TT - Các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế lại lên tiếng cảnh báo dự án xây dựng đập thủy điện Don Sahong của Chính phủ Lào sẽ hủy hoại hệ sinh thái sông Mekong.
Thác Khone, vùng sinh thái đa dạng trên sông Mekong - Ảnh: travelblog.com
Ngày 27-8, Tổ chức phi chính phủ International Rivers (trụ sở tại Mỹ) gửi thư đề nghị Chính phủ Lào không thông qua kế hoạch xây dựng con đập cao 30m Don Sahong với chi phí 300 triệu USD trên sông Mekong. Vị trí con đập nằm gần khu vực thác Khone, thác nước lớn nhất châu Á, thuộc tỉnh miền nam Champasak, chỉ cách biên giới Lào - Campuchia khoảng 1km. Kiến nghị này được đưa ra trước khi Chính phủ Lào và Công ty Mega First Corporation Berhad của Malaysia hoàn tất thủ tục nghiên cứu khả thi xây đập vào tháng 9.Lá thư đăng trên trang web http://www.internationalrivers.org/ dẫn nghiên cứu của tiến sĩ Ian Baird thuộc ĐH Victoria, Canada khẳng định đập Don Sahong sẽ ngăn chặn dòng di trú của rất nhiều loài cá có giá trị thương mại cao đi qua thác Khone quanh năm. “Dòng di trú này có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngư nghiệp địa phương - nghiên cứu của tiến sĩ Ian Baird kết luận - Thiệt hại ngư nghiệp trên sông Mekong do đập Don Sahong gây ra sẽ ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng của hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người sống dựa vào nghề cá dọc sông Mekong, qua đó đe dọa sức khỏe của một khối dân cư lớn tại Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam”. Tiến sĩ Baird là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu nghề cá tại vùng thác Khone.
Theo báo Phnom Penh Post (Campuchia), vào tháng 3-2006 Chính phủ Lào ký thỏa thuận với công ty Malaysia để thực hiện nghiên cứu khả thi xây dựng đập Don Sahong. Hai bên đã ký thỏa thuận phát triển dự án vào năm 2008. Mega First đã đưa ra bốn đề xuất để hạn chế các tác động của đập Don Sahong đối với môi trường, nhưng nghiên cứu của tiến sĩ Baird cho biết hiện nay vẫn chưa có công nghệ để đáp ứng những yêu cầu sinh thái tự nhiên cho phép mọi loài cá di trú qua thác Khone như hiện tại.
“Con đập này không chỉ ảnh hưởng đến ngư dân vùng thác Khone - báo Guardian (Anh) dẫn lời chuyên gia Baird nhận định - Nhiều loài cá bơi từ cửa sông ở Việt Nam sang Campuchia, rồi sang tận vùng Luang Prabang ở phía bắc Lào. Khoảng 60 triệu người sống dọc con sông dựa vào nguồn cá này”. Guardian dẫn một nghiên cứu khác của Trung tâm Cá thế giới (WFC - trụ sở tại Malaysia) cũng khẳng định đập Don Sahong sẽ chặn ngang kênh Hou Sahong, kênh di trú chính của cá giữa Lào và Campuchia, hủy diệt chu kỳ sinh sản của cá và đe dọa 70% sản lượng đánh bắt cá ở hạ lưu sông Mekong.
Ngoài ra, theo WFC, đập Don Sahong khiến lượng nước chảy qua thác Khone giảm mạnh, đe dọa sự sinh tồn của loài cá heo Irrawaddy, loài cá có nguy cơ tuyệt chủng, và ảnh hưởng đến ngành du lịch khu vực thác Khone. “Đây là con đập không được phép tồn tại” - Guardian dẫn lời ông Carl Middleton, người phát ngôn của International Rivers tại Bangkok (Thái Lan), quả quyết.
Thông tin về quyết định tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dành cho dự án đập thủy điện Nam Theun II (NT II) của Lào đã thu hút sự quan tâm của các tổ chức môi trường.
Giám đốc tổ chức Chiến dịch về mạng lưới sông ngòi quốc tế, Aviva Imhof, cho rằng NT II chỉ chủ yếu mang lại lợi nhuận cho một nhóm thiểu số và các nhà tư vấn nước ngoài thay vì cho người nghèo: "Chúng tôi lo ngại cho đời sống của hàng chục ngàn nông dân nghèo của Lào vì họ sẽ mất đất, mất nơi chài lưới và các tài nguyên khác".
Theo Quĩ Động vật hoang dã (WWF), công trình này sẽ phá vỡ các hoạt động trồng trọt và đánh bắt cá của 130.000 người.
Tổ chức này còn cảnh báo 40% khu vực Nakai phía nam Lào sẽ bị lụt, đe dọa đến loài voi ở đây: "Chúng tôi sợ rằng thay vì giảm nghèo, con đập sẽ làm tăng thêm sự khốn khổ của con người và sự xuống cấp của môi trường. Chúng tôi mong các nhà chức trách Lào và WB có thể chứng minh trường hợp này không phải vậy".
Bắt đầu các nghiên cứu tiền khả thi từ năm 1993, dự án NT II, trị giá 1,25 tỉ USD, đã ngốn vài triệu USD và nó đã chờ trong hơn mười năm ròng cho đến ngày WB "bật đèn xanh".
Nằm cách thủ đô Vientiane 250km về phía đông nam, công trình này được xây dựng với mục tiêu bán 95% công suất điện cho 17 tỉnh của Thái Lan kể từ năm 2009 để mang về khoảng 150 triệu USD/năm. Theo dự án của Lào, khoảng 6.200 người dân sống quanh vùng sẽ được dời đi nơi khác. Đây cũng là dự án đơn lớn nhất của Lào từ trước tới nay.
Liên minh cứu trợ sông Mê kông
Dòng sông Mê kông đang bị đe dọa. Chính phủ các nước Lào, Cam Pu Chia và Thái lan đang có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính của sông Mê kông. Nếu được xây dựng, những con đập đó sẽ ngăn cản các luồng cá di cư và gây xáo động lớn tới dòng sông, tạo ra nguy cơ cho hàng triệu người hiện đạng sống dựa vào nguồn thu nhập và thực phẩm do dòng sông đem lại.
Hãy hành động ngay
Liên minh cứu trợ sông Mê kông kêu gọi chính phủ các nước vùng sông Mê kông hãy để cho dòng sông được chảy tự do nhằm bảo đảm nguồn thu nhập, thực phẩm thiết yếu đời sống cho thế hệ hôm nay và mai sau. Hãy cùng chúng tôi hành động cứu dòng sông Mê kông!Phát động chiến dịch 'Giải cứu sông Mekong'
Để ngăn chặn tác động nguy hại từ việc các quốc gia xây dựng 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính của sông Mekong, UBND tỉnh An Giang vừa phát động chiến dịch kêu gọi người dân tham gia giải cứu con sông này.
Theo đó, người dân An Giang vì lợi ích của xã hội, môi trường sinh thái, nên nêu ý kiến của mình bằng cách gửi thư qua đường bưu điện bằng bưu thiếp hoặc internet.
Sông MeKong chảy qua địa phận Việt Nam gọi là sông Cửu Long. Ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, người dân tỉnh này có thể ủng hộ trực tiếp bằng cách gửi bằng bưu thiếp mang thông điệp bảo vệ sông Mekong tới Chính phủ các nước khác thông qua Sở Tài nguyên Môi trường hoặc truy cập website để ghi tên vào bảng kiến nghị.
Theo Ủy ban tỉnh An Giang, cuộc vận động này nhằm mục đích kêu gọi các nước nằm trên lưu vực sông Mekong, xem xét lại kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính vì lo ngại sẽ gây tình trạng thiếu nước vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa cho hạ lưu.Năm 2008, Liên hiệp cứu sông Mekong do các nhà môi trường chủ xướng đã được thành lập với nhiệm vụ chính là bảo vệ con sông bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.Hơn 16.000 người vừa gửi một bản kiến nghị “Cứu sông Mêkông” đến thủ tướng Thái Lan vào thứ năm. Bản kiến nghị trên cũng đồng thời được gửi tới lãnh đạo Việt Nam, Lào và Campuchia - những nước có dòng sông Mêkông chảy qua.
“Đừng xây dựng đập thủy điện ở Mêkông”. Mak Vangdokmai, đến từ Thái Lan, viết: “Ở Thái Lan, anh chị em đánh nhau vì đập thủy điện”. Trong khi đó, một cô gái đến từ Hà Nội - Nguyễn Thanh Hằng kêu gọi: “Cứu chúng tôi, cứu nguồn tài nguyên của chúng tôi. Điện không phải là tất cả”.
Họ kêu gọi lãnh đạo các nước ở quanh khu vực sông Mêkông xem xét lại kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện ở Thái Lan, Lào và Campuchia. Bởi vì họ cho rằng việc xây dựng đập thủy điện đe dọa nguồn cung cấp lương thực của các nước Đông Nam Á.
“Chúng ta đang nói về an ninh lương thực” – Carl Middleton, thuộc Tổ chức các dòng sông quốc tế cho biết: “Việc xây dựng đập thủy điện chặn dòng di cư của các loài cá - chiếm 70% lượng cá đánh bắt phục vụ nhu cầu thực phẩm của 60 triệu người quanh khu vực sông. Chúng ta nên nhớ mỗi năm lượng cá đánh bắt tại đây trị giá 3 tỉ đôla”
Những người ký tên vào bản kiến nghị đề nghị thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đưa vấn đề đập thủy điện vào chương trình nghị sự của các cuộc họp cấp cao ASEAN. “Thái Lan hiện nắm giữ vị trí chủ tịch ASEAN.” Premrudee Daorung, một người tham gia ký bản kiến nghị cho biết: “Vì vậy, chúng tôi mong muốn thủ tướng sẽ mang vấn đề đập thủy điện đến phòng họp của các nhà lãnh đạo ASEAN”.
Liên minh Cứu trợ sông Mêkông – đơn vị thu thập chữ ký cho bản kiến nghị cũng bày tỏ sự lo ngại về việc khả năng xảy ra xung đột xuyên biên giới nếu đập thủy điện được xây dựng. “Việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn Mêkông của Trung Quốc tác động xấu đến môi trường như suy giảm lượng cá, sạt lở đất và nước dâng cao ở hạ nguồn Myanmar, phía bắc Thái Lan và phía nam Lào” - Đại diện của Liên minh Cứu trợ sông Mêkông, cho biết “Chúng tôi lo ngại rằng những tác động xuyên biên giới tương tự có thể dẫn đến xung đột xuyên biên giới nếu các đập được xây dựng”
Trong 16.380 chữ ký của bản kiến nghị, có 240 chữ ký từ Việt Nam, 7.389 chữ ký từ Thái Lan, 2625 từ Campuchia, 583 từ Lào, 338 từ Trung Quốc và 26 từ Myanmar. Hơn 4.000 chữ ký đến từ các nước khác.
http://www.savethemekong.org/?langss=vi
Hãy cứu sông Mêkông
Chiến dịch vận động cứu sông Mêkông do các nhà môi trường thuộc "Liên hiệp cứu lấy sông Mêkông" (Save the Mekong Coalition – SMC) chủ xướng, tính đến cuối tháng 6/2009 đã thu hút được gần 17.000 người sau hơn ba tháng triển khai, trong số đó có hơn 11.000 cư dân trong vùng lưu vực sông Mêkông và khoảng 5.000 người khắp nơi trên thế giới.
SMC được thành lập năm 2008 với nhiệm vụ chính là bảo vệ sông Mêkông, mà mục tiêu trước mắt là theo dõi chặt chẽ việc Trung Quốc xây dựng khoảng 11 đập thủy điện ở thượng lưu con sông, đe dọa đến nguồn sống cũng như cách sống của hàng chục triệu cư dân ở khu vực hạ nguồn sông Mêkông. Tổ chức Southeast Asian Rivers Network ước tính rằng, nguồn cá dự trữ ở khu vực biên giới Thái Lan - Lào đã giảm một nửa do những hoạt động các dự án xây dựng đập của Trung Quốc, không giới hạn ở dải sông thuộc chủ quyền của họ. Bản kiến nghị bằng bảy thứ tiếng nói trên đã được gửi đến chính phủ các nước thành viên của Ủy hội sông Mêkông (Mekong River Commission - MRC) là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, nhưng không đề cập gì đến các con đập mà Trung Quốc đã xây dựng ở thượng nguồn cùng hàng loạt các công trình thủy điện khác, phải chăng vì Bắc Kinh không phải là thành viên của MRC? Lần này mục tiêu lớn nhất mà cuộc vận động của SMC hướng tới là thuyết phục chính phủ các nước Thái Lan, Lào, Campuchia dỡ bỏ kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính của sông. Vào tháng 6/2007, Chính phủ Lào đã phê chuẩn ban đầu cho con đập trị giá 1,7 tỷ USD trên sông Mêkông do hai công ty năng lượng Trung Quốc xây dựng. Một công ty Trung Quốc khác đang tiến hành nghiên cứu tính khả thi của dự án năng lượng sông Mêkông ở Campuchia. Ngoài ra, vài con đập phụ khác trên sông Mêkông ở Đông Nam Á cũng sẽ được tài trợ bởi Ngân hàng China Exim, tổ chức tín dụng lớn nhất của Trung Quốc.Nếu những kế hoạch trên đây trở thành hiện thực, hàng triệu người dân trong lưu vực sẽ bị ảnh hưởng, mất sinh kế và không được đảm bảo về lương thực. Việc xây đập cũng sẽ làm suy kiệt các loài cá di cư, một trong những nguồn thủy sản hứa hẹn nhất của sông Mêkông, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy về môi trường và văn hóa, xã hội. Một con số đáng kinh ngạc: khoảng 17% số cá đánh bắt được ở các vùng nước nội thủy trên khắp thế giới là từ con sông này và 90% cư dân của lưu vực sông Mêkông là nông dân lâu nay sống phụ thuộc chủ yếu vào những cánh đồng được cung cấp phù sa màu mỡ cùa dòng sông. Sông Mêkông chảy vào Việt Nam qua hai ngã sông Tiền và sông Hậu. Một khi các con đập kể trên được xây dựng xong, nước ta do ở cuối nguồn sẽ bị thiệt hại nhiều nhất. Số lượng người Việt Nam sinh sống ở vùng lưu vực sông Mêkông lên đến 17 triệu, chiếm gần 1/3 tổng số 60 triệu cư dân toàn khu vực.Ông Ngô Xuân Quảng, thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam, cảnh báo, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải gánh chịu các tác hại nặng nề do việc dòng Mêkông bị ngăn chặn, từ nguy cơ không còn phù sa màu mỡ, nước ngọt bị thiếu khiến đất hóa phèn, cho đến nguy cơ lượng cá đánh bắt tụt giảm, chưa kể hiện tượng dòng chảy của sông Mêkông yếu đi sẽ làm cho nước biển lấn vào gây ngập mặn. Nghiêm trọng nhất là hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ bị nạn đất xói mòn, còn Tiền Giang thì sẽ bị khô hạn. Thế nhưng đáng buồn hơn cả là có vẻ như chúng ta chưa quan tâm đúng mức về hiểm họa khôn lường ấy, thể hiện qua việc chỉ vỏn vẹn hơn 300 người Việt Nam ký tên vào bảng kiến nghị nói trên, so với Lào là 611 người, Campuchia là 2.673 người, Thái Lan 7.756 người. Nên chăng các tổ chức, đoàn thể trong nước mở cuộc vận động người dân hưởng ứng chiến dịch của SMC, bằng cách vào trang web:http://www.savethemekong.org/?langss=vi Ghi tên mình vào bảng kiến nghị là góp phần tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái của dòng Mêkông nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Lưu vực sông Mêkông : "kho báu sinh học" cần bảo tồn
Loài chuột đá tìm thấy ở Lào được xem là thuộc giống loài đã tuyết chủng 11 triệu năm trước đây.
(Ảnh : WWF)
Có loài tưởng là đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước đây.Theo ông Stuart Chapman, giám đốc Chương trình của WWF tại vùng lưu vực sông Mêkông, ''những phát hiện với số lượng to lớn như vậy chỉ thấy trong sách lịch sử mà thôi''. Nhất là khi trong những giống vật tìm thấy, có một loài tưởng như đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm nay. Đó là trường hợp một loài chuôt đá ở Lào, tên khoa học là laonastes aenigmamus, được ghi nhận là đại diện duy nhất của một giống chuột đã biến mất trên trái đất cách nay 11 triệu năm.
Giới nghiên cứu đã quan tâm đến các sinh vật tại vùng lưu vực sông Mêkông từ thế kỷ thứ 19, với một số chuyến khảo sát khoa học được thực hiện. Thế nhưng do khu vực liên tiếp bị chiến tranh, công cuộc tìm hiểu đã không tiến triển được bao nhiêu. Phải chờ đến thập niên 1990, khi hoà bình trở lại trong vùng, việc nghiên cứu mới được tái lập.
Con sao la, động vật có vó tìm thấy ở Việt Nam năm 1992.(Ảnh : WWF)Nghiên cứu tiến mạnh sau khi tìm ra con sao la ở Việt Nam
Chính vào thời điểm đó mà một số phát hiện tại Việt Nam đã thú hút sự chú ý của cộng đồng khoa học thế giới tới vùng lưu vực sông Mêkông. Sau 50 năm trời chỉ tìm thấy một loài động vật lớn mới thuộc loại có vú trên toàn trái đất, các nhà nghiên cứu đã bất ngờ khám phá ra ba giống động vật có vó mới tại cùng một điạ điểm ở Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là con sao la (tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis), được phát hiện vào tháng 5/1992 trong Khu bảo tồn thiên nhiên Vụ Quang ở miền Bắc Trung bộ Việt Nam.
Năm loài vừa được tìm thấy (từ T qua P) : hoa; cóc; tôm; rắn lục; nhện.
(Nguồn : WWF)Chính các khám phá này đã khiến giới khoa học hết sức phấn chấn và liên tiếp tổ chức những chuyến khảo sát trong toàn vùng. Bản báo cáo ngày 15/12/2008 của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF là một phần kết quả thu hoạch được.
Năm loài vừa được tìm thấy (từ T qua P) : hoa; cóc; tôm; rắn lục; nhện.(Nguồn : WWF)
Các mối đe dọa đã xuất hiện
Bản báo cáo của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF nêu bật tính chất phong phú và độc đáo của thực vật và động vật sinh sống trong vùng sông Mêkông, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải bảo vệ kho tàng này chống lại nguy cơ hủy diệt đến từ những chính sách phát triển kinh tế thiếu bền vững, chạy theo lợi ích thương mại trước mắt mà lơ là những tác hại lâu dài.
Trước hết, WWF nêu bật tệ nạn khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực một cách quá đáng, vượt quá mức cần thiết cho nhu cầu tại chỗ. Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, tác hại của hiện tượng đó ngày nay càng lúc càng được thấy rõ khi nhiều nước trong vùng xuất khẩu những khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên qua Trung Quốc.
Sông Cửu Long là nguồn cung cấp kế sinh nhai và thực phẩm cho khoảng 60 triệu người sinh sống bằng nghề đánh cá. Chỉ riêng người Cambốt thôi cũng đã bắt hàng năm khoảng 2 triệu tấn cá từ sông Mêkông. Thế nhưng, theo tạp chí The New Scientist, số ra tháng 07/2007, do nguồn cá bị cạn đi, hàng năm có tới 7 triệu con rắn nước bị đánh bắt ở vùng Biển Hồ.
Tác hại từ 150 đập nước
Đập Mạn Loan ở Trung Quốc
Thế nhưng, ngoài việc nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, theo WWF, vùng lưu vực sông Mêkông còn phải đối phó với nhiều mối đe doạ nghiêm trọng hơn nhiều. Hiện nay, có đến 150 đập thủy điện thuộc loại lớn đã, đang và sẽ được xây dựng trong toàn vùng. Ngoài việc trực tiếp gây tổn hại cho sự đa dạng sinh thái, hủy diệt môi trường sinh sống của nhiều giống loài, những công trình này còn tác hại đáng kể đến nghề cá, đến lưu lượng con sông, cũng như làm sói mòn bờ sông và bờ biển.
Phá rừng làm đồn điền cũng góp phần hủy diệt môi trường sống các loài động thực vật.(Ảnh : WWF-Canon/Alain Compost)
Các khu rừng nhiệt đới không gì thay thế được ở trong khu vực cũng đang bị nguy cơ phá hủy. Theo WWF, tình từ thập niên 1990 đến nay, mỗi năm Đông Nam Á bị mất trắng 2,7 triệu hécta rừng. Nguyên nhân chính là việc phá rừng lập đồn điền trồng cacao, cà phê, trà, hạt điều, dừa, cọ để lấy dầu, cao su, miá. Theo các chuyên gia, trong những năm gần đây, việc phá rừng làm đồn điền trồng cây công nghiệp tại các nước Cam Bốt, Lào, Miến Điện, và ở một quy mô ít hơn tại cao nguyên Trung phần Việt Nam và ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc, đã làm giảm diện tích rừng mạnh hơn rất nhiều so với việc khai thác gỗ.
Một cửa hàng bán da thú tại Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992(Ảnh : WWF/Canon - Adam Oswell)
Việc phá rừng làm đồn điền, cũng như việc đốn gỗ, đã mở đường tiến vào nhiều khu vực hẻo lánh, với hệ quả là kích thích tệ nạn buôn lậu gỗ quý và động vật hoang dã. Theo WWF, 70 % loài động vật có vú đặc thù của vùng sông Mêkông bị đe dọa do tệ nạn buôn lậu trên toàn cầu. Trong số này có cả con sao la và 5 loài khỉ vượn chỉ có ở Việt Nam. Ngoài ra còn có các loài cọp, voi, bò rừng đều bị nguy cơ săn bắt quá mức.
Xuất phát từ các nhận xét nêu trên, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF đã kêu gọi các quốc gia trong khu vực nỗ lực hợp tác để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên rất quý giá cho nhân loại.
Cần đối xử với sông Mekong theo thông lệ quốc tế
Mekong phải là dòng sông quốc tế
Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam. Tính theo độ dài thì đây là con sông đứng thứ 12 trên thế giới và thứ 7 tại châu Á, còn tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới với lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m3. Người Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mekong chia ra hai nhánh: nhánh Tây Bắc và nhánh Bắc.
Năm 1994, một phái đoàn gồm Trung Quốc và Nhật Bản đã đến nguồn phía bắc cùng lúc một phái đoàn Pháp đến đầu nguồn mạch phía tây và rồi những cuộc thám hiểm kế tiếp cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác của các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Mekong thuộc nhánh Bắc.
Gần một nửa chiều dài con sông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn được gọi theo tiếng Tây Tạng là Trát Khúc, thường quen gọi chung là Lan Thương giang, có nghĩa là "dòng sông cuộn sóng". Phần lớn sông Lan Thương chảy qua các hẻm núi sâu, dòng chảy xiết không có giá trị về giao thông thủy và ra khỏi đất Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500m so với mực nước biển. Sau đó, đoạn sông Mekong dài khoảng 200km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanmar và Lào. Điểm cuối của đường biên giới này, con sông hợp lưu với sông nhánh Ruak tại Tam Giác Vàng nổi tiếng. Đây cũng được coi là điểm phân chia phần Thượng và phần Hạ của sông Mekong.
Như vậy, qua các tài liệu đã thể hiện rằng Mekong thực sự là một dòng sông quốc tế, chảy qua nhiều quốc gia và có vị trí quan trọng trên bản đồ thủy văn quốc tế. Nhưng những gì mà quốc gia nơi thượng nguồn đang đối xử với dòng sông này lại chẳng mang tính quốc tế một tí nào. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã có kế hoạch xây dựng hệ thống đập thủy điện theo dạng bậc thang trên phần sông Mekong chảy qua nước này. Như đã nói ở trên, vì phần sông Mekong chảy trên đất Trung Quốc chảy xiết nên khai thác làm thủy điện là một trong những ưu tiên số 1 của quốc gia này.
Những "bậc thang" chết người
Hiện có 4 con đập đã và đang được đưa vào sử dụng. Việc Trung Quốc xây những con đập trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của các nước nằm ở hạ nguồn con sông này là điều khỏi phải bàn. Còn với các chuyên gia đánh giá, việc xây hàng loạt con đập nơi thượng nguồn và cả trên các tuyến dòng chảy chính của sông Mekong là tác nhân chính gây nên biến động thất thường của dòng nước và hiện tượng xói mòn ở các nước hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam.
Mạng tin tức thủy điện tỉnh Vân Nam cũng đã công khai liệt kê 8 công trình thủy điện chính trên sông Lan Thương của tỉnh này. Trong đó đập Công Quả Kiều (công suất 4,04 triệu MW/năm) do Công ty TNHH Thủy điện năng lượng sông Lan Thương, tỉnh Vân Nam là chủ đầu tư đã tiến hành thăm dò địa chất vào ngày 7/11/2008. Đây là công trình thủy điện cấp 1 thuộc công trình khai thác dạng bậc thang đoạn trung - hạ lưu sông Lan Thương, đập cao 105m. Theo kế hoạch, nơi đây sẽ bắt đầu trữ nước vào tháng 6/2011.
Nằm tiếp nối đập Công Quả Kiều là đập Tiểu Loan (19 triệu MW/năm). Đây là đập lớn thứ hai sau đập Tam Hiệp của Trung Quốc nằm ở trung du lưu vực sông Lan Thương. Bắt đầu thi công vào năm 2006, đập cao 292m và sẽ chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 10/2009.
Tiếp theo là đập Mạn Loan (6,2 triệu MW/năm), khởi công xây dựng vào tháng 5/1986 và đưa vào hoạt động năm 1993. Đập cao 132m với tổng dung tích chứa nước 920 triệu m3. Nằm kế tiếp là đập Đại Triều Sơn (5,9 triệu MW/năm), cách thành phố Côn Minh 600km, cao 111m, tổng dung lượng 940 triệu m3. Tháng 8/1997, bắt đầu thi công và đã đưa vào hoạt động cuối năm 2001.
Sau Đại Triều Sơn là đập Cảnh Hồng (7,85 triệu MW/năm) - con đập cấp 6 trong dự án hệ thống đập thủy điện bậc thang trên sông Lan Thương. Đập được khởi công vào giữa năm 2003, cao 108m và được đưa vào hoạt động một phần vào giữa năm 2008, đến năm 2009 đã chính thức hoạt động toàn bộ công suất.Ngoài ra, trong dự án ngăn dòng khai thác nguồn tài nguyên sông Lan Thương còn ba con đập khác đang trong quá trình hình thành từ nay đến năm 2011 là đập Nọa Trát Độ (nằm giữa đập Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng, 23,9 triệu MW/năm), Cảm Lãm (0,87 triệu MW/năm) và Mãnh Tống (55.110 MW/năm) nằm ở đoạn cuối tỉnh Vân Nam giáp với Lào.
Trả lời báo chí, Tiến sĩ Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho rằng, tổng trữ lượng của 8 con đập trên dòng Lan Thương có khả năng chứa tới hơn 23 tỉ m3 nước. Điều này đồng nghĩa với việc các nước hạ lưu mất đi ngần ấy lượng nước vào lãnh thổ. Cũng theo Tiến sĩ Tô Văn Trường, hoạt động hợp tác sông Mekong có từ cuối thập niên 50 thế kỷ XX, cho đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và phụ thuộc vào mức độ thiện chí của các nước thành viên, nhiều người nhận xét hoạt động này đôi khi cũng "quanh co như dòng sông Mekong" vậy!
Cũng theo ông Tô Văn Trường, ngoài những ảnh hưởng và tác động tiêu cực về môi trường do những con đập kia mang đến thì điều đáng lo nhất là các nước hạ lưu không nắm được cụ thể quy trình vận hành các nhà máy thủy điện của các nước nằm ở thượng lưu. Như vậy là việc khai thác, sử dụng dòng sông ở vùng hạ lưu, cho dù có phù hợp với quy ước chung đi nữa, cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. (Theo CAND)
Sông Mekong nhiễm độc thủy ngân nặng nề
(Dân trí) - Theo báo cáo mới đây của WWF (Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên), ô nhiễm tại sông Mekong đã đẩy quần thể cá heo Irrawaddy tại khu vực này đến bờ tuyệt chủng do nhiễm độc thủy ngân có tại sông Mekong.Loài cá heo Irrawaddy (Orcaella brevirostris) sinh sống trên đoạn sông Mekong dài 190 km giữa Lào và Campuchia. Từ năm 2003 đã có 88 con bị chết, 60% số đó là cá heo con dưới hai tuần tuổi. Ước tính hiện nay chỉ còn có khoảng 64-76 cá thể loài này còn sống.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chất thuốc trừ sâu như DTD và chất gây ô nhiễm như PCBs khi mổ xác cá heo con . Những chất này có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ người dân sinh sống dọc theo sông Mekong vì họ cùng ăn cá và sử dụng nguồn nước sông giống như cá heo.
Hàm lượng thủy ngân cao cũng được tìm thấy trên một số con cá heo đã chết. Thủy ngân, được cho là do hoạt động khai thác vàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch do đó làm cho cá dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm hơn.
Bác sỹ Verne Dove, tác giả của báo cáo và là bác sỹ thú y làm việc cho WWF Campuchia cho biết: “Phân tích giải phẫu cho thấy cá bị chết do nhiễm khuẩn. Điều này sẽ không gây tử vong nếu hệ thống miễn dịch của cá không bị suy giảm do ô nhiễm môi trường”. Cũng theo bác sỹ Dove, những chất này được phân tán rộng rãi trong môi trường và như vậy ô nhiễm có thế bắt nguồn từ các nước có sông Mekong chảy qua. Từ năm 2004, cá heo Irrawady sinh sống trên sông Mekong đã được liệt vào loại bị đe dọa nghiêm trọng trong sách Đỏ của IUCN.
Sông Mekong chảy qua Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đây là một trong những sông có nguồn lợi thủy sản lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, đoạn sông Mekông chảy qua được gọi là sông Cửu Long.Thảm họa môi trường sông Mê Kông đến gần?
“Sẽ xảy ra thảm họa trong thời gian không xa, nếu cứ tiếp tục như hiện nay. Hàng triệu cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long nước ta sẽ gánh chịu, nếu chúng ta không nhanh chóng có biện pháp thích hợp”. Đó là nhận định của hầu hết các các chuyên gia về môi trường trong Hội thảo về bảo vệ sông Mê Kông vừa diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh.Từ thói quen xấu của người dân trong nướcTrong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất nông nghiệp là việc sử dụng một cách “vô tội vạ” thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có nhiều loại hiện đã bị cấm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước. Kết quả khảo sát nước tại các khu vực nuôi trồng thủy sản và các kênh rạch tại 7 điểm thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre cho thấy, tất cả các mẫu nước đều tồn tại thuốc bảo vệ thực vật, trong đó đến 70% số mẫu có dư lượng vượt mức quy định. Như một ảnh hưởng tất yếu của sự phát triển, những năm gần đây hiện tượng ô nhiễm môi trường nước sông ở ĐBSCL đang gia tăng một cách đáng báo động. Nguyên nhân là do sự đa dạng về dân cư mà tính chất nguồn thải, tập quán sinh hoạt cũng như thói quen hoạt động sản xuất và cả tình hình phát triển kinh tế rất phức tạp; Khảo sát trên dòng Mê Kông, các nhà nghiên cứu còn bắt gặp các cơ sở chế biến, xay xát lúa đổ luôn trấu xuống sông, làm cản trở lưu thông và ô nhiễm nguồn nước... Đến những nguy cơ bởi các dự án thủy điện nước ngoàiHiện nay, các nước trong vùng thượng lưu và hạ lưu sông Mê Kông như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc đã có chiến lược quy hoạch phát triển thủy điện trên dòng chính con sông này. Điều này đã và đang tác động rất mạnh đến Việt Nam khi mà các nhà máy thủy điện được xây dựng quy mô lớn. Ủy ban sông Mê Kông cho biết, những tác động tiềm tàng của phát triển thủy điện thượng lưu đến đồng bằng sông Cửu Long điển hình nhất là tác động thay đổi dòng chảy hạ lưu, trong ngày hoặc theo mùa so với dòng chảy tự nhiên; Tác động liên quan đến những thay đổi sinh học của hệ sinh thái, bao gồm những ảnh hưởng tới khu vực ven sông, thực vật ven sông; tác động giữ bồi lắng và chất dinh dưỡng trước đập. Những tác động này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vựa nông nghiệp lớn nhất cả nước ta, tình trạng đất đai nghèo dinh dưỡng do không được bồi đắp phù sa, các cửa sông bị xói mòn, nước biển dâng sâu vào đất liền...sẽ là điều khó tránh khỏi.Theo một số chuyên gia khoa học, đã đến lúc phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho sự hợp tác giữa các quốc gia vùng sông Mê Kông, đặc biệt là nhóm các quốc gia ở thượng lưu như Trung Quốc và Myanmar, nhóm các quốc gia ở hạ lưu như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, nhằm kiểm soát các hoạt động xây dựng và vận hành các đập thủy điện trên sông Mê Kông. Bên cạnh đó, phải thay đổi được nhận thức của một số nước ở thượng lưu vốn coi sông Mê Kông như là một con sông quốc gia và đã là sông quốc gia thì không phải họ muốn làm gì thì làm?
Đập thủy điện ở Trung Quốc làm đảo lộn sông Mekong
(TuanVietNam) - Chưa có một hiệp định quốc tế nào đề cập đến việc khai thác các sông xuyên quốc gia, Trung Quốc đang nắm ưu thế, kiểm soát nước ở thượng nguồn sông Mekong.
|
Trở lại năm 1986, việc Trung Quốc bắt đầu xây dựng chuỗi các đập thủy điện đầu tiên không mấy thu hút được sự chú ý của các nước hạ lưu Đông Nam Á. Nhưng vào thời điểm hiện tại, khi Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng đập thủy điện thứ 4 ở thượng lưu sông Mekong thì những quan ngại về tác động của chúng tới môi trường trong khu vực ngày càng tăng. Thêm vào đó, những bất đồng giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khiến việc đưa ra một giải pháp có sự đồng thuận của cả 2 bên gần như là không thể.
Bốn quốc gia ở hạ lưu sông Mekong gồm Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, và Lào quan ngại trước việc Trung Quốc khai thác thủy lực của sông Mekong và thay đổi dòng chảy tự nhiên của nó trên quy mô lớn. Trên 60 triệu dân sống ven sông sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những hoạt động trên thượng nguồn.
Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Viện Công nghệ châu Á (AIT) có cảnh báo rằng kế hoạch của Trung Quốc xây dựng 8 đập trên sông Mekong (phần chảy qua Trung Quốc có tên Lancang), có thể đe dọa đáng kể tới bản thân con sông cũng như tài nguyên tự nhiên của nó.
Vào tháng 6, Thủ tướng Thái Lan đã xuất trình một đệ đơn yêu cầu tạm dừng việc xây dựng đập. 11,000 người đã ký vào đơn, phần đông trong số đó là nông dân và ngư dân kiếm sống ven sông.
Có một số chuyên gia cho rằng nếu các bên đều nhìn nhận theo hướng phê phán vấn đề này thì quan hệ giữa Trung Quốc và láng giềng Đông Nam Á có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng với việc sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một tăng, chính phủ ở các quốc gia trên đã chọn giải pháp im lặng.
Lào, Campuchia và Thái Lan đã đề xuất các kế hoạch xây dựng đập trên những phần sông Mekong chảy qua địa phận nước mình. Trong khi đó, Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc xem xét các trường hợp môi trường địa phương bị ảnh hưởng bởi các đập ở thượng nguồn.
Rất nhiều người cho rằng Mekong là dòng sông của Đông Nam Á, nhưng thực ra khởi nguồn của nó là từ cao nguyên Tây Tạng. Một nửa chiều dài của nó chảy qua tỉnh Vân Nam Trung Quốc trước khi đi qua Đông Nam Á.
Vì hiện nay chưa có một hiệp định quốc tế nào đề cập đến việc khai thác các sông xuyên quốc gia, Trung Quốc đang nắm ưu thế, kiểm soát nước ở thượng nguồn sông Mekong. Trung Quốc có quyền phát triển phần sông chảy qua địa phận nước mình nếu thấy phù hợp và tự ý thực hiện không cần sự tư vấn của các quốc gia láng giềng, càng không cần sự đồng tình của họ.
Lưu vực sông Mekong nhận nước từ một diện tích 795,000 km2. Ủy hội sông Mekong (MRC) một tổ chức đa chính phủ thành lập năm 1995 bởi bốn nước hạ du sông Mekong đã ước tính rằng riêng tiềm năng thủy điện của hạ lưu đã lên tới con số khổng lồ 30,000 MW.
Nhưng MRC cũng nhận định rằng có những thách thức lớn trong việc cân bằng giữa lợi ích của việc xây đập là năng lượng sạch, dự trữ nước, và kiểm soát lũ với những tác động tiêu cực khác. Đó là việc di dân, ngăn cản dòng di chuyển lên xuống của cá, và thay đổi dòng chảy của nước và phù sa.
Các đập tại Vân Nam sẽ sản sinh ra 15,500 MW điện cho các thành phố và các nhà máy, giúp thay thế các nhiên liệu ô nhiễm mà cụ thể ở đây là than và dầu. Tám đập này có công suất tương đương với 30 nhà máy nhiệt điệt cỡ lớn.
Đập thứ 4 trên sông Mekong ở Trung Quốc tại Tiểu Loan (Xiaowan) sẽ hoàn thành vào năm 2012 với chi phí gần 4 tỉ đô la Mỹ. Tường đập sẽ giữ kỷ lục cao nhất thế giới với chiều cao 292m. Hồ chứa của nó sẽ chứa 15 tỉ m3 nước, gấp 5 lần khả năng lưu trữ của 3 đập còn lại cộng lại.
Kể từ cuối năm 2008, khi các kỹ sư Trung Quốc đóng cửa kênh rẽ nước của đập thủy điện Tiểu Loan, hồ nước đã được làm đầy để chuẩn bị cho việc chạy tuốc bin điện đầu tiên vào tháng 9. Khi đầy, diện tích hồ chứa vào khoảng trên 190 m2. Với khả năng sinh ra 4,200 MW điện, Tiểu Loan sẽ là đập lớn nhất trên sông Mekong.
Tuy nhiên Trung Quốc đang dự tính hoàn thành một đập khác dưới đập Tiểu Loan tại Nọa Trát Độ (Nouzhadu). Tuy không cao bằng nhưng nó sẽ chứa một thể tích nước lớn hơn gần 23 tỉ m3 và sinh ra 5,000 MW điện.
Giới chức Trung Quốc đảm bảo rằng các đập tại Vân Nam có những tác động tích cực đến môi trường. Họ nói bằng việc giữ nước lại trong mùa mưa, các đập sẽ giúp kiểm soát lũ lụt và xói lở bờ sông ở hạ du. Ngược lại, việc tháo nước từ bể chứa để sinh điện vào mùa hè sẽ cải thiện tình trạng thiếu nước ở hạ du sông Mekong vào mùa khô.
Tuy nhiên, theo báo cáo của UNEP-AIT, Tonle Sap, nơi trú ngụ của các loài cá hạ lưu sông Mekong, và đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của Việt Nam, có nguy cơ gặp bất lợi do những thay đổi từ chu kỳ lũ lụt và hạn hán đặc biệt của sông Mekong.
Hồ Tonle Sap nối với sông Mekong bởi sông Tonle Sap. Các nhà khoa học đang lo lắng rằng việc giảm bớt dòng nước lũ tự nhiên của sông Mekong sẽ dẫn tới mực nước hồ bị xuống thấp, ảnh hưởng đến trữ lượng cá vốn đã và đang chịu sức ép từ việc khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường.
Mối quan tâm của Việt Nam chính là lượng nước bị mất đi sẽ làm trầm trọng hóa vấn đề vùng trũng tại Đồng bằng sông Cửu Long đang bị nước biển xâm chiếm. Biến đổi khí hậu và hiện tượng tăng mực nước biển có thể dẫn đến nguy cơ một diện tích lớn đất canh tác nông nghiệp bị xâm thực và hàng triệu người phải chuyển chỗ vào cuối thế kỷ này.
Ủy hội sông Mekong (MRC) đã thảo luận hợp tác kỹ thuật với các chuyên gia Trung Quốc để đưa ra các nhận định, đánh giá về những thay đổi của hạ lưu sông dưới tác động của việc phát triển thủy điện.
Nhưng Trung Quốc từ chối việc tham gia MRC cũng như xem xét các hướng dẫn quản lý tài nguyên của MRC. Trung Quốc mong muốn vai trò của mình chỉ dừng lại ở mức đối tác đối thoại. Một khi trở thành viên chính thức của MRC, các kế hoạch đập thủy điện của Trung Quốc sẽ bị MRC phân tích chi tiết đồng thời sức ép lên Bắc Kinh sẽ gia tăng, khiến Trung Quốc phải xét đến lợi ích của các nước còn lại trong kế hoạch của mình.
Trong khi việc xây dựng đập tại Trung Quốc tiến triển theo đúng kế hoạch, các đề án tương tự tại các phần sông Mekong ở Đông Nam Á đã bị tạm dừng. Trước khi các nền kinh tế hướng xuất khẩu của châu Á bị tác động mạnh bởi khủng khoảng kinh tế toàn cầu, Campuchia, Lào, và Thái Lan đã thông báo các kế hoạch xây dựng đập tại hạ lưu sông Mekong.
Hiện nay tại Lào, sông Mekong sản xuất ra được trên 3,200 MW điện. Nhưng ngay cả việc sản xuất điện này cũng không tránh được tác động của cuộc khủng hoảng. Thái Lan, khách hàng tiêu thụ điện chính tại hạ du sông Mekong đã thông báo sẽ cắt giảm đáng kể lượng điện nhập khẩu từ Lào.
Mặt tích cực ở đây là chính lúc này, các nước Đông Nam Á có một khoảng lặng để nhìn nhận lại những ảnh hưởng của việc xây dựng đập trên sông Mekong đến cuộc sống của những người dân ở lưu vực sông. Tuy nhiên, không một kế hoạch quản lý sông Mekong thực sự hiệu quả nào có thể được đưa ra nếu không có sự tham gia đầy đủ của Trung Quốc.
Bắc Kinh đang có ý định hội nhập kinh tế sâu sắc hơn với các nước Đông Nam Á trong đó có việc hợp tác về thương mại, đầu tư, truyền thông, vận tải, và năng lượng với các nước tiểu vùng sông Mekong. Nhưng chiến lược này có thể đem lại kết quả ngược lại sự mong đợi nếu các nước trong khu vực đưa ra kết luận rằng các đập thủy điện của Trung Quốc đang có tác động ngược đến sự phát triển của họ trong tương lai.
VN muốn Lào hoãn xây đập một thập niên
Ủy hội sông Mekong (MRC), với các thành viên Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào, nhóm họp vào hôm thứ Ba 19/04 tại Vientiane để bàn cách xử lý dự án đập thủy điện Xayaburi mà Bấm Lào dường như đang triển khai.
Tin cho hay Lào đã tuyên bố sẽ trì hoãn quyết định xây đập tại hạ lưu Sông Mekong trước sự phản đối của các nước láng giềng kể cả đồng minh thân cận nhất là Việt Nam.
Cuộc họp đi đến kết luận rằng dự án này sẽ được trình cấp bộ trưởng để cân nhắc và theo dự kiến phiên họp sẽ được tổ chức vào cuối năm nay.
Dự án vốn gây nhiều tranh cãi đang được coi là phép thử về quyết định có thể xem là lớn nhất của MRC, ủy hội được lập ra năm 1995 để chia sẻ tài nguyên con sông quan trọng nhất đông nam Á.
Theo thỏa thuận ký năm 1995, bốn nước thành viên MRC nhất trí tham vấn lẫn nhau khi mỗi nước lên kế hoạch xây đập.
Thỏa thuận không có tính ràng buộc này có nghĩa rằng không nước nào có thể phủ quyết các kế hoạch của những nước khác.
Trung Quốc, quốc gia không tham gia MRC, đã xây ba con đập tại một số khúc ở thượng nguồn Mekong nằm ngoài Đông Nam Á, bất chấp lời phản đối từ chính phủ tại các nước ở hạ nguồn, Bấm The Wall Street Journal đưa tin trong bài báo ngày 18/04.
Trong bốn nước thành viên, Thái Lan và Việt Nam là hai nước có nền kinh tế nổi trội.
Nhu cầu dùng điện của hai quốc gia này dự kiến sẽ tăng 6%-7% vào năm 2025 và cả hai nước đều chưa có nhà máy điện hạt nhân.
Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của cả Thái Lan và Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị ngưng trệ do biến cố nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản gần đây.
Và điều đó có nghĩa là thủy điện đã, đang và sẽ vẫn là giải pháp dễ thực hiện.
Thái Lan, nơi dự kiến sẽ mua đa phần điện của dự án đập Xayaburi, đang tìm hậu thuẫn quốc tế để bật đèn xanh cho dự án đập thủy điện Xayaburi.
Báo Thái Lan đưa tin có công ty nước họ tham gia xây thủy điện Xayaburi mà chi phí lên tới 3,5 tỷ đô la Mỹ.
Hãng thông tấn AP ngày 8/04 có bài nói các nhà hoạt động môi trường Thái sẵn sàng Bấm khiếu kiện thủ tướng Thái Abhisit Vejjajiva ra tòa nếu ông không phản hồi lại thư phản đối dự án mà dân cư sống dọc sông Mekong ở Thái Lan gửi tới ông.
Cùng lúc, một biên tập viên của BBC Tiếng Trung tại London cho hay rằng trong khoản tiền lớn mà Lào bỏ ra để xây đập một phần nhiều "chắc chắn là đến từ Trung Quốc".
Trước đó, dự án xây đập Cảnh Hồng (Jinghong) ở đầu nguồn Mekong của Trung Quốc có có công suất 1750 MW đã bị nhiều chỉ trích từ giới bảo vệ môi sinh
Trong khi đó Việt Nam muốn trì hoãn dự án này khoảng 10 năm để có đánh giá đúng mức về tác động theo như lời Tiến sĩ Lê Anh Tuấn từ khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên của Đại Học Cần Thơ.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ ngày 18/04, Tiến sĩ Tuấn mô tả ảnh hưởng về môi trường đối với các loài cá nước ngọt, phù sa là rất nhiều.
“Hầu hết các loài cá trên sông Mekong là cá di cư, tới mùa sinh sản cá di cư từ hạ lưu lên thượng lưu, và việc xây đập có nghĩa là làm cản trở cho môi trường sống của các loài cá và có thể dẫn tới tiệt chủng”.
“Đồng bằng sông Mekong sống phần lớn nhờ vào phù sa, và nếu không có phù sa thì nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng, chưa kể xói lở bờ sông và vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long”, Tiến sĩ Tuấn nói.
Bấm Jonathan Watts, phóng viên môi trường Châu Á của báo Anh The Guardian hôm 18/04 viết trên blog rằng liên minh gồm 263 tổ chức phi chính phủ (NGO) đã gửi một thư chung tới thủ tướng Lào Thongsing Thammavong thúc giục ông bỏ dự án nhưng không nhận được phản hồi nào.
Phóng viên này nói là họ nên gửi thư tới thủ tướng Thái Lan, là nước được hưởng lợi nhiều nhất nếu dự án được triển khai, thay vì gửi cho thủ tướng Lào.
Một nghiên cứu do MRC thực hiện được công bố vào năm ngoái nói rằng các con đập nếu được xây sẽ “làm tổn hại cơ bản về mức trù phú, đa dạng của khả năng sinh sản tài nguyên cá” làm ảnh hưởng tới hàng triệu người và gây tổn hại tới hoạt động canh tác cũng như đe dọa nguồn lương thực.
Xem thêm: Bấm Chuyên đề của BBC về dòng Mekong
WWF tiếp tục đưa ra những lý do nhằm ủng hộ việc hoãn xây dựng đập Xayaburi trên dòng chảy chính hạ lưu sông Mekong trong vòng 10 năm tới . Các nhà khoa học Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cũng đã gửi đến MRC các ý kiến đề xuất giải pháp.
Trước nhiều bằng chứng về rủi ro đối với đa dạng sinh học, thủy sản và sinh kế của hàng triệu người dân tại lưu vực sông Mekong, Ban Liên Chính phủ của Ủy ban sông Mekong (MRC) đã quyết định chuyển dự án xây dựng đập Xayaburi tại Lào lên tới cấp Bộ sau khi xem xét những quan ngại đưa ra bởi Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Một nghiên cứu, được ủy nhiệm bởi WWF (Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên), về dự án đập Xayabury đã chỉ ra rằng bản Đánh giá tác động môi trường và nghiên cứu khả thi đối với dự án đề xuất này là hoàn toàn không phù hợp và không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những thay đổi trong dòng chảy, trầm tích và chất dinh dưỡng cần phải được nghiên cứu thêm.
“Bất kỳ một quyết định nào được đưa ra cũng sẽ ảnh hưởng tới nhiều thế hệ tiếp theo - tiến sỹ Jian-hua Meng, Chuyên gia Thủy điện bền vững của WWF nhận định - Chính phủ các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đều cho rằng vẫn còn những thiếu sót trong việc tìm hiểu những tác động tiềm ẩn của con đập”.
Năm 2008, các chuyên gia của tổ chức này đã có một cuộc họp tại Viêng-chăn để xem xét tác động của những con đập xây dựng trên dòng chảy chính đối với các loài cá di cư và đi đến kết luận rằng: các biện pháp hiện có nhằm giải quyết đường di cư cho cá hồi được sử dụng tại châu Âu và Bắc Mỹ sẽ không thể phù hợp với mật độ đa dạng và sự di cư của các loài cá trên dòng chảy chính của Mekong. WWF tin rằng không thể lấy dòng Mekong làm trường hợp thử nghiệm đối với các giải pháp đường đi cho cá.
WWF ủng hộ việc hoãn xây dựng đập, trong đó có đập Xayaburi, trên dòng chảy chính hạ lưu sông Mekong trong vòng 10 năm tới nhằm đảm bảo tất cả các tác động của việc xây dựng và vận hành đập được đánh giá một cách toàn diện. Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu hiện nay, WWF khuyến khích thực thi các dự án thủy điện bền vững trên một vài phụ lưu lựa chọn.
Các nhà khoa học Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cũng đã gửi đến MRC các ý kiến đề xuất giải pháp: Một là, đối với vấn đề năng lượng, hiện đã có nhiều giải pháp thay thế bền vững và có thể đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và năng lượng trong hạ lưu vực sông Mekong thay vì phát triển thủy điện trên dòng sông chính Mekong. Chính phủ Việt Nam có thể kêu gọi các đối tác phát triển quốc tế cùng giúp Lào phát triển kinh tế, xã hội và tìm các giải pháp năng lượng thay thế.
Bốn, Chính phủ nên giao các cơ quan chức năng tiến hành ngay các nghiên cứu đánh giá tác động toàn diện của hệ thống 12 công trình đập thủy điện đối với Đồng bằng sông Cửu Long. Xem xét, phân tích lợi ích đa chiều vấn đề nhập khẩu điện từ các công trình dòng chính sông Mekong trong chiến lượng năng lượng để có điểu chỉnh phù hợp nhất...
Đập thủy điện Xayaburi và trách nhiệm xã hội
Xayaburi có thể bị rút vốn đầu tư
Nhiều khả năng một trong bốn ngân hàng đầu tư cho con đập Xayaburi sẽ không ký kết hợp đồng đầu tư cho dự án này do sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng.
Công trình thuỷ điện Xayaburi có công suất 1.260 MW và hầu hết sản lượng điện của dự án trị giá 3,5 tỷ USD này sẽ được bán cho Thái Lan. Dự án do bốn ngân hàng Thái Lan tham gia đầu tư là Kasikornbank, Krung Thai Bank, Bangkok Bank và Ngân hàng Thương mại Siam.
Theo kế hoạch, trong tháng này, bốn ngân hàng và nhà đầu tư Ch Karnchang sẽ kí kết thỏa thuận. Tuy nhiên, phát biểu trên tờ Post Today của Thái Lan, phó giám đốc Ngân hàng Thương mại Siam cho biết, nhiều khả năng họ sẽ không ký thỏa thuận cùng 3 ngân hàng khác do sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng dân cư dọc sông Mekong.
“Nhiều nhóm cộng đồng ở Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan đã phản đối dự án này chủ yếu vì các tác động môi trường. Là ngân hàng hỗ trợ tài chính cho dự án, chúng tôi phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Nếu dự án không thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ không ký thỏa thuận cho vay”, ông Artit Nanwittaya nói.
Về vấn đề xây đập Xayaburi, hai nước Việt Nam và Campuchia đều đề nghị hoãn 10 năm để nghiên cứu kỹ hơn về các tác động tới môi trường và sinh kế của người dân sống dọc bờ sông Mekong. Campuchia cho rằng việc xây dựng đập Xayaburi sẽ ngăn chặn nguồn lợi từ cá, ngăn cản sự di cư của cá là thảm họa về an ninh lương thực lẫn dinh dưỡng.
Nhiều người Thái Lan tuần trước cũng viết đơn thỉnh cầu gửi tới Ủy ban liên chính phủ ASEAN (AICHR) phản đối xây đập Xayaburi. Họ cho rằng, dự án được xây dựng sẽ tác động tới 8 tỉnh đông bắc Thái Lan nằm dọc sông Mekong.
Trao đổi với VnExpress, ông Tô Văn Trường, Viện nghiên cứu thủy lợi miền nam cho rằng, sự việc ngân hàng Thương mại Siam không đầu tư xây dựng đập Xayaburi có thể thể tác động tích cực tới quyết định của các nhà đầu tư còn lại. Theo ông, đập Xayabouri nếu được xây dựng sẽ gây ra những tác động môi trường to lớn.
Ông Trường phân tích, với kiểu đập dâng thường thì thường điều tiết nước theo ngày, trữ nước trong ngày và phát điện giờ cao điểm. Khi trữ nước thì phía hạ lưu không có dòng chảy nên sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng nước dưới hạ lưu, ảnh hưởng các loài thủy sinh, giao thông thủy gặp khó khăn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sâu hơn.
Chuyên gia này cũng cho rằng, Lào nên xem xét kĩ vấn đề an toàn hồ chứa liên quan đến động đất ở Lào. "Cho đến nay nước Lào chưa có mạng trạm Quốc gia quan trắc các hoạt động động đất. Các trận động đất mạnh xảy ra trên lãnh thổ Lào được ghi nhận từ những năm hai mươi của thế kỷ trước trở lại đây nhờ mạng trạm quốc tế cho thấy, Lào cũng không phải là vùng yên tĩnh về động đất", ông Trường nói thêm.
"Vùng Xayabury của Lào có động đất liên đới với cả Myamar và Thái Lan. Phía Myanmar thiệt hại khá nặng nề cả về người và của. Đây là điều cảnh báo liên quan đến bài toán an toàn, ổn định liên hồ chứa, cho nên phía Lào cần phải bổ sung, xem xét, đánh giá thận trọng trong thuyết minh hồ sơ dự án của đập thủy điện Xayaburi".
Dự án Xayaburi vừa được các nước thuộc Ủy hội sông Mekong (MRC) thống nhất đưa lên cấp cao Bộ trưởng quyết định vào tháng 11 tới.
Hôm qua, dân chúng Thái Lan từ tám tỉnh dọc Sông Mêkông đã gửi một thư phản đối việc xây dựng đập thủy điện Xaraburi đến cho thủ tướng Lào Thongsing Thammavong.
Nội dung bức thư có đoạn viết ‘Đập Xaraburi chắc chắn sẽ gây tác động đến cuộc sống của người dân ở hạ lưu sông Mêkông; không chỉ người dân nước Lào, mà cả người Thái, người Kampuchia và người Việt Nam.
Liên doanh Xaraburi giữa chính phủ Lào và Công ty Xây dựng Ch. Karnchang của Thái Lan sẽ xây đập thủy điện đầu tiên dự kiến trong số 11 đập sẽ được tiến hành trên Sông Mêkông.
http://timesofpakistan.pk/international-news/2011-04-19/mekong-xayaburi-dam-decision-due/31252/
Trong lúc Việt Nam, Thái Lan và các nhà khoa học quốc tế lên tiếng đập này sẽ có những tác động xấu như gây xói lở, thay đổi dòng chảy, thay đổi môi trường sống của nhiều loài thủy sản…; thì Campuchia có suy nghĩ gì về điều này, và Ủy ban sông Mekong Campuchia có chấp thuận cho Lào tiến hành xây dựng hay không? Quốc Việt có bài tường trình sau đây.
Tham vấn trước khi xây dựng
Chính phủ Hoàng gia Campuchia và các chuyên gia bảo vệ môi trường nước này bày tỏ e ngại về tác động tới môi trường, hệ sinh thái, nguy cơ mất nguồn cá cũng như thực phẩm đối với hàng chục triệu người dân sống dựa vào sông Mekong vì Lào có dự án xây dựng công trình thủy điện Xayaburi.
Phó chủ tịch Ủy ban sông Mekong Campuchia, ông Sing Ny Ny, khẳng định với Đài Á Châu Tự Do rằng, Ủy ban quốc gia sông Mekong mới kết thúc cuộc họp với liên Bộ để yêu cầu Lào cung cấp thông tin theo đúng quy định để tham vấn, và tác động trực tiếp, gián tiếp từ đập thủy điện Xayaburi đến người dân Campuchia sống ở hạ lưu con sông này.
Campuchia còn yêu cầu Lào gia hạn thêm thời gian tham vấn và cung cấp thêm thông tin chi tiết về dự án trên trước khi có quyết định là cần phải xây dựng đập này hay không.
Ông Sing Ny Ny cho biết, nhiều cuộc họp vừa qua, phía Lào chưa cung cấp đầy đủ thông tin liên quan, do đó Campuchia yêu cầu Lào tôn trọng bản thỏa thuận năm 1995 của Ủy ban sông Mekong, các nước thuộc Ủy ban sông Mekong bắt buộc phải trải qua quá trình tham vấn mỗi khi có dự định xây dựng công trình thủy điện trên sông Mekong.
Xayaburi là một trong 12 dự án đập thủy điện trên dòng sông Mekong. Đập này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ của Lào. Đập thủy điện dự kiến dài 810 mét, cao 32 mét, công suất dự kiến 1.260 MW. Hầu hết sản lượng điện của dự án trị giá 3,5 tỷ USD này sẽ được bán cho Thái Lan. Chính phủ Lào đã chính thức thông báo cho Ủy ban sông Mekong tham vấn trong thời gian 6 tháng kể từ tháng 10 năm 2010.
Theo quy định, hạn cuối để các nước thể hiện quan điểm chính thức là ngày 22 tháng 4 năm 2011. Bên cạnh đó, Campuchia cũng đang nghiên cứu 2 dự án, Thái Lan có 2 dự án, và Lào có 8 dự án. Trong đó dự án đập thủy điện Xayaburi đang tham vấn được coi là vấn đề nóng gây tranh cãi ở khu vực hạ nguồn sông Mekong.
Ảnh hưởng đến môi trường
Ông Cheam Yeap, Chủ tịch ủy ban tài chính kinh tế Quốc hội Campuchia và là thành viên của Ủy ban thường trực Quốc hội Campuchia đã lên tiếng phản đối dự án Xayaburi. Ông cho rằng, nếu Lào xây dựng đập thủy điện trên thì nó sẽ gây tác động rất mạnh đến môi trường, đặc biệt là việc sử dụng nguồn nước của các nước tiểu vùng sông Mekong chẳng hạn Campuchia, Việt Nam, và Thái Lan.
Lào là thành viên của Ủy ban sông Mekong (MRC), cho nên Ủy ban này sẽ xem xét và đưa ra quyết định chính thức vì cuộc họp tại tỉnh Preah Sihanouk vừa qua vẫn chưa có một quyết định chính thức có chấp thuận dự án thủy điện này hay không. Ông Chem Yeap có nhận định thêm:
“Campuchia là nước nông nghiệp, có nhu cầu sử dụng nước rất nhiều. Vậy, nếu Lào xây dựng đập này thì nó sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn cá, đặc biệt là đời sống người dân ở hạ lưu con sông này trong đó cũng có Việt Nam. Tôi yêu cầu Lào ngừng xây dừng đập đó và nên đi xây dựng nơi khác để tránh gây ảnh hưởng đến dòng nước chảy, đặc biệt là người dân Campuchia, Lào và Việt Nam.”
Nếu Lào xây dựng đập này thì nó sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn cá, đặc biệt là đời sống người dân ở hạ lưu con sông này trong đó cũng có Việt Nam.
Ông Chem Yeap
Liên quan vấn đề này, trưởng Ban chấp hành diễn đàn Tổ chức phi chính phủ (NGO Forum) Chhit Sam Art nhận định rằng, qua quá trình nghiên cứu và báo cáo của các nhà khoa học, thì đập này sẽ ngăn cản sự di cư của cá, làm giảm nguồn lợi thủy sản, và gây ra thảm họa về an ninh lương thực. Ông nói rằng, Lào chỉ cung cấp thông tin tham vấn và nghiên cứu khoảng 10 cây số từ đập Xayaburi, tuy nhiên họ chưa nghiên cứu về tác động đến các nước láng giềng. Do đó, các tổ chức phi chính phủ và nhóm chuyên gia môi trường yêu cầu Lào hoãn xây dựng đập trên trong vòng 10 năm nhằm đảm bảo tất cả các tác động của việc xây dựng.
Trở về từ Hà Nội, ông Timothy Hamlin, nhà nghiên cứu phụ trách chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, đã dành cho Khánh An của Đài chúng tôi cuộc phỏng vấn xung quanh vấn đề này.
Ảnh hưởng hạ lưu sông Mekong
Trước tiên, ông Timothy Hamlin cho biết về cuộc hội thảo:
Tôi thuyết trình về những dự án xây đập thủy lợi của các nước Lào và Campuchia trên sông Mê Kông, rất nhiều trong số các công ty đầu tư vào dự án này là của Trung Quốc. Tất cả các dự án này vẫn còn đang trong kế hoạch, chưa được thực hiện. Bây giờ Trung Quốc đang xây một loạt các đập ở Vân Nam và những đập này có ảnh hưởng rất lớn đến vùng hạ lưu sông Mê Kông và cộng đồng cư dân ở đây.
Nếu nói riêng về các đập ở Vân Nam thì mối đe dọa lớn nhất cho Việt Nam là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 2 ảnh hưởng chính: thứ nhất là sự thất thường về thời điểm xảy ra bão lũ. Tôi muốn nói là họ không thể ngăn chặn bão lũ nhưng nó có thể xảy ra sớm hơn hoặc trễ hơn bình thường.
Khánh An: Và điều này sẽ mang lại những ảnh hưởng xấu cho Việt Nam?
Bây giờ Trung Quốc đang xây một loạt các đập ở Vân Nam và những đập này có ảnh hưởng rất lớn đến vùng hạ lưu sông Mê Kông và cộng đồng cư dân ở đây.
Ô. Timothy Hamlin
Ông Timothy Hamlin: Nó có thể làm thiệt hại mùa màng, đặc biệt là lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long vốn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Không những ảnh hưởng đến mùa màng, việc xây đập còn ảnh hưởng đến lưu lượng nước. Lượng nước có thể thay đổi nhiều hơn hoặc ít đi. Phía Trung Quốc nói rằng họ sẽ đưa nước về nhiều hơn trong mùa khô. Tuy nhiên, chúng ta chưa rõ đó sẽ là tác động tốt hay xấu đối với Việt Nam.
Khánh An: Ông vừa nói là lượng nước có thể nhiều hơn hoặc ít đi, ông có thể giải thích rõ hơn không? Tại sao chúng ta chưa thể biết những ảnh hưởng là tốt hay xấu?
Ông Timothy Hamlin: Là bởi vì họ (Trung Quốc) sẽ trữ nước ở phía thượng nguồn. Mục đích chính của Trung Quốc là sản xuất điện nên họ cũng phải xả nước ra sông vào mùa khô để phục vụ cho mục đích này. Cho nên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ có nhiều nước hơn. Tuy nhiên, nông dân ở đây vốn quen thuộc với chu kỳ tự nhiên nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài lưu lượng nước, các đập thủy lợi còn làm ảnh hưởng đến phù sa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Như bạn đã biết, phù sa của khu vực này đến từ vùng Vân Nam. Tuy nhiên, khi các con đập được xây lên, chúng sẽ giữ lại rất nhiều lượng phù sa. Có thể điều này không xảy ra ngay lập tức nhưng trong vòng từ 15 – 30 năm nữa, đất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về chất lượng đất. Và như vậy, nông dân sẽ phải sử dụng nhiều hơn các loại phân bón hóa học và họ sẽ phải trả tiền nhiều hơn.
Đó là một trong những nguy cơ lớn nhất mà các đập thủy điện của Trung Quốc tác động đến Việt Nam. Ngoài ra, hiện nay các dự án thủy điện của Lào và Campuchia đang được rất nhiều công ty xin đầu tư, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan và ngay cả 1 công ty từ Việt Nam. Điều này khá phức tạp. Nếu các đập này được xây lên, nó sẽ ảnh hưởng đến nghề cá ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cá đánh bắt được sẽ ngày càng ít đi. Bởi vậy, khi nói đến các đập ở Vân Nam, có nghĩa là bạn nói đến những ảnh hưởng về trồng trọt, còn các con đập ở Lào và Campuchia sẽ tác động đến ngành đánh bắt cá.
Khánh An: Vâng thưa ông, hiện nay có nhiều người cho rằng Trung Quốc đang thu thập tài nguyên trên thế giới để có thể sử dụng trong tương lai. Ông có nghĩ rằng Trung Quốc cũng sẽ làm điều này đối với tài nguyên nước?
Ông Timothy Hamlin: Tôi không tin là Trung Quốc đang cố gắng dự trữ nước hoặc có mục tiêu hàng đầu về chính trị khi xây đập thủy điện ở Vân Nam. Tôi nghĩ mục tiêu hàng đầu của họ là sản xuất điện. Thực sự ra, Trung Quốc đã đóng góp vào các chương trình sông Mê Kông. Đây là một bước khôn khéo và có ý nghĩa. Bởi vì Trung Quốc thừa hiểu một khi họ bắt đầu lấy nước từ sông Mê Kông, có nghĩa là họ bắt đầu gặp rắc rối lớn với những người láng giềng ở khu vực Đông Nam Á.
Tôi không thể nói cho bạn biết về suy nghĩ của chính phủ Trung Quốc nhưng theo các nghiên cứu mà tôi có được, cũng như việc tiếp xúc với nhiều người, kể cả các nhà nghiên cứu Trung Quốc, thì Trung Quốc chưa có ý định tích trữ tài nguyên nước bởi vì sẽ rất nguy hiểm trong quan hệ với các nước cùng chia sẻ dòng sông Mê Kông.
Khánh An: Như vậy, theo kinh nghiệm cá nhân, ông đánh giá thế nào về khả năng các dự án đập thủy lợi trên sông Mê Kông sẽ được thực hiện?
Ông Timothy Hamlin: Rất khó nói. Tôi vừa đi dự hội nghị ở Viêng Chăn, Lào về. Đang còn rất nhiều tranh cãi xung quanh các dự án xây dựng đập thủy điện ở những nước này. Tuy nhiên, có vẻ như một số đập sẽ được xây dựng. Chỉ là đoán thôi, chứ tôi không chắc chắn. Theo các chuyên gia về nghề cá, Lào và Campuchia nên xây đập càng về phía Bắc càng tốt, ý tôi nói là phía Bắc của Viêng Chăn, thì sẽ giảm nhẹ các thiệt hại cho nghề cá.
Nhưng làm sao thuyết phục được Campuchia từ bỏ kế hoạch của họ, đó mới là vấn đề chính trị chính của các nước trong khu vực. Có thể là cùng chia sẻ điện hay có các giải pháp chính trị sáng tạo nào đó khác. Nhưng đây rõ ràng là một câu hỏi đang đặt ra cho các nhà làm luật và các nhà ngoại giao trong khu vực.
Khánh An: Vậy thì riêng Việt Nam có thể làm gì để cải thiện tình hình không, thưa ông?
Khi nói đến các đập ở Vân Nam, có nghĩa là bạn nói đến những ảnh hưởng về trồng trọt, còn các con đập ở Lào và Campuchia sẽ tác động đến ngành đánh bắt cá.
Ô. Timothy Hamlin
- Nguồn:
- Suối Lasagongma
- Vị trí: Núi Guozongmucha, Thanh Hải, Trung Quốc
- Cao độ: 5.224 m (17.139 ft)
- Tọa độ: 33°42′41″N 94°41′44″E / 33.71139, 94.69556
- Cửa sông:
- Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
- Cao độ: 0 m (0 ft)
- Chiều dài:
- 4.880 km (3.000 mi)
- Lưu vực: 795.000 Km² (307.000 mi²)
- Lưu lượng tại biển Đông:
- Trung bình: 16.000 m³/s (570.000 ft³/s)
- Tối đa: 39.000 m³/s (1,4E+6 ft³/s)/li>
- Chảy qua:
- Trung Quốc: tên Dza Chu, Lan Thương Giang
- Đập Mạn Loan 1992
- Đập Đại Triều Sơn 10/2003
- Đập Cảnh Hồng cuối 2008
- Đập Tiểu Loan 10/2009
- 2012
- 2017
- .
- .
- Tới 2030, hình thành hệ thống 7 đập "bậc thềm" tại Vân Nam
- Mianma
- Thái Lan: tên Ménam Khong
- Lào: tên Ménam Khong, Ménam Mun
- Đã xây 7 đập
- Kế hoạch xây 70 đập
- Campuchia: tên Tông-lê Thơm, sông Mékôngk, sông Ba Thắc
- Kế hoạch xây 2 đập
- Việt Nam: tên Tiền Giang, Hậu Giang, sông Lớn, sông Cái, sông Cửu Long
Ông Timothy Hamlin: Tôi nghĩ tốt nhất là Việt Nam nên tiếp tục làm việc với các nước láng giềng như Thái Lan, Lào, Campuchia. Các nước nên hợp tác với nhau để đưa ra quyết định chung trong việc sử dụng dòng sông Mê Kông như thế nào để mang lại lợi ích cao nhất cho các bên. Chẳng hạn như Lào nên sử dụng dòng sông để có lợi cho tất cả các nước, chứ không phải chỉ riêng Lào. Việt Nam nên làm thế nào để thuyết phục Lào đừng đưa ra quyết định theo kiểu thắng – thua, mà làm sao để tất cả cùng thắng.
Còn về phía Trung Quốc, tôi nghĩ các nước tiểu vùng sông Mê Kông như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia càng hợp tác với nhau để tìm các điểm lợi ích chung thì sẽ càng là một biện pháp hiệu quả để đối phó với Trung Quốc. Sức mạnh làm nên từ số đông.
Khánh An: Cám ơn ông Timothy Hamlin đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn trên.Nước mặn xâm nhập theo 3 con sông lớn tại Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xụất nông nghiệp và nước sinh họat của hàng chục ngàn dân ven biển.
Tỉnh Bến Tre đang triển khai nhiều giải pháp hổ trợ người dân bảo vệ các cây ăn trái và hoa kiểng, trong khi nhiều quan ngại đang xảy ra chung quanh việc người dân không có đủ nước tiêu dùng.
Chi cục thủy lợi Tiền Giang phải mở 19 vòi nước công cộng cho dân sử dụng và nếu tình trạng không khá hơn thì tỉnh Tiền Gian phải đưa phương tiện chở nước ngọt từ Thành phố Mỹ Tho về.
Thời tiết nắng nóng kéo dài nhiều ngày làm cho tòan bộ rừng ở vùng Kiên Giang khô hạn gay gắt, báo động cháy cấp 5. Những khu rừng ở Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang đang chịu chung số phận thiếu nước.
Việt Nam hiện đang phải đương đầu với Trung Quốc hai vấn đề lớn, đó là tranh chấp biển Đông và những suy thoái về môi trường của sông Mekong do việc xây đập nước hàng loạt tại thượng nguồn.
Những tác hại VN gánh chịu
Các nhà phân tích cho rằng, với việc là nước cuối nguồn, Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất nếu không có những can thiệp tích cực vào quá trình xây đập tràn lan tại thượng nguồn của Trung Quốc.
Việt Hà: Thưa tiến sĩ, với những gì đang diễn ra trên dòng sông Mekong, theo ông chính phủ Việt Nam có hiểu được những tác hại mà Việt Nam phải gánh chịu hay không và ông đánh giá thế nào về những biện pháp mà họ thực hiện nhằm đối phó với vấn đề này?
Chính phủ Việt Nam thực sự lo lắng về tương lai của đồng bằng sông Cửu long, về sản lượng cá, canh tác lúa và mất đất ra biển, tất cả đều là do tác động của việc xây đập nước tràn lan ở Trung Quốc.TS. Richard Cronin
Richard Cronin: Theo tôi thì chính phủ Việt Nam thực sự lo lắng về tương lai của đồng bằng sông Cửu long, về sản lượng cá, canh tác lúa và mất đất ra biển, tất cả đều là do tác động của việc xây đập nước tràn lan ở Trung Quốc. Ngoài ra Lào, Thái lan và Campuchia cũng đang có kế hoạch để xây dựng thêm 11 đập khác nữa, trong đó 2 đập là ở Campuchia, 9 đập ở Lào, 2 đập ở bắc Lào sẽ là sự phối hợp giữa Thái lan và Lào.
Nhưng đập nước này sẽ làm ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá, giảm sản lượng cá. Bản thân các con đập sẽ làm thay đổi môi trường thủy văn của dòng sông theo cách mà không ai có thể biết trước được những ảnh hưởng gì sẽ xảy ra với đồng bằng của dòng sông này. Theo tôi thì chính phủ Việt Nam biết chuyện này.
Những con đập ở thượng nguồn sẽ giữ lại phù sa trên thượng nguồn, thay đổi thủy văn dòng sông, và chắc chắn sông cũng bị ô nhiễm một khi các con đập là một phần của công nghiệp hóa hay kế hoạch thủy nông dẫn nước.
Là một nhà phân tích, tôi nghĩ Việt Nam đã có những động thái ngoại giao tích cực với các nước láng giềng, đặc biệt là Thái lan trong thời gian gần đây. Về mặt công khai thì họ không ồn ào, nhưng Việt Nam cũng không muốn thách thức Trung Quốc bởi vì theo tôi họ nghĩ không thể thay đổi chính sách của Trung Quốc, vì thế họ tìm cách để có thể gây ảnh hưởng đến Trung Quốc mà không làm hỏng mối quan hệ hai nước.
Nên dựa vào ASEAN
Việt Hà: Những biện pháp gì mà Việt Nam đang làm để có thể bảo vệ môi trường sông Mekong, và theo ông họ còn có thể làm gì?
Richard Cronin: Có nhiều việc họ có thể làm, và họ đã thực hiện một số. Họ đang xích lại gần hơn với Thái lan trong vấn đề này. Việt Nam cũng có thể mang vấn đề này ra ASEAN, họ nên đưa vấn đề này ra với Ủy hội sông Mê kông bởi vì Trung Quốc là vấn đề lớn nhất. Nhưng Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối việc ra quyết định của Lào và Campuchia.
Việt Nam nên tận dụng cơ hội là nước chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay. Đây là cơ hội tốt để họ đưa vấn đề này lên bàn nghị sự của ASEAN.
TS. Richard Cronin
Đây là những khu vực mà Việt Nam phải tận dụng vào các mối quan hệ tốt trong quá khứ với các nước láng giềng. Trung Quốc là khó khăn lớn nhất, nên cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là các nước phải đoàn kết cùng nhau. Cách của Trung Quốc là không muốn có ngoại giao đa phương, chỉ có song phương mà thôi. Bây giờ Trung Quốc đang có ảnh hưởng lớn tại Campuchia vì là nước cung cấp trợ giúp phát triển lớn nhất.
Điều này cũng tương tự với Lào. Vùng bắc Lào được các công ty Trung Quốc đầu tư phát triển rất mạnh vì lợi ích của chính Trung Quốc. Cả hai nước này đều đang phụ thuộc vào Trung Quốc một cách không thực sự có lợi cho họ. Vì thế theo tôi Việt Nam nên coi đây là ưu tiên quan trọng để khiến các nước này chú ý đến quan điểm của Việt Nam về vấn đề này.
Việt Hà: Ông nghĩ thế nào về những biện pháp mà Việt Nam đang thực hiện đối với vấn đề tranh chấp biển Đông?
Richard Cronin: Theo tôi biết thì Việt Nam đang tích cực mời gọi các công ty Quốc tế vào khai thác dầu tại vùng biển mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền, mà theo phần lớn luật Quốc tế thì thuộc Việt Nam. Việt Nam thực sự cũng đang xích lại gần hơn với Mỹ trong vấn đề này.
Đang có những mối lo ngại tại Hoa kỳ về việc Trung Quốc đang mở rộng các họat động hải quân của mình trên các vùng đặc quyền kinh tế, và điều này có ảnh hưởng đến quyền lợi của Hoa Kỳ tại đây. Vì thế Hoa kỳ đã không còn nói là chúng tôi không quan tâm đến kết cục tranh chấp chừng nào vẫn có ổn định và hòa bình trong khu vực.
Giờ đây, Hoa Kỳ rõ ràng là đã có quan tâm đến tranh chấp này một cách gián tiếp. Và vì thế Việt Nam đang cố gắng lôi kéo Hoa Kỳ tham gia tích cực hơn vào vấn đề này.
Nguồn lợi thiên nhiên đang trở nên ngày càng quan trọng và Trung Quốc có hoang tưởng về vấn đề an ninh năng lượng.
TS. Richard Cronin
Tôi nghĩ Việt Nam cũng có thể làm hơn nữa với ASEAN, đặc biệt họ nên tận dụng cơ hội là nước chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay. Đây là cơ hội tốt để họ đưa vấn đề này lên bàn nghị sự của ASEAN.
Kinh tế và quân sự ở biển Đông
Việt Hà: Liên quan đến vấn đề tranh chấp biển Đông, Trung Quốc bằng mọi cách đang ngăn cản những nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp biển đông. Theo ông, liệu tình hình ở đây có thể giống như những gì đã diễn ra ở Tây Tạng hay Đài Loan, tức là Trung Quốc muốn làm gì thì làm, bất chấp quốc tế và thế giới thực sự không thể can thiệp một cách tích cực?
Richard Cronin: Điều này theo tôi phụ thuộc vào 2 yếu tố chính. Một là mong muốn của Trung Quốc để cho thế giới thấy hình ảnh của nước này thế nào, có những hạn chế ở đây. Nhưng mặt khác, nguồn lợi thiên nhiên đang trở nên ngày càng quan trọng và Trung Quốc có hoang tưởng về vấn đề an ninh năng lượng. Vì thế ở Trung Quốc có hai phía đề cập tới là vấn đề kinh tế và vấn đề quân sự.
Phe quân sự thì muốn Trung Quốc nên chủ động hơn, hiếu chiến hơn trong vấn đề này, đó là lý do vì sao mà Hoa Kỳ đang muốn đẩy lùi ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc ở đây. Các bạn cũng biết về sự việc giữa tàu Trung Quốc và tàu Hoa kỳ trên biển Đông hồi năm ngoái.
Vì thế, có những lo lắng về việc Trung Quốc đang muốn làm gì thì làm trên biển Đông và vì thế vấn đề này cần phải được quốc tế hóa, cần phải quốc tế hóa các quyền lợi và của không chỉ các nước đòi chủ quyền trên biển Đông mà cả của các nước sử dụng biển Đông. Trung Quốc không muốn quốc tế hóa tranh chấp biển Đông và có thể việc quốc tế hóa không thể xảy ra nhưng dẫu sao đó cũng là một cách tiếp cận.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
No comments:
Post a Comment