Wednesday, October 5, 2011

Sài Gòn hôm nay(3)

Không thể đổi môi trường để lấy đô la!

Điều không thể phủ nhận: Các khu công nghiệp (KCN) đã góp phần quan trọng trong thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tuy nhiên, có điều cũng không thể chối cãi: Các KCN là “thủ phạm” chính đang giết chết môi trường sống, trong đó có nguồn nước sinh hoạt cho 15 triệu dân ở lưu vực sông Đồng Nai.
1.500 tỉ đồng cải tạo nguồn nước sông Đồng Nai
Khi các địa phương tiến hành xây dựng KCN và KCX để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, các nhà khoa học đã từng cảnh báo: Phải làm cẩn thận, đừng hy sinh môi trường để đổi lấy đô la! Ở thời điểm này, với sông Đồng Nai và sông Thị Vải, lời cảnh báo này đã không còn giá trị, vì 2 con sông này đang “chết”. Ngược lại, cách đặt vấn đề của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực: “Liệu lợi nhuận thu được từ công nghiệp có đủ bù đắp chi phí phải trả cho việc cải thiện môi trường?” lại đang là vấn đề thời sự. Theo tính toán của cơ quan môi trường 12 tỉnh, thành nằm trên lưu vực sông Đồng Nai, thời điểm này phải cần ít nhất 1.500 tỉ đồng mới có thể cải tạo và bảo vệ được nguồn nước của con sông này. Còn theo tính toán của các nhà khoa học, trong trường hợp nước trên sông Đồng Nai ô nhiễm hữu cơ với nồng độ BOD5 đạt 10 mg/lít, công nghệ xử lý nước đang áp dụng tại Nhà máy Nước Thủ Đức sẽ không bảo đảm chất lượng nước cấp. Do đó, từ nay đến năm 2010, những người sử dụng nguồn nước từ Nhà máy Nước Thủ Đức phải góp thêm 2.100 tỉ đồng mỗi năm gọi là khoản phí tăng thêm để cải tạo hệ thống xử lý nước hiện tại. Rõ ràng, để thu được lợi nhuận từ sản xuất công nghiệp thời gian qua, chúng ta đã hy sinh cả môi trường sống.
Trách nhiệm thuộc về quản lý

Xét cho cùng, tự bản thân các KCN không có lỗi. Điều lạ là Nhà nước đã quy định, khi một dự án đầu tư được cấp phép hoặc một KCN trước khi đi vào hoạt động, hệ thống xử lý nước thải là tiêu chí bao giờ cũng được đặt trong tốp đầu để cơ quan chức năng xem xét cấp giấy phép hoạt động. Nhưng không hiểu vì sao, các địa phương có nền công nghiệp mạnh của cả nước như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương lại quá lơi lỏng trong việc thực hiện quy định này. Cụ thể: TPHCM mới chỉ có 5/14 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đồng Nai còn tệ hơn: 3/17 KCN có hệ thống xử lý nước thải (?). Rõ ràng, trách nhiệm ở đây thuộc về quản lý. Một quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai thừa nhận: “Lo ảnh hưởng tiến độ hoạt động của các KCN, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, nên các cơ quan chức năng đã “nhẹ tay” khi xem xét về tiêu chuẩn môi trường. Không ngờ bây giờ hậu quả để lại quá lớn!”.
Khi ông bộ trưởng tự vấn...
Đã sai phải sửa. Sông Đồng Nai không phải đến bây giờ mới “chết lâm sàng” mà đã “thoi thóp” từ nhiều năm. Dư luận phản ứng, nhà khoa học cảnh báo, Thủ tướng chỉ đạo. Rồi nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra được thành lập, đi đi, về về, nhưng đến nay “căn bệnh” ô nhiễm của sông Đồng Nai lại ngày càng trầm trọng hơn. Chưa thấy một doanh nghiệp nào, KCN nào bị đóng cửa vì “đầu độc” nguồn nước nuôi sống gần 15 triệu dân mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường biết quá rõ thủ phạm là ai. Điển hình là con sông Thị Vải, trước đây cũng đã chết một lần khi Nhà máy Vedan hoạt động. Hơn 10 năm trôi qua, thời gian không dài nhưng đủ bằng 2 nhiệm kỳ của một bộ trưởng, thế nhưng con sông này đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nay dư luận tiếp tục phản ứng, Bộ Tài nguyên và Môi trường lại cử đoàn kiểm tra vào. Không biết hiệu quả sẽ ra sao, nhưng dư luận lại hoài nghi vì cách kiểm tra xem ra quá hời hợt.
Sông Đồng Nai còn cứu được. Đó là khẳng định của các nhà khoa học. Nhưng ai cứu, khi nào? Vẫn là câu hỏi chưa có lời giải. Với câu hỏi “Liệu lợi nhuận thu được từ công nghiệp có đủ bù đắp chi phí phải trả cho việc cải thiện môi trường?” phải chăng là ông bộ trưởng đang tự vấn? Vì giờ đây, cơ quan chịu trách nhiệm chính trả lại “sự sống” cho con sông Đồng Nai, không ai khác ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường.
“Đảo” khát giữa thị thành










Ông Châu Văn Long (P.6, Q.Gò Vấp) bị bệnh ngoài da kéo dài khi dùng nguồn nước giếng đầy phèn và ô nhiễm (Ảnh: Chí Quốc)

Giữa TP.HCM vẫn còn một nơi mà ở đó nước tưới cây, cây chết! Nước tắm người, người nổi ghẻ! Nước đem đi lọc, thùng lọc bị thủng... và chưa hề có nước máy.

Gần đây, khi phần lớn dân cư sống lâu năm tại vùng này chết vì bệnh ung thư thì nước bẩn trở thành nỗi nghi ngờ và ám ảnh...Đó là tình cảnh của người dân khu phố 9, P.17, Q. Gò Vấp, TP.HCM.
Ám ảnh - nước!
Chỉ cần nhắc đến chữ “nước”, tất cả những người tôi đã gặp cứ nhảy nhổm như phải lửa. Nhà nào ít nhất cũng đào giếng ba lần. Có ba nơi mà lúc nào tôi cũng được người dân mời vào... chụp ảnh là cái giếng nước, nhà vệ sinh và bình lọc. Tất cả bị đổ vàng. Đến vòi nước loại tốt nhất cũng xỉn màu, ra teng.
Chị La Xuân còn múc cho tôi một ly nước vặn từ vòi. Nước vừa chảy từ vòi ra nhìn có vẻ trong nhưng mùi thối thì cứ xộc vào mũi. Thử nhấp một ngụm, tôi nôn ra không kịp bởi vị lờ lợ, tanh và chát. Vậy mà đây là nguồn nước của cái giếng thứ 10. Nước này cứ đổ ra sân một chốc là dòng nước biến thành một dòng màu vàng ệch. Nhiều người có nhà bà con ở quận khác thì chịu khó chở nước về nấu ăn. Nhiều nhà như chị Hoa hằng ngày phải tốn 25.000 đồng mua hai bình nước lọc để uống và nấu ăn. Như vậy, chỉ riêng tiền nước này mỗi tháng phải tốn 750.000 đồng!
Dòng sông chết!
Song Thi Vai bi o nhiem nang
Một lọat khu công nghiệp mọc lên bên sông Thị Vải (Ảnh: T.L/báo Bà Rịa-Vũng Tàu)
Sông Thị Vải có chiều dài 76 km, chảy qua địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu và TPHCM. Con sông này từ bao đời đã cung cấp một lượng lớn nguồn lợi thủy sản. Theo người dân sở tại, từ khi các nhà máy công nghiệp mọc lên dọc theo dòng sông này, như Vedan, Đạm Phú Mỹ, Phân bón Con Cò... cũng là lúc cuộc sống và sức khỏe của họ bị đe dọa bởi sông Thị Vải đã trở thành túi chứa các chất thải công nghiệp độc hại. Hiện nay, sông Thị Vải như một túi thuốc độc khổng lồ, đe dọa đến cuộc sống và sinh mạng của nhiều người Hiện nay, sông Thị Vải như một túi thuốc độc khổng lồ, đe dọa đến cuộc sống và sinh mạng của nhiều người.Tôi từng nhiều lần đi trên sông Thị Vải. Khi đó nơi đây còn náo nhiệt ghe tàu. Người dân xã Thạnh An, huyện Cần Giờ - TPHCM và các địa bàn lân cận Long An, Đồng Nai đổ về đây dùng điện, đóng đáy để bắt thủy sản.
Lực lượng Thanh tra nguồn lợi thủy sản phải dùng đến ca nô để rượt đuổi họ. Nay, mặt sông này yên lặng đến... lạnh người.
Cá chết trắng sông
Chiếc ca nô chở tôi càng tiến ra sông Thị Vải, tốc độ càng giảm. Tài công chỉ lái một tay, tay còn lại... bịt mũi. Lúc này, tôi bắt đầu hối hận vì không mang theo khẩu trang như lời cảnh báo của bạn đồng hành. Cả không gian rộng lớn xồng xộc mùi thối nồng nặc. Cái mùi khó chịu gấp trăm ngàn lần kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè trước đây. Mùi thối không phải của rác, nước thải sinh hoạt mà là sự tích tụ lâu ngày của hóa chất. Mặt nước đen kìn kịt, pha lẫn màu vàng bờn bợt. Càng đến gần khu vực Long Thành, Đồng Nai, mùi hôi thối càng nặng thêm...
Tôi bắt đầu thấy chóng mặt. Lúc này, người đồng hành mới cho biết: “Mỗi lần chạy ca nô qua con sông này, 2 - 3 ngày sau tôi phải uống thuốc vì mũi viêm, đầu nhức!”. Năn nỉ mãi, anh tài công mới chịu dừng ca nô, lấy sợi dây buộc vào cổ chai nước suối, thả xuống sông múc nước để tôi ghi hình.
Thời gian gần đây, cá tôm trên sông Thị Vải, sông Cá Quảng Bé chết hàng loạt. Theo người dân địa phương, cá chết có hiện tượng nổ mắt, miệng mở to và mang bị hoại tử. “Trên 20 năm làm nghề ở đây, chưa bao giờ tôi thấy cá tôm lại chết lạ như thế này. Chỉ có chất độc mới có thể gây cho cá nổ mắt, mang hoại tử”, ngư dân Trương Văn Ninh nói.
Bỏ nhà đi lánh nạn
Xã đảo Thạnh An có trên 1.500 hộ. Hầu hết người dân ở đây mưu sinh bằng nghề nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Với tập tục nuôi quảng canh nên mỗi đầm nuôi có diện tích nhỏ nhất không dưới 100.000 m2, lớn nhất lên đến 300.000-400.000 m2. Gia đình anh Ninh canh tác đầm tôm có diện tích 250.000 m2, mỗi năm “bèo” lắm anh cũng kiếm được 130-170 triệu đồng. Giờ đây, ngày nào anh cũng bó gối trên bờ, nhìn đầm tôm trống trơn mà bần thần vì tôm không sống nổi với nguồn nước đã quá ô nhiễm. Với trên 20 năm sinh sống tại đây, anh quá rõ sự ô nhiễm của con sông này. Bằng kinh nghiệm, anh có thể canh con nước triều để lấy vào đầm khi độ độc trong nước bị pha loãng. Còn với thực tại, kinh nghiệm 20 năm của anh coi như bỏ đi. Không riêng gì anh, chỉ tính riêng khu vực sông Cá Quảng Bé, Tắc Cò, Gò Da, gần 80 đầm tôm và cá của các hộ dân cũng lâm vào tình cảnh tương tự.
“Tôm chết, cá chết, tiền mất, còn hy vọng làm lại được. Sức khỏe con người mới là quan trọng”- lời khuyên của vợ một phần nào đã an ủi anh Ninh. Ngư dân Quách Trung Quân lại khác. Tiếc 40 triệu đồng đầu tư giống, khi tôm chết, dù nhiều người can ngăn, anh vẫn bất chấp lội xuống đầm để vớt xác tôm. Được chừng 5 phút, cả người anh phát ngứa, không chịu nổi đành phải leo lên bờ. Qua ngày hôm sau, anh phát hiện toàn bộ đầu ngón chân và tay đen sạm, bốc mùi hôi, còn da bàn tay và chân nhăn nheo, phồng rộp. Quá sợ hãi, anh đành cho 2 con nghỉ học, di tản sang nhà nội ở tận Đồng Nai. Nhiều ngư dân khác tại khu vực này cũng rơi vào tình cảnh giống anh Quân.
Theo người dân ở đây: Nhiều đoàn công tác của các bộ, ngành đã đến đây khảo sát. Nhưng đến rồi lại đi. Còn kết quả thế nào, xử lý ra sao không một ai biết. “Chúng tôi cần tiền, nhưng không đến mức phải đánh đổi sức khỏe, mạng sống của mình. Họ đừng nghĩ có tiền, đem chút ít bồi thường cho dân như Công ty Vedan đã làm trước đây là có thể qua chuyện. Giờ đây chúng tôi cần cái lớn hơn – sự trong sạch của dòng sông để chúng tôi mưu sinh. Con cháu không phải thấp thỏm lo sợ bệnh tật. Nhưng biết chờ đến bao giờ?” - lão ngư Nguyễn Hữu Quyết thở dài.
Sông Đồng Nai đang “chết”!
Với tổng diện tích tự nhiên 48.268 km2, chảy qua 12 tỉnh, thành phố, trong đó có 7 thành phố thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, sông Đồng Nai trở thành yếu tố sống còn cho sự phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng.
Nhưng nơi đây cũng đang bị khai thác quá tải, nước sông bị ô nhiễm, nhiều chỉ tiêu môi trường vượt chuẩn cho phép, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá...
Lãnh đạo của 12 tỉnh, thành phố trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gồm: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Long An, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Mai Ái Trực đã thảo luận về dự án: Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai vào ngày 24-12 vừa qua.

Cơ quan chức năng Đồng Nai khảo sát hệ thống xử lý nước thải ở KCN Trảng Bom

Vừa hưởng lợi vừa gây hại
Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai là một nguồn lợi khổng lồ với lượng nước tiềm năng là 36,6 tỉ m3 nước. Đây không chỉ là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt ở các khu đô thị mà còn là nguồn tài nguyên phục vụ cho thủy điện, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, giao thông, du lịch... Tuy nhiên, do nguồn nước phân bổ không đều theo không gian và biến đổi theo thời gian nên dễ có nguy cơ gây thiếu hụt nghiêm trọng hoặc suy giảm tại một số vùng. Đặc biệt, toàn bộ khu vực này đang nằm trong tiêu điểm của ô nhiễm với mức độ tăng dần từ thượng lưu đến hạ lưu. Báo cáo về hiện trạng môi trường nước mặt vùng hạ lưu, ông Trần Thế Ngọc, Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, cho biết: Các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội trên lưu vực đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm rõ rệt. Đặc biệt là hệ thống kênh rạch nội thành, nội thị và ven đô.
Cụ thể, nước sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai), nước sông Sài Gòn (đoạn từ Bình Phước đến Tân Thuận), nước sông Thị Vải (đoạn từ Nhà máy Vedan đến dưới cảng Phú Mỹ) đã bị ô nhiễm; nước sông Vàm Cỏ Đông bị axít hóa. Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (từ chất thải của con người, gia súc và một số ngành công nghiệp), dầu mỡ (giao thông thủy), vi trùng (chất thải sinh hoạt). Riêng ô nhiễm chất thải công nghiệp chỉ có tính cục bộ. Ngoài ra, sự mất an toàn về chất lượng nguồn nước trên sông Đồng Nai đang tiếp tục báo động, nhất là khi mức độ phát triển công nghiệp đang gia tăng. Nước phục vụ sinh hoạt tại các khu đô thị như TPHCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một... đang phải tăng chi phí xử lý do hàm lượng các chất độc hại sẽ cao gấp 2-3 lần hiện nay.
Lý giải về tác nhân gây ô nhiễm, ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết xưa nay, phát triển kinh tế, chúng ta thường hướng về phía trước mà quên rằng sau lưng là sự ô nhiễm môi trường. Ngay như tại Vũng Tàu là nơi giao thông thủy diễn ra nhiều nên thường có sự cố tràn dầu, vì vậy ứng phó với sự cố tràn dầu là biện pháp cần được đầu tư cả về con người và kỹ thuật.
Còn theo ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND TPHCM: Hiện nguồn chất thải trên toàn khu vực rất đa dạng nhưng lại chưa được xử lý đúng mức. Việc khai thác nguồn nước vừa quá tải vừa thiếu sự kiểm soát. TPHCM sẽ vào cuộc trong việc ngăn chặn ô nhiễm bằng cách cùng hợp sức với doanh nghiệp đầu tư cho xử lý ô nhiễm. Vì lẽ môi trường an toàn sẽ thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng bền vững.
Vẫn còn cứu được
Bộ trưởng Bộ TM-MT Mai Ái Trực cho rằng sông Đồng Nai còn cứu được. Còn như sông Nhuệ và sông Đáy không thể cung cấp nước cho Nhà máy Nước Phủ Lý để sản xuất nước sinh hoạt cho dân. Ở sông Cầu qua khảo sát, muốn khắc phục ô nhiễm phải đầu tư chí ít là 60.000 - 80.000 tỉ đồng. Bộ trưởng cũng yêu cầu các địa phương đừng nói nhiều, đừng lên kế hoạch quá xa mà nên xác định những việc cần thực hiện ngay. Sông Đồng Nai còn tiếp tục “sống” được hay không là phụ thuộc vào hành động sát thực và cụ thể của từng tỉnh, thành trong lưu vực. Đó không chỉ là hạn chế, khắc phục ô nhiễm mà còn tạo nguồn sinh thủy bằng trồng rừng đầu nguồn, chia sẻ hài hòa nguồn nước từ thượng lưu về hạ lưu. Bà Trần Thị Kim Vân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nêu ra việc Bình Dương biết là giảm nguồn lợi nhưng vẫn nói “không” với 3 cơ sở dệt nhuộm muốn đầu tư vào tỉnh nhà vì sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng sau đó, các cơ sở này đã “di trú” sang Đồng Nai để gây cơ nghiệp. Đây chính là điển hình cho sự không nhất quán giữa các địa phương để rồi mỗi địa phương như một nơi cô lập, trong khi nguồn nước sông ô nhiễm thì tất cả cùng phải gánh chịu. Nhiều đại biểu cũng cho rằng việc bị “đánh” chỗ này, ô nhiễm “chạy” sang chỗ khác đang rất phổ biến và cần tìm giải pháp ngăn chặn vì mọi ô nhiễm đều hướng về sông.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Ao Văn Thinh nêu ý kiến, trong quy hoạch luôn bắt buộc phải xử lý môi trường nhưng thực hiện đến đâu thì không ai biết hơn doanh nghiệp. Các cơ sở đã đầu tư xử lý nước thải qua kiểm tra có lúc đạt, lúc không hoặc đối phó với đoàn kiểm tra. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Đua cho biết TP chỉ hiện có
5/15 KCX-KCN có hệ thống xử lý nước thải và còn hàng ngàn cơ sở sản xuất xả nước thải thẳng vào kênh rạch.
Câu chuyện Vedan trở thành vật chứng cho kiểu hành xử bất chấp môi trường của các doanh nghiệp. Nhiều điều tiếng về công ty này khiến Bộ trưởng Mai Ái Trực yêu cầu phải túc trực tại khu vực để theo dõi tình hình ô nhiễm ngay trong năm 2006. Đã đến lúc phải chế tài bằng kỹ thuật. Bộ sẽ chi tiền để thực hiện quan trắc, lấy mẫu xét nghiệm thường xuyên chứ không làm nhát gừng như hiện nay. Nếu Công ty Vedan làm tốt thì bộ sẽ minh oan trước dư luận, còn không sẽ trình Thủ tướng đóng cửa.

Nước thải không qua xử lý, thải ra sông Thị Vải gây ô nhiễm nghiêm trọng

Bảo vệ và sử dụng nước hợp lý
Để những cam kết chung mang lại hiệu quả, Bộ trưởng Mai Ái Trực đã đưa ra 8 biện pháp để các tỉnh, thành thực hiện ngay trong năm 2006. Đó là: Theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, phải xử lý xong các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong danh mục quy định xử lý đến năm 2007; đánh giá tình hình môi trường các cơ sở trên địa bàn, lập danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có kế hoạch xử lý xong, chậm nhất là đến năm 2010; không cho xây dựng các cơ sở có ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có nguy cơ gây sự cố môi trường; các cơ sở đầu tư mới hoạt động mở rộng bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường và bảng đăng ký đạt chuẩn môi trường theo quy định; 70% các KCN có hệ thống nước thải, bảo đảm đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường; xác định vị trí xây dựng khu xử lý chất thải nguy hại tập trung và tiến hành các thủ tục chuẩn bị đầu tư để có thể xây dựng vào năm 2007; tăng cường năng lực cán bộ quản lý môi trường, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường trên từng địa bàn và tăng cường mức đầu tư cho bảo vệ môi trường ít nhất là 15% so với năm 2005. Mục tiêu chung là bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, bảo đảm cho sự phát triển bền vững vùng lãnh thổ lưu vực sông Đồng Nai cho hôm nay và cả tương lai.

Nguồn nước bị ô nhiễm.
Dự báo diễn biến chất lượng nước
Đến năm 2010, mỗi ngày hệ thống sông Đồng Nai sẽ tiếp nhận khoảng 1,73 triệu m3 nước thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 702 tấn cặn lơ lửng, 412 tấn BOD 5, 756 tấn COD, 59 tấn nitơ tổng, 15 tấn phôtpho tổng, 243 tấn dầu mỡ phi khoáng và nhiều vi trùng gây bệnh cùng tác nhân gây bệnh khác. Sông Sài Gòn sẽ tiếp nhận 71,3% lượng nước thải sinh hoạt, lớn nhất trong toàn vùng. Ngoài ra, 74 KCN sẽ được hình thành và hoạt động (hiện nay là 39 KCN) sẽ “góp” vào sông Đồng Nai khoảng 1,54 triệu m3 nước thải công nghiệp. Trong đó, có khoảng 278 tấn cặn lơ lửng, 231 tấn BOD 5, 493 tấn COD, 89 tấn nitơ tổng, 12 tấn phôtpho và nhiều kim loại nặng cùng với tác nhân gây ô nhiễm độc hại khác. Con số này chưa tính đến sự “đóng góp” của hàng vạn cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang tồn tại bên ngoài các KCN tập trung. bà Hoa nói.
* Vài góp ý với sân bay Tân Sơn Nhất
Kể từ khi ga hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất mới được khánh thành và đưa vào sử dụng đến nay, tôi có may mắn được "sử dụng" ga mới khoảng chục lần trong các chuyến đi nước ngoài của mình. Ga mới rộng rãi, hiện đại và đẹp. Tuy nhiên, có mấy điều góp ý:
- Tại hầu hết các sân bay quốc tế khác, ngay khi khách bước ra khỏi máy bay, điều đầu tiên mà mọi người thấy bao giờ cũng là những bức ảnh chụp con người, phong cảnh của đất nước hoặc địa phương đó cùng những câu biểu trưng (slogan) nhiều ý nghĩa. Ví như ở sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan), dù rất hiện đại nhưng người ta vẫn đặt giữa nhà ga một ngôi chùa kiến trúc Thái. Còn ở sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay, cả ga đi ga đến gần như chẳng thấy chút "dấu vết" nào về đất nước, con người Việt Nam, về TP.HCM năng động, ngoài mấy biển quảng cáo của các doanh nghiệp.
- Thủ tục hải quan ở cả khâu xuất và nhập cảnh đều được cải thiện đáng kể, nhanh gọn hơn lúc trước rất nhiều và cũng không quá mất thời gian. Ở khu vực nhập cảnh đã được phân luồng thành: Diploma passport, Vietnamese passport, ASEAN passport, All passport (nghĩa là tất cả hộ chiếu loại khác). Vậy mà mặc dù dòng chữ điện tử chạy đều đặn phía trên các quầy, nhưng khách (mà phần lớn là người Việt Nam) cứ đứng loạn cả lên do bối rối, chẳng thấy cán bộ hải quan nào nhắc nhở và hướng dẫn đi vào đúng luồng. Nên chăng có nhân viên ở cả khu vực xuất và nhập cảnh để hướng dẫn cho khách vào đúng quầy làm thủ tục như nhiều nước khác đã làm?

- Khu vực chờ đón người thân ở ga đến nhiều khi hết sức lộn xộn chỉ vì các bác tài của hãng taxi sân bay, nhất là chiều tối, tầm 19g-20g trở đi khi nhiều chuyến bay quốc tế liên tục hạ cánh. Họ thoải mái đứng vào khu để khách ra vào, thậm chí nhiều lúc giành nhau, chen lấn, gây mất trật tự và chẳng hay ho gì ở một sân bay quốc tế lớn như thế. Bảo vệ sân bay thì không phải lúc nào cũng có mặt.
- Tình trạng "nổi tiếng" nhất tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện nay chính là giá cả của hàng hóa bán tại đây quá đắt! Một chị đồng nghiệp của tôi khát nước (hiện nay hành khách đi máy bay không được mang chất lỏng trong hành lý xách tay) tìm mua thì được "hét" 1.5 USD một chai nước nhỏ. Một ly mì nhỏ cũng có giá 3 USD, ngay cả mấy quyển sách "Hạt giống tâm hồn" bán ở ngoài chỉ 13.000-14.000 đồng/quyển thì trong sân bay bán 9-10 USD/quyển! Nếu so với các sân bay khác như Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Thái Lan) hay Incheon (Hàn Quốc) thì có lẽ Tân Sơn Nhất còn thua xa về sự phong phú của hàng hóa hay mức độ đẹp, hoành tráng của các cửa hàng, nhưng nếu so về mức độ đắt đỏ có lẽ các sân bay trên phải "chào thua"!
- Trong một vài tháng đầu tiên sau khi đưa vào sử dụng, tôi và nhiều du khách nước ngoài khá ấn tượng với những mảng xanh trong sân bay với nhiều chậu hoa đẹp mắt, nhìn rất thân thiện với môi trường. Song chỉ có ở một số khu vực. Giá như màu xanh được tăng thêm nhiều hơn sẽ tạo ra nét đẹp riêng của Tân Sơn Nhất.Quang Kiệt(Theo TTO)

* Ngập nước và kẹt xe: Tuy hai mà một!
Kẹt xe và ngập nước từ lâu đã trở thành căn bệnh “nan y” của TP.HCM. Để “chữa bệnh”, chính quyền thành phố cho phép “đào xới” đường sá để hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đô thị. Chưa biết lợi ích mang lại ra sao nhưng kẹt xe và ngập nước thì có phần gia tăng.

Ngập... không hồi kết
Theo nhận định mới nhất của Ban An toàn giao thông TP.HCM, tình hình ùn tắc giao thông tại thành phố có khuynh hướng trầm trọng hơn so với năm 2007. Điều này được chứng minh khi số vụ ùn tắc giao thông lớn gia tăng so với cùng kỳ (22 vụ, tăng 10 vụ so với năm 2007). Ngoài ra, ngập nước sau những trận mưa lớn cũng đến hồi báo động.

Đến tận năm 2012, TP.HCM mới mong giảm ngập. Ảnh: Trần Duy

Một trong những nguyên nhân mà Ban An toàn giao thông thành phố đưa ra là các công trình trọng điểm có rào chắn chiếm dụng lòng đường để thi công vẫn tiếp tục “bành trướng”.
Tổng cộng, có trên 200 “lô cốt” nằm “chình ình” trên 77 tuyến đường của thành phố. Đây là những công trình thuộc 4 dự án sử dụng nguồn vốn ODA với tổng kinh phí thuộc loại “bom tấn” (gần 800 triệu USD) gồm: Dự án Vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Dự án Cải tạo môi trường nước thành phố; Dự án Hàng Bàng và Dự án Nâng cấp đô thị thành phố. Đáng nói hơn, những dự án kể trên đều được chính quyền thành phố kỳ vọng sẽ phát huy tác dụng chống ngập cho thành phố.
Ngoài việc chậm tiến độ, các nhà thầu triển khai xây dựng hàng trăm công trình trên hàng chục tuyến đường, kéo dài gần 100km, “vô tình” làm cho diện tích mặt đường bị thu hẹp, tình hình ngập nước tại thành phố càng tồi tệ hơn.
Sau cơn mưa như trút nước chiều 1/8, gần trăm tuyến đường tại TP.HCM từ khu vực trung tâm như Q.1, Q.3, Q.10, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình... đến các quận, huyện ngoại thành như Cần Giờ, Bình Chánh, Thủ Đức... biến thành những con sông trong lòng đô thị.
Có nơi như ở Q.5, Q.7, quận Thủ Đức... nước ngập ngang cửa kính ôtô con; tại phường Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức) nước dâng cao gần lút đầu người. Những tuyến đường hiếm khi xảy ra ngập như: Ngô Thời Nhiệm, Trần Quốc Thảo, Lê Quý Đôn (Q.3), Lê Lợi, Phạm Hồng Thái, Pasteur (Q.1) mênh mông nước. Nguyên nhân do nhiều dự án thi công đã bịt cống thoát nước.
Nước ngập tràn qua vỉa hè, xe cộ chết máy kéo thành hàng. Giao thông tắc nghẽn do ngập nước, các phương tiện nằm la liệt; tiếng máy xe rùng rùng, tiếng còi xin nhường đường lẫn lấn đường kêu inh ỏi.
Nhiều chuyên gia đô thị không mấy ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh tượng này và cho rằng đó chỉ là “giọt nước làm tràn ly”.
Chính ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT kiêm Phó trưởng Ban thường trực an toàn giao thông TP.HCM, khi chỉ ra những nguyên nhân làm ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng thừa nhận: thành phố chưa giải quyết được triệt để tình trạng ngập nước trên nhiều tuyến đường trong mùa mưa.
Nhiều lần trả lời chất vấn hàng triệu cử tri thành phố, lãnh đạo Sở GTVT cho biết, ít nhất phải đến năm 2010- 2012, TP.HCM mới có thể giảm ngập.

Còn đào đường, còn ngập
Sở GTVT TP.HCM vừa công bố thêm 81 tuyến đường sẽ đào xới và dựng thêm “lô cốt” từ nay đến cuối năm 2008, đưa tổng số tuyến đường bị “băm nát” lên 158 tuyến. Trong đó, có không ít các công trình, hạng mục thuộc các dự án ODA nhằm mục tiêu giảm ngập nước như Dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Dự án Cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ.


Tình trạng đào đường, ngập nước và kẹt xe tại TP.HCM có liên quan mật thiết với nhau. Ảnh: Trần Duy

Điểm trùng hợp là trong số 158 tuyến đường sẽ rào chắn, có không ít tuyến đường vừa là “điểm đen” về ùn tắc giao thông, vừa là điểm ngập nặng. Do vậy, một cán bộ phòng chuyên môn thuộc Sở GTVT TP.HCM cho rằng, từ đây đến cuối năm “diễn biến ùn tắc giao thông sẽ ngày càng phức tạp”. Tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra trên nhiều tuyến đường của thành phố, nhất là vào giờ cao điểm và sau những trận mưa lớn là không thể tránh khỏi.
Để giải quyết tình trạng các cửa xả, tuyến cống trên địa bàn thi công Dự án đại lộ Đông Tây và Cải thiện môi trường nước thành phố, Dự án Vệ sinh môi trường thành phố bị đơn vị thi công đóng cọc hoặc để bao cát, bùn đất thu hẹp diện tích, gây ách tắc dòng chảy và ngập nước phía thượng lưu, Sở GTVT TP.HCM đã chỉ đạo các ban quản lý dự án phải tổng rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp chặn dòng chảy gây ngập trên địa bàn thi công dự án.
Một kế hoạch dài hạn giữa Thanh tra GTVT, Khu quản lý giao thông đô thị số 1 và Công ty thoát nước đô thị cũng đang được xúc tiến. Theo đó, các đơn vị này sẽ kiểm tra, xử phạt và đình chỉ thi công tại các vị trí ngăn chặn, thu hẹp lòng cống, cửa xả, kênh rạch hoặc dẫn dòng không đạt yêu cầu trên địa bàn thi công hai dự án nói trên.
Thanh tra GTVT cũng được lệnh tăng cường kiểm tra, xử phạt, đình chỉ thi công ngay đối với trường hợp rào chắn không an toàn, hoặc rào chắn ngã đổ gây tai nạn giao thông hoặc ùn tắc giao thông. Dư luận cho rằng những giải pháp kể trên cũng chỉ là “đánh bùn sang ao”. Đơn giản là vì còn đào đường, dựng lô cốt thì vẫn còn ùn tắc và ngập nước.

* Phở Sài Gòn hôm nay: Phở Linh/Tàu Bay 2.
Quán phở này đã xuất hiện từ 2 năm nay, bây giờ chúng tôi mới tìm được địa chỉ, ở lối vào Chúng cư 830 (đi vào khoảng 30 mét) đường Sư Vạn Hạnh, phường 5 quận 10. Nếu ai cùng cảm nhận như chúng tôi, rằng phở Tàu Bay kỳ cựu của Sài Gòn là ngon và hợp khẩu vị nhất so với các quán phở nổi tiếng khác tại thành phố, thì hãy tìm đến phở Linh/Tàu Bay 2, sẽ ưng ý, thừa nhận đây cũng chính là hương vị phở Tàu Bay kỳ cựu của Sài Gòn.
Bất cứ thực khách nào để ý thì đều biết, người có “ngón tay nghề” làm nên hương vị đặc biệt của phở Tàu Bay, là bà chủ của thương hiệu phở này (đã qua đời cách đây gần 3 năm).
Bà vốn không có con đẻ nên rất thương yêu con cháu nuôi, trong đó có chị Linh, hiện là chủ quán phở Linh/Tàu Bay 2. Chúng tôi hỏi chị Linh về phở Tàu Bay ở California-Hoa Kỳ, chị cho biết, chủ nhân quán phở bên đó cũng là con cháu nuôi của bà chủ phở Tàu Bay kỳ cựu Sài Gòn, “kể cả quán phở Tàu Bay chính gốc của bà ngoại chúng tôi ở đường Lý Thái Tổ cũng vậy, bây giờ cũng do các con cháu nuôi của bà phụ trách”, chị Linh nói.
Chúng tôi chưa từng qua Hoa Kỳ để thưởng thức phở Tàu Bay bên đó. Tại quán phở Linh/Tàu Bay 2, chúng tôi nhận ra đích thực hương vị đặc biệt của phở Tàu Bay, mà giá cả lại rẻ hơn nhiều so với phở Tàu Bay đường Lý Thái Tổ. Chúng tôi lại càng ưng ý vì sự sạch sẽ ở quán phở Linh/Tàu Bay 2. Ðiều này cũng dễ hiểu, thực khách ở đây chưa nhiều được bằng quán phở Tàu Bay đường Lý Thái Tổ, tại vị ở một nơi từ hơn nửa thế kỷ nay. Quán phở Linh/Tàu Bay 2 cũng chỉ nhỏ bằng một góc quán phở Tàu Bay kỳ cựu, ít khách hơn, nên giữ sạch sẽ dễ hơn.
Ngoài những tiêu chuẩn căn bản cho một tô phở ngon, thì sự “cảm thấy ngon” còn tùy thuộc khẩu vị của mỗi người, và cũng có thể vì những thứ khác, tạo cho “cảm giác ngon”, như sự sạch sẽ tươm tất, vân vân. Nói chung, đa số những quán phở đông khách ở Sài Gòn, đặc biệt như phở Tàu Bay, phở Hòa, nhốn nháo người ra vào, mặt bàn tô chén ngổn ngang, trên sàn thì nhớp nháp, vương vãi đầy cọng rau, giấy chùi.
Sự xuất hiện của hệ thống Phở 24 từ vài năm nay là nét đặc biệt của phở Sài Gòn hôm nay. Lúc đầu, khi Phở 24 mới mở, chúng tôi ngỡ đây là quán của một Việt kiều ở Nhật về Sài Gòn kinh doanh phở: Quán cửa kính (có máy điều hòa không khí), từ bàn ghế tới cách thiết kế trong quán mang phong cách Nhật Bản. Nghĩa là quán Phở 24 rất sang trọng và sạch đẹp, khác hẳn mọi quán phở mà Sài Gòn đã có. Có thể chính vì vậy đã tạo cảm giác Phở 24 ăn ngon. Chúng tôi được biết sau đó, khi Sài Gòn thêm vài quán Phở 24 nữa (và hiện nay là một hệ thống hàng chục quán Phở 24, đều theo phong cách nói trên), thì ra chủ quán Phở 24 đích thực, là một nữ nhân Sài Gòn (bà Nga) có kinh doanh hàng quán tại nhiều nước. Hiện nay, phụ trách hệ thống Phở 24 tại Sài Gòn là một người con của bà Nga, anh Lý Quý Trung.
Ngoài các quán phở nổi tiếng từ lâu như phở Tàu Bay, phở Hòa, phở Ngân (gần bên phở Hòa, cùng trên đường Pasteur), phở Dậu (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Công Lý cũ)... được xem là phở truyền thống, thì Sài Gòn hôm nay đã xảy ra tình trạng “phở nổi loạn”, như Nguyễn Tuân từng lo ngại (trong bài “Phở”, viết năm 1957). Bởi ngay tại quận 1, trung tâm Sài Gòn hiện nay đã có quán phở đà điểu (đường Trương Ðịnh), quán phở nghêu (đường Lê Thánh Tôn), quán phở cuốn (đường Bùi thị Xuân).
Chúng tôi không dám thử vào ăn phở đà điểu vì sẵn dị ứng với loài gia cầm sa mạc, nghĩ thứ thịt này khó hòa hợp được với phở vốn đầy “dân tộc tính”. Quán phở nghêu Hương Thanh tại số 276 đường Lê Thánh Tôn, khá đông khách, nhất là những ai ưa thích hải sản. Phở nghêu cũng căn bản là bánh phở và nước lèo, chỉ thay thịt bò hay thịt gà bằng nghêu và cá. Quán phở nghêu Hương Thanh lại càng đặc biệt với phở cá phi-lê - nghêu nước trong, và phở nghêu sa tế. Hai loại phở này đều được dùng kèm với da cá chiên giòn, có người nói, đó là phở lai phong cách ẩm thực của Singapore.
Phở cuốn tại Sài Gòn, nổi tiếng là quán Hoa Hồi tại số 21A đường Bùi Thị Xuân. Cũng như phở xào vốn có từ lâu ở Hà Nội và Sài Gòn, phở cuốn không dùng nước lèo. Bánh phở cắt lớn bản để cuốn thịt bò, rau thơm, rồi chấm nước xốt, thứ nước xốt có căn bản là giấm và ớt. Quán phở Hoa Hồi còn đẩy mạnh cuộc “phở nổi loạn”, chế thêm một loạt phở mang tên “phở khô Gia Lai”, “phở thịt xông khói”, “phở ruốc tôm”... và tất nhiên thực khách ưa những phở “của lạ” đó, phải móc hầu bao để trả từ 30 ngàn đồng trở lên/tô.Nguyễn Ðạt

No comments:

Post a Comment