Tràm chim Tam Nông nằm lọt thỏm giữa một vùng đất trũng ngập nước của Đồng Tháp Mười, nổi tiếng với những rừng tràm nguyên thuỷ và những đàn sếu/ đàn hạc (cranes) quý hiếm (endangered species). Ai đã từng đến đây, sống ở đây mới thấm thía vô vàn nỗi khổ của người dân nghèo quanh năm vật lộn với miếng ăn, manh áo, bệnh tật, thiên tai và bao năm dài chiến tranh, chứ đừng vội nói đến chuyện đi học hay bảo vệ môi sinh. Trải qua bao chế độ chính trị, miền đất này vẫn bị "bỏ quên", thậm chí dẫu có đôi lần nhắc đến (vì người ngoại quốc làm ùm lên chứ thật tình có mấy người lãnh đạo biết đến nó, nhớ đến nó đâu?!?) nhưng rốt cuộc, đâu vẫn hoàn đó. Cứ như một đứa con ghẻ bị chối bỏ, hất hủi, mặc tình lăn lộn, vật vả nhưng người dân vùng tràm vẫn tự coi là người Việt, tràm chim vẫn là một phần đất của quê hương, đã đóng góp không ít cho đất nước và hôm nay vẫn muốn lên tiếng kêu gọi Tổ Quốc hãy dành cho họ một sự quan tâm cần thiết để giúp họ – những người dân, những đàn sếu/ đàn hạc và cả những rừng tràm – có được cơ hội sinh tồn. Tôi thấy thật xấu hổ khi nhiều tổ chức quốc tế đang ra sức kêu gọi bảo vệ tràm chim thì trên bàn nhậu đâu đó vẫn cứ bày ra thịt hạc, trứng sếu pha chế cầu kỳ như "đặc sản" trong khi thực tế tôi nghe nói thịt hạc, trứng sếu vốn dĩ cũng chẳng thơm ngon, bổ béo gì cả ! Tôi mong một ngày nào đó sẽ đến tràm chim Tam Nông với một đồ án bảo vệ và phát triển vùng này thành một công viên quốc gia (national park) để vừa bảo vệ gần 10.000 ha tràm chim với hệ thống sinh thái phong phú (trên 130 loài thực vật, 120 loài cá nước ngọt, 40 loài bò sát, hơn 200 loài chim mà trong đó có 16 loại quý hiếm sắp tuyệt chủng, như sếu đầu đỏ Việt Nam/ hạc Đông phương – Eastern Sarus Cranes), vừa xây dựng thành một trung tâm du lịch và giáo dục về môi sinh cho cả người trong nước (nhất là giới trẻ để chúng biết trân trọng và yêu quý mảnh đất này, biết bổn phận phải bảo vệ và phát triển những tài sản hiếm quý của đất nước) lẫn du khách từ nước ngoài đến. Như vậy, Tam Nông có thêm thu nhập cho dân địa phương chứ không chỉ phá rừng tràm làm ruộng như hiện nay, chưa kể cơ hội nhận được sự trợ giúp tích cực hơn từ quốc tế.
Bạn có thể ngồi xe đò từ Sàigòn theo quốc lộ 1A đến Cái Bè (Tiền Giang) rồi rẻ qua tỉnh lộ 30 đi về Cao Lãnh(Đồng Tháp), sau đó đi tiếp tới Thanh Bình, qua ngã 3 thay vì đi Hồng Ngự , Châu Đốc thì đi 17 km nữa sẽ đến Tam Nông. Hy vọng năm 2000, bạn có thể ngồi trên một du thuyền Việt Nam khá tiện nghi đi từ Bến Bạch Đằng ở Saigon, ngược sông Vàm Cỏ Tây về hướng Tây Bắc qua Long An, tới tỉnh Đồng Tháp rồi từ Thanh Bình ngồi tắc ráng vô Tràm Chim Tam Nông. Tuy nằm cách Saigon khoảng 200 km, việc đi lại giữa Saigon và Đồng Tháp Mười bằng đường bộ vào mùa khô vẫn cực lắm vì đường hẹp và xấu, vào mùa mưa thì lầy lội hay ngập lụt. Đi đường sông có lẽ vừa tương đối dễ dàng, thuận tiện, vưà khá lý thú hơn là ngồi xe đò hay đi xe hơi qua đường bộ. Cho đến năm 2000, dù chưa thể trồng lại kịp những cây tràm đủ dày thành rừng để làm chổ trú thân cho những đàn sếu đầu đỏ quý hiếm còn sót lại nhưng Tràm Chim Tam Nông vẫn cố gắng làm hết sức mình để vừa bảo vệ chim thú quý, vừa cải thiện cuộc sống của chính mình, với sự giúp đỡ của đồng bào và chuyên viên trong và ngoài nước. Hội Bảo vệ Hạc Quốc Tế (ICF) cùng với hơn 10 tổ chức quốc tế khác đã và vẫn tiếp tục ra sức hợp tác sát cánh với các nhà khoa học Việt Nam để nghiên cứu điều kiện tự nhiên và hệ thống sinh thái vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười này nhằm hình thành một khu lưu trú và cũng là nơi bảo tồn cần thiết cho một loài chim nước quý hiếm này. Họ đã bỏ biết bao công sức, nhiệt tình và hàng triệu Mỹ Kim để chỉ muốn người Việt chúng ta cố gắng bảo vệ những con sếu đầu đỏ, hầu còn được thấy hạc múa khi chiều xuống trên những cánh đồng ngập nước (wetland) vào tháng 2, tháng 3 hàng năm, vừa bảo vệ hệ thống sinh thái vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười này. Tràm chim Tam Nông còn có những giống lúa trời, nông dân thường gọi là lúa ma, lúa nổi (Oryza rufipogon/OR & Oryza nivara/ ON) – lúa hoang mọc vươn lên trên mặt nước. Bạn hãy chèo xuồng qua những cánh rừng tràm (Melaleuca) thơ mộng, thơm ngát một mùi dầu tràm thân quen dạo nào hay chèo vô trong đầm lầy còn có rất nhiều sen và súng… Nhờ nỗ lực của họ mà năm 2000, tôi và bạn có thể đến du lịch tràm chim Tam Nông với tất cả thú vị.
Bạn sẽ thấy đường dẫn tới tràm chim đang xây thêm nhiều con lộ tráng nhựa thẳng thớm mới tinh, với những con đê kiên cố có rừng tràm xanh mượt viền lấy những con kinh, con rạch vừa để xả phèn rửa mặn, vừa có thể điều tiết mực nước trong mùa lũ lụt, vừa dẫn nước tưới tiêu cho ruộng vườn Đồng Tháp cũng mới xây xong. Ven chân đê là hàng cây tràm vừa che bóng mát cho người đi trên mặt đê nhưng cũng là cọc chống xói lở chân đê. Dọc theo đê là hàng ngàn ngôi nhà ba gian hai chái với mái ngói đỏ, tường ngoài trét stucco, trong lát ván bột (drywall) loại chống ẩm ướt, với khá đủ tiện nghi cần thiết vừa mới cất xong. Ngay dốc cầu Kinh Ranh, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười sẽ là một khu thương mại sầm uất, cạnh đó là một trường trung tiểu học khang trang, một nhà trẻ và một trường mẫu giáo cũng cách đó không xa. Tràm Chim Tam Nông hôm ấy không chỉ có những cánh rừng tràm phủ rợp tràm chim mà còn lan rộng suốt vùng biên giới Việt – Miên như một "thành lũy" bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ những cánh đồng lúa nước mà năng suất lên tới 8 –10 tấn/ ha. Ở đây, vào năm 2000, người dân cũng vừa xây xong một khu du lịch sinh thái và văn hóa mang tên "Tràm Chim Tam Nông." Dưới sự hướng dẫn của giáo sư Edward Maltby (thuộc Viện Nghiên Cứu Môi Trường Royal Holloway, Luân Đôn, Anh Quốc), hàng ngàn mẫu rừng tràm mới được gấp rút trồng lại khi mà người ta đã thấy tràm là một giống cây quý, vừa là một sản phẩm cung ứng cho xây dựng chứ không chỉ làm dầu tràm và chất đốt, vừa có chức năng điều tiết mực nước làm giảm lụt chống lũ, góp phần làm giảm bớt tác hại của mùa gió chướng tai quái, vừa có thể cải thiện chất lượng nước, lại có ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái vốn rất đa dạng ở đây, nhất là với "dây chuyền thực phẩm" (food chain) cho đàn hạc quý hiếm nhằm duy trì môi trường sinh tồn cho loài chim này và những loài chim nước (waterbirds) quý hiếm khác như Oriental Darter, Painted Stork, Asian Golden Weaver, v.v… .
Giữa khu rừng tràm ngập nước mới mọc lên những chòi quan sát/ nhà sàn cất trên lưng chừng những cây tràm theo kiểu nhà sàn Hướng đạo, hay hấp dẫn hơn là được sống trôi nổi trên những "nhà bè" trôi theo dòng nước tạo thành những "làng nổi" khiến du khách có thể làm quen với lối sống của người dân vùng đất trũng ngập nước. Có những "nhà bè" là một cửa hàng tạp hóa, một quán nhậu, một tiệm mì – phở – hủ tíu, hay cũng có thể là một phòng mạch lưu động với cả bác sĩ, y tá lẫn quầy thuốc tây. Khu rừng tràm ngập nước và khu cư trú của những đàn sếu đầu đỏ là trọng tâm của khu du lịch "Tràm Chim Tam Nông" và cũng là trọng tâm của công tác bảo tồn động thực vật ở đây. Mọi sinh hoạt, di chuyển, xây dựng và phát triển trong khu vực này phải chấp hành nghiêm ngặt những luật lệ, quy định và cả bản đồ quy hoạch của chính quyền và cơ quan bảo vệ Môi sinh địa phương. Phương tiện di chuyển chính ở đây là xuồng ba lá, tắc ráng hay ghe máy tốc hành (chỉ được sử dụng trong khoảng cách xa khu cư trú của các loài chim quý hiếm theo quy định của cơ quan bảo vệ môi sinh) nhưng cần tránh ảnh hưởng có hại đến động thực vật và nhất là cần tránh gây ô nhiễm môi trường vùng này. Khi chiều về, bạn có thể ngồi trên ghe mà ngắm mặt trời từ từ chìm khuất sau rừng tràm ở dọc theo đường chân trời, hay đến xem và chụp ảnh đàn sếu / hạc múa đôi và kêu vang trước khi trời tối. Thắp đèn măng xông hay cầm theo đèn pin (flash light), bạn có thể rủ nhau đi câu tôm, câu cá, hay rủ nhau đi soi ếch. Sáng sớm, bạn có thể tiếp tục tham quan cảnh rạng đông giữa rừng tràm ngập nước, đi săn bắt (một số cá, chim, thú trong khu vực mà cơ quan Môi Sinh cho phép) rồi học nấu vài món nhậu bình dân hay “đặc sản” qua một "đầu bếp" địa phương sống trên một "nhà bè" trước khi xúm lại nhấm nháp (dĩ nhiên phải ở rất xa khu bảo tồn tràm chim!). Chuyện săn bắt, đốn phá bừa bãi đã không còn thấy ở khu tràm chim Tam Nông và khu đệm khi mà người dân địa phương đã có đời sống khá ổn, không còn chạy cơm từng bữa, không còn sợ lũ lụt hàng năm và họ cũng dần dần ý thức được giá trị của cái "gia sản" vô giá mà họ may mắn thừa hưởng hôm nay. Vả lại, sau khi quy hoạch, vấn đề bảo tồn và quản lý ngày càng quy củ và tổ chức chặt chẽ hơn với quy định, luật lệ cụ thể, rõ ràng.
"Tràm Chim Tam Nông" giờ đây cũng đã "làm quen" với các dịch vụ cung ứng cho du lịch nên có cả những "nhà bè" là cửa hàng văn hóa phẩm bán đủ sách báo, bưu ảnh (postcard), tranh lịch, tài liệu lịch sử và khoa học về khu du lịch và bảo tồn lịch sử mang tên "Tràm Chim Tam Nông," có cả những cửa hàng chụp và rửa ảnh cấp tốc (One Hour Photo) và nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm và tặng phẩm (Souvenir & Gift Shops) ngay giữa chốn ruộng nước mênh mông này. Trẻ con và thanh niên ở đây được khuyến khích học cả 2 sinh ngữ Anh – Pháp lẫn một số kiến thức lịch sử – khoa học cơ bản về mảnh đất để sẳn sàng giao tiếp, hướng dẫn và buôn bán với du khách ngoại quốc. Trường đại học Tiền Giang cũng mở một chi nhánh tại đây với nhiều bộ môn của các ngành như Môi sinh, Khí hậu Thuỷ văn, Thuỷ lợi, Lâm Nghiệp, Lúa nước và đặc biệt là bộ môn Nghiên Cứu Hệ Sinh Thái Tràm Chim Tam Nông. Quan trọng hơn hết là công trình nghiên cứu nhằm tìm biện pháp rửa phèn, xả mặn trên đồng ruộng vùng châu thổ Cửu Long, đồng thời có chương trình khai thác hiệu quả nhất từ dòng sông Mékong. Sự có mặt của các sinh viên trẻ đã đóng góp không ít vào sự sầm uất, tấp nập của huyện Tháp Mười nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung; chưa kể đến việc góp phần nâng cao dân trí cho người dân vùng này. Người dân địa phương, nhất là giới trẻ, đã bỏ bớt cà phê, thuốc lá, rượu chè để rủ nhau đi học chữ, học ngoại ngữ, học nghề. Một trường bổ túc Công Nông huyện Tam Nông vừa dạy văn hóa, vừa dạy nghề cho dân và cán bộ, với các lớp từ kế toán - tài chánh đến xây dựng (mộc, hồ, v.v…), hàn, điện, tiện, cơ khí nông nghiệp, hay chụp và rửa ảnh. Dân số gia tăng do dân tứ xứ đổ về lập nghiệp ngày càng đông hơn nhưng chính quyền địa phương đã khéo léo kết hợp với tỉnh nhà và các tỉnh bạn trong việc phân bố dân cư song song với việc xây dựng và phát triển kinh tế đồng đều trên toàn vùng châu thổ cũng như khu Đồng Tháp Mười này nên an ninh trật tự cũng khá ổn định, chủ yếu là ý thức tự giác của từng công dân ngày một nâng cao. Tối đến, nhà nào cũng sáng rực ánh đèn néon đủ sáng để đọc sách báo, xem truyền hình hay nghe radio nên không khí về đêm cũng vui hơn. Nghe đâu Tam Nông sẽ có Nhà Văn Hóa với hội trường, rạp hát, thư viện và cả câu lạc bộ thanh thiếu niên nữa. Một nhà bưu điện nằm cạnh Đài phát thanh và vô tuyến huyện Tam Nông mới được khánh thành nhân dịp chào mừng năm 2000, nối liền miền đất hoang sơ này với cả nước và thế giới. Dọc theo bờ những con kinh, con rạch là những ngôi mới xây sẽ bán trả góp cho nông dân qua chương trình đầu tư của Ngân Hàng Phát triển Nông Thôn. Bên bờ hồ Tam Nông còn thấy một bệnh viện với trên 200 giường bệnh, một Nhà Bảo Tàng Lịch sử và Văn hóa Tam Nông với đầy đủ tài liệu khoa học về các loài động thực vật quý hiếm trong vùng, một siêu thị, nhiều hàng quán, cửa tiệm và một công viên khá đẹp ở chính giữa với những cây tràm và hình tượng của sếu đầu đỏ là chính cùng hơn 350 loài động thực vật khác có mặt ở Tam Nông. Sự khéo tay của các điêu khắc gia và họa sĩ sẽ khiến các hình tượng này sống động, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên hiện hữu. Từ những ngọn đèn đường đến các thiết bị đường phố (street furniture) khác đều lấy hình dạng hạc đầu đỏ làm biểu tượng chính của khu Tam Nông. Ngay trên mặt tiền chi nhánh ngân hàng Phát triển Nông Thôn mới khai trương ngay tại chợ huyện là một bức phù điêu vĩ đại minh họa đàn sếu đầu đỏ cất cao đầu hát vang khúc ca mừng bình minh mới. Huyện Tam Nông ráo riết hoàn thành trụ sở hành chánh mới để kịp ngày ăn mừng kế hoạch trồng mới 10000 mẫu rừng tràm phòng hộ môi sinh phiá Bắc và chương trình đào kênh, làm hồ chứa nước, đắp đập điều tiết lưu lượng nước sắp hoàn tất do sự đóng góp của hàng vạn thanh niên, hàng chục chuyên viên Việt Nam ở trong nước lẫn hải ngoại, kết hợp với nhiều tổ chức, cơ quan và ngân hàng quốc tế.
Tuy tràm chim Tam Nông đã được quy hoạch từ năm 1997 với hơn 7000 ha khu bảo tồn và trên 2000 ha khu đệm nhưng khu du lịch Tam Nông cần phát triển theo hướng sau:
1. Nhu cầu cấp bách là bảo vệ động thực vật quý hiếm, trong đó có đàn hạc/ sếu đầu đỏ và môi trường sinh tồn của chúng theo đúng yêu cầu của các nhà khoa học/ chuyên môn. Khu tràm chim cần có khu đệm (buffer zone) bao bọc, cách xa khu dân cư, buôn bán, hành chánh, bảo đảm sự vắng lặng, thanh tịnh cho tràm chim để chim không bỏ đi. Cố gắng hạn chế mọi hình thức có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến các loài động thực vật sống trong tràm chim. Du khách có thể dùng xuồng ba lá (không động cơ) đến xem chim(khuyến khích dùng viễn vọng kính/ ống nhòm), có thể dựng nhà sàn trên rừng tràm làm chòi quan sát từ xa chứ không nên đến quá gần nhưng tuyệt đối tránh ồn ào. Nên có Nhà Bảo Tàng với hình ảnh, tài liệu minh họa rõ ràng, cụ thể (chẳng hạn như cần có tên khoa học / scientific name, tên thông thường/ common name, tập quán, địa bàn cư trú, thức ăn,v.v… ngay dưới hình ảnh hay dạng thú nhồi bông) , có tác dụng giáo dục hữu hiệu hơn. Nhìn chung, nơi đây sẽ hình thành 3 khu vực rõ rệt: khu tràm chim (chỉ có tràm, chim, thú và các loài động thực vật khác, tuyệt đối không có người ở), khu đệm và khu dân cư – hành chánh – buôn bán – trường học,v.v… Nông dân ở đây còn phải đối phó với những cây “trinh nữ” Mai Dương hay Ngưu Ma Vương (Mimosa pigra – khác với cây mắc cỡ/ Mimosa pudica) mọc tràn lan khắp nơi như cỏ dại (weeds).
2. Nhằm hạn chế nạn săn bắt chim thú quý hiếm và phá rừng bừa bãi, chính quyền cần tạo dựng nhiều phương thức sinh hoạt và sản xuất mới với thu nhập và lợi ích cụ thể đủ sức thu hút dân địa phương tham gia. Nâng cao dân trí song song với việc cải thiện đời sống, trong đó cần chú trọng đến lớp trẻ nhằm từng bước hình thành cách nghĩ, cách sống mới song vẫn không phá vỡ môi sinh và phong tục của cư dân địa phương. Tránh xáo trộn và bất ổn trong đời sống của dân cư lẫn chim thú trong vùng.
3. Xây dựng cơ sở vật chất (cầu đường, điện, nước…), phát triển mạng lưới giáo dục, y tế là những công việc cần làm trước hết cho người dân. Đào kinh, làm cống chưa hẳn là biện pháp tối ưu mà cần nghĩ tới việc nghiên cứu (study/ research) phương cách trị thuỷ, rửa phèn, xả mặn, tưới tiêu, chống lũ lụt, … sao cho có lợi trên toàn vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long chứ không thể có lợi cho vùng tứ giác Long Xuyên này mà gây hại cho vùng khác, cũng không thể giải quyết được phần nào nạn lũ lụt mà gây tác hại về nhiều mặt khác. Bởi thế, cần sự kết hợp rộng rãi giữa các nhà chuyên môn trong và ngoài nước, có sự hợp tác và hỗ trợ của quốc tế, đặc biệt là các nước (như Hoà Lan), các cơ quan có kinh nghiệm xử lý các tình huống tương tự. Quốc tế đã bỏ biết bao công sức, nhiệt tình và hàng triệu Mỹ Kim để chỉ muốn người Việt chúng ta cố gắng bảo vệ hệ thống sinh thái phong phú và những loài chim nước quý hiếm này – xin đừng lãng phí và đừng đánh mất lòng tin của họ.
Tràm Chim Tam Nông có thể là mô hình tiêu biểu cho việc xây dựng một khu vực nghiên cứu và bảo tồn động thực vật quý hiếm cho cả nước học hỏi, rút kinh nghiệm trước khi xây dựng ở nhiều nơi khác trên cả nước. Đây cũng có thể là thí điểm cho việc quy hoạch và xây dựng một làng mới ở đồng bằng miền Tây Nam Việt, nhất là vùng đất trũng ngập nước thường bị lũ lụt hàng năm. Một vùng đất trũng ngập nước đã sống trong tăm tối lạc hậu hàng trăm năm qua giờ đã thấy ánh điện rực sáng cùng với bình minh của tiến bộ, văn minh của năm 2000. Ngày ấy năm 2000, bạn và tôi đến thăm Tràm Chim Tam Nông để xem những cặp sếu đầu đỏ múa đôi, để ngắm hạc bay từng đàn không chút sợ hãi, để nghe lá rừng tràm xào xạc, để thấy người dân Tam Nông đang cố gắng học hỏi và làm việc để xây dựng cuộc sống riêng ngày một tốt đẹp hơn và phát triển quê họ càng lúc càng sáng lạng. Ngày ấy chắc chắn là vui lắm, bạn nhỉ? (10/96)
Đồng Tháp Mười là một trong số những vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long. Mảnh đất này vốn nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp ấn tượng mà nơi đây còn là một trong những chiến khu quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nhắc tới vùng Đồng Tháp Mười là nhắc đến vùng đất của thiên nhiên. Nơi đây ẩn chứa một vẻ đẹp hoang sơ đến khó tả, những cảnh sắc làm ngây ngất lòng người.
Khi đã đặt chân tới đây du khách sẽ được hoà mình vào thiên nhiên, được phóng tầm mắt để chiêm ngưỡng những rừng tràm có tuổi thọ hàng chục năm, những đầm sen ngát hương sắc và hệ sinh thái động vật chim cá tới cả trăm loài.
Buổi sớm ở Đồng Tháp Mười
Vũ điệu tình yêu
Nhiều loài chim đã bắt đầu đi kiếm ăn
Hoảng hốt khi có tiếng ghe thuyền
Đang là mùa nước nổi nhưng nơi đây vẫn thu hút nhiều lòai chim đến kiếm ăn
Tràm Chim có tới 198 loài chim
Hoa sen, súng ở vùng đất này hình như cũng có kích thước lớn hơn.
Góc rừng tràm nhìn từ trên cao.
Chiều về trên Vườn Quốc gia Tràm Chim - Photo: Ngọc Thành
Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú. Đến đây vào thời gian này, bạn sẽ chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn - một cảnh tượng kì thú làm mê đắm lòng người. Nhiều con sếu cao đến gần 2m, bộ lông xám mượt, chân và cổ cao, đôi cánh dang rộng khi bay, dáng đi khoan thai, đủng đỉnh. Chúng tụ tập ngoài đồng năn, bay lượn chấp chới, xoè cánh múa nhịp nhàng, cất lên những tiếng kêu lảnh lót. Chắc chắn bạn sẽ bị hút hồn theo nhịp điệu cuả bầy sếu cùng khung cảnh huyền hoặc trong ánh hoàng hôn của buổi chiều tà…Thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (hay mọi nguời thường quen gọi là vườn chim Gáo Giồng) từ lâu đã nổi tiếng là “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, đặc trưng cho vùng đất trũng Đồng Tháp Mười.
Theo quốc lộ 30 tới thị xã Cao Lãnh, tiếp tục chạy cặp sông qua các xã Mỹ Trà, Mỹ Tân rồi chạy vô xã Tân Nghĩa (huyện Cao Lãnh), mất 5 phút qua con đò nhỏ rồi tiếp tục đi theo con đường quê thêm 7 km nữa là khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đã ở trước mặt bạn.
Được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười, rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng nguyên sinh, với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy, cà na, gáo…
Đến đây chắc chắn bạn sẽ ngợp mắt trước sân chim rộng gần 40 ha cùng nhiều loài chim muông bay rợp cả một góc trời. Trên những vạt rừng rộng mênh mông, hàng chục loài chim nước sinh sống và làm tổ quanh năm như : trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, diệc, vịt trời… ; nhiều hơn hết vẫn là đàn cò trắng hàng chục nghìn con khiến rừng tràm này được xem là vườn cò lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười.
Xuống xuồng ba lá, bồng bềnh xuôi theo những con rạch nhỏ, bạn có thể thấy tận mắt các loài diệc mộc, diệc lửa với sải cánh dài hơn 1m, những con nhan điển với cái cổ thon dài vừa bay cao vừa bơi lặn và bắt cá rất giỏi… Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng vừa thu hoạch, hàng nghìn cánh cò trắng điểm xuyết trên nền tràm xanh tươi tạo thành một khung cảnh ngoạn mục. Còn các lung sen lại là nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng cất tiếng gáy kèm theo những vũ điệu tuyệt đẹp.
Đến với Gáo Giồng, không những nghe chim hót trên cây, bạn còn được nghe tiếng cá quẫy đuôi mời chào dưới nước. Những câu thơ :
Xin mời ghé chốn quê tôi xứ này
Quê tôi vừa đẹp vừa hay
Dưới sông cá lội, chim bay trên trời
quả thật không sai. Thuỷ sản ở đây vô cùng phong phú với nhiều loài cá như cá lóc, cá bông, cá sặc, cá chốt, cá lăng, cá bống, cá nhái… ; đặc biệt là loài cá linh từ Biển Hồ Campuchia vào mỗi mùa nước lên lại lũ lượt kéo về từng đàn đông vui…
Gáo Giồng đẹp nhất vào mùa nước nổi. Lúc ấy, nước từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm… Mùa này cá tôm phong phú, đánh bắt về cộng với các loại rau đồng, bạn có thể chế biến thành những món ăn dân dã nhưng vô cùng phong phú và hấp dẫn như cá lóc nướng trui cuốn lá sen, cháo cò, cháo rắn nấu với đậu xanh, rắn bông súng nướng mọi, chuột đồng nướng, cơm huyết rồng hấp lá sen, canh chua bông điên điển, ốc lác hấp tiêu…
Thưởng thức những món ăn đậm chất Nam Bộ, nhâm nhi rượu đặc sản từ rượu nếp pha với mật ong tràm, ngả mình trên chiếc võng đong đưa, đón những luồng gió mát rượi, bạn sẽ cảm nhận hết sự thanh bình, yên ả nhưng cũng không kém phần độc đáo của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.
For your information:
http://www.activetravelvietnam.com/nationalparks/mekong_delta/Tram_Chim_National_Park.html
No comments:
Post a Comment