Monday, July 20, 2009

Kiến trúc Việt Nam(29):

1. Kiến trúc cao tầng
Cao ốc có chức năng riêng của nó là khối nhà văn phòng, thương mại, dịch vụ hoặc là nơi ở, tập trung tại các thành phố lớn ngày nay. Đất hẹp, người đông, hoạt động kinh tế - tài chính tập trung là các lý do chủ yếu làm xuất hiện kiến trúc cao tầng. Do đó, trong phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày nay khó mà không làm nhà cao tầng. Tiêu biểu cho sự thành công về kinh tế hoặc quyền lực, các tòa nhà khổng lồ này sẽ xác định vị thế vươn lên của các thành phố Châu Á trong thế kỷ XXI. Điều đó cũng giống như chúng đã là biểu trưng cho tiềm năng kinh tế vượt bậc của các thành phố Mỹ suốt thế kỷ XX vừa qua. Cao ốc xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX chủ yếu ở Hoa Kỳ rồi lan tràn sang các n?ớc khác, đặc biệt kể từ sau Thế chiến 2.
Xu thế kiến trúc cao tầng
Cao ốc có chức năng riêng của nó là khối nhà văn phòng, th
ương mại, dịch vụ hoặc là nơi ở, tập trung tại các thành phố lớn ngày nay. Đất hẹp, người đông, hoạt động kinh tế - tài chính tập trung là các lý do chủ yếu làm xuất hiện kiến trúc cao tầng. Do đó, trong phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày nay khó mà không làm nhà cao tầng.
Tiêu biểu cho sự thành công về kinh tế hoặc quyền lực, các tòa nhà khổng lồ này sẽ xác định vị thế vươn lên của các thành phố Châu Á trong thế kỷ XXI. Điều đó cũng giống như chúng đã là biểu trưng cho tiềm năng kinh tế vượt bậc của các thành phố Mỹ suốt thế kỷ XX vừa qua. Cao ốc xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX chủ yếu ở Hoa Kỳ rồi lan tràn sang các n?ớc khác, đặc biệt kể từ sau Thế chiến 2.
Hiện nay Châu
Á đang qua mặt Hoa Kỳ về tốc độ xây dựng cao ốc. Các nhà chọc trời như Petronas (Kuala Lumpur), Jin Mao (Thượng Hải), các Trung tâm tài chính ở Thượng Hải, Đài Bắc, Hồng Kông... đang vượt xa về qui mô lẫn chiều cao các cao ốc Mỹ như Sears (Chicago), Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (New York). Sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 đánh sập tòa Tháp đôi (Twin Tower) này đã có tác dụng làm ngưng lại một thời gian dài kiến trúc cao tầng ở Âu Mỹ.
Qui mô và chức năng kiến trúc cao tầng ngày nay cũng khá đa dạng. Tháp
Petronas tại Kuala Lumpur với diện tích sử dụng 700.000m2 có thể chứa nguyên dân số và các loại hình hoạt động của một thành phố nhỏ 85.000 người. Kiến trúc cao tầng nay cũng ít khi sử dụng cho một mục tiêu duy nhất như khách sạn, văn phòng hoặc nhà ở mà nó còn mang tính tổng hợp, đa chức năng, phục vụ cả chỗ làm việc, nơi ở lẫn hệ thống truyền thông, nhà chứa xe... Ví như cao ốc Jin Mao với diện tích sử dụng 265.000 m2 tại Thượng Hải do công ty thiết kế SOM của Mỹ thực hiện, xem như một trung tâm th?ơng mại quốc tế nhưng lại chứa cả khách sạn Hyatt có 558 phòng.
Nếu vào các thập kỷ đầu thế kỷ XX, cao ốc được xem như tòa nhà - cỗ máy nhưước của trào lưu kiến trúc công năng thì nhà cao tầng hôm nay mang tính kỷ nguyên điện tử. Chúng phù hợp với cuộc sống mới trong thời đại công nghệ thông tin, giúp ta rút ngắn cả khoảng cách lẫn thời gian.
Nhà thiết kế Hiroshi Hara tại thành phố Osaka còn muốn đi xa hơn khi xây dựng công trình “siêu cao ốc kết dính” Umeda Sky City trong
ước mơ lớn xây dựng được một “mạng lưới đô thị ba chiều” với hệ thống cầu liên thông trên không trung nối kết các khối cao tầng trong thành phố lại với nhau. Nhiều nhà thiết kế trẻ ngày nay còn tiến xa hơn khi đề xuất các kiến trúc cao tầng ngày càng mang dáng dấp các trạm vũ trụ kiểu khoa học giả tưởng...
Ta sẽ tự hỏi: Phải chăng làn sóng kiến trúc cao tầng đang là hiện thực không thể c?ỡng lại đ
ược của xu thế kiến trúc tương lai? Và đâu là các mặt mạnh, mặt yếu của chủng loại kiến trúc này?
Các điểm tích cực và các điều bất cập của kiến trúc cao tầng
Kiến trúc cao tầng thực chất là con đẻ của chủ nghĩa công năng trong trào lưu kiến trúc hiện đại, phù hợp với xã hội công nghiệp phát triển ở đỉnh cao thế kỷ XX.
Vào những năm cuối thập kỷ 1920, Hiến ch
ương Athen ra đời nhanh chóng đ?ợc xem như Thánh kinh của trào lưu kiến trúc hiện đại, cổ xúy cho sự hình thành những “Thành phố Công nghiệp” kiểu Tony Garnier, Le Corbusier... Yêu cầu to lớn xây dựng lại sau Thế chiến 2 đã là mảnh đất màu mỡ cho phát triển kiến trúc cao tầng. Tuy vậy, sau nửa thế kỷ xây dựng cao tầng, ở phương Tây người ta đang xét lại chủng loại kiến trúc này khi phương Tây phải đối đầu với nhiều cuộc khủng hoảng mới.
Hãy đọc bảng “Hiến ch
ương Athen Mới” của Hiệp hội các nhà quy hoạch đô thị Châu Âu ra đời vào những năm cuối 1990 thì rõ. Họ đã phê phán nặng nề chủ nghĩa công năng vì nó xem nhẹ các mặt nhân văn, môi trường và công bằng xã hội. Chủ trương đô thị ngày nay phải lấy con người làm trung tâm phát triển đô thị và xây dựng xã hội bền vững.
Thực vậy, trào lưu kiến trúc cao tầng thế kỷ XX đã làm sản sinh ra các khối nhà hộp vô hồn, đơn điệu, khắp thế giới đi đâu cũng gặp. Nếu Bắc Mỹ còn tiếp tục xây dựng cao tầng và Châu á hăng say xây dựng thật nhiều cao ốc, thì ở Tây Âu người ta chủ trương xây dựng rất ít nhà cao tầng. Thậm chí, gần đây còn xuất hiện cả một phong trào phản đối kiến trúc cao tầng.
Họ có lý khi cho rằng thời đại công nghiệp của thế kỷ XX đang chấm dứt. B
ước vào thế kỷ XXI - hậu công nghiệp, văn phòng, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt kinh tế - tài chính không nhất thiết phải dồn về các trung tâm đô thị một khi con người đã bước vào thời đại công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Dự kiến các nơi sản xuất, khu dịch vụ lẫn nhà ở sẽ phân tán về các vùng thiên nhiên, cây xanh.
Mặt khác, ngày nay thế giới quả là đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng l
ượng trầm trọng nhất, do nguồn nguyên liệu dầu mỏ ngày càng cạn kiệt. Trong thực tế, lối sống hiện đại Âu Mỹ ngày nay rất phí phạm năng lượng. Tiếp theo các cuộc khủng hoảng năng lượng cuối thế kỷ XX, tiết kiệm xăng dầu đang là một khẩu hiệu tại khắp nơi ở phương Tây. Ví như việc các KTS Mỹ ngày nay bắt buộc phải cập nhật kiến thức về tiết kiệm năng lượng trong thiết kế của mình. Đây là sự cảnh báo có thật, vì theo các con số thống kê, điện năng cung cấp cho nhà cửa hiện đại đã ngốn hết một nửa nguồn năng lượng dầu mỏ, 1/4 khác sử dụng cho xe hơi. Điều đó bắt buộc phương Tây phải khẩn trương nghiên cứu tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế: năng lượng mặt trời, điện hạt nhân, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt, biogas...
Ng?ời ta cũng quan niệm lại cuộc sống mới: không thể chấp nhận con ng
ười suốt ngày đêm bị nhốt kín trong các khối nhà điều hòa nhiệt độ. Đa số người sinh sống trong các chung cư cao tầng mong muốn được tiếp xúc nhiều hơn với khí trời, thiên nhiên.
Phản ứng trước tình hình trên, đáp ứng yêu cầu sinh sống mới, các nhà kiến trúc hôm nay đang sáng tạo nhiều kiến trúc cao tầng mang tính sinh thái, thân thiện với môi trường: Nhà tháp “Xanh” Menara Mesiniaga ở Kuala Lumpur (và gần đây Thư viện Quốc gia Singapore) của KTS Ken Yeang. Ngân hàng Thương mại ở Frankfurt với sảnh trời, cây xanh của KTS Foster người Anh, ông cũng là tác giả của cao ốc “Green Bird” thông gió tự nhiên, trang bị tế bào quang điện thu nạp năng lượng mặt trời, quạt tua bin tạo năng lượng gió.
Phải làm gì tr
ước làn sóng kiến trúc cao tầng
ở Việt Nam đang xuất hiện kiến trúc cao tầng, sắp tới sẽ xuất hiện rất nhiều cao ốc lớn ở Hà Nội, TP. HCM. Đó là xu thế phát triển tự nhiên và tất yếu của các thành phố mới tại các n
ước đang phát triển.
Một đợt sóng kiến trúc cao tầng đã xuất hiện tại TP. HCM thời kỳ mở cửa (vào các năm 1990). Khách quan nhìn lại, rõ ràng là về nhiều mặt chúng ta đã lúng túng vì ch?a chuẩn bị đ
ược gì để đón nhận chủng loại kiến trúc này. Quy hoạch thành phố hầu như bị phá vỡ trước yêu cầu cấp bách đáp ứng đầu tư xây dựng của nước ngoài. Làn sóng cao tầng chỉ tạm thời ngưng sau khủng hoảng kinh tế - tài chính vào các năm 1997 - 1998. Nay với đà hội nhập nhanh vào khu vực và thế giới, chúng ta lại sẽ phải đối đầu với một làn sóng kiến trúc cao tầng mới.
Trong thực tế, cuộc tranh cãi về bảo tồn di sản đô thị, cảnh quan cây xanh chống lại làn sóng xây dựng cao ốc một cách hỗn độn ở khu trung tâm thành phố vẫn ch?a kết thúc. Nhiều điều bất cập đã xảy ra, xin nêu ra một số:
- TP. HCM đã từng đổ ra biết bao nhiêu công sức mới giải tỏa đ
ược dòng kênh ô nhiễm Nhiêu Lộc - Thị Nghè vậy mà ngày nay không ít chung cư cao ngất đã mọc một cách vô trật tự lên trên tuyến đường dọc kênh, không chừa khoảng trống, cây xanh. Phải chăng cảnh quan bờ sông đang bị phá vỡ?
- Giải tỏa đ
ược các khu nhà ổ chuột lụp xụp ở nhiều khu vực trong thành phố là việc làm tích cực khác. Nhưng nay ta lại vội vã thay thế vào đó các chung cư theo kiểu tận dụng hết đất, không dành diện tích cho cây xanh, sân bãi phục vụ cộng đồng là điều bất cập. Bên cạnh đó là những vấn đề về giao thông, cấp thoát n?ớc, môi tr?ờng... không được quan tâm.
- Kiến trúc cao tầng thường được qui định nằm trên các trục giao thông lớn và làm nhiệm vụ “định dạng khung sườn” cho thành phố. Thế nhưng, nhà cao tầng thời gian qua lại được xây theo kiểu tự phát. Nhà đầu tư “chạy” được chỗ nào thì xây chỗ đó, vì chưa có quy hoạch rõ ràng. Dĩ nhiên họ muốn thu lợi ngay, không gì dễ dàng hơn là tập trung xây khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp. Và ai cũng muốn bám vào khu trung tâm thành phố, có sẵn kết cấu hạ tầng (tuy còn ọp ẹp) và nguồn khách tập trung. Đòi hạn chế, đưa kiến trúc cao tầng ra các khu vực dự kiến phát triển mới ở ngoại ô, không cho các nhà đầu tư xây dựng phát triển cao ốc ở trung tâm thành phố là không thực tế. Di sản kiến trúc cũ và cảnh quan ở các khu trung tâm vì thế bị mất dần.
Đó là những mâu thuẫn có thật mà ta đang đối mặt. Nêu lên một số tình hình cụ thể về kiến trúc cao tầng ở thành phố, tôi chỉ muốn nói rằng ta vẫn ch?a có kinh nghiệm về quy hoạch sử dụng đất đai đô thị và quản lý chúng, đặc biệt về kiến trúc cao tầng.
Nhìn từ bên ngoài, có một số nhận xét nh
ư sau:
- Trên 10 năm qua, TP. HCM đã thực sự khởi sắc với đầu t
ư xây dựng kiến trúc cao tầng do đầu tư nước ngoài.
- Giới kiến trúc - quy hoạch ta đã tiếp thu khá nhanh kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng hiện đại thế giới.
Tuy vậy, bên cạnh các điểm tích cực đó đã xuất hiện nhiều điều yếu kém:
- Ta ch
ưa có kinh nghiệm xây dựng kiến trúc hiện đại tiêu chuẩn thế giới, đặc biệt trong thiết kế và quản lý kiến trúc cao tầng.
- Quy hoạch, luật lệ về sử dụng đất, kiến trúc cao tầng rất thiếu sót, không chỉ riêng ở TP. HCM mà ở khắp n
ước.
Tr?ớc tình hình đó, nếu muốn làm tốt kiến trúc cao tầng ở TP. HCM, cụ thể ta nên làm gì?
Tôi xin nêu ra một số suy nghĩ:
- Về cơ bản, ta cần rút đ
ược kinh nghiệm, những ưu, khuyết của người đi trước. Tập trung tiến hành quy hoạch lại các khu trung tâm, phân khu cho nhà cao tầng, chú trọng chiều cao phù hợp, tăng cường hệ thống hạ tầng, giải quyết các nơi đậu xe tập trung để “chung sống” với kiến trúc cao tầng.
- Nếu quả thực chúng ta ch
ưa đủ năng lực quy hoạch, thiết kế, quản lý thì hãy mạnh dạn nhờ tư vấn nước ngoài. Nên chăng tiếp tục mở rộng thi thiết kế quy hoạch xây dựng quốc tế, ít ra là cho khu vực trung tâm thành phố. Nên tìm kiếm ý tưởng và kinh nghiệm quốc tế từ các công ty thiết kế kiến trúc - quy hoạch hàng đầu nước ngoài. Ví như Sasaki (quy hoạch Thủ Thiêm) hoặc SOM (Nam Sài Gòn), cho quy hoạch xây dựng toàn khu trung tâm Sài Gòn, không giới hạn ở các quận 1, 3 mà bao gồm cả bán đảo Thủ Thiêm.
- TP. HCM phải nhanh chóng có đ?ợc một quy hoạch hoàn chỉnh và phù hợp với tình hình phát triển mới đ?ợc duyệt. Vì chỉ trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng về quản lý quy hoạch xây dựng mới có thể tiến hành cấp đất, quản lý xây dựng, gồm cả kiến trúc cao tầng. Đó là cách làm việc thông th
ường của bất cứ thành phố nào trên thế giới.
- Tuy vậy, về h
ướng lâu dài, tôi nghĩ ta nên tìm kiếm một phong cách riêng cho thiết kế chủng loại nhà này phù hợp với thể trạng người Việt, với thiên nhiên trong thời tiết khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Những thể nghiệm cao ốc “xanh” thân thiện với môi trường kiểu kiến trúc sư Ken Yeang ở Malayxia và Singapore, nhà ở cộng đồng kết hợp hiện đại và truyền thống của KTS Correa ở Mubay (Ấn Độ), xây dựng thành phố tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng mặt trời ở Đức của nhà kiến trúc Herzog, nhà cửa “công nghệ thấp” áp dụng cho nước nghèo của KTS Stagno ở Costa Rica... ta cần chú ý nghiên cứu.
Ở n
ước ta, hướng nghiên cứu kiến trúc đáp ứng điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới nóng ẩm kết hợp với sử dụng vật liệu địa phương, cách sống tập thể của người Việt Nam có thể mở ra cho chúng ta một phong cách kiến trúc riêng biệt. Kiếm tìm phong cách “dân tộc và hiện đại”, cả trong kiến trúc cao tầng, phải chăng là nên làm theo hướng này.
Kiến trúc cao tầng là một bộ phận quan trọng trong quy hoạch xây dựng thành phố thời đại mới. Chủng loại kiến trúc đó cũng phải đặt trọng tâm vào con người và phát triển bền vững, với những giá trị và tiêu chí hoàn toàn khác với khuôn mẫu xã hội công nghiệp phương Tây duy lý và vô hồn kiểu cũ. Những thành phố mới ở nước ta sẽ tự do, khoan dung, đa dạng, trong sáng và dân chủ, đề cao phong trào xanh, nguồn lực bền vững và chống lại chủ nghĩa tiêu thụ quá đáng. Đặc biệt trong những nền kinh tế kém phát triển như nước ta, các kế hoạch xây dựng đô thị đều phải chú ý nhiều hơn đến lớp người thu nhập thấp và còn nghèo khổ. Mong rằng kiến trúc cao tầng ở TP.HCM sẽ không mãi là nỗi ám ảnh của giới kiến trúc - quy hoạch chúng ta mà trở thành chủng loại kiến trúc góp phần tích cực xây dựng xã hội đô thị hiện đại và nhân văn.
2.
Xác định kiến trúc nhà cao tầng theo khu vực Đó là kết quả sau khi các kiến trúc sư đưa ra mổ xẻ phân tích sự phát triển kiến trúc của TP HCM từ nay đến năm 2020 vào ngày 18/6. Nội dụng này nằm trong đề án "định hướng phát triển kiến trúc của thành phố". Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải, Chủ nhiệm đề án cho biết, kiến trúc cao tầng đã xuất hiện tại thành phố từ những năm 60 và phát triển thêm một số vào thời kỳ mở cửa. Số lượng tuy chưa nhiều nhưng đã làm thay đổi bộ mặt của đô thị, nhất là khu trung tâm. Cho đến nay, khu trung tâm Sài gòn đã xuất hiện bóng dáng của một thành phố hiện đại. Tuy nhiên, nó lại thiếu sự hài hòa, có phần hỗn loạn không được sắp xếp bài bản và kiến trúc hơi tạp nham chủ yếu thiên về hướng tự phát.

Theo ông Hải, thành phố không nên tiếp tục cấp phép xây dựng nhà cao tầng lẻ tẻ mà phải có sự quy hoạch theo cụm. Đặc biệt, là đối với nhà phố (nhà một mặt tiền) không cho phép xây trên 5 tầng. Ví dụ: Khu vực trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1) mà dư luận đã từng so sánh các căn nhà cao tầng như những chiếc quan tài dựng đứng. Riêng các dự án chung cư trung tâm thương mại hay cao ốc văn phòng...cũng không thể áp dụng theo mô hình châu Âu.

Kiến trúc sư Lê Văn Nin, thuộc Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị TP HCM cho rằng, thành phố cần hạn chế các loại hình nhà phố cao tầng mà thay vào đó là các dự án chung cư nhưng phải theo từng cụm. Đối với các dự án cao tầng ở khu vực trung tâm không nên hạn chế. Tuy nhiên, kiến trúc thiết kế phải khác nhau, đồng thời luôn đòi hỏi sự hài hòa mỹ quan giữa các dự án.

Một ý kiến khác được đưa ra, kiến trúc cao tầng sẽ tập trung chủ yếu vào các khu trung tâm. Nhưng nó không chỉ đơn thuần là những kiến trúc cao tầng như nhiều thành phố hiện đại trên thế giới, mà cần có sự kết hợp giữa kiến trúc cao tầng với các dãy phố phường.

Một đòi hỏi của kiến trúc cao tầng ở TP HCM là phải xây dựng tập trung thành tuyến, dãy và có bố cục tổng thể kết hợp với thiết kế đô thị cho không gian tập trung kiến trúc như: Khu trung tâm hiện hữu Thủ Thiêm, Nam Sài gòn... Theo ông Hải, kiến trúc của những khu này cần có không gian đệm là các mảng xanh nhỏ, tiểu phẩm kiến trúc cộng với sự khéo léo giữa khối to, nhỏ, cao và thấp. Đặc biệt, khi quy hoạch xây dựng những dự án cao tầng thành phố cần kết hợp chặt chẽ trong việc giải quyết hạ tầng kỹ thuật, nhất là vấn đề giao thông động và tĩnh.

3.KIẾN TRÚC MẶT ĐỨNG NHÀ CAO TẦNG

Trong thế kỷ 21, thành phố phát triển dựa trên cơ sở của các yếu tố đô thị hiện đại, mà công trình cao tầng là một trong các yếu tố đó. Ưu điểm của loại hình nhà cao tầng là sự đầu tư xây dựng với mức tài chính hợp lý, tạo lợi nhuận tối đa, tận dụng và tiết kiệm đất dai xây dựng. Hướng tới một đô thị phát triển bền vững, tiết kiệm nguồn tài nguyên, sử dụng khai thác hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm năng lượng để đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường thì việc xây dựng cụng trỡnh cao tầng thích hợp với khí hậu nhiệt đới đã ngày càng trở thành nhu cầu cấp bách, bức thiết. Trong phạm vi bài viết xin đề cập đến một khía cạnh của kiến trúc nhiệt đới nhà cao tầng, đố là sự tạo dựng kiến trúc mặt đứng – phần vỏ của công trình kiến trúc.

Mặt đứng công trình là nơi thể hiện sự sáng tạo kiến trúc, tạo nên hình ảnh của công trình. Đối với đô thị hiện đại, công nghệ thi công tiên tiến, vật liệu phong phú và đa dạng thì yêu cầu về tính thẩm mỹ của công trình kiến trúc mang tính biểu hiện ngày càng đòi hỏi ở mức cao hơn.

Ngày nay, ngoài việc đáp ứng và thể hiện được chức năng công trình thì hình thức kiến trúc mặt đứng công trình cao tầng cũng phảii đạt được nhu cầu về “thời trang” (đánh dấu thời đại xây dựng) và phải đáp ứng yêu cầu phù hợp với môi trường cảnh quan, đặc biệt là khí hậu khu vực (để mang tính địa phương, gìn giữ bản sắc kiến trúc) theo xu hướng tiết kiệm năng lượng.

Trên thế giới:

1. Sự biến đổi từ mặt đứng chịu lực đến mặt đứng không chịu lực

Trước đây, công nghệ nhà cao tầng bị bó buộc trong việc sử dụng tường gạch chịu lực, đòi hỏi kết cấu gạch và đá, bề dày tường lớn khi chiều cao công trình tăng lên. Hạn chế này được thể hiện rừ trong những công trình cao tầng đầu tiên (ví dụ Monadnock Building có bề dày tường 18m phần đế).

Từ khi Bogardus khởi xướng việc sử dụng kết cấu khung thép tiền chế và được Jenny ứng dụng trong Home Insurance Building, cụng nghệ nhà cao tầng không còn bó buộc nữa. Tường ngoài không còn tham gia chịu tải, hệ thống tường bao che nhẹ hơn, cộng với sự phátt triển của kính và tường – rèm trong Chủ nghĩa Hiện đại làm cho công trình có thể vươn cao hơn và giá thành xây dựng rẻ hơn. Kết cấu gần gũi với điêu khắc hơn, tạo nên những tác phẩm kiến trúc độc đáo.

2. Cỏc vật liệu thường làm kết cấu bao che công trình cao tầng nhiệt đới

Với bề mặt bao che phổ biến của công trỉnh cao tầng là kính, đá, bê tông và gạch thì phần tường – rèm (vỏ) của công trình cao tầng nhiệt đới hiện đại lại là nhôm, kim loại, hợp kim được sử dụng dưới dạng định hình, tấm phẳng, tấm cong… với trọng lượng khá nhẹ, có thể trải dài và gần như phẳng. Giữa tường bao che và tường – rèm có được một khoảng không gian đối lưu, giúp thông thoáng, làm mát bề mặt bao che của ngôi nhà, giúp tạo sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài nhà, hạn chế giãn nứt vỡ kết cấu.

Với loại vật liệu này bộ mặt tường – rèm được nhấn mạnh hơn vào tính điêu khắc và dạng hình học vốn có của công trình, có thể được tổ chức theo tầng và kết hợp với nhiều loại vật liệu khác. Toàn bộ công trình trở thành đối tượng điêu khắc hoặc có thể diễn giải như trò chơi trừu tượng của ánh sáng. Nhờ vậy mà kiến trúc sư thỏa chí trong việc tạo dựng tác phẩm và chất lượng thẩm mỹ mặt đứng công trình được nâng lên rất nhiều.

3. Các xu hướng mặt đứng kiến trúc cao tầng hiện nay:

Sau một thời gian dài, kiến trúc hiện đại đã quá chú trọng kỹ thuật tạo môi trường nhân tạo, nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của đô thị mà quên đi việc nâng cao chất lượng cụng trỡnh, sự hài hòa với tự nhiên. Hậu quả là sự phung phí năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Đến nay, các nước đều đã nhìn nhận lại quan niệm thiết kế kiến trúc và ý thức hơn về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Một trào lưu kiến trúc mới ra đời với viễn cảnh tốt đẹp hướng về tương lai, đó là Kiến trúc sinh thái, giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa quá trình đô thị hóa tất yếu và sự phát triển bền vững của các đô thị.

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992 với chủ đề “Hãy cùng nhau chung sức bảo vệ trái đất và bầu khí quyển bao quanh, như ngôi nhà chung mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người”. Cùng mạch suy nghĩ ấy, giới kiến trúc sư toàn cầu trong cuộc gặp mặt do UIA tổ chức tại Bắc Kinh đã đi đến 2 khái niệm, như 2 mục tiêu, 2 phương châm hành động là kiến trúc bền vữngkiến trúc sinh thái, cùng chung một nội hàm là hướng tới sự chung sống thân thiện, bằng thái độ xử sự thông minh và hiểu biết thiên nhiên.

Về thiết kế kiến trúc, các kiến trúc sư như Charles Correa (Ấn Độ), Bruno Stagno (Costa Rica)... đã đề ra phương pháp thiết kế theo điều kiện khí hậu khu vực, đặc biệt là tại các địa phương khí hậu nóng ẩm nhiệt đới và gọi đó là kiến trúc công nghệ cao của Thế giới thứ ba. Kiến trúc sư Ken Yeang (Malaysia) chống lại việc đưa tràn lan nhà khối hộp đóng kín, sử dụng hoàn toàn điều hòa nhiệt độ tại vùng nóng ẩm nhiệt đới.

Các tác phẩm công trình được kiến trúc sư cố gắng giảm thiểu việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên của các tòa nhà cao tầng. Hầu hết các công trình này được xây dựng tại Mỹ, Anh và một vài hình ảnh hòanh tráng từ Dubai cho thấy sự tuyệt diệu, hấp dẫn từ phần vỏ của các công trình dạng này đem lại. Đó là sự ăn nhập một cách logic với bối cảnh vật chất tổng thể, bao gồm khí hậu và các điều kiện địa phương.

Kiến trúc thích ứng khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam: Những năm gần đây nhà cao tầng phát triển nhanh chóng, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù vậy, kiến trúc cao tầng nhiệt đới vẫn là vấn đề mới của kiến trúc Việt Nam. Các tòa nhà cao tầng thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng hầu như chưa có tại Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là trước đây, kiến trúc Việt Nam không quan tâm, thích ứng với khí hậu nhiệt đới.

Kiến trúc dân gian với nghệ thuật tổ chức không gian tổng thể đã thể hiện rõ sự hài hòa giữa công trình với tự nhiên: thiên nhiên, khí hậu và địa hình. Công trình ẩn mình trong thiên nhiên và hòa quyện với cảnh quan, khai thác và tận dụng các yếu tố thuận lợi của khí hậu nhiệt đới nhằm phục vụ đời sống con người trong tổ chức không gian ngôi nhà, công trình cho phù hợp. Những câu như “Vợ hiền hòa, nhà hướng Nam”, “Trước cau, sau chuối”… với việc xử lý các hàng hiên, bờ dại phía trước buồng phòng, hay nhà chống cột (sàn), hệ thống cấu trúc “nhà + sân trong + nhà”… thì đó cũng là những biểu hiện của dạng tường – rèm bao phủ, giúp cho sự thay đổi khí hậu được chuyển tiếp nhẹ nhàng qua các lớp không gian…

Đến thời kỳ thực dõn Pháp xâm chiếm, các kiến trúc sư Việt Nam đẫ cùng các kiến trúc sư Pháp xây dựng và tạo nên một dòng kiến trúc Đông dương nổi tiếng với nhà cao, cửa chớp, mái dốc vươn rộng, vật liệu thô mộc, hành lang… hoàn toàn thích ứng với khí hậu nhiệt đới và đáp ứng yêu cầu xây dựng công trình có quy mô cao, lớn và rộng hơn rất nhiều so với kiến trúc dân gian.

Trong thời kỳ kinh tế tập trung, xây dựng CNXH trước Chính sách Đổi mới: yếu tố ứng xử với khí hậu vẫn luôn được coi trọng trong các công trình xây dựng để tận dụng tối đa những yếu tố thuận lợi của khí hậu nhiệt đới (nhà hướng về hướng gió mát chủ đạo Nam và Đông Nam, tránh hướng nắng Đông và đặc biệt là hướng nắng Tây). Việc các mặt đứng công trình được xử lý bằng những tấm chớp bê tông góc phụ thuộc theo chiều nắng, gió chủ đạo, các viên hoa bê tông xếp chồng lên nhau tại mặt đứng hay khu vực cầu thang… là nét thường thấy trong mọi công trình công cộng, đặc biệt là kiến trúc công sở thời kỳ này.

Ngày nay, từ khi có Chính sách Đổi mới, kiến trúc cao tầng vươn và vượt cao so với cảnh quan cây xanh mặt nước. Với thời đại của công nghệ xây dựng tiên tiến, hiện đại, vật liệu đa dạng, nhiều chủng loại, đa tính năng mới…thì yêu cầu về ứng xử tốt với khí hậu lại càng trở lên cấp bách. Với quan điểm này, mặt đứng công trình cao tầng sẽ được tạo dựng với thẩm mỹ kiến trúc đa hướng, tránh được các hướng xấu như hướng nắng Tây, lại có được không gian để cất dấu những bộ phận, chức năng công trình không cần phô trương như nơi phơi phóng quần áo (đối với nhà ở), cục nóng điều hòa, đường ống kỹ thuật...

Kiến trúc sư sẽ không còn bị lệ thuộc vào các quy định về số lượng phần trăm nhất định cho các tòa nhà hay căn hộ ở theo hướng đẹp, nhất là công trình cao tầng dạng tháo thì quy định này càng không còn phù hợp.

Vỏ ngoài từng công trình được chăm chút ý tưởng; cả dãy nhà, khu vực đều được nghiên cứu, quan tâm xử lý thỏa đáng thì sẽ tạo hình ảnh chung của cả đô thị phát triển văn minh và bền vững.

Kiến trúc nhà cao tầng nhiệt đới tại Hà Nội

Hạn chế về quỹ đất, dân số ngày càng nhiều, giá trị đất bị đẩy cao do tính đặc thù Thủ đô, nơi tập trung các chức năng sử dụng đất ở cấp độ quốc gia, đầu ngành của Trung ương và Thành phố… nên việc phát triển các công trình cao tầng tại Hà Nội là xu thế tất yếu. Và việc tạo dựng công trình thích ứng điều kiện nhiệt đới lại cần được làm thí điểm vì Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đầu tầu của đất nước, có sự ảnh hưởng và lan tỏa lớn đối với kiến trúc nước nhà và có điều kiện trong sự phát triển kinh tế, tình hình đầu tư trong và ngoài nước thuận tiện.

Việc xử lý bề mặt kiến trúc nhà cao tầng nhiệt đới vừa qua tại Hà Nội mới chỉ dừng ở việc sử dụng các tấm hợp kim che chắn nắng (Toà nhà Ngân hàng Dầu khí – phố Láng Hạ - Hà Nội), chưa được đẩy lên trong việc khai thác yếu tố thẩm mỹ, điêu khắc công trình với tính biểu tượng cao.

Tuy nhiên, kết quả của các cuộc thi kiến trúc công trình cao tầng vừa qua thì trong các phương án đoạt giải cao, được lựa chọn triển khai đầu tư xây dựng thì các tác giả đều đã rất chú trọng đến việc xử lý và tạo dựng bề mặt kiến trúc công trình thích ứng với khí hậu, bất kể đó là bằng nguồn vốn nào: công trình quy mô lớn thì có phương án “Bọc trứng Âu Cơ” (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam), số tầng cao thì có khối công trình trụ sở của Tập đoàn FPT (88 phố Láng Hạ) hay Trụ sở Thành Ủy Hà Nội (phố Lê Lai)… Đây thực sự là điều đáng mừng, những dấu hiệu tốt, hướng đi đúng cần khuyến khớch.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện xõy dựng nhà cao tầng nhiệt đới tại Hà Nội như giá thành đầu tư lớn hơn, các chủ đầu tư chưa quan tâm, nhận thức chung của đô thị chưa đầy đủ. Hơn nữa, với đô thị lịch sử như Hà Nội thì công trình cao tầng làm điểm nhấn khu vực lại cần có sự hài hòa, không gây đột biến về cả hình thức lẫn hình khối.

Do đó, việc kết hợp, khoác tấm vỏ - “vỏ” ngoài cho công trình nhiệt đới lại cần được nghiên cứu, cân nhắc, sắp đặt thấu đáo để có được sự hài hòa cả về màu sắc, vật liệu sử dụng, không tạo cảm giác lạ lẫm trong cái nhìn nhận vốn đã quen và trọng sự hài hòa, thay đổi chậm của đô thị nhân văn này.

Sự gắn kết của mỗi công trình trong tổng thể, sự ứng xử giữa các diện mặt đứng của các công trình đối nhau cũng cần được xem xét để vừa tạo tính đặc thù riêng cho từng công trình nhưng cũng đảm bảo sự khâu nối, thống nhất trong sự liên kết đô thị.

Ai đó đã nói: ‘’Kiến trúc là công trình được cất lên từ đất, sau khi sáng tạo được đặt lại vào đất và làm lung linh giá trị của đất’’. Với cách làm khoa học và thái độ văn hóa, không gây sự tương phản, đối nghịch mà có sự hòa quyện, tôn trọng giá trị tài nguyên môi trường, tiết kiệm năng lượng thì giá trị của đô thị Hà Nội sẽ được nhân lên gấp bội.

Và như vậy việc tạo dựng các công trình kiến trúc cao tầng hiện đại, thích ứng khí hậu nhiệt đới và tiết kiệm năng lượng trong sự phát triển tương lai của Thủ đô Hà Nội dù là điều không phải dễ nhưng chắc chắn sẽ thực hiện được, tạo nên một đô thị văn minh, hiện đại và góp phần đảm bảo hành trang vững vàng cho kiến trúc Hà Nội hội nhập sâu rộng, phù hợp xu hướng thời đại mà vẫn giữ được bản sắc.

5.Những tòa nhà “chọc trời” nhất châu Á

Bước sang thế kỷ 21, cùng với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp xây dựng thế giới, những tòa nhà chọc trời xuất hiện ngày càng nhiều. Châu Á là một trong những khu vực tụ hội nhiều nhất những công trình kiến trúc cao ngất trời trên toàn cầu. Và đây là hình ảnh của những tòa nhà "chọc trời" nhất châu Á.

Tháp Burj Dubai (Dubai - Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất)


Được thiết kế bởi công ty kiến trúc Mỹ có trụ sở tại Chicago, tháp Burj có độ cao 800m hứa hẹn sẽ làm lu mờ “đỉnh cao” tháp Đài Bắc 101 của Đài Loan khi nó được hoàn thành vào cuối năm 2008. Nó sẽ có 160 tầng và tương lai là một khách sạn, một khu shopping lớn và những căn hộ cao cấp. Thành phố Dubai đã bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư nơi đây thành trung tâm tài chính, trung tâm thương mại toàn cầu.

Tháp Hoàng Kim (Busan - Hàn Quốc)


Cuối tháng 1 vừa qua, công ty thiết kế của New York đã chiến thắng cuộc thi mang tầm quốc tế về thiết kế tháp cao nhất châu Á đầu thập kỷ tới, tổ chức bởi chính quyền thành phố Busan, Hàn Quốc. Cao 560 m, tháp thương mại Hoàng Kim(Millennium Tower) có kiến trúc phân nhánh thành 3 tháp.

Tháp Đài Bắc 101 (Đài Loan)


Năm 2004, tòa nhà xoắn ốc cao 509 m này đã vượt qua tòa tháp đôi Petronas ở Malaysia để trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Nó cũng đạt kỷ lục thế giới về tốc độ thang máy nhanh nhất (60.4 km/h)

Trung tâm tài chính Thượng Hải (Thượng Hải - Trung Quốc)


Thượng Hải là trung tâm thương mại của đất nước Trung Hoa và là mảnh đất màu mỡ cho những tòa nhà chọc trời tráng lệ mọc lên. Đến năm 2008, thành phố này sẽ xuất hiện một “nhân” sừng sững 492m, trung tâm tài chính quốc tế Thượng Hải tương lai là khách sạn 5 sao cao cấp và rất nhiều khu bán lẻ. Nó được thiết kế bởi hãng thiết kế Kohn Pedersen Fox và phát triển lên bởi đội ngũ Mori Building của Nhật Bản.

Tháp đôi Petronas (Kuala Lumpur - Malaysia)


Với chiều cao 452 m. tòa tháp đôi lừng danh này được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Cesar Pelli và được công nhận là tòa tháp cao nhất thế giới vào năm 1998. Sự kết hợp giữa cấu trúc thép, kính và nghệ thuật trang trí của đạo Hồi ở đỉnh tháp tạo nên phần bí hiểm nhất, độc đáo nhất ở tháp.

Tháp Jin Mao (Thượng Hải - Trung Quốc)


Đây là toà nhà cao nhất Trung Quốc. Cao 421m, là một trong những công trình kiến trúc quan trọng của thành phố Thượng Hải. Tên tiếng Anh của nó dịch ra có nghĩa là “Tòa nhà thịnh vượng vàng”.

Trung tâm tài chính quốc tế (Hồng Kông)


Chính nhà kiến trúc sư thiên tài Cesar Pell đã thiết kế ra công trình vĩ đại này. Nó cao 415m và là một trong những địa chỉ kinh doanh thanh thế nhất tại Hồng Kông.
Plaza CITIC (Quảng Châu - Trung Quốc)

Được hoàn thành vào năm 1997, tuy không vươn tới độ cao của tòa nhà Jin Mao nhưng với độ cao 391m nó được ghi nhận là một trong những công trình cao nhất thế giới.

Shun Hing (Sán Đầu - Trung Quốc)



Shun Hing Square là tòa tháp cao 384m và có 69 tầng. Nó được hoàn tất vào năm 1996, trong vòng 1 năm (từ 1996 - 1997), tòa nhà này là tòa nhà cao nhất Trung Quốc cho đến khi CITIC Plaza tại Quảng Châu hoàn tất. Hiện tại nó là tòa nhà cao thứ 4 tại Trung Quốc và được xếp hạng thứ 8 trong các tòa nhà cao nhất thế giới.

Central Plaza (Hồng Kông)


Từ 1992 -1996, Central Plaza đã được liệt vào hàng ngũ những toà nhà cao nhất châu Á. Với độ cao 374 m, nó là ”hoàng đế building” ở Hồng Kông cho đến khi xuất hiện Trung tâm tài chính quốc tế vài năm sau.

Tháp Ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông)


Là một trong những tòa nhà chọc trời nổi tiếng tại Hồng Kông, nó là trụ sở của Ngân hàng Trung Quốc. Tòa nhà cao 367m, 70 tầng được xây dựng vào năm 1989. Đây là tòa nhà cao nhất tại Hồng Kông và châu Á từ năm 1989 đến 1992 và là tòa nhà cao nhất ngoài nước Mỹ năm 1990.

Tòa nhà văn phòng vương quốc (Dubai - Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất)


Hoàn tất xây dựng vào năm 1999, tòa nhà văn phòng vương quốc (Emirates office Tower) có 56 tầng, cao 354m hiện là tòa nhà có người ở cao thứ 12 trên thế giới. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008, nó sẽ biến thành ‘người lùn” trước “anh chàng khổng lồ” Burj Tower cao đến 800m.

Tháp Tuntex Sky (Cao Hùng - Đài Loan)


Còn có tên gọi là Toà tháp T&C, cao 347m,85 tầng được xây dựng từ năm 1994 đến năm 1996 và được khai trương vào năm 1997. Đây là tòa nhà cao nhất tại Cao Hùng và từng là tòa nhà cao nhất tại Đài Loan cho đến khi có sự xuất hiện của tòa nhà chọc trời Đài Bắc 101. (theo Businessweek)

5. Viết tiểu luận trong môn học quy hoạch đô thị

Trong môn học quy hoạch đô thị, ngoài việc thực hiện các đồ án thì việc rèn luyện kỹ năng viết cũng là một nội dung rất thiết thực hỗ trợ cho việc tiến hành một đồ án qui hoạch trong thực tế. Việc viết thuyết minh quy hoạch là một phần quan trọng của nội dung ngoài các bản vẽKhác với một đồ án kiến trúc, thuyết minh quy hoạch với nhiều nội dung phân tích, tổng hợp hay thiết lập các sơ đồ, biểu bảng chiếm một khối lượng lớn của công việc phải thực hiện. Trong thực tế đào tạo hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng viết có phần bị coi nhẹ so với kỹ năng thể hiện trên bản vẽ. Hầu hết các kiến trúc sư quy hoạch mới ra trường khả năng viết còn nhiều hạn chế, lúng túng trong cách diễn đạt sử dụng câu chữ và đặc biệt là cách sắp xếp trình tự các vấn đề trình bày một cách có khoa học. Chính vì vậy, việc đưa nội dung viết tiểu luận vào trong môn học Quy hoạch đô thị, rèn luyện cho sinh viên tăng khả năng viết là điều rất cần thiết. Thuyết minh một phương án trong cuộc thi Tôn vinh thành phố Thực tế qua một số khoá học gần đây với việc đưa nội dung viết tiểu luận vào môn học cho thấy bước đầu đã có kết quả tốt, đạt được rất nhiều mục tiêu: - Việc lựa chọn đề tài để viết đòi hỏi sinh viên phải có sự quan tâm đến các vấn đề đô thị xảy ra xung quanh. Những vấn đề có khi xảy ra hàng ngày nhưng trước đây không được để ý tới thì nay được mang ra mổ xẻ, phân tích, giúp sinh viên tiếp cận gần gũi với những vấn đề thực tế của đô thị, cụ thể như một vấn đề nhà ở trong khu ở của mình, việc tắc nghẽn giao thông trên đường phố mình vẫn đi qua… làm cho môn học trở nên thiết thực, bớt cảm giác khô khan, lý thuyết xa vời. - Để phân tích vấn đề lựa chọn một cách khoa học đòi hỏi sinh viên phải ôn lại những kiến thức đã học, tìm tòi thêm tài liệu. Điều này bổ trợ rất nhiều cho việc học tập vì kiến thức đã được nghiền ngẫm, suy nghĩ sẽ thấm sâu hơn so với những giờ nghe giảng trên lớp đơn thuần. - Việc được phát biểu ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề đô thị cũng là dịp để sinh viên có sự tự tin hơn trong việc nhận định, phê bình kiến trúc, đô thị. Nhiều học sinh cảm thấy rất hứng thú với đề tài mà mình chọn để viết, quá trình tư duy đã đem lại niềm say mê với khoa học, nhiều đề tài được sinh viên phát triển thành các đề tài nghiên cứu hoặc đề tài tốt nghiệp. - Việc thực hành viết cũng đòi hỏi sinh viên tham khảo cách viết trên các tạp chí, tạo thói quen đọc sách, tham khảo các tài tiệu. - Điều quan trọng nhất là sinh viên được rèn luyện cách diễn đạt một vấn đề có lô gíc, thể hiện qua cấu trúc bài viết chặt chẽ, các lập luận, lý giải vấn đề, được tập thể hiện câu, cách hành văn theo ngôn ngữ khoa học. Hiện cũng có quan điểm cho rằng việc rèn luyện kỹ năng viết chỉ nên thực hiện ở mức độ đào tạo cao hơn như trình độ Thạc sĩ sau khi học viên đã được học môn học về nghiên cứu khoa học; sinh viên chúng ta còn thiếu thốn sách vở, tư liệu... Tuy nhiên thực tế đã cho thấy việc làm này không phải là quá khó đối với sinh viên, nhất là với thời kỳ thông tin kiến thức phát triển hiện nay. Đây cũng chính là cách mà rất nhiều nước đã áp dụng cho sinh viên học đại học, làm tăng tính tự giác học tập, tránh hình thức thu nhận kiến thức bị động, học thuộc lòng như ở nhiều môn học chúng ta vẫn áp dụng hiện nay. Sau đây là một số kinh nghiệm xin được trao đổi với đồng nghiệp và các bạn sinh viên. * Việc chọn đề tài: Đề tài tiểu luận là dạng đề tài mở, tuỳ sinh viên lựa chọn. Việc ra đề dạng mở đòi hỏi sinh viên phải có suy nghĩ, tiếp cận với các vấn đề của thực tiễn để lựa chọn. Với một nhiệm vụ được giao có phạm vi rộng. Ví dụ như “Viết về một vấn đề của đô thị” sinh viên có thể tìm thấy rất nhiều đề tài trong các vấn đề của cuộc sống đô thị hiện nay, có thể là tại Hà Nội hoặc nơi sinh viên đã sinh sống. Sinh viên nên lựa chọn các vấn đề có quy mô vừa phải. Ví dụ như : “Tình hình xây dựng cơi nới trong khu tập thể Kim Liên”, “Cảnh quan khu vực chia lô mặt phố, đường phố A”… là những vấn đề sinh viên có thể tiếp cận trực tiếp, dễ thu thập các số liệu, ví dụ minh hoạ, có thể phân tích sâu được. Tránh lựa chọn đề tài quá rộng. Ví dụ như: “Tình hình giao thông của Thủ đô Hà Nội” hoặc “Các khu đô thị mới ở Hà Nội”. Nếu lựa chọn đề tài dạng này sinh viên sẽ không đủ số liệu để phân tích, vấn đề quá lớn dẫn đến những nhận định chung chung, không có tính khoa học. Việc lựa chọn đề tài mới, không trùng với những vấn đề đang được đề cập nhiều cũng vẫn được khuyến khích bởi những góc nhìn đa dạng chứng tỏ sinh viên có sự quan sát và suy nghĩ tìm tòi. Việc lựa chọn đề tài, sinh viên nên tham khảo ý kiến của giảng viên trước khi viết. Giảng viên sẽ giúp sinh viên giới hạn lại vấn đề cũng như gợi ý cho các em hướng phân tích, những yêu cầu mà bài viết phải giải quyết trong phạm vi của một tiểu luận môn học. Hoặc sinh viên có thể thảo đề cương, dự kiến các nội dung nêu, phân tích để có thể nhận đựơc những góp ý của giảng viên một cách cụ thể hơn. Một số sinh viên có thể hiểu sai về tiểu luận, đưa ra bản tóm tắt một dự án hoặc tóm tắt các nghiên cứu khoa học đã có. Cần hiểu viết tiểu luận là sự luận bàn khoa học về một vấn đề nào đó. Xin đưa một số vấn đề của đô thị Hà Nội hiện nay để các bạn sinh viên tham khảo lựa chọn: - Cái nhìn đô thị từ trên cao. - Đô thị nhìn từ phía sông.

- Quảng cáo và kiến trúc đô thị, vấn đề đã đến lúc báo động.
- Việc sử dụng các sân chơi trẻ em trong các khu ở hiện nay.
- Các dòng chuyển động trong đô thị.
- Những ấn tượng về cửa ngõ đô thị
- Chợ cóc. Lỗi quản lý hay lõi quy hoạch.
- Chuồng cọp chung cư cũ và chung cư mới - Cần một cái nhìn thực tế.
- Hoạt động dịch vụ trong chung cư, đâu là những giới hạn.
- Đi tìm những không gian đẹp trong đô thị.
- Vị trí của các tranh áp phích cổ động, biểu trưng ngày lễ. Có cần nghiên cứu?
Qua những ví dụ trên các bạn sinh viên cũng có thể hình dung qui mô vấn đề của bài tiểu luận. Các bạn có thể tự tìm tòi vấn đề bằng cách quan sát xung quanh tại nơi mình đang sống, trên tuyến đường mình đi học, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề được phát hiện.
*Cách trình bày nội dung:
Khối lượng bài viết nên cô đọng trong khoảng 4 - 6 trang đánh máy khổ A4. Những vấn đề sau có thể coi là các nguyên tắc nói chung của một bài báo khoa học:
+ Tên của bài viết phải phù hợp với nội dung bài viết. Vì vậy phải lựa chọn câu chữ tiêu đề cho thật phù hợp với nội dung của bài viết, nội dung viết không lan man lạc xa vấn đề.
+ Bài viết cần có một cấu trúc chặt chẽ. Bài viết cũng cần có nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp, đánh giá, kết luận hoặc kiến nghị. Chú ý không để các vấn đề nói lặp lại, lộn xộn như nêu kiến nghị trước khi nêu vấn đề hiện trạng…
+ Mỗi câu nhận định đều cần có ví dụ hoặc số liệu minh chứng hoặc được lý giải bằng những lập luận lô gíc. Tránh đưa những nhận định chung chung, võ đoán.
+ Không sử dụng văn nói trong khi diễn đạt câu. Với sinh viên đây là lỗi xảy ra rất phổ biến, cần lưu ý để hạn chế tối đa. Có thể là do thói quen hoặc chưa phân biệt được văn nói và viết.
+ Phần viết câu: Mỗi câu thể hiện một ý; hết một ý chuyển sang ý khác nên xuống dòng. Không viết liên tục suốt cả trang giấy. Mỗi ý nên diễn đạt trong khoảng 5 - 10 dòng.
+ Hạn chế sử dụng đại từ nhân xưng (tôi, em, chúng ta…) mà thường dùng đại từ ẩn bởi tất cả ý kiến trong bài viết đều được hiểu là của tác giả. Ví dụ không nên viết “Qua các phân tích trên đây em thấy rằng việc thực hiện qui hoạch trong khu vực là thiếu đồng bộ” mà có thể thay bằng câu: “Qua các phân tích trên đây cho thấy việc thực hiện qui hoạch trong khu vực là thiếu đồng bộ”.
+ Ngôn ngữ trong bài viết là ngôn ngữ khoa học, cần ngắn gọn, đủ ý vì vậy cần cân nhắc việc sử dụng những tính từ, trạng từ trong bài viết, không dùng những từ ngữ quá cường điệu như: “Thật kinh khủng; Không thể nào chịu được…”. Lược bỏ những từ thừa cũng là việc cần được chú ý.
+ Các ảnh, sơ đồ minh hoạ là rất cần thiết, tuy nhiên cần có ghi chú để minh hoạ rõ cho ý đồ phân tích của bài viết.
+ Trích dẫn tài tiệu tham khảo, số liệu sử dụng trong bài viết phải được nêu rõ nguồn. Việc sử dụng cả đoạn văn của các bài báo khác hoặc các số liệu không ghi nguồn là lỗi nặng, vi phạm bản quyền tác giả. Sinh viên cần tự giác chấp hành, không sao chép bài, đoạn văn trong các tạp chí đã đăng tải, các nghiên cứu đã công bố.
* Với giảng viên, xin được chia sẻ một số vấn đề:
Những ý kiến cho sinh viên trên đây là những lưu ý rút ra từ những lỗi mà sinh viên thường mắc phải. Giảng viên có thể phổ biến trước cho sinh viên để tránh những lỗi lặp lại.
Việc lựa chọn đề tài rất cần sự hướng dẫn góp ý của giảng viên. Thông qua các bài giảng lý thuyết trên lớp, giảng viên cũng có thể gợi mở, đặt ra các câu hỏi, vấn đề để các em lựa chọn đề tài. Để cho sinh viên có thời gian tìm đề tài, nhiệm vụ viết tiểu luận cần được giao cho sinh viên ngay từ khi bắt đầu môn học và kết thúc khoảng 2 tuần trước khi môn học kết thúc. Kết quả của bài tiểu luận sẽ là một phần trong kết quả điểm chung của cả môn học.
Việc sửa chữa chấm bài cho sinh viên và trả bài cho sinh viên cũng đòi hỏi nhiệt tình của giảng viên. Việc chấm các bài tiểu luận không chỉ ở việc cho điểm mà ý nghĩa ở việc chữa bài, nêu các lỗi để sinh viên rút kinh nghiệm. Việc chữa trực tiếp vào bài viết, trả bài trên lớp là phần việc quan trọng. Sinh viên sẽ tiếp nhận được kết quả tốt nếu được giảng viên chữa cả về nội dung, cấu trúc và văn phạm của bài tiểu luận. Việc này cũng đòi hỏi thời gian và không dễ thực hiện trọn vẹn với số sinh viên của một lớp đông như hiện nay.
Hy vọng những ý kiến trên đây sẽ đóng góp cho công việc dạy và học tập môn quy hoạch đô thị được tốt hơn.
TS. Phạm Hùng Cường

No comments:

Post a Comment