Monday, July 20, 2009

Kiến trúc Việt Nam(33):

Vai trò kiến trúc sư trưởng

Chức danh kiến trúc sư trưởng (KTST) sẽ “sống lại” nếu Quốc hội thông qua Dự luật Quy hoạch đô thị trong kỳ họp sắp tới. Vì sao Việt Nam muốn lập lại chức danh KTST sau chín năm (1993-2002) các KTST đã từng hoạt động không hiệu quả?

Một góc khu trung tâm TP.HCM - Ảnh: Lê Toàn

Nếu chuyên môn không được tôn trọng...

Để KTST thực sự là người kiến tạo diện mạo đô thị thì ý kiến chuyên môn của người này phải được độc lập và tôn trọng - không bị chi phối bởi ý chí cá nhân của lãnh đạo chính quyền thành phố.

Chức danh cần thiết

Dự luật Quy hoạch đô thị sắp được Quốc hội thông qua nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau về việc tái lập chức danh KTST. Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, không nên có quy định về KTST, vì thực tế UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có các cơ quan chuyên môn tham mưu (Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng), giúp quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc đô thị.

Thế nhưng Bộ Xây dựng cho rằng nên có thiết chế KTST cho đô thị. Vì, KTST là người phản biện độc lập, khách quan với cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc đô thị. Hơn nữa, theo Bộ Xây dựng, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, lịch sử truyền thống cũng như quy hoạch để tạo ra bản sắc và diện mạo của đô thị không thể thiếu vai trò của KTST.

Vì vậy, với vai trò là cơ quan soạn thảo, Bộ Xây dựng đã đưa vào Dự luật Quy hoạch đô thị, quy định: “KTST có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho chủ tịch UBND thành phố trong việc tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch đô thị, xây dựng định hướng kiến trúc, xây dựng quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quy hoạch, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND thành phố đó” (điều 17).

Thật ra, KTST là mô hình khá phổ biến ở nhiều nước trong giai đoạn phát triển tương tự như Việt Nam hiện nay. Vì vậy, khi thẩm tra Dự luật Quy hoạch đô thị, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, việc đưa quy định về KTST vào dự luật là cần thiết nhưng Ban soạn thảo cũng lưu ý phải xem lại mô hình KTST trước đây tại sao thất bại để có những quy định phù hợp về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của KTST.

Phản biện và tham mưu?

Chức danh KTST đã từng tồn tại chín năm (1993-2002) tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính, trước đây, KTST được trao nhiệm vụ và quyền hạn rất lớn: nghiên cứu chiến lược phát triển đô thị, quản lý phát triển đô thị... Có con dấu, tài khoản và bộ máy giúp việc riêng.

Nhưng với gần chục năm hoạt động của Văn phòng KTST, diện mạo của TPHCM và Hà Nội không những không đẹp hơn mà còn xấu đi. Bộ mặt đô thị của hai thành phố lớn nhất nước này được “trang điểm” một cách rẻ tiền bằng những cao ốc nằm cạnh các di tích kiến trúc cần được bảo tồn; cũng như hiện tượng công viên bị lấn chiếm, nhà siêu mỏng gia tăng.

Chỉ khi nào năng lực chuyên môn được tôn trọng thì bộ mặt thành phố mới hy vọng được cải thiện.

Theo Bộ Xây dựng, cơ chế hoạt động của KTST trước đây không hiệu quả vì được trao quyền quá nhiều nên dẫn đến cửa quyền. Văn phòng KTST bị chìm ngập trong những công việc sự vụ hành chính về phê duyệt và giám sát dự án. Vì vậy, chức danh KTST lần này được Bộ Xây dựng đề xuất chỉ là chức danh cá nhân, không có quyền ra văn bản, chỉ thị; mà chỉ làm công việc tư vấn, phản biện và tham mưu cho chủ tịch UBND thành phố ra quyết định.

KTS. Nguyễn Trường Lưu cho rằng, trong lúc nhiều thành phố đang loay hoay tìm hướng phát triển đô thị, sự ra đời chức danh KTST (để đảm bảo cho sự thống nhất về không gian, kiến trúc, cảnh quan trong quá trình phát triển và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị bản sắc của đô thị) là cần thiết. Nhưng nếu tiếng nói của KTST chỉ có giá trị tham mưu, tư vấn thì không khéo “giá trị” của KTST cũng giống như “tổ phản biện”; các nhà lãnh đạo thành phố nghe được thì nghe, không thì thôi!

Một kiến trúc sư không muốn nêu tên nói rằng trước đây KTST được giao quyền rất lớn còn không làm tròn nhiệm vụ, bây giờ thu hẹp quyền lại, liệu có khả thi? Theo ông Võ Kim Cương, nguyên Phó KTST TPHCM, chức danh KTST trước đây tương đương thứ trưởng, cao hơn giám đốc sở. Thế nhưng suốt chín năm hoạt động, Văn phòng KTST TP.HCM không có trụ sở, cả trăm con người phải “ở ké” trụ sở của Sở Xây dựng.

Ông Cương kể chuyện trên để cho thấy rằng, về lý thuyết KTST có quyền rất lớn nhưng thực tế không thể thực hiện hết thẩm quyền vì vướng rất nhiều quy định, thậm chí là áp lực từ chính quyền thành phố. Ông Cương thừa nhận, hồi đó Văn phòng KTST không làm hết được chức năng chuyên môn mà tập trung quá nhiều quyền về cấp phép xây dựng. Tất nhiên, kèm theo đó là quyền lực quyết định đến những lợi ích rất lớn của nhiều nhóm người trong cộng đồng.

Liệu khi giải phóng KTST khỏi những công việc sự vụ để vị này chuyên tâm vào công việc chuyên môn, đúng như tinh thần mà Dự luật Quy hoạch đô thị, thì công việc của KTST có suôn sẻ và hiệu quả?

Chuyên môn và ngoài chuyên môn

Để KTST thực sự là người định dạng bản sắc kiến trúc của thành phố, chức danh này cần được tách biệt khỏi các nhiệm kỳ hành chính, thường khá ngắn và càng ngắn hơn với quá trình phát triển của một đô thị. Và vấn đề cốt lõi vẫn là các ý kiến chuyên môn có được những người lãnh đạo tôn trọng hay không.

Thật vậy, một quan chức của văn phòng KTST TP.HCM trước đây thừa nhận rằng nhiều trường hợp các ý kiến chuyên môn đã không được lãnh đạo thành phố chấp nhận. Ví dụ như, theo đúng quy hoạch, để đảm bảo cảnh quan kiến trúc, một số khu vực nội thành không được xuất hiện nhà cao tầng. Thế nhưng, khi làm việc với nhà đầu tư, lãnh đạo thành phố chấp thuận cho xây nhà cao tầng và buộc cơ quan chuyên môn phải nghe theo. Có vị lãnh đạo còn nói: “Các anh vẽ đẹp nhưng bắt tụi tui chạy theo, mệt quá”.

KTS. Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội KTS TP.HCM, cho rằng cách sử dụng KTST của các nhà lãnh đạo thành phố sẽ quyết định bộ mặt đô thị. Thế nhưng không ít kiến trúc sư cho rằng, trong cơ chế hiện nay nhiều khi lãnh đạo thành phố cũng không thể quyết định được và phải tự phá vỡ quy hoạch vì chỉ đạo (nhiều khi là ý kiến cá nhân) của cấp trên.

Sự chi phối của những yếu tố bên ngoài đối với năng lực chuyên môn về kiến trúc là một thực tế hiện nay. Và chỉ khi nào năng lực chuyên môn được tôn trọng thì bộ mặt thành phố mới hy vọng được cải thiện.

Muốn vậy, theo KTS. Nguyễn Trường Lưu, cần nhanh chóng xây dựng chính quyền đô thị vì chính quyền đô thị sẽ giúp phát huy được thế mạnh của vai trò KTST. Khi đó, thị trưởng có thể mời bất cứ nhà chuyên môn nào có uy tín để làm KTST và quyết định theo tư vấn của KTST.

Khi hai người không thể thống nhất một vấn đề, hoặc KTST sẽ từ chức hoặc thị trưởng sẽ mời người khác làm KTST. Trong mọi trường hợp, do hai người luôn có trách nhiệm với các quyết định của mình (thị trưởng do dân bầu trực tiếp), các định hướng phát triển thành phố sẽ luôn được đảm bảo theo hướng tối ưu.

Thế nhưng, trước mắt, ông Lưu đề xuất, ở giai đoạn ban đầu xây dựng chính quyền đô thị như hiện nay, cần quy định chính một phó chủ tịch UBND tỉnh (thành phố) phụ trách xây dựng làm KTST.Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Lần đầu tiên kiến trúc sư Việt Nam đoạt giải vàng Châu Á

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng cuộc thi Giải thưởng Hội Kiến trúc sư Châu Á (Arcasia Awards) 2007-2008. Kiến trúc giành giải là công trình "cà phê Gió và Nước" xây tại Bình Dương.

Giải thưởng vừa được Hội Kiến trúc sư Châu Á họp tại Srilanka công bố ngày 18/9.

Quán cà phê bao quanh hồ nước. Ảnh: VoTrongNghia company.

Cà phê Gió và Nước (wNw) là kiểu kiến trúc ứng dụng khí động học, do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự Nguyễn Hòa Hiệp, Sakata Minoru, Ohara Hisanori thiết kế với toàn bộ nguyên liệu bằng cây tầm vông.

Và lồng lộng gió. Ảnh: VoTrongNghia company.

Các nhà kiến trúc cũng tận dụng một hồ nước xung quanh Gió và Nước để tạo thành một máy điều hòa thiên nhiên hữu ích. Công trình này cũng đã đoạt được nhiều giải thưởng cao về kiến trúc ở trong nước.

Trao đổi với VnExpress sáng nay, kiến trúc sư Nghĩa cho rằng, Gió và Nước được chọn trao giải vàng nhờ ý tưởng thiết kế lạ, sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên và thân thiện với môi trường. Đây cũng là kiểu kiến trúc đầu tiên ứng dụng khí động học tại Việt Nam.

Đình làng Việt Nam

Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam trong lịch sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nhưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình như ở Đình. Điêu khắc ở đình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam.

Nói điêu khắc đình làng cũng là nói đến nghệ thuật trang trí đình làng. Điêu khắc ở đây là điêu khắc trang trí. Người thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình thêm đẹp. Điêu khắc ở đây do đó gắn liền với kiến trúc. Hầu như trên các thành phần của kiến trúc đình làng đều được các nghệ nhân xưa dùng bàn tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình.

Ngay những ngôi đình từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XVIII, điêu khắc trang trí đình làng mang đậm tính chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực, hay là cả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo và một tâm hồn hết sức sôi nổi. Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm của đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước điện thờ được chạm trổ khá công phu.

Ơở các ngôi đình miền Trung, điêu khắc trang trí không phong phú như các ngôi đình miền Bắc. Có người đã tổng kết về trang trí trên gỗ ở các ngôi đình vùng Thừa Thiên - Huế : "Trong kết cấu gỗ của nội thất tùy quan niệm thẩm mỹ mà dân làng có thể chạm trổ chi tiết đầu rồng, đuôi rồng ở đầu đuôi kèo, chạm hoa và đường chỉ xuyên tâm ở thanh xà và đòn tay. Việc chạm trổ nhiều, thích ứng với các đình có kết cấu vừa phải, thanh tú. Chạm trổ ít, thích ứng với các đình có kết cấu gỗ to lớn, đồ sộ...". Đây cũng là tính chất trang trí nói chung của ngôi đình miền Trung. Nhưng nếu điêu khắc trang trí tên gỗ có giảm sút thì ngược lại, ở các ngôi đình miền Trung lại phát triển hình thức trang trí bằng cách đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đường gờ mái, người ta trang trí hình tứ linh. Ơở hai đầu hồi thường được trang trí hình dơi xòe cánh bằng sành sứ để cầu phúc. Đây là cách trang trí phổ biến đời Nguyễn.

Đình miền Nam cũng có lối trang trí đắp nổi mặt ngoài gần giống đình miền Trung, nhưng điêu khắc trang trí trên gỗ thì cũng có điểm khác biệt. Phần lớn chạm khắc gỗ này đã có từ giữa thế kỷ XIX. Bốn cột đình thường được trang trí hình rồng, nên gọi là "long trụ". Nhiều nơi, long trụ chạm rời bên ngoài ốp vào, nhưng cũng có nơi long trụ được trổ một khối nguyên... Ngoài những cột long trụ đình Nam Bộ thường có các bao lam trước điện thờ, như cửa võng trong các đình miền Bắc, được chạm trổ rất tinh vi, đề tài thường là tứ linh, cá hóa long, rồng, hổ...

Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất nước.

Đình Tây Đằng - Hà Tây, ngôi đền cổ nhất Việt Nam

DinhTayDang 2Nằm cách Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, đình Tây Đằng (thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) được biết đến là một trong số những ngôi đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 năm tuổi.Đây là một công trình kiến trúc độc đáo hình chữ Nhất, vật liệu xây dựng ban đầu hoàn toàn bằng gỗ mít, trong quá trình tu bổ sau này có dùng một số gỗ lim Trường Sơn - loại gỗ hứng nhiều nắng, gió biển tạo nên thớ xoắn rất chắc chắn.

DinhTayDang 0Đình Tây Đằng được dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVI, nhưng hiện nay tại đình vẫn còn lại một số hoa văn từ thế kỷ XI - XIII, nên có giả thiết đình Tây Đằng có thể được xây dựng từ trước thế kỷ XVI. Đình có 48 cột lớn nhỏ, trước kia hoàn toàn làm bằng gỗ mít - loại gỗ hàng trăm năm không bị tiêu tâm (rỗng lõi), cột cái lớn nhất có đường kính đến 80cm. Nếu như các ngôi đình khác đều có bứng ván hoặc xây tường xung quanh thì đình Tây Đằng chỉ có hệ thống cột chống dàn mái (sức chịu lực tương đương móng một căn nhà 7 tầng) tạo nên một không gian thoáng đãng, tràn đầy ánh sáng làm nổi bật những hoa văn độc đáo, giá trị trong đình. Các đầu đao đều uốn cong có gắn long, ly, quy, phượng bằng đất nung màu gan trâu; xà, đấu, kèo, cốn đều có chạm khắc. Các hình chạm khắc rồng đều mang phong cách rồng thời Trần, chim phượng được chạm theo lối múa xòe cả hai cánh. Nét độc đáo nhất của đình Tây Đằng được thể hiện qua các bức chạm khắc mang đậm nét văn hóa dân gian trên từng cấu kiện kiến trúc, đề tài thiên về hoạt động của con người trong làng xã Việt Nam thế kỷ XVI như bơi thuyền, gánh con, đốn củi, múa hát và tuyệt nhiên không chịu ảnh hưởng của lối chạm khắc hoa văn nước ngoài, thể hiện tư duy, trí tuệ của người Việt cổ về cuộc sống, lao động

Hàng cột tháp
sản xuất của nhân dân lao động... Các bức chạm khắc mô tả sống động một quy trình khép kín cuộc sống của người Việt cổ, từ thủa sơ khai với hoạt động săn bắt, hái lượm, thuần hóa động vật hoang dã (hình tượng voi đi cày) đến cảnh đấu tranh chống giặc giã, sau đó đất nước thanh bình (hình ảnh người chồng ngồi chải tóc cho vợ dưới gốc cau), trai tráng luyện tập võ nghệ, nhân dân nô nức trong lễ hội đua thuyền đến cảnh cha mẹ, ông bà xum vầy, thầy đồ dạy học biểu tượng cho sự chăm lo tới thế hệ sau... Các kiến trúc chạm khắc trong đình Tây Đằng hiện diện đủ các vùng văn hóa trên khắp đất nước, từ một gia đình Bắc bộ ấm cúng bên gốc cau đến người phụ nữ Nùng chơi đàn tính ở vùng cao miền Bắc hay lễ hội đua thuyền ở miền Nam. Sự tài tình của các bậc tiền nhân chính là ở chỗ toàn bộ hơn 1.300 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không hề trùng nhau một chi tiết nào và được bố trí rất hài hòa, không mang tính đối xứng như các chi tiết kiến trúc ở những ngôi đình khác...
Với những giá trị kiến trúc chạm khắc đặc sắc, độc đáo, đình Tây Đằng được ví như một bảo tàng nghệ thuật dân gian của thế kỷ XVI. Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, đình Tây Đằng còn là nơi thờ Tản Viên Sơn thánh (Sơn Tinh), một nhân vật anh hùng theo truyền thuyết đã chế ngự được lũ lụt.

Chùa Vĩnh Nghiêm-Saigon (39 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh)File:Vnghiem2.jpgFile:Vnghiem1.jpg

Ảnh:http://dongoc.free.fr/dongoc/photos20060813c.html

pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)

pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)

pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
Vaishravana (roi-gardien du Nord), Lokapâlas (rois-gardiens), pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
Dhritarashtra (roi-gardien de l'Est), Lokapâlas (rois-gardiens), pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
pagode Vinh Nghiem (39 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
Ảnh: Le Thanh Hoang Dan (xem: http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3090202)



Chùa Vĩnh Nghiêm (hoangkhainhan.com)

Ảnh: Góc phố Saigon hôm nay - http://dongoc.free.fr/dongoc/photos20060813c.html

Trường Trung học Phổ thông Marie Curielycée Marie Curie (159 rue Nam Ki Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)lycée Marie Curie (159 rue Nam Ki Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
lycée Marie Curie (159 rue Nam Ki Khoi Nghia, quartier 7, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn (ancien collège Chasseloup-Laubat, Jean Jacques Rousseau)lycée Le Quy Don, ancien collège Chasseloup-Laubat, ancien collège indigène (110 rue Nguyen Thi Minh Khai, quartier 6, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)một cao ốc đang xây
rue Nam Ki Khoi Nghia (quartier 6, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
chợ chó đường Nam Kì Khởi Nghĩarue Nam Ki Khoi Nghia (quartier 6, 3ème arrondissement, Ho Chi Minh ville)
hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập)
palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)
palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)
salle de réception, palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)
salle du conseil des ministres, palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)


phòng đại Yến (Dinh Độc Lập)
phòng họp hội đồng nội các (Dinh Độc Lập)
salle de conférence, palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)
phòng khánh tiết (Dinh Độc Lập)salle de conférence, palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)
phòng khánh tiết(Dinh Độc Lập)

salle de conférence, palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)
palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)
palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)


phòng tập bắn (Dinh Độc Lập)salle de tir, palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)


station radio (the spare radio station), palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)
đài phát thanh dư phòng (Dinh Độc Lập)
section téléphone, palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)


fixed receiving site section, palais de la réunification (133 rue Nam Ky Khoi Nghia, quartier Ben Thanh, 1er arrondissement, Ho Chi Minh ville)
ban đài thu vô tuyến điện cố định (Dinh Độc Lập)

No comments:

Post a Comment