Wednesday, December 2, 2009

Núi Vọng Phu


Tượng Đá Nàng Tô Thị bồng con, Tam Thanh, Lạng Sơn
"Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh"

Dọc từ bắc vào nam, có những hòn đá mang hình người đàn bà bồng con chờ chồng đã gắn với những truyền thuyết huyền thoại.

Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn:nằm ở phía bắc Thành phố Lạng Sơn, trong quần thể cảnh quan Động Tam Thanh và Chùa Tam Thanh (thuộc địa bàn Phường Tam Thanh, Tp Lạng Sơn). Núi này còn được gọi là núi Tô Thị. Trên đỉnh núi có một khối đá tự nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xa xưa tượng đá tự nhiên này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ đứng chờ chồng. Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hoá thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị.
Núi Vọng Phu Thanh Hóa: thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hoá 3 km về phía tây nam cũng gọi núi Nhồi ở huyện Đông Sơn là núi Vọng phu.
Núi Vọng Phu Nghệ An: ngọn núi bên bờ khe Giai.

Núi Vọng Phu Quảng Trị thuộc huyện Vũ Xương, cửa bể đạo Thuận Hóa thuộc tỉnh Quảng Trị bây giờ.
Núi Vọng Phu Ðá Bà Rầu (Quảng Nam - Ðà Nẵng)
Núi Vọng Phu núi Bà (Bình Ðịnh):thuộc dãy núi Bà, địa phận thôn Chánh Oai, huyện Phù Cát. Mỏm đá xanh trên đỉnh núi cao, nhìn ra Vũng Rô, cạnh suối Bún. Nếu ta ngồi thuyền dưới biển nhìn vào trông giống một bà mẹ dắt con đăm đăm nhìn ra khơi như ngóng trông.
Núi Vọng Phu Tuy Hòa:Người dân Biển Tuy Hòa cũng gọi ngọn núi Đá Bia là núi Vọng Phu. Núi cao 706 m thuộc dãy Đèo Cả, chân núi phía Nam giáp biển Vũng Rô, trên đỉnh có 1 khối đá lớn, mọc dựng đứng, chóp nhỏ và tròn trông tựa hình người đàn bà.
Núi Vọng Phu Khánh Hòa:cách bờ biển Đông 30km, và cách Khánh Chỉ (Ma Rạc), huyện lỵ Khánh Dương (Khánh Hòa) 18 km, có 1 khối đá hoa cương khổng lồ vươn thẳng lên trời, bên cạnh có một khối đá nhỏ hơn, trông xa y hệt một bà mẹ bồng con chờ người thân một đi không trở lại.

Núi Vọng Phu tỉnh Đắk Lắk: Núi Vọng Phu cũng có tên là núi Mẫu Tử, cao 2051 thước, trước kia thuộc tỉnh Darlac. Cao nguyên M’Drăk là nơi sở hữu một trong những ‘’nàng Tô Thị’’ bằng đá tự nhiên rất nổi tiếng ở Việt Nam .

Núi Vọng Phu Tây Ninh: Núi Bà Đen ở Tây Ninh, thờ Linh Sơn thánh mẫu, xưa kia gọi là Núi Một. Hơn hai trăm năm nay mang tên là núi Bà Đen, nguyên do sự tích: Xưa có một cô gái người Trảng Bàng xinh đẹp tuyệt trần, nước da ngăm đen, tên là Lý Thiên Hương. Thiên Hương thường đi lại cúng hương hoa ở một ngôi chùa trong núi. Chẳng may, cô bị bọn cướp hành hung. Có một chàng trai thấy sự bất bằng, ra tay đánh tan bọn cướp. Hai người yêu thương nhau. Chàng ra lính xa. Bọn cướp trả thù bắt nàng, nàng chạy trốn trong núi Một và mất ở đó. Vị hòa thượng trụ trì trên chùa chôn cất nàng tại sườn núi phía Đông. Nàng thường hiển linh cứu giúp người hiền. Dân chúng tưởng niệm, coi nàng là Linh Sơn Thánh Mẫu, hương khói phụng thờ, gọi núi Một là núi Bà Đen.

Quen thuộc nhất là hòn Vọng Phu trên núi Tô Thị ở Lạng Sơn, đền Vọng Phu trên núi Nhồi (Thanh Hóa), Ðá Bà Rầu (Quảng Nam - Ðà Nẵng), núi Bà (Bình Ðịnh), vào sâu hơn có ngọn Ðá Bia (Tuy Hòa), núi Mẫu Tử (Khánh Hòa)... Những hòn Vọng Phu ấy đã trở thành hình tượng đẹp đầy tính nhân văn, ca ngợi lòng chung thủy, nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.Truyền thuyết về hòn Vọng Phu hình người phụ nữ ôm con chờ chồng đến hóa đá, là hình tượng đẹp đầy tính nhân văn của Việt Nam. Hòn Vọng Phu đã đi vào thơ ca, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, ca ngợi lòng chung thủy, nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.

Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn được mọi người biết qua câu ca dao quen thuộc:

Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa -
Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh...



Núi Tô Thị nằm gần sông Kỳ Cùng, gần động Tam Thanh. Ở sườn núi nhô lên một khối đá, xa trông như một bà mẹ bồng con, cách nay mấy năm đã bị một số người lấy đá nung vôi, sau đó được phục chế. Chuyện kể rằng Tô Thị người nết na, duyên dáng, lấy chồng là chàng trai nhà nghèo nhưng học giỏi tên là Ðậu Kim Liên. Ðinh Trưởng cũng mê Tô Thị, đã dùng quyền lực bắt Ðậu Kim Liên đi lính. Tô Thị ngày ngày lên núi trông ngóng chồng đến hóa đá. Ðinh Trưởng thấy lạ tìm xem, bị người đá vung cát vào mắt té ngựa chết. Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn cũng có sự tích hòn Vọng Phu này và gọi là sự tích đá trông Chồng.

Ðến Thanh Hóa, chúng ta thấy trên đỉnh núi Nhồi một cột đá đứng sững cao khoảng 20 mét giống hình người phụ nữ ôm con, dân địa phương gọi là hòn Vọng Phu.

Vọng Phu cảnh đẹp núi Nhồi
Có người chinh phụ mắt ngời đăm đăm.

Trước kia núi này gọi là núi Khế - Nhuệ Sơn (thôn Nhuệ), cách TP Thanh Hóa 3 km về phía tây nam, chu vi khoảng 4.000 m.

ở Quảng Nam và Ðà Nẵng, dân địa phương vẫn lưu truyền sự tích Ðá Bà Rầu. Truyện kể một người vợ mong đợi chồng đi buôn xa, ngày ngày ra biển trông chồng. Người chồng về, do nghi ngờ ghen tuông, lại bỏ đi. Nàng buồn rầu ra cửa biển biến thành đá sầu đau. Do đó gọi Ðá Bà Rầu.

Bình Ðịnh có hòn núi Bà, dân địa phương vẫn lưu truyền câu hát:

Vọng Phu thuộc dãy núi Bà.
Tượng Sơn chất ngất gọi là Hòn Ông.

Hoặc

Bình Ðịnh có núi Vọng Phu.
Có đầm thị Nại, có Cù Lao Xanh.

Người dân biển Tuy Hòa cũng gọi ngọn Ðá Bia (tên chữ là Bi Sơn hay Thạc Bi Sơn), hoặc Ðá Chồng, là núi Vọng Phu. Núi cao 706 m nằm cạnh quốc lộ 1A, trên đỉnh dựng đứng một khối đá lớn giống hình người đàn bà.

Sông kia núi nọ còn đây.
Mà người non nước ngày nay phương nào?

Núi Vọng Phu ở xã Ninh Tòng, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa có tên là núi Mẫu Tử, giáp ranh xã Krong Hin, huyện Mơ Ðrắc, cao 2.051 mét. Ðây là ngọn núi cao nhất của Khánh Hòa. Chóp núi là một khối đá hoa cương khổng lồ, bên cạnh có một khối nhỏ hơn, trông xa tựa hình người, đứng xa 40 km vẫn rõ hình ảnh mẹ bồng con ngóng ra biển Ðông:

Bồng con ngồi dựa trên non.
Trăng thu vằng vặc dạ còn nhớ trông.

Theo Quách Tấn trong Xứ Trầm Hương, núi Vọng Phu này người Pháp gọi là La Mère et L'Enfant - dịch ra là Mẹ Bồng Con, và còn có tên khác là Mông Công, đọc trại ra thành Bồng Con; đồng bào dân tộc trong vùng gọi là T'Yang Mtên. Những người lớn tuổi trong vùng Ninh Hòa - Vạn Giã đều cho rằng trông lên hòn Vọng Phu, đứa con càng ngày càng lớn trong vòng tay mẹ, còn bà mẹ thì ngày càng già yếu mỏi mòn vì bao nhiêu năm dạn dày sương gió.

Núi Vọng Phu thuộc huyện Phù Cát- Bình Định
Kể cũng lạ, khắp đất nước ta có khá nhiều nơi có núi mang tên "Vọng phu", nghĩa là mong ngóng đợi chồng. Truyền thuyết về "Núi Vọng phu" na ná như nhau, đại khái là vì quá nghèo khổ mà hai anh em nhà nọ (anh trai và em gái) ngay từ thuở bé đã phải lưu lạc mỗi người một nơi "tha phương cầu thực". Rồi nhiều năm sau vì không nhận ra nhau mà họ trở thành vợ chồng và có con. Bỗng một hôm họ có dịp tâm sự về cái quá khứ của mình, người chồng mới phát hiện: hóa ra vợ mình lại chính là em ruột mình. Anh ta tủi hổ: chỉ vì nghèo khổ mà dẫn họ đến phạm tội loạn luân. Thế là anh chồng bỏ nhà lặng lẽ ra đi, một cuộc ra đi không bao giờ trở lại. Người vợ bồng con năm tháng mòn mỏi trông mong chồng về, đến hóa đá mà nàng cũng chưa biết được vì sao chồng nàng lại mãi mãi ra đi. Chuyện nàng Vọng phu có thể có thật, cũng có thể không có, nhưng hình tượng hóa đá của nàng thì như một bản di huấn của tổ tiên nhắc nhở con cháu muôn đời về nỗi tủi nhục vì đói nghèo.
"Núi Vọng phu" ở Bình Ðịnh còn gọi là "Núi Bà", vì tôn vinh người đàn bà tiết nghĩa, kiên trinh ấy mà có tên gọi như vậy. "Núi Bà" Bình Ðịnh sách xưa chép là Bô Chinh đại sơn. "Bô chinh" có nghĩa là lánh cái chiêng, ngọn núi lớn mang tên trốn lánh cái chiêng ư ? Tối nghĩa quá. Tôi ngờ rằng "bô chinh" là phiên âm từ ngôn ngữ Chămpa, cũng như chữ Chiêm thành (Zhàn chéng) vốn dĩ phiên âm từ danh từ Chăm hoặc Chàm vậy.http://tieuhocdanghai.com/images/news/2008/10/tranda2.jpg

Hình ảnh Núi Bà ( Hòn Vọng Phu) thuộc huyện Phù Cát- Bình Định

"Núi Bà" hay "Bô chinh đại sơn" là dãy núi lớn như một quả tim khổng lồ đặt chính giữa cơ thể huyện Phù Cát. Mặt phía đông ngăn nước biển tràn vào đất liền; mặt phía nam và tây, tây bắc bảo vệ cuộc sống của cư dân các huyện Phù Cát, An Nhơn và Tuy Phước. Trên "Núi Bà" có con "suối treo" mà sách xưa gọi là "Bộc tuyền", vì nước suối từ dốc cao đổ xuống như hình tấm lụa treo. Ngọn "chóp vung" của dãy Núi Bà là đỉnh cao nhất, cách mặt biển 1000m, di tích chùa ông Núi, một thắng cảnh tuyệt vời nằm ở lưng chừng đỉnh "chóp vung", nơi mà Danh nhân Văn hóa Ðào Tấn từng ẩn cư và đề thơ.

Bách bát chung thanh khước thụ diên
Ngẫu tùy ngâm tuyết khấu đàn duyên
Thập niên hồ hải quy lại mộng
Nhất kính yên hoa tự tại thiên
Giai sĩ từ bi ninh thị Phật
Sơn ông danh tự bán nghi Tiên
Thanh tuyền tế ẩm tri Chân vị
Bất phụ nhân gian phất diễm truyền

Nghĩa là

- Một trăm lẻ tám tiếng chuông (1) vang tận đọt cây
- Tha hồ mà làm thơ, đọc sách, gõ mõ niệm Phật
- Giấc mơ trở về sau mười năm đó đây
- Bầu trời mặc sức (tự do) một cõi khói, hoa
- Là kẻ sĩ mà đi tu thà làm Phật thiệt
- tên gọi là ông Núi nửa ngờ rằng vị Tiên
- Nhấm nháp dòng nước suối trong lành mới biết mùi đạo "Chân như" (2)
- Quả là cảnh đẹp lộng lẫy, người đời truyền tụng không ngoa.

Còn về di tích "đá Vọng phu" thì ngọn "Vọng phu" cao cách mặt biển 700m, thời Tây Sơn khởi nghĩa nơi đây là "Vọng hải đài" có thể kiểm soát một vùng trời biển rộng lớn.

Tương truyền khoa thi cuối cùng của trường thi Bình Ðịnh (1915) có một thí sinh nào đó đã xúc cảnh hứng hoài vịnh đá Vọng phu Bình Ðịnh như thế này:

Cám cảnh cho bà đã có công
Non cao chót vót đứng trông chồng
Mảnh gương tiết nghĩa lòa trời đất
Tất dạ kiên trinh rạng núi sông
Muôn thuở sương sa đầu chẳng bạc
Ngàn năm nắng dãi má thêm hồng
Lòng bà thương nhớ ông như vậy
Ngàn dặm tình ông có vậy không?

(Bài thơ do cụ Võ Nhĩ ở Chợ Gồm, Phù Cát nhớ đọc lại cho anh Huỳnh Lý ghi)
Vũ Ngọc Liễn

(1) Theo kinh Phật tổng kết, nhân gian có 108 nỗi khổ đau cần được giải thoát, 108 tiếng chuông biểu tượng số lượng nỗi khổ ấy.
(2) Chùa ông Núi, ngoài tên gọi là "Linh Phong Tự" ra còn tên gọi gốc là "Dũng Tuyền Tự", vì chung quanh chùa có dòng nước suối trong, mát, chảy quanh năm, không bao giờ cạn kiệt; đến nay vẫn vậy.

Núi Vọng Phu ở Hà Bắc, TQ:Vọng Phu Thạch tức là Đá Trông Chồng. Chuyện xưa kể rằng ở thành phố Vũ Xương, tỉnh Hồ bắc Trung Quốc, một người vợ có chồng đi xa lâu ngày không về . Hàng ngày nàng vẫn ra bến sông ngong ngóng đợi chồng về . Người vợ kiên trinh vẫn giữ vững lòng chung thủy, vẫn chờ đợi, chờ hoài nhưng người chồng vẫn không bao giờ trở về, và nàng đã hóa thành đá, vẫn muôn đời chờ đợi chồng mặc cho gió mưa vần vũ trên đầu. Hòn đá đó được đặt tên là Vọng Phu Thạch, vẫn đứng sừng sững bên bờ sông Trường Giang, gần thành phố Vũ Xương. Bài thơ man mác trữ tình diễn tả tình cảnh chua xót đau lòng của người vợ đứng đợi chồng bên dòng sông mênh mang sóng nước bập bềnh trôi vô tận, giữ đất trời mênh mông tĩnh mịch, nhưng đôi mắt đăm chiêu của người vợ vẫn hướng mãi về phía chân trời mà người chồng đã một lần ra đi. Người vợ vẫn chờ đợi mãi, thách đố cả thời gian bao la, và không gian vô tận, nhưng người chỗng vẫn biền biệt ở một khung trời xa xăm nào đó, đến khi người vợ hóa thành đá xanh, đứng mãi ngàn năm, vẫn ngong ngóng đợi:
1-Nơi ngóng trông chồng, nước chảy mau
Đến khi hóa đá chẳng quay đầu
Mặc cho mưa gió quanh đầu núi
Chắc đợi chồng về mới nói sau
2-Bên sông ngồi ngóng trông chồng
Trăm năm khắc khoải một lòng sắt son
Hóa thân thành đá mỏi mòn
Gió mưa vần vũ ... đầu không ngoảnh về
Phải chăng nàng giữ lời thề
Đến khi đá nói....lúc nghe chàng về !

Hải Đà phỏng dịch

Núi Vọng Phu trên ghềnh đá Hoàng Hộc thuộc huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc
Núi Vọng Phu tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc:cách khoảng 20 miles phía Đông Bắc thành phố Lai Vu
Núi Vọng Phu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc:trấn Vọng Phu,huyện Điện Bạch, tỉnh Quảng Đông.
Núi Vọng Phu
tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc: giữa sông Ly Giang có 9 khối đá gọi là "Cửu Ngưu hý thủy", trong đó có 2 khối đá trông giống một người phụ nữ đang dắt một đứa bé.
Núi Vọng Phu Nam dương(Indonesia): tại đảo Bornéo, có núi Mont Kinabalu (4.095m) là Hòn Vọng Phu nổi tiếnghttp://www.feec.org/Images/fotos/Muntanyes/kinabalu.jpg
Núi Vọng Phu Sedona, Arizona, USA
http://images.inmagine.com/img/radiusimages/rds105/rds105494.jpg
Núi Vọng Phu - Seven Sisters Valley of Fire, Nevada State Park
Núi Vọng Phu Washington, USA: Mount Lady (Washington) cao 13,281 feet trong Rocky Mountain National Park.http://www.13ergirl.com/dreamweaver/IMG_2050small.jpg

No comments:

Post a Comment