Kiến trúc gắn bó rất chặt chẽ tới cuộc sống của con người, từ những nhu cầu sinh hoạt sử dụng đến các yếu tố văn hoá, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, công nghệ. Đối với công trình kiến trúc thì các yếu tố cảnh quan, công năng, kết cấu, vật liệu ảnh hưởng quan trọng đến tư duy của nguồn sáng tác.
Kiến Trúc từ xa xưa cho đến nay, đứng chung hàng ngũ với tất cả những loại hình nghệ thuật mà mỗi công trình đều đến độ được gọi là tác phẩm thì có riêng một tâm hồn. Mặc dù vậy, hình thức kiến trúc qua các thời kỳ khác nhau cũng chịu ảnh hưởng bởi những làn sóng mang tính chất của những trào lưu đương thời; yếu tố đầu tiên cần phải nói đến là: Chức năng sử dụng khác, nó ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo của mỗi kiến trúc sư.
Những yếu tố làm nên xu hướng, phong cách kiến trúc
Kiến trúc gắn bó rất chặt chẽ tới cuộc sống của con người, từ những nhu cầu sinh hoạt sử dụng đến các yếu tố văn hoá, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, công nghệ. Đối với công trình kiến trúc thì các yếu tố cảnh quan, công năng, kết cấu, vật liệu ảnh hưởng quan trọng đến tư duy của nguồn sáng tác; Kiến Trúc từ xa xưa cho đến nay, đứng chung hàng ngũ với tất cả những loại hình nghệ thuật mà mỗi công trình đều đến độ được gọi là tác phẩm thì có riêng một tâm hồn. Mặc dù vậy, hình thức kiến trúc qua các thời kỳ khác nhau cũng chịu ảnh hưởng bởi những làn sóng mang tính chất của những trào lưu đương thời; yếu tố đầu tiên cần phải nói đến là: Chức năng sử dụng khác, nó ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo của mỗi kiến trúc sư.
1. Vai trò của công năng:
Có thời kỳ Kiến trúc ở Châu Âu đã hình thành Chủ nghĩa công năng, nó phát triển mạnh mẽ ở Tây Âu vào khoảng đầu thế kỷ XX với phương châm rõ nét: hình thức phải phản ánh công năng. Người đi tiên phong cho chủ nghĩa này là Le Coocbusie hay Walter Van. Gropius. Chủ nghĩa công năng phản ánh cái gốc của kiến trúc. Những di sản phi vật thể còn lại qua các di tích, phế tích, hình vẽ sơ khai chứng minh được rằng: việc xây dựng ở thời kỳ đầu xuất phát từ nhu cầu cư trú, chống chọi với thiên nhiên để tồn tại. Trải qua những biến cố của lịch sử, kiến trúc có nhiều đổi thay để rồi tính thực dụng trở lại phù hợp với thời đại công nghiệp để hình thành chủ nghĩa công năng.
Bản chất của chủ nghĩa công năng luôn là đáp ứng tối đa nhu cầu của con người. Kiến trúc được phân ra các loại hình chính như nhà ở, nhà công cộng, nhà công nghiệp… đặc điểm của mỗi loại hình này (được chia nhỏ làm nhiều loại hình cụ thể hơn) được xác định bằng những yêu cầu công năng không giống nhau và riêng rẽ.
2. Vai trò của kết cấu trong việc tạo lập diện mạo kiến trúc:
Xưa kia kiến trúc bắt đầu từ những vật liệu thô sơ, ít có sự can thiệp của con người, tiến bộ của KHKT đã giúp kiến trúc có nhiều tòa nhà to lớn, vững trãi, cao tầng và vượt khẩu độ lớn hơn. Thế kỷ XXI với sự phát triển của công nghệ sẽ mang lại nhiều hơn sức sáng tạo cho kiến trúc nước nhà. Ban đầu kết cấu được phủ bên ngoài bằng các hình thức kiến trúc, với sự ra đời của kết cấu bê tông, thép, kính… các KTS và kỹ sư đã có những bước đột phá bằng sự phô trương kết cấu ra ngoài. Một ví dụ cụ thể là: TTVH Pompidou (Paris). Tác giả: KTS Richard Roger và Renzo Piano đã gây ra những chấn động của dư luận. Xu hướng Hi-tech ra đời đã tạo ra những trào lưu về kiến trúc phỏng sinh học đưa kiến trúc trở lại gần với thiên nhiên. Khả năng của các KTS được bộc lộ và phác huy nhờ trí tưởng tượng hết sức phong phú. Những thế hệ KTS trẻ những năm 50, 60 của thế kỷ XX đã có những thành công ở khắp các châu lục. Phải kể đến tên tuổi: Kenzo Tange, Renzo Piano….
Mỗi địa phương, quốc gia, châu lục đều có những nét văn hóa riêng. Những tín hiệu văn hóa biểu hiện trong kiến trúc thể hiện ở mức độ khác nhau. Điều này không phụ thuộc nhiều ở đường biên giới ở mỗi nước mà nó thay đổi qua các vùng đầu có những điều kiện tự nhiên khác nhau.
Lịch sử Kiến trúc thế giới đã chứng kiến những nét tiêu biểu của kiến trúc á Đông: Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản…, Kiến trúc Châu Âu thay đổi qua các thời kỳ, mang đậm nét của nền văn hóa Hy Lạp – La Mã có thể nhận thấy ở khắp các đô thị cổ Tây – Bắc Âu…
Ngày nay với xu thế hội nhập về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ thì tính biểu hiện văn hóa trong kiến trúc không còn rõ rệt như các công trình xây dựng trước thế kỷ XIX nữa. Những đô thị hiện đại, nhưng tòa nhà cao tầng, sự đa dụng về vật liệu XD làm nên nền kiến trúc thế giới hiện đại.
Tuy nhiên, sự biểu hiện văn hóa cho mỗi nền kiến trúc có sắc thái riêng luôn đáng trân trọng. Kiến trúc luôn phản ánh sức sống của mỗi thời đại mà con người ở đó đòi hỏi. Ngày nay, cần có nhìn nhận “thoáng hơn” về sự kế thừa kiến trúc dân tộc trong kiến trúc hiện đại với các vật liệu mới.Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam các thế hệ KTS luôn mong mỏi tìm tòi nét kiến trúc văn hóa đặc trưng nhưng những sự thành công còn rất khiêm tốn. Cái mới, cái hiện đại vẫn lấn áp, từ đó để tìm cho câu trả lời cho tính cấp bách là nhu cầu phát triển của kiến trúc hiện nay. Nhưng trào lưu kiến trúc mới luôn hấp dẫn của KTS đặc biệt là KTS trẻ. Tương lai của KTVN sẽ do chính họ định đoạt trên cơ sở các yếu tố: Công năng, kết cấu và văn hóa.
Kiến trúc gắn bó rất chặt chẽ tới cuộc sống của con người, từ những nhu cầu sinh hoạt sử dụng đến các yếu tố văn hoá, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, công nghệ. Đối với công trình kiến trúc thì các yếu tố cảnh quan, công năng, kết cấu, vật liệu ảnh hưởng quan trọng đến tư duy của nguồn sáng tác; Kiến Trúc từ xa xưa cho đến nay, đứng chung hàng ngũ với tất cả những loại hình nghệ thuật mà mỗi công trình đều đến độ được gọi là tác phẩm thì có riêng một tâm hồn. Mặc dù vậy, hình thức kiến trúc qua các thời kỳ khác nhau cũng chịu ảnh hưởng bởi những làn sóng mang tính chất của những trào lưu đương thời; yếu tố đầu tiên cần phải nói đến là: Chức năng sử dụng khác, nó ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo của mỗi kiến trúc sư.
1. Vai trò của công năng:
Có thời kỳ Kiến trúc ở Châu Âu đã hình thành Chủ nghĩa công năng, nó phát triển mạnh mẽ ở Tây Âu vào khoảng đầu thế kỷ XX với phương châm rõ nét: hình thức phải phản ánh công năng. Người đi tiên phong cho chủ nghĩa này là Le Coocbusie hay Walter Van. Gropius. Chủ nghĩa công năng phản ánh cái gốc của kiến trúc. Những di sản phi vật thể còn lại qua các di tích, phế tích, hình vẽ sơ khai chứng minh được rằng: việc xây dựng ở thời kỳ đầu xuất phát từ nhu cầu cư trú, chống chọi với thiên nhiên để tồn tại. Trải qua những biến cố của lịch sử, kiến trúc có nhiều đổi thay để rồi tính thực dụng trở lại phù hợp với thời đại công nghiệp để hình thành chủ nghĩa công năng.
Bản chất của chủ nghĩa công năng luôn là đáp ứng tối đa nhu cầu của con người. Kiến trúc được phân ra các loại hình chính như nhà ở, nhà công cộng, nhà công nghiệp… đặc điểm của mỗi loại hình này (được chia nhỏ làm nhiều loại hình cụ thể hơn) được xác định bằng những yêu cầu công năng không giống nhau và riêng rẽ.
2. Vai trò của kết cấu trong việc tạo lập diện mạo kiến trúc:
Xưa kia kiến trúc bắt đầu từ những vật liệu thô sơ, ít có sự can thiệp của con người, tiến bộ của KHKT đã giúp kiến trúc có nhiều tòa nhà to lớn, vững trãi, cao tầng và vượt khẩu độ lớn hơn. Thế kỷ XXI với sự phát triển của công nghệ sẽ mang lại nhiều hơn sức sáng tạo cho kiến trúc nước nhà. Ban đầu kết cấu được phủ bên ngoài bằng các hình thức kiến trúc, với sự ra đời của kết cấu bê tông, thép, kính… các KTS và kỹ sư đã có những bước đột phá bằng sự phô trương kết cấu ra ngoài. Một ví dụ cụ thể là: TTVH Pompidou (Paris). Tác giả: KTS Richard Roger và Renzo Piano đã gây ra những chấn động của dư luận. Xu hướng Hi-tech ra đời đã tạo ra những trào lưu về kiến trúc phỏng sinh học đưa kiến trúc trở lại gần với thiên nhiên. Khả năng của các KTS được bộc lộ và phác huy nhờ trí tưởng tượng hết sức phong phú. Những thế hệ KTS trẻ những năm 50, 60 của thế kỷ XX đã có những thành công ở khắp các châu lục. Phải kể đến tên tuổi: Kenzo Tange, Renzo Piano….
Mỗi địa phương, quốc gia, châu lục đều có những nét văn hóa riêng. Những tín hiệu văn hóa biểu hiện trong kiến trúc thể hiện ở mức độ khác nhau. Điều này không phụ thuộc nhiều ở đường biên giới ở mỗi nước mà nó thay đổi qua các vùng đầu có những điều kiện tự nhiên khác nhau.
Lịch sử Kiến trúc thế giới đã chứng kiến những nét tiêu biểu của kiến trúc á Đông: Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản…, Kiến trúc Châu Âu thay đổi qua các thời kỳ, mang đậm nét của nền văn hóa Hy Lạp – La Mã có thể nhận thấy ở khắp các đô thị cổ Tây – Bắc Âu…
Ngày nay với xu thế hội nhập về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ thì tính biểu hiện văn hóa trong kiến trúc không còn rõ rệt như các công trình xây dựng trước thế kỷ XIX nữa. Những đô thị hiện đại, nhưng tòa nhà cao tầng, sự đa dụng về vật liệu XD làm nên nền kiến trúc thế giới hiện đại.
Tuy nhiên, sự biểu hiện văn hóa cho mỗi nền kiến trúc có sắc thái riêng luôn đáng trân trọng. Kiến trúc luôn phản ánh sức sống của mỗi thời đại mà con người ở đó đòi hỏi. Ngày nay, cần có nhìn nhận “thoáng hơn” về sự kế thừa kiến trúc dân tộc trong kiến trúc hiện đại với các vật liệu mới.Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam các thế hệ KTS luôn mong mỏi tìm tòi nét kiến trúc văn hóa đặc trưng nhưng những sự thành công còn rất khiêm tốn. Cái mới, cái hiện đại vẫn lấn áp, từ đó để tìm cho câu trả lời cho tính cấp bách là nhu cầu phát triển của kiến trúc hiện nay. Nhưng trào lưu kiến trúc mới luôn hấp dẫn của KTS đặc biệt là KTS trẻ. Tương lai của KTVN sẽ do chính họ định đoạt trên cơ sở các yếu tố: Công năng, kết cấu và văn hóa.
KTS Nguyễn Thị Ánh Ngọc (Tạp chí KTVN số 9 năm 2007)
* HƯỚNG TỚI MỘT PHONG CÁCH KIẾN TRÚC CỦA VIỆT NAM
Được thừa hưởng dòng dõi trâm anh, Cha là nhà hoạt động xã hội, Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy nên dòng máu am tường cặn kẽ lẽ đời với cốt cách nghệ sĩ thấm đẫm trong cách cảm thụ đôøi sống của GS.TS Hoàng Đạo Kính. Một Kiến trúc sư một nhà quản lý, một nhà báo ngoại đạo nhưng những bài ông viết mang đậm phong vị trữ tình lại có những bài viết sắc sảo trong lĩnh vực chuyên môn nền kiến trúc VN trên con đường đổi mới. Trên cương vị là Phó Chủ Tịch Thường trực Hội Kiến Trúc sư VN, ông gửi đến mọi người những trăn trở của mình về kiến trúc và phong cách kiến trúc hiện nay của VN qua cuộc trao đổi dưới đây của ông với PV Tạp chí Bất động sản Nhà đất Việt Nam .
PV : Thưa giáo sư, thực trạng kiến trúc và xây dưng hiện nay đem lại cho chúng ta cảm giác hầu như người ta chưa tìm thấy phong cách kiến trúc của Việt Nam, qua hàng loạt những công trình được giải thưởng ?
GS. TS. Hoàng Đạo Kính :
Một nền kiến trúc hiện đại bao gồm nhiều yếu tố cả một hệ thống văn hóa và tri thức, làm sao làm chủ được. Chúng ta quen làm những nhà cấp 4, những nhà tạm thời, quen làm kiến trúc để ở, để dùng thì mới chỉ dừng lại ở xây dựng. Nó chưa phải là nghệ thuật. Muốn làm nghệ thuật phải có phong cách. Câu chuyện về phong cách kieán trúc Việt Nam còn xa lắm. Những cái ta nhìn thấy hay, đẹp, cũng là khuynh hướng biểu hiện phần lớn ở sự bắc chước. Người mình nhanh và dễ bắt chước lắm. Trong hội họa thì chép tranh, trong âm nhạc thì đạo nhạc. Trong kiến trúc lại không bắt chước theo một xu hướng mà chủ yếu nhất bắt chước các thới kỳ đã qua của Châu AÂu để khoe ra cho sang, cho oai . Không có một nước nào trên thế giới có khuynh hướng giả cổ nhiều nhất, mà laïi giả cổ không phải của VN mình, vì cổ VN không nhái được. Cổ VN kiến trúc gỗ, mái đình, mái chùa, thế nên bây giờ mới nhại lại kiến trúc của Pháp, của Châu Âu với những hình thức cổ lỗ sĩ của thế kỷ XVIII , XIX . Hiện nay xu hướng như thế phổ biến rất nhiều. Muốn làm thế để tạo ra cái vẻ sang giàu . Mà thực ra đã giàu đâu. Nhại thế giới hiện đại lại đòi hỏi tiền …
PV : Người ta hay nói đến cụm từ “VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc“. Nói như ông, bản sắc kiến trúc của ta đang mất dần. Chúng ta cần phải có những điều kiện “cần” và “đủ” nào để đảm bảo gìn giữ và khẳng định phong cách của mình ?
GS. TS. Hoàng Đạo Kính : Tôi cũng có dịp đi các nước, cũng đã ở khách saïn 5 sao, dùng toaøn đồ Tây vậy mà càng sống với những tiện nghi hiện đại, tôi càng thấy nhớ quê hương . Những xóm nhỏ hiền lành, khói rạ bốc lên những mái nhà thấp bé, những vườn rau xanh với tiếng gà gáy sáng báo buổi bình minh, tới những ngôi chùa vắng vẻ, tiếng gỏ mõ tụng kinh và mùi thơm nhang khói. Mái đình, giếng nước, gốc đa, những cảnh vật đơn sơ mà ấm áp thân thuộc.
Bản sắc trong kiến trúc chỉ có thể tạo lập khi chúng ta làm chủ được những tinh hoa đích thực của văn hóa dân tộc khi chúng ta nắm vững và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của xã hội và con người VN đương đại, khi chúng ta trang bò cho mình tri tức của nền kiến trúc thế giới, khi chúng ta không ngừng sáng tạo và đi từ những cái “tôi” trong sáng tạo. Cần hấp thụ để chuyển hóa vào sáng tác cái tinh thần dân tộc trước tiên, chứ không phải chỉ những dấu hiệu của nghệ thuật dân tộc .
Những chủ thể sáng tạo đặc sắc và mạnh mẽ. Những kiến trúc sư có tài, có óc tìm tòi và khám phá, dám can đảm khẳng định lời nói riêng của mình giữa đám đông, mới có thể chung sức cùng các chủ thể sáng tạo khác, trong sự cạnh tranh và đào thải, tạo nên một bản sắc cho nền kiến trúc đương đại.
PV : Tại các diễn đàn, hội thảo ngöôøi ta hay tranh luận vẫn chưa có hồi kết: Hà Nội phố cổ, phố cũ . Thực chất nó là gì thưa ông ?
GS. TS. Hoàng Đạo Kính : 36 phố phường có lịch sử lâu dài, nếp sống còn giữ lại được đặc biệt của người thôï thủ công và tiểu thương … đấy là di sản đô thị phố Việt. Cái mà ngưới ta hay gọi là phố Cổ Hà Nội thực tế là một siêu thị, một trung tâm dịch vụ theo kiểu Trung cổ. Nó là đô thị làm ra nhiều tiền của nhất hiện nay. Người ta vào phố cổ không ai xem kiến trúc. Chưa có người nào đến phố cổ Hà Nội hỏi cái nhà này cổ bao nhiêu, nhà này đẹp, nhà kia đẹp ra sao … Có ai nói thề đâu ? Hà Nội nhà không phải là di tích. Tuyên bố 1000 ngôi nhà Hà Nội là di tích khi chẳng có nhà nào có giá trị, chỉ có một số ít cái gọi là, còn lại những ngôi nhà cực kỳ lộn xộn. Sở hữu bị sáo trộn, một phần của tư nhân, một phần của nhà nước, câu chuyện về khu phố Hà Nội là một câu chuyện không thành .
PV : Có thể họ đã sai khi nhận định phố cổ Hà Nội là di tích, nhưng dù thế nào đi chăng nữa, cho đến bây giờ, tôi cũng cho rằng phố cổ của Hà Nội có nét đẹp lãng mạn, những đặc trưng riêng, hấp dẫn của 36 phố phường Hà Nội … ( cũng chẳng có thể lý giải được điều này. Đó phải chăng là một điều kỳ ức của những con người Hà Nội như tôi sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này ).
GS. TS. Hoàng Đạo Kính : Không, cái này bạn khác tôi. Những ngôi nhà ổ chuột, mà cái ổ chuột đó lại sản sinh ra rất nhiều tiền, bất kỳ phố cổ Hà Nội làm gì cũng ra tiền hết. Chắc sau này người ta ra ngoài hết nhưng sẽ duy trì chỗ đó để làm ăn. Hà Nội sẽ xấu và bẩn đi. Chỉ có ở ta mới nói đến sự rêu phong cũ kyõ laø đẹp. Ta phải chăm sóc nó chứ. Ai lại để cho nó nhếch nhác, hôi hám, bẩn thỉu lại bảo là “cổ” . Đấy không phải cổ mà là cũ . Thäm chí nhà xây năm 1920 bảo là cổ thì vô lý quá …!
PV : Đứng trước những thực tế ấy, chúng ta cấn có một kiến trúc lành mạnh và như đã nói là có phong cách. Sự phối ngẫu nào sẽ tạo nên một điều đó ?
GS. TS. Hoàng Đạo Kính :
Một điều hệ trọng : ứng xử văn hóa trong kiến trúc. Điều này bộc lộ rõ khi nhìn các đường phố. Trong vài năm qua, chúng thay đổi đến không nhận ra, khang trang và đa daïng hơn. Song bộ mặt của chúng hết sức hỗn tạp, ngôi nhà cũ xinh đẹp người ta biến đổi đi bằng cách cơi nới chất chồng thêm tầng, hoặc “cải tạo” vô tư . Còn ngôi nhà mới thì lại thiết kế cho độc đáo không cần đoái hoài đến hàng xóm láng giềng. Thành thử, 5 ngôi nhà, 5 “cái tôi” không ai chịu ai. Ai cũng muốn duy nhất. Cuối cùng những cái tôi chói lọi không tạo được cái chúng ta, mà chính cái chúng ta ấy lại tạo lập nên chân dung những dãy phố, những thành phố đô thị môi trường lành mạnh. Hóa ra độc đáo chưa đủ, trong kiến trúc còn cần đến sự trân trọng : thời gian , hàng xóm láng giềng, cộng đồng . Trân trọng một nếp nhà có trên đời trước ta lâu, một bóng cây có từ thời quên lãng. Kiến trúc mạnh, dân tộc bất diệt, nếu nó có trước có sau, nếu nó có gốc có rễ. Có thấy sợ không , nếu nền kiến trúc của ta không từ đầu và không đi đến đâu !
Được thừa hưởng dòng dõi trâm anh, Cha là nhà hoạt động xã hội, Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy nên dòng máu am tường cặn kẽ lẽ đời với cốt cách nghệ sĩ thấm đẫm trong cách cảm thụ đôøi sống của GS.TS Hoàng Đạo Kính. Một Kiến trúc sư một nhà quản lý, một nhà báo ngoại đạo nhưng những bài ông viết mang đậm phong vị trữ tình lại có những bài viết sắc sảo trong lĩnh vực chuyên môn nền kiến trúc VN trên con đường đổi mới. Trên cương vị là Phó Chủ Tịch Thường trực Hội Kiến Trúc sư VN, ông gửi đến mọi người những trăn trở của mình về kiến trúc và phong cách kiến trúc hiện nay của VN qua cuộc trao đổi dưới đây của ông với PV Tạp chí Bất động sản Nhà đất Việt Nam .
PV : Thưa giáo sư, thực trạng kiến trúc và xây dưng hiện nay đem lại cho chúng ta cảm giác hầu như người ta chưa tìm thấy phong cách kiến trúc của Việt Nam, qua hàng loạt những công trình được giải thưởng ?
GS. TS. Hoàng Đạo Kính :
Một nền kiến trúc hiện đại bao gồm nhiều yếu tố cả một hệ thống văn hóa và tri thức, làm sao làm chủ được. Chúng ta quen làm những nhà cấp 4, những nhà tạm thời, quen làm kiến trúc để ở, để dùng thì mới chỉ dừng lại ở xây dựng. Nó chưa phải là nghệ thuật. Muốn làm nghệ thuật phải có phong cách. Câu chuyện về phong cách kieán trúc Việt Nam còn xa lắm. Những cái ta nhìn thấy hay, đẹp, cũng là khuynh hướng biểu hiện phần lớn ở sự bắc chước. Người mình nhanh và dễ bắt chước lắm. Trong hội họa thì chép tranh, trong âm nhạc thì đạo nhạc. Trong kiến trúc lại không bắt chước theo một xu hướng mà chủ yếu nhất bắt chước các thới kỳ đã qua của Châu AÂu để khoe ra cho sang, cho oai . Không có một nước nào trên thế giới có khuynh hướng giả cổ nhiều nhất, mà laïi giả cổ không phải của VN mình, vì cổ VN không nhái được. Cổ VN kiến trúc gỗ, mái đình, mái chùa, thế nên bây giờ mới nhại lại kiến trúc của Pháp, của Châu Âu với những hình thức cổ lỗ sĩ của thế kỷ XVIII , XIX . Hiện nay xu hướng như thế phổ biến rất nhiều. Muốn làm thế để tạo ra cái vẻ sang giàu . Mà thực ra đã giàu đâu. Nhại thế giới hiện đại lại đòi hỏi tiền …
PV : Người ta hay nói đến cụm từ “VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc“. Nói như ông, bản sắc kiến trúc của ta đang mất dần. Chúng ta cần phải có những điều kiện “cần” và “đủ” nào để đảm bảo gìn giữ và khẳng định phong cách của mình ?
GS. TS. Hoàng Đạo Kính : Tôi cũng có dịp đi các nước, cũng đã ở khách saïn 5 sao, dùng toaøn đồ Tây vậy mà càng sống với những tiện nghi hiện đại, tôi càng thấy nhớ quê hương . Những xóm nhỏ hiền lành, khói rạ bốc lên những mái nhà thấp bé, những vườn rau xanh với tiếng gà gáy sáng báo buổi bình minh, tới những ngôi chùa vắng vẻ, tiếng gỏ mõ tụng kinh và mùi thơm nhang khói. Mái đình, giếng nước, gốc đa, những cảnh vật đơn sơ mà ấm áp thân thuộc.
Bản sắc trong kiến trúc chỉ có thể tạo lập khi chúng ta làm chủ được những tinh hoa đích thực của văn hóa dân tộc khi chúng ta nắm vững và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của xã hội và con người VN đương đại, khi chúng ta trang bò cho mình tri tức của nền kiến trúc thế giới, khi chúng ta không ngừng sáng tạo và đi từ những cái “tôi” trong sáng tạo. Cần hấp thụ để chuyển hóa vào sáng tác cái tinh thần dân tộc trước tiên, chứ không phải chỉ những dấu hiệu của nghệ thuật dân tộc .
Những chủ thể sáng tạo đặc sắc và mạnh mẽ. Những kiến trúc sư có tài, có óc tìm tòi và khám phá, dám can đảm khẳng định lời nói riêng của mình giữa đám đông, mới có thể chung sức cùng các chủ thể sáng tạo khác, trong sự cạnh tranh và đào thải, tạo nên một bản sắc cho nền kiến trúc đương đại.
PV : Tại các diễn đàn, hội thảo ngöôøi ta hay tranh luận vẫn chưa có hồi kết: Hà Nội phố cổ, phố cũ . Thực chất nó là gì thưa ông ?
GS. TS. Hoàng Đạo Kính : 36 phố phường có lịch sử lâu dài, nếp sống còn giữ lại được đặc biệt của người thôï thủ công và tiểu thương … đấy là di sản đô thị phố Việt. Cái mà ngưới ta hay gọi là phố Cổ Hà Nội thực tế là một siêu thị, một trung tâm dịch vụ theo kiểu Trung cổ. Nó là đô thị làm ra nhiều tiền của nhất hiện nay. Người ta vào phố cổ không ai xem kiến trúc. Chưa có người nào đến phố cổ Hà Nội hỏi cái nhà này cổ bao nhiêu, nhà này đẹp, nhà kia đẹp ra sao … Có ai nói thề đâu ? Hà Nội nhà không phải là di tích. Tuyên bố 1000 ngôi nhà Hà Nội là di tích khi chẳng có nhà nào có giá trị, chỉ có một số ít cái gọi là, còn lại những ngôi nhà cực kỳ lộn xộn. Sở hữu bị sáo trộn, một phần của tư nhân, một phần của nhà nước, câu chuyện về khu phố Hà Nội là một câu chuyện không thành .
PV : Có thể họ đã sai khi nhận định phố cổ Hà Nội là di tích, nhưng dù thế nào đi chăng nữa, cho đến bây giờ, tôi cũng cho rằng phố cổ của Hà Nội có nét đẹp lãng mạn, những đặc trưng riêng, hấp dẫn của 36 phố phường Hà Nội … ( cũng chẳng có thể lý giải được điều này. Đó phải chăng là một điều kỳ ức của những con người Hà Nội như tôi sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này ).
GS. TS. Hoàng Đạo Kính : Không, cái này bạn khác tôi. Những ngôi nhà ổ chuột, mà cái ổ chuột đó lại sản sinh ra rất nhiều tiền, bất kỳ phố cổ Hà Nội làm gì cũng ra tiền hết. Chắc sau này người ta ra ngoài hết nhưng sẽ duy trì chỗ đó để làm ăn. Hà Nội sẽ xấu và bẩn đi. Chỉ có ở ta mới nói đến sự rêu phong cũ kyõ laø đẹp. Ta phải chăm sóc nó chứ. Ai lại để cho nó nhếch nhác, hôi hám, bẩn thỉu lại bảo là “cổ” . Đấy không phải cổ mà là cũ . Thäm chí nhà xây năm 1920 bảo là cổ thì vô lý quá …!
PV : Đứng trước những thực tế ấy, chúng ta cấn có một kiến trúc lành mạnh và như đã nói là có phong cách. Sự phối ngẫu nào sẽ tạo nên một điều đó ?
GS. TS. Hoàng Đạo Kính :
Một điều hệ trọng : ứng xử văn hóa trong kiến trúc. Điều này bộc lộ rõ khi nhìn các đường phố. Trong vài năm qua, chúng thay đổi đến không nhận ra, khang trang và đa daïng hơn. Song bộ mặt của chúng hết sức hỗn tạp, ngôi nhà cũ xinh đẹp người ta biến đổi đi bằng cách cơi nới chất chồng thêm tầng, hoặc “cải tạo” vô tư . Còn ngôi nhà mới thì lại thiết kế cho độc đáo không cần đoái hoài đến hàng xóm láng giềng. Thành thử, 5 ngôi nhà, 5 “cái tôi” không ai chịu ai. Ai cũng muốn duy nhất. Cuối cùng những cái tôi chói lọi không tạo được cái chúng ta, mà chính cái chúng ta ấy lại tạo lập nên chân dung những dãy phố, những thành phố đô thị môi trường lành mạnh. Hóa ra độc đáo chưa đủ, trong kiến trúc còn cần đến sự trân trọng : thời gian , hàng xóm láng giềng, cộng đồng . Trân trọng một nếp nhà có trên đời trước ta lâu, một bóng cây có từ thời quên lãng. Kiến trúc mạnh, dân tộc bất diệt, nếu nó có trước có sau, nếu nó có gốc có rễ. Có thấy sợ không , nếu nền kiến trúc của ta không từ đầu và không đi đến đâu !
* Kiến trúc phản ánh xã hội, xã hội thế nào thì kiến trúc như vậy. Kiến trúc đô thị miền Trung - Tây Nguyên sẽ phát triển ra sao trước sự biến chuyển của nền kinh tế thị trường? Giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, Phó chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho biết:
- Bất ngờ thú vị là ở miền Trung - Tây Nguyên, nơi điều kiện thiên nhiên, điều kiện sống có phần khắc nghiệt, lại hiện hữu một hệ thống đô thị rất có giá trị. Trước tiên, tôi muốn nói tới Huế và Đà Lạt, hai thành phố có thể được coi là những đô thị - di sản của Việt Nam. Huế còn rất trọn vẹn, kết hợp trong mình cả nhân tố kiến trúc phong kiến và kiến trúc thời thuộc địa. Đà Lạt với điều kiện thiên nhiên, khí hậu và sinh thái riêng, đã tạo dựng nên quỹ kiến trúc đô thị mang tính chất nghỉ dưỡng đặc thù. Bên cạnh đó, Đà Nẵng đang là một đô thị phát triển nhanh nhất Việt Nam; chỉ trong 5-7 năm nay, quỹ kiến trúc đã tăng hơn gấp đôi. Còn Nha Trang là thành phố thể hiện đầy đủ tính chất của một đô thị biển, đô thị nghỉ mát; là một đô thị "có mặt có mũi", rất duyên dáng và có thể coi là một trong những đô thị đẹp nhất Việt Nam. Ngoài ra còn phải nói tới một đặc trưng nữa của miền Trung là chuỗi đô thị duyên hải, từ Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn đến Tuy Hòa, Phan Rang, Phan Thiết... Một đặc trưng nổi bật nữa là mảng kiến trúc Tây Nguyên. Đấy là vùng đô thị mới phát triển, với một sức sống đặc biệt. Nếu biết chăm lo đến việc tạo dựng diện mạo đô thị, đến công tác quy hoạch và kiến trúc thì chúng ta có thể có một chùm đô thị Tây Nguyên có tổ chức, có diện mạo kiến trúc riêng.- Rất đặc biệt là ở miền Trung - Tây Nguyên, phần lớn các công trình đều được thiết kế và xây dựng theo phong cách hiện đại. Nổi trội nhất là ở Đà Nẵng, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Bộ. Ở đây người ta không có xu hướng nệ cổ, ngoái lại dĩ vãng, mà đề cao công năng, giải pháp đơn giản, không trang trí rườm rà, giả nọ giả kia, không có nhiều gờ chỉ, vòm cuốn... Đấy là điều đáng mừng.
* Đối với kiến trúc đô thị khu vực miền Trung - Tây Nguyên hiện nay, điều gì làm giáo sư trăn trở nhất?
- Nhìn chung, kiến trúc của miền Trung - Tây Nguyên không làm cho tôi ái ngại nhiều bằng kiến trúc ở phía Bắc. Bây giờ chúng ta cần làm sao để các đô thị duyên hải miền Trung khẳng định cái tính duyên hải của nó, tức là nhấn mạnh tính chất biển; có như thế chúng ta mới tạo được môi trường đô thị thuận lợi và lành mạnh cho phát triển kinh tế, du lịch... Bên cạnh đó, cần hết sức chăm chút đến việc phát triển các đô thị Tây Nguyên. Vì đây là vùng đất mới phát triển, đô thị mới, chúng ta vẫn còn có điều kiện can thiệp, để làm sao có một mảng đô thị với kiến trúc đặc trưng, nhất là ở đây đã ít nhiều tìm ra ngôn ngữ kiến trúc của mình, như ở Buôn Ma Thuột chẳng hạn. Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh là xu hướng kiến trúc hiện đại đang được khẳng định ở miền Trung, vì vậy chúng ta phải bênh vực nó; đặc biệt là kiến trúc các khu nghỉ mát, đó là những yếu tố kiến trúc đi trước, kết hợp khai thác cả những yếu tố dân tộc, bản địa, đề cao thiên nhiên... Những cái đó sẽ tạo ra chuẩn mực mới để kiến trúc vươn tới, vượt qua được tình trạng yếu kém của kiến trúc Việt Nam hiện nay.
* Theo giáo sư, cần làm gì để mỗi đô thị có một bản sắc kiến trúc riêng?
- Bản sắc riêng của kiến trúc đô thị trước hết xuất phát từ ba điểm cơ bản: Thứ nhất, nó phải là sản phẩm của điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên, địa hình và địa thế. Thứ hai, nó phải đáp ứng đầy đủ điều kiện sống cụ thể của những cộng đồng dân cư có truyền thống văn hóa sống cụ thể. Thứ ba, nó phải kế thừa được quỹ kiến trúc đã được tạo lập trước đó.
- Bất ngờ thú vị là ở miền Trung - Tây Nguyên, nơi điều kiện thiên nhiên, điều kiện sống có phần khắc nghiệt, lại hiện hữu một hệ thống đô thị rất có giá trị. Trước tiên, tôi muốn nói tới Huế và Đà Lạt, hai thành phố có thể được coi là những đô thị - di sản của Việt Nam. Huế còn rất trọn vẹn, kết hợp trong mình cả nhân tố kiến trúc phong kiến và kiến trúc thời thuộc địa. Đà Lạt với điều kiện thiên nhiên, khí hậu và sinh thái riêng, đã tạo dựng nên quỹ kiến trúc đô thị mang tính chất nghỉ dưỡng đặc thù. Bên cạnh đó, Đà Nẵng đang là một đô thị phát triển nhanh nhất Việt Nam; chỉ trong 5-7 năm nay, quỹ kiến trúc đã tăng hơn gấp đôi. Còn Nha Trang là thành phố thể hiện đầy đủ tính chất của một đô thị biển, đô thị nghỉ mát; là một đô thị "có mặt có mũi", rất duyên dáng và có thể coi là một trong những đô thị đẹp nhất Việt Nam. Ngoài ra còn phải nói tới một đặc trưng nữa của miền Trung là chuỗi đô thị duyên hải, từ Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn đến Tuy Hòa, Phan Rang, Phan Thiết... Một đặc trưng nổi bật nữa là mảng kiến trúc Tây Nguyên. Đấy là vùng đô thị mới phát triển, với một sức sống đặc biệt. Nếu biết chăm lo đến việc tạo dựng diện mạo đô thị, đến công tác quy hoạch và kiến trúc thì chúng ta có thể có một chùm đô thị Tây Nguyên có tổ chức, có diện mạo kiến trúc riêng.- Rất đặc biệt là ở miền Trung - Tây Nguyên, phần lớn các công trình đều được thiết kế và xây dựng theo phong cách hiện đại. Nổi trội nhất là ở Đà Nẵng, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Bộ. Ở đây người ta không có xu hướng nệ cổ, ngoái lại dĩ vãng, mà đề cao công năng, giải pháp đơn giản, không trang trí rườm rà, giả nọ giả kia, không có nhiều gờ chỉ, vòm cuốn... Đấy là điều đáng mừng.
* Đối với kiến trúc đô thị khu vực miền Trung - Tây Nguyên hiện nay, điều gì làm giáo sư trăn trở nhất?
- Nhìn chung, kiến trúc của miền Trung - Tây Nguyên không làm cho tôi ái ngại nhiều bằng kiến trúc ở phía Bắc. Bây giờ chúng ta cần làm sao để các đô thị duyên hải miền Trung khẳng định cái tính duyên hải của nó, tức là nhấn mạnh tính chất biển; có như thế chúng ta mới tạo được môi trường đô thị thuận lợi và lành mạnh cho phát triển kinh tế, du lịch... Bên cạnh đó, cần hết sức chăm chút đến việc phát triển các đô thị Tây Nguyên. Vì đây là vùng đất mới phát triển, đô thị mới, chúng ta vẫn còn có điều kiện can thiệp, để làm sao có một mảng đô thị với kiến trúc đặc trưng, nhất là ở đây đã ít nhiều tìm ra ngôn ngữ kiến trúc của mình, như ở Buôn Ma Thuột chẳng hạn. Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh là xu hướng kiến trúc hiện đại đang được khẳng định ở miền Trung, vì vậy chúng ta phải bênh vực nó; đặc biệt là kiến trúc các khu nghỉ mát, đó là những yếu tố kiến trúc đi trước, kết hợp khai thác cả những yếu tố dân tộc, bản địa, đề cao thiên nhiên... Những cái đó sẽ tạo ra chuẩn mực mới để kiến trúc vươn tới, vượt qua được tình trạng yếu kém của kiến trúc Việt Nam hiện nay.
* Theo giáo sư, cần làm gì để mỗi đô thị có một bản sắc kiến trúc riêng?
- Bản sắc riêng của kiến trúc đô thị trước hết xuất phát từ ba điểm cơ bản: Thứ nhất, nó phải là sản phẩm của điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên, địa hình và địa thế. Thứ hai, nó phải đáp ứng đầy đủ điều kiện sống cụ thể của những cộng đồng dân cư có truyền thống văn hóa sống cụ thể. Thứ ba, nó phải kế thừa được quỹ kiến trúc đã được tạo lập trước đó.
Các "xu hướng" trong Kiến trúc Hậu Hiện đại
Hai khái niệm chủ đạo của kiến trúc Hậu hiện đại nhằm chế ngự được công chúng là xác định được tinh thần tưởng nhớ đến lịch sử và hình ảnh hiện tại của thành phố
Trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) trong kiến trúc, hay kiến trúc Hậu hiện đại được xem như sự tiếp tục của Kiến Trúc Hiện Đại bắt đầu xuất phát từ cuối thập niên 1950, kéo dài đến thời điểm hiện tại. Mở đầu cuốn sách "Ngôn ngữ của kiến trúc Hậu hiện đại", tác giả Charles Jencks đã thông báo "Kiến trúc hiện đại đã chết ở Saint Louis, Missouri ngày 15 tháng 7 năm 1972 vào hồi 15h32". Kèm theo đó là bức ảnh chụp một ngôi nhà nhiều tầng đang bị nổ tung. Đó là một trong những block của quần thể lớn nhà ở do kiến trúc sư Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế. Cuốn sách này đã gây tiếng vang lớn trong giới kiến trúc và được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nó báo hiệu một trào lưu kiến trúc mới ra đời: Kiến trúc Hậu hiện đại. Trường phái kiến trúc này, trái ngược với trường phái của kiến trúc Hiện đại, là sự xuất hiện của các chi tiết trang trí, tính đa nghĩa của biểu tượng trong kiến trúc. Theo Robert Stern, một kiến trúc sư người Mỹ, kiến trúc Hậu hiện đại được chia thành ba dạng nguyên lý sau:
Bối cảnh
Các công trình kiến trúc Hậu hiện đại phải gắn với môi trường xung quanh, là một bộ phận của môi trường. Ở đây, vấn đề đã khác so với kiến trúc Hiện đại là không xem xét đến bối cảnh mà có thể đặt công trình ở bất kỳ môi trường nào, bất kỳ nước nào. Hình thức của công trình phải nói lên nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết kiến trúc mang tính tượng trưng. Tính chất trang trí của các chi tiết kiến trúc được khôi phục lại, trái ngược lại với những gì mà kiến trúc Hiện đại cho là "trọng tội".
Xu hướng kiến trúc Hậu hiện đại
Xu hướng "Lịch sử"
Xu hướng quay về với cổ điển được ưa chuộng ở kiến trúc Hậu hiện đại. Thiết kế công trình loại này sao cho tạo được cảm tưởng đây là một công trình cổ điển được thiết kế theo quan điểm thẩm mỹ của phong cách quốc tế. Hai khái niệm chủ đạo của kiến trúc Hậu hiện đại nhằm chế ngự được công chúng là xác định được tinh thần tưởng nhớ đến lịch sử (quá khứ) và xác định hình ảnh hiện tại của thành phố.
Xu hướng "Hồi sinh nghiêm ngặt"
Ở xu hướng này có hai cách sau: Sao chép nguyên xi các chi tiết kiến trúc cổ; Kết hợp lại các chi tiết kiến trúc của một số công trình cổ. Ví dụ cho xu hướng này là đền thờ ở Trung Đông do Quynlan Terry thiết kế vào năm 1975 với ngữ pháp cổ La Mã nhưng lại có các chòi tháp kiểu thực dân Anh ở Ấn Độ. Năm 1974, kiến trúc sư người Nhật BảnMozuna Monta thiết kế ngôi nhà Okawa House với mặt ngoài là phong cách lâu đài Farnèse, ở bên trong thì phong cách nhà thờ Pazzi. Monta đã dùng phong cách nhại lại cổ điển để sáng tạo những tác phẩm nghiêm túc.
Xu hướng "Tân bản xứ"
Xu hướng này phát triển trong thập niên 1970, nó là một sự lai tạo của kiến trúc Hiện đại và công trình bằng gạch ở thế kỷ 19. Nó bao gồm các yếu tố: mái dốc, có chi tiết nào đó dạng vuông vức, Các khối phân chia rất ngoạn mục và bằng gạch.
Công trình tiêu biểu cho xu hướng này là Trung tâm Hillingdon Civic, xây trong khoảng 1974-1977.Xu hướng "thích hợp"
Xu hướng thích hợp dựa trên sơ đồ nhị nguyên về tính dễ hiểu và dễ đọc của đô thị. Một công trình điển hình cho xu hướng này là quần thể công trình nhà ở Byker Wall do kiến trúc sư Pháp Ralf Erskine làm năm 1974.Xu hướng "ẩn dụ và trừu tượng"
Kiến trúc La Mã có xu hướng thể hiện lòng tin vào bộ máy của Hoàng đế, kiến trúc Phục Hưng thì biểu thị tính siêu hình nghiêm ngặt. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, tính ẩn dụ xuất phát từ truyền thống hữu cơ có liên quan đến hình ảnh con người, động vật và thực vật. Sự đối xứng hình mặt người, cảm giác vận động từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới v.v... Ngôi nhà Daisy House xây dựng trong thời gian 1976-1977 ở bang Indiana, do kiến trúc sư người MỹStanley Tigerman thiết kế, có mặt bằng và mặt đứng tương tự như hình ảnh một số bộ phận thân thể phụ nữ và nam giới. Kiến trúc sư người Nhật BảnYamashita Kazumasa cũng đã thiết kế một ngôi nhà kiểu mặt người, công trình được làm năm 1974 ở Kyoto.Xu hướng "Không gian Hậu hiện đại"
Xu hướng thiết kế này tạo ra một không gian vô hạn, không rõ ràng, nhập nhằng với nhau... Cửa hiệu đồ trang sức Schullin ở thủ đô Wien của Áo thuộc xu hướng này. Công trình này do kiến trúc sư Hans Hollein làm năm 1975.Xu hướng "chiết trung triệt để"
Chủ nghĩa chiết trung ở thế kỷ 19 là sự trốn tránh cái khó khi phải lựa chọn, đó là tính cơ hội và vị kỷ, đi tìm những thứ dễ dàng. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, chủ nghĩa chiết trung mạnh mẽ và đa dạng một cách triệt để hơn.
Những thủ pháp của kiến trúc Hậu hiện đại
Sử dụng hệ thống kiến trúc cổ điển Hy Lạp-La Mã
Các kiến trúc sư Hậu hiện đại có các tác phẩm rất đa dạng, phong phú, nhưng Chủ nghĩa Hậu hiện đại đã làm họ gần nhau hơn, các tác phẩm của họ luôn thể hiện sự trung thành với truyền thống. Robert Venturi đã bắt chước theo ngôi đền Dori ở trong thiết kế ngôi nhà Electic House, nhại lại thức cột Ionic trong Bảo tàng Nghệ thuật Pop Art ở bang Ohio. Lối vào quảng trường Italia, ở bang Missisipi, xây dựng khoảng 1978-1979, giống Khải hoàn môn La Mã nhưng hiện đại hơn. Trong công trình này cũng có các cột Ionic mà cuốn đầu cột là thép mạ vàng, thân cột bằng các ống đèn huỳnh quang.
Thủ pháp bài trừ sự thiếu tính đồng nhất cho công trình
Trong kiến trúc này, người ta khai thác tính chất đối xứng, tính "chính, phụ" và có "tâm" của công trình.
Thủ pháp vận dụng ngược đời các chi tiết cổ
Thủ pháp này vận dụng khi thiết kế công trình, người ta lắp các chi tiết cổ không đúng với vị trí thường thấy. Mô típ hình bán nguyệt có chuôi ở nhà thờ Santa Maria Della Pace ở Roma do Pretroda Cortona xây dựng năm 1656-1657 đã được kiến trúc sư Isozaki Arata vận dụng làm cửa sổ trong các ngôi nhà Kj House và H. House. Còn trong ngôi nhà Sun-Tumori, kiến trúc sư Watanabe Toykazu đã làm một mái nhà có sống mái dốc ngược lên tạo một phối cảnh kỳ dị. Kiến trúc sư Aida Takefumi năm 1979 cũng làm một ngôi nhà có hai cái mái hình tam giác cân. Cái mái này lại được đỡ bằng một cột ở giữa theo truyền thống nhà ở Nhật Bản.
Thủ pháp đề cao tính trật tự
Các kiến trúc sư vận dụng thủ pháp này đã tránh trang trí, không dùng trực tiếp các yếu tố kiến trúc Cổ điển nhưng sử dụng tính trật tự của bố cục, các trục chính, phụ. Họ thường sử dụng những hình học sơ cấp, là những hình đơn giản nhất. Trong ngôi nhà Matematician House của Reichlin và Rainhardt, người ta thấy nhiều quan niệm cổ điển như: "tâm nhà", hình chữ thập của Leone Battista Alberti và Palladio, v.v... Kiến trúc sư Isozaki Arata lại sử dụng chủ yếu hình vuông và khối lập phương để diễn đạt ý tưởng cho công trình. Năm 1972-1974 ông thiết kế bảo tàng Kitakyushu và toà nhà Shu Sha, cả hai công trình đều là những hình vuông và khối lập phương hết sức đơn giản. Nhà hát nổi Teatro del Mondo ở Venezia của Aldo Rossi làm năm 1979 cũng là một công trình hết sức độc đáo.
Hai khái niệm chủ đạo của kiến trúc Hậu hiện đại nhằm chế ngự được công chúng là xác định được tinh thần tưởng nhớ đến lịch sử và hình ảnh hiện tại của thành phố
Trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) trong kiến trúc, hay kiến trúc Hậu hiện đại được xem như sự tiếp tục của Kiến Trúc Hiện Đại bắt đầu xuất phát từ cuối thập niên 1950, kéo dài đến thời điểm hiện tại. Mở đầu cuốn sách "Ngôn ngữ của kiến trúc Hậu hiện đại", tác giả Charles Jencks đã thông báo "Kiến trúc hiện đại đã chết ở Saint Louis, Missouri ngày 15 tháng 7 năm 1972 vào hồi 15h32". Kèm theo đó là bức ảnh chụp một ngôi nhà nhiều tầng đang bị nổ tung. Đó là một trong những block của quần thể lớn nhà ở do kiến trúc sư Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế. Cuốn sách này đã gây tiếng vang lớn trong giới kiến trúc và được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nó báo hiệu một trào lưu kiến trúc mới ra đời: Kiến trúc Hậu hiện đại. Trường phái kiến trúc này, trái ngược với trường phái của kiến trúc Hiện đại, là sự xuất hiện của các chi tiết trang trí, tính đa nghĩa của biểu tượng trong kiến trúc. Theo Robert Stern, một kiến trúc sư người Mỹ, kiến trúc Hậu hiện đại được chia thành ba dạng nguyên lý sau:
Bối cảnh
Các công trình kiến trúc Hậu hiện đại phải gắn với môi trường xung quanh, là một bộ phận của môi trường. Ở đây, vấn đề đã khác so với kiến trúc Hiện đại là không xem xét đến bối cảnh mà có thể đặt công trình ở bất kỳ môi trường nào, bất kỳ nước nào. Hình thức của công trình phải nói lên nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết kiến trúc mang tính tượng trưng. Tính chất trang trí của các chi tiết kiến trúc được khôi phục lại, trái ngược lại với những gì mà kiến trúc Hiện đại cho là "trọng tội".
Xu hướng kiến trúc Hậu hiện đại
Xu hướng "Lịch sử"
Xu hướng quay về với cổ điển được ưa chuộng ở kiến trúc Hậu hiện đại. Thiết kế công trình loại này sao cho tạo được cảm tưởng đây là một công trình cổ điển được thiết kế theo quan điểm thẩm mỹ của phong cách quốc tế. Hai khái niệm chủ đạo của kiến trúc Hậu hiện đại nhằm chế ngự được công chúng là xác định được tinh thần tưởng nhớ đến lịch sử (quá khứ) và xác định hình ảnh hiện tại của thành phố.
Xu hướng "Hồi sinh nghiêm ngặt"
Ở xu hướng này có hai cách sau: Sao chép nguyên xi các chi tiết kiến trúc cổ; Kết hợp lại các chi tiết kiến trúc của một số công trình cổ. Ví dụ cho xu hướng này là đền thờ ở Trung Đông do Quynlan Terry thiết kế vào năm 1975 với ngữ pháp cổ La Mã nhưng lại có các chòi tháp kiểu thực dân Anh ở Ấn Độ. Năm 1974, kiến trúc sư người Nhật BảnMozuna Monta thiết kế ngôi nhà Okawa House với mặt ngoài là phong cách lâu đài Farnèse, ở bên trong thì phong cách nhà thờ Pazzi. Monta đã dùng phong cách nhại lại cổ điển để sáng tạo những tác phẩm nghiêm túc.
Xu hướng "Tân bản xứ"
Xu hướng này phát triển trong thập niên 1970, nó là một sự lai tạo của kiến trúc Hiện đại và công trình bằng gạch ở thế kỷ 19. Nó bao gồm các yếu tố: mái dốc, có chi tiết nào đó dạng vuông vức, Các khối phân chia rất ngoạn mục và bằng gạch.
Công trình tiêu biểu cho xu hướng này là Trung tâm Hillingdon Civic, xây trong khoảng 1974-1977.Xu hướng "thích hợp"
Xu hướng thích hợp dựa trên sơ đồ nhị nguyên về tính dễ hiểu và dễ đọc của đô thị. Một công trình điển hình cho xu hướng này là quần thể công trình nhà ở Byker Wall do kiến trúc sư Pháp Ralf Erskine làm năm 1974.Xu hướng "ẩn dụ và trừu tượng"
Kiến trúc La Mã có xu hướng thể hiện lòng tin vào bộ máy của Hoàng đế, kiến trúc Phục Hưng thì biểu thị tính siêu hình nghiêm ngặt. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, tính ẩn dụ xuất phát từ truyền thống hữu cơ có liên quan đến hình ảnh con người, động vật và thực vật. Sự đối xứng hình mặt người, cảm giác vận động từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới v.v... Ngôi nhà Daisy House xây dựng trong thời gian 1976-1977 ở bang Indiana, do kiến trúc sư người MỹStanley Tigerman thiết kế, có mặt bằng và mặt đứng tương tự như hình ảnh một số bộ phận thân thể phụ nữ và nam giới. Kiến trúc sư người Nhật BảnYamashita Kazumasa cũng đã thiết kế một ngôi nhà kiểu mặt người, công trình được làm năm 1974 ở Kyoto.Xu hướng "Không gian Hậu hiện đại"
Xu hướng thiết kế này tạo ra một không gian vô hạn, không rõ ràng, nhập nhằng với nhau... Cửa hiệu đồ trang sức Schullin ở thủ đô Wien của Áo thuộc xu hướng này. Công trình này do kiến trúc sư Hans Hollein làm năm 1975.Xu hướng "chiết trung triệt để"
Chủ nghĩa chiết trung ở thế kỷ 19 là sự trốn tránh cái khó khi phải lựa chọn, đó là tính cơ hội và vị kỷ, đi tìm những thứ dễ dàng. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, chủ nghĩa chiết trung mạnh mẽ và đa dạng một cách triệt để hơn.
Những thủ pháp của kiến trúc Hậu hiện đại
Sử dụng hệ thống kiến trúc cổ điển Hy Lạp-La Mã
Các kiến trúc sư Hậu hiện đại có các tác phẩm rất đa dạng, phong phú, nhưng Chủ nghĩa Hậu hiện đại đã làm họ gần nhau hơn, các tác phẩm của họ luôn thể hiện sự trung thành với truyền thống. Robert Venturi đã bắt chước theo ngôi đền Dori ở trong thiết kế ngôi nhà Electic House, nhại lại thức cột Ionic trong Bảo tàng Nghệ thuật Pop Art ở bang Ohio. Lối vào quảng trường Italia, ở bang Missisipi, xây dựng khoảng 1978-1979, giống Khải hoàn môn La Mã nhưng hiện đại hơn. Trong công trình này cũng có các cột Ionic mà cuốn đầu cột là thép mạ vàng, thân cột bằng các ống đèn huỳnh quang.
Thủ pháp bài trừ sự thiếu tính đồng nhất cho công trình
Trong kiến trúc này, người ta khai thác tính chất đối xứng, tính "chính, phụ" và có "tâm" của công trình.
Thủ pháp vận dụng ngược đời các chi tiết cổ
Thủ pháp này vận dụng khi thiết kế công trình, người ta lắp các chi tiết cổ không đúng với vị trí thường thấy. Mô típ hình bán nguyệt có chuôi ở nhà thờ Santa Maria Della Pace ở Roma do Pretroda Cortona xây dựng năm 1656-1657 đã được kiến trúc sư Isozaki Arata vận dụng làm cửa sổ trong các ngôi nhà Kj House và H. House. Còn trong ngôi nhà Sun-Tumori, kiến trúc sư Watanabe Toykazu đã làm một mái nhà có sống mái dốc ngược lên tạo một phối cảnh kỳ dị. Kiến trúc sư Aida Takefumi năm 1979 cũng làm một ngôi nhà có hai cái mái hình tam giác cân. Cái mái này lại được đỡ bằng một cột ở giữa theo truyền thống nhà ở Nhật Bản.
Thủ pháp đề cao tính trật tự
Các kiến trúc sư vận dụng thủ pháp này đã tránh trang trí, không dùng trực tiếp các yếu tố kiến trúc Cổ điển nhưng sử dụng tính trật tự của bố cục, các trục chính, phụ. Họ thường sử dụng những hình học sơ cấp, là những hình đơn giản nhất. Trong ngôi nhà Matematician House của Reichlin và Rainhardt, người ta thấy nhiều quan niệm cổ điển như: "tâm nhà", hình chữ thập của Leone Battista Alberti và Palladio, v.v... Kiến trúc sư Isozaki Arata lại sử dụng chủ yếu hình vuông và khối lập phương để diễn đạt ý tưởng cho công trình. Năm 1972-1974 ông thiết kế bảo tàng Kitakyushu và toà nhà Shu Sha, cả hai công trình đều là những hình vuông và khối lập phương hết sức đơn giản. Nhà hát nổi Teatro del Mondo ở Venezia của Aldo Rossi làm năm 1979 cũng là một công trình hết sức độc đáo.
Các kiến trúc sư Hậu hiện đại
Robert Venturi
Aldo Rossi
Léon Krier
Michael Graves
Watanabe Toyokazu
Isozaki Arata
Hans Hollein
Robert Stern
Robert Venturi
Aldo Rossi
Léon Krier
Michael Graves
Watanabe Toyokazu
Isozaki Arata
Hans Hollein
Robert Stern
http://www.archi.vn/?cmd=print&id=745
Những tòa nhà biểu tượng của thế kỷ 20
(Toquoc)-Hai căn nhà được xây dựng cách đây vài năm ở Pháp, do Rem Koolhaas thiết kế. Kiến trúc sư người Đức này là một trong những kiến trúc sư đương đại nổi tiếng nhất thế giới. Rõ ràng là các kiến trúc sư ngày nay – như Koolhaas chẳng hạn – phần nhiều đều chiụ ảnh hưởng từ những kiệt tác của các bậc thầy thuộc trào lưu hiện đại (Modern Moverment).
Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng như cuộc cách mạng về lối sống đã mang đến cho các kiến trúc sư những ý tưởng mới mẻ, đặc sắc hơn.
Trong những tòa nhà nổi tiếng của trào lưu mới, vấn đề đặt ra là phải định nghĩa được ý tưởng của bản thân căn nhà, mang lại cho chung thêm nhiều chức năng và trau chuốt các nguyên lý mỹ học. Vào thời kỳ đó, kiến trúc sư bắt đầu giải phóng mình khỏi nghệ thuật nói chung, trở thành một ngành học riêng, có tính độc lập cao. Khuynh hướng này tiếp tục phát triển theo thời gian và ngày nay, căn nhà là một sản phẩm khoa học kỹ thuật nhiều hơn là một tác phẩm nghệ thuật.
Hai tác phẩm của Rem Koolhaas – căn nhà ở Bordeaux ( xây năm 1998) và ở Saint – Cloud (xây năm 1999) cho chúng ta thấy các kiến trúc sư châu Âu đã thay đổi không gian chức năng và các nguyên tắc mỹ học thành một sự pha trộn giữa thành tựu khoa học kỹ thuật, các khái niệm trừu tượng. Khuynh hướng hiện đại là sự kết hợp giữa kỹ thuật và cảm xúc, hơn thế, sử dụng sư tinh vi, phức tạp của kỹ thuật để tạo nên cảm xúc mà vẫn đảm bảo tốt những yêu cầu – đôi khi rất phức tạp của khách hàng. Qua đó, hơn là sự cố gắng để tạo nên một căn nhà lý tưởng theo kiểu biểu tượng lý thuyết như tòa nhà Farnsworth của Míe Van der Rohe hay Villa Savoye của Le Corbusier, các nhà đặc biệt cho những người đặc biệt. Họ tìm ra giải pháp mới cho mỗi tình huống cụ thể, dựa vào địa thế và nhu cầu của khách hàng. Kiến trúc châu Âu vốn chạy theo các xu hướng đương đại về văn hóa và “chủ nghĩa khuôn mẫu” (plastic) đã trở nên đặc biệt hơn, “văn vẻ hơn” và ít duy tâm hơn.
VILLA D’ALL AVA
Hai căn nhà do Koolhaas thiết kế ở Pháp vào những năm cuối của thế kỷ 20 là những minh họa rõ nét cho khuynh hướng mới này. Villa d’all Ava được thiết kế cho một gia đình yêu thích kiến trúc và mong muốn có một căn nhà hoàn toàn khác thường. Căn nhà tọa lạc tại Saint - Cloud, ngoại ô Paris và có thể nhìn được toàn cảnh thủ đô của nước Pháp. Căn nhà hoàn toàn theo xu hướng đương đại và điều này càng được thể hiện rõ hơn khi so sánh với những người hàng xóm đầy tính cổ điển.
Rất thích hình học và tính chất đô thị, kiến trúc sư đã quyết định chia mặt bằng ra làm ba dải theo chiều dài, một dành cho vườn, một dành cho toà nhà và một dành cho lối vào garage. Có thể thấy ngay Koolhaas đã tổ chức không gian theo kiểu hệ thống hóa rõ ràng. Bản thân căn nhà cũng được tổ chức một cách đơn giản theo kiểu biểu đồ. Phòng của cha mẹ và con gái biệt lập với nhau, mỗi phòng đều có cầu thang riêng đi lên từ phòng khách chung ở tầng dưới. Hai phần này vuông góc với mảnh đất, che phủ bằng nhôm và nối trực tiếp với bể bơi trên sân thượng. Tất cả phòng ốc và bể bơi ( chứa 65 tấn nước) như bay lượn trên phòng khách trần kính. Căn nhà này hoàn toàn theo xu hướng đương đại nhưng vẫn tiếp nối được tính truyền thống trong lịch sử kiến trúc.
Căn nhà D’all Ava cho chúng ta thấy những sự kiện liên quan đến lối kiến trúc nội địa đương đại châu Âu: thách thức kỹ thuật (nhà và bể bơi nằm trên chiếc hộp kính), tổ chức không gian dưới dạng biểu đồ, tính đồ thị và “văn vẻ” cùng việc sử dụng một cách có ý nghĩa các loại vật liệu đương đại. Rem Koolhaas đã dùng các vật liệu “rẻ tiền” như nhôm để bao bọc bên ngoài tòa nhà, bên cạnh một loại vật liệu đắt tiền khác là kính. Mỗi loại vật liệu này đều rất phù hợp với không gian: kính cho phòng khách mở, nhôm cho phòng ngủ. Sự phong phú về chủng loại vật liệu xây dựng trên thị trường đã giúp các kiến trúc sư châu Âu ngày nay chọn ra các loại thích hợp để phục vụ cho ý tưởng của họ, vì thế, các ý tưởng cũng trở nên tự do hơn của các bậc tiền bối. Không chỉ chọn vật liệu để thỏa mãn yếu tố thẩm mỹ, Rem Koolhaas và các đồng nghiệp của ông sử dụng vật liệu để làm nên những nét đặc trưng đầy ý nghĩa và dễ liên tưởng. Đó là lý do vì sao toàn nhà d’all Ava cho thấy được sự kết hợp thú vị giữa nặng và nhẹ, mạnh mẽ và dịu dàng.
TÒA NHÀ BORDEAUX
Rem Koolhaas xây căn nhà ở Bordeaux năm 1998 cho một người tàn tật và gia đình. Bởi vì phải dành hầu hết thời gian ở trong nhà nên chủ nhân muốn có sự rộng rãi và việc di chuyển thuận tiện, mở ra với phong cảch xung quanh. Khi làm một căn nhà đặc biệt cho một người đặc biệt, kiến trúc sư phải tập trung tất cả thiết kế của mình xung quanh tất cả những nhu cầu của khách hàng. Căn nhà ở Bordeaux có một đường hầm rất rộng và thang máy được đặt trong đó.Một bức tường sách che một bên cửa mở của đường hầm và không có sự gián đoạn nào từ tầng trệt tới tầng thượng. Với giải pháp này, Koolhaas đã biến một cỗ máy với những bộ phận kỹ thuật liên quan thành một không gian chức năng biết di chuyển.
Lối vào của căn nhà thông qua một khoảng sân rộng được chia tỷ lệ theo kiểu nan hoa bánh xe. Phần trang trí trên sân là sự kết hợp rất hài hòa giữa cỏ và nhựa đường. Căn nhà có 3 tầng. Tầng trệt như lồng vào với cảnh vật và hoàn toàn mở ra khoảng sân ở lối vào, tầng hai cũng mở nhưng được xác định bằng các bức tường kính để có thể nhìn ra cảnh vật xung quanh, còn tầng ba, riêng tư hơn, là một khối vuông bọc kim loại với những khung cửa sổ hình tròn. Có thể nhìn rõ ràng hình khối của căn nhà từ bên ngoài với sự tương xứng giữa các chức năng và chất liệu xây dựng ( kính có nghĩa là không gian mở, kim loại che đi không gian riêng tư). Sự thách thức về kết cấu cũng hiện diện trong căn nhà này với khối kim loại nặng nề ở phía trên hộp thuỷ tinh.
Tại châu Âu, trong cuộc cách mạng của trào lưu hiện đại, qua các kiệt tác có thể thấy kiến trúc đã phá vỡ khuôn khổ nghệ thuật và trở thành một ngành học độc lập. Qua đó, thay vì chạy theo các xu hướng nghệ thuật, kiến trúc châu Âu ngày nay quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về khái niệm, khung cảnh, tính khoa học và tìm kiếm những loại vật liệu mới, kết hợp kỹ thuật với nghệ thuật. Bản chất của kiến trúc châu Âu đương đại - đó chính là ý nghĩa đằng sau mỗi căn nhà.
Những tòa nhà biểu tượng của thế kỷ 20
(Toquoc)-Hai căn nhà được xây dựng cách đây vài năm ở Pháp, do Rem Koolhaas thiết kế. Kiến trúc sư người Đức này là một trong những kiến trúc sư đương đại nổi tiếng nhất thế giới. Rõ ràng là các kiến trúc sư ngày nay – như Koolhaas chẳng hạn – phần nhiều đều chiụ ảnh hưởng từ những kiệt tác của các bậc thầy thuộc trào lưu hiện đại (Modern Moverment).
Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng như cuộc cách mạng về lối sống đã mang đến cho các kiến trúc sư những ý tưởng mới mẻ, đặc sắc hơn.
Trong những tòa nhà nổi tiếng của trào lưu mới, vấn đề đặt ra là phải định nghĩa được ý tưởng của bản thân căn nhà, mang lại cho chung thêm nhiều chức năng và trau chuốt các nguyên lý mỹ học. Vào thời kỳ đó, kiến trúc sư bắt đầu giải phóng mình khỏi nghệ thuật nói chung, trở thành một ngành học riêng, có tính độc lập cao. Khuynh hướng này tiếp tục phát triển theo thời gian và ngày nay, căn nhà là một sản phẩm khoa học kỹ thuật nhiều hơn là một tác phẩm nghệ thuật.
Hai tác phẩm của Rem Koolhaas – căn nhà ở Bordeaux ( xây năm 1998) và ở Saint – Cloud (xây năm 1999) cho chúng ta thấy các kiến trúc sư châu Âu đã thay đổi không gian chức năng và các nguyên tắc mỹ học thành một sự pha trộn giữa thành tựu khoa học kỹ thuật, các khái niệm trừu tượng. Khuynh hướng hiện đại là sự kết hợp giữa kỹ thuật và cảm xúc, hơn thế, sử dụng sư tinh vi, phức tạp của kỹ thuật để tạo nên cảm xúc mà vẫn đảm bảo tốt những yêu cầu – đôi khi rất phức tạp của khách hàng. Qua đó, hơn là sự cố gắng để tạo nên một căn nhà lý tưởng theo kiểu biểu tượng lý thuyết như tòa nhà Farnsworth của Míe Van der Rohe hay Villa Savoye của Le Corbusier, các nhà đặc biệt cho những người đặc biệt. Họ tìm ra giải pháp mới cho mỗi tình huống cụ thể, dựa vào địa thế và nhu cầu của khách hàng. Kiến trúc châu Âu vốn chạy theo các xu hướng đương đại về văn hóa và “chủ nghĩa khuôn mẫu” (plastic) đã trở nên đặc biệt hơn, “văn vẻ hơn” và ít duy tâm hơn.
VILLA D’ALL AVA
Hai căn nhà do Koolhaas thiết kế ở Pháp vào những năm cuối của thế kỷ 20 là những minh họa rõ nét cho khuynh hướng mới này. Villa d’all Ava được thiết kế cho một gia đình yêu thích kiến trúc và mong muốn có một căn nhà hoàn toàn khác thường. Căn nhà tọa lạc tại Saint - Cloud, ngoại ô Paris và có thể nhìn được toàn cảnh thủ đô của nước Pháp. Căn nhà hoàn toàn theo xu hướng đương đại và điều này càng được thể hiện rõ hơn khi so sánh với những người hàng xóm đầy tính cổ điển.
Rất thích hình học và tính chất đô thị, kiến trúc sư đã quyết định chia mặt bằng ra làm ba dải theo chiều dài, một dành cho vườn, một dành cho toà nhà và một dành cho lối vào garage. Có thể thấy ngay Koolhaas đã tổ chức không gian theo kiểu hệ thống hóa rõ ràng. Bản thân căn nhà cũng được tổ chức một cách đơn giản theo kiểu biểu đồ. Phòng của cha mẹ và con gái biệt lập với nhau, mỗi phòng đều có cầu thang riêng đi lên từ phòng khách chung ở tầng dưới. Hai phần này vuông góc với mảnh đất, che phủ bằng nhôm và nối trực tiếp với bể bơi trên sân thượng. Tất cả phòng ốc và bể bơi ( chứa 65 tấn nước) như bay lượn trên phòng khách trần kính. Căn nhà này hoàn toàn theo xu hướng đương đại nhưng vẫn tiếp nối được tính truyền thống trong lịch sử kiến trúc.
Căn nhà D’all Ava cho chúng ta thấy những sự kiện liên quan đến lối kiến trúc nội địa đương đại châu Âu: thách thức kỹ thuật (nhà và bể bơi nằm trên chiếc hộp kính), tổ chức không gian dưới dạng biểu đồ, tính đồ thị và “văn vẻ” cùng việc sử dụng một cách có ý nghĩa các loại vật liệu đương đại. Rem Koolhaas đã dùng các vật liệu “rẻ tiền” như nhôm để bao bọc bên ngoài tòa nhà, bên cạnh một loại vật liệu đắt tiền khác là kính. Mỗi loại vật liệu này đều rất phù hợp với không gian: kính cho phòng khách mở, nhôm cho phòng ngủ. Sự phong phú về chủng loại vật liệu xây dựng trên thị trường đã giúp các kiến trúc sư châu Âu ngày nay chọn ra các loại thích hợp để phục vụ cho ý tưởng của họ, vì thế, các ý tưởng cũng trở nên tự do hơn của các bậc tiền bối. Không chỉ chọn vật liệu để thỏa mãn yếu tố thẩm mỹ, Rem Koolhaas và các đồng nghiệp của ông sử dụng vật liệu để làm nên những nét đặc trưng đầy ý nghĩa và dễ liên tưởng. Đó là lý do vì sao toàn nhà d’all Ava cho thấy được sự kết hợp thú vị giữa nặng và nhẹ, mạnh mẽ và dịu dàng.
TÒA NHÀ BORDEAUX
Rem Koolhaas xây căn nhà ở Bordeaux năm 1998 cho một người tàn tật và gia đình. Bởi vì phải dành hầu hết thời gian ở trong nhà nên chủ nhân muốn có sự rộng rãi và việc di chuyển thuận tiện, mở ra với phong cảch xung quanh. Khi làm một căn nhà đặc biệt cho một người đặc biệt, kiến trúc sư phải tập trung tất cả thiết kế của mình xung quanh tất cả những nhu cầu của khách hàng. Căn nhà ở Bordeaux có một đường hầm rất rộng và thang máy được đặt trong đó.Một bức tường sách che một bên cửa mở của đường hầm và không có sự gián đoạn nào từ tầng trệt tới tầng thượng. Với giải pháp này, Koolhaas đã biến một cỗ máy với những bộ phận kỹ thuật liên quan thành một không gian chức năng biết di chuyển.
Lối vào của căn nhà thông qua một khoảng sân rộng được chia tỷ lệ theo kiểu nan hoa bánh xe. Phần trang trí trên sân là sự kết hợp rất hài hòa giữa cỏ và nhựa đường. Căn nhà có 3 tầng. Tầng trệt như lồng vào với cảnh vật và hoàn toàn mở ra khoảng sân ở lối vào, tầng hai cũng mở nhưng được xác định bằng các bức tường kính để có thể nhìn ra cảnh vật xung quanh, còn tầng ba, riêng tư hơn, là một khối vuông bọc kim loại với những khung cửa sổ hình tròn. Có thể nhìn rõ ràng hình khối của căn nhà từ bên ngoài với sự tương xứng giữa các chức năng và chất liệu xây dựng ( kính có nghĩa là không gian mở, kim loại che đi không gian riêng tư). Sự thách thức về kết cấu cũng hiện diện trong căn nhà này với khối kim loại nặng nề ở phía trên hộp thuỷ tinh.
Tại châu Âu, trong cuộc cách mạng của trào lưu hiện đại, qua các kiệt tác có thể thấy kiến trúc đã phá vỡ khuôn khổ nghệ thuật và trở thành một ngành học độc lập. Qua đó, thay vì chạy theo các xu hướng nghệ thuật, kiến trúc châu Âu ngày nay quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về khái niệm, khung cảnh, tính khoa học và tìm kiếm những loại vật liệu mới, kết hợp kỹ thuật với nghệ thuật. Bản chất của kiến trúc châu Âu đương đại - đó chính là ý nghĩa đằng sau mỗi căn nhà.
KTS Trí Nguyễn
Tìm một phong cách Âu ở Serenade?
Một nhà hàng kiến trúc kiểu Pháp với những mái vòm đỏ huyết dụ nổi bật, làm gợi nhớ những phố nhỏ của châu Âu cổ kính. Đó chính là nhà hàng Serenade, 18D Ngô Quyền, Hà Nội. Thực đơn của Serenade phong phú, từ món ăn thông thường đến đặc biệt, đổi món hàng ngày.Đi dọc phố Ngô Quyền, một trong những phố trung tâm đẹp nhất Hà Nội, chợt bắt gặp một nhà hàng kiến trúc kiểu Pháp với những mái lan can vòm đỏ huyết dụ nổi bật, làm gợi nhớ những phố nhỏ của Châu Âu cổ kính. Và cái tên nhà hàng gợi nên những âm hưởng lãng mạn, cuốn hút tưởng tượng của biết bao nhiêu người: Serenade - khúc nhạc tình chơi trong đêm hay còn gọi là Dạ khúc. Có lẽ nơi này sẽ bù đắp cho Hà Nội một chút gì thiêu thiếu trước đây, một chút không khí ấm cúng hòa quyện hương vị Châu Âu giữa trung tâm thành phố mà không cần phải tìm đến những khách sạn 5 sao sang trọng. Một nơi bạn có thể thư giãn với các món ăn Châu Âu hoặc bên tách café giọt giọt rơi rơi… hay trong hầm rượu vang với muôn vàn sự lựa chọn.
Serenade, cũng giống như cái tên của nó, được bài trí theo phong cách châu Âu và có một chút bay bổng trong cách trang trí. Công việc thiết kế do một kiến trúc sư trẻ 29 tuổi người Hà Nội đảm trách. Anh được tự do chứng tỏ cảm hứng và óc sáng tạo của mình với toà nhà ba tầng, trước đây vốn cũng là nhà hàng tư nhân nhưng lại mang không khí của một nhà hàng quốc doanh. Chỉ giữ lại chiếc cầu thang gỗ cũ, toàn bộ mọi thứ còn lại đều đổi mới. Tầng một mang vẻ sang trọng hơi cổ điển. Tầng hai màu sắc tươi tắn, quyến rũ hơn. Còn trên tầng ba là đến với sự lãng mạn thiên nhiên, với những tán cây xanh um, để ngắm trời, ngắm đất, ngắm phố Hà thành.
Vị trí quá đẹp (khách còn có thể đậu ôtô ngay bên lề đường phía trước nhà hàng) khung cảnh đẹp, tên gọi hay, nhưng nghe phấn khích hơn cả là phần khẩu vị ẩm thực, quan trọng nhất đối với thực khách ở đây có một bếp trưởng trình độ, kỳ cựu trước đây đã từng nấu ở khách sạn 5 sao đảm nhiệm. Cùng với bếp trưởng 5 sao là đội ngũ nhân viên phục vụ bàn cũng do chuyên gia của khách sạn 5 sao huấn luyện, đào tạo.
Thực đơn của Serenade phong phú, từ món ăn thông thường đến đặc biệt, đổi món hàng ngày. Có bánh ngọt các loại “ngon như bánh của Sofitel” (vì cùng từ một lò ra) giá lại rẻ hơn. Ở đây có phở điểm tâm, món ăn không thể rời đối với người Hà Nội, mà khách du lịch nước ngoài thì hầu như chẳng có ai không thích. Sự pha trộn, kết hợp một cách hồn nhiên giữa cổ điển quý phái với xu hướng thời trang nội thất đang thịnh hành tạo cho Serenade một vẻ thu hút riêng.
Không khiêm tốn, không quá hoàn chỉnh, cũng không quá kiểu cách, vừa đủ để bạn cảm thấy thư giãn trong một không gian lịch sự, thân thiện sang trọng và nhẹ nhàng mà mục tiêu chính là thưởng thức hương vị tuyệt vời của các món ăn được chế biến thật khéo, theo quan điểm của chủ nhân chính đó là sành điệu.
Serenade, cũng giống như cái tên của nó, được bài trí theo phong cách châu Âu và có một chút bay bổng trong cách trang trí. Công việc thiết kế do một kiến trúc sư trẻ 29 tuổi người Hà Nội đảm trách. Anh được tự do chứng tỏ cảm hứng và óc sáng tạo của mình với toà nhà ba tầng, trước đây vốn cũng là nhà hàng tư nhân nhưng lại mang không khí của một nhà hàng quốc doanh. Chỉ giữ lại chiếc cầu thang gỗ cũ, toàn bộ mọi thứ còn lại đều đổi mới. Tầng một mang vẻ sang trọng hơi cổ điển. Tầng hai màu sắc tươi tắn, quyến rũ hơn. Còn trên tầng ba là đến với sự lãng mạn thiên nhiên, với những tán cây xanh um, để ngắm trời, ngắm đất, ngắm phố Hà thành.
Vị trí quá đẹp (khách còn có thể đậu ôtô ngay bên lề đường phía trước nhà hàng) khung cảnh đẹp, tên gọi hay, nhưng nghe phấn khích hơn cả là phần khẩu vị ẩm thực, quan trọng nhất đối với thực khách ở đây có một bếp trưởng trình độ, kỳ cựu trước đây đã từng nấu ở khách sạn 5 sao đảm nhiệm. Cùng với bếp trưởng 5 sao là đội ngũ nhân viên phục vụ bàn cũng do chuyên gia của khách sạn 5 sao huấn luyện, đào tạo.
Thực đơn của Serenade phong phú, từ món ăn thông thường đến đặc biệt, đổi món hàng ngày. Có bánh ngọt các loại “ngon như bánh của Sofitel” (vì cùng từ một lò ra) giá lại rẻ hơn. Ở đây có phở điểm tâm, món ăn không thể rời đối với người Hà Nội, mà khách du lịch nước ngoài thì hầu như chẳng có ai không thích. Sự pha trộn, kết hợp một cách hồn nhiên giữa cổ điển quý phái với xu hướng thời trang nội thất đang thịnh hành tạo cho Serenade một vẻ thu hút riêng.
Không khiêm tốn, không quá hoàn chỉnh, cũng không quá kiểu cách, vừa đủ để bạn cảm thấy thư giãn trong một không gian lịch sự, thân thiện sang trọng và nhẹ nhàng mà mục tiêu chính là thưởng thức hương vị tuyệt vời của các món ăn được chế biến thật khéo, theo quan điểm của chủ nhân chính đó là sành điệu.
Các Xu Hướng Kiến trúc Hà Lan:
Nền kiến trúc hiện đại Hà Lan được mở đầu từ công trình toà nhà Bolsa của kiến trúc sư H. P Berlage (Hình D1 ), nó đã để lại một hình thức rất điển hình cho thủ đô Amsterdam, hình thức này đã kết thúc vào năm 1903. Ngay thời gian sau đó, có một nhà hoạt động nghệ thuật rất sôi nổi lãng mạng và có rất nhiều công trình đó là kiến trúc sư P. J. H. Cuijpers. Tác phẩm nổi tiếng của ông có: nhà bảo tàng Rijksmuseum (1885) (Hình D3) và một nhà ga lớn được xây dựng ở Amsterdam (1889). Cũng trong thời gian này đã khép lại thời kỳ của chủ nghĩa duy lý (Eclecticism) và xu hướng nghệ thuật gôticô mới (Neo- gothic ).Berlage quay trở về phong cách của chủ nghĩa truyền thống lâu đời với nghệ thuật xây dựng theo phương pháp thủ công nghiệp (toàn bộ công trình được xây dựng bằng gạch). Nền công nghiệp xây dựng thủ công nghiệp của Hà Lan được phát triển rất mạnh. Vào khoảng năm 1900 đã có một trường học cũng có tên là Berlage ở Amsterdam. Berlage là một kiến trúc sư rất trẻ có tính cách đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật xây dựng thủ công nghiệp, ngoài ra với việc viết rất nhiều sách và những giáo trình giảng dậy, ông đã tạo nên những ảnh hưởng lớn. Vào cuối thế kỷ XIX, ông đã hoàn thành tác phẩm viết về chủ nghĩa duy lý dựa trên những lý lẽ lôgích về vấn đề sử dụng những vật liệu xây dựng và các cấu trúc trong xây dựng. ở thời kỳ này việc sử dụng bê tông cốt thép hầu như là một vấn đề không quen biết trong kỹ thuật xây dựng, mà vật liệu sử dụng chính là gạch. Vào năm 1910 đã có những trào lưu về nghệ thuật kiến trúc ở Hà Lan họat động hoàn toàn riêng biệt và độc lập, xu hướng đầu tiên còn có tên là “học phái Amsterdam” của nhóm kiến trúc sư Michael de Klerk và M. van der Mey (1884-1923), đại diện cho khuynh hướng này là một trường kiến trúc mới có tên là ngôi nhà Navegacion ở Amsterdam, hoạt động của trào lưu này được lãnh đạo chống lại Berlage. Họ quan niệm rằng phong cách nghệ thuật thủ công nghiệp mang tính chất tình cảm cá nhân, mỗi một chi tiết kiến trúc đều phải theo đuổi các vấn đề tốn kém trong xây dựng và sự có lợi của vật liệu xây dựng, thiếu tự do trong sáng tạo. Trong thời kỳ năm 1912~1926 xu hướng kiến trúc này hoạt động gần như theo chủ nghĩa biểu hiện, tương tự như diễn ra ở Đức và nó gây một sự chú ý đối với nước ngoài. Với quan điểm khác biệt cơ bản trong xây dựng nhà ở như nhà ở khối ghép, nhà ở chung cư, đồng thời là việc phát triển một kiểu kiến trúc điển hình trên mặt đứng công trình, nó để lại một sự quan tâm thật sự cho những vấn đề xây dựng các công trình nhà ở cho dân. Vào năm 1922 ở Amsterdam đã xây dựng hàng loạt các công trình mới, hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi những quan niệm lãng mạn của một trường đại học với cái tên của Klerk. Những ảnh hưởng này còn kéo dài trong một thời gian rất lâu trên các công trình hạng nhỏ ở các thị trấn. Điều tất nhiên là nhóm Berlage đã hoàn toàn tránh xa những tư tưởng này. Cùng trong thời gian này còn có một trào lưu khác đã xuất hiện làm nẩy sinh ra một tổ chức mới gọi là nhóm Stijl, nhóm này có những quan niệm chống đối lại những quan niệm của chủ nghĩa duy lý của Berlage và chủ nghĩa lãng mạng của Klerk. Hoạt động của họ khá sôi nổi trong những năm 1920-1930. Xu hướng kiến trúc này đã tranh đấu rất gian khổ trong một thời gian dài, để chiến thắng chủ nghĩa lãng mạn. Những thành viên của nó gồm có các kiến trúc sư có những tính cách như Oud và Rôbert vant Hoff, Jan Wills và Gerrit Tomas Rietveld. Vấn đề đầu tiên họ đề cập đến là không gian và mầu sắc trong kiến trúc, đối với họ mầu sắc nó không mang một “chức năng phụ” mà là một thành phần cơ bản để xác định những chức năng của không gian. Trên thực tế họ đã quan sát thấy chức năng hoạt động của không gian và việc trang trí mầu sắc luôn mâu thuẫn với nhau.Nhưng những hoạt động này của họ đã bị thất bại và sau này Oud đã đi theo một con đường riêng. Để duy trì và giành lại sự ảnh hưởng, xu hướng Stijl đã chuyển hướng sang tư tưởng của chủ nghĩa công năng Tây Âu. Giờ đây thành viên của phong trào còn có thêm J. B van Loghem, L. C. van der Flugt, B. Bijveet, J Duiker, Cor van Eesteren B. Merkelbach, Ch. J. F. Karsten, Rietveld, Mark Stam, J. G. Wiebinga, Jan Wils, B. Groenewegen. Xu hướng kiến trúc mang phần lớn mầu sắc của chủ nghĩa công năng này đã thu hút sự quan tâm của nước Hà Lan và nó có một ý nghĩa lớn trong công việc giảng dậy của trường học mang tính lãng mạn này. Sự thành công của chủ nghĩa công năng đã được ca ngợi trên tạp chí số 8 của Opbouw, tạp chí này đã tập hợp lại hai xu hướng Amsterdam và Rotterdam và cùng đề ra một hướng sáng tác chung. Bắt đầu từ năm 1912 trở đi mỗi một ngôi nhà đều được thiết kế theo quan niệm “Trách nhiệm nghệ thuật”. Trường phái nghệ thuật Rotterdam do ảnh hưởng của Berlage đã phát triển một phong cách cá nhân. Một đại diện cho trường phái này là Willem Marinus Dudock với công trình nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm toà nhà thị chính Hilversum (1928 -1930) (Hinh D5). Nhìn toàn cảnh toà nhà thị chính trông rất sinh động, sự tương phản giữa khối ngang và dọc đặc biệt mạnh mẽ, nhưng trên toàn bộ công trình, việc sử lý hình khối lại gây một thế rất cân bằng. ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật Rotterdam này lan khắp trên đất nước Hà Lan đến tận năm 1935.
Nền kiến trúc hiện đại Hà Lan được mở đầu từ công trình toà nhà Bolsa của kiến trúc sư H. P Berlage (Hình D1 ), nó đã để lại một hình thức rất điển hình cho thủ đô Amsterdam, hình thức này đã kết thúc vào năm 1903. Ngay thời gian sau đó, có một nhà hoạt động nghệ thuật rất sôi nổi lãng mạng và có rất nhiều công trình đó là kiến trúc sư P. J. H. Cuijpers. Tác phẩm nổi tiếng của ông có: nhà bảo tàng Rijksmuseum (1885) (Hình D3) và một nhà ga lớn được xây dựng ở Amsterdam (1889). Cũng trong thời gian này đã khép lại thời kỳ của chủ nghĩa duy lý (Eclecticism) và xu hướng nghệ thuật gôticô mới (Neo- gothic ).Berlage quay trở về phong cách của chủ nghĩa truyền thống lâu đời với nghệ thuật xây dựng theo phương pháp thủ công nghiệp (toàn bộ công trình được xây dựng bằng gạch). Nền công nghiệp xây dựng thủ công nghiệp của Hà Lan được phát triển rất mạnh. Vào khoảng năm 1900 đã có một trường học cũng có tên là Berlage ở Amsterdam. Berlage là một kiến trúc sư rất trẻ có tính cách đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật xây dựng thủ công nghiệp, ngoài ra với việc viết rất nhiều sách và những giáo trình giảng dậy, ông đã tạo nên những ảnh hưởng lớn. Vào cuối thế kỷ XIX, ông đã hoàn thành tác phẩm viết về chủ nghĩa duy lý dựa trên những lý lẽ lôgích về vấn đề sử dụng những vật liệu xây dựng và các cấu trúc trong xây dựng. ở thời kỳ này việc sử dụng bê tông cốt thép hầu như là một vấn đề không quen biết trong kỹ thuật xây dựng, mà vật liệu sử dụng chính là gạch. Vào năm 1910 đã có những trào lưu về nghệ thuật kiến trúc ở Hà Lan họat động hoàn toàn riêng biệt và độc lập, xu hướng đầu tiên còn có tên là “học phái Amsterdam” của nhóm kiến trúc sư Michael de Klerk và M. van der Mey (1884-1923), đại diện cho khuynh hướng này là một trường kiến trúc mới có tên là ngôi nhà Navegacion ở Amsterdam, hoạt động của trào lưu này được lãnh đạo chống lại Berlage. Họ quan niệm rằng phong cách nghệ thuật thủ công nghiệp mang tính chất tình cảm cá nhân, mỗi một chi tiết kiến trúc đều phải theo đuổi các vấn đề tốn kém trong xây dựng và sự có lợi của vật liệu xây dựng, thiếu tự do trong sáng tạo. Trong thời kỳ năm 1912~1926 xu hướng kiến trúc này hoạt động gần như theo chủ nghĩa biểu hiện, tương tự như diễn ra ở Đức và nó gây một sự chú ý đối với nước ngoài. Với quan điểm khác biệt cơ bản trong xây dựng nhà ở như nhà ở khối ghép, nhà ở chung cư, đồng thời là việc phát triển một kiểu kiến trúc điển hình trên mặt đứng công trình, nó để lại một sự quan tâm thật sự cho những vấn đề xây dựng các công trình nhà ở cho dân. Vào năm 1922 ở Amsterdam đã xây dựng hàng loạt các công trình mới, hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi những quan niệm lãng mạn của một trường đại học với cái tên của Klerk. Những ảnh hưởng này còn kéo dài trong một thời gian rất lâu trên các công trình hạng nhỏ ở các thị trấn. Điều tất nhiên là nhóm Berlage đã hoàn toàn tránh xa những tư tưởng này. Cùng trong thời gian này còn có một trào lưu khác đã xuất hiện làm nẩy sinh ra một tổ chức mới gọi là nhóm Stijl, nhóm này có những quan niệm chống đối lại những quan niệm của chủ nghĩa duy lý của Berlage và chủ nghĩa lãng mạng của Klerk. Hoạt động của họ khá sôi nổi trong những năm 1920-1930. Xu hướng kiến trúc này đã tranh đấu rất gian khổ trong một thời gian dài, để chiến thắng chủ nghĩa lãng mạn. Những thành viên của nó gồm có các kiến trúc sư có những tính cách như Oud và Rôbert vant Hoff, Jan Wills và Gerrit Tomas Rietveld. Vấn đề đầu tiên họ đề cập đến là không gian và mầu sắc trong kiến trúc, đối với họ mầu sắc nó không mang một “chức năng phụ” mà là một thành phần cơ bản để xác định những chức năng của không gian. Trên thực tế họ đã quan sát thấy chức năng hoạt động của không gian và việc trang trí mầu sắc luôn mâu thuẫn với nhau.Nhưng những hoạt động này của họ đã bị thất bại và sau này Oud đã đi theo một con đường riêng. Để duy trì và giành lại sự ảnh hưởng, xu hướng Stijl đã chuyển hướng sang tư tưởng của chủ nghĩa công năng Tây Âu. Giờ đây thành viên của phong trào còn có thêm J. B van Loghem, L. C. van der Flugt, B. Bijveet, J Duiker, Cor van Eesteren B. Merkelbach, Ch. J. F. Karsten, Rietveld, Mark Stam, J. G. Wiebinga, Jan Wils, B. Groenewegen. Xu hướng kiến trúc mang phần lớn mầu sắc của chủ nghĩa công năng này đã thu hút sự quan tâm của nước Hà Lan và nó có một ý nghĩa lớn trong công việc giảng dậy của trường học mang tính lãng mạn này. Sự thành công của chủ nghĩa công năng đã được ca ngợi trên tạp chí số 8 của Opbouw, tạp chí này đã tập hợp lại hai xu hướng Amsterdam và Rotterdam và cùng đề ra một hướng sáng tác chung. Bắt đầu từ năm 1912 trở đi mỗi một ngôi nhà đều được thiết kế theo quan niệm “Trách nhiệm nghệ thuật”. Trường phái nghệ thuật Rotterdam do ảnh hưởng của Berlage đã phát triển một phong cách cá nhân. Một đại diện cho trường phái này là Willem Marinus Dudock với công trình nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm toà nhà thị chính Hilversum (1928 -1930) (Hinh D5). Nhìn toàn cảnh toà nhà thị chính trông rất sinh động, sự tương phản giữa khối ngang và dọc đặc biệt mạnh mẽ, nhưng trên toàn bộ công trình, việc sử lý hình khối lại gây một thế rất cân bằng. ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật Rotterdam này lan khắp trên đất nước Hà Lan đến tận năm 1935.
Kiến trúc xanh khởi nguồn cho xu hướng kiến trúc đương đại
Với những lập luận: nhà chưa đủ để ở với người thu nhập thấp, chưa đủ đẹp vừa ý người thu nhập cao… hơi đâu mà nghĩ đến “xanh”, đến “môi trường”! nên trong một số giai đoạn trước đây, khái niệm “Kiến trúc xanh”, “Kiến trúc bền vững với môi trường”… là những khái niệm thiếu tính thực tế và tính kinh tế.
Tuy nhiên, trong tình trạng khủng hoảng về năng lượng,tài nguyên và môi trường thiên nhiên hiện nay, khẩu hiệu “Everything will be blue – blue is the inspiration”, mọi thứ sẽ là “kiến trúc xanh” và “kiến trúc xanh” chính là cảm hứng. Cùng với sự phát triển ồ ạt của các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng và thông tin viễn thông, thiết kế ngày càng đến gần hơn với con người.Quan niệm đúng về kiến trúc xanh…Không nên nhầm lẫn giữa kiến trúc xanh với hình ảnh của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech cực hiện đại. Một cách ngắn gọn và cụ thể, có thể dựa trên các câu hỏi doCơ quan uy tín về kiến trúc Hoa Kỳ - American Institute of Architects - hàng năm khi bình chọn trao giải công trình xanh như: Có sử dụng năng lượng hiệu quả không? Có tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước không? Công trình có hoà nhập với cộng đồng chung quanh không? Tóm lại, cái mà ta xây có tác động thế nào đến môi trường tự nhiên và xã hội chung quanh ta? để hiểu được khái niệm “Kiến Trúc Xanh”.Cũng không nên quan niệm “xanh” là hoàn toàn không dùng máy lạnh, mà nên hiểu là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt…, để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. Xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt. ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thông thoáng tự nhiên, cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ… Từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn dùng thông thoáng tự nhiên (passive house).Cần phải tránh thái độ cực đoan về kiến trúc xanh (xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt) vì đời sống hiện đại không phải lúc nào cũng như thế được. Luôn cần có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường tự nhiên và xã hội trước khi đề ra giải pháp thiết kế cho “kiến trúc xanh”. Khác với vùng ôn đới: mặt trời luôn ở phía bắc hay phía nam, tuỳ thuộc nhà ở nam hay bắc bán cầu mà mở cửa sổ về hướng đó để lấy nhiệt. Vùng nhiệt đới thì ngược lại, cần tránh nhiệt, mặt trời nằm ở phía đông và tây nên tường quay về phía đó và phải được che chắn cách nhiệt tốt. Mái nhà là nơi bị chiếu sáng suốt ngày nên phải chống nóng cho mái nên có thể dùng mái có nước, nước cản nóng rất tốt. Dĩ nhiên nó sẽ sinh nhiều vấn đề như muỗi chẳng hạn. Cho nên tuỳ theo vị trí mái có chăm sóc, bảo trì dễ hay không để khắc phục: Thả cá được không? Làm vườn cảnh được không? Lợi ích của kiến trúc xanh…Trước hết, kiến trúc xanh mang đến cái lợi trực tiếp chứ không viển vông: giá điện ngày càng cao và nếu tuân thủ thiết kế xanh, hoá đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều do ta giảm được máy lạnh, điện chiếu sáng, điện nấu nước nóng… Chi phí y tế ngày càng cao, nên nếu thiết kế xanh, căn nhà sẽ có bầu không khí sạch, giảm thiểu bụi bặm và các hoá chất (có rất nhiều trong vật liệu xây dựng, đồ nội thất, các loại sơn, thảm…) giúp ta giữ gìn sức khoẻ, giảm các chi phí y tế…Thứ hai, mối đe doạ từ sự xuống cấp của môi trường ngày càng sát sườn: những làng ung thư do môi trường bị ô nhiễm, thông tin về lượng bụi làm giảm chất lượng không khí của Hà Nội đến mức người ở Hà Nội 10 năm bị bệnh về hô hấp cao gấp nhiều lần người ở dưới 3 năm lại là một cảnh báo nữa; xuất hiện những căn bệnh như dị ứng triền miên vì không khí ở ngay trong nhà ngày càng xấu đi. Rồi tình trạng thiếu điện nghiêm trọng đang diễn ra vài tuần gần đây lại là một cảnh báo khác nếu cứ xây nhà mà chỉ dựa vào năng lượng điện để làm mát.Với tất cả những tác động gần, xa, những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, ta gần như đoán chắc rằng, nhận thức và áp dụng “kiến trúc xanh” đang đứng ngay trước cửa ngõ nhà mình và không có cách nào khác hơn là phải chú ý và dần áp dụng nó thôi. Tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh… Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh (Building Research Establishment – BRE) và một số nhà nghiên cứu tư nhân cùng đưa ra tiêu chí đánh giá công trình xanh vào năm 1990, mục đích là để chỉ đạo thực tiễn xây dựng kiến trúc xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường khu vực và toàn cầu. Trước tiên, BRE cho rằng đối với hạng mục kiến trúc ở vào các giai đoạn khác nhau thì nội dung đánh giá tương ứng cũng khác nhau. Nội dung đánh giá gồm 3 mặt: Tính năng kiến trúc, thiết kế xây dựng và vận hành quản lý, trong đó đối với kiến trúc ở vào giai đoạn thiết kế, giai đoạn mới xây và giai đoạn mới xây xong và đang tu sửa thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc và thiết kế xây dựng, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường, đối với kiến trúc hiện có đang được sử dụng hoặc một bộ phận thuộc về hạng mục quản lý môi trường đang được đánh giá thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc, quản lý và vận hành, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường. Các điều mục đánh giá bao gồm 9 mặt lớn:
Với những lập luận: nhà chưa đủ để ở với người thu nhập thấp, chưa đủ đẹp vừa ý người thu nhập cao… hơi đâu mà nghĩ đến “xanh”, đến “môi trường”! nên trong một số giai đoạn trước đây, khái niệm “Kiến trúc xanh”, “Kiến trúc bền vững với môi trường”… là những khái niệm thiếu tính thực tế và tính kinh tế.
Tuy nhiên, trong tình trạng khủng hoảng về năng lượng,tài nguyên và môi trường thiên nhiên hiện nay, khẩu hiệu “Everything will be blue – blue is the inspiration”, mọi thứ sẽ là “kiến trúc xanh” và “kiến trúc xanh” chính là cảm hứng. Cùng với sự phát triển ồ ạt của các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng và thông tin viễn thông, thiết kế ngày càng đến gần hơn với con người.Quan niệm đúng về kiến trúc xanh…Không nên nhầm lẫn giữa kiến trúc xanh với hình ảnh của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech cực hiện đại. Một cách ngắn gọn và cụ thể, có thể dựa trên các câu hỏi doCơ quan uy tín về kiến trúc Hoa Kỳ - American Institute of Architects - hàng năm khi bình chọn trao giải công trình xanh như: Có sử dụng năng lượng hiệu quả không? Có tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước không? Công trình có hoà nhập với cộng đồng chung quanh không? Tóm lại, cái mà ta xây có tác động thế nào đến môi trường tự nhiên và xã hội chung quanh ta? để hiểu được khái niệm “Kiến Trúc Xanh”.Cũng không nên quan niệm “xanh” là hoàn toàn không dùng máy lạnh, mà nên hiểu là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt…, để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. Xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt. ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thông thoáng tự nhiên, cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ… Từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn dùng thông thoáng tự nhiên (passive house).Cần phải tránh thái độ cực đoan về kiến trúc xanh (xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt) vì đời sống hiện đại không phải lúc nào cũng như thế được. Luôn cần có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường tự nhiên và xã hội trước khi đề ra giải pháp thiết kế cho “kiến trúc xanh”. Khác với vùng ôn đới: mặt trời luôn ở phía bắc hay phía nam, tuỳ thuộc nhà ở nam hay bắc bán cầu mà mở cửa sổ về hướng đó để lấy nhiệt. Vùng nhiệt đới thì ngược lại, cần tránh nhiệt, mặt trời nằm ở phía đông và tây nên tường quay về phía đó và phải được che chắn cách nhiệt tốt. Mái nhà là nơi bị chiếu sáng suốt ngày nên phải chống nóng cho mái nên có thể dùng mái có nước, nước cản nóng rất tốt. Dĩ nhiên nó sẽ sinh nhiều vấn đề như muỗi chẳng hạn. Cho nên tuỳ theo vị trí mái có chăm sóc, bảo trì dễ hay không để khắc phục: Thả cá được không? Làm vườn cảnh được không? Lợi ích của kiến trúc xanh…Trước hết, kiến trúc xanh mang đến cái lợi trực tiếp chứ không viển vông: giá điện ngày càng cao và nếu tuân thủ thiết kế xanh, hoá đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều do ta giảm được máy lạnh, điện chiếu sáng, điện nấu nước nóng… Chi phí y tế ngày càng cao, nên nếu thiết kế xanh, căn nhà sẽ có bầu không khí sạch, giảm thiểu bụi bặm và các hoá chất (có rất nhiều trong vật liệu xây dựng, đồ nội thất, các loại sơn, thảm…) giúp ta giữ gìn sức khoẻ, giảm các chi phí y tế…Thứ hai, mối đe doạ từ sự xuống cấp của môi trường ngày càng sát sườn: những làng ung thư do môi trường bị ô nhiễm, thông tin về lượng bụi làm giảm chất lượng không khí của Hà Nội đến mức người ở Hà Nội 10 năm bị bệnh về hô hấp cao gấp nhiều lần người ở dưới 3 năm lại là một cảnh báo nữa; xuất hiện những căn bệnh như dị ứng triền miên vì không khí ở ngay trong nhà ngày càng xấu đi. Rồi tình trạng thiếu điện nghiêm trọng đang diễn ra vài tuần gần đây lại là một cảnh báo khác nếu cứ xây nhà mà chỉ dựa vào năng lượng điện để làm mát.Với tất cả những tác động gần, xa, những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, ta gần như đoán chắc rằng, nhận thức và áp dụng “kiến trúc xanh” đang đứng ngay trước cửa ngõ nhà mình và không có cách nào khác hơn là phải chú ý và dần áp dụng nó thôi. Tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh… Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh (Building Research Establishment – BRE) và một số nhà nghiên cứu tư nhân cùng đưa ra tiêu chí đánh giá công trình xanh vào năm 1990, mục đích là để chỉ đạo thực tiễn xây dựng kiến trúc xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường khu vực và toàn cầu. Trước tiên, BRE cho rằng đối với hạng mục kiến trúc ở vào các giai đoạn khác nhau thì nội dung đánh giá tương ứng cũng khác nhau. Nội dung đánh giá gồm 3 mặt: Tính năng kiến trúc, thiết kế xây dựng và vận hành quản lý, trong đó đối với kiến trúc ở vào giai đoạn thiết kế, giai đoạn mới xây và giai đoạn mới xây xong và đang tu sửa thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc và thiết kế xây dựng, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường, đối với kiến trúc hiện có đang được sử dụng hoặc một bộ phận thuộc về hạng mục quản lý môi trường đang được đánh giá thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc, quản lý và vận hành, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường. Các điều mục đánh giá bao gồm 9 mặt lớn:
1. Quản lý: Chính sách và quy trình;
2. Lành mạnh và dễ chịu: Môi trường trong và ngoài phòng;
3. Năng lượng: Tiêu hao năng lượng và phát thải CO2;
4. Vận tải: Quy hoạch địa điểm hữu quan và phát thải CO2 khi vận tải;
5. Nước: Vấn đề tiêu hao và rò rỉ;
6. Nguyên vật liệu: Chọn lựa nguyên liệu và tác dụng đối với môi trường;
7. Sử dụng đất: Cây xanh và sử dụng đất;
8. Sinh thái khu vực: Giá trị sinh thái của địa điểm;
9. Ô nhiễm: Ô nhiễm không khí và nước.
Mỗi điều mục chia ra nhiều điều mục nhỏ, tiến hành đánh giá kiến trúc lần lượt trên 3 mặt tính năng kiến trúc hoặc thiết kế và xây dựng hoặc quản lý và vận hành. Đáp ứng yêu cầu tức là có thể có được số điểm tương ứng. Ứng dụng Kiến trúc xanh trong điều kiện Việt Nam…Vật liệu xây dựng sẽ được làm từ những nguyên liệu tái chế không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường. ở Việt Nam, xu hướng tổng quát có thể ghi nhận là ngôi nhà sẽ thay đổi với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào kiến trúc.Với loại hình căn hộ, năm 2007, ở chừng mực nào đó, người tiêu dùng có thể sẽ tiếp cận với một thực tế: những công nghệ mới cho phép sử dụng kết cấu mới và vật liệu xây dựng mới có kích cỡ nhỏ, ít chiếm chỗ hơn kết cấu bê tông cốt thép kiểu cũ. Điều này cho phép dành nhiều không gian hơn cho nhu cầu ở và sinh hoạt. Mỗi căn hộ sẽ có phòng (hoặc khu vực) sun-room có ánh sáng trời và mảng xanh nho nhỏ. Một cao ốc căn hộ, chung cư cũ thường bắt đầu bằng công thức cây xanh sân chơi - lobby - phòng và nơi vui chơi, thể thao có thể đưa lên nơi cao nhất. Nay thì người ta có thể dành 1- 2 tầng cho nhu cầu cây xanh ngay trong khối nhà chen lẫn với những tầng có người ở. Cùng với đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát việc tiêu thụ và cung cấp năng lượng cho căn hộ sử dụng các nguồn năng lượng sạch tích hợp trong khối nhà như năng lượng mặt trời, gió... Một xu hướng nữa cần được ghi nhận là ứng dụng của thuật phong thuỷ. Thực tế, ngày càng có nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Đôi khi, chính chủ đầu tư xây nhà không quan tâm lắm thì người thân của họ như cha mẹ, anh em lại quan tâm. Đây là việc khó bởi phong thuỷ là một khoa học có mang những yếu tố tâm linh. Phong thuỷ còn có đặc thù của mỗi quốc gia theo phong tục, tập quán… Có thể trong thời gian không xa nữa sẽ xuất hiện hội tập hợp những người quan tâm đến phong thủy. Lúc đó sẽ có điều kiện để mọi người cùng hiểu đúng và ứng dụng đúng thuật phong thủy trong kiến trúc, xây dựng.
Tài liệu tham khảo :ArchitectureWeek Magazine. số 4 – 2007.
WorldPress Magazine 10018- 2007
Ths.KTS.Phạm Hoàng Phương
Phong cách vườn Châu Á
Phong cách vườn Trung Hoa
No comments:
Post a Comment