Monday, July 20, 2009

Kiến trúc Vietnam(9):Đô thị hoá

“…Đô thị hoá vừa là bạn đồng hành vừa là bà đỡ cho mọi quốc gia trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…”
1. Thế giới quanh ta
Các thành phố lớn nhất thế giới trong giai đoạn đầu của thế kỷ XX đa phần thuộc về những quốc gia công nghiệp hoá. Thời đó chỉ có duy nhất một thành phố thuộc Châu á là Tokyo của Nhật Bản với số dân 1.497.000 người. Đó là thành phố xếp thứ 7 trên 10 thành phố lớn nhất thế giới. Những thập kỷ sau đó, xu thế phát triển đô thị toàn cầu bắt đầu thay đổi. Đặc biệt sau thế chiến thứ II, các thành phố lớn nhất thế giới chuyển về Châu á. Nguyên nhân chính nhất là sự bùng nổ dân số và sự dịch chuyển từ các nước công nghiệp sang các nước thuộc Mỹ La tinh, Châu á và Châu Phi. Từ đó các đô thị lớn phát triển nhanh về số lượng, về không gian và dân số. Năm 1935, thành phố New york vượt con số 10 triệu dân, 6 thành phố khác có quy mô hơn 5 triệu người. Tại thời điểm 1950, trong 10 thành phố lớn nhất thế giới đã có tới 3 thành phố thuộc Châu á gồm: Tokyo (7 triệu), Thượng Hải (5,4 triệu), Calculta (4,8 triệu). Năm 1965, thành phố Tokyo vượt qua ngưỡng 20 triệu dân trở thành thành phố lớn nhất thế giới đương đại.
Theo Thomas Brinkhoff với bảng tổng sắp ngày 19/12/2003 (theo quy mô dân số) thì: hiện có 418 thành phố có số dân lớn hơn 1 triệu người, trong đó, 28 thành phố có số dân trên 8 triệu người thì Châu Âu và Bắc Mỹ có 8; Mỹ La tinh có 6; 1 thành phố thuộc Châu Phi; Châu á có 18 thành phố. Điều này cho thấy xu hướng đô thị hoá đang chuyển mạnh từ Tây sang Đông.
2. Lợi thế do quy mô
Thông thường các đô thị lớn hình thành, phát triển nhanh nhờ những lợi thế trước hết là vị trí địa lý. Vị trí địa lý là vị thế số một để đảm bảo tốc độ và tiềm năng phát triển trong tương lai. Những biểu hiện lợi thế đó là: lợi thế về giao thông vận tải, về thông tin liên lạc... Nói chung là các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Khi lợi thế phát huy thì sức hút đầu tư mạnh, sản xuất phát triển, dịch vụ, thương mại tăng nhanh. Điều đó khiến nhu cầu về lao động rất sôi động. Sức hút chủ yếu của các đô thị lớn là từ các đô thị nhỏ, hoặc tách ra một lượng lớn từ lao động nông nghiệp. Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tập trung tại các đô thị lớn dần thành dòng tập kết hàng hoá và tích tụ tiền tệ giữa các vùng quốc gia. Đây chính là động lực tạo sự cạnh tranh.
Các đô thị lớn có những ưu thế mà các đô thị khác không thể có được như:
- Tỷ lệ đóng góp lớn trong tổng thu nhập quốc dân;
- Là trung tâm nghệ thuật, khoa học kỹ thuật cao;
- Là tài sản văn hoá quốc gia;
- Cơ hội việc làm cao, cơ hội cho sự thành đạt cá nhân.
Một số liệu sau chứng minh điều đó: Tokyo, Osaka, BăngKok, Manila đóng góp từ 24-37% GDP quốc gia. Tại Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh đóng góp 33% thu nhập kinh tế quốc dân.
3. Môi trường đô thị
Đô thị lớn vừa là thành phố tốt nhất vừa được coi là xấu nhất. Bởi vì tăng trưởng về quy mô dân số kéo theo các sức ép về sự quá tải của hạ tầng kỹ thuật, về xuống cấp môi trường, thiếu dịch vụ công cộng. Những thách thức rõ nhất: nhà ở hư hại xuống cấp, đường phố luôn tắc nghẽn, ô nhiễm nước, khói bụi, thiếu nước sạch, thất nghiệp, trộm cắp, tệ nạn xã hội tăng nhanh và tăng cao.
Đồng hành với các thách thức trên là những biến đổi lớn về cảnh quan đô thị do nhu cầu cấp bách của phát triển hạ tầng: cung cấp điện nước, thông tin, chiếu sáng công cộng, công cuộc tái thiết và xây dựng mới các công trình thương mại, dịch vụ…
Dòng người mới vào đô thị mang theo những tập quán mới, những sắc thái văn hoá khác nhau tác động lớn đến văn hoá bản địa.
4. Đô thị Việt Nam
Phát triển và tăng trưởng đô thị ở Việt Nam nhìn chung là muộn và chậm hơn so với một số nước ở khu vực. Phát triển không đồng đều giữa các vùng và chênh lệch nhiều giữa các khu vực khác nhau về đặc điểm, địa lý. Đồng bằng, duyên hải phát triển nhanh, vùng núi, vùng cao phát triển chậm. Mức sống của đô thị và nông thôn chênh lệch lớn. Đô thị bị quá tải dồn ép ở tất cả các mặt từ hạ tầng kỹ thuật và cả hạ tầng xã hội. Việc phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt từ 2000 đến 2005 đã diễn ra ngoài dự kiến mang tính chiến lược trước đó.
Điển hình là tốc độ mở rộng không gian đô thị đã vượt xa dự báo. Thí dụ nhu cầu đất đô thị đến 2010 dự kiến là: 243.000ha thì thực tế đến cuối năm 2005 tức là mới một nửa thời gian đã đạt con số lớn hơn là 265.000ha. Và như vậy thì đến năm 2020 không phải chỉ cần 460.000ha đất đô thị mà có khả năng gấp đôi con số này.
Nếu như đến nay tỷ lệ dân số đô thị của Việt Nam là xấp xỉ 26% thì đến 2020 là 45%, xấp xỉ 50 triệu người là dân đô thị. Dân số 2 đô thị lớn của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đạt ngưỡng trên dưới 10 triệu người. Điều đáng nói ở đây là đô thị hoá vừa là bạn đồng hành vừa là bà đỡ cho mọi quốc gia trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy chúng ta phải biết kiên nhẫn, biết đón đợi các thách thức và vận hội mới trong quá trình vận động tăng trưởng kinh tế đất nước và phát triển đô thị.
5. Chính sách phù hợp
Việc nhận dạng quy luật phát triển đô thị là bài toán tổng hợp, bài toán cực kỳ khó khăn phức tạp. Vì vậy đòi hỏi có những nghiên cứu cẩn trọng, nghiêm túc và khoa học và từ phía Nhà nước, các Bộ, ngành. ở đây cũng cần phải nói rằng: trước đây khi nhận thức chưa đầy đủ về sự vật (mà sự vật vốn khách quan trong mọi lí lẽ), do chủ quan, duy ý chí mà dẫn tới có những dự báo kém chính xác. Đồng thời chúng ta cũng chưa coi trọng việc nghiên cứu, học hỏi cách làm của các nước khác, đặc biệt là các nước không giống ta về thể chế chính trị.
Bài toán đặt ra là không được phép chủ quan, duy ý chí mà nên cố gắng hiểu rõ các đòi hỏi thực tế của nền kinh tế đang vận động, đang thay thế, đổi chỗ khá linh hoạt của đất nước chúng ta hiện nay.
Giải pháp cần được đặt lên hàng đầu có thể kể đến trong công cuộc quản lý, điều tiết phát triển đô thị. Đó là:
a. Tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách trong công tác quản lý phát triển đô thị thông qua việc phân cấp mạnh hơn, sâu hơn. Phân định trách nhiệm quản lý đô thị và kiểm soát phát triển cho địa phương. Đồng thời với việc hướng dẫn cụ thể là công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện theo phân cấp. Vấn đề này đang bị coi nhẹ.
b. Tăng cường hơn, ráo riết hơn về yêu cầu đào tạo đội ngũ chuyên môn có đủ trình độ quản lý phát triển đô thị theo phân cấp đến tận đô thị loại 4 và 5.
c. Cơ quan quản lý cấp trên phải tự giác hoàn thiện tri thức, tiến hành việc nắm bắt thông tin về phát triển đô thị của cả nước để kịp thời có các chính sách điều chỉnh phù hợp.
Cuối cùng, nội dung quan trọng là tạo điều kiện để các đô thị theo vùng phối hợp, liên kết. Nghiên cứu quy hoạch xây dựng Vùng nhằm giải quyết cơ bản và sát đúng các bài toán Vùng về các mặt: Kinh tế thực lập; Xã hội ôn bình; Văn hoá đa sắc; Môi trường cận sinh; Định cư sinh lợi; An ninh quốc gia. Lộ trình này phải chú trọng đến các bước: Thảo luận, thương thuyết, phối hợp, ra quy chế Vùng, phối hợp, điều hành chính sách, hợp tác Vùng theo giai đoạn.
Hiện nay ở nước ta vấn đề kiểm soát phát triển đô thị đang được quan tâm đúng mức chưa? Câu hỏi này đang được từng bước giải quyết. Bằng chứng là các nghiên cứu quy hoạch xây dựng Vùng đang khởi động tích cực. Những bài học về quy hoạch xây dựng vùng của thế giới đang được vận dụng, khai thác khá tốt. Hy vọng trong tầm nhìn ngắn sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực.
TS. Lê Đình Tri

Vấn đề truyền thống trong xây dựng và phát triển đô thị
Văn hoá truyền thống trong phát triển kiến trúc và xây dựng đô thị là đề tài mà đã có rất nhiều người nghiên cứu. Bắt đầu từ các kiến trúc dân gian, bố cục làng xã, rồi đến các đình chùa và các di sản kiến trúc nói chung. Sự nghiên cứu ấy những mong tìm ra nét đặc sắc của Việt Nam để ứng dụng vào kiến trúc thời nay nhằm tạo ra một cái gì đấy gọi là truyền thống dân tộc. Tôi cho đó cũng là một cách làm, giống khá nhiều ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, sân khấu, hội hoạ v.v… đi tìm những câu ca trù, những làn điệu dân ca, tìm hiểu về nghệ thuầt tuồng chèo…để ngấm sâu những chất liệu đặc sắc ấy và biến thành máu thịt của mình rồi từ đấy sáng tạo nên những cái mới.Trong kiến trúc ở một mức độ nào đấy cũng có người làm được như vậy. Bảo tàng Thái Nguyên, Thư viện Tổng hợp Sài Gòn, nhà sàn Bác Hồ, khách sạn Victoria ở Hội An … là những ví dụ. Không phải các kiến trúc sư đã cố tình bắt chước cái cổ truyền hay đưa nguyên xi các mô-tip kiến trúc cổ truyền vào trong kiến trúc mới mà chính là họ đã đọc được cái hồn,.nắm được cái thần của những nét tinh tuý người xưa để lại, để từ đấy sáng tạo nên cái mới của ngày hôm nay.Tôi vẫn nhớ câu nói của một kiến trúc sư bậc thầy người Nhật Bản – KTS Kenzo Tange: “ Hãy thấm nhuần cho kỹ truyền thống rồi quên nó đi“, câu nói này cũng gần như câu của Edouart Herriot về văn hoá nói chung: “Văn hoá là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả “. Kiến trúc cũng là văn hoá. Đầu đao, con tiện, cột thượng thu hạ thách nhà rộng 3 gian 5 gian, có người phân tích Ngọ Môn cũng như nhiều kiến trúc cổ Việt Nam đa phần đều theo tỷ lệ vàng của người Việt : 1/16,18 gần với tỷ lệ 2/3 mà dân gian thường nói “ ngồi 2 nằm 3 “ v.v… và rất nhiều những mô-tip, chi tiết, tỷ lệ, nguyên tắc, mà người ta cho là có những nét riêng Việt Nam. Việc nghiên cứu như thế rất cần thiết, không phải là sự sao chép lại mà phải tìm hiểu tại sao nó lại như vậy và càng không thể ứng dụng nó một cách máy móc, thô thiển vào trong kiến trúc mới. Thời đại ngày nay đã rất khác xưa- Vật liệu mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới, và nhu cầu của con người mỗi ngày mỗi mới cho nên không phải dễ gì ứng dụng những cái cổ truyền được. Cung đình, chùa chiền, lăng tẩm thời nhà Nguyễn không còn mái cong và những mực thước kiến trúc như đình chùa ngày xưa nữa, không gian ngoại cảnh phong phú hơn, không gian nội thất rộng rãi thoáng đạt hơn, và cấu trúc đơn giản hơn. Song vẫn phản ảnh những nét tinh hoa, những nét riêng biệt của kiến trúc cổ truyền Việt Nam, vẫn nhìn thấy tính cách tâm hồn Việt Nam nơi ấy.Vậy thì cái cổ truyền mà ta vận dụng cho ngày hôm nay không phải chỉ là cái cụ thể, cái chi tiết mà chính là cái tinh hoa còn lắng đọng lại từ cái hồn, cái chất, cái gì đó thuộc về phạm trù ý thức, tình cảm, tâm linh mà đất nước này, xứ sở này, thiên nhiên này đã tạo ra nó. Như vậy nói đến truyền thống trong kiến trúc ta phải nói đến cái gì sâu hơn – đó là truyền thống văn hoá nói chung. Thực ra kiến trúc bao gồm cả quy hoạch là một ngành văn hoá nghệ thuật mang tính tổng hợp rất cao. Trong kiến trúc có giai điệu, tiết tấu, khoảng lặng, khoảng mở, có hình tượng, sắc màu, bố cục, tâm thức tư duy… vì vậy truyền thống của kiến trúc chính là từ truyền thống của văn hoá mà ra. Tôi không dám đi sâu vào những vấn đề truyền thống văn hoá, đó là công việc của những nhà nghiên cứu văn hoá. ở đây tôi chỉ muốn nối kết những gì mà họ đã phát hiện ra với những vấn đề của kiến trúc và xây dựng đô thị.Thuyết âm dương là một trong những vấn đề cốt lõi của văn hoá Việt Nam. Trong thực tế cuộc sống của người Việt từ xưa đến nay quan niệm âm dương gần như quán triệt trong mọi lĩnh vực. Thực chất của quan niệm âm dương chính là sự cân bằng của tạo hoá, của muôn vật. Người Việt Nam chúng ta luôn luôn tôn trọng tính chất cân bằng đó như một thú tín ngưỡng - Người Việt ta đã tìm thấy sự cân bằng đó trong mọi trường hợp, hình thành những cặp phạm trù rất phong phú trong thiên nhiên, trong xã hội và dĩ nhiên cả trong kiến trúc. Có nhà thì phải có sân vườn, có đình thì phải có ao, gian giữa gian chái, cây mít đằng sau cây cau đằng trước, bến nước cây đa, cổng làng lối xóm … luôn luôn tìm sự cân bằng với nhau, kết cấu nhà nối kết với nhau qua mộng âm dương. Hàng cột hiên đình có bước khoan bước nhặt - bước khoan là dương, bước nhặt là âm, mái đình thân đình bao giờ cũng rất cân đối - mái là dương thân là âm, từ đó tạo nên một tỷ lệ rất cân đối trong kiến trúc. Người Việt cảm nhận sự cân bằng âm dương bằng cảm tính, bằng trực quan nhiều hơn bằng lý tính. Cho nên một ngôi chùa, một ngôi đình làng đặt giữa không gian đất trời mà vẫn rất cân đối, rất tự nhiên như tạo hoá sinh ra vậy.Vấn đề có vẻ như rất trừu tượng, song cũng rất cụ thể như ta nấu một nồi canh rau cải cá rô. Cá rô, rau cải thuộc tính mát là âm, vì vậy phải cho gừng vào - gừng nóng và cay là dương. Âm dương phải cân bằng, cho bao nhiêu gừng vào thì mới cân bằng ! Đấy lại có vẻ như rất trừu tượng. Cũng vậy trong kiến trúc cái cụ thể là mảng đặc mảng rỗng, mảng thô mảng bóng, mảng đậm mảng nhạt, khoảng sáng khoảng tối, khoảng dày khoảng thưa, nét thẳng nét cong, chỗ cao chỗ thấp … và cái trừu tượng là với mức độ bao nhiêu thì cân bằng, hài hoà. Chính ở đây người làm công tác sáng tạo phải nắm vững quy luật âm dương - trong âm có dương, trong dương có âm - để điều tiết sự chuyển hoá âm dương một cách hài hoà nhất. Tìm đến sự hài hoà âm dương là tìm đến sự sáng tạo phù hợp với quy luật tự nhiên. Chính vì vậy mà nguyên lý cân bằng âm dương là một trong những điều quan trọng nhất để làm cho kiến trúc và cả quy hoạch đến gần với truyền thống văn hoá của ta.Hài hoà là một triết lý sống mang tính truyền thống của người Việt Nam, nó đã phản ánh mối quan hệ đó đối với xã hội với thiên nhiên. ở Phương Tây từ xưa đến nay luôn luôn có những công trình kiến trúc rất đồ sộ - những thành luỹ, những pháo đài, những ngôi nhà thờ Gôtich sừng sững âm u và những nhà cao tầng chọc trời thời hiện đại. ở Trung Quốc hay ở ấn độ cũng vậy những quần thể kiến trúc nguy nga rộng lớn, vào những nơi ấy người ta không thấy thiên nhiên ở đâu cả và con người chỉ là những sinh vật bé nhỏ li ti, trước mặt họ là uy lực của Thượng đế, của vua chúa, của các đấng Thiên tử. Người Việt Nam ta không bao giờ làm như thế, thiên nhiên - kiến trúc - con người luôn luôn là một tổng thể hài hoà gắn bó với nhau. Các đình chùa ở miền Bắc, các cung điện lăng tẩm ở Huế luôn luôn là một tổng thể rất gần gũi với con người. Một ông vua dù đã chết vẫn có chỗ ngồi bình thơ câu cá như người bình thường, một ngôi đình dài rộng như đình Chu Quyến, đình Đình Bảng vẫn có hàng loạt cửa mở tung ra để đón con người và thiên nhiên ùa vào trong đó xúm xít bên nhau trong một không gian thoáng đãng và đầm ấm. Mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân được người Việt Nam rất tôn trọng và trở thành một sự cầu mong trong đời. Thiên thời - địa lợi - nhân hoà có được điều đó con người mới được yên vui hạnh phúc.Rất tiếc trong xây dựng đô thị ngày nay người ta thường phá vỡ mối quan hệ hài hoà ấy.Tại sao lại phải lấn sông lấp rạch, san đồi bạt núi để tạo ra một đại lộ thẳng tắp, hay những khu đất được san phẳng rộng lớn rồi mới xây dựng nhà cửa dù đó chỉ là một khu đô thị nhỏ bé. Làm như vậy ta chỉ có phá đi sự cân bằng sinh thái, phá đi sự hài hoà giữa con người và đất trời. Trong một đô thị phải có sự cân bằng và hài hoà giữa những gì do con người tạo ra với thiên nhiên vốn có - đó là đồi núi, sông rạch, ao hồ, là những mảng xanh của cây cỏ và bầu trời rộng mênh mông. Tạo hoá sinh ra vốn đã rất cân bằng, nay thêm yếu tố con người nữa thì con người không thể phá cái thế đó đi mà phải hoà nhập chung trong cái thế cân bằng đó.Kiến trúc cổ truyền của ta rất coi trọng tỷ lệ và tầm thước tức là nói đến sự tương quan giữa độ dài, độ rộng, độ cao; tương quan giữa bộ phận và toàn thể, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa kiến trúc với kiến trúc ; tương quan giữa công trình với tổng thể xung quanh và tương quan giữa hình khối kiến trúc với tầm thước của con người. Xử lý nhuần nhuyễn mối tương quan đó sẽ tạo ra được sự hài hoà hoàn mỹ, tạo ra được cái đẹp có giá trị nghệ thuật cao.Con người Việt Nam sống với nhau rất hài hoà cởi mở, từ đấy tạo nên mối quan hệ hàng xóm láng giềng giúp đỡ đùm bọc nhau khi tối lửa tắt đèn, có thể mối quan hệ đó dẫn đến lối sống dĩ hoà vi quý, thiếu tính đấu tranh với nhau, thiếu tính cạnh tranh mạnh mẽ, song không thể phủ nhận hài hoà cởi mở làm cho dân tộc ta có tính nhân văn cao hơn. Tính nhân văn đó thể hiện trong việc xây dựng làng xã, đình chùa … quán nghỉ đầu làng dưới gốc cây đa, cây gạo, bến đò đầu bãi, ngôi chợ nhỏ bên chân cầu nhà nhà cách nhau chỉ dậu mùng tơi … mối quan hệ giữa con người gần gũi thân thiết với`nhau hơn.Trong việc xây dựng đô thị ngày nay, ngôi nhà phố đến căn hộ chung cư độc lập đã làm mất đi rất lớn tính cộng đồng, song biết làm tốt kiến trúc quy hoạch thì vẫn tìm ra được sự hài hoà trong cộng đồng. Một ngôi nhà chung cư phải chừa trống tầng trệt để làm nơi sinh hoạt chung. Một khu nhà ở phải có sân chơi cho trẻ em, chỗ tập cho người lớn, đường dạo cho người già, phải có một ngôi chợ nhỏ và những cửa hàng bán đồ dùng hàng ngày. Những công trình công ích: vườn hoa, công viên, nhà văn hoá v.v. cho đến những công trình tôn giáo đều phải là những không gian thoáng đãng tràn ngập màu xanh, nơi đấy có thể tạo ra cái náo nức nhộn nhịp hào hứng trong những ngày lễ hội và tạo ra cái yên bình thanh tịnh trong những ngày bình thường, nơi mà lòng người luôn muốn tìm đến cái chân cái thiện cái mỹ.Thực ra giấc mơ về một thành phố đầy tính nhân văn rất gần với hiện thực bởi cái chất hài hoà đã thành mạch chủ đạo trong cuộc sống Việt Nam - Chúng ta tiếp thu cái tốt, cái thiện, cái mới rất nhanh và để cho chúng sống hài hoà với cuộc sống vốn có của Việt Nam. Sự hài hoà giữa con người và trời đất, giữa con người với con người, giữa cái cũ và cái mới là bản lĩnh, là truyền thống của người Việt và nó cũng sẽ thành truỳên thống bản lĩnh khi chúng ta vận dụng nó vào trong kiến trúc quy hoạch.Có người nói người Việt Nam ta nhận thức cái đẹp vừa ý là xinh là khéo - ta không háo hức cái tráng lệ huy hoàng, không say mê cái kỳ vỹ lộng lẫy. Màu sắc chuộng cái dịu dàng thanh nhã, ghét cái sặc sỡ lòe loẹt - tất cả đều hướng về cái đẹp dịu dàng thanh lịch, duyên dáng có quy mô vừa phải. Tôi đồng ý một phần và có thể nói thêm người Việt Nam thích cái giản dị hơn cái rườm rà rắm rối, thích cái khái quát hơn cái chi tiết, thích kín đáo hơn là phô trương, thích cái ẩn dụ hơn là cái phanh phui trần trụi…thanh tao và tế nhị hơn là ở chỗ ấy. Phải chăng đây là những tính cách mang tính truyến thống của người Việt Nam trong cách ứng xử, trong cách ăn mặc, trong kiến trúc tạo dựng cảnh quan cũng như trong trang trí nhà cửa v.v. Đi khắp phố phường Hà Nội, Sài Gòn … ta thấy ngay những ngôi nhà đúng với sự cảm nhận về cái đẹp của chúng ta, nhưng cũng thấy rất khó chịu với nhũng ngôi nhà vay mượn chắp vá đủ thứ đủ kiểu, ta thường nói “rất không giống ai” vì chính nó xa lạ với những cái đẹp mà người Việt Nam ta cảm nhận được.Có nhiều người nói rằng Việt Nam mình chẳng mong ước gì lắm về việc có một ngôi nhà cao nhất thế giới như tháp đôi Pétronas ở Malaisia vì họ cho rằng người Việt Nam mình không thấy cần thiết có một sự phô trương hào nhoáng như vậy. Song cũng có người nói chính vì thế mà dân tộc ta không làm nên cái gì lớn không tạo ra cái gì nổi bật trên thế giới.Theo tôi không phải người Việt Nam không thích cái kỳ vỹ, cái hoành tráng - không phải chỉ là thích mà còn cần có trong cuộc sống đương đại, Hà Nội và TP. Hồ chí Minh rất cần có những công trình công cộng tầm cỡ, cần có những kiến trúc hiện đại, cần có những cây cầu vượt sông vươn cao khí thế, chúng ta cần có nhưng toà nhà Quốc Hội, những trung tâm hội nghị thật hoành tráng thật hào khí. Song cách làm của ta có thể khác. Một cái Tháp Rùa nhỏ xíu ở giữa Hồ Gươm trông cũng kỳ vĩ và huyền ảo lắm chứ ! Người Việt Nam ta biết dựa vào thế tự nhiên để tôn cái đẹp cái hoành tráng của tổng thể công trình lên. Các ngôi chùa ngôi đình ở Miền Bắc đã rất khéo vận dụng cách làm này. Như vậy có thể nói chất hoành tráng kỳ vỹ và cả vẻ đẹp của kiến trúc Việt Nam là ở không gian tổng thể, là dựa vào cái thế tự nhiên chứ không phải chỉ là công trình kiến trúc. Có người nói “ta dựa vào thế hơn dựa vào lực”, tôi đồng cảm với ý nghĩ ấy. Người Việt Nam ta rất biết mình đang đứng ở đâu vào thời điểm nào và biết xếp mình vào đúng cái vị trí cái tầm mức đó. Đó là cái khôn cái khéo của mình và từ đó dễ cảm hoá được mọi người. Làm kiến trúc quy hoạch phải nắm bắt cái tính cách ấy thì chúng mới tạo ra dược cái có giá trị cho đời. Người Việt Nam chúng ta ngày nay cũng tràn đầy khát vọng, rất muốn vươn vai sát cánh cùng bạn bè năm châu bốn biển, muốn vươn đến tầm cao của nhân loại. Có thể trước đây và ngay cả hiện nay ta còn rất khó khăn về kinh tế xã hội về cơ chế vận hành đất nước cho nên chưa làm được gì tương xứng với dân tộc ta, chỉ dừng lại ở mức khôn khéo giữ mình và tháo gỡ tình thế khó khăn để giữ gìn những gì của mình vốn có, không để mất mát không để bị đồng hoá đi. Trong kiến trúc xây dựng cũng vậy, ta rất khéo xoay trở ứng phó, bởi thế sau chiến tranh hàng triệu người đã lo cho mình có được chỗ ở, tự tạo lập lấy cuộc sống mỗi ngày một khấm khá hơn (tôi tin rằng các nước khác khó có điều đó xảy ra). Sự năng động, nhanh nhậy, khéo léo một thời cũng gỡ được khá nhiều khó khăn cho chúng ta. Song những tính cách đó làm cho chúng ta chỉ có được ở mức đối phó, tháo gỡ, tạo sự yên ổn tạm thời, thì chính nó sẽ không tránh khỏi đi vào con đường phá vỡ những cái gì có thể tạo nên sự lâu dài bền vững và ổn định, sẽ không tạo ra được cái gì lớn lao hơn , vĩ đại hơn tương xứng với lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà chỉ dừng lại ở sự lổn nhổn của kiến trúc phố phường, sự hỗn loạn trong đi lại, sự lộn xộn trong quy hoạch, sự tuỳ tiện trong đô thị v.v … phá vỡ kỷ cương phép nước.Đã đến lúc ông chủ khách sạn mini kiểu nhà phố phải trở thành ông chủ khách sạn hàng trăm phòng, ông chủ một hiệu tạp hoá nhỏ phải trở thành ông chủ của nhiều siêu thị, ông giám đốc một xí nghiệp nhỏ phải trở thành chủ tịch một tập đoàn sản xuất lớn … chính họ sẽ là những nhà đầu tư lớn góp phần xây dựng lại thành phố ngày càng văn minh hiện đại và có màu sắc riêng biệt. Đã đến lúc những ngôi nhà riêng lẻ phải trở thành những chung cư có lối sống văn minh, đã đến lúc phải đi lại bằng các phương tiện công cộng và đã đến lúc phải có những công trình kiến trúc tương xứng với tầm vóc của mình. Đấy không phải là những tham vọng mà là nhu cầu thực tiễn, thậm chí còn có tính bức xúc.Cuộc sống hôm nay buộc chúng ta phải tiếp cận, phải nắm bắt những cái văn minh hiện đại hơn, phải tiến về phía trước một cách mạnh mẽ hơn và như vậy là những vấn đề của hôm nay sẽ có những thách thức đối với những vấn đề thuộc về truyền thống văn hoá. Có thể chúng ta buộc phải có sự nhìn nhận rõ ràng hơn cái dở cái không hay cái chưa phù hợp, mặc dù nó là truyền thống để phát huy cái hay, cái cộng hưởng, có thể hoà nhập với thời đại trong kho tàng truyền thống của chúng ta. Phát huy truyền thống tốt đẹp tức là biết đứng trên đôi chân truyền thống để đón nhận những cái mới cái lạ, hoà nhập vào với nó rồi để nó hoà nhập vào với ta.Chợ kiểu làng quê là truyền thống, dù vậy nó không thể tồn tại được trong đô thị hiện đại, song chợ Bến Thành, Đồng Xuân, Đông Ba vẫn có thể tiếp tục tồn tại với phương thức mua bán có tính chất giao lưu cộng đồng phong phú và chỉ cần nó sạch sẽ thoáng đãng an toàn và lịch sự hơn là được rồi. Buôn bán ăn uống vỉa hè cũng có cái duyên cái vui cái thú vị của nó chỉ cần có tổ chức trật tự hơn, đừng có nhếch nhác bẩn thỉu quá và nếu kết hợp được với phố đi bộ thì ta vẫn phát huy đươc cái màu sắc riêng rất sinh động của nó. Nhà ống và các dãy phố biến cả thành phố thành một ngôi chợ bất tận cũng có thể coi là một kiểu biến thể của truyền thống nó đã tạo nên cái màu sắc riêng cho đô thị Việt Nam, tuy nhiên nó không thật phù hợp với một đô thị hiện đại. Chỉ cần giữ lại một số dãy phố chuyên doanh đặc thù để làm cho đô thị sống động hơn, nhiều màu sắc hơn và cái dư âm của truyền thống đô thị một thời. Siêu thị ngày càng nhiều, thay thế cho chợ và các dãy phố, có vẻ như đấy là phương thức của đô thị hiện đại, nhưng tính chất của siêu thị công nghiệp quá, thiếu sự giao lưu tiếp xúc giữa những người mua người bán với nhau vì thế nó trở nên lạnh lùng hơn. Được biết gần đây ở Tây âu và Bắc Mỹ người ta đã đóng cửa hơn 400 siêu thị vì nó không còn cái hồn của văn hoá nữa.. Ta bước vào cuộc sống chung cư với lối sống văn minh hiện đại có bếp ga, tủ lạnh, ti vi, dàn máy và các thiết bị vệ sinh, có phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn riêng biệt, nhưng chắc rằng không người mẹ nào muốn ngủ riêng với đứa con mới sinh ra, hay không có gia đình nào không tìm một chỗ trang trọng nhất để đặt bàn thờ những người đã khuất. Cái truyền thống và cái hiện đại thực ra vẫn có thể gần gũi xoăn xuýt bên nhau để nâng cuộc sống vật chất và tinh thần lên ở một tầm mức cao hơn. Cuộc sống dù nay có hiện đại đến đâu chăng nữa thì cái có giá trị của những phong tục tập quán được tạo nên từ ngàn đời nay vẫn sẽ được giữ gìn trân trọng.”Cái có giá trị” đó là những cái tốt đẹp nhất của truyền thống mà nó vẫn hoà nhập được với cuộc sống hôm nay.Rồi đây ta sẽ xây dựng rất nhiều công trình to lớn nhỏ bé đủ dạng đủ thức song xin đừng quên phải thiết kế sao cho có thể tôn trọng được con người, nối kết được con người với con người, con người với thiên nhiên, tôn trọng những giá trị truyền thống nhưng phải biết nối kết truyền thống với hiện đại … Đấy chính là sự phát huy truyền thống trong kiến trúc – quy hoạch. Tinh thần chung của văn hoá truyền thống là thiết thực, linh hoạt hài hoà giữa cái cũ và cái mới để sáng tạo nên những cái mới lạ cho ngày hôm nay. Tìm đến văn hoá truyền thống chính là để tiếp sức cho sự sáng tạo mới. Văn hoá nói chung và kiến trúc quy hoạch nói riêng cũng đều là như vậy cả.
KTS. Lưu Trọng Hải
Biện chứng của quá khứ
Hiện tượng bị quá khứ hấp dẫn là hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân loại, trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Các dân tộc đều khó chia tay với quá khứ và dân tộc nào cũng có những dấu hiệu đặc trưng cho quá khứ của mình. Tại sao quá khứ lại hấp dẫn và quan trọng đối với loài người như vậy? Sự hấp dẫn của quá khứ là do chính nó hay do con người bất lực và chỉ biết kéo lê quá khứ của mình đến tương lai? Nhưng đó chỉ là hiện tượng, hãy nhìn sâu hơn vào tâm hồn của mỗi con người để thấy rằng, có con người nào mà không mơ ước về tương lai, có dân tộc nào mà không hướng về tương lai? Quá khứ thật hấp dẫn nhưng quá khứ có vai trò như thế nào đối với tương lai? Tương lai, thực ra là gì và làm thế nào để có được nó? Phân tích về phép biện chứng của quá khứ, hay nói cách khác, về hành trình đi từ quá khứ đến tương lai là để tìm ra đáp án cho những câu hỏi ấy.
I. Con người và thời gian
Trong tất cả những gì mà thiên nhiên ban tặng cho con người, thời gian là món quà quí giá nhất. Đó là món quà kỳ lạ, không những không thêm được mà lại có thể dễ dàng mất đi. Mỗi người chỉ có một sự sinh thành, một tuổi trẻ, một tuổi già, một cái chết. Tiền bạc chia ra những đơn vị giống nhau, thời gian cũng chia ra những đơn vị giống nhau, nhưng điểm khác biệt là, những đơn vị thời gian không bao giờ lặp lại và một khi nó trôi qua thì chúng ta cũng không lấy lại được nó nữa. Bên cạnh đó, quỹ thời gian vẫn luôn luôn hữu hạn cho dù nó khác nhau ở mỗi một con người. Vì thế, nếu chúng ta không có thái độ trân trọng cần thiết, chúng ta sẽ gây ra sự lãng phí thời gian. Mà đánh mất thời gian là đánh mất tất cả.Con người, cũng như toàn bộ thế giới, không thể tồn tại bên ngoài thời gian. Nếu như những nhà hiện sinh nhấn mạnh vai trò của hiện tại thì con người, theo bản năng, thường hướng về tương lai. Thế nhưng trên thực tế, tương lai và hiện tại đều do quá khứ chi phối. Hơn nữa, đôi khi thật khó phân biệt một cách rõ ràng đâu là hiện tại, đâu là tương lai. Xét theo ý nghĩa thời gian, hiện tại là ngày hôm nay, quá khứ là ngày hôm qua, và tương lai là ngày mai. Quá khứ luôn là cái đã qua, tương lai là cái ở trước mắt, hiện tại là ranh giới ở giữa hai không gian này và nó luôn luôn là một ranh giới động. Theo cách suy nghĩ thông thường, rõ ràng hiện tại là cái hiện thực nhất, thậm chí có ý nghĩa nhất. Nhưng suy nghĩ kỹ hơn, chúng ta sẽ nhận thấy cái khoảnh khắc được gọi là hiện tại đó thật ngắn ngủi, đến mức mà con người cảm nhận về nó không sâu sắc bằng quá khứ và thậm chí, con người không đón đợi nó như là tương lai. Trong khi đó, sự tồn tại của quá khứ thực ra là hiện hữu nhất vì nó tạo ra và để lại cho con người tất cả mọi thứ. Xét theo quan điểm của Decartes, không gian cũng như thời gian phân chia một cách rất minh bạch. Tuy nhiên, chúng ta không nghiên cứu không gian hay thời gian theo quan điểm như vậy, chúng ta không nghiên cứu những cấu trúc của không gian theo định nghĩa thông thường. Ở đây, chúng ta nghiên cứu quá khứ đã hình thành cấu trúc tinh thần của con người như thế nào. Làm thế nào để những giá trị của quá khứ tiếp tục đóng góp cho tương lai? Toàn bộ cái thú vị của cuộc sống là ngày hôm nay, nhưng toàn bộ cái để tạo ra sự thú vị ngày hôm nay lại là ngày hôm qua, và bao giờ cũng vậy, quá khứ là một miền thời gian, một miền không gian hình thành tất cả những gì mà con người có. Có thể nói, quá khứ là toàn bộ không gian để tạo ra con người, tạo ra kiến thức, tạo ra tâm hồn, tạo ra kinh nghiệm của loài người. Quá khứ là miền thực của mỗi người vì nó gắn liền và xác định một con người cụ thể. Nhìn vào một người, chúng ta có thể biết được về cơ bản quá khứ của họ thông qua việc xem xét chuỗi quan hệ nhân quả, hành vi, thói quen, tính cách, số phận của mỗi người. Triết học phương Đông hay phương Tây đều nói đến mối quan hệ này, và về bản chất, quan hệ nhân quả chính là quan hệ của quá khứ, hiện tại và tương lai. Với mỗi cá nhân, mối quan hệ này thể hiện ở những bậc thang khác nhau. Một bức chân dung thực thụ của cá nhân không nằm ở diện mạo mà nằm ở số phận. Số phận mỗi người được tạo nên từ tính cách của chính người ấy. Vậy tính cách bắt nguồn từ đâu? Nó bắt đầu từ những hành vi tưởng chừng ngẫu nhiên của mỗi con người. "Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận". Thực chất của chuỗi quan hệ này chính là quy luật quá khứ hướng đạo tương lai. Quá khứ, nói một cách hình tượng, giống như lằn ray hướng tới tương lai. Trong mối quan hệ của chúng, hành vi là quá khứ của thói quen, thói quen là quá khứ của một tính cách, còn tính cách lại trở thành quá khứ của số phận. Như vậy, con người chính là hệ quả của quá khứ xét về quan điểm thời gian, cho nên con người là hệ quả của văn hoá, hệ quả của lịch sử, hệ quả của triết học.Nhìn vào chuỗi hành vi có tính chất quyết định đến số phận của con người, chúng ta thấy rõ rằng quá khứ không chỉ chứa đựng cái tốt, quá khứ còn chứa đựng cả cái xấu. Điều đó có nghĩa, không chỉ cái tốt mà cả cái xấu cũng được xem xét trong mối tương quan với quá khứ, hiện tại, tương lai và cũng dựa trên những tiêu chuẩn hình thành trong quá khứ. Không có con người hoàn toàn tốt hoặc con người hoàn toàn xấu mà trong mỗi người có cả hai thứ đó. Chúng được tích tụ qua thời gian và nó là phần có thật trong mỗi một con người. Con người có thể đúng trong hoàn cảnh này, trong tình huống này nhưng chưa chắc đã đúng trong hoàn cảnh khác, trong tình huống khác. Nhưng dù đúng hay sai thì bên trong con người vẫn là một tâm hồn, là một không gian tinh thần có thể uốn nắn lại cho đúng và có thể khắc phục các sai trái. Nói đến quá khứ là nói đến miền tinh thần của mỗi người, miền tinh thần của mỗi người với tất cả các thành tố của nó chính là toàn bộ quá khứ của người đó. Miền tinh thần của một cá thể phản ánh kích thước tự do bên trong của người đó thông qua phản ánh giá trị con người. Mỗi người có một miền tinh thần riêng của mình. Người nào có đời sống tinh thần phong phú, đa dạng thì chắc chắn người đó có tự do tinh thần. Ngược lại, nếu đời sống tinh thần khô héo thì có nghĩa là tự do bên trong con người không đủ lớn để tạo ra động lực phát triển cho chính mình. Tuy nhiên, không ai thông báo với nhân loại rằng tôi có miền tinh thần này hay miền tinh thần kia, cũng không ai biết chắc chắn miền tinh thần của mình hình dạng ra sao. Nhưng mỗi người cần phải có ý thức làm chủ cái tự do bên trong của mình. Để có thể làm chủ không gian tự do bên trong, con người phải biết được các quy luật của tự do trong không gian ấy. Xác lập các quy luật của tự do diễn ra trong miền tinh thần của con người là một nửa nhiệm vụ của nghiên cứu khoa học về tự do. Miền tinh thần không chỉ là các cảm xúc, miền tinh thần còn là miền nhận thức. Tự do là sự dịch chuyển song song giữa ý nghĩ và hành vi, điều đó có nghĩa, ý nghĩ và hành vi là kết quả của tự do bên trong. Tự do bên trong thúc đẩy con người dịch chuyển, nếu sự dịch chuyển ấy không bị ngăn cản thì ở đấy con người có cả tự do bên trong và tự do bên ngoài. Chúng ta cần nhớ rằng, thể hiện sống của con người là hành động, nhưng thể hiện sống của cái trước hành động là ý nghĩ. Vì thế, tự do bên trong không gian tinh thần của con người là nền tảng ban đầu để con người chuẩn bị các hành vi thích hợp. Tự do bên trong đời sống tinh thần sẽ càng mở rộng và phong phú nếu nó được hỗ trợ bởi tự do bên ngoài hay tự do khách quan. Khi tự do là kết quả của sự dịch chuyển song song giữa ý nghĩ và hành vi của mỗi người thì tức là con người làm chủ được cả hai không gian tự do của mình.Từ những phân tích trên cho thấy, quá khứ là một phần không thể tách rời mỗi con người hay mỗi dân tộc, bởi vì suy cho cùng, nếu ai đó làm được điều ấy thì có nghĩa là anh ta đã phủ nhận sự tồn tại của chính mình. Quá khứ là toàn bộ không gian hình thành nên con người với đầy đủ chân dung, số phận của nó. Do vậy, nhận thức đúng đắn về lịch sử, về quá khứ đã qua và quá khứ đang tới chính là cơ sở để mỗi người, mỗi dân tộc hoạch định tương lai của mình. Trên thực tế, con người vẫn luôn là chính nó nhưng giá trị con người, cả cái tốt lẫn cái xấu thì thay đổi theo thời gian cùng với sự vận động của con người. Vấn đề là mỗi người, mỗi dân tộc phải sống như thế nào để khi ngoảnh đầu nhìn lại có thể tự hào về những gì mà mình đã có, đó cũng chính là bệ phóng cho tương lai tốt đẹp của mỗi một con người.
II. Sự chuyển hóa của quá khứ
1. Định kiến và nuối tiếc
Định kiến là những thói quen tư tưởng, thói quen suy nghĩ, thói quen sử dụng một số chân lý phổ biến, tóm lại là thói quen tinh thần của con người. Bất kể thói quen nào của con người cũng hình thành thông qua định kiến. Đó là kết quả cuối cùng của toàn bộ sự hình thành nhân cách con người trong quá khứ. Nhiều người hay lên án định kiến mà không biết rằng định kiến là một trong những đặc điểm tất yếu của đời sống tinh thần con người. Định kiến là tất yếu vì con người là sản phẩm của quá khứ, quá khứ chính trị, quá khứ văn hoá, quá khứ sinh học. Định kiến chính là ranh giới giữa quá khứ và tương lai, giữa cái cũ và cái mới. Nếu ranh giới ấy tĩnh thì hình thành sự bảo thủ của định kiến. Nếu ranh giới ấy động thì đấy là trạng thái con người kiểm soát được một cách linh hoạt tâm lý định kiến của mình. Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa định kiến và bảo thủ, không thấy được sự khác nhau giữa định kiến và bảo thủ chính là không biết phân biệt sự chưa thấy cái lý của cái mới với bệnh bướng bỉnh. Định kiến là cái có trước khi hành động, ý kiến và năng lực hành động là hai mặt trong tiến trình hành động của con người, mặt tinh thần và mặt vật chất. Một con người không có khả năng để có định kiến thì sẽ không có khả năng có ý kiến. Ngược lại, một người không có năng lực có ý kiến độc lập và kiên định với nó thì cũng không có năng lực để có định kiến. Không có năng lực để có định kiến được gọi là trạng thái thiểu năng tinh thần của con người, con người không có năng lực để kiểm soát hành động của mình, trở thành kẻ trôi dạt giữa ý kiến người này với ý kiến người khác. Con người bao giờ cũng cần đi theo những ý kiến xác định của mình. Xác định các ý kiến của mình về các sự vật và các trạng thái của nó là tiêu chuẩn bắt buộc đối với mỗi người. Nếu ý kiến mô tả đúng đối tượng thì ở khía cạnh nào đó, định kiến ấy phù hợp với năng lực hành động; còn nếu ý kiến không phù hợp với năng lực hành động thì đó là mặt trái của định kiến. Nhiều người "định kiến" rằng định kiến là sự cố định của quan điểm cá nhân nhưng tôi lại cho rằng, định kiến về việc gì hay với những đối tượng nào không hoàn toàn là cái không thay đổi. Định kiến là những ý kiến xác định của một người về những đối tượng khác khi giải quyết một vấn đề cụ thể. Đó là điều kiện cần và đủ để con người tương tác với nhau. Nhưng như thế không có nghĩa là nó không thay đổi. Nếu con người không có ý kiến của mình thì con người tương tác với nhau bằng gì? Như đã nói, định kiến không phải là khái niệm thời gian, không phải là khái niệm không gian mà là trạng thái con người không thể ra khỏi nó. Con người không bao giờ ra khỏi định kiến mà chỉ có thể dịch chuyển từ trạng thái định kiến này sang trạng thái định kiến khác. Vấn đề ở chỗ, làm thế nào để con người không dùng một ý kiến tác động lên hai đối tượng đòi hỏi những kiến giải hoàn toàn khác nhau. Nếu lý giải sự việc một cách sai lạc, tác động vào đối tượng bằng những ý kiến không phù hợp với các quy luật vận động của nó thì tức là con người không tự do hành động trước đối tượng ấy. Tôi cho rằng vấn đề cần nghiên cứu ở đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa trạng thái định kiến này sang trạng thái định kiến khác. Để thực hiện quá trình dịch chuyển đó, con người cần có những điều kiện gì? Lòng dũng cảm, khát vọng hay là phẩm chất nào khác? Hơn nữa, nghiên cứu vấn đề nhận thức về tính giới hạn của sự chính xác của các ý kiến trong sự biến động không ngừng của sự vật cũng có ý nghĩa to lớn đối với sự thức tỉnh con người trong quá trình nhận thức. Xét về quy mô, có định kiến cá nhân và định kiến xã hội, xét tính chất của những khảo sát chuyên nghiệp thì có định kiến chính trị học, định kiến kinh tế học, định kiến triết học, định kiến văn hóa. Định kiến là phẩm chất mà mỗi người buộc phải có khi hành động với tư cách là một con người. Tuy nhiên, trong đời sống cá nhân, tự do vẫn mất đi hàng ngày hàng giờ thông qua định kiến. Vậy con người làm thế nào để phát triển trong điều kiện có định kiến? Muốn phát triển, con người luôn luôn phải đo đạc lại độ chuẩn xác của các ý kiến ngày hôm nay để ngày mai có được nhận thức đúng đắn hơn, nếu không, con người sẽ bị kéo lùi về quá khứ. Để làm được như vậy, con người phải tự do, mà trước hết là tự do với chính mình.Song, trên thực tế, một tâm lý diễn ra rất phổ biến là con người thường nuối tiếc quá khứ, không ra khỏi quá khứ và không ra khỏi những thành tựu trong quá khứ của mình. Nuối tiếc không chỉ tồn tại trong cuộc sống cá nhân mà còn thường xuất hiện như là một khía cạnh tâm lý cộng đồng. Bởi vì, xét từ góc độ thời gian xã hội, so với hiện tại và tương lai, nếu đó là thứ hiện tại và tương lai bị động thì quá khứ đôi khi còn gần gũi hơn với con người. Do đó, nuối tiếc là cảm giác có thực, thậm chí nó còn là tâm lý thường trực của con người. Nhưng chúng ta cần phải rất tinh tế để nhận ra rằng, con người thường không nuối tiếc thành tựu mà khi nhìn thấy sự vắng bóng của các hình ảnh thành tựu ở trong mình, con người nuối tiếc vì đã không có cơ hội để tạo ra những thành tựu ấy. Hoặc, con người thường có xu hướng tự bằng lòng với những gì tuy nhỏ nhưng trong tầm tay hơn là phiêu lưu để có những thành công lớn. Như vậy, xét đến cùng, nuối tiếc biểu hiện tính thụ động cố hữu của con người. Nuối tiếc là không tự do. Nuối tiếc bộc lộ toàn bộ tính chất ngẫu nhiên của các thành tựu có được. Khi ấy, con người nuối tiếc những thành tựu không phải của mình. Chối bỏ là một hiện tượng tương tự. Chối bỏ là từ chối những thất bại thuộc về trách nhiệm của mình. Cả chối bỏ lẫn nuối tiếc đều là hai cực nhầm lẫn của con người khi nhận thức về vai trò chủ động của mình trong việc kiến tạo cuộc sống. Người ta tưởng nhầm đó là thất bại của mình, cũng như người ta tưởng nhầm đó là thành tựu của mình. Cả chối bỏ lẫn nuối tiếc là những hiện tượng tinh thần có thật nhưng có thật trên sự nhầm lẫn của con người. Tuy nhiên, con người có quyền nhầm lẫn, con người người có quyền chối bỏ lẫn nuối tiếc, cả hai thứ ấy được thể hiện như những nhầm lẫn của con người. Chúng ta nên nhớ rằng nhầm lẫn cũng là một nội dung của đời sống con người. Vì thế, con người cần kiểm nghiệm các kinh nghiệm một cách thường xuyên và mách bảo cho nhau để tránh sự nhầm lẫn. Có thể nói định kiến và nuối tiếc là những tâm lý cơ bản của con người khi cấu tạo ra mỗi một chặng đường của lịch sử. Quá khứ luôn luôn níu kéo con người, lịch sử luôn luôn níu kéo con người, cái gì làm cho con người có xu hướng luôn luôn quay trở lại quá khứ? Đó chính là sự nuối tiếc, nói đúng hơn, định kiến đã dẫn con người đến trạng thái nuối tiếc. Con người không nhìn thấy mình ở tương lai, vì thế, họ quay đầu lại để tìm kiếm hình ảnh của mình, chiêm ngưỡng thành tựu của mình trong quá khứ. Sẽ không quá khi nói rằng nuối tiếc là một căn bệnh và cũng giống như những căn bệnh khác, bệnh nuối tiếc để lại những di chứng đôi khi rất có hại và dai dẳng. Nuối tiếc làm cho đầu óc con người không có sự tỉnh táo, khách quan. Do đó, con người trở nên thụ động, điều này làm hạn chế khả năng và nghị lực của con người khi đi đến tương lai của mình. Vậy làm thế nào để giải toả tâm lý ấy? Tôi cho rằng, cần phải giải tỏa bằng cách đem đối chứng nó với toàn bộ thực trạng trì trệ của xã hội trên quy mô định kiến xã hội. Định kiến xã hội là trạng thái xã hội không chuẩn bị được trạng thái tiếp theo của nó, xã hội dừng lại ở đường biên của quá khứ. Nếu đặt câu hỏi quá trình khắc phục định kiến xã hội sẽ đem đến lợi ích hay thành tựu gì cho con người thì chúng ta sẽ có câu trả lời là, nó giúp mỗi người chuẩn bị được chương trình xã hội hay hoạch định được tương lai của mình. Hoạch định tương lai chính là khắc phục trạng thái cứng nhắc, trạng thái bảo thủ của định kiến. Hoạch định tương lai là cách tốt nhất để con người kiểm nghiệm, con người tìm thấy động lực phát triển, không phải ở việc khẳng định những chân lý có trước, mà là ở việc tìm kiếm những lợi ích tiếp theo. Khi con người tiếp tục củng cố kinh nghiệm của mình trong những thành tựu của giai đoạn tiếp theo thì đến chặng tiếp theo nữa, con người lại phải đối mặt với định kiến của chặng trước đó. Vậy, ra khỏi quá khứ hay phá vỡ các định kiến là công việc hàng ngày của con người để phát triển. Phát triển là kết quả tất yếu của việc khắc phục bệnh cứng nhắc hay là khắc phục trạng thái bảo thủ của định kiến. Con người không có các bằng chứng về sự thành công của mình, về các thành tựu của mình thì con người không có năng lực và ý muốn vươn tới những giới hạn lớn hơn. Ra khỏi tâm lý nuối tiếc cũng chính là ra khỏi những giới hạn của quá khứ. Bởi vậy, rõ ràng, mỗi người phải phấn đấu để đạt đến những nhận thức đúng đắn, vì chỉ những nhận thức đúng đắn mới có thể dẫn dắt con người thoát khỏi những ràng buộc về tâm lý và chấp nhận thay đổi, ngay cả những thay đổi đau đớn nhưng có ích và cần thiết cho sự tiến bộ. Và một mặt quan trọng khác là, xã hội phải có những thành công thực sự trong thực tiễn để con người có thể so sánh và nhận thức được sự phát triển tất yếu của cuộc sống.
2. Thành tựu và tâm lý dùng dằng
Có thể nói, tất cả thành tựu của con người đều có từ trong quá khứ. Thành tựu xác nhận giá trị con người. Nhưng chính thành tựu lại rất có thể dẫn con người đến biên giới của sự trì trệ, làm cho con người chậm chạp trong quá trình dịch chuyển đến những chặng tiếp theo. Tất cả các thành tựu trong quá khứ đều mang một ý nghĩa đối với mỗi người, mỗi dân tộc, chúng tạo ra niềm tự hào trong cảm xúc của con người, do đó, chúng níu kéo con người trong sự say sưa và làm con người khó ra khỏi quá khứ. Sở dĩ có tình trạng đó là vì yếu tố chủ đạo chi phối cảm giác hạnh phúc của con người chính là những giá trị của quá khứ, mà xét đến cùng, con người nhầm lẫn bởi các yếu tố tạo nên cảm giác hạnh phúc, tự hào. Lòng tự hào là ảnh của thành tựu trong tâm hồn con người. Nếu con người không thật tạo ra thành tựu thì sẽ không có hình ảnh thành tựu trong đời sống tâm hồn. Nói cách khác, nếu thành tựu thực sự là của con người thì ảnh của nó đi cùng với con người, còn nếu đó không phải là thành tựu thật thì nó không có ảnh, do đó không có lòng tự hào chân chính. Lòng tự hào chân chính của con người là thành tựu chân chính của hoạt động trí tuệ, hoạt động đạo đức, hoạt động xã hội của chính người đó. Thành tựu chân chính là kết quả của tự do, kết quả của sáng tạo, cho nên ảnh của nó trong tâm hồn, trong trí tuệ, trong kinh nghiệm con người cũng tự do. Khi ảnh của các thành tựu tự do thì tâm hồn con người cũng tự do, bởi vì ảnh của các thành tựu chính là nội dung của tâm hồn con người. Một con người không có các thành tựu là kết quả của tự do thì ảnh của thành tựu không tự do và miền tinh thần của con người là một miền đầy những thứ bịa đặt. Vì thế mà con người không dám dịch chuyển nữa, họ sợ mất đi ảo ảnh. Nhưng ngay cả khi con người có thành tựu thật và lòng tự hào thật thì con người vẫn phải tiếp tục tạo thêm thành tựu, bởi cuộc sống luôn thay đổi và vì thế con người cũng phải biến đổi theo. Bất kỳ thứ gì cũng chỉ có giá trị trong những hoàn cảnh, giai đoạn nhất định, và thành tựu nào cũng chỉ có một giá trị nhất định. Hơn nữa, sự lạc hậu hay là sự mất giá của những thành tựu trong quá khứ là biểu hiện lớn nhất và tập trung nhất của cảm giác bất hạnh của con người. Trong quá khứ, con người có thể làm đúng, có thể làm sai, nhưng ra khỏi cái sai chỉ là một mặt của quá trình ra khỏi quá khứ. Toàn bộ lòng dũng cảm của con người trong khi cấu tạo ra tương lai là ra khỏi cả cái đúng của mình. Nếu quá khứ là những thành tựu chân chính thì sẽ tạo ra trạng thái con người luyến tiếc khi rời bỏ những điều đúng đắn. Nếu quá khứ tạo ra một vẻ đẹp thì con người sẽ luyến tiếc khi rời bỏ vẻ đẹp ấy để đến một vẻ đẹp mà hiện tại chưa hình dung ra. Đó cũng là tâm lý rất thông thường của con người. Luôn luôn có một trạng thái dùng dằng, trạng thái phân vân, trạng thái luyến tiếc của con người đối với mọi sự ra đi của mình trong quá trình kiến tạo những giá trị mới cho tương lai. Do đó, cần phải nghiên cứu tâm lý dùng dằng ấy như là một hiện tượng tự nhiên của con người để đánh giá chất lượng quá khứ của con người. Con người không muốn tạm biệt vẻ đẹp của quá khứ để đi tìm tương lai. Vậy, con người đúng hay con người sai khi phân vân, nuối tiếc quá khứ? Có cách nào để con người mang sự đúng đắn, sự hào hùng của quá khứ đến các miền khác của tương lai hay không? Và việc đem sự đúng đắn trong quá khứ, đem những thành tựu của quá khứ để làm vốn tạo dựng cho tương lai liệu có đúng hay không? Toàn bộ vấn đề nằm ở chỗ, con người phải xác định được giữa thành tích của quá khứ và triển vọng, tức là tương lai, cái gì quan trọng hơn cho hạnh phúc của mình. Rõ ràng nếu không có triển vọng, không có tương lai thì con người không phát triển. Nếu toàn bộ giá trị đã có của con người nằm trong quá khứ thì toàn bộ sự đúng đắn của con người là đi tiếp đến tương lai, và do vậy, con người luôn luôn phải đặt ra nhiệm vụ cho mình là kiến tạo nên một tương lai như thế nào để khi nó trở thành quá khứ thì chất lượng của nó phản ánh giá trị được nâng cao của con người. Trong quá khứ, con người có thể có thành tựu nhưng nếu không có một miền hợp lý để phát triển tiếp thì tức là con người không có triển vọng. Con người không thể hạnh phúc khi họ xác nhận rằng họ không có triển vọng. Nhiệm vụ của con người là dịch chuyển tiếp. Mọi sự giống nhau của hôm nay và hôm qua đều là bất hợp lý. Vì thế, một trong những biểu hiện hạnh phúc quan trọng của con người là hôm nay khác hôm qua nhưng phải khác theo khuynh hướng tích cực, vì nếu không thì con người kéo lùi tương lai. Con người kéo lùi tương lai tức là con người đang sống lại ở quá khứ. Con người hạnh phúc khi có được những thành tựu trong quá khứ, nhưng nếu như đến biên của quá khứ và tương lai mà con người không chọc thủng được không gian của quá khứ để tạo lập tương lai thì sau cảm giác hạnh phúc ấy là bất hạnh, là không phát triển. Chính vì thế, hạnh phúc bao giờ cũng là sự chung sống giữa thành tựu đã có và triển vọng. Thành tựu của quá khứ không cứu được tương lai của con người nếu con người không tìm thêm được giá trị ở tương lai. Điều đó có nghĩa, toàn bộ sự sáng suốt của con người là phải tìm ra khuynh hướng để phát triển. Vậy khuynh hướng đúng là gì? Khuynh hướng đúng là con người đi đến giới hạn của khả năng để phát triển và lại thấy được một giới hạn khác cao hơn. Một tương lai tươi sáng mà ở đó mỗi người có triển vọng, có hạnh phúc luôn luôn là hấp dẫn. Con người phải có năng lực thiết kế tương lai, nhưng trước hết là phải có khát vọng về một tương lai của chính mình. Khát vọng không chỉ đơn thuần là ước mơ mà nó còn là sự cố gắng tìm ra con đường đi đến tương lai của con người. Không phải ai cũng có thể thực hiện khát vọng của mình, nhưng nếu không có khát vọng thì không thể có thành tựu. Hơn nữa, khát vọng là biểu hiện tình yêu của con người với cuộc sống, mà tình yêu luôn luôn là động lực cơ bản để con người hoàn thành bất cứ việc gì, con người phải có tình yêu cuộc sống để thiết kế được một tương lai có tính khả thi. Tương lai vô cùng quan trọng với mỗi người, con người phải rèn luyện để có đủ năng lực và tình yêu đối với tương lai của mình. Bằng tình yêu, bằng khát vọng và bằng cả năng lực, con người tưởng tượng và hoạch định tương lai của mình, đồng thời rèn luyện năng lực triển vọng để đi đến miền triển vọng đó.3. Triển vọng và tất yếuNhư trên đã nói, triển vọng là một khái niệm hết sức quan trọng đối với con người. Về cơ bản, nghiên cứu sự đúng đắn của con người chính là nghiên cứu triển vọng của con người. Khi người ta không nhìn thấy triển vọng thì người ta buộc phải thâm canh trong quá khứ. Con người không có bằng chứng về sự thành công của mình, về các thành tựu của mình thì con người không có năng lực và ý chí vươn tới các triển vọng. Đó chính là sự nhầm lẫn của con người về giá trị, về thành tựu. Câu hỏi mà mỗi người cần đặt ra không phải là ta đã có thành tích gì, mà quan trọng hơn cả là triển vọng, hay ngày mai của ta là gì? Bởi vì thực ra, con người sử dụng thời gian sống của mình để tạo ra triển vọng. Nói cách khác, bản chất của sự phát triển chính là tìm ra trong quá khứ những kinh nghiệm của sự tiên tiến, những kinh nghiệm tạo ra triển vọng. Nhưng triển vọng nào rồi cũng trở thành sản phẩm của quá khứ. Cho nên con người phải biết tạo ra yếu tố triển vọng của mình một cách liên tục. Sự chấm hết của yếu tố triển vọng trong đời sống tinh thần hoặc đời sống hoạt động của một con người là dấu hiệu tập trung nhất báo hiệu sự trì trệ của cuộc đời người đó. Vậy làm thế nào để tạo ra triển vọng? Chúng ta biết rằng, tự do là luôn nguồn gốc của mọi năng lực, mọi sáng tạo của con người. Tự do là điều kiện để con người tìm ra khuynh hướng phát triển, con người thay đổi đường đi mà không bị ngăn cản. Có những con người biết đằng trước có bức tường chắn mà vẫn đi, đến đó là tắc, nhưng có người đi hết đến chân tường rồi thì họ rẽ, họ đi tìm lối thoát. Tôi cho rằng triển vọng thực chất là kết quả của việc con người tìm ra lối thoát trước sự bao vây của các tất yếu. Bởi vì tất yếu chính là các biên của không gian phát triển. Một người phát triển hết biên của mình mà không đi tiếp được thì bế tắc, nhưng nếu tìm ra lối thoát trong sự bao vây của các biên thì con người lại có không gian tự do. Do đó, để tạo ra triển vọng, con người phải tìm lối thoát ra khỏi khe hẹp của các tất yếu, phải phá vỡ ranh giới của các tất yếu. Khi con người tìm ra điều kiện để giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của các tất yếu chính là con người mở rộng không gian tự do, và khi mở rộng được không gian tự do thì con người có triển vọng. Đấy là cảm giác hạnh phúc bền vững. Hạnh phúc đích thực và bền vững là một không gian tinh thần mà ở đấy có sự chung sống, sự hợp tác giữa quá khứ và tương lai, giữa thành tựu và triển vọng. Nếu con người không có quá khứ, hay quá khứ của họ là một hoang mạc thì con người đi đến tương lai như một kẻ vất vưởng, nhưng nếu con người có thành tựu, có quá khứ hào hùng thì họ đi đến tương lai như một người chiến thắng. Nhưng con người có thắng tiếp trong tương lai hay không thì tuỳ thuộc vào việc họ tự giải phóng mình ra khỏi các tất yếu mà họ nhận thức trước đây như thế nào. Nhiệm vụ của loài người là tìm cách giải phóng mình ra khỏi các tất yếu. Người có tầm nhìn là người nhìn thấy cự ly giữa trạng thái hiện nay của mình với các tất yếu, đi tìm cách nới rộng cái tất yếu, vượt qua cái tất yếu này để thay thế bằng cái tất yếu khác và tạo cho mình một triển vọng lớn hơn. Tương lai là một đại lượng khách quan, nó không đơn thuần là sự tưởng tượng riêng của một con người. Vì hoạch định tương lai chính là sắp xếp, chuẩn bị các năng lực để đón nhận tương lai chứ không phải tạo ra tương lai. Tương lai sẽ đến với tất cả những ai hình dung ra miền triển vọng của mình và rèn luyện được cho mình những năng lực phù hợp với đòi hỏi của miền triển vọng đó. Miền triển vọng chính là sự thuận theo tự nhiên, tức là thuận theo các tất yếu. Người ta nhận ra tất yếu ở thời hiện tại thì dễ, bởi vì người ta va chạm với nó. Nhưng để nhận ra các đại lượng tất yếu trong tương lai như là kết quả của những dự báo thì con người phải dùng đến cả năng lực tưởng tượng và cả tình yêu đối với cuộc sống của mình. Nhiều khi, con người bấu víu vào một vài bằng chứng phiến diện và không đầy đủ nhưng tạo ra trạng thái muốn lưu lại quá khứ, cho nên, con người không ra khỏi quá khứ được. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là, nếu con người luôn luôn có khả năng thiết kế tương lai của mình ở trên cái phôi liệu là chính con người mình, chính thành tựu của mình thì người ta sẽ ra khỏi quá khứ, ra khỏi ngày hôm qua một cách dễ dàng. Khi lựa chọn khuynh hướng để đi tiếp, thì khuynh hướng ấy phải là kết quả của quá trình ra khỏi quá khứ để đến một miền hiện thực mới. Vậy con người ra khỏi ngày hôm trước như thế nào, bằng những thiết kế dựa trên trí tưởng tượng của riêng mình hay bằng cách thực hiện một lộ trình xã hội đã được hoạch định sẵn?
III. Năng lực đi tới tương lai
1. Năng lực tự giải phóng
Con người luôn phải ra khỏi quá khứ của mình bằng những nỗ lực của chính mình. Để khích lệ con người ra khỏi cả miền quá khứ của một dân tộc thì trước hết phải khích lệ con người ra khỏi quá khứ của chính mình. Tự giải phóng mình ra khỏi quá khứ nhận thức của mình hay hệ tư tưởng, giải phóng mình ra khỏi các ràng buộc văn hóa chính là sự chủ động tìm lại tự do. Mỗi con người phải vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể của quá trình tự giải phóng. Bản chất của quá trình ra khỏi quá khứ là con người tái thiết lại không gian tinh thần của mình để hình thành năng lực tưởng tượng hay năng lực thiết kế tương lai. Ở đây, chúng ta nghiên cứu con người ra khỏi quá khứ của mình như thế nào, ra khỏi các điều kiện xã hội không thuận lợi cho tự do như thế nào. Con người không thể ra khỏi quá khứ bằng một cuộc đấu tranh tư tưởng, bởi vì bất kỳ cuộc đấu tranh tư tưởng nào cũng chính là sự giao thoa với quá khứ của con người. Khi đấu tranh tư tưởng, con người không hoàn toàn tự do để hoạch định tương lai. Vậy con người làm thế nào để có cách đối xử đúng đắn với quá khứ của mình, và làm thế nào để có đủ năng lực thiết kế ra tương lai? Trước hết, mỗi người phải luôn ý thức dọn dẹp lại không gian tinh thần của mình. Chính định kiến và sự nuối tiếc khiến con người nấn ná chưa thể ra khỏi quá khứ, do đó, điều quan trọng là phải làm mất đi sự nấn ná của con người, mà muốn vậy, phải có thứ gì lôi kéo con người đi. Có người cho rằng, khát vọng sẽ là cái lôi kéo con người mạnh nhất. Nhưng con người muốn đi một cách nghiêm túc như một người trưởng thành thì chỉ có khát vọng thôi là chưa đủ. Bởi vì khát vọng chỉ là động cơ tạo nên động lực, nhưng con người đi được không phải chỉ bởi động lực mà còn bởi bánh lái, bởi có khuynh hướng. Điều đó có nghĩa là, trước hết, phải chấm dứt sự kiểm soát của quá khứ để con người có thể ra khỏi quá khứ mà không bị níu kéo. Vậy con người phải lấy gì làm động lực, làm cảm hứng cơ bản cho việc đi đến tương lai của mình? Tính vụ lợi hay lợi ích đóng vai trò gì trong việc khuyến khích con người tiếp tục đi? Chắc chắn, nếu không nhận thức được cái lợi phía trước lớn hơn sự ở lại thì con người sẽ không ra đi. Vậy cái gì tạo ra con đường, tạo ra công nghệ chính xác để con người đi đến một lợi ích lớn hơn so với cái nó đã có hôm qua? Đó chính là tự do. Con người cần tự do để dịch chuyển từ các hướng nhầm lẫn sang những hướng không nhầm lẫn, điều ấy có nghĩa, con người phải có quyền dịch chuyển từ những sai lầm này để đi tìm một lối thoát đúng đắn hơn cho các hành động của mình. Nếu con người không có tự do bên trong tâm hồn tức là con người không ra khỏi những nhầm lẫn của mình, nếu con người không dọn dẹp không gian tinh thần của mình thì không thể có sự phát triển, vì bất kỳ khái niệm nào đặt vào đấy cũng đều trở nên biến dạng và lệch lạc. Thông thường, con người sợ thay đổi, cảm giác sợ thay đổi là một biểu hiện của định kiến. Đôi khi người ta không dám thay đổi vì cứ tưởng rằng cái chỗ mình vừa đạt được đến là quyền lợi, là hạnh phúc thật của mình. Do đó, con người ôm khư khư chúng mà không biết rằng chúng có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tóm lại, miền tinh thần của con người phải là một miền tự do để con người có thể nhẹ nhàng dịch chuyển từ nhận định này, từ nhận thức này, từ kết luận này sang nhận định khác, sang nhận thức khác và sang những kết luận khác.Tự do chính là cái dẫn dắt con người ra khỏi quá khứ. Mỗi con người phải hàng ngày dọn dẹp không gian tinh thần của mình, hàng ngày phải suy nghĩ, phải sáng tạo và hoàn thiện vẻ đẹp của mình. Hạnh phúc cũng là nơi gặp gỡ của sự may mắn và lòng kiên nhẫn của con người trong việc tự tạo ra vẻ đẹp của mình. Tất cả những người có trách nhiệm với bản thân đều phải luôn luôn nghĩ mình là một nguyên liệu nghệ thuật mà người sáng tạo ra vẻ đẹp cũng chính là bản thân mình. Ra khỏi quá khứ là tạo trên cái phôi liệu của quá khứ bản thiết kế mang chất lượng mỹ học của tương lai. Nếu muốn ra khỏi quá khứ thì phải hình dung và thiết kế ra tương lai. Tương lai mà không hấp dẫn thì con người lại chui vào quá khứ, con người trở thành tù nhân của chính mình. Tôi cho rằng có bốn điều kiện hết sức quan trọng của tiến trình này, thứ nhất là con người phải ý thức được giá trị của tự do. Tự do là phương tiện số một để có thể bắt đầu tiến trình ra khỏi quá khứ. Con người phải có tình yêu và sự hiểu biết đối với tự do thì con người mới thấy yêu cuộc đời mình. Thứ hai là con người phải có giáo dục. Con người không có giáo dục thì miền ký ức không có đủ kinh nghiệm và trí tuệ, không đủ những chất liệu cho việc thiết kế tương lai. Yêu tự do, có giáo dục, và hơn nữa, con người phải có tự do trên thực tế, tức là dân chủ. Dân chủ là ngôi nhà pháp lý, là ngôi nhà tinh thần của tự do. Chỉ có thể chế dân chủ mới đảm bảo được các quyền tự do của con người. Ba điều kiện ấy cộng với điều kiện thứ tư là không nghèo đói, tức là đảm bảo cho con người có phương tiện thực hiện bản thiết kế, đó là bốn điều kiện để con người có đủ năng lực hình dung và tạo nên một tương lai có chất lượng mỹ học. Chúng ta thấy rằng, con người, nếu không bị các cuộc cạnh tranh thúc ép thì ngay cả sự giàu có cũng không làm cho con người ra khỏi quá khứ. Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh rằng, tương lai có chất lượng mỹ học, chứ không phải tương lai của sự giàu có, mới đủ sức hấp dẫn con người ra khỏi quá khứ của mình. Tóm lại, hành trang để đi đến tương lai thật sự nằm trong chính tâm hồn và kinh nghiệm của con người. Tất cả những gì ở trong quá khứ thì đã tạo ra quá khứ. Nếu con người nhặt những quả thực trong quá khứ để đi đến tương lai thì con người không thể đi đến tương lai. Con người đi đến miền triển vọng của mình bằng tầm nhìn về tương lai và bằng sự nỗ lực của bản thân để tạo ra năng lực triển vọng mà tương lai đòi hỏi. Nếu chúng ta đủ dũng cảm, chúng ta đủ tươi tắn, chúng ta đủ tự nhiên thì chúng ta luôn tìm được những thứ cần cho cuộc sống của mình. Nếu chúng ta dự phòng quá, cẩn thận quá, chúng ta mặc cả với quá khứ và tương lai nhiều quá thì chúng ta không vứt đi được những thứ không còn giá trị. Con người cần có niềm tin vào cuộc sống ngày mai của mình, mạnh dạn vứt bỏ những thứ không cần cho tương lai. Hành trang đi vào tương lai càng nhẹ càng tốt. Tương lai có hành trang của nó và nó cung cấp ngay ở cửa mỗi một ngày cho chúng ta. Tương lai đẹp lắm, chúng ta phải làm cho tâm hồn mình thoáng đãng, phải biết tin vào lẽ phải tâm hồn. Con người có trách nhiệm thì buộc phải suy nghĩ xa hơn về tương lai chứ không phải về quá khứ. Bài toán ra khỏi quá khứ là bài toán của mỗi người. Mỗi một người sở hữu một tương lai, mỗi một người sở hữu một vốn sống, một không gian sống, một cuộc sống. Con người phải tự phát triển mình, tự chịu trách nhiệm về mình. Không ai có thể thay thế một người để hoạch định tương lai, hoạch định cuộc đời của chính người ấy được. Đó là việc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người.
2. Năng lực ra khỏi quá khứ của cộng đồng
Quá khứ của mỗi người là tập hợp con của quá khứ xã hội. Vậy con người khi đã ra khỏi quá khứ của mình thì có được tự do chưa? Chúng ta điều chỉnh các định kiến của mình, điều chỉnh các thói quen tinh thần của mình thì đã đủ đảm bảo rằng chúng ta tự do chưa? Mỗi người phải tự do với chính mình, với cả quá khứ và hiện tại của mình, đồng thời phải tự mình nỗ lực chứ không thể dựa vào sự hỗ trợ của người khác. Mật độ người ra khỏi quá khứ một cách tự lực càng cao thì năng lực ra khỏi quá khứ của cả cộng đồng dân tộc và cộng đồng cư trú càng lớn. Những người chậm sẽ làm giảm hiệu lực của những người nhanh nhưng nó vẫn tạo ra một miền thực của việc ra khỏi quá khứ. Chúng ta có thể hình dung, nếu một số người dịch chuyển ra khỏi quá khứ chậm thì trong khi phần lớn cộng đồng dân tộc đã bước sang miền triển vọng, họ vẫn cách miền triển vọng của mình một đoạn ngắn, do vậy, tiến trình của cả dân tộc còn có một khoảng trùng với quá khứ. Nếu tất cả mọi người có năng lực như nhau thì cả dân tộc sẽ ra khỏi quá khứ cùng một lúc nhưng đấy là điều không thể có. Chắc chắn, những con người khác nhau thì có tốc độ khác nhau, nhưng vấn đề là, mỗi người phải tự mình thực hiện quá trình ấy. Nếu con người kêu gọi sự hỗ trợ để ra khỏi quá khứ nhanh hơn thì tức là người đó không ra khỏi hay không có đủ năng lực để ra khỏi quá khứ. Sự dịch chuyển mang tính cộng đồng đối với mỗi cá thể là sự dịch chuyển của chính cá thể. Sự dịch chuyển của chính cá thể làm cho mỗi cá thể quan sát và so sánh. Chúng ta có thể tiên tiến trong miền quá khứ nhưng để có tương lai, có hạnh phúc thì phải tạo ra sự tiên tiến trong miền triển vọng của mình. Và đấy chính là nhiệm vụ của mỗi con người ở bất kỳ thời đại nào. Nếu con người vẫn quanh quẩn với những hình mẫu cũ thì con người không có năng lực phát triển, không có khả năng tưởng tượng ra những yếu tố mới cho sự phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc con người không có tương lai, và đấy là biểu hiện của sự thoái hóa. Dấu hiệu quan trọng chứng minh sự không thoái hóa của cái Tôi là năng lực duy trì liên tục khả năng hình dung ra tương lai. Tương lai là quá trình duy nhất đảm bảo cho sự tiếp diễn của cuộc sống, con người không hình dung ra tương lai nữa thì con người bế tắc. Một dân tộc không hình dung ra tương lai của mình thì chắc chắn con người ở đó không có tương lai tươi sáng. Một dân tộc đóng cửa, không giao tiếp với thế giới bên ngoài mà chỉ quanh quẩn với những vấn đề của mình thì dân tộc ấy bị bỏ quên, bị lạc trong cuộc sống toàn cầu. Vì thế, các dân tộc ấy phải cải cách văn hóa để có một nền văn hóa mở, tạo ra một dung môi tinh thần làm cho con người không lạc hậu và có năng lực tưởng tượng ra tương lai của mình. Mỗi cá thể cần phải ra khỏi quá khứ và góp phần tạo nên khả năng ấy cho cả dân tộc. Không ai có thể và không ai được quyền dẫn con người đến một miền mà họ không có kinh nghiệm khai thác, không có năng lực để tồn tại. Vậy trách nhiệm của các nhà chính trị ở đâu trong việc tạo ra sự phát triển, tạo ra tự do cho từng cá nhân ra khỏi quá khứ của mình? Trách nhiệm của các nhà chính trị là thực thi một chế độ mà con người hoàn toàn có điều kiện để dịch chuyển đến miền triển vọng. Một thể chế tốt, một thể chế chân chính là một thể chế giúp con người hình dung hay xấp xỉ tương lai của mình.
3. Năng lực triển vọng
Khi con người đi tìm tương lai, đi tìm hạnh phúc nghĩa là tạo ra các triển vọng cho mình. Vậy cái gì quyết định triển vọng của con người? Thực ra, triển vọng là kết quả của rất nhiều thứ nhưng quy lại là năng lực thực tế và năng lực triển vọng. Năng lực thực tế cần cho việc tưởng tượng, thiết kế miền triển vọng của mỗi người và chuẩn bị cho năng lực triển vọng. Năng lực triển vọng là năng lực sống và đáp ứng những đòi hỏi của miền triển vọng. Để tạo ra miền triển vọng, con người phải biết tương lai đòi hỏi những gì. Tương lai đòi hỏi anh phải có năng lực để tồn tại trong nó. Nhưng năng lực ấy đến từ đâu? Nó nằm trong chính sự đa dạng về tinh thần của con người. Vì đa dạng tinh thần là nguồn gốc của đa dạng năng lực. Điều đó có nghĩa, nếu con người tiên lượng được, con người để cho mình phát triển một cách đa dạng thì con người sẽ có những năng lực tiềm ẩn, và vào những lúc cần thiết, bằng tầm nhìn, họ sẽ rèn luyện khả năng phá vỡ ranh giới của các tất yếu đối với những năng lực đã có, và mở ra những năng lực mới. Chính sự đa dạng năng lực giúp con người tìm thấy những miền triển vọng mới. Các miền triển vọng là tất yếu đối với năng lực ở miền triển vọng và con người phải phấn đấu để có được những năng lực đó. Con người phải dự báo được những năng lực mà mình cần có trong miền triển vọng của mình, cũng chính là hình dung những gì mình có thể làm và những gì mình có thể đạt được trong tương lai. Miền triển vọng chính là miền tinh thần trong tương lai của con người. Con người không thể biết chắc chắn đời sống tinh thần của mình trong tương lai là thế nào nhưng hoàn toàn có thể dự báo, thậm chí, linh cảm thấy nó. Con người có một năng lực bẩm sinh để chú ý đến triển vọng, linh cảm tới triển vọng, phân tích và xây dựng hệ tiêu chuẩn cho miền triển vọng của mình, đấy chính là năng lực thiết kế tương lai. Con người cần có quyền tự do để thực hiện các thiết kế. Không gian vĩ mô, không gian tự do bên ngoài chính là không gian triển khai, không gian tự do bên trong chính là không gian thiết kế, đó là những không gian quyền và không gian năng lực để đi đến miền triển vọng của mỗi một con người.Miền triển vọng phải là tập hợp các triển vọng thì mới đảm bảo tính bền vững. Một miền triển vọng không thể chỉ bao gồm một loại triển vọng và một loại năng lực vì nếu chỉ có thế, con người lấy gì để sống khi triển vọng đó không còn giá trị? Do vậy, mỗi người phải biết làm phong phú năng lực của mình, đa dạng hoá năng lực triển vọng để tạo ra tập hợp các triển vọng, và con người chỉ có thể làm được điều này khi tính đa dạng của đời sống tinh thần được đảm bảo. Đó là nguyên lý quan trọng để mỗi con người tổ chức ra cuộc sống của mình. Vì tình yêu đối với con người, cần phải chăm sóc tính đa dạng tinh thần của mỗi cá nhân và cả xã hội để đảm bảo tính tương thích của khả năng con người đối với các điều kiện sống, tức là đảm bảo sự đa dạng của năng lực triển vọng. Con người phải chủ động đối với tương lai của mình, chủ động tìm kiếm và thiết kế tương lai. Bị động đồng nghĩa với việc tương lai của anh được hoạch định bởi người khác, anh trở thành một bộ phận trong tương lai người khác. Xin nhắc lại rằng, không ai có quyền hoạch định tương lai cho con người. Thời đại ngày nay đòi hỏi mỗi người phải trở thành nhà tư tưởng của chính bản thân mình. Khi trở thành nhà tư tưởng, con người sẽ không là nô lệ của tư tưởng, bởi vì con người không theo ai mà theo chính những lẽ phải trong tâm hồn mình. Khi đó, tư tưởng là trạng thái giác ngộ của con người về những kinh nghiệm, là năng lực khái quát những kinh nghiệm thực dụng thành những chỉ dẫn có giá trị tinh thần. Những giá trị tinh thần ấy rất gần với đời sống để hướng dẫn những hành động của con người. Cuối cùng, một điều quan trọng nữa là con người cần phải rèn luyện năng lực nhận biết cái đẹp, điều đó làm cho miền tinh thần trở nên phong phú hơn. Khi miền tinh thần của con người có chất lượng triết học thì con người đã thay đổi về bản chất, con người từ một kẻ bị động thưởng thức những thứ mình có trở thành một vị sứ giả có thể phát hiện và mách bảo. Phát hiện và mách bảo vừa thể hiện năng lực, vừa thể hiện đạo đức. Nếu phát hiện là năng lực thì mách bảo là đạo đức. Mách bảo con người về vẻ đẹp mà mình phát hiện ra là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của đạo đức, bởi vì con người truyền bá sự khôn ngoan cho đồng loại thông qua hoạt động mách bảo. Nếu trong miền tinh thần của con người có khả năng để mách bảo thì cũng có nghĩa là con người có năng lực để phát hiện và có đức hạnh để mách bảo. Đấy là những phẩm hạnh tốt đẹp, mang tính hướng thiện để con người có thể chung sống và phát triển. Nói tóm lại, con người đi từ quá khứ, từ định kiến và nuối tiếc đến tương lai giống như việc xây dựng một lâu đài. Nếu con người đi từ quá khứ để ra một khoảng trống, tức là đi từ một nơi con người đã có được kinh nghiệm đến một miền mà con người không có đủ năng lực để sống thì con người rơi vào sự vô nghĩa. Do vậy, nghiên cứu phép biện chứng của quá khứ là nghiên cứu một tòa lâu đài lịch sử và cách dịch chuyển một lâu đài đã rất đẹp trong lịch sử trở thành một lâu đài đẹp hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn cho tương lai. Nói cách khác, nghiên cứu quá khứ là nghiên cứu tính kế thừa của đời sống tinh thần, nghiên cứu sự chuyển hóa biện chứng từ quá khứ đến tương lai. Từ đó, chúng ta nhận ra rằng, mỗi một con người phải ra khỏi quá khứ chính là phải thay đổi các tiêu chuẩn mà kinh nghiệm của quá khứ đã tạo ra và tìm kiếm một kinh nghiệm mới phù hợp hơn, tìm kiếm một tương lai có quy mô rộng lớn hơn và quan trọng hơn cả, là tìm kiếm một hạnh phúc bền vững cho cuộc đời mình./.
Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch/ Tổng Giám đốc Investconsult Group

No comments:

Post a Comment