Wednesday, December 2, 2009

Bảo tàng Ibere Camargo

Álvaro Siza Vieira - Iberê Camargo Museum

Álvaro Siza Vieira - Iberê Camargo Museum

Bảo tàng là một trong những thể loại công trình công cộng được các KTS quan tâm nhất bởi ở đó người KTS có thể truyền đạt tư tưởng cũng như triết lý thiết kế của mình một cách trọn vẹn và sâu sắc nhất. Alvaro Siza, KTS người Bồ Đào Nha đạt giải thưởng Pritzker năm 1992 cũng không nằm ngoài số đó, ông đặc biệt lưu tâm đến những công trình công cộng mà mình thiết kế, trong đó bảo tàng được quan tâm hơn cả. Xin giới thiệu với bạn đọc một trong những công trình bảo tàng gần đây nhất của ông được xây dựng tại Brazil: Bảo tàng Ibere Camargo, nơi lưu giữ và trưng bày các tác phẩm của nhà nghệ thuật hàng đầu Brazil, Ibere Camargo.

Một vài thông số cơ bản về bảo tàng:

Địa điểm xây dựng: Porto Alegre, Brazil

Diện tích xây dựng: 8 326 m2

Năn hoàn thành: 2008

Chủ đầu tư: Fundacao Iberê Camargo
Kiến trúc sư: Álvaro Siza Vieira
Quản lý dự án: José Luiz Canal
Kết cấu công trình: Gop

Ảnh chụp:Grazielle Bruscato, Fernando Alda,

Do ảnh hưởng giới hạn của sườn dốc, bảo tàng phải được phát triển kết cấu theo chiều đứng

Được đặt tại sườn đồi xanh với hình dáng như một công trình điêu khắc khổng lồ, công trình đầu tiên ở Brazil của Alvaro Siza trưng bày giới thiệu bộ sưu tập với hơn 400 hiện vật của Ibere Camargo, nhà nghệ thuật hàng đầu của Brazil.

Mặt bằng của công trình được trải dài, cao hơn nền đường gần 1m với khối tích công trình chính cắt qua sườn dốc.

http://atwarchitecture.com/wp-content/uploads/foto4.jpgSiza chọn bê tông trắng làm vật liệu chính cho công trình với ý nghĩa tạo lập tính đối thoại với phong cách kiến trúc hiện đại Brazil

Bê tông cho phép tạo ra sự linh hoạt tuyệt vời trong cách thức tổ chức khối tích công trình và hình dáng. Ở Brazil, đó là truyền thống quan trọng của cách sử dụng bê tông. Kiến trúc hiện đại Brazil rất phong phú, và nó thúc đẩy giới hạn khi sử dụng loại vật liệu này, một loại vật liệu không thể thay thế.

Khách tham quan tiếp cận vào bảo tàng bằng lối phía dưới của bức tường dốc thoải, nơi tạo ra không gian thẳng đứng, mở ra khoảng không thông với bầu trời ở ngay phía trước của bảo tàng.

9 khu trưng bày và sự chuyển động của những bức tường dốc xung quanh khu trung tâm với độ cao lớn, cùng những bức tường kéo dài ra đến ngoại thất và dọc theo lối đi bộ chạy dọc theo lối đi phía mặt ngoài của công trình

Khu vực in ấn, xưởng làm việc của các nghệ sĩ và khu café được đặt ở công trình thấp tầng dọc theo lối đi bộ.

Ánh sáng tự nhiên tràn ngập không gian trung tâm thông qua những cửa sổ trên trần nhà hay khoảng mở ở những bức tường cong. Các khu trưng bày mở thông với không gian trung tâm, hoặc được đóng bởi những tấm panen tường di động cao 4m, điều này giúp cho ánh sáng có thể chiếu tới khu vực này. Khu trưng bày trên tầng thượng nhận toàn bộ ánh sáng tự nhiên, được bổ sung bằng ánh sáng nhân tạo thông qua cửa kính trần nhà. Cửa sổ đơn dọc theo khung tường dốc mở góc nhìn ra sông Guaiba và đường chân trời ở khu vực Porto Alegre.

http://alvarosizavieira.com/wp-content/uploads/2009/04/4.jpgCông trình này được xây dựng với sự tôn trọng môi trường tự nhiên, nhằm trả lại cảnh quan ban đầu của khu vực triền sông nơi khu đất được chọn để xây dựng ( 12 000 m2 không gian xanh được chính thức tặng cho Văn phòng của tổ chức môi trường thành phố ). Công trình tiêu thụ mức năng lượng tối thiểu nhờ việc sử dụng hệ thống trạm xử lý cho nước thải và chất thải rắn của tòa nhà. Nước được sản xuất từ quá trình này được sử dụng cho việc tưới cây.

final1A Pavilion in Korea
evora2032 Bouça and São Victor
faup4 Porto, Portugal
pavilhaoportugalThe Portuguese National Pavilion
22102018_2bac00842c
serralves3Rua D.João de Castro 210, Porto, Portugal
1391_normal Boa Nova Tea House/
Rua Boa Nova - Matosinhos
4450-705 MATOSINHOS
, Leça da Palmeira, Portugal
0073437-381_425x425
The Armanda Passos House

vieiracastroCasa Vieira de Castro

No comments:

Post a Comment