Học viện Cocoon, tọa lạc tại khu trung tâm hành chính Nishi Shinjuku thuộc thủ đô Tokyo, được xem là một biểu tượng cho lối thiết kế cách tân và biệt lệ của ngành giáo dục Nhật Bản nói riêng và cả thế giới nói chung.
Học viện Cocoon nổi bật với hình dáng cái kén trong trung tâm hành chính Nishi Shinjuku - thủ phủ những tòa nhà chọc trời của Nhật - phía sau là núi Phú Sĩ hùng vĩ |
Không có gì đáng ngạc nhiên khi công trình độc đáo này nhận được giải thưởng thường niên “Tòa nhà chọc trời của năm” do Emporis - một trong những giải thưởng danh giá và uy tín nhất ngành kiến trúc thế giới - trao tặng vào năm 2008. Toàn bộ kiến trúc gồm 3 phân khu học viện liên kết với nhau. Đó là Trường Đào tạo thiết kế thời trang Tokyo, Trường công nghệ thông tin - kỹ thuật số Tokyo HAL và Trường Shuto Iko chuyên ngành chẩn đoán và khám chữa bệnh.
Tòa nhà nổi bật trong ánh đèn đêm |
Một môi trường hoàn hảo kích thích sự sáng tạo và khả năng tư duy của sinh viên |
Kết cấu và ý tưởng dựa theo thuyết con nhộng và cái kén làm nên nét riêng biệt của học viện |
Tòa nhà Cocoon gồm 3 học viện với những chuyên ngành khác biệt |
Dù lọt thỏm trong khu Nishi Shinjuku - vốn được mệnh danh là “rừng của những tòa nhà chọc trời” - nhưng Học viện Cocoon lại mang một dáng dấp không lẫn vào đâu được. Kiểu cách dị thường với bề ngoài mang hình dáng của một “cái kén” là nét tiêu biểu cho sự độc đáo cả về thiết kế lẫn ý tưởng. Con nhộng bên trong cái kén, ngủ yên và kiên nhẫn chờ ngày lột xác - sinh viên đến học tập và nghiên cứu tại đây được ví von như những "con nhộng" trong cái kén đó. Chính ý tưởng này đã truyền không ít cảm hứng cho sinh viên được sáng tạo, trưởng thành và biến đổi tư duy trong một môi trường hết sức lý tưởng.
Kết cấu thép đan chéo bọc ngoài lớp kính xanh, vừa tạo hình ảnh của lớp lưới bao bọc xung quanh cái kén vừa có công năng cản ánh sáng |
Kiến trúc được thiết kế theo chiều thẳng đứng có sức chứa hơn 10.000 sinh viên, cao 204m với 50 tầng bên trên và 3 tầng hầm bên dưới. Đây là công trình giáo dục cao thứ hai trên toàn thế giới (chỉ đứng sau Đại học Moscow) và cao thứ 17 ở Nhật. Hỗn hợp nhôm trắng và kính xanh bên ngoài cấu trúc đan chéo vào nhau như lớp lưới bao phủ cái kén. Sự phối hợp này phản ánh khả năng kỹ thuật đương đại, cho phép hạn chế khả năng hội tụ ánh sáng cao xuyên qua lớp kính, do đó chỉ có một lượng ánh sáng mỏng và vừa phải chiếu vào bên trong các lớp học; đồng thời cũng thể hiện một phép ẩn dụ đầy thi vị về hình ảnh một cái kén.
No comments:
Post a Comment