một quy trình xử lý thay đổi bản chất tre đã cho tre một tuổi thọ lớn, một độ bền đủ đảm bảo vừa thích ứng với mọi điều kiện khí hậu mưa nắng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, dễ sử dụng, và quan trọng nhất, là cực kỳ rẻ tiền.
Khi làm chủ được cấu tạo tre, điều bạn cần lưu ý nhất, hãy dùng tre theo nhu cầu, theo mục đích và theo cách sống của chính mình. Tre không hạn chế liều lượng sử dụng. Nhưng nhu cầu và mục đích sử dụng rõ ràng sẽ giúp bạn điều tiết được tỷ lệ tre hợp lý trong một không gian. Tre không giới hạn trong bất kỳ hình thức kiến trúc nào, từ truyền thống, đến hiện
đại. Điều quan trọng, bạn nên thiết kế tre theo phong cách kiến trúc có sẵn và hợp với chính bạn. Một điều nữa, bất kỳ màu sắc nào, cũng có thể chấp nhận được một không gian tre, cho dù đó là màu nóng, lạnh, mạnh hay yếu. Nhưng cơ bản nhất, bạn vẫn phải có sự lự chọn màu tre, lúc nào có thể dùng màu tre đậm trong màu nền nhạt, lúc nào có thể dùng tre màu nhạt trong màu sắc mạnh.
KTS Đào Thanh Hương: “Nếu mọi người dùng tre làm vật tiểu cảnh, phải có sự tư vấn của người thiết kế nội thất để làm sao cho mình tăng thêm hiệu quả sử dụng của nó. Nghĩa là bình thường mình dùng cây tre đơn giản nhưng khi để ở nhà mình, góc nào, vị trí nào? ánh sáng sẽ điều phối ra sao? cái đấy phải có sự tư vấn của KTS, cây tre mới thực sự có hiệu quả với nhà của mình”.
Dùng được tre để tạo thành cảm xúc. Đó là điều không dễ thực hiện. Các chuyên gia khuyên rằng, tuy bản thân hình khối tre đã tạo được cảm xúc nào đó cho riêng bạn, song trong lúc ứng dụng, bạn vẫn cần phải hiểu tính chất, và cách tạo hình khối tre. Từ thực tế đó, bạn nên xác định kiến trúc nhà mình, không gian mình sống, sẽ theo phong cách nào? Tre sẽ dành cho ai? dùng trong không gian gì? để làm gì? và sẽ nói lên điều gì? Đây là những nguyên tắc rất cần thiết, nhiều khi bạn hay ỷ vào vẻ đẹp tự nhiên mà tre đã có sẵn và bỏ qua những nguyên tắc trên. Nhưng lý tưởng nhất, bằng cách hiểu tre, hiểu nhu cầu của mình, biết kiến trúc nhà mình, và xác định gu thẩm mỹ của mình, sẽ giúp bạn có được cách dùng tre hợp lý nhất.
Tôn trọng kiến trúc, biết tận dụng tất cả mọi hình khối không gian để tạo hình liên kết tre trong nhà, dù bằng cột, bằng ghế hay bằng tủ, cũng giúp bạn khai phá những không gian đặc biệt cho riêng mình. Sử dụng các đồ tre không đơn thuần là những dụng cụ, một phương tiện nữa, mà nhiều khi thấy mẫu tre, có những cảm xúc riêng của mình, cuộc sống của bạn cũng có thể sẽ đỡ bị đơn điệu hơn.

Dùng tre để biểu hiện văn hóa sống, dùng tre để phục vụ đa dạng nhất mọi nhu cầu sống của chính mình. Đó là cách sử dụng khôn khéo, mà bạn phải hiểu biết nhiều về tre, để biến tre từ một vật liệu tự nhiên, thô mộc, trở thành một phần đời sống gắn kết gia đình ông với những ký ức và ước mơ. Đó là cách dùng tre, trong quan niệm mang nặng giá trị tinh thần, nhưng biết thoát ra khỏi giá trị tư tưởng ấy để vận dụng tre một cách linh hoạt nhất. Giữa một không gian chật hẹp của đô thị ngột ngạt đầy những vật liệu xây dựng bằng công nghiệp như khung nhôm cửa kính, men công nghiệp thì tre làm cho không gian dịu đi làm thư thái tinh thần khi bạn làm việc trong một môi trường hài hòa bản sắc trong không gian tre, từ tre. Tại sao cứ phải dùng đồ da đắt tiền, dùng đồ gỗ đang khan hiếm, trong khi tre rất nhiều ở Việt Nam, rẻ tiền, bền, lại mang một vẻ đẹp riêng mà không phải đồ nội thất nào cũng có được.
Tre, vật liệu truyền thống vốn chỉ được dùng để làm các đồ dùng giản đơn và thô mộc. Nay, với phương pháp xử lý mới, tre đã bền hơn, và đáng kể hơn cả với việc áp dụng mỹ thuật ứng dụng vào vật liệu tre, chúng ta đã có được những sản phẩm đẹp từ tre và có phong cách. Cách nhìn mới, phương pháp mới của thời hiện đại đã thổi vào hồn tre dân tộc những giá trị mới!(Theo Ashui.com) *Tre và kiến trúc sư Khảo dị mới cho “Cây tre trăm đốt”?Tác phẩm Cà phê Gió và Nước của Võ Trọng Nghĩa gợi cho tôi hứng khởi khi suy ngẫm và liên tưởng một hình ảnh đẹp đẽ giữa kiến trúc sư và cây tre. Mỗi kiến trúc sư tài hoa và các tác phẩm của họ thật giống những đốt tre, khi ghép lại nó tạo thành một đời sống kiến trúc, một không gian văn hóa.Trước khi Cà phê Gió và Nước được vinh danh khắp thế giới, tôi đã nhiều năm lang thang ở nhiều nước để ghi chép kỹ lưỡng về một văn hóa Tre trong kiến trúc truyền thống và đương đại.Những cây tre trong thảo đường của Đỗ Phủ ở Tứ Xuyên gợi nhớ tích cổ bảy người hiền trong rừng trúc hay thân phận trầm luân của bậc “Thi thánh”. Những khóm tre xanh mướt ở vườn cổ cố đô Kyoto Nhật Bản bỗng chốc như choàng khoác một vẻ đẹp lộng lẫy, nổi bật giữa một rừng lá đỏ. Những ngôi làng nổi bình dị của người Myanmar lặng lẽ soi bóng trên hồ Inle. Bức tường tre mang đến cho Trung tâm Kantha Popha ở Siêm Riệp, Campuchia một dáng vẻ trang nhã. Trang trí "tre" ở nhà quốc hội Scotland đủ tạo cho những người quan sát sự ngỡ ngàng về khả năng kết hợp các chất liệu trang trí…Từ các hành trình trong nước, có lần tôi ngậm ngùi nhìn thấy chiếc thước tầm vứt lay lắt trong ngôi nhà cổ ở Hà Tây cũ, nơi tư gia của một thầy giáo từng dạy ba đời vua nhà Nguyễn. Nhiều chuyến đi tới các khu đô thị mới vô hồn hay những khu nghỉ ngây ngô lại hoài tiếc nhóm thiết kế nhà tre rất đẹp, rất tiện ích (khi tháo dỡ và lắp ghép) giành cho cuộc sống luôn di cư của những người đi kháng chiến của kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật. Chẳng lẽ một thái độ sống nhân ái, dung dị gói cả đam mê sáng tạo lại cứ mãi dừng lại ở những bản vẽ?Khi đứng trước những vách tre dứng của người Pà Thẻn ở Hà Giang, những hàng rào đẹp đẽ của người Dao ở Yên Bái hay bàn thờ ngoài trời của người Mường Hòa Bình…tôi luôn tự hỏi rằng: kiến trúc tre Việt Nam vẫn chỉ lần hồi vài kiểu dáng quen thuộc? Chẳng lẽ cây tre chỉ là một chất liệu trang trí? Còn có nơi đâu người Việt hôm nay nhìn nhận về cây tre khác hơn nữa không? Có còn kiến trúc sư đương đại nào vẫn đang giành tâm huyết làm thay đổi tầm vóc của kiến trúc tre Việt? Chẳng lẽ ước mơ có cây tre trăm đốt lại chỉ dừng lại ở chuyện “ăn miếng trả miếng”, một kiểu đòn thù vặt vãnh của người nông dân dành cho ông bố vợ thất hứa trong truyện cổ tích?Sau nhiều ngày cặm cụi tìm kiếm tư liệu tôi bắt gặp blog của một kiến trúc sư “ở bển” vẽ rất nhiều kiểu nhà tre cũng hay hay, vui vui. Tôi rất muốn tìm hiểu những mẫu vẽ này của kiến trúc sư đã có cái nào được thi công? Tôi muốn anh chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân với kiến trúc sư và bạn đọc trong nước. Nhưng anh trả lời rằng: “thường thì tôi tự viết bài, như vậy kiểm soát được nội dung chính xác hơn, coi như bài của mình. Còn những bài vẽ trong đây (blog), sẽ thành bài vở trong sách của tôi”. Có thể vì kiến trúc sư chưa hiểu hết thiện ý hay còn ngờ vực điều gì nên chưa sẵn lòng hợp tác. Nhưng tôi thực sự giật mình khi cố đọc thêm một số ý kiến anh trao đổi với bạn bè. Anh nói rằng thiết kế nhà tre rơm “đâu phải cho người VN, mà cho nhân loại tiến bộ trên thế giới giầu có như Mỹ, Canada, Âu Châu, Úc, đang cố gắng sống giản dị, để dành năng lượng, cây và nước, không khí trong lành cùng thực phẩm để viện trợ cho những xứ chuyên đi ăn xin tiền .. như VN hiện nay” (entry viết ngày 2 tháng 5 năm 2008).Có lẽ nhiều biến cố lịch sử đã tạo cho anh những mặc cảm quá khứ nặng nề. Tôi không dám bàn đến việc kiến trúc sư đã hiểu về nơi mình sinh ra và về bản thân. Nhưng tôi dám chắc anh đã quên hình ảnh ẩn dụ hay biểu tượng văn hóa của tre- một dáng quân tử ẩn giữa rừng xanh. Và tôi còn biết trao đổi gì thêm với anh?Tầm vóc mới ?Gần 5 giờ mê mải chụp Cà phê Gió và Nước mà tôi vẫn cảm thấy băn khoăn vì thiếu và chưa rõ về một cái gì đó? Thực lòng tôi bị Cà phê Gió và Nước quyến rũ nhưng mà sao vẫn có cả cảm giác hoài nghi mong manh chen vào? Trực cảm đó rõ hơn khi đứng trước tác phẩm mới mang hình dáng một cây rơm khổng lồ.Thế mạnh của tre là một chất liệu tự nhiên. Trong khi cả thế giới đang là một đại công trường sử dụng nhiều vật liệu kỹ thuật cao, ai cũng thừa nhận kiến trúc sử dụng tre được gắn với một tên gọi đầy kiêu hãnh: kiến trúc xanh. Trong những đô thị ken dày bê tông, sắt thép, kính…kiến trúc tre sẽ được yêu chiều hơn bởi sự thân thiện với môi trường. Trong khi hầu hết các công trình đều ngốn chi phí năng lượng rất lớn từ khâu sản xuất vật liệu đến khi vận hành, sử dụng thì kiến trúc tre là công trình ít tổn hao năng lượng nhất...Tuy thế nhưng tre khó bảo quản, ít bền vững và trở ngại lớn nhất là không bảo đảm về kết cấu và khả năng chịu lực cho một kiến trúc…hoành tráng. Bởi thế kiến trúc sư Việt kiều thì ước mơ tre và tầm vông quê hương mình lớn phổng kích cỡ như giống tre Guadua ở Nam Mỹ. Còn Võ Trọng Nghĩa thì quyết tâm làm luận văn tiến sỹ về kết cấu của chất liệu tre. Và “Cây rơm khổng lồ”- một hình bán cầu với đường kính đáy 17m, chiều cao 10m chính là một bản thuyết trình đầy sức thuyết phục trước bất kỳ một hội đồng khó tính nào. Đó cũng là một lời mời chào đặc biệt ấn tượng đối với những chủ đầu tư có nhu cầu tạo nên khác biệt và giá trị gia tăng cho từng không gian kiến trúc.Đây có thể là một đóng góp nhỏ trong nghiên cứu khoa học nhằm tạo cho tre một tầm vóc mới.Cá nhân tôi thì thích cảm nhận “Cây rơm khổng lồ” như là một tác phẩm điêu khắc hơn. Nổi bật trên hồ nước vuông “Cây rơm khổng lồ” mang đầy tính biểu tượng, biểu trưng và có giá trị tư tưởng. Nếu là thành viên Hội đồng tuyển chọn các điêu khắc tiêu biểu của quốc gia tôi sẽ tiến cử tác phẩm này. Nhưng điêu khắc là để Cảm rồi dẫn lộ cho những khát khao sáng tạo lớn hơn. Còn kiến trúc là để thỏa mãn một nhu cầu sử dụng cụ thể. Trong khi muốn đem đến cho Tre một tầm vóc mới, kiến trúc sư buộc phải tạo ra một loạt các giải pháp chằng buộc, níu giữ, kết nối. Những giải pháp kỹ thuật mang tính nguyên tắc chặt chẽ có thể bảo đảm sự an toàn cho công trình nhưng lại có phần làm giảm đi “chất cảm”, cái thô mộc, giản dị và cả những chi tiết “ngẫu hứng’ của tre. Có vẻ như cái đẹp tự thân, cấu trúc tự nhiên của tre đang bị cái thông minh hiệu chỉnh, lý trí điều khiển và ham muốn cá nhân khỏa lấp.Cây tre đã xuất hiện và tồn tại trên trái đất cả triệu năm. Hình hài dễ phân biệt giữa tre và các loài thực vật khác là nó được tập hợp, gắn kết bởi nhiều đốt tre. Cây tre có thể dài 3, 5 hay 7 mét nhưng với kiến trúc, cái đặc trưng nhất, đáng quan tâm nhất ở loài cây này lại chỉ gói gọn trong từng đốt nhỏ và ngắn. Tre trưởng thành và trở nên bền vững nhất trong một cấu trúc rỗng, mỏng và nhẹ. Bởi thế, chẳng nên kỳ vọng nó mang sức mạnh, độ bền như Thép để có thể tạo dựng những công trình hoành tráng. Hãy để những đặc tính tự nhiên đó của tre quyết định hình hài, dáng vóc công trình. Hãy làm gì để thổi một khí chất, một tinh thần Tre vào các dạng vật liệu mới trong những kiến trúc hiện đại! Đó mới là đề bài thách thức những năng lực sáng tạo. Đó mới là đạt Đạo!Và chỉ cần Võ Trọng Nghĩa lúng túng một chút khi giải bài toán này và khi không tìm được giải pháp giải quyết những “xung đột” về quan niệm thẩm mỹ kiến trúc với chủ đầu tư thì hệ quả dễ nhận thấy đã bộc lộ ở trong công trình nhà hàng bia Hoa Viên vừa mới được khánh thành ở Mũi Né.Chút hoài nghi Cà phê Gió và Nước cũng bắt tôi lần ngược trở lại những công trình của người Mỹ, Nga mang đến hồi nửa cuối thế kỷ 20, khu phố Tây của người Pháp trước đó, kiến trúc gỗ chùa Keo thế kỷ 17, kiến trúc đá ở tháp Phổ Minh thời nhà Trần thế kỷ 14 , kiến trúc đất nung của tháp Bình Sơn được xây vào khoảng thế kỷ 12 hay chùa Một Cột thế kỷ 11… Suốt một hành trình quá dài ấy dường như kiến trúc Việt Nam vẫn chỉ đang loay hoay, manh nha tạo dựng cho nó một bản tính riêng biệt. Mệnh giá và quỹ vốn kiến trúc Việt thật sự chưa đủ mạnh và đầy đặn để nó khả dĩ vượt thoát những ảnh hưởng, lệ thuộc hay sự chi phối bởi quyền lực, sức mạnh các giá trị tôn giáo và văn hóa được du nhập từ bên ngoài.Nhưng chẳng ai có thể thay đổi được quá khứ. Hiện trạng kiến trúc đất nước cũng không nhiều cửa sáng. Chính điều đó thôi thúc tôi tiếp tục kỳ vọng, đặt cược vào Cà phê Gió và Nước và những phần tiếp theo của nó. Cà phê Gió và Nước đã cho thấy một bước đi ban đầu đầy khôn ngoan và quyết liệt của kiến trúc sư khi muốn lách qua khe cửa quá hẹp để đưa kiến trúc Việt “khắc nhập” với nền kiến trúc thế giới. Nó bước đầu manh nha một triết lý riêng trong sáng tác của kiến trúc sư trẻ Võ Trọng Nghĩa. Nhưng nếu chỉ có vậy liệu có đủ tư trang cho một hành trình lớn?Trước khi chia tay kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, tôi ngỏ ý muốn giữ cây bút máy Montblanc của anh như một hiện vật đầu tiên cho…
Bảo tàng kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa. Tôi thực lòng kỳ vọng anh sẽ chinh phục những đỉnh cao hơn Montblanc. Có vẻ như Võ Trọng Nghĩa hơi ngỡ ngàng vì một thao tác hay “tư duy sử học” của một tay làm báo. Kiến trúc sư thẳng thắn nói rằng anh chưa “ngông” đến vậy. Nhưng Võ Trọng Nghĩa vẫn trao cây bút và mong tôi có nhiều bài viết hay. Còn tôi lẩm nhẩm đọc cho anh nghe lại câu thơ của nho sỹ Ngô Thế Lân:Dọc đường gặp cây trúc xinh.Biết đâu gió mượn lòng mình vi vu.A14: hàng rào tre ở nhà Tạo- nhà của gia đình quý tộc của người Mường.3309: cầu tre ở An Lão Bình Định4765, 4782: trang trí tre trong kiến trúc nhà hàng bia Hoa Viên Phan Thiết6716, 6719: tre trong kiến trúc và đồ dùng của người Dao ở Yên Bái(Nguồn : blog Xuân Bình)
* Sử dụng tre trong kiến trúc hiện đại: Tại sao không?
Một là KTS người Việt Võ Trọng Nghĩa, Một là nghệ sĩ người Đức Markus Heinsdorff. Hai người chưa từng gặp nhau nhưng có cùng quan tâm sử dụng vật liệu thiên nhiên, khai thác năng lượng thiên nhiên (gió, nước…) trong các tác phẩm kiến trúc hiện đại. Đặc biệt, cả hai đều mê tre. KTS Võ Trọng Nghĩa đã rất thành công với quán “Cafe gió và nước” bằng tầm vông. Công trình này đoạt giải Nhì Giải thưởng Kiến trúc năm 2006 và giải Nhì cuộc thi Kiến trúc quốc tế các công trình làm bằng tre năm 2007 tổ chức tại Mỹ. Còn Markus Heinsdorff và một đồng nghiệp người Đức vừa có một triển lãm (tại Viện Goethe Hà Nội) giới thiệu hình ảnh, mô hình các công trình kiến trúc, nghệ thuật sắp đặt từ tre mà họ đã thực hiện ở nhiều quốc gia.Nói về việc sử dụng tre trong công trình kiến trúc hiện đại, thật trùng hợp, cả hai có chung quan điểm: Tại sao không?
KTS Võ Trọng Nghĩa: Tre - rẻ, bền, đẹp
*Vì sao anh chọn tầm vông (họ tre) cho công trình “Cafe gió và nước”?- Tầm vông là vật liệu rẻ, có rất nhiều ở Bình Dương. Quán cafe chỉ cần tuổi thọ ngắn, làm bằng tầm vông, khi không kinh doanh nữa sẽ trở về với đất, không gây ô nhiễm môi trường, còn nếu làm bằng gạch sẽ thành rất nhiều rác. Rác xây dựng thật là khổng lồ! Một yếu tố khác, công trình xây dựng có mấy loại năng lượng (năng lượng làm ra, năng lượng vận hành, năng lượng thiêu huỷ), chiếm 48% năng lượng sử dụng trên thế giới và gây ô nhiễm môi trường. Vì thế, nếu làm bằng tầm vông sẽ ít ảnh hưởng đến môi trường. Hơn thế, như tôi đã nói, tầm vông có nhiều ở địa phương nên có thể nói là phù hợp với phong thổ của vùng đó.
* Vậy tính năng của tầm vông có phù hợp với công trình không?- Chắc chắn phù hợp rồi. Nó tạo tra không gian thân thiết, tạo cảm giác gần gũi với người sử dụng.
* Các KTS Đức khi sử dụng tre cho tác phẩm của mình đã nhận định: Tre có độ đàn hồi lớn, cứng và nhẹ. Còn anh, anh nhận định thế nào về tính năng của tre?- Đúng vậy, tre có độ đàn hồi lớn, nhẹ, nói chung là tốt. Khó là khi làm các khớp nối.
* Cho dù quán cafe có tuổi thọ ngắn thì nó vẫn cần có tuổi thọ nhất định. Anh xử lý vật liệu như thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn?- Thực ra, nếu muốn, công trình bằng tre vẫn có thể tồn tại cả trăm năm. Ngâm xuống bùn, hun khói thì tre sẽ bền lâu thôi. Tức là vẫn theo phương pháp dân gian, có gì khó làm đâu.
* Anh nói là tre khó liên kết, vậy anh sử dụng phương pháp liên kết nào?- Bí mật. Mỗi công trình có một đặc thù. Nói chung là không cho người ta thấy chi tiết liên kết trong công trình.

* Người Đức nói: họ liên kết các kết cấu tre bằng chốt như ở các công trình tre gỗ truyền thống và ốc vít?- Buộc bằng mây là tốt nhất. Chốt tre và buộc bằng mây.
* Trong “Cafe gió và nước”, ngoài tầm vông, anh có sử dụng kết hợp với vật liệu nào khác không?- Tôi có sử dụng một ít sắt. Tuy nhiên, ở các công trình tiếp theo sẽ không có một tý sắt nào nữa.
* Có nghĩa là anh tiếp tục làm nhiều tác phẩm với chất liệu tre?- Nhiều lắm. Nhưng tạm thời tôi chưa thể nói về chúng.
* Anh có khó khăn khi thuyết phục các chủ đầu tư làm công trình bằng tầm vông?- Không cần đâu, sau khi làm “Cafe gió và nước” rồi, người ta đến yêu cầu làm công trình bằng tre ấy chứ.
* Trước đó, đã ai sử dụng tre cho công trình kiến trúc hiện đại? - Công trình có sử dụng tre thì người ta cũng đã làm nhưng chỉ mang tính chất lắt nhắt, tre không phải là chất liệu chủ yếu. Còn làm hoàn toàn bằng tre với quy mô như “Cafe gió và nước” chắc chỉ có tôi thôi.
* Là người đi tiên phong, hẳn rất thú vị?- Bình thường thôi. Đây là công trình kiến trúc bền vững, vừa dân tộc, vừa hiện đại, lại sử dụng khí động học, không cần đến máy điều hoà.
* Anh có thể nói rõ hơn về việc sử dụng khí động học trong công trình?- Tôi tính toán khí động học để công trình đón gió. Khi gió vào rồi, xung quanh công trình là mặt nước thì không gian sẽ được làm mát, không cần máy điều hoà nữa. Hay nói cách khác gió và nước trở thành máy điều hoà tự nhiên.
* Trở lại câu chuyện về tre, anh nhìn nhận như thế nào về khả năng sử dụng tre trong các công trình kiến trúc hiện đại ở Việt Nam?- Tre quá là tốt. Tại sao không?
* Ngoài tre, anh có quan tâm đến vật liệu thiên nhiên nào khác?- Tôi đang làm công trình với chất liệu đất, đá, gỗ. Kết hợp chúng sẽ được những công trình bền vượt thời gian.Vấn đề sinh thái trong công trình kiến trúc hiện đại là xu thế tất yếu trên thế giới. Sử dụng vật liệu từ nhiên vừa rẻ, vừa bền, lại đẹp, tại sao không?
* Trân trọng cảm ơn anh!
* Tre trong phong thủy Trong phong thủy, cây tre là một trong những biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Đồng thời cây tre là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc đời. Trong phong thuỷ, cây tre không chỉ là biểu tượng của trường thọ và sức khỏe, mà còn là biểu tượng mạnh mẽ của tài lộc.

Bạn có thể treo tranh hình cây tre trong nhà, văn phòng để tăng cường ý nghĩa tốt đẹp trên. Đối với công việc buôn bán khi có sự hiện hữu của cây tre trong cửa hàng thì nó sẽ tạo năng lượng rất tốt chủ yếu về sự bảo vệ và may mắn. Việc làm ăn của bạn sẽ vượt qua những giai đoạn khó khăn và ngày càng phát đạt.

Kích hoạt năng lượng của cây tre:Trong phong thuỷ, cây tre có nhiều ứng dụng khác nhau. Nếu không có cây tre, bạn cũng có thể dùng hai khúc tre, mỗi khúc khoảng vài đốt tre, kết hợp nó với nhưng đồ vật trang trí phù hợp với ngũ hành để tạo thành những vật dụng đẹp mắt và treo trên cổng vào cửa hàng. Lưu ý, khi treo hai khúc tre ngắn thì hãy chặt cho mắt tre sao cho hai đầu đều rỗng. Ngoài ra để tăng cường năng lượng của tre, bạn có thể cột dây ruy-băng đỏ trên thân, cành của cây tre. Ngày nay, một số cửa hàng, shop thời trang thường có xu hướng chọn cây xanh để trang trí. Trong đó, họ chọn một vài cây tre nhỏ trồng trước cửa hàng hoặc cổng ra vào. Điều này rất có lợi về mặt phong thủy có thể giúp công việc buôn bán, kinh doanh của cửa làng thu được nhiều tài lộc.

Cây tre bền chặt và kiên cường: Trong Phong Thủy, cây tre cũng mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Cây tre đã từ lâu được cho là một biểu tượng của tuổi thọ bởi luôn xanh tươi quanh năm trong bất cứ thời tiết nào và vẫn có thể phát triển trong những điều kiện rất khó khăn.
Họ nhà tre có rất nhiều loài, mỗi loài lại có rất nhiều chi với những tên gọi khác nhau. Cây tre có nhiều gai, nhiều lá ở thân biểu tượng cho tuổi già thanh thản cùng gia đình hạnh phúc, con cháu giỏi giang, thành đạt. Loài tre có thân đặc tượng trưng cho một cuộc sống mạnh khỏe, không có bệnh tật. Những ai muốn tre đem lại thọ khí cho gia đình thì trồng những cây tre trong chậu đặt ở phía trước ngôi nhà, tốt nhất là đặt dọc theo phía Đông của vườn nhà.Những khóm tre được trồng ở hướng Bắc khu vườn nhà sẽ như một sự che chở, bảo vệ.Treo một bức tranh vẽ theo lối truyền thống hình dáng cây tre sum suê, rậm lá trong phòng học hay văn phòng có thể gặp may mắn về việc học hành và trên đường sự nghiệp. Nên chọn bức tranh có vẽ nhiều lá tre đang đung đưa theo những con số tốt. Những nhóm có từ sáu tới chín lá tốt hơn là những nhóm có từ hai đến năm lá.
Vào mùa đông lạnh giá của Trung Quốc, nhiều gia đình thường trồng những khóm tre như một tấm lá chắn chống lại những đợt gió buốt giá thổi từ phương Bắc. Theo cách đó, những khóm tre được trồng ở hướng Bắc khu vườn nhà sẽ như một sự che chở, bảo vệ ngôi nhà.Nhiều nghệ sĩ và thư pháp gia đã sử dụng những nét bút hoàn hảo để tạo nên các đốt tre, thân tre và cả lá tre. Một tác phẩm thư pháp đẹp cũng là một biểu tượng tốt trong Phong Thủy, đặc biệt khi chữ được viết là một từ có ý nghĩa tốt đẹp. Hình vẽ cây tre kết hợp với thư pháp theo Phong Thủy sẽ mang lại một cuộc sống hạnh phúc lâu dài, giúp người ta vượt qua những thời điểm gian nan, hoạn nạn nhất. Hình cây tre với chữ thư pháp nên treo trong phòng học hay phòng đọc sách của gia đình.

*Cây tre trong kiến trúc Trung Hoa

Một ngôi nhà bằng tre ven hồ


The beautiful images are from The Bamboo House in China.

(photos by Vincent Leroux for Marie Claire Maison)

Một ngôi chùa bằng tre ở Côn Minh

Kunming - Bamboo Temple by Traces in the Sand.

Tre làm sườn cho Birds Nest Stadium ?

Tulou Chinese Architecture:Hơn 20,000 tulou ở Nam Fujian

http://www.greenhomebuilding.com/weblog/uploaded_images/tulou1-763464.jpg

Tre làm scaffolding ở Hongkong:

Bamboo Scaffolding

Workers on bamboo scaffolding photo


http://www.inbar.int/Econo_devep/proceeding/Pa-Tjerk-The%20Role%20of%20Bamboo.pdf
http://encarta.msn.com/encyclopedia_761569371/chinese_art_and_architecture.html
http://www.archphoto.it/IMAGES/asia/fcjz/bamboo.htm
(http://bambus.rwth-aachen.de/eng/PDF-Files/Modern%20bamboo%20architecture.pdf)

*Cây tre trong kiến trúc Nhật Bản




(http://www.oldandsold.com/articles23/architecture-148.shtml
http://www.bishops.k12.nf.ca/designtech2109/archstyles/japanese/webpage.html
http://www.fotosearch.com/asiastock/japanese-architecture-decor/UNA166/
)

*Cây tre trong kiến trúc Ấn Độ

bambu18maior.jpg

(http://www.hindu.com/thehindu/holnus/008200808041021.htm)

*Cây tre trong kiến trúc của Oscar Hidalgo(www.scribd.com/doc/326968/Bamboo-Architecture-and-Construction-With-Oscar-Hidalgo)





*Cây tre trong kiến trúc của Nam Mỹ












*Cây tre trong kiến trúc ở Bali, Indonesia(http://www.greenschool.org/whybamboo)







*Cây tre trong kiến trúc ở Âu châu






Bamboo Roof, 2002; photo: Hester + Hardaway







*Cây tre trong kiến trúc ở California & Hoa Kỳ (http://www.calibamboo.com/index.html?gclid=CMrq4KnK3pYCFRIcawod92qt3A)

Bamboo by Natural Cork Traditional Bamboo Solid 6 Vertical Spice Bamboo Flooring - BoxBamtex Bamboo Vertical Bamboo 36 Natural Finish Bamboo Flooring - Box


LM Flooring Kendall Plank Bamboo 3 Bamboo Carbonized Bamboo Flooring - Box

*“Cách mạng xanh” xây dựng với cây tre

Simon Velez với một công trình tre

Trong trận động đất tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) vừa qua, nhiều ngôi nhà tre dành cho người bị nạn đã được cấp tốc dựng lên. Loài cây được mệnh danh là “thép thực vật” này là vật liệu dẻo dai, bền hơn gỗ sồi nhưng nhẹ hơn bê tông, sắt thép, có tính thẩm mỹ cao, lại thân thiện với môi trường này đang làm nên cuộc “cách mạng xanh” trong ngành xây dựng nhờ công nghệ hiện đại.

Vật liệu “xanh” nhiều ưu điểm Ở đảo Bali (Indonesia), có bà Linda Garland còn được gọi là “bà hoàng tre”. Trang trại của bà trồng tới 200 loài tre (trong số khoảng 1.500 loài trên thế giới), từ đó bà làm thành giường, ghế, tủ, bàn... Chính doanh nghiệp của bà đã xây cho đạo diễn điện ảnh Rob Cohen một ngôi nhà đồ sộ toàn bằng tre đen ở Đông Bali. Bà cho biết, những công trình xây dựng làm từ tre có khả năng chống đỡ các trận động đất tới 5 độ Richter, các cơn bão... tốt hơn các cấu trúc khác. Năm 2000, một tòa nhà rộng 1.800m2 do kiến trúc sư nổi tiếng người Colombia, Simon Velez xây dựng với 4.000 cây tre loại lớn được trưng bày tại Triển lãm Hanover đã giúp người phương Tây “tái phát hiện” cây tre. Tòa nhà này đáp ứng mọi tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nhà ở của châu Âu. Colombia được coi là nước đi đầu trong việc sử dụng tre làm vật liệu xây các công trình kiến trúc hiện đại với các kiến trúc sư tài ba như Oscar Hidalgo Lopez, Marcelo Villegas hay Simon Velez. Ở Mỹ, kiến trúc sư Barrel DeBoer dùng tre xây dựng các tòa nhà của trường đại học và viết một cuốn sách về sử dụng tre. Công ty Bamboo-Technologies, trụ sở tại Hawaii, đã được Chính phủ Mỹ cấp giấy chứng nhận cho loài tre Bambusa stenostachya được sử dụng để xây hơn 50 ngôi nhà ở Hawaii và California, sắp tới là xây ở các vùng Mỹ, Âu khác. Hoàn thiện nhờ công nghệ mới Ở vùng châu Á-Thái Bình Dương, trong xây dựng cổ truyền, tre thường được liên kết với nhau nhờ các mối buộc nhưng do tác động của thời tiết, môi trường, các mối buộc bị hư hại. Nay với công nghệ mới, sử dụng ốc vít trong ghép nối, ngành kiến trúc tre thực sự có bước nhảy vọt. Người ta có thể liên kết nhiều thân tre với nhau, làm thành những công trình to lớn và chắc chắn. Bằng cách này, Simon Velez đã xây dựng một khách sạn sinh thái 130 phòng ở Trung Quốc, sau những công trình đồ sộ như cầu, sân vận động, chợ, nhà máy... ở Colombia. Khi rừng ngày càng cạn kiệt thì việc tre ngày càng có tầm quan trọng. “Đó là một thứ cây có thể dùng vào vô vàn việc” – đại diện của tổ chức châu Âu về mây-tre INBAR (thuộc LHQ và châu Âu) tuyên bố. INBAR có dự án xây dựng những ngôi nhà tiền chế bằng tre, thích hợp với khí hậu châu Âu, giá khoảng 100 euro/m2. Những ngôi nhà như thế cũng rất thích hợp với các nước nghèo hay các nước đang phát triển, nơi tre mọc nhiều. Có những vấn đề cần giải quyết, như việc xử lý tre trước khi đưa vào sử dụng (làm trắng tre chẳng hạn) có thể gây hại môi trường. Hiện ở châu Âu và Bắc Mỹ chưa có nơi nào chuyên trồng tre cho ngành xây dựng. Tre hầu hết phải nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam hay các nước Nam Mỹ. Tất cả ngôi nhà do Bamboo-Technologies bán đều được chế tạo sẵn ở Việt Nam dưới dạng lắp ghép. Việc chuyên chở xa xôi còn sinh ra nhiều khí thải... Năng suất của một rừng tre gấp 25 lần so với một khu rừng thông thường. Mỗi năm, một héc ta cho từ 22-44 tấn tre. Chỉ 3-5 năm sau khi trồng, tre đã có thể thu hoạch mà không cần phải trồng mới vì tự mọc lại liên tục. Tre còn giữ đất khỏi bị xói mòn, hấp thu lượng khí CO2 nhiều gấp 4 lần so với một khu rừng mới, sản sinh lượng khí ôxy nhiều hơn35%.

*"Cầu tre" chịu được tải trọng 16 tấn

Một cây cầu mới xây ở Trung Quốc với các thanh dầm dọc được làm bằng chất liệu tre composite qua các cuộc thử nghiệm đã chứng tỏ khả năng chịu lực cao, ngay cả đối với những xe có trọng tải 16 tấn. Với ưu điểm rẻ và thân thiện môi trường trong quá trình sản xuất, thanh dầm tre có tính năng chịu lực không thua gì bê tông và thép. Người nảy ra ý tưởng chế tạo dầm cầu chịu lực bằng tre là giáo sư Yan Xiao công tác tại Đại học Nam California (Mỹ) và Đại học Hồ Nam (Trung Quốc).

Thay vì sử dụng những cây tre tươi vốn được sử dụng làm vật liệu xây dựng ở các nước châu Á hàng ngàn năm nay, Xiao nghĩ ra cách kết các miếng tre lại thành thanh dầm giống như gỗ. Mặc dù không bật mí chi tiết của qui trình sản xuất dầm tre nhưng ông cho biết các miếng tre được cắt ra từ cây tre và sắp lại thành nhiều lớp rồi kết lại bằng một loại keo chuyên dụng. Xiao cho rằng kỹ thuật này chưa từng được sử dụng để “đúc” thanh dầm cỡ lớn.Trung tuần tháng 12 vừa qua, các công nhân đã hoàn tất việc lắp ghép cây cầu dài 10 m dựa theo thiết kế của giáo sư Xiao ở một ngôi làng thuộc tỉnh Hồ Nam. Sử dụng các dầm cầu bằng tre “đúc sẵn”, nhóm 8 công nhân chỉ mất 1 tuần là hoàn thành cây cầu. Xiao cho biết cầu đủ độ mạnh để chịu được sức nặng của chiếc xe tải 16 tấn, và dựa theo kết quả kiểm nghiệm kết cấu cầu, nó thậm chí có khả năng chịu lực cao hơn.

Cây cầu với thanh dầm bằng tre ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Newscientist)

Theo chuyên gia Xiao, khi bị kéo căng, tre chắc hơn thép và trong tình trạng bị đè nén, tre bền hơn bê tông. So với các loại cây lấy gỗ, tre có thời gian phát triển ngắn hơn rất nhiều, chỉ vài năm cho ra thân cao nhiều mét, vì thế có thể thu hoạch nhiều hơn trên cùng diện tích đất. Thêm nữa, do tre là dạng cây bụi nên khi thu hoạch có thể giữ lại nguyên phần rễ để cây tiếp tục phát triển.

Dầm cầu bằng tre có thể sử dụng cho những công trình cầu có chiều dài đến 30m, Giáo sư Xiao nói nên chúng thích hợp để làm cầu vượt ở các đô thị lớn. “Tôi đánh giá rất cao công trình của giáo sư Xiao”, kiến trúc sư Darrel DeBoer – chủ tịch kiêm người sáng lập DeBoer Architects, một trong mười công ty kiến trúc đạt tiêu chuẩn xanh ở Mỹ, nói. DeBoer lưu ý quá trình sản xuất xi măng thải ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) gây hiệu ứng nhà kính, chiếm khoảng 5-10% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Trong khi đó, tre hút CO2 trong quá trình phát triển. “Xét ở góc độ môi trường, tre là sự chọn lựa tuyệt vời”, DeBoer khẳng định.(Xem http://www.khoahoc.com.vn/cong-trinh/18756__Cau_tre_chiu_duoc_tai_trong_16_tan.aspx)

*CUỘC THI SÁNG TÁC KIẾN TRÚC HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”:Với đồ án đoạt giải Nhì, nhóm tác giả Đoàn Thanh Hà, Trần Ngọc Phương, Đặng Văn Hoà đã sử dụng cây tre, một vật liệu truyền thống, có sẵn trong thiên nhiên, tối giản các tác động bất lợi với môi trường, đưa lại cảm giác gần gũi, thân thiện. Ngôi nhà tre được thiết kế thông gió, chiếu sáng hợp lý, không gian sử dụng hiệu quả rất phù hợp đối với khu vực miền Trung vốn hay lũ, lụt, nắng hạn. Với cách trình bày giản dị nhưng cấu trúc chặt chẽ, dễ hiểu, nhóm tác giả đã thể hiện một đồ án tốt, đậm chất nhân văn và mang tính khả thi cao.

* Khu bảo tàng và bảo tồn sinh thái tre đầu tiên của Việt Nam vừa khánh thành ngày 7/4 tại xã Phú An, tỉnh Bình Dương. Với diện tích 10ha, đây là "ngôi nhà chung" của hơn 300 giống tre Việt.Ông Võ Thanh Giàu, giám đốc trung tâm Bảo tàng cho biết, đây không chỉ là nơi tập hợp nhiều nhất các loại tre, mà còn là bảo tàng sinh thái tre đầu tiên của khu vực Đông Nam Á.Không gian ngoài trời của bảo tàng là nơi để du khách khám phá thiên nhiên và thư giãn. Có nhiều khu vực tái hiện cảnh đẹp vùng sông nước đồng bằng Nam Bộ, khu vườn thực vật, giải trí, giúp du khách có thể tìm hiểu những nhạc cụ làm từ tre, thưởng thức các món trái cây miền Nam... Đặc biệt là vườn bảo tồn gồm bộ sưu tập hơn 200 mẫu tre sống, thu thập từ nhiều vùng khác nhau từ Bắc đến Nam...Không gian thứ hai là bảo tàng trong nhà, được thiết kế với nhiều kiến trúc làm từ tre, phòng chiếu phim tài liệu về hình ảnh của cây tre, phòng thí nghiệm là nơi để các nhà khoa học và sinh viên làm việc.Theo Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên, trưởng dự án Bảo tàng sinh thái tre và bảo tồn thực vật ở Việt Nam, mục đích của việc xây dựng công trình này là nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học của cây tre Việt, cùng nhiều loài cây bị đe dọa tuyệt chủng ở Vùng Đông Nam Bộ. Khu Bảo tàng bảo tồn là kết quả hợp tác của 4 nơi: Vùng Rhône Alpes (Pháp), tỉnh Bình Dương, Vườn thiên nhiên Pilat Cộng hòa Pháp, và đại học Khoa học tự nhiên TP HCM, với vốn đầu tư 11 tỷ đồng.Du khách có thể tìm đến địa chỉ: 124, đường 774, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương để tham quan bảo tàng.Sau đây là vài hình ảnh tại Làng tre Phú An, tỉnh Bình Dương trong ngày đầu tiên khánh thành:

Bảo tàng sinh thái tre đầu tiên tại Việt Nam.
Các nhà khoa học Pháp và Việt Nam đi dạo trong khuôn viên bảo tàng.
Không gian tái hiện cảnh vùng đồng bằng sông nước Cửu Long.
Chị Isabelle Mangione, sinh viên đại học INPG, Pháp, hiện đang thực tập tại TP HCM cho biết chị rất thích thú với công trình bảo tàng sinh thái tre. "Đây là một nơi lý tưởng để người nước ngoài tìm hiểu về một nét lịch sử văn hóa rất Việt Nam", Isabelle nói.
Một góc gian phòng trưng bày các vật dụng, nông cụ làm từ tre của người Việt.
Một loại tre vàng sọc, giống tre của tỉnh Phú Thọ nằm trong khu Bảo tàng sinh thái.
Em Hanameelle, học sinh lớp 2 trường tiểu học Colette, TP HCM cho biết, em từng xem biết về cây tre Việt Nam qua hình vẽ trong sách, nhưng đây là lần đầu tiên em được nhìn thấy và sờ vào một cái măng tre.


Black speckled bamboo poles with various shade of brown and green color

* Tre bông Viễn Thành: Hơn 30 năm cây tre đã theo ông, qua bàn tay lao động sáng tạo, sản phẩm mỹ nghệ từ cây tre bông đã chinh phục mọi người và được công nhận là sản phẩm truyền thống độc đáo của Việt Nam.


Ông Viễn và mô hình Chùa Một Cột

DUYÊN NỢ VỚI TRE BÔNG
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thợ may nổi tiếng tại quê hương Đồng Khởi, không ai dám nghĩ rằng ông Võ Thành Viễn sẽ trở thành nghệ nhân. Cái duyên nợ với cây tre đâu đó đã níu ông để có những sản phẩm mỹ nghệ mang tên Viễn Thành độc đáo như ngày nay. Còn nhớ, vào những năm đầu thập niên 70, qua một người mai mối, ông cưới vợ và về lập nghiệp ở An Giang. Với bản tính ham học và thích làm theo những chỉ dẫn trong sách, ông bắt đầu làm những sản phẩm mỹ nghệ bằng cây tăm tre để chưng trong nhà cho đẹp. Còn duyên nợ với cây tre bông lại là một chuyện dài. Ông kể: không biết duyên nợ thế nào mà đầu năm 1971, tình cờ đi thăm một người bạn ở Bình Phước Xuân - Chợ Mới, thấy một tay vịn cầu làm bằng tre lên nước bóng loáng. Mà nó lạ hơn các cây tre khác vì nổi vân theo nhiều hình thù rất lạ. Tò mò hỏi thăm mới biết đó là một giống tre lạ được trồng rải rác ở vùng này”. Vậy là tất cả những vùng đất mà ông từng đặt chân qua đều được ông tìm hiểu xem có giống tre quý đó không. Cuối cùng chỉ có ở Nghĩa Hiệp, Mỹ Luông (Chợ Mới), Tân Châu, Lấp Vò (Đồng Tháp) là có giống tre quý này. Ông nảy ra một ý tưởng: “Người ta ghép tràm, lá thốt lốt, ghép ván… cây tre này có vân rất đẹp, tại sao mình không thử ghép”, ông nói khi chúng tôi hỏi ý tưởng tạo ra sản phẩm mỹ nghệ bằng tre bông. Thế là ông bắt đầu mày mò làm thử. Nhưng bắt đầu từ đâu? Dùng cái gì để cho nó dính lại và bền? Nhiều câu hỏi treo lơ lửng trong đầu và ông luôn muốn có lời giải đáp sớm nhất. Vậy là ông tìm tre về thử lộng, ghép và tìm một loại keo thích hợp. Lúc đầu, với tấm hình Chùa Một Cột sẵn có, ông quyết định ghép mô hình Chùa Một Cột. Năm đầu, ghép xong cái chùa nhưng chưa hài lòng, ông lại kiếm hình ở một góc độ khác, làm lại. Cứ thế, hằng ngày, hằng tuần và quanh năm ông bám bên cái mô hình Chùa Một Cột chưa vừa ý. Rồi công lao động sau 20 năm đã được đền đáp bằng một mô hình Chùa Một Cột hoàn chỉnh, dù ông chưa một lần đến thăm nơi này. Khách tham quan nhìn mô hình Chùa Một Cột đều ngạc nhiên vì nó giống đến từng chi tiết nhỏ. Lại càng không khỏi ngạc nhiên khi biết ông chưa đến đó mà chỉ thực hiện thông qua các hình chụp ở những góc độ khác nhau mà ông sưu tầm được. Vậy là ông đã thành công với sản phẩm truyền thống là ghép Chùa Một Cột bằng cây tre bông.


Ngọ Môn - kinh thành Huế


Bộ ấm trà

NHỮNG TÁC PHẨM ĐỜI NGƯỜI
Chùa Một Cột với thời gian thực hiện 20 năm. Một thời gian dài và biết bao công sức của người nghệ nhân truyền vào đó. Sau này khi nói về nó, ông luôn cho đó là một kỷ niệm đẹp, một dấu ấn trong sự nghiệp ghép tre bông của mình. Cũng trong thời gian làm Chùa Một Cột, ông đã dày công nghiên cứu để dùng hóa chất tẩm vào cây tre bông để biến nó thành các màu khác nhau. Bây giờ cây tre bông qua tay ông không chỉ là 2 màu nguyên thủy mà có thể biến hóa thành 12 màu khác nhau. Ngoài làm những tác phẩm đời người, ông cũng tranh thủ làm những vật dụng nhỏ trong nhà như ghép bộ ấm trà, lọ hoa Rồng Việt… những sản phẩm tuy nhỏ, ít tốn thời gian nhưng cũng đòi hỏi một độ tinh xảo nhất định.
Hơn nửa đời người gắn bó với cây tre bông, tác phẩm để đời của ông là cổng Ngọ Môn kinh thành Huế với hơn 30 năm nghiên cứu từ hình ảnh, gắn ghép để tạo nên một cổng Ngọ Môn hoàn chỉnh. Cũng như mô hình Chùa Một Cột, lúc đầu ông chỉ có một tấm hình Ngọ Môn từ một phía, vậy là ông làm một phía, có thêm hình phía nào ông lại sáng tạo thêm, cứ thế ông nhờ hết bạn bè khắp nơi sưu tầm ảnh Ngọ Môn Huế gửi về để 30 năm sau có một tác phẩm ghép tre bông cổng Ngọ Môn Huế hoàn hảo đến không ngờ. Cùng thời gian với tác phẩm này là tác phẩm lọ hoa Rồng Việt. Đây là một tác phẩm độc đáo với khả năng sử dụng phối màu và nghiên cứu loại keo dán phù hợp đến độ có thể cắm hoa chưng trong 1 tháng vẫn không bị rỉ nước ra ngoài.Tuy nhiên, để có thương hiệu tre bông Viễn Thành như ngày nay, phải đến năm 2000, sản phẩm tre bông của ông mới bắt đầu ra mắt công chúng, các sản phẩm đều được cọ xát với thị trường thông qua hội chợ ASEAN. Lần đầu tham gia hội chợ, ông cho biết: “Nếu không có hội chợ này thì sản phẩm của mình cũng không ai biết. Nó là kinh nghiệm rất bổ ích để tìm hiểu thêm và củng cố để tạo cho sản phẩm có nét riêng, không đụng hàng”.

NỖI LO THẤT TRUYỀN
Hơn 30 năm đến với cây tre cũng là ngần ấy thời gian thăng trầm với nó. Ông đã sống và gắn bó với cây tre bông đến nỗi có lúc quên cả gia đình. Bà Nguyễn Thị Đầy, vợ nghệ nhân Thành Viễn, cho biết: “Nhiều lúc nửa đêm ông ấy dậy cứ cưa, cứ đẽo, hàng xóm có người bảo ổng bị tâm thần. Phải hiểu ông ấy thì mới có thể thông cảm và chia sẻ được. Mình không mê nó nhưng phải chìu ông ấy”. Một sạp bán gà nhỏ ngoài chợ Bình Khánh là nồi cơm của gia đình và nuôi lớn giấc mơ sáng tạo của ông. Khi nhắc về người vợ, ông khẳng định: “Bà xã là 50% thành công trên con đường nghệ thuật này”.Có lẽ trong cuộc đời sáng tạo của ông, hạnh phúc nhất là lần tham gia hội chợ triển lãm làng nghề truyền thống Việt Nam - Asean lần I - 2005. Và ngày 13-12-2005 là một ngày rất đặc biệt, khi ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trao bằng công nhận sản phẩm ghép tre bông Viễn Thành là sản phẩm truyền thống. Ông Dần đánh giá đây là một sản phẩm truyền thống độc đáo và đúng nghĩa là sản phẩm truyền thống Việt Nam. Cũng tại hội chợ này, 5 sản phẩm là bộ khay trà, mâm trà, kỷ trà, bộ đèn và lọ hoa Rồng Việt ông gửi đi triển lãm đều được vào vòng chung khảo, như là một liều thuốc kích thích con đường sáng tạo nghệ thuật của ông. Vậy là sau hội chợ, người ta lại thấy ông ngồi lộng, ghép những sản phẩm hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ có một sản phẩm để đời bằng tre bông. Ý tưởng đó đã nung nấu trong đầu hơn 10 năm nay, một bức tranh khổ 1,2x4,8m với chủ đề “cẩm tú sơn hà” mang đậm chất văn hóa Việt Nam. Bức tranh gồm 3 mảnh ghép đặc trưng cho văn hóa 3 miền và dự kiến số lượng tre ông để ghép lên đến vài chục cây.Tuy nhiên, ông vẫn đang canh cánh nỗi lo thất truyền. Nỗi cực khổ trong lao động nghệ thuật đã làm bao thế hệ học trò phải bỏ ông ra đi khi vẫn chưa lĩnh hội được những gì ông truyền thụ. Ông trăn trở: Bây giờ quan trọng nhất là truyền lại cho thế hệ sau, nhưng cuộc sống không thể có người lại mạo hiểm đi theo cái nghề mà chỉ đặt nghệ thuật lên hàng đầu. Các sản phẩm này không chỉ đơn thuần mang tính nghệ thuật mà nó còn mang tính giáo dục và giúp cho con người hiểu biết thêm cội nguồn của dân tộc”. Bây giờ, từ kinh nghiệm, khi nhìn vào những bông trên cây tre, ông có thể biết nó nằm hướng nào trong bụi tre với vô số cây. Tuy nhiên, cái khó là nguyên liệu tre bông quá ít vì nó không giống như các giống tre khác, cây tre bông không nhân giống được. Ông đã lặn lội đi Tiền Giang, Bến Tre để tìm hiểu và tìm cách nhân giống để tạo nguyên liệu cho nghề và giữ nghề nhưng bất thành. Đã bao phen ông Viễn đem tre về trồng đều thất bại, vậy là nỗi lo về nguồn nguyên liệu tre cũng không nhỏ. Khi nói về tương lai, ông luôn ao ước được đi nhiều, để ngắm nhìn và thể hiện những hình ảnh đẹp, những truyền thống lịch sử văn hóa Việt Nam lên tác phẩm ghép tre bông.
Những cái tạo được từ quá khứ, hiện tại và nghĩ về tương lai còn đó, biết bao nỗi canh cánh bên người nghệ nhân này. Tuy nhiên có thể khẳng định, sản phẩm tre bông Viễn Thành đang khẳng định một thế đứng trong những nghề truyền thống của Việt Nam.Bài, ảnh: BÌNH NGUYÊN(Theo Đất Mũi)

*Cây tre ở Nhật Bản

Cũng như ở Việt Nam và các nước châu Á, cây tre gắn bó rất lâu đời trong đời sống người Nhật Bản với những công dụng phổ biến của nó. Trong nghiên cứu về tre trên thế giới, sự kiện Hiroshima bị ném bom nguyên tử năm 1945 được quan tâm như một biểu hiện đặc trưng về sự chịu đựng của loài cây này: "Chỉ vài ngày sao trận bom, cả thành phố hầu như bị san bằng thì người ta đã phát hiện những cây măng mới trong một khu rừng nhỏ ở đó đã lên xanh!"Trong lịch sử Nhật bản, cây tre cũng là chủ đề của các truyện cổ tích, là biểu hiện của sự may mắn và không thể thiếu trong các lễ hội...
Nàng công chúa mặt trăng:
Người Nhật tin tưởng rằng tre là một loài cây bí hiểm và độc nhất vô nhị. Nó được coi như một thứ cây thần thánh vì trong ruột rỗng của cây chính là chỗ ở của thánh thần. Một trong những chuyện cổ tích lâu đời nhất ở Nhật là Taketori monogatari (Chuyện kể về người đốn tre) nói lên niềm tin tưởng đó.
Chuyện bắt nguồn từ 900 năm trước và nổi tiếng ở Nhật, kể chuyện một công chúa xinh đẹp từ cung trăng xuống trần giới. Anh thợ đốn tre nghèo đã phát hiện ra nàng công chúa bé xíu giữa thân tre và đem về nhà mình. Công chúa lớn lên rất nhanh thành một cô gái xinh đẹp nên có rất nhiều người đến cầu hôn, nhưng đã đến ngày nàng phải trở về mặt trăng. Cũng giống như một cây măng, nàng chỉ cao khoảng chưa đầy một tấc lúc người đốn tre phát hiện ra và nàng đã cao lớn nhanh chóng chỉ trong vòng ba tháng. Hầu hết trẻ con Nhật Bản đều biết câu chuyện này dưới cái tên Kaguya-him (tức Công chúa mặt trăng) trong các truyện tranh dành cho trẻ nhỏ.

*Cây tre trong lịch sử Nhật Bản Từ rất sớm, cây tre đã đóng một vai trò không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản. Nó mạnh mẽ, thanh thoát, rất dễ uốn và đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng trong đời sống hàng ngày. Những chiếc lược, những rổ rá bằng tre đã được phát hiện vào thời kỳ Jomon ( từ hơn 300 năm trước công nguyên) tại 2 di chỉ khảo cổ học ở Honshu và Kyushu. Điều này cho thấy loài tre đã xuất hiện và phát triển rất rộng ở nhiều nơi trên đất Nhật và nó cũng đã được chế tác thành các vật dụng từ rất lâu. Người ta cũng cho rằng con người đã dùng măng để ăn vào thời kỳ đó. Qua các thời kỳ, cây tre đã thể hiện ở rất nhiều hình thái... Vào thời kỳ Yayoi (trước công nguyên 300 năm đến 40 năm sau công nguyên) tre cũng đã được dùng như các công cụ đánh cá như cái bẫy (trap), cái giần, cái sàn (sieve), rổ, bàn chải... Người ta cũng xác định rằng trong thời kỳ Nara (710-794), cây tre đã được dùng làm cán bút, nhạc cụ như sáo trúc Nhật bản (shakuhachi). Nhiều bức ảnh chụp lại các hiện vật trưng bày ở Bảo tàng tre Nhật Bản khai quật ở Nagaoka-kyo - thủ đô của đế chế Nhật từ năm 784 đến 794 thuộc quận Kyoto, cho thấy từ rất lâu cây tre Madake đã được dùng làm ống dẫn nước. Chúng được phát hiện ở trạng thái như đã được bảo quản cẩn thận, dù đã trải qua đã hơn 1.200 năm! Nhưng khi đưa vào trưng bày ở Bảo tàng thì nó bắt đầu hư hỏng. Vào thời kỳ Heian (794-1192), cây tre cũng đã được sử dụng làm rất nhiều thứ đồ dùng, từ những vật gia dụng hàng ngày cho đến vật trang trí. Thời kỳ Kamakura và Muromachi ( 192-1573), cây tre cũng được sử dụng chế tạo vũ khí cho các chiến binh Samurai như cung và mũi tên... Tre luôn là những vật liệu thiết yếu trong việc phân biệt kiểu dáng kiến trúc, Sukiya-zukuri (trường phái kiến trúc nhà ở kết hợp các sắc thái xây dựng đặc biệt cho nghi lễ uống trà (trà thất) xuất hiện trong thời kỳ Azuchi- Momoyama (1573-1603) và Edo (1603-1868). Nó không chỉ dùng làm trụ chống đỡ các tấm phên bằng đất sét mà còn làm vật liệu trang trí trong các góc tường, chỗ hóng mát, làm rèm che và cả đóng trần nhà. Các đồ uống trà dùng trong trà thất cũng được chế tác rất tinh xảo bằng nhiều giống tre khác nhau... Nước Nhật đã trải qua một giai đoạn hiện đại hóa nhanh chóng từ sau năm 1854. Tuy vậy, cây tre vẫn là loại vật liệu không thể thiếu, kể cả sau khi thất bại trong đệ nhị thế chiến. Cây tre, trên thực tế đã được sử dụng như thứ vật liệu thay thế cho thép trong xây đúc bê tông. Hình ảnh bê tông tre được sử dụng ở sân vận động Kyoto hiện có trưng bày ở Bảo tàng tre Nhật bản là một bằng chứng. Nhạc cụ bằng tre Nhạc cụ truyền thống tiêu biểu làm bằng tre ở Nhật là cây sáo Shakuhachi. Du nhập vào Nhật từ Trung quốc khoảng cuối thế kỷ thứ 7, sáo trúc Shakuhachi phát triển ở Nhật như một nhạc cụ độc đáo, gợi lên một âm hưởng sâu lắng trong tâm hồn. Sáo này làm từ giống tre Madake. Có bốn lổ để ấn các ngón tay phía trên và một lổ phía dưới để thổi. Sáo Shakuhachi trở thành mẫu mực xác định các nhạc cụ truyền thống với tiêu chuẩn chiều dài là 54,5 cm. Tuy rất đơn giản, nhưng cây sáo Shakuhachi đòi hỏi người chơi phải rất thành thạo trong việc kiểm soát hơi thổi, tập trung cao độ sự chú ý không chỉ ở chiếc môi, cũng tương tự như thổi sáo của Việt Nam vậy! Những món ăn từ măng ở Nhật Cây măng tre rất có giá ở Nhật bởi hương vị thanh nhã, dáng vẻ mịn màng và là món ăn quan trọng có tính thời vụ của các đầu bếp Nhật. Măng cũng là món cung cấp nhiều chất carbohydrate, dầu thực vật, chất đạm và Vitamin B, giúp cho việc tuần hoàn máu... Có rất nhiều cách chế biến các món ăn từ măng ở Nhật. Măng của giống tre Mosochiku là món thông dụng do nó lớn, đầy đặn, mềm và thơm hơn các loài măng khác. Có những món thông dụng như: Măng hầm (Nimono), Măng nấu đậu tương (Dengaku), Măng nấu súp với ngọn sancho (Kimone-ae), Măng nướng (Yakimono), Măng tươi ăn sống (Shasùhimi), sup măng (Wanmono) và Măng hầm gạo (Takenoko-gohan). Mì sợi làm bằng lúa mạch (soba) cũng là một món ăn truyền thống của người Nhật. Nó được đựng trong cái sàn bằng tre như người bạn không thể thiếu để luộc rồi ăn với các loại gia vị như củ cải, hành xanh... Các món ăn mì lạnh soba thường có bán ở các tiệm ăn Nhật Bản.
Tre và các lễ hội:

+ Koda Matsu Từ xa xưa, như đã nói, người Nhật tin rằng các thần thánh trú ngụ trong ruột rỗng của cây tre. Cây tre rất được tôn kính cho nên không ai làm điều gì sai trái với nó. Do vậy, ngày nay cây tre cũng đóng vai trò không thể thiếu trong những lễ hội. Đặc biệt, vật trang trí trong ngày đầu năm mới ở Nhật gọi là Kado-matsu, gồm có một cặp, đặt hai bên lối vào nhà người Nhật. Koda Matsu làm bằng tre, cây thông và mận (bện lại như một chiếc giỏ cắm những cành thông và tre), tượng trưng cho điều may mắn và hy vọng (Cây tre và cây thông luôn xanh tốt giữa mùa đông và cây mận là cây đầu tiên trổ hoa trong mùa Xuân). Phong tục này thể hiện niềm tin rằng Koda Matsu đặt ở cửa nhà ở là để thần thánh mang lại điều tốt đẹp cho một năm mới đang bắt đầu.
+ Omizu-tori: Omizu-tori (có nghĩa là múc nước - water drawing) là tục lệ được biết tới từ năm 752, tổ chức vào những giờ cuối cùng ngày 12/3 và những giờ đầu của ngày 13/3, là nghi thức trung tâm của lễ hội Shunie tổ chức tại Nigatsudo Hall ở đền Todajii, thuộc quận Nara. Nghi thức này bắt đầu bằng việc vẫy những ngọn đuốc bằng củi tre trên ban công của lâu đài, những tia lửa rải rác rơi xuống đám đông bên dưới để xua đuổi những điều xấu xa. Lúc đó, các vị thầy tu bước đến một giếng nước bên dưới lâu đài múc nước, hiến dâng cho đức Phật.
+ Toka-Ebisu: Được tổ chức tại Imamiya Shrine, tỉnh Osaka từ ngày 8 đến 12 thágn Giêng hàng năm để cầu sự may mắn cho việc làm ăn. Tên của lễ hội này là phần quan trọng nhất của lễ Mồng 10 tháng Giêng. Trong lễ hội, mọi người đều mua Sasa (loại trúc nhỏ) đặt trên bàn thờ thần Shinto trong nhà mình để cầu lộc. Bình Sasa để trên bàn thờ cho đến lễ hội sang năm mới được thay. Toka nghĩa là ngày thứ mười của tháng. Ebisu là một trong 7 vị thần may mắn được tôn kính như thần giám hộ việc làm ăn. Kiểu thần tài!
+ Lễ Kanto: Kanto có nghĩa là cây sào tre và lồng đèn, là lễ hội nổi bật nhất trong liên hoan Tanabata tại thành phố Akita city, bởi như các hình ảnh đã cho thấy, các lồng đèn bằng giấy được treo lên trên những cây ngang được cột vào một chiếc sào tre dài. Vào ban đêm trong những ngày hội, nhiều nhóm thiếu niên trong y phục truyền thống tranh nhau biểu diễn kỹ năng làm cho chiếc sào giữ được thăng bằng trên tay, vai, hông và trán trong lúc họ diễu hành quanh thành phố trong tiếng trống tiếng sáo trúc và những bài hợp ca...
Ngoài ra, ở Nhật còn có các lễ hội Tori-no-ichi (biểu diễn gà trống) vào mùa Thu và lễ hội Hama-ya (Vẻ đẹp của cung tên) vào mùa Đông cũng liên quan đến cây tre.
Tre và các môn thể thao:
Do tính mềm dẽo dễ uốn và là một loại vật liệu bền như đã nói, cây tre không thể thiếu trong các bộ môn thể thao hiện đại bắt nguồn từ tinh thần nghệ thuật thượng võ của môn Kendo - một bộ môn đánh kiếm Nhật - và Kyudo - nghệ thuật bắn cung. Các môn thể thao mới này nhấn mạnh những nguyên tắc rèn luyện tinh thần hơn là chiến đấu. Chúng nhắm vào mục tiêu phát triển sự khéo léo, thông qua đó để thực hiện các chuẩn mực làm căn cứ thi đấu.
+ Bộ môn kiếm thuật (Kendo) :Trong Kendo hiện đại, cây gậy bằng tre được gọi là Shinai. Shinai là một ống hình trụ rỗng làm từ 4 thanh tre (thường là giống tre makede) buộc chặt lại bằng sợi dây da và bịt kín hai đầu. Các kiếm sĩ phải mang mạng che mặt, yếm che ngực, găng tay và đồ bảo vệ lưng. Họ được huấn luyện nhiều thao diễn về thế chém và tấn công đối phương. Âm thanh của ống tre rỗng gây ấn tượng và truyền cảm xúc mạnh mẽ theo tốc độ di chuyển của các kiếm sĩ.
+ Bộ môn bắn cung:Giống tre Mekeda được chọn lựa để chế tạo cánh cung và tre yadake dùng để vót mũi tên. Thông thường người bắn cung giương cung lên và nhắm vào một vòng tròn đường kính khoảng 36cm là mục tiêu cách xa họ 28 mét. Môn bắn cung Kyudo là phương thức rèn luyện cả về thể chất lẫn tinh thần và tầm quan trọng được đặt vào vẻ đẹp của các nghi thức hơn là vào độ chính xác.
Viết bởi Trương Điện Thắng (Theo Japanese culture/ Bamboo Museum - http://caytreviet.com/caytreonhatban.html)

bamboo bicycle

http://caytreviet.com/trietlycaytre.html

http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=85092&ChannelID=7

http://www.vovinam-frankfurt.de/deu/Kientrucsu-VoTrongNghia.htm

http://www.thietkehcm.com/index.php?Module=Content&Action=view&id=271&Itemid=141
http://thethaodoanhnhan.vn/Desktop.aspx/TinTuc/VH-AmThuc/Kien_truc-Am_thuc_Viet/
http://www.diaoc24h.com.vn/index.php/20081002674/kien-truc-doc-dao/ngoi-nha-trong-rung-tre.diaoc24h
http://www.diendankientruc.com/vbb/showthread.php?t=23
http://www.goethe.de/ins/vn/han/acv/arc/2007/vi2367090v.htm
http://www.svvn.vn/vn/news/doisong/1017.vip

http://trendsupdates.com/latest-design-bamboo-house-architect/
http://www.bambootechnologies.com/arcservices.htm
http://www.deboerarchitects.com/BambooThoughts.html
http://www.michaelmcdonough.com/
http://bambus.rwth-aachen.de/eng/reports/modern_architecture/referat.html
http://www.alternativeconsumer.com/2008/10/18/building-green-with-bamboo/
http://www.americanbamboo.org/GeneralInfoPages/BambooAsMaterial.html
http://www.jmbamboo.com/newbooks.htm
http://www.bamboo-oz.com.au/reference.html

1 comment:

  1. Nhìn rất đẹp nha <3. À, nếu bạn có nhu cầu đặt mua Bàn Thờ Đẹp thì ghé mình nhé, tham khảo trang bàn thờ nha.

    ReplyDelete