Monday, July 20, 2009

Kiến trúc Vietnam(1)

Khó tìm tác phẩm tốt !
* Tổ chức thi kiến trúc kiểu Việt Nam: Khó tìm tác phẩm tốt
KTS HỒ THIỆU TRỊ

Những năm gần đây, ở VN diễn ra nhiều cuộc thi tìm phương án kiến trúc cho các công trình lớn như tòa nhà Quốc hội, hội trường Ba Đình, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, sân vận động Mỹ Đình... Đó là dấu hiệu đáng mừng, nhưng từ cách tổ chức thi cho đến mục đích sử dụng các phương án dự thi đều đang làm nản lòng các kiến trúc sư (KTS) thực sự mong muốn cống hiến cho đất nước.
Nội dung của nhiều cuộc thi kiến trúc chưa được ban tổ chức làm bài bản, tính chuyên môn không cao, thường đưa ra một cách chung chung, gây tốn kém thời gian cho các KTS tham dự.
Thiếu đủ thứ
Thiếu quy định hướng dẫn tổ chức thi kiến trúc, VN cũng thiếu luôn quy định cho việc trả thù lao đối với những phương án đạt yêu cầu. Thế nên vấn đề trả thù lao cho các cuộc thi kiến trúc cũng là điều gây thất vọng đối với người tham dự: thù lao còn quá ít, thường mang tính tuyên truyền (đặt trong điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay hoàn toàn không phù hợp).
Ví dụ, nhiều cuộc thi trả thù lao cho phương án đạt yêu cầu chỉ năm bảy triệu đồng, nhưng ban tổ chức lại yêu cầu tác giả thiết kế phải làm đến 2 - 3 phương án, phải nộp thêm một mô hình. Để làm ra một phương án có chất lượng cao, chi phí thực tế lớn hơn nhiều số tiền thù lao của ban tổ chức.
Tôi cho rằng những điều như vậy thật phi lý. Ở Pháp, khi tổ chức cuộc thi kiến trúc với vốn là ngân sách nhà nước thì người ta quy định luôn việc trả thù lao cho các thí sinh, KTS dự thi chiếm khoảng 5% thiết kế phí của cả công trình (dù phương án không đoạt giải, chủ đầu tư không sử dụng).
Tổ chức thi chỉ để lợi dụng ý tưởng
Hiện nay, không ít chủ đầu tư dù chưa có quyết định đầu tư, chưa có ngân sách để thực hiện dự án nhưng vẫn tiến hành tổ chức cuộc thi tìm phương án kiến trúc.

Họ tổ chức như vậy để làm gì? Xin thưa, để họ dùng chính những phương án đó (chọn các phương án kiến trúc khả thi) để mời mọc, liên kết với nhà đầu tư khác. Thực chất các chủ đầu tư đã biến cuộc thi kiến trúc chỉ là cái cớ để giúp họ lợi dụng, thu hút đối tác kết hợp đầu tư chứ không phải nhằm mục đích tìm ra phương án kiến trúc tốt. Và chuyện thực thi phương án kiến trúc “đạt yêu cầu” chỉ là viễn cảnh xa xôi, thiếu thực tế.
Bên cạnh đó cũng không hiếm chuyện nhiều nhà đầu tư tổ chức cuộc thi kiến trúc một cách rộng rãi, nhưng ngay sau đó họ lấy các điểm hay của tác phẩm dự thi để giao cho đơn vị tư vấn thiết kế khác “xây dựng lại phương án”. Thế nên vai trò của tác giả thực sự thiết kế bị mờ nhạt, không được coi trọng.
Nói ra những điều phi lý ấy, tôi mong vấn đề đó cần được nhìn nhận thẳng thắn và nghiêm túc. Bởi chừng nào Nhà nước chưa có quy định về quy chế tổ chức thi kiến trúc, chừng đó KTS chưa được coi trọng đúng vai trò, công sức, và điều đó khiến kiến trúc VN không thu hút được người có tài tham gia, làm suy giảm nhiệt huyết của KTS trong việc đóng góp cho nền kiến trúc nước nhà.

Theo tạp chí Người đô thị - Đ.H. lược ghi (http://vietbao.vn/Nha-dat/To-chuc-thi-kien-truc-kieu-Viet-Nam-Kho-tim-tac-pham-tot/40259832/510/)
VỀ MỘT NỀN KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Kiến trúc Việt Nam đã có một thời kỳ “bùng nổ”. Bối cảnh xã hội “đổi mới” và “mở cửa” đã mang lại khá nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt nghệ thuật - từ chuyện sáng tác, đến “giao lưu”, “hội nhập” v.v… Trong một khoảng thời gian ngắn năm bảy năm mà số lượng KTS trên cả nước đã tăng lên rất nhiều. Diện mạo kiến trúc cũng thay đổi. “Đa sắc, đa hình, đa ý” hơn với nhiều xu hướng cả tây lẫn ta, cả cổ lẫn kim cùng tồn tại. Sự hồ hởi, phấn khởi, lạc quan lan tràn khắp nơi, kích thích thêm cho niềm tin về sự lớn mạnh và tương lai rạng rỡ của kiến trúc nước nhà…Tuy nhiên, khi niềm hứng khởi chóng qua, cho đến giờ nhìn lại, hầu như ai cũng thấy, sự “bùng nổ”, náo nức kia chỉ là chuyện phong trào, chuyện xã hội mang tính nhất thời. Nó mới chỉ là sản phẩm tự phát của một bối cảnh xã hội đổi mới, chứ chưa phải là sản phẩm của một hay những cách thức tư duy mới.

Giờ đây, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, các KTS có thể hoàn toàn “tự do” sáng tác. Nhưng xét đến cùng, “tự do” cũng là một thách thức, mà dường như các KTS Việt Nam, vẫn chưa được chuẩn bị kỹ về mọi mặt để có thể vượt qua. Tuy đã được cởi trói, nhưng dường như họ cũng không đóng góp được gì nhiều vào việc định ra những tiêu chuẩn, những giá trị mới để định hình một hệ thẩm mỹ thích nghi với thời đại, để đồng hóa được hai khái niệm kiến trúc Việt Nam thời “đổi mới” với kiến trúc “mới” Việt Nam. Trước tình trạng “manh mún, lộn xộn” của kiến trúc, nhiều người đã qui kết nguyên nhân cho sự ngưng trệ của môi trường sáng tác kiến trúc, cho sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, thông tin, đào tạo và tuyên truyền nghệ thuật, của phê bình kiến trúc v.v… Nhưng, thực ra, vấn đề còn là ở ý thức, ở nội lực của từng KTS. Không được dẫn dắt bởi một cách thức tư duy mới, các KTS, sẽ không biết khai thác năng lượng ở đâu cho sự sáng tạo, cũng như không biết làm thế nào để bảo toàn và phát triển nguồn năng lượng vốn có.
Bỏ qua những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động sáng tác kiến trúc gần đây với những mục đích khác nhau bên ngoài nghệ thuật của khá đông KTS, thì ngay ở phần “nghiêm chỉnh” nhất, kiến trúc “mới” Việt Nam, vẫn đang “chấp chới” giữa các khuynh hướng kiến trúc ngoại nhập của phương Tây với nghệ thuật dân gian. Nói “chấp chới”, bởi không thấy gốc rễ, không có dấu hiệu của sự chuyển hóa thích ứng, sự thống nhất mang tính nội tại. Chỉ cần đặt những cuốn giải thưởng kiến trúc Việt Nam bên cạnh bất cứ cuốn sách nào điểm lại nghệ thuật kiến trúc phương Tây thế kỷ XX, và chỉ cần xem phần hình ảnh minh họa, ai cũng dễ dàng nhận thấy, kiến trúc “mới” Việt Nam cứ như một phiên bản mờ nhạt. Có lẽ, hoàn toàn không quá khi nói, trong một diện mạo như thế, kiến trúc “mới” Việt Nam nói chung, vẫn chỉ là một vùng ngoại vi của kiến trúc thế giới. Tất cả những cái được gọi là “Biểu hiện”, là “Trừu tượng”, “Phi cấu tạo” v.v… mà các KTS đang tự hào cho là “mới” và áp dụng vào thực tế, chỉ tô đậm thêm cho tính chất ngoại vi của kiến trúc “mới” Việt Nam mà thôi - đi sau quá xa là một, nhưng quan trọng hơn, là kém thực chất: cách vẽ mới đã không mang ý nghĩa của một cách nhìn mới, và đi kèm với nó là của khoa học công nghệ và vật liệu mới, nên tuy làm theo những hình thức rất mới của thiên hạ nhưng khi diễn giải, các KTS vẫn không có mấy sự khai phá, tự thể hiện, chỉ có sự đi theo, lặp lại…Còn trong những nỗ lực khác để tìm về với truyền thống dân tộc, để khai thác những hình ảnh biểu trưng của cái được gọi là “văn hóa làng”, “văn hóa tâm linh”v.v… thì hầu hết các tác phẩm mới chỉ dừng lại ở mức làm thỏa mãn sự hiếu kì văn hóa của một số người, của khách nước ngoài nói chung, chứ chưa làm nên giá trị và vị thế cho kiến trúc Việt Nam xét trên phương diện nghệ thuật.
Đến lúc này, dường như, đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa kiến trúc. Hầu như ai cũng cảm thấy nghệ thuật của kiến trúc là thứ thật cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng chất lượng cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại…nhưng đồng thời, lại chẳng có mấy ai thực sự quan tâm, tiếp cận, tìm hiểu mỹ thuật kiến trúc trong một ý hướng chủ động, tích cực, cặn kẽ, và bài bản. Phần lớn các KTS vẫn chỉ chạy theo nhu cầu của thị trường, còn với số đông công chúng những người tạo nên thị trường thì nghệ thuật là thứ “kính mà không dám đến gần” biết là hay đấy nhưng không hiểu, không biết nên không tiếp cận, hoặc chỉ tiếp cận một cách sơ sài, cẩu thả; về phía các cơ quan quản lý, dường như cũng mới chỉ quan tâm đến khía cạnh pháp lý, những tiêu chuẩn về an toàn nói chung, tác phẩm không vi phạm luật pháp, chính trị là được chứ chưa thật sự quan tâm đến chất lượng nghệ thuật và thẩm mỹ của kiến trúc, giới phê bình kiến trúc thì hầu như không tồn tại, nếu có thì cũng im hơi lặng tiếng một cách khó hiểu v.v…
Có thể giải thích một phần nguyên nhân thực trạng này, bằng những phân tích về sự yếu kém của hoạt động phê bình và thông tin tuyên truyền kiến trúc. Phê bình kiến trúc đã không đảm nhiệm được vai trò của nó, không kích thích được nhu cầu và khai mở ý thức sáng tạo nơi các KTS, không có khả năng làm cho công chúng yêu thích và hiểu biết sâu hơn về nghệ thuật, không thuyết phục được các nhà quản lý trong việc định hướng v.v… Sinh hoạt lý luận, học thuật rất ít, hình thức lại không phong phú, và thường chỉ dừng lại trong khuôn khổ của một vài hội thảo, diễn đàn xong rồi thôi, ít tạo được hiệu quả. Trong bối cảnh ấy, đa số các chủ đầu tư lại không hiểu hết cái đặc thù của công việc sáng tạo nghệ thuật. Họ thiếu hiểu biết về mỹ thuật, trong công việc còn mang nặng tính ngẫu hứng, nên nhiều khi đã can thiệp khá thô bạo vào công việc sáng tạo của KTS. Phần lớn thích bắt chước người khác mà làm chứ hiếm khi có “triết lý”, có “gu” riêng trong nghệ thuật…Trong một môi trường hành nghề như vậy, nên tuy số lượng KTS của chúng ta khá đông đảo, công trình mọc lên nhiều nhưng dường như chẳng có mấy tác phẩm có tiếng nói riêng, có khả năng đại diện cho nền kiến trúc Việt Nam để hòa nhập một cách hữu cơ vào đời sống xã hội và tạo được phong cách. Rất hiếm KTS sáng tạo “như một cuộc phiêu lưu”, thử nghiệm. Đa số, thường tìm đến những giải pháp an toàn với sự thoả hiệp và cuối cùng là chiều chủ đầu tư để “phục vụ” cho cái này, hoặc cho cái kia...
Nhiều người cho rằng: đừng nên sốt ruột, thời gian sẽ tự điều chỉnh v.v. Nhưng thời gian cũng sẽ vô ích nếu không có sự vận động của ý thức và ý chí con người. Đúng là kiến trúc đương đại Việt Nam đang cần có phê bình, đang cần được nhìn lại. Nhưng, sẽ không có phê bình thực sự nếu không có căn cứ học thuật. Và sẽ không thể xây dựng cơ sở học thuật thực sự nếu không bắt đầu bằng thay đổi cách nhìn về văn hóa kiến trúc…Có lẽ không cần phải viện dẫn sách “Tây”, sách “Tàu” để biện giải cho khái niệm văn hóa kiến trúc. Bất cứ ai, suy nghĩ một cách thực tế, tiếp cận kiến trúc từ cơ sở tồn tại và phát triển của nó, từ các yếu tố chi phối, tác động đến sự vận động đổi mới của nó, từ nhận thức về ý nghĩa và giá trị của nó v.v…, đều dễ dàng nhận thấy sự tồn tại khái niệm văn hóa kiến trúc là đương nhiên và cần thiết. Không có gì mới mẻ hay đáng ngờ. Đương nhiên tồn tại và cần thiết được ý thức, nhưng cho đến nay, trong thực tế, khái niệm văn hóa kiến trúc chưa bao giờ được gọi tên với một nội hàm xác định, và đây là điều đáng phải suy nghĩ!?
Trong thực tế, cách tiếp cận kiến trúc của chúng ta, từ trước đến nay về thực chất vẫn còn nhiều bất cập. Điều này có nhiều biểu hiện. Một, trong khâu đào tạo và đầu tư cho sáng tác, chúng ta quan tâm đến yếu tố kỹ thuật nhiều hơn là nghệ thuật, thời gian và số môn ngoài nghệ thụât vẫn chiếm một tỷ trọng quá lớn trong chương trình đào tạo KTS, và ở nhiều nơi cách hiểu về công trình kiến trúc cũng không hơn một công trình xây dựng thuần tuý. Hai, trong khâu đánh giá và bình chọn tác phẩm chúng ta thường chỉ quan tâm đến những giá trị cũ ít nhiều đã ổn định, thích cái vừa phải, chừng mực, và thuận mắt hơn là khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo mới về mặt hình thức nghệ thuật (đây cũng là một đặc tính của dân tộc khó thay đổi). Ba, trong khâu tổ chức hoạt động phong trào, chúng ta nhấn mạnh đến ý nghĩa quần chúng, chính trị (của nó) với phương châm “vui là chính” nhiều hơn là ý nghĩa nâng cao chất lượng chuyên môn, học thuật. Bốn, trong định hướng sáng tác, chúng ta có khuynh hướng quay về các giá trị truyền thống với những ám ảnh về “bản sắc” không dứt ra được; chúng ta quan tâm đến vấn đề làm sao cho công chúng hiểu tác phẩm nhiều hơn là đề cao cái mới, cái tiền phong. Và, năm, như một hệ quả, chúng ta buông lỏng công tác phổ cập kiến thức nghệ thuật. Cách tiếp cận này có thể chấp nhận được trong điều kiện thời chiến. Nhưng nếu kéo dài, thì thực tế, ở một khía cạnh, nó trở thành sức ì cản trở sự phát triển bình thường của cả nền văn hóa mỹ thuật nói chung và văn hóa kiến trúc nói riêng, và ở khía cạnh khác, nó tự vô hiệu hóa, khiến cho cả nền kiến trúc rơi vào tình cảnh có định hướng, có tổ chức nhưng vẫn cứ như không…
Một thực tế khác: trước các khuynh hướng nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại phương Tây lan tràn, cả một thời gian dài, bởi đồng nhất tất cả chúng trong cái gọi là “nghệ thuật tư sản - suy đồi”, nên về mặt học thuật, chúng ta chưa bao giờ tiếp cận chúng một cách có hệ thống với thái độ phân tích khách quan để tìm cái hay, cái dở. Kết quả, cho đến nay, hầu như chẳng có mấy KTS Việt Nam thực sự am tường các khuynh hướng nghệ thuật đang hấp dẫn họ. Mơ hồ, nên họ không biết khai thác năng lượng ở đâu cho sự tiếp thu, sáng tạo. Ngay cả với giới phê bình cũng vậy, không được tiếp cận lý thuyết một cách đầy đủ, họ không biết căn cứ trên tiêu chuẩn nào để phê bình. Còn căn cứ trên các tiêu chuẩn quen thuộc, cũ kỹ tiếng nói của họ rất dễ trở nên lạc điệu, thậm chí vô duyên trước một thực tế kiến trúc nhiều biến đổi. Trước thực tế này, nhiều người đã đặt lại vấn đề về vai trò và trách nhiệm của phê bình kiến trúc. Nhưng thực ra, phê bình kiến trúc cũng “vậy thôi”. Thậm chí còn “tệ” hơn. Hầu như chưa có trường lớp nào đào tạo chuyên ngành phê bình kiến trúc, chưa có ai được chuẩn bị chu đáo cho công việc phê bình. Trên cả nước, cũng chẳng thấy ai đủ sức đi làm cái công việc cắt nghĩa, phân biệt các giá trị nghệ thuật một cách bài bản và có hệ thống. Rất nhiều bài viết gọi là phê bình kiến trúc trên báo chí, nếu không phải là những bài mang tính chất giới thiệu, đưa tin thì cũng sa vào lối tán tụng hoặc phê phán một cách cảm tính. Nhiều bài viết đã nhầm lẫn trong việc đồng hóa cái đẹp trong nghệ thuật với cái đèm đẹp trong cuộc sống, hay đồng hóa các giá trị thẩm mỹ với các giá trị đạo đức, luân lý v.v… Những bài viết này càng nhiều chỉ càng làm nản lòng những người muốn sống hết mình cho nghệ thuật, muốn đổi mới thực sự, và chỉ đẩy các KTS “yếu bản lĩnh” vào mê lộ, với những ham mê đầy ảo tưởng, và đẩy công chúng vào những ngộ nhận không biết đâu là nghệ thuật, đâu là phi nghệ thuật nữa… Th.S.KTS. Lê Hữu Trúc

* Tin ngắn kiến trúc Vietnam:

25-03-2008 nộp bài dự thi “Kiến trúc Việt nam ngày nay”
10-04-2008
Thi thiết kế mẫu biểu tượng về địa đạo Củ Chi
02-05-2008
Triển lãm Quy hoạch cơ bản phát triển hai bên sông Hồng
24-05-2008
Cuộc thi thiết kế ý tưởng: “ Kiến trúc Cổng cửa khẩu Việt Nam”
25-06-2008
Hội chợ đồ dùng gia đình và quà tặng quốc tế - 2008
25-06-2008
Triển lãm quốc tế xây dựng và kiến trúc
25-06-2008
Triển lãm quốc tế xây dựng và kiến trúc
03-07-2008
Hội chợ, triển lãm chuyên ngành xây dựng
18-07-2008
Triển lãm quốc tế Vietspa
31-07-2008
Triển lãm xây dựng và trang trí nội thất trung quốc lần thứ I tại việt nam nă
27-08-2008
Hội chợ quốc tế phát triển đô thị và ngôi nhà của bạn
03-09-2008
Hội chợ VietBuild 2008 - TP HCM
12-09-2008
Hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề chuyền thống XNK
17-09-2008
Triển lãm quốc tế về trang trí nội thất và thiết bị gia đình
17-09-2008
Triển lãm quốc tế xây dựng - VLXD - nhà ở và trang trí nội ngngoại thất
30-09-2008
Hạn nộp giải thưởng Kiến trúc 2008
10-10-2008
Cuộc thi:Kiến trúc Xây dựng nâng cấp Cung văn hoá thể thao thanh niên Hà Nội.
22-10-2008
Triển lãm quốc tế chuyên ngành điện tử - truyền thông - công nghệ thông tin
12-11-2008
triển lãm sản phẩm 3d - tin học truyền thông
20-11-2008
Triển lãm quốc tế công nghệ, thiết bị, dịch vụ ngành xây dựng châu á năm 20
* Đà Nẵng: khởi công tòa tháp đôi 37 tầng
Ngày 30-5, Công ty Đầu tư và Phát triển Hàn Quốc (Korea Investment & Development Co., Ltd) đã khởi công dự án True Friends Park - Blooming Tower Danang cao 37 tầng tại Đà Nẵng.
Hai tòa tháp nằm trên khu đất rộng 10.773m2 thuộc khu đô thị Đa Phước, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích sàn xây dựng 12.000m2, bao gồm các văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, công trình giải trí, thể thao, hầm để xe... Dự án có tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, dự kiến đưa vào sử dụng khoảng năm 2010.(theo Việt Báo)

* Ý kiến:
Đọc bài viết của anh Trị, không biết các bác Kiến bên nhà nghĩ sao? Hình như
cuộc thi kiến trúc năm nào cũng lọt về tay các "đại gia" như anh Tất, dĩ nhiên "lò" của các anh ấy tập trung quá nhiều "cao thủ" và có điều kiện để "luyện công" tốt hơn các anh chị em khác nhưng cũng phải biết tập quán "áo thụng vái nhau" kiểu Việt Nam nên cũng khó có cơ hội cho "đàn em" vươn lên.
* Link đến các sân chơi/ websites của dân Kiến:

http://www.kientrucdep.com.vn/
http://www.kientrucdothi.vn/
http://www.hau.edu.vn/
http://www.hcmuarc.edu.vn/
http://www.kientruc.org/
http://www.kien-truc.org/
http://www.kientrucdoisong.com/
http://www.4dkt.com/SMF/index.php?board=18.0
http://diendankientruc.com/
http://www.kientruc.com/
http://www.kientruconline.net/index.php/kien-truc.html
http://www.kienviet.net/
http://www.kientrucdep.com/
http://www.khoakientruchcm.com/
http://www.ktsvn.net/
http://sanchoikientruc.vn/
http://www.kientrucvietnam.org.vn/Web/Default.aspx?lang=vi-VN
http://www.4dkt.com/
http://archtrangroup.com/en/
http://www.hau.edu.vn/faculties-Arch-2.htm
http://www.incywincy.com/default?catid=944725&cached=www.hau.edu.vn/
http://www.qhkt.hanoi.gov.vn/
http://asia.groups.yahoo.com/group/tvkts/
http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thuat/kien-truc-phat-giao.html
http://kiensang.com/maunha.php
http://forum.sanchoikientruc.vn/

2 comments:

  1. Tác phẩm tốt khó tìm, cần điều kiện cho người thiết kế phát triển tiềm năng sáng tạo của mình!
    HOT COMBO VIGLACERA

    ReplyDelete