Monday, July 20, 2009

Kiến trúc Vietnam(12):Phú Mỹ Hưng

Đại lộ Nguyễn Văn Linh (Quận 7, TP.HCM) - Một công trình xây dựng hạ tầng do Cty Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư và là con đường chính của khu đô thị mới được xem là mẫu mực cho việc quy hoạch, thiết kế và xây dựng ở VN hôm nay. Bạn nghĩ sao về landscaped median với một hồ nước trồng nhiều sen ở giữa như một bioswale? Thử công bình, khách quan và thẳng thắn nêu ra tất cả ưu & khuyết điểm của khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng này để chúng ta cùng học hỏi và rút kinh nghiệm xem sao- Ảnh Minh Đức.



















Trong tương lai TP. HCM sẽ từng bước tiến ra biển Đông, để có “Mặt tiền hướng ra biển”, để có thể hội nhập vào “Chuỗi các thành phố ven biển”. Trước đây mấy trăm năm khi xây dựng Lêningrat, Pierre Đệ Nhất có nói một câu rất hay “Tương lai nằm trên biển”. Trên vùng đất chua phèn xã Phú Mỹ huyện Nhà Bè mà từ xưa đến nay chưa được khai phá, Liên doanh giữa Công ty Phát triển Tân Thuận (IPC - đại diện cho UBND TP. HCM) và Tập đoàn Central Trading & Development Coorporation (CT&D Đài Loan ) đã bỏ ra 15 năm để tạo dựng lên Phú Mỹ Hưng ngày hôm nay theo phương hướng lớn là Phát triển TP. HCM hướng ra biển Đông. Công bằng mà nói, đây là mô hình kiểu mẫu cho một đô thị mới mà Việt Nam cần vươn tới nhưng nếu cho rằng nó "hoàn hảo"(perfect) như nhiều Việt Kiều và báo chí trong nước ca ngợi quá đáng thì ...cần xét lại.

I . Thành phố hướng ra Biển ĐÔNG :
Trong tương lai TP. HCM sẽ từng bước tiến ra biển Đông, để có “Mặt tiền hướng ra biển”, để có thể hội nhập vào “Chuỗi các thành phố ven biển”. Trước đây mấy trăm năm khi xây dựng Lêningrat, Pierre Đệ Nhất có nói một câu rất hay “Tương lai nằm trên biển”.
Trên vùng đất chua phèn xã Phú Mỹ huyện Nhà Bè mà từ xưa đến nay chưa được khai phá, Liên doanh giữa Công ty Phát triển Tân Thuận (IPC - đại diện cho UBND TP. HCM) và Tập đoàn Central Trading & Development Coorporation (CT&D Đài Loan ) đã bỏ ra 15 năm để tạo dựng lên Phú Mỹ H?ng ngày hôm nay theo ph?ơng h?ớng lớn là Phát triển TP. HCM hướng ra biển Đông.
II. Quy hoạch ĐÔ THỊ và xây dựng cơ sở hạ tầng đi trước một bước:
1. Đây là một khu đô thị được quy hoạch tính toán trên cơ sở phát triển hài hoà của toàn TP. HCM.

Vùng đất được quy hoạch trải dài 18 km chạy song song với khu vực Kinh Tẻ - Kinh Đôi gồm Quận 1, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Huyện Bình Chánh và cách trung tâm Quận 1, Quận 5 khoảng 4 - 5 km. Toàn diện tích 2600 ha được phân chia làm 21 phân khu chức năng thỏa mãn yêu cầu của thành phố hiện đại cần có. Do đó, đây là một Khu đô thị mới hiện đại mang màu sắc của một đô thị mới sông nước Nam Bộ và việc xây dựng không bị ràng buộc bởi những kiến trúc cũ, đồng thời tạo được một không gian mới để người dân thành phố có thể dãn ra một cách dễ dàng, tạo điều kiện cho chúng ta chỉnh trang khu nội thị.
Chủ đầu tư đã tổ chức một cuộc thi quốc tế tìm ý tưởng định hướng quy hoạch phát triển một đô thị mới hiện đại, có tính khả thi cao, song vẫn giữ được đặc trưng của vùng đất sông nước phương Nam. Phương án quy hoạch của Tập đoàn Skimore, Owings and Merrill(SOM) San Fransoco California, USA đã được chọn là phù hợp nhất. Chủ đầu tư đã tập hợp các nhà tư vấn, để cùng triển khai thiết kế hoàn chỉnh và có hiệu quả nhất cho 5 khu (A,B,C,D và E):
- SOM: thực hiện quy hoạch tổng thể, thiết kế đô thị, công trình và cơ sở hạ tầng.
- Koetter, Kim and Associates, Inc-Boston Massachusetts : Các quy định thiết kế cho khu vực trung tâm.
- Kenzo Tange Associates Tokyo Japan: Cố vấn kiến trúc.
- Yu Wang Design Co Ltd - Taipei, Taiwan, ROC : thiết kế đô thị và quy hoạch tổng mặt bằng.
- Woodward - Cycle - Consultants,Oakland California, USA: Quy hoạch thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật về san nền thoát nước mưa, cấp thoát nước đô thị và môi tr?ờng.
- Barton - Asham Associates Inc, Barkley, California, USA: Quy hoạch và thiết kế hệ thống giao thông.
- Moh and Associates International, Ltd - Taipei Taiwan, ROC: thiết kế hệ thống đ?ờng bê tông.
- EBASCO - CTCI, Taipei, Taiwan, ROC: Quy hoạch và thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật về cấp điện.
- Viện Quy hoạch TP. HCM: Cố vấn tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng Việt Nam.
- Công ty Tư vấn Xây dựng tổng hợp (NAGECCO) thuộc Bộ Xây dựng, hoàn chỉnh các thay đổi quy hoạch chi tiết của các khu chức năng.
Với tập thể các nhà chuyên môn trong và ngoài n?ớc cùng góp trí tuệ thực hiện nghiên cứu, là cơ sở mang lại một triển vọng phát triển cho vùng đất này thành đô thị hiện đại và có bản sắc.
2. Là khu đô thị mới được quy hoạch hoàn chỉnh, hạ tầng cơ sở kỹ thuật được xây dựng song song với hạ tầng xã hội.
Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã đầu tư xây dựng Đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 17,8 km, có lộ giới 120m, đảm bảo cho 10 làn xe (6 làn xe cao tốc, 4 làn xe hỗn hợp) bắc qua 8 chiếc cầu dọc tuyến, đã hình thành trục xương sống huyết mạch, liên kết các khu chức năng lại với nhau và là trục giao thông quan trọng nối liền khu Chế xuất Tân Thuận và Cảng Bến Nghé với QL 1A tạo cơ hội phát triển toàn vùng. Bên cạnh đó, Chủ đầu tư đã tiến hành triển khai khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (khu A) là một trong 5 khu (A, B, C, D và E).
Hệ thống giao thông nội thị được tổ chức dạng ô bàn cờ, tránh ùn tắc giao thông và đảm bảo mọi sinh hoạt trong 10 phút đi bộ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ và hiện đại.
Công viên, cây xanh, mặt nước tạo môi trường công cộng được phân bố đều và nối kết toàn khu, tôn tạo môi trường thiên nhiên hiện hữu, các sông ngòi kênh rạch hiện hữu, đặc trưng của vùng sông nước miền Nam, như kiểu đô thị đảo (Island city).
Chủ đầu tư đã xây dựng tại khu A nhiều công trình hạ tầng xã hội gồm: Tr?ờng bán công chất lượng cao Nam Sài Gòn, Trường Nhật Bản, Trường Hàn Quốc, Trường Đài Bắc để dạy cho con em các nhà đầu tư hiện đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM và các tỉnh lân cận. Còn có: Nhà trẻ Mỹ Phước, Trường bán công Công nghệ và Quản trị kinh doanh, Trường Top Globic đào tạo Nhật ngữ và Anh ngữ từ xa tại Toà Nhà Southern Cross, trường RMIT Việt Nam của úc, Khu y tế điều dưỡng gồm Bệnh viện Việt Pháp (FV) 200 giường, Bệnh viện Tim Tâm Đức 180 giường, Trường đào tạo Hộ lý, Viện Dưỡng lão, Ngân hàng, Trụ sở văn phòng Uniliver, Khu vui chơi giải trí, Siêu thị Coop-Mart, Siêu thị Việt Hàn, Nhà hàng Yeebo, Pizza, Dịch vụ thẩm Mỹ (Trate Spa, Saigon Moment Salon, Foot Massage)...
III. Xây dựng các khu dân cư hoàn chỉnh:

Gần như Phú Mỹ Hưng đã tiến dần đến một khu dân cư khá hoàn chỉnh chứ không chỉ là các khu nhà ở. Nhiều dự án khu dân cư thiết kế khá phong phú: Sky Garden một tập hợp kiến trúc “phức hợp” gồm 42 toà nhà với tổng cộng hơn 3000 căn hộ chia làm 4 giai đoạn, hiện nay Skygarden I đã hoàn thành. Các cửa hiệu ở tầng trệt và trên phố mua sắm ở tầng 2 với các dịch vụ thiết thực phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của c? dân tại đây. Trong khá nhiều biệt thự tại khu đô thị mới ở Phú Mỹ Hưng như đơn lập, song lập, tứ lập... thì “Biệt thự phố vườn” được nhiều khách hàng lựa chọn như Hưng Thái 1, Nam Viên... Trong các khu dân cư, cách bố trí cảnh quan, công viên, môi tr?ờng sinh hoạt đều tạo cho c? dân thực hiện tốt khu phố văn hoá.
Garden Plaza 1 khởi đầu trào l?u “kiến trúc sinh thái”, Garden Plaza 1 tạo nên 1 không gian sống dường như không có giới hạn giữa nội thất và ngoại thất. ở đó hội tụ đủ những yếu tố của thiên nhiên: cây xanh, bầu trời và mặt nước. Một yếu tố của kiến trúc sinh thái là giảm thiểu việc sử dụng năng lượng nhân tạo trong không gian ở, nhất là ở vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Sống ở Garden Plaza 1, chủ nhân sẽ tận hưởng năng lưượng tự nhiên dồi dào như nắng gió. Không phải ngẫu nhiên khuynh hướng kiến trúc sinh thái thịnh hành trên thế giới. Trong nhịp sống năng động, sau những giờ làm việc căng thẳng người ta cần một nơi nghỉ lý tưởng, yên tĩnh nhưng cũng không quá đơn điệu. Sống gần thiên nhiên không bị lệ thuộc nhiều vào những năng lượng nhân tạo sẽ giúp chủ nhân sống khoẻ, tâm hồn thư thái để tái tạo sức lao động...
Các khu dân cư nêu trên thật sự có ý nghĩa với cộng đồng dân cư, vì họ được hưởng thụ “Môi trường sống lớn”, đó là giá trị đồng bộ của cộng đồng xung quanh mà người dân thừa hưởng “ngoài ngôi nhà” của mình như hạ tầng đồng bộ (đ?ờng xá, cầu cống, nước...) tiện ích cộng đồng (trường học, bệnh viện, chợ, khu thể thao, vui chơi giải trí, dịch vụ), đó chính là sự nối kết thân thiết thông qua “không gian công cộng”, gần gũi với thiên nhiên thông qua cây xanh, mặt nước và cả những giá trị vô hình của không gian sống. Đó chính là “khu dân cư vì dân”.
IV. Một thành phố trong thành phố:
1. Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng như đã mô tả ở trên đã cung cấp một môi trường sống hữu ích cho dân chúng thành phố và các kiều dân nước ngoài, là các khu dân cư có ý nghĩa với cộng đồng, đó là sự nối kết thân thiết, là hạnh phúc, là phúc lợi của một khu đô thị đối với người dân sinh sống ở đó, một khu đô thị của dân (City for people). Song khu đô thị Phú Mỹ Hưng cũng là một khu đô thị gần gũi với thiên nhiên (City for nature). Đó là thành phố để sống (City for living ) và có thể được sống tốt (Liviability).
2. Dự án Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đã tạo một bước đột phá cho thị trường bất động sản (BĐS) ở TP. HCM, vốn là một thị trường mang tính không chính thức, manh mún nhỏ lẻ, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đưa ra kiểu kinh doanh BĐS theo cách “làm ăn lớn”, hiện nay Trung tâm BĐS ở Phú Mỹ Hưng vẫn “sôi động”, trong khi thị trường BĐS ở thành phố đang “ trầm lắng”. Dự án Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đã gắn kết thị trờưng với thực hiện quy hoạch phát triển đô thị, do vậy dự án đã cạnh tranh đuợc về kinh tế (Competitiveness).
3. Dự án khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng cũng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, vốn đầu tư lên đến 242 triệu USD, và nguồn vốn có được do kinh doanh nhà, đã tạo nên nguồn tài chính lành mạnh (Bankability).
4. Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng thực hiện cơ chế nhà nước và nhân dân cùng thực hiện quản lý và xây dựng khu dân cư đảm bảo trật tự, an ninh, văn minh đô thị và nâng cao ý thức cộng đồng. Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng đã thành lập các đơn vị phục vụ, có kinh phí hoạt động do mỗi cư dân trong khu phố tự động đóng góp, bao gồm các đội tuần tra bảo vệ khu phố. Đội công trình và cây xanh hoạt động 24/24 giờ. Ngoài ra Phòng Hậu mãi cũng được hình thành nhằm đáp ứng kịp thời mọi sự cố, tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc của người dân, để từ đó tổng kết và hoàn chỉnh các quy định trong quản lý, đảm bảo các kinh nghiệm nước ngoài trong thiết kế và cả trong quản lý cho Khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng sẽ dần phù hợp với cư dân, để Quản lý đô thị tốt (good governance) hình thành lối sống văn minh hiện đại trong khu đô thị mới.
Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng như vậy đã đạt 4 tiêu chí phát triển bền vững của một thành phố do Ngân Hàng Thế Giới (WB) đề ra, đó là: Có thể sống tốt, Cạnh tranh được về kinh tế, Tài chính lành mạnh và Quản lý đô thị tốt. Vì vậy Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng là “Một thành phố thu nhỏ”, “Một thành phố kiểu mẫu” (Model city), là “Một thành phố trong thành phố” (A city in City).

Tạp Chí Kiến Trúc
(http://www.kientrucvietnam.org.vn/Web/Content.aspx?distid=8179&lang=vi-VN)
* Ý kiến: Trước hết, tôi xin được nói thẳng là Tạp Chí Kiến Trúc đã khen quá mức, "bơm" lên đến mức ...hết chổ nói ! Tôi đã đến nơi này ít nhất 2 lần và phải công nhận là cho đến nay, ở VN chưa có nơi nào "xịn" hơn nhưng không phải hoàn toàn perfect như Tạp Chí Kiến Trúc "tô hồng" như vậy. Thứ nhất, mua nhà ở khu này phải chấp nhận cái giá cao theo USD y như ở California hay Taiwan nhưng vật liệu xây dựng, trang thiết bị từ trong ra ngoài thì ...quý vị đến xem rồi sẽ biết(xin miễn nói ra vì e rằng sẽ làm mất lòng nhiều người). Thứ 2, kiểu cách thiết kế rất giống với kiểu của các KTS người Hoa ở Taiwan, TQ hay Hongkong(nôm na là đặc sệt Tàu); nhất là với những nơi đất hẹp vì giá cao nên từ bố cục không gian(spaces) bên trong lẫn chức năng(functional) & hình khối (forms) bên ngoài, kể cả cây cảnh hoa viên (landscape) hay đường phố(street furniture, lighting...), trong đó có public safety, emergency, storm water management, environmental protection, pollution prevention, sewer, drainage, etc... đều còn nhiều vấn đề cần làm tốt hơn. Nếu dựa trên checklist của 1 plan check hay planning review, có lẽ tôi sẽ không cho "pass" dễ dàng; chưa kể là vấn đề môi sinh và hydraulics. Bởi vậy, đi qua khu này, tôi có cảm tưởng như đang đi giữa một khu phố ở Taiwan, TQ, HK hay Macau... Nếu cần chi tiết đầy đủ hơn, có lẽ tôi phải viết thành một cái "sớ" dài tương đương với bài viết này của Tạp Chí Kiến Trúc; e rằng lúc ấy sẽ có nhiều người buồn giận và ghét tôi hơn? Tôi luôn mong ước Saigon nói riêng, VN nói chung cần có những khu đô thị mới khang trang, sạch, đẹp hơn hay ít ra như Phú Mỹ Hưng nhưng đó chưa hẳn là "perfect" đến mức như Tạp Chí Kiến Trúc "ca ngợi" quá vậy. Có lẽ VN chưa có "standards" nên PMH là tác phẩm đầu tiên được dân Saigon & VN lẫn một số VK trân trọng với tất cả tình cảm trìu mến dành cho đứa con đầu lòng này. Chính bản thân những người quy hoạch & thiết kế khu Phú Mỹ Hưng cũng cần lắng nghe những ý kiến đóng góp thẳng thắn, chân thành để làm tốt hơn. Thực ra đây là "con đẻ" của Skimore, Owings and Merrill(S.O.M.) có trụ sở chính ở San Francisco, California, USA và có nhiều KTS gốc VN làm việc. Chính S.O.M. thực hiện quy hoạch tổng thể, thiết kế đô thị, công trình và cơ sở hạ tầng; sau đó giao cho công ty Saigon South Project và sau này, Liên doanh giữa Công ty Phát triển Tân Thuận (IPC - đại diện cho UBND TP. HCM) và Tập đoàn Central Trading & Development Coorporation (CT&D Đài Loan ) đã ra đời để take over project này. Nhiều KTS Mỹ gốc Việt đã về làm việc cho công ty này và họ đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng khu đô thị mới này. 19/6/2008 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cũng vừa ký quyết định công nhận Phú Mỹ Hưng là "Khu đô thị mới kiểu mẫu" đầu tiên của cả nước. Khi VN bước vào thời kỳ "booming" thì đó cũng là "thời kỳ vàng son"("golden period") cho các nhà quy hoạch và thiết kế tha hồ vẫy vùng nên tôi mong chờ sự sáng tạo độc đáo với chất lượng ngày càng cao hơn chứ không chỉ copy & paste, modified chút ít cho có vẻ "của mình" cộng thêm kỹ xảo của Adobe Photoshop với Auto-Cadd và Color Rendering ! "Tiền nào, của đó" - vấn đề là các căn nhà ở khu PMH đều tính bằng USD nhưng phần lớn materials sản xuất tại VN, TQ hay ĐL nên có lẽ hãy đợi xem sao, thời gian sẽ trả lời ! Ngay như đại lộ Nguyễn Văn Linh là 1 trong những con đường mới nhất của Saigon mà sau một cơn mưa thì sẽ thấy ngay kết quả của thiết kế & thi công + chất lượng của con đường này - miễn bàn thêm. Những cư dân mới ở đây sẽ trả lời về chất lượng của những căn nhà đắt tiền mà họ vừa dọn vào ở, phải bỏ thêm bao nhiêu tiền để hoàn chỉnh dần? chưa kể vấn đề muỗi do ao tù nước đọng quanh đây.Ý kiến này nhằm giúp cho các KTS khu PMH hoàn thiện hơn "mô hình kiểu mẫu" của khu nhà giàu mới nhất SG hôm nay chứ không nhằm đả kích hay chê bai suông.
Một điều đáng lo ngại hơn là nhiều "doanh nghiệp" tư nhân & quốc doanh khác cũng đã và đang nhào vô "xí phần" khu này, chia cắt manh mún, phá nát quy hoạch nguyên thuỷ vốn dĩ do SOM trao lại cho PMH. Do vốn (tài chánh, khả năng & kinh nghiệm chuyên môn) của họ hạn chế nên họ làm tới đâu, bầy hầy tới đó, khiến các công trình của họ ngày càng giống như mụn nhọt trên mặt một cô gái dậy thì, chưa kể lem luốc, dị hợm. Ai chịu trách nhiệm về chuyện này? Chắc chắn là sẽ không có ai chịu tội cho dù tiền thì đã bỏ túi! Những ai đã từng sống ở Saigon trước 1975 đều biết khu này là một trong nơi thoát nước từ nội thành Saigon ra mà bây giờ xây dựng lên một đô thị mới ở đây thì thoát nước từ nội thành Saigon ra đâu?
Đi ra Vinpearl ở Nha Trang, tôi cũng muốn thấy thực tế ra sao so với Hawaii, Phukhet, Caribbean... vì không thể tin vào những bài báo ca ngợi quá mức ! Nhớ lại trước 1975, nhiều người vẫn quá "hãnh diện" về cầu Trường Tiền, chùa Một Cột... Đến khi ra nước ngoài, du lịch nhiều nơi, học hỏi thêm mới biết những "hạn chế" mà trước đây cứ tưởng rằng đó là .."đỉnh cao", "ưu việt"! Tôi thật sự muốn nghe ý kiến của KTS Ngô Viết Nam Sơn, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Văn Tất.... về khu đô thị mới này để có thể học hỏi thêm từ các anh. Chúng ta cần sớm định hình và củng cố một "trường phái kiến trúc" riêng của Việt Nam chứ không chỉ cóp nhặt, bắt chước hay ăn cắp của thiên hạ mãi được. Đến bao giờ VN mới có được một nền kiến trúc riêng biệt, với những tên tuổi hẳn hỏi như I.M.Pei, Tadao Ando...? Không phải chỉ có 1 giải khôi nguyên Roma mà cứ vênh váo với thiên hạ tưởng rằng mình "ngon lành" lắm rồi; thực tế kiến trúc VN vẫn chẳng có gì để khoe ầm ĩ! Lời thật mất lòng nhưng không nói ra thì e rằng chúng ta vẫn cứ ...nằm mơ mãi. (5-2008)



























No comments:

Post a Comment