Monday, July 20, 2009

Tình hình sụt lún trên địa bàn Hà Nội

* Tin tức: Đây là số liệu nghiên cứu mới đây được Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội, trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra liên quan đến tình hình sụt lún liên quan đến việc khai thác nước ngầm tại nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội.
T.S Nguyễn Sinh Minh - Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội cho biết số liệu nghiên cứu thực nghiệm hiện tượng lún bề mặt đất Hà Nội do thay đổi mực nước ngầm từ năm 1991 cho đến nay cho thấy có những điểm ở Hà Nội bị sụt lún tới 4 cm/năm và đây là một con số đáng lưu ý đối với các cơ quan chức năng trong việc khai thác nước ngầm cũng như xây dựng của thành phố.
Theo số liệu thu thập được, lượng nước ngầm khai thác trong năm 2006 khoảng 650.000 – 700.000 m3/ngày đêm. Tầng khai thác nước chủ yếu là tầng chứa nước Pleistocen (qp), có nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt.
Tuy nhiên, lượng cung cấp này thường nhỏ hơn so với lưu lượng khai thác. Điều đó dẫn đến mực nước ngầm hàng năm bị hạ thấp. Thêm vào đó điều kiện địa chất của thành phố rất phức tạp, nhiều nơi tồn tại những tầng đất yếu với chiều dày lớn. Điều này có thể gây ra sụt lún nền đất, ô nhiễm nước ngầm….
Theo ông Minh, kết quả quan trắc lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm tại 10 trạm đo lún bề mặt đất- đặt tại các nhà máy nước và trạm tăng áp thuộc Công ty Kinh doanh nước sạch và Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội- trong những năm qua cho thấy: Tại những trạm có tồn tại lớp đất yếu, tốc độ lún bề mặt đất tương đối lớn như Thành Công (41,02 mm/năm), Ngô Sĩ Liên (27,14 mm/năm), Pháp Vân (22,02 mm/năm)...
Những trạm không tồn tại lớp đất yếu có tốc độ lún bề mặt nhỏ như Ngọc Hà (1,80 mm/năm), Mai Dịch (2,28 mm/năm), Đông Anh (1,41 mm/năm). Những trạm có vị trí gần sông Hồng có độ lún bề mặt đất nhỏ hơn vì mực nước ngầm được nước sông bù phụ một phần như Lương Yên (16,85 mm/năm), Gia Lâm (12,99 mm/năm).
“Kết quả quan trắc tại 10 trạm nói trên có độ chính xác cao và có thể khẳng định rằng quá trình hạ thấp mực nước ngầm đã gây nên hiện tượng sụt lún bề mặt đất tại những vị trí khai thác. Vì những trạm đo lún nói trên hầu hết được đặt tại tâm phễu lún (trong các nhà máy nước) nên nó chỉ phản ánh được độ lún riêng lẻ tại nơi khai thác nước ngầm mà chưa thể hiện được phạm vi ảnh hưởng (bán kính) của phễu lún cũng như khả năng ảnh hưởng của các phễu lún”- Đại diện Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội cho biết.
Ông Đỗ Tuấn Anh, cán bộ phòng nghiên cứu và thí nghiệm địa kỹ thuật, Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội cũng cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng lún bề mặt đất như: Do khai thác nước dưới đất; việc tăng tải trọng ngoài do xây dựng công trình; do vận động tân kiến tạo; tính chất từ biến của đất... Tuy nhiên các phương pháp quan trắc thực nghiệm mà Viện đang tiến hành nghiên cứu đã khẳng định rằng sự thay đổi mực nước ngầm là một trong những nguyên nhân gây nên sụt lún bề mặt đất của Hà Nội.
“Đặc điểm chính của sự sụt lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm làm cho bề mặt địa hình thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi quy hoạch, xây dựng cần phải lưu ý để đưa ra được giải pháp hợp lý trong việc xử lý cốt san nền, xây dựng hệ thống thoát nước.
Đối với các công trình giao thông và các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp sử dụng giải pháp móng nông phải lưu ý tới độ lún nền đất bị tăng thêm do hạ mực nước ngầm để từ đó có biện pháp khắc phục.
Đối với các công trình sử dụng giải pháp móng cọc cần lưu ý tới yếu tố “ma sát âm” gây ra tải trọng phụ thêm tác dụng lên cọc do độ lún các lớp đất yếu gây ra”- Ông Tuấn Anh cho biết.
Theo cảnh báo của Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội việc quy hoạch vị trí xây dựng các nhà máy khai thác nước nên ưu tiên vị trí ven sông vì khu vực đó có nguồn cung cấp, bổ trợ lớn cho tầng chứa nước khai thác. Giảm lưu lượng khai thác nước ngầm bằng việc khai thác, xử lý nguồn nước mặt từ sông Đà.
Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội cũng cho rằng với mạng lưới quan trắc lún chỉ có 10 trạm như hiện nay chưa đủ cơ sở để lập bản đồ hiện trạng lún của thành phố và dự báo độ lún của một khu vực cũng như toàn thành phố Hà Nội.
Như vậy, chương trình nghiên cứu lún bề mặt đất thành phố Hà Nội cần phải được phát triển thêm nhiều trạm đo lún tại tâm phễu cũng như miếng phễu lún.(Theo Phạm Tuyên/ báo Tiền Phong)


* Ý kiến: Từ năm 1985, một số nhà khoa học đã cảnh báo về khả năng sụt lún mặt đất Hà Nội do khai thác nước ngầm. Vấn đề này sau đó đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình, dự án nghiên cứu liên quan đã được triển khai. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng: Đã có các biểu hiện sụt lún mặt đất do khai thác nứơc ngầm ở phần Nam bờ phải sông Hồng. Sự sụt lún mặt đất xảy ra chủ yếu ở các vùng phân bố các tầng đất yếu và có liên quan đến sự giảm áp trong tầng chứa nước ngầm sâu, sự sắp xếp lại hạt trong các tầng trên và do sự ôxy hoá vật chất hữu cơ trong các tập bùn sét khi mực nước ngầm hạ thấp, dẫn đến giảm cường độ chịu tải của đất ở đó.

Nước là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, mọi cơ thể sống đều phải cần đến. Để phục vụ nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và công nghiệp, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nguồn nước dưới đất. Cùng với sự phát triển dân số trên toàn thế giới thì nhu cầu sử dụng nguồn nước ngày càng tăng theo. Do vậy, quá trình khai thác nước ngầm dưới đất diễn ra ngày càng nhiều ở Việt Nam, cũng như trên toàn thế giới. Khi mực nước ngầm bị hạ thấp, trạng thái đất đá bị thay đổi dẫn đến hiện tượng sụt lún bề mặt đất. Những vùng xảy ra hiện tượng sụt lún mặt đất do khai thác nước dưới đất ở trên thế giới có thể nói đến như: thành phố Venice (Italia); nhiều vùng của thành phố Mexico bị sụt lún có chỗ lên tới 8m vào năm 1938.
Tại Châu Á, sụt lún mặt đất do khai thác nước xảy ra tại thành phố Tokyo và Osaka (Nhật Bản) là 3 - 4m vào những năm 1928 - 1943. Tại Đài Loan, có chỗ sụt lún mặt đất đạt tới 1m. Tại Bangkok (Thái Lan) độ lún bề mặt đất lớn nhất quan trắc được đạt tới 407,7mm, tốc độ lún trung bình đạt tới 52mm/năm.
Hà Nội là thành phố được cấp nước sạch hoàn toàn dựa vào xử lý và bơm hút nước ngầm ở dưới sâu trong lòng đất. Chi phí cho việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm so với khai thác, xử lý nước mặt là thấp hơn nhiều. Do quá trình đô thị hoá và nhu cầu dùng nước sạch ngày càng nhiều, đòi hỏi phải không ngừng tăng lưu lượng bơm hút nước ngầm. Theo số liệu thu thập được, lượng nước ngầm khai thác trong năm 2006 khoảng 650.000m3 - 700.000m3/ngày đêm. Tầng khai thác nước chủ yếu là tầng chứa nước Pleistocen (qp1), có nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt. Tuy nhiên lượng cung cấp này thường nhỏ hơn so với lưu lượng khai thác, điều đó dẫn đến mực nước ngầm hàng năm bị hạ thấp và đó là một trong những nguyên nhân gây nên sụt lún mặt đất Thành phố Hà Nội.
Vấn đề đặt ra đối với Thành phố Hà Nội là việc lưu lượng nước ngầm được bơm hút theo thời gian ngày càng tăng, thêm vào đó điều kiện địa chất thành phố Hà Nội rất phức tạp, nhiều nơi tồn tại những tầng đất yếu với chiều dày lớn. Điều này có thể gây ra các tai biến về môi trường địa chất như sụt lún nền đất, ô nhiễm nước ngầm v.v... Việc nghiên cứu hiện tượng lún bề mặt đất do bơm hút nước dưới đất ở Hà Nội đã được nhiều cơ quan thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó phải nói đến chương trình nghiên cứu biến dạng lún bề mặt đất Thành phố Hà Nội do thay đổi mực nước ngầm của Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng Hà Nội thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, đây là đơn vị đầu tiên đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm hiện tượng lún bề mặt đất Thành phố Hà Nội do thay đổi mực nước ngầm từ năm 1991 cho đến nay. Kết quả bước đầu đã xây dựng được 10 trạm đo lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm đặt tại các nhà máy nước và trạm tăng áp thuộc Công ty KDNS và Công ty KDNS số 2 Hà Nội nhằm xác định mối quan hệ giữa sự khai thác nước ngầm và độ lún bề mặt đất tại các trạm. Các trạm đo lún bề mặt đất nói trên được xây dựng trên nền đất có điều kiện địa chất điển hình của Thành phố Hà Nội như khu vực có tồn tại lớp đất yếu là Thành Công, Pháp Vân, Ngô Sỹ Liên, Tương Mai…, khu vực có tồn tại lớp đất tốt là Ngọc Hà, Mai Dịch, Đông Anh, khu vực ven sông Hồng như Lương Yên, Gia Lâm và khu vực nằm cách xa sông Hồng như Ngô Sỹ Liên, Hạ Đình... Kết quả quan trắc lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm tại 10 trạm trong những năm qua đã phản ánh sự sụt lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm tại 10 vị trí quan trắc nói trên. Tại những trạm có tồn tại lớp đất yếu, tốc độ lún bề mặt đất tương đối lớn như Thành Công là 41,42mm/năm, Ngô Sỹ Liên là 31,52mm/năm, Pháp Vân là 22,16 mm/năm …, những trạm không tồn tại lớp đất yếu có tốc độ lún bề mặt nhỏ như Ngọc Hà là 1,80 mm/năm, Mai Dịch là 2,65 mm/năm, Đông Anh là 1,41 mm/năm. Những trạm có vị trí gần sông Hồng có độ lún bề mặt đất nhỏ hơn vì mực nước ngầm được nước sông bù phụ một phần như Lương Yên là 18,83 mm/năm; Gia Lâm là 10,33 mm/năm.
Kết quả quan trắc tại 10 trạm nói trên có độ chính xác cao và có thể khẳng định rằng quá trình hạ thấp mực nước ngầm đã gây nên hiện tượng sụt lún bề mặt đất tại những vị trí khai thác. Vì những trạm đo lún nói trên hầu hết được đặt tại tâm phễu lún (trong các nhà máy nước) nên nó chỉ phản ánh được độ lún riêng lẻ tại nơi khai thác nước ngầm mà chưa thể hiện được phạm vi ảnh hưởng (bán kính) của phễu lún cũng như khả năng ảnh hưởng của các phễu lún. Với mạng lưới quan trắc lún chỉ có 10 trạm như hiện nay chưa đủ cơ sở để lập bản đồ hiện trạng lún của thành phố và dự báo độ lún của một khu vực cũng như toàn Thành phố Hà Nội. Như vậy chương trình nghiên cứu lún bề mặt đất Thành phố Hà Nội cần phải được phát triển thêm nhiều trạm đo lún tại tâm phễu cũng như miệng phễu lún.
Nguyên nhân sụt lún.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng lún bề mặt đất như:
- Do khai thác nước dưới đất;
- Việc tăng tải trọng ngoài (do xây dựng công trình);
- Do vận động tân kiến tạo;
- Tính chất từ biến của đất v.v…
Tuy nhiên, các phương pháp quan trắc thực nghiệm mà Viện KHCN và Kinh tế Xây dựng Hà Nội đang tiến hành nghiên cứu đã khẳng định rằng sự thay đổi mực nước ngầm (tầng chứa nước qp) là một trong những nguyên nhân gây nên sụt lún bề mặt đất Thành phố Hà Nội.
Khi mực nước ngầm bị hạ thấp, trạng thái của đất đá (chứa nước và cách nước) bị thay đổi, áp lực thuỷ tĩnh giảm đi, đồng thời áp lực hữu hiệu của lớp đất tăng lên. Dưới tải trọng công trình và tải trọng của bản thân các lớp đất tại những khu vực tồn tại lớp yếu đất xảy ra hiện tượng sụt lún mạnh.
Những vấn đề cần lưu ý trong xây dựng:
- Đặc điểm chính của sự sụt lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm làm cho bề mặt địa hình thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi quy hoạch, xây dựng cần phải lưu ý để đưa ra được giải pháp hợp lý trong việc xử lý cốt san nền, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chống úng ngập tại những khu vực trũng, hay xẩy ra ngập lụt khi có mưa to kéo dài. Đối với các công trình giao thông và các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp sử dụng giải pháp móng nông phải lưu ý tới độ lún nền đất bị tăng thêm do hạ mực nước ngầm để từ đó có biện pháp khắc phục. Đối với các công trình sử dụng giải pháp móng cọc cần lưu ý tới yếu tố “ma sát âm” gây ra tải trọng phụ thêm tác dụng lên cọc do độ lún các lớp đất yếu gây ra.
- Quy hoạch vị trí xây dựng các nhà máy khai thác nước nên ưu tiên vị trí ven sông vì khu vực đó có nguồn cung cấp, bổ trợ lớn cho tầng chứa nước khai thác. Giảm lưu lượng khai thác nước ngầm bằng việc khai thác, xử lý nguồn nước mặt từ sông Đà.

Do quá trình đô thị hoá và nhu cầu dùng nước sạch ngày càng nhiều, Hà Nội phải không ngừng tăng lưu lượng bơm hút nước ngầm ở dưới sâu trong lòng đất khiến mực nước ngầm bị hạ thấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên sụt lún mặt đất thành phố. Việc nghiên cứu hiện tượng lún bề mặt đất do bơm hút nước ngầm ở Hà Nội đã được nhiều cơ quan thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phải nói đến chương trình nghiên cứu biến dạng lún bề mặt đất thành phố do thay đổi mực nước ngầm của Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội (thuộc Sở Xây dựng Hà Nội).Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xây dựng được 10 trạm đo lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm, đặt tại các nhà máy nước và trạm tăng áp thuộc Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội. Kết quả quan trắc tại các trạm trên cho thấy: Ở những trạm có tồn tại lớp đất yếu, tốc độ lún bề mặt đất tương đối lớn như Thành Công, Ngô Sỹ Liên, Pháp Vân, mức độ lún khoảng 22-40 mm/năm. Những trạm không tồn tại lớp đất yếu, tốc độ lún bề mặt nhỏ hơn.Tuy nhiên, do những trạm đo lún nói trên hầu hết được đặt tại tâm phễu lún (trong các nhà máy nước), nên nó chỉ phản ánh được độ lún riêng lẻ tại nơi khai thác nước ngầm. Do đó, chưa đủ cơ sở để lập bản đồ hiện trạng lún của thành phố và dự báo độ lún của một khu vực cũng như toàn thành phố. Cũng theo các nhà nghiên cứu, đặc điểm chính của sự sụt lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm làm cho bề mặt địa hình thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi quy hoạch, xây dựng cần phải lưu ý để đưa ra được giải pháp hợp lý trong việc xử lý cốt san nền, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chống úng ngập tại những khu vực trũng, hay xảy ra ngập lụt khi có mưa to kéo dài.Sự sụt lún mặt đất không chỉ gây tổn thất cho các công trình xây dựng như: nhà cửa, đường sá, cầu cống, kênh mương, mà còn góp phần gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm do các vết nứt tạo thành những đường lưu thông nước trên mặt và các tầng chứa nước. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi mực nước động của tầng chứa nước ngầm tầng sâu đạt 20 m và tầng trên đạt 7 m, thì mặt đất ở khu vực phần Nam bờ phải sông Hồng có thể lún đến trên 1m.Các kết quả quan trắc mực nước của tầng nước ngầm sâu trong 10 năm trở lại đây do Liên đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình miền Bắc thực hiện cho thấy quá trình khai thác nước ở phần bờ phải sông Hồng đã tạo ra một phễu hạ thấp mực nước trong tầng chứa nước Pleitocen (tầng nước ngầm sâu, tầng nước công nghiệp hiện đang cấp nước cho tất cả các bãi giếng của các nhà máy nước Hà Nội) có diện tích khá lớn và đang ngày càng lan rộng và xuống sâu, đặc biệt phần phễu có trị số (-8m) và (-14m) liên tục tăng lên. Diện tích phễu có cốt cao (-14m) tăng từ 4,07 km2 năm 1992 lên 33,83km2 vào năm 2002. Trong đó khu vực Pháp Vân, Hạ Đình là hai trung tâm có mực nước sâu nhất. Các kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng, các tầng chứa nước, cả tầng nước ngầm nông và sâu, đều có quan hệ thuỷ lực chặt chẽ với nước sông Hồng tham gia tới 70 – 80ng lượng nước khai thác từ các bãi giếng Yên Phụ, Lương Yên, và sông Hồng chính là nguồn cấp nước ngầm cho Hà Nội. Như vậy, nếu các bãi giếng được đưa ra sát sông Hồng thì lượng nước khai thác sẽ tăng lên. Một số chuyên gia đã đề nghị: ngoài các bãi giếng đã có, nên bố trí thêm các giếng khoan khai thác thành tuyến sông song song với sông Hồng, càng gần sông càng tốt (bố trí ngoài đê còn giúp cho bảo vệ đê tốt hơn), mỗi giếng cách nhau từ 150 – 250 m. Như vậy dọc theo sông Hồng từ cầu Long% vào tổBiên đến khu vực đền Lộ có thể bố trí khoảng 50 – 60 giếng khai thác; dọc theo sông từ cầu Thăng Long lên thượng lưu có thể bố trí 15 – 20 giếng; công suất mỗi giếng có thể khai thác từ 5000 – 8000 m3 mỗi ngày. Tổng công suất tuyến giếng này có thể đạt từ 400.000 – 500.000 m3 mỗi ngày. Đồng thời có thể bố trí một vài bãi giếng ở khu vực Tứ Liên (2 bãi), khu Phúc Xá (1 bãi) và xây dựng các hành lang thu nước ở các bãi giữa sẽ có thể khai thác khoảng 100.000 m3 nước mỗi ngày cho mỗi cụm công trình này. Đối với các bãi giếng cũ thì các bãi giếng Pháp Vân, Tương Mai và Hạ Đình sẽ giảm công suất xuống chỉ còn 20 – 30% hoặc ngừng khai thác hoàn toàn, các bãi giếng khác duy trì khai thác bình thường; xoá bỏ toàn bộ các lỗ khoan đường kính nhỏ và thay vào đó cấp nước theo đường ống. Như vậy, riêng phần phía phải sông Hồng, chúng ta có thể khai thác được từ 1.200.000 – 1.400.000 m3 mỗi ngày mà mực nước không những không tăng so với công trình bố trí sát biên cấp mà còn có thể phục hồi mực nước lên do ngừng khai thác ở các trung tâm hạ thấp (Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai). Thêm vào đó có khả năng giảm nồng độ của một số thành phần như sắt và amoniac. Theo các ý kiến nêu trên thì có thể khắc phục tình trạng sụt lún mặt đất do khai thác nước ngầm ở Hà Nội mà vẫn có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của thành phố, nếu chúng ta mạnh dạn đầu tư và quy hoạch lại hệ thống các bãi giếng khai thác, áp dụng các công nghệ khai thác bằng các hành lang thu nước bố trí ở bãi cát giữa sông Hồng. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu liên quan về việc khai thác nước ngầm và khả năng sụt lún mặt đất, cần hạn chế việc khai thác nước ngầm, cần có quy hoạch cụ thể về việc xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội.
*Có 1.100 tiêu chuẩn xây dựng, vẫn... nghiêng, sụt, lún!
Trước tình hình hàng loạt công trình xây dựng xảy sự cố làm sụt, lún, sập, nghiêng công trình lân cận thời gian gần đây, Bộ Xây dựng vừa cho biết ngoài hệ thống Qui chuẩn Xây dựng Việt Nam còn "song hành" 1.100 tiêu chuẩn khác - nhưng đối với nhiều chủ đầu tư, đơn vị thi công thì "có cũng... như không"!Theo Bộ xây dựng, Qui chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành từ năm 1996 gồm các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động xây dựng, như: áp dụng số liệu tự nhiên của Việt Nam (khí hậu, gió bão, động đất…), khảo sát xây dựng, thiết kế kết cấu và nền móng, thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình (cấp điện, chống sét, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy….), thi công và nghiệm thu chất lượng công trình...
Trên cơ sở Qui chuẩn này, cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương có thể kiểm soát chất lượng công trình xây dựng nói chung và công trình đô thị qui mô lớn nói riêng thông qua việc thẩm định thiết kế cơ sở, thanh tra và kiểm tra quá trình thi công xây dựng.
Song hành với hệ thống Qui chuẩn kể trên, Bộ này cho biết hiện còn có hơn 1.100 tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đã được ban hành, nhiều nhất các nước trong khu vực và bao trùm hầu hết các lĩnh vực: kiến trúc, qui hoạch, môi trường, an toàn lao động, vật liệu xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu, bảo trì công trình...
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Liên, các tiêu chuẩn này được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn quốc tế (ISO), tiêu chuẩn châu Âu (EU), Nga (ГОСТ, СНиП), Hoa Kỳ (ACI), Anh (BS), Úc (AS), Pháp (AFNOR, DTU), Trung Quốc (GBJ, BJ)… và được sửa đổi, bổ sung thường xuyên cho phù hợp tình hình mới.
Từ năm 2006 đến nay, tại các địa phương trọng điểm, như: TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... đã có hơn 3.000 lượt học viên là cán bộ chủ chốt đang quản lý và các kỹ sư đang tham gia hoạt động xây dựng được tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó có nghiệp vụ quản lý chất lượng nhà cao tầng.
Thế nhưng, gần đây, hàng loạt sự cố, khiếm khuyết trong xây dựng vẫn xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận, như: tòa nhà Pacific tại Quận 1 (TP.HCM) làm sập đổ trụ sở làm việc Viện khoa học xã hội miền Nam do nguyên nhân thi công tường vây cọc bê tông bị thủng làm trôi tầng đất yếu ở xung quanh; cao ốc Residence tại Quận 1 (TP.HCM) có cọc cừ không đủ độ sâu khiến bùn xung quanh trồi vào móng làm nghiêng chung cư 5 Nguyễn Siêu sát cạnh; thi công phần hầm ngầm tòa nhà B2 (cao 8 tầng) dự án Vĩnh Trung Plaza (tổ 14, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) gây sụt lở đất làm nhiều nhà thấp tầng sát công trình bị nghiêng…
TIN LIÊN QUAN
Sụt lún tại Đà Nẵng: Đã sơ tán 24 người dân
Sụt đất tại TP.HCM, nguy cơ sập Sở Ngoại vụ
TP.HCM: Xây cao ốc làm sập Viện Khoa học Xã hội
Xây cao ốc, lún chung cư: Sự cố từng được kiểm định"OK"Bộ Xây dựng kết luận: "Tất cả các sự cố đều xảy ra ở các công trình do tư nhân làm chủ đầu tư, chủ yếu khiếm khuyết ở phần ngầm của công trình và có nguyên nhân từ sự buông lỏng trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các qui định pháp luật hiện hành của Chủ đầu tư và các đơn vị, cá nhân tham gia thi công".
Bộ này cho biết, thay vì Nhà nước đầu tư, ngày nay nền kinh tế thị trường đã "mở" cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xây dựng nhà cao tầng và công trình đô thị qui mô lớn. Bên cạnh các nhà đầu tư thực hiện khá tốt công việc này, còn không ít nhà thầu thi công xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực; thậm chí chưa có kinh nghiệm thi công tầng hầm nhưng vẫn nhận và được giao thực hiện; biện pháp thi công chưa được thẩm tra, thẩm định kỹ càng từ phía nhà thầu và chủ đầu tư (nhất là thi công các tầng hầm trong điều kiện địa chất phức tạp như TP.HCM)...
Để hoàn thiện hơn nữa hệ thống Qui chuẩn, tiêu chuẩn (kể trên), phục vụ tốt hơn công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và nhà cao tầng, công trình đô thị qui mô lớn núi riêng, Bộ Xây dựng cho hay vừa kiến nghị Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật sao cho không cản trở việc chủ động của các Bộ, ngành biên soạn và ban hành các Qui chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật mới.
Ngoài ra, Bộ này cũng vừa kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về nhà cao tầng và các công trình đô thị qui mô lớn, đảm bảo chắc chắn hơn nữa yêu cầu của chủ đầu tư, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cộng đồng. Đặc biệt, Luật đấu thầu cần được chỉnh sửa theo hướng lựa chọn nhà thầu đủ năng lực, còn giá cả sẽ được thương thảo trên cơ sở đảm bảo chất lượng, lợi ích của nhà thầu và chủ đầu tư.

*TP HCM xây dựng 14 trạm quan trắc lún đất
Lễ khởi công đã được Sở Tài nguyên môi trường TP HCM tổ chức sáng nay tại huyện Bình Chánh. Dự kiến 14 trạm quan trắc sẽ bắt đầu hoạt động trong quý 2/2006 nhằm khảo sát và dự báo tình trạng sụt lún đất do khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố.Phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Nguyễn Văn Phước cho biết, 3 trạm quan trắc chính được đặt tại các huyện Bình Chánh và Tân Phú do tình hình khai thác nước ngầm bằng giếng khoan ở khu vực này đang phổ biến rộng rãi. 11 trạm phụ xây dựng tại quận 6, 11, Bình Tân, Tân Bình. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng 10 tỷ đồng.
Tình trạng đào giếng khoan, khai thác nước ngầm vô tội vạ trên địa bàn TP HCM từ nhiều năm nay đã khiến mực nước ngầm thành phố sụt giảm nghiêm trọng. Có nơi ở khu vực huyện Bình Chánh sụt giảm đến gần 1m mỗi năm. Trưởng phòng quản lý khoáng sản, tài nguyên nước Nguyễn Văn Ngà cũng cho biết, một số nơi đã xảy ra hiện tượng sụt lún đất cục bộ mà nguyên nhân chính là do sụt giảm mực nước ngầm.
Theo ông Ngà, hiện tượng sụt lún đất đã gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường thành phố, trong đó điển hình là gia tăng tình trạng ngập lụt, làm hỏng công trình ngầm và hệ thống thoát nước, phá hủy hệ thống giao thông... Việc đặt các trạm quan trắc sẽ giúp thành phố kiểm tra và dự báo được các địa bàn bị sụt lún đất, từ đó sẽ xây dựng kế hoạch để phòng chống và khắc phục sụt lún.
Song song với việc xây các trạm quan trắc lún đất, ông Ngà cho biết, thành phố sẽ triển khai việc lấp các giếng khoan trong dân cư, trước mắt có thể lấp thí điểm 1 số giếng tại quận 6 và huyện Bình Chánh. "Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải đảm bảo cung cấp nước sạch đến từng hộ dân trong trường hợp phải lấp giếng khoan", ông Ngà nói trong buổi giám sát của Ban kinh tế ngân sách về tình hình khai thác nước ngầm trên địa bàn quận 6 hồi tháng 9.
Theo ông Ngà, để chống tình trạng khai thác nước ngầm một cách hiệu quả, phải có sự phối hợp của Công ty cấp nước thành phố để cấp nước sạch cho những khu vực hiện người dân đang phải sử dụng nước giếng khoan.
Mới đây, 23 doanh nghiệp tại TP HCM đã bị Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường kiến nghị phạt vi phạm môi trường vì khai thác nước ngầm không xin phép, khoan giếng nhiều hơn nhu cầu sử dụng.

* Hà Nội: Nước ngầm ô nhiễm, sụt lún báo động
Nghiên cứu mới nhất của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc cho thấy, mức ô nhiễm asen trong nguồn nước ở Hà Nội, có nơi đã lên tới 40 lần so với mức độ cho phép.
Ô nhiễm amôni (NH4+) cũng vượt mức cho phép 20 – 30 lần. Cùng với đó tốc độ lún ở một số điểm trong thành phố cũng đã ở mức báo động.
Nhiều nơi ô nhiễm asen cao hơn 40 lần cho phép
Trao đổi với Tiền Phong, TS Nguyễn Văn Đản, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc cho biết kết quả nghiên cứu mới đây của Liên đoàn cho thấy việc khai thác và đi kèm với đó là chất lượng nước ngầm của thành phố ở nhiều khu vực đã ở mức đáng báo động.
Cũng theo ông Đản, về cơ bản nguồn nước ngầm tự nhiên ở Hà Nội là sạch dù lượng sắt và mangan trong nước ở Hà Nội khá lớn. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay về vấn đề nước nhiễm bẩn ở Hà Nội là hàm lượng asen, amôni (NH4), sinh ra từ các vật chất hữu cơ, xác động vật, chất thải lỏng và rắn… trong nước quá cao. Những điểm ô nhiễm asen (còn gọi là thạch tín) đáng lưu ý mà Liên đoàn ghi nhận được là ở Đan Phượng (Hà Tây cũ) với mức 0,4 microgram/lít – cao hơn 40 lần so với tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn cho phép là 0,01 microgram/lít).
Một số khu vực ở Hà Nội cũng bị xếp vào diện phải báo động như khu vực Nam Dư thuộc huyện Thanh Trì với những điểm ô nhiễm Hoàng Mai, Quỳnh Lôi… ở mức 0,1 đến 0,2 (cao gấp 10 đến 20 lần so với mức cho phép).
Một số điểm khác mức ô nhiễm chừng 10 lần so với mức cho phép cũng được ghi nhận như khu vực ven sông. Khu vực phía Bắc Hà Nội không có ghi nhận hiện tượng nhiễm asen.
Điểm đáng báo động nhất hiện nay trong việc cấp nước ở Hà Nội là việc nhiễm amôni (NH4+). Hàm lượng cho phép hiện nay là dưới 1,5 mg/lít nhưng nhiều khu vực ở Hà Nội có mức nhiễm nặng, cao hơn 20 – 30 lần mức cho phép, như: Hạ Đình, Pháp Vân, Định Công, Kim Giang, Bạch Mai, Bách Khoa, Kim Liên, Quỳnh Mai.
Một số khu vực có hàm lượng nhiễm NH4 lớn hơn 10 lần cho phép ở Hà Nội là khu vực phía Nam thành phố, Tương Mai, Ngô Sĩ Liên, Đồn Thủy, Nhổn với diện tích nguồn nước bị nhiễm lên tới gần 10 km2 và một số điểm nhỏ lẻ ở khu vực Gia Lâm.
Cùng với đó, việc cung cấp nước ở Hà Nội hiện nay, đặc biệt là những khu đô thị mới, cũng cần chú ý việc xử lý sắt không triệt để, chất lượng nước không đảm bảo, nước nhiễm khuẩn, nhiễm E.Coli và Coliform đã từng được ghi nhận ở các khu đô thị mới như Trung Hòa – Nhân Chính, Đại Kim, Mễ Trì, Định Công, Linh Đàm.
Do bị khoan quá nhiều
Về nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước cho Hà Nội bị nhiễm bẩn, theo phân tích của TS Đản, là do phải chịu quá nhiều lỗ khoan: Khoan thăm dò, khai thác, lỗ khoan cho xây dựng và cả một phần do khai thác nước nhiều. Nước khai thác nhiều dẫn tới nước chảy mạnh, tốc độ thấm nước nhanh hơn kéo theo các chất bẩn ngấm vào nguồn nước và tình trạng lún cục bộ ở các khu vực.
Giếng khoan của tư nhân sau khi không sử dụng đã không được lấp đúng cách khiến các chất độc hại theo đường giếng chui vào mạch nước ngầm cũng là nguyên nhân khiến nước ngầm của thành phố bị ô nhiễm.
“Hiện tất cả các chất thải của thành phố đều được đưa về khu vực phía Nam. Các con sông Lừ, Nhuệ, Sét… đều đổ về phía Nam trong khi các bãi rác lớn và những khu gây ô nhiễm lớn của thành phố như Văn Điển, Mễ Trì, nghĩa trang Văn Điển cũng nằm trên khu vực này.
Theo xác định của chúng tôi, thành phố hiện có khu vực nhiễm amôni nặng điển hình lên tới 100 km2 ở khu vực phía Nam với ranh giới áng chừng từ Ngã Tư Sở -Ngã Tư Vọng- Pháp Vân- Văn Điển rồi đến Hà Đông. Ngay các khu đô thị kiểu mẫu như Định Công, Linh Đàm trước đây cũng phải đối mặt với ô nhiễm amôni trong suốt một thời gian dài”- Ông Đản cho biết.Những bãi khai thác nước tập trung chính của Hà Nội hiện nay do Cty kinh doanh nước sạch Hà Nội quản lý với khoảng 160 giếng khoan có công suất khai thác 500.000 m3/ngày.
Cùng với đó là khoảng 500 giếng khoan khai thác đơn lẻ của các đơn vị với mức khai thác thấp, chưa đến 200.000 m3/ngày và trên 1 vạn giếng khoan tự tạo trên địa bàn Hà Nội. Tổng lượng nước khai thác mỗi ngày ở Hà Nội ở mức trên 700.000 m3/ngày.
Có nơi lún đến 4cm/năm
Cũng theo đại diện Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, quan trắc động thái nước dưới đất 6 tháng đầu năm của thành phố cho thấy mực nước ngầm đang suy giảm nghiêm trọng. Số liệu quan trắc tại Hạ Đình (quận Thanh Xuân) cho thấy, mực nước dưới đất đang thấp hơn mực nước sâu nhất cách mặt đất quan trắc tại trung tâm bãi giếng Hạ Đình là 35,35m, thấp hơn cùng kỳ năm trước 0,8m.Việc khai thác nước lớn cộng với sự xuất hiện tập trung nhiều công trình xây dựng lớn là nguyên nhân gây sụt lún ở nhiều khu vực Hà Nội hiện nay. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi mới đây cho thấy có những khu vực có tốc độ lún lớn ở Hà Nội như Pháp Vân với tốc độ lún tới hơn 3 cm/năm.
Một số khu vực có tốc độ lún xấp xỉ 2 cm được ghi nhận khác nhận tại các khu vực có nền đất yếu khác của Hà Nội như Thành Công, Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai, Văn Điển, Mai Dịch...”- Ông Đản cho biết.
Số liệu nghiên cứu mới nhất về thay đổi mực nước ngầm từ năm 1991 cho đến nay của Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội, thuộc Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho thấy cho thấy có những điểm ở Hà Nội bị sụt lún tới 4 cm/năm và đây là một con số đáng lưu ý đối với các cơ quan chức năng trong việc khai thác nước ngầm cũng như xây dựng của thành phố.

* Nhà dân ở Quốc Oai sụt lún do nằm trên hang động ngầm
Ngày 3/12, ông Nguyễn Thái Lai, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, nguyên nhân khiến nhiều nhà dân tại Quốc Oai, Hà Nội bị sụt lún, ban đầu được xác định là do địa hình nằm trên các hang động ngầm Karst (hang động đá vôi).Theo ông Lai, việc khoan giếng hôm 30/11 tại đây đã làm nước tầng trên chảy xuống các hang hốc Karst ở thấp hơn, gây hiện tượng "tụt áp" trong đất đá, làm sụt lún đất. Nơi sụt sâu nhất tới hơn 1 m, rộng hàng chục m2. Do lo ngại tình hình xấu, khoảng 20 hộ dân nơi đây đã sơ tán đồ đạc khỏi khu vực sụt lún. Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn Hà Tây (cũ) đã có ba sự cố làm nứt, đổ nhà cửa (hai tại Quốc Oai và một tại Mỹ Đức)… Tất cả đều xảy ra khi người dân tiến hành khoan giếng nước ngầm. Trao đổi với Đất Việt sáng nay, ông Nguyễn Hồng Lâm, Phó chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, Hà Nội, cho biết, đến thời điểm này, thiệt hại về vụ sụt lún đất đã trên hai tỷ đồng. Các đơn vị liên quan cũng đang hoàn tất các kết luận cuối cùng để đưa ra phương án đền bù, di dời hợp lý. “Sau khi có kết luận về vụ việc, UBND huyện sẽ tiến hành gặp mặt 7 hộ dân phải di dời để lắng nghe ý kiến và đề nghị nguyện vọng của họ. Nếu khu đất đó không thể tiếp tục xây nhà ở được, huyện sẽ bố trí cấp đất ở cho các hộ dân với giá ưu đãi”, ông Lâm cho biết.Đến sáng nay, tỉnh lộ 419 vẫn bị phong tỏa và cấm các phương tiện qua lại dù đất không còn sụt lún thêm.

* Trong vài năm qua, hiện tượng sụp lún bề mặt đất Sàigòn do thay đổi mực nước ngầm cũng xảy ra ngày càng nhiều: vụ cao ốc 207 Bùi Viện bên cạnh cao ốc 102 Cống Quỳnh, vụ cao ốc Pacific trên NTMK bên cạnh Viện KHXH & Sở Ngoại Vụ, Q.1,v.v... Qua các không ảnh của ENVISAT, tình hình sụt lún liên quan đến việc khai thác nước ngầm tại Sàigòn cũng là vấn đề mà chính quyền và các giới chuyên môn cần quan tâm khi tốc độ đô thị hoá nhanh hơn, các khu chế xuất/ công nghiệp và các khu dân cư mới mọc lên nhiều hơn thì nhu cầu khai thác nước ngầm cũng gia tăng và bừa bãi hơn. Sản lượng khai thác nước ngầm tại SG hiện nay là trên 600.000m3/ ngày, trong khi khả năng bù đắp chỉ có dưới 200.000m3/ ngày khiến mực nước ngầm ở các tầng chứa ngày càng thấp nên khi áp lực của các công trình xây dựng gia tăng thì sẽ gây ra sự sụp lún mặt đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản con người lẫn môi trường sống và dĩ nhiên đe dọa đến sự tồn tại của các công trình xây dựng. Thiên nhiên đã gửi đến mọi người lời cảnh báo. Vậy chúng ta sẽ làm gì?

No comments:

Post a Comment