Monday, July 20, 2009

Kiến trúc Việt Nam(37):Hà Nội 36 phố phường

Hà Nội là thành phố cổ, yên tĩnh, nơi có rất nhiều di tích văn hoá của các triều đại phong kiến, của chế độ mới và của tôn giáo cùng nhau tồn tại. Vẻ đẹp của Hà Nội có sự góp mặt của những khu phố cổ.Các khu phố này đều có tên là Hàng, như Hàng Bạc, Hàng Chiếu, Hàng Hành, Hàng Cót v.v... http://www.hanoi36phophuong.vn/Data/Uploads/images/Pho%20Ha%20Noi/Hinh%20anh%20pho%20co%20hien%20nay%20(trai)%20va%20tuong%20lai%20sau%20khi%20duoc%20mo%20nhung%20con%20duong%20ngam.jpgNhiều công trình được xây dựng cách đây nhiều thế kỷ, rất cổ kính, rất trang nghiêm như 16 cổng thành, trong đó có Ô Quan Chưởng, được xây dựng từ năm 1744 giờ vẫn giữ được vẻ uy nghi nguyên thủy. Cầu Thê Húc, hồ Hoàn Kiếm vào buổi sáng sớm cũng như lúc chiều tà trông rất đẹp và thơ mộng, cùng với chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nên những vẻ đẹp riêng nghìn năm văn hiến của thủ đô.Trong vòng 20 năm trở lại đây, nhất là khi Việt Nam áp dụng chính sách đổi mới, bộ mặt thành phố ngày càng được thay da đổi thịt. Vẻ đẹp của Hà Nội cũng vì thế mà rất đa dạng và phong phú, đường phố rợp bóng cây xanh, hàng chục chiếc hồ lớn nhỏ, tạo ra một quần thể sinh động, dễ chịu cho dù cuộc sống ngày càng đông đúc, tấp nập. Bên cạnh những khu phố cổ là những khu phố mới được xây dựng và nhiều kiến trúc hiện đại mọc lên như khách sạn Daewoo, Trung tâm Thương mại Tràng Tiền Plaza tạo nên bức tranh hoành tráng nói về sức sống mãnh liệt đang lên trong thời kỳ hội nhập, mang đậm nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.Nếu ai đã từng có mặt ở Hà Nội chừng 15 năm về trước, nay trở lại hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự phát triển rất nhanh của thành phố này, đường phố đang bớt dần những chiếc xe thô sơ, thay vào đó là những phương tiện giao thông hiện đại, đường phố sạch sẽ hơn, an toàn hơn, nơi nơi đều có tổ tự quản.

Cột điện giả với tên phố hàng Vải bán nhiều hoa.
Đến Hà Nội, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon truyền thống của người Hà Nội như phở, chả cá Lã Vọng, cà phê hay những món ăn của các nước trên thế giới như của Hàn Quốc, Đức, Trung Đông, Trung Quốc hay của những người dân châu Phi xa xôi. Chỉ sau 3 năm, kể từ năm 2000, khi Luật Doanh nghiệp ra đời, đã có trên 55.000 công ty trong và ngoài nước đăng ký và mở văn phòng tại Hà Nội. Điều này chứng tỏ Hà Nội đã thực sự trở thành trung tâm kinh doanh lớn của cả nước.
Ý NGHĨA TÊN GỌI HÀ NỘI

Sau khi diệt triều Tây Sơn, vua Gia Long đã đổi phủ Phụng Thiên (vốn là đất đai của kinh thành Thăng Long cũ ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là một đơn vị trực thuộc ngang với trấn tức trực thuộc trung ương mà đại diện là Tổng trấn Bắc Thành. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) vị vua này tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn, xoá bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc, chia cả nước ra làm 29 tỉnh trong đó có 15 tỉnh trực thuộc trung ương. Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Tây Sơn, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam.
- Phủ Hoài Đức gồm 3 huyện : Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm
- Phủ Thường Tín gồm 3 huyện : Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên
- Phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện : Sơn Minh ( nay là Ứng Hòa ), Hoài An ( nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức ), Chương Đức (Nay là Chương Mỹ - Thanh Oai)
- Phủ Lý Nhân gồm 5 huyện : Nam Xang ( nay là Lý Nhân ), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục
Danh từ Hà Nội bắt đầu có từ bấy giờ ( 1831 ).
Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông, vì tỉnh mới Hà Nội được bao bọc bởi 2 con sông : sông Hồng và sông Đáy. Như vậy tỉnh Hà Nội lúc đó gồm thành phố Hà Nội, nửa chính đông tỉnh Hà Tây ( chính là tỉnh Hà Tây thời Pháp thuộc ) và toàn bộ tỉnh Hà Nam. Như vậy rõ ràng tỉnh Hà Nội có đại bộ phận nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đáy.
Có người cho rằng chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử ( Thiên Lương Huệ Vương ) : "Hà Nội hung tắc di kỳ dân ư Hà Đông, chuyển kỳ tức ư Hà Nội" ( nghĩa là : Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc từ Hà Đông về Hà Nội ). Nguyên ở Trung Quốc thời Mạnh Tử ( thế kỷ III tr.CN ) phía bắc sông Hoàng gọi là đất Hà Nội, phía Nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ấy nay ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng khi tới địa đầu tỉnh Sơn Tây ngày nay thì chạy theo hướng Bắc - Nam, trở thành ranh giới giữa hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông sông Hoàng nên thời cổ có tên là đất Hà Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây. Thực sự cũng có việc dùng câu sách Mạnh Tử nói trên, nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, người ta mới dùng tên Hà Đông ( dựa vào tên Hà Nội đã có từ trước )






THẾ NÀO LÀ "HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG"
Nội thành Hà Nội hiện nay có 7 quận gồm 102 phường, tức 102 đơn vị hành chính cấp cơ sở với trên 400 phố và ngõ.
Nhưng đó là phường và phố Hà Nội hiện nay. Còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội băm sáu phố phường
Hàng Gạo, Hàng Ðường, Hàng Muối trắng tinh...
Câu ca dao đó nay ai cũng thuộc nhưng không chính xác!
Thực ra, phố và phường là hai phạm trù khác nhau.
Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long. Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Ðức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.
Sang đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đổi gọi Thăng Long là phủ Hoài Ðức và chia nhỏ ra làm nhiều đơn vị mới, có tên gọi là phường, thôn, trại. Huyện Thọ Xương bị chia ra làm 8 tổng với 183 phường, thôn, trại; huyện Vĩnh Thuận bị chia ra làm 5 tổng với 56 phường, thôn, trại. Tổng cộng phủ Hoài Ðức, tức kinh thành Thăng Long cũ, gồm 13 tổng, 239 phường, thôn, trại.
Ðến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. Như vậy là nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi. Ðó là một việc làm của chủ trương "hạ cấp" Thăng Long.

Như thế, không làm gì có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Ðức với 153 phường, thôn, trại. Do tình hình chia nhỏ Thăng Long nên một phường đời Lê đã phân ra làm nhiều phường, thôn, trại thời Nguyễn.
Bây giờ sang vấn đề "phố". Phố khác hẳn phường. Nếu phường nguyên nghĩa là một khu vực hành chính thì phố nguyên nghĩa là chỗ bán hàng, nơi bày hàng, tức là như ta nói ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu. Phố có thể là một ngôi nhà bày bán hàng mà cũng có thể ban đầu chỉ là một chỗ trống nhưng lấy làm nơi bày hàng hoá để buôn bán. Cho nên ví dụ như cụm từ phố Hàng Trống nguyên nghĩa chỉ là một ngôi nhà, một cửa hàng có bán mặt hàng là trống. Cũng vậy phố Hàng Chiếu vốn chỉ một nhà có bán mặt hàng chiếu... Song do các "phố" tập trung ken sát nhau thành một dãy (dài hoặc ngắn là tuỳ) nên cái dãy gồm nhiều phố ấy (phố với nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu) cũng được gọi tắt là phố. Và dần dần cái từ phố với biến nghĩa là một dãy các cửa hàng cửa hiệu đã lấn át cái từ phố có nguyên nghĩa là một ngôi nhà bày bán hàng. Và thế là thay vì nói dãy phố Hàng Chiếu, người ta nói phố Hàng Chiếu, phố Hàng Bạc... để chỉ những con đường mà hai bên là những ngôi nhà bày bán chiếu, bán vàng bạc... Hiện nay trong ngôn ngữ miền Bắc, từ phố với nguyên nghĩa là ngôi nhà, cửa hàng đã phai mờ hoàn toàn, song miền Trung, miền Nam thì lớp trung niên trở lên vẫn sử dụng.
Do sự hình thành như vậy mà trong một phường cổ có nhiều phố. Như cùng trong phường Ðông Các có phố Hàng Bạc, phố Hàng Mắm, phố Hàng Giày... Cho nên phường không bao giờ lại ngang hàng với phố mà là trùm lên các phố. Và cũng vì thế, 36 phường thời Lê không thể là 36 phố + phường được.



THÀNH CỔ HÀ NỘI
Trên đất Thăng Long đã từng toạ lạc một toà Hoàng thành hoa lệ, trải suốt các triều Lý - Trần - Lê và được xây dựng lại thành toà trấn thành thời Nguyễn. Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Ðại La và đổi tên là Thăng Long. Trải qua 8 thế kỷ, toà thành đã trở thành trung tâm chính trị và đô thị phồn thịnh nhất Ðại Việt. Cuối triều Lý, hoàng cung Thăng Long bị đốt cháy. Tới triều Trần, thành Thăng Long được xây dựng lại nhưng rồi lại bị lũ xâm lược Nguyên - Mông dày xéo, tàn phá. Sau khi đánh đuổi giặc Minh năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại Thăng Long và đổi tên là Ðông Ðô rồi Ðông Kinh... Vậy là, qua bao cuộc chiến tranh và cuối cùng là sự phá hoại của thực dân Pháp, toà thành cổ kính mang tên Thăng Long - Hà Nội gần như mất hết dấu vết, chỉ còn tồn tại trong hoài niệm của bao thế hệ người Hà Nội.

Thành cổ Hà Nội do nhà Nguyễn xây dựng từ năm 1803 theo kiến trúc châu Âu nhưng có tầm vóc nhỏ hơn thành của những vương triều trước. Mặc dù, tính tới nay thành cổ còn chưa đủ 200 năm tuổi nhưng đã có không ít nhà bảo tàng học, sử học thảo luận nhiều lần nhằm thống nhất về cách nhìn.
http://phuongkhuongmai.gov.vn/UpLoads_BaiViet/Img/08112917281.jpgNăm 1959, ông Trần Huy Bá đưa ra ý kiến hoạch định ranh giới Hoàng thành Thăng Long đời Lý - Trần là phía Bắc từ trường Ðua Ngựa tới đền Quan Thánh, phía Ðông từ đến Quan Thánh tới Văn Miếu, phía Nam từ Văn Miếu tới cuối đường xe điện Cầu Giấy, phía Tây từ cuối đường xe điện Cầu Giấy tới trường Ðua Ngựa. Ðã có khá nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này. Tới tháng 4/1996, ông Trần Quốc Vượng và ông Vũ Tuấn Sản đã lập luận, chứng minh Thăng Long đời Lý vẫn giữ nguyên vẹn vị trí cũ cho đến đời Nguyễn. Núi Nùng (tức núi Long Ðỗ) vẫn là trung tâm của Thăng Long qua bao thế kỷ...
http://farm3.static.flickr.com/2183/2458335223_d44bc3e05c_o.jpg
Năm 1998, Bộ Quốc phòng đã bắt đầu trao lại 3 khu vực Cửa Bắc, Hậu Lâu và Ðoan Môn cho Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội quản lý và tôn tạo nhằm phục vụ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 990 và 1000 năm. Công tác khai quật khảo cổ học đã được khẩn trương tiến hành tại cả 3 nơi và đã cho nhiều kết quả bất ngờ, trả lời được nhiều vấn đề sau bao năm tranh luận nghiên cứu. Bắc Môn được xác định chính là Cửa Bắc của thành Hà Nội thời Nguyễn. Nơi đây được xem xét từng lớp dấu vết để phá dỡ những gì được vá víu từ thời Pháp thuộc, sửa sang tu bổ lại những gì vốn có của toà thành thời Nguyễn, xây lại vọng lâu trên cửa thành.
Lầu Tĩnh Bắc (Tĩnh Bắc Lâu) là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc chính là Hành cung của Thành cổ Hà Nội. Tuy ở sau Hành cung nhưng lại là phía Bắc, xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía Bắc Hành cung nên mới có tên là Tĩnh Bắc Lâu. Nơi đây còn có tên là Hậu Lâu (lầu phía sau), hoặc là Lầu Công chúa, bởi tương truyền xưa kia đây là lầu xây để công chúa ở mỗi khi theo vua đi tuần du. Tại Tĩnh Bắc Lâu, các nhà khảo cổ học đã khai quật một diện tích gần 200m2. Vách hố khai quật cho phép nhìn rõ một dòng nước vốn chảy qua đây, dưới lòng lạch có những hòn tảng kê chân cột, bên bờ có xếp 3 bậc đá mang vết cánh hoa sen. Di vật tìm thấy trong hố khai quật rất nhiều. Có gạch ngói của nhiều đời từ trước thời Lý cho đến thời Lê: Cạnh có chữ, ngói bò hình lá đề, hình rồng phượng, đồ gốm đủ loại, đủ thời...
http://vietcatholic.net/pics/81031HANOINUOC.jpgKết quả khảo cổ tại Đoan Môn khá bất ngờ : ở độ sâu 1,9m phát hiện một con đường lát gạch theo hướng Bắc - Nam nằm chính giữa Ðoan Môn. Tại đây được trải 12 lớp sỏi, gạch, đất sét đầm nén kỹ dài tới 1m rồi mới lát 5 lớp gạch bìa lên trên. Hai bên đường cắm gạch theo kiểu dăm cối để tạo thành những ô hoa chanh đẹp mắt. Công việc tu bổ, tôn tạo lại Ðoan Môn đã vấp phải nhiều khó khăn. Các lớp gạch tại đây đa phần đã bị mục ruỗng, không còn khả năng liên kết, chịu lực; các đường nét trang trí hoạ tiết bị gẫy vỡ, có nguy cơ sập đổ cả tầng lầu phía trên... Chính vì thế, công việc tôn tạo di tích Ðoan Môn vẫn chưa xong để khánh thành vào dịp này.
http://www.panoramio.com/photos/original/21697555.jpgSông Tô Lịch
Thế là sau gần 2 thế kỷ, nay một phần thành cổ Hà Nội lại được "hồi sinh", mở cửa đón nhân dân thủ đô và cả nước vào thăm, đưa họ tìm lại về cội nguồn mảnh đất rồng bay qua bóng dáng của kinh thành cổ. Thành cổ là một trong mười công trình đầu tiên gắn biển Công trình trọng điểm kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
( Theo "Hỏi Đáp - 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" - Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc )

http://vtc.vn/newsimage/original/vtc_39208_thong-tha-ngam-xuan-Ha-noi.jpgPhố cổ Hà nội ngày nay

Cái hồn của khu Phố cổ được tạo nên bởi những nét truyền thống và tập tục văn hoá vẫn được lưu giữ cho đến nay, Khu phố cổ Hà nội hiện nay vẫn còn giữ được nhiều hoạt động gắn liền với sự chiếm hữu đặc biệt về không gian đô thị phản ảnh một di sản phi vật chất.

http://www.baovietnam.vn/articles-images/xa-hoi/11/Hoc-sinh-Ha-Noi-duoc-nghi-Tet-10-ngay-138225-1.jpgKhu phố cổ ngày nay cũng vẫn là nơi buôn bán sầm uất nhất Hà Nội và là nơi có nhiều khách du lịch đến thăm. Trên các phố, các quán ăn nhỏ và những người bán hàng bán hàng rong, các cửa hàng bày bán trên vỉa hè và sự hiện diện của các nghề cổ đều thích nghi được với không gian.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200709/original/images1414262_trungthu.jpghttp://images.vietnamnet.vn/dataimages/200709/original/images1414262_trungthu.jpghttp://www.ngoisaoblog.com/data/image/n2/annhau4_378.jpgNgày nay, khu Phố cổ đang tận dụng cơ hội phát triển kinh tế và đón nhận một lượng khách du lịch rất lớn : các quán cà-phê, nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm thủ công và các khách sạn nhỏ đã lần lượt ra đời. Một số nghề như nghề thủ công lụa tơ tằm và buôn bán kim hoàn đã có những bước phát triển vượt bậc.
http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/0C/91/280Sl.jpgTheo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, khu Phố cổ Hà nội có phạm vi được xác định: phía Bắc-Phố Hàng Đậu; phía Tây-Phố Phùng Hưng; phía Nam-Các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông-các phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.

http://diemtinblog.com/images/stories/hinhdata/062008/6m/hocsinh_c2.jpgNhư vậy, khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường, tổng diện tích quy hoạch khu phố cổ khoảng 100 ha: Phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.
http://vnexpress.net/Files/Folder/00/26/New-001.jpgSự phát triển của nền kinh tế hiện nay cũng đang là những mối đe doạ đối với di sản phi vật chất của khu Phố cổ: Một số nghề và các hoạt động biến mất, làm mất nghề và một số nơi thờ cúng. Ý thức được tính độc nhất của di sản này, thành phố Hà Nội đang dành sự đầu tư đặc biệt vào việc bảo vệ di sản phi vật chất cũng như bảo vệ tính văn hoá đích thực của khu Phố cổ.

Cây đa phố Hàng Gai

Bộ xây dựng Việt Nam ngay từ năm 1995 đã ra quyết định về nguyên tắc bảo tồn và trùng tu khu Phố cổ.
Phạm vị nghiên cứu quy hoạch được phân chia hai khu vực bảo vệ, tôn tạo đặc trưng như sau:

Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 1: Được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Mắm và Trần Nhật Duật (diện tích khoảng 19 ha).

Khu vực bảo vệ, tôn tạo cấp 2: Bao gồm phần còn lại trong ranh giới khu Phố Cổ.

Bộ văn hoá và thông tin Việt Nam đã xếp hạng Khu phố cổ danh hiệu Di sản lịch sử của quốc gia ngày 5 tháng 4 năm 2004.

Thành phố Hà Nội cũng đã dành sự đầu tư đặc biệt vào việc bảo vệ di sản phi vật chất cũng như bảo vệ tính văn hoá đích thực của khu Phố cổ.

http://www.tin247.com/vietnamnet/090118110041-771-353.jpgThành phố Hà Nội mong muốn duy trì hoạt động của các nghề thủ công truyền thống nhằm mục đích bảo tồn di sản phi vật chất. Dự án Châu Âu đã hỗ trợ các đối tác Việt Nam để thực hiện mục đích này. Dự án Châu Âu hỗ trợ phía Việt Nam thực hiện việc xác định các nghề truyền thống và các hoạt động xung quanh hàng ngày.
Trống đồng Đông Sơn.
Nón lá khổng lồ giữa rừng hoa.
Quạt gấp bằng gỗ tại đền Bà Kiệu.
Cầu Long Biên lịch sử..
Mô hình phố cổ Hà Nội kết hợp cùng hoa.
Lũy tre làng, nhà mái lá.
Các chuyên gia của Bruxelles dựa vào kinh nghiệm của mình đã tìm cách khôi phục lại các trung tâm thương mại cổ và quản lý đô thị. Mục đích hàng đầu của dự án này là bảo tồn và đào tạo các nghề truyền thống, truyền đạt hiểu biết và hội nhập các nghề thủ công với nền kinh tế thị trường. Từ đó góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị lâu đời của Phố cổ Hà Nội
http://www.huongtrahotel.vn/Design/uploads/TinTuc/2008_01_11/Bai06/H4.jpgĐể chuẩn bị cho việc trở thành một trong những điểm nhấn văn hóa của lễ hội nghìn năm Thăng Long. Việt Phủ Thành Chương sẽ đảm nhiệm tổ chức 7 sự kiện văn hóa - nghệ thuật.Việt Phủ được họa sĩ Thành Chương xây dựng bắt đầu từ tháng 10-2001, với mục đích tập hợp, lưu giữ những tinh hoa trong kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật ứng dụng của người Việt cổ và treo tranh khổ to của chính họa sĩ. Cho đến nay, đã có hơn 20 hạng mục kiến trúc nghệ thuật đã được hoàn thành trên khuôn viên rộng 10.000 m2. Để chuẩn bị cho việc trở thành một trong những điểm nhấn văn hóa của lễ hội nghìn năm Thăng Long. Việt Phủ Thành Chương sẽ đảm nhiệm tổ chức 7 sự kiện văn hóa - nghệ thuật từ tháng 7 tới tháng 10-2010.

No comments:

Post a Comment