Monday, July 20, 2009

Mỹ Sơn

I_myson1.gif (116231 bytes)
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Thông thường người ta hay so sánh thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính
khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ
đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.
Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết
quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, thánh địa Mỹ Sơn đã chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, đến năm 1885, nó mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.
Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn:
Từ năm 1898 đến 1899: Louis de Finot và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia.
Từ năm 1901 đến 1902: Henri Pamlentier nghiên cứu về nghệ thuật, năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.
Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L. Finot và H. Pamlentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Pamlentier, người ta biết cách đây hơn 100 năm Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.
Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam thành 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.
Các nhà khảo cổ học Pháp chia các công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn ra làm 10 nhóm chính: A, A', B, C, D, E, F, G, H, K để đặt tên cho mỗi lăng mộ theo kiểu ghép chữ cái và số.Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ 8, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ 8 - đầu thế kỷ 9, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ 10, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ 11 - giữa thế kỷ 12, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 14, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H).Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu thánh địa có một tháp chính (kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.
Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm
thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ 10. Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ 17 nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm.Tại thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4.Công việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ (bao gồm tổ hợp A với tháp A1 đã từng rất tráng lệ - gồm tháp chính A1 cao 24 mét và 6 tháp phụ xung quanh, bị hủy diệt năm 1969) đã bị hủy diệt trong Chiến tranh Việt Nam. Phần lớn các đền đài trong các nhóm khu vực trung tâm như B, C và D còn tồn tại, và mặc dù rất nhiều pho tượng, bệ thờ và linga đã bị lấy về Pháp trong thời kỳ thực dân hay gần đây được chuyển tới các viện bảo tàng như Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, vẫn có một viện bảo tàng tạm thời đã được thiết lập trong 2 ngôi đền với sự trợ giúp của người Đức và Ba Lan để trưng bày các mô hình các lăng mộ và hiện vật còn lại. Ngày 24 tháng 3 năm 2005, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà trưng bày, giới thiệu di tích Mỹ Sơn với diện tích 5.400 m² với nhà trưng bày chính rộng 1.000 m² ngay lối dẫn vào di tích (khoảng 1 km) do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lo ngại về tình trạng của các công trình kiến trúc, một số trong đó có khả năng sập đổ. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam đã chi khoảng 7 tỷ VNĐ (USD 440.000) cho dự án phục chế khẩn cấp thánh địa Mỹ Sơn; một dự án của UNESCO được hỗ trợ bởi chính phủ Ý với số tiền là USD 800.000 và các cố gắng phục chế có nguồn vốn từ Nhật Bản hiện nay cũng đang góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp của chúng. Các công việc phục chế tại đây cũng được World Monuments Fund (WMF) góp vốn.(Theo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh_%C4%91%E1%BB%8Ba_M%E1%BB%B9_S%C6%A1n)
Nằm trong một thung lũng kín đáo thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về hướng Tây Nam, cách kinh thành Trà Kiệu 10km về hướng Tây, Mỹ Sơn – Thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm pa xa xưa là quần thể di tích đầy hoài niệm về một thời quá khứ, một trong những di sản văn hóa thế giới rất được quan tâm.
Theo những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn thì khu di tích này có niên đại từ khoảng thế kỷ IV, khi vua Bhadresvara cho xây dựng một ngôi đền để dâng cúng thần Siva nhưng sau hai năm tồn tại, ngôi đền này đã bị một trận hỏa hoạn thiêu rụi. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman đã cho xây dựng lại ngôi đền mới với những vật liệu bền vững hơn, bắt đầu cho một giai đoạn các vị vua sau đều tu sửa và xây dựng những ngôi đền mới để dâng lên các vị thần của họ. Và từ đó, Mỹ Sơn đã trở thành khu Thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV. Chỉ bằng gạch nung và đá sa thạch cùng những kỹ thuật xây dựng bí ẩn mà các kiến trúc sư vương quốc Chămpa đã mang xuống mộ sâu, những khu đền tháp phủ đầy rêu phong vẫn tồn tại trong sự biến động không ngừng của thời gian với biết bao thăng trầm, thay đổi. Các đền tháp gần như đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm ba phần: Đế tháp biểu hiện thế giới trần gian vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông… những động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người. Tất cả hiện diện lên giúp con người đương đại phần nào tiếp cận những kiệt tác đánh dấu thời hoàng kim của văn hóa kiến trúc Chăm pa trong sự phát triển chung của lịch sử nước ta. Với hơn 70 công trình kiến trúc giờ đây phủ đầy bụi mờ rêu phong, Mỹ Sơn trở nên huyền diệu, kỳ bí hơn bao giờ hết. Trong cái nắng chiều bảng lảng gợi nên biết bao ký ức xa xăm, người dừng chân ở Mỹ Sơn sẽ có thể nghiêng mình bên những bóng tháp, thả hồn về những hoài niệm của cuộc sống đã qua với rất nhiều những thăng trầm biến chuyển. Rồi đừng quên ngắm nhìn những đường nét tinh hoa của những họa tiết trang hoàng trên từng ngọn tháp mà ở đó chứa đựng những ước mơ, khát vọng sống và vươn lên không ngừng của người Chăm, là một minh chứng sống động cho một đời sống văn hóa phong phú của một trong những dân tộc trên đất nước ta.(Theo
http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsucacnuoc/thanhdiamyson.htm)

Trùng tu các tháp Chăm: Khai quật rồi để đó

Khu tháp Chăm Khương Mỹ được "trùng tu" bằng rào dây thép gai

TTCN - Trong những năm qua, Quảng Nam triển khai các dự án trùng tu bảo quản nhiều di tích Chăm.

Thế nhưng ở một số di tích, đơn vị nhận trách nhiệm thi công chỉ làm mỗi một việc là đào lên, thu giữ các hiện vật rồi... để đó. Nhiều hố đào khai quật tại chân các khu tháp bị bỏ mặc cho nắng mưa, cỏ mọc...

Khu tháp Chăm Khương Mỹ (xã Tam Xuân, huyện Núi Thành) gồm ba tháp đang xuống cấp nghiêm trọng: đứng từ xa có thể thấy lộ rõ những vết nứt từ thân tháp và gạch ở từng mảng thân tháp đã bắt đầu phân hủy, vỡ vụn sâu vào thân tháp.

Để bảo tồn khẩn cấp cho khu tháp này, Quảng Nam đã lập dự án và tiến hành trùng tu vào năm 2001. Khi dự án được phê duyệt, người ta thuê một nhóm người đào bới dưới chân tháp phía nam và phát hiện nhiều hiện vật bị vùi sâu trong một hố khai quật rộng khoảng 24m2, phát lộ một phần chân tháp với nhiều họa tiết, hoa văn (đồng thời thuê một công ty xây dựng ở Tam Kỳ dọn vệ sinh các lớp rong rêu và cây dại mọc bám trên thân tháp).

Khu tháp Chăm Chiên Đàn

Nhận thấy nguy cơ sập đổ, việc trùng tu tạm dừng và họ cho dựng các giàn chống bằng sắt quanh thân tháp và dùng các dây cáp neo giữa chống tình trạng ngã đổ. Hơn ba năm sau, giàn sắt chống đỡ được tháo dỡ. Việc trùng tu chỉ tiến hành đến đó rồi dừng. Một cán bộ của ngành chức năng cho biết do thiếu kinh phí nên việc trùng tu tạm dừng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực trùng tu di tích Chăm cho biết là do chưa tìm ra giải pháp và phương án. Cái được gọi là trùng tu, bảo vệ khu tháp là xây dựng hàng rào bằng dây kẽm gai bao quanh và giao cho một người bảo vệ. Hôm chúng tôi đến, cửa đóng then cài, cả khu tháp nằm trong khu vườn mọc dày các loại cây ăn quả... Du khách có đến tham quan, đành phải đứng ngoài nhìn vào rồi tiếc nuối ra đi.

Tháp Chăm Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh) cũng có số phận tương tự. Hơn 11 năm sau lần khai quật vào năm 1989, người ta lại tiếp tục khai quật và được triển khai phương án trùng tu khu tháp. Và rồi hơn năm năm trôi qua, hố khai quật vẫn còn đó mặc cho mùa mưa nước ngập, còn mùa nắng thì cỏ mọc ken dày.

Không riêng gì hai khu tháp trên, khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cũng chịu cảnh đào lên để đó. Điển hình là khu tháp F1 Mỹ Sơn. Dự án trùng tu, tu bổ cấp thiết F1 đã được triển khai vào năm 2001 với UBND huyện Duy Xuyên làm chủ đầu tư. Theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt, việc trùng tu chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 là khai quật phần chìm của tháp. Trên cơ sở tư liệu khảo cổ học, sẽ chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ thiết kế kỹ thuật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt mới chuyển sang giai đoạn 2 là tu bổ.

Huyện Duy Xuyên tiến hành khai quật khảo cổ và dọn vệ sinh cây dại mọc trên thân tháp. Trong khi đào bới khai quật, khu tháp F1 có nguy cơ bị ngã đổ. Để bảo vệ khu tháp, những người có trách nhiệm đã dùng các thanh sắt chống đỡ và cho xây dựng mái che bằng tôn phía trên. Kể từ đó đến nay đã hơn ba năm vẫn chưa có một phương án trùng tu nào được đưa ra.

Ông Lê Thành Vinh, viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, cho biết: “Khu tháp F1 ngày càng xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sập đổ bất kỳ lúc nào là do nhiều nguyên nhân tác động. Trong đó có nguyên nhân lớp đất đá, cây cỏ bao phủ phế tích F1 (tạm thời có tác dụng bảo vệ các thành phần nguyên gốc) được bóc đi. Một nguyên nhân khác là do mái che bằng tôn không phù hợp với đặc điểm vật liệu, cấu trúc liên kết của tháp Chăm. Sau khi khai quật, khu tháp F1 đã bị xuống cấp nghiêm trọng, và mức độ hư hại lớn gấp nhiều lần so với khi chưa khai quật...”.

Nhiều chuyên gia về trùng tu di tích Chăm đã từng cảnh báo việc phát quang cây cỏ, phát lộ di tích, khai quật khảo cổ học không thể tách biệt với quá trình thi công bảo tồn, trùng tu di tích dạng phế tích như các khu tháp Chăm ở Quảng Nam. Việc phát lộ, khai quật cần có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của những người lập dự án, thiết kế trùng tu.

Du khách tiếc nuối khi nhìn khu tháp F1 trong tình trạng đổ nát Hố khai quật ở trước tháp Chiên Đàn hiện nay
Sẽ trùng tu Tháp F1, Mỹ Sơn vào năm 2006
Ông Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn di tích đã có công văn gửi cho huyện Duy Xuyên cho biết việc gia cố trùng tu tháp F1 chỉ có thể tiến hành vào 2006 bởi mùa mưa năm nay đang đến gần.Từ năm 2003 đến nay, Tháp F1 Mỹ Sơn đã được che bằng mái kim loại khi công tác khai quật đã hoàn thành, dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, biến dạng màu sắc gạch, gạch rơi ra khỏi thân tháp, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Sau khi báo phát hành, huyện Duy Xuyên đã làm văn bản gửi Viện BTDT-Bộ VHTT, đề nghị cơ quan này tham gia trùng tu tháp. Công văn của Viện này do ông Lê Thành Vinh, viện trưởng, vừa gửi cho huyện Duy Xuyên, khẳng định: Việc làm nhà mái che không phù hợp với điều kiện khí hậu, đặc điểm vật liệu, cấu trúc liên kết của tháp, nên mức độ hư hại của F1 hiện rất nghiêm trọng, lớn gấp nhiều lần so với các tháp chưa khai quật. Việc gia cố trùng tu F1 chỉ có thể tiến hành vào 2006 bởi mùa mưa năm nay đang đến gần. Với tháp F1, liên kết trên đã bị tách làm đôi, đảm nhận việc khai quật là đội ngũ khác, Viện không tham gia nên không có thông tin gì cả về khai quật, điều này sẽ gây khó khăn trong công tác thiết kế, trùng tu.

Phát hiện mới trong lòng đất Mỹ Sơn

Mặc dù đợt khai quật trong lòng đất tại khu vực đền tháp Mỹ Sơn chưa kết thúc, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện hơn 400 hiện vật ở một hố khai quật có độ sâu 0,95 đến 1,1 m.Tại hố khai quật này đã phát lộ khu nền của đền tháp với các hiện vật như: ngói cong, ngói vảy trút, các thanh liên kết bằng gốm sứ có khắc chữ Trần bằng Hán tự… Theo các nhà khảo cổ đang khai quật tại đây, nhiều phát hiện thú vị đang dần được hé lộ dưới lòng đất của khu đền tháp Mỹ Sơn. Với những hiện vật tìm thấy, bước đầu có thể cho kết luận là khu đền tháp này được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và phát triển liên tục qua nhiều thế kỷ sau đó. Hiện công việc khai quật đang được tiếp tục tiến hành, các nhà khảo cổ tập trung nghiên cứu để đưa ra những dữ liệu làm cơ sở cho công tác trùng tu và bảo quản. Các hiện vật tìm thấy đang được hoàn chỉnh hồ sơ và trưng bày ngoài trời tại khu đền tháp Mỹ Sơn cho du khách tham quan tìm hiểu.
Cần tiếp tục khám phá Mỹ Sơn?
Kết quả khai quật ở Di sản thế giới Mỹ Sơn giữa tuần qua do Viện khảo cổ học VN tiến hành đã làm bừng lên hy vọng khám phá lại và tìm kiếm một Mỹ Sơn ẩn sâu trong lòng đất.
Hiện vật cổ nhất của Mỹ Sơn được phát hiện như thế nào?
Sau khi phát hiện ra Mỹ Sơn vào năm 1889, người ta đã làm những cuộc thống kê khảo tả về hiện trạng của chúng. Trong một đợt khai quật sau đó các nhà khảo cổ người Pháp đã tìm thấy hai di vật là một đài thờ và một cái mi cửa. Hai di vật này không chỉ được xem là nhưng kiệt tác điêu khắc, mà còn minh chứng cho một phong cách nghệ thuật cổ nhất của Chăm.

Đây là một chiếc mi cửa còn dang dở (còn những hình khối điêu khắc chưa hoàn chỉnh), nhưng phong cách của nó tách biệt hẳn ra trong dòng nghệ thuật Chăm, rất gần với nhiều mi cửa tiền Ăngco. Còn đài thờ thì là những khối phù điêu và trang trí cực kỳ sinh động, diễn tả nhiều mặt sinh hoạt, phong tục trong xã hội thời đó.

Mặc dù không tìm được dòng bi ký nào, nhưng bằng phương pháp so sánh, các nhà nghiên cứu đã khẳng dính đây là các di vật thuộc niên đại sớm nhất ở Mỹ Sơn (TK 7-8), là nhưng dấu tích vật chất xưa nhất của Mỹ Sơn thuộc về một kiến trúc dã đổ sập. Vì tầm quan trọng của nó mà khái niệm phong cách Mỹ Sơn E1" đã ra đời, với ý nghĩa là 1 trong 7 phong cách nghệ thuật chính của Chăm, và là phong cách đầu tiên, cổ nhất.

Sau đây là cuộc trao đổi với các nhà khoa học - PGS- TS Ngô Văn Doanh (Phó Viện trưởng Viện NC Đông - Nam Á), tác giả của hàng loạt công trình nghiên cứu về lịch sử và nghệ thuật Mỹ Sơn.
* Bằng mắt thường người ta thấy Mỹ Sơn gồm những ngọn tháp gạch cổ kính. Nhưng cuộc khai quật lại tìm thấy một kiến trúc ngói, phải chăng tháp cổ Mỹ Sơn lợp ngói?
- Điều đó không có gì là lạ cả: Các tháp ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu trước đây đều sử dụng ngói để lợp trên những phần kiến trúc nhất định (thí dụ các gian tiền tế thậm chí còn dùng cả tranh, tre, nứa lá. Nhưng do thời gian, nên các vật liệu kém bền vững đó đã bị sập hết.

Khu tháp Ponagar ở Khánh Hòa vẫn còn những hàng cột, mà theo phỏng đoán của các học giả người Pháp thì bên trên cũng từng lợp ngói.

* Tiềm năng khảo cổ của Mỹ Sơn là vô cùng lớn. Khi người Pháp đặt chân vào Mỹ Sơn thì nó vẫn còn tới 70 di tích. Vậy mà nay chỉ còn khoảng 30 đền tháp (có tường cao 1m trở lên). Như vậy, chắc chắn là có một Mỹ Sơn nữa dưới lòng đất...

- Đúng vậy. Việc khai quật khảo cổ học sẽ mang lại cơ hội tìm thấy hoặc làm rõ hơn phế tích của những đền tháp đổ sập trong 100 năm qua. Thí dụ phế tích của 16 tháp thuộc nhóm A, sáu tháp thuộc nhóm B, ba tháp thuộc nhóm D, 6 tháp nhóm E, ba tháp nhóm H , và toàn bộ các tháp của nhóm L, M, N, O (đã biến mất hoàn toàn). Mỹ Sơn hiện tại chỉ bằng 1/3 những gì nhìn thấy cách đây 100 năm.

Còn phế tích xa hơn nữa, từ khi Mỹ Sơn hình thành dện trước khi người Pháp đến thì chỉ là hy vọng thôi...

* Các đền tháp Mỹ Sơn hiện còn trên mặt đất có niên đại như thế nào?

Niên đại sớm nhất mà du khách có thể nhìn thấy ở Mỹ Sơn bây giờ là TK 9 - tiêu biểu là tháp C7, một ngôi tháp nhỏ nằm tít góc phía Bắc của nhóm C đã bị xuống cấp nặng nề. Người ta xếp tháp này vào phong cách Hòa Lai (dầu TK 9), và Đồng Dương (cuối TK 9).

Tuy nhiên, niên đại phổ biến nhất của các đền tháp hiện còn ở Mỹ Sơn là thế kỷ 10. Rất nhiều nhà nghiên cứu đặt nghi vấn rằng, Mỹ Sơn đã thay đổi ngoạn mục vào TK này. Chúng có chung một phong cách thống nhất được các nhà khoa học gọi là phong cách Mỹ Sơn A1 (tên của ngôi đền thờ chính của nhóm Mỹ Sơn. Ngôi đèn này khi phát hiện vẫn còn nguyên vẹn nhất, hoàn hảo nhất, classic nhất, tuy nhiên, cách đây gần 40 năm (năm 1969) nó đã bị bom đạn của Mỹ san phẳng, và nay chỉ còn lại phế tích.Sau TK 10 là một giai đoạn chuyển tiếp khoảng 2 thế kỷ đến phong cách Bình Định (TK 14). Đó là các nhóm tháp H, G. Năm 1234, vị vua cuối cùng là Chăm dện Mỹ Sơn "dựng lại các linga, dâng cúng một kosa (vỏ bọc linga) băng bạc cùng tất cả các vật dụng bằng vàng và bạch tổng trị giá 100 thi/vàng. Sau đó, Mỹ Sơn gần như bị quên lãng, và chỉ dược "tái sinh" hơn 6 thế kỷ sau khi những người Pháp đầu tiên đặt chân vào Mỹ Sơn.

TS Lê Đình Phụng, chủ trì cuộc khai quật bước đầu cho rằng, những phế tích vừa tìm thấy chưa hề có trong các tư liệu Khảo tả vẻ Tháp Chăm cách dây 1 thế kỷ. Có thể đó là một phần Mỹ Sơn hoàn toàn chưa được biết đến trước đây, chúng đã dỗ sập trước khi được người Pháp phát hiện.

* Vậy theo nghiên cứu của ông, còn những khoảng trống nào trong lịch sử phát triển của Mỹ Sơn mả chúng ta hy vọng có thể tìm thấy dưới lòng đất?

- Theo nội dung các bia ký, thi Mỹ Sơn dược khởi dựng vào khoảng TK 5, có thể là bằng gỗ, sau đó bị cháy rụi, và được làm đi làm lại nhiều lần, đến nay chưa tìm được bất cứ dấu vết nào.

Đến TK 8 vẫn là mót khoảng trắng, tuy nhiên, được hai di vật điêu khắc vào loại đẹp nhất của nghệ thuật Chăm liên quan là mi cửa và đài thờ (gọi là phong cách Mỹ Sơn E1).

Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa tìm được dấu vết kiến trúc nào thuộc giai đoạn sớm này tại Mỹ Sơn. Song ở ngoài Mỹ Sơn thì có. Đó là tháp Mỹ Khánh (Thừa Thiên- Huế) được tìm thấy vừa qua.

* Theo ông, xa hơn nữa, dưới Mỹ Sơn là gì? Chúng ta có thể hy vọng tìm thấy gì về thời kỳ "tiền Mỹ Sơn" hay không?

- Chúng tôi đặt ra câu hỏi quá trình hình thành và phát triển của Chăm như thế nào? Văn hóa Chăm được hình thành trên nền tảng của nền văn hóa (khảo cổ) nào? Chưa đào ở Mỹ Sơn, nhưng ở Trà Kiệu, đã đào thấy lớp văn hóa Sa Huỳnh, và cả các di vật thời kỳ đầu công nguyên. Việc tìm hiểu mối liên hệ, hay quá trình từ Văn hóa Sa Huỳnh lên Chăm như thế nào đang là vấn đề cần nghiên cứu, mà ở Trà Kiệu, Mỹ Sơn có thể có thêm những lời giải đáp.

No comments:

Post a Comment