Wednesday, December 2, 2009

Istanbul

http://myweb.sabanciuniv.edu/dgozuacik/files/2009/01/istanbul-picts.jpg

Istanbul là thành phố trung tâm nối liền các lục địa, các nền văn hóa khác nhau, là nơi ở của 11 triệu dân và cũng là trung tâm thương mại sầm uất nhất khu vực. Một thành phố châu Á gần châu Âu nhất và cũng là thành phố châu Âu gần châu Á nhất!

Chúng tôi đến Istanbul bằng đường bộ từ Sofia. Nghỉ đêm ở biên giới Bul - Thổ, đợi đến sáng, chúng tôi mới bắt đầu cuộc hành trình qua vùng đất huyền thoại, một đất nước nửa Âu nửa Á, một dân tộc lạ lùng với lịch sử của một vùng đất là giao điểm của thế giới. Qua biên giới, đường vào Istanbul ngày càng rộng với lượng xe di chuyển tấp nập, hai bên đường, làng mạc, đồi núi, cảnh vật bắt đầu mang dáng vẻ... Thổ hơn.

Đồi núi bạt ngàn. Từng cụm dân cư mọc rải rác trên những ngọn đồi xa tít tắp. Thiên nhiên và con người lần lượt hiện ra. Tại một quán ăn ven đường, tiếp chuyện chúng tôi là một doanh nhân người Thổ, ông rất khâm phục Việt Nam và luôn nói Việt Nam dám đánh Mỹ, Pháp và chiến thắng hai đế quốc này. Ông nói dù ở xa nhưng người dân Thổ rất quan tâm đến Việt Nam bởi bênh vực kẻ yếu là truyền thống của nước mình! Chia tay người bạn Thổ mới quen, trong tôi còn giữ lại một tình cảm đẹp đối với đất nước này, dối với những con người bộc trực, cởi mở.

Bosphorus -nhìn từ châu Âu

Buổi chiều chúng tôi đã đến trung tâm thành phố. Ở đây nhà cửa san sát, đường phố tấp nập với đủ loại xe di chuyển. Bác tài người Bulgaria nói thành phố này hiện đang đối mặt với tai nạn giao thông và lượng người tứ xứ đổ về, nhiều nhất là người Nga, người Hung và các nước khác ở bán đảo Balkan.

Giáo đường Beyazit

Khu vực ngoại ô là nơi họp chợ và bãi đậu xe ngoài rìa thành phố có khung cảnh chợ trời với các băng đảng mafia đang rình rập. Chúng tôi quyết định gởi xe lại và vào thành phố bằng phương tiện tại chỗ. Bác tài cẩn thận khóa xe, niêm phong các cánh cửa bằng băng dán (nhưng hôm sau quay lại, cửa xe đã bị mở khóa! Nhưng quả đáng tội, xe vẫn còn nguyên, không bị tháo bánh hay gỡ nệm, chỉ chai rượu Vokka mà chúng tôi dự định nâng cốc để ăn mừng Istanbul, kỷ niệm ngày đặt chân lên thành phố này đã không cánh mà bay!).

Giáo đường Suleman

Istanbul như một bảo tàng ngoài trời được đặt trên hai bờ eo biển dài đến 33km, chia cắt lục địa Á - Âu. Phía Nam Istanbul là bờ biển Marmara trải dài và phía Bắc là biển Đen, phần phía Tây nằm ở châu Âu, còn phần phía Đông nằm ở châu Á. Dòng sông Bosphorus chia đôi thành phố. Dòng sông này là nơi duy nhất để đến biển Aegean và biển Địa Trung Hải, vì thế để ra biển phải qua Istanbul và sông Bosphorus. Một thành phố châu Á gần châu Âu nhất và cũng là thành phố châu Âu gần châu Á nhất! Hàng ngàn năm nay, các lộ trình hàng hải đều xuyên qua thành phố.

http://i.thisislondon.co.uk/i/pix/2009/05/istanbul-415x275.jpg Tháp Maiden

Với vị thế là cảng biển độc đáo, một ngọn đồi bao bọc bởi ba vùng biển, nó là một pháo đài khó đánh bại và cũng là nơi giao lưu văn hóa của thế giới. Ngày nay, Istanbul là thành phố trung tâm nối liền các lục địa, các nền văn hóa khác nhau, là nơi ở của 11 triệu dân và cũng là trung tâm thương mại sầm uất nhất khu vực.

Hagia Sophia
Hagia Sophia, được Hoàng đế Justinian xây dựng vào năm 537

Vào thời kỳ đồ đá, người Istanbul đã định cư tại đây, kế tiếp là Khadikoy, có tên gọi là Khalkeon vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Thành phố Byzantium được thành lập sau đó nằm bên bờ đối diện của Khalkedon. Byzantium phát triển nhanh chóng bởi vị thế chiến lược ở thời kỳ đó, thuộc chủ quyền của La Mã.

http://nucleus.istanbul.edu.tr/kale.jpg

Nó được tô điểm bởi những đền thờ, cung điện và các quảng trường công cộng trong suốt thời kỳ Constantium và được bao bọc chung quanh bởi các bức tường. Là thủ đô của La Mã vào năm 330 và được đặt tên là Constantipolis, và khi La Mã bị chia thành La Mã phương Đông và La Mã phương Tây, Istanbul trở thành thủ đô của đế quốc La Mã phương Đông. Cuối cùng, khi người Ottomans chiếm đóng Byzantium vào năm 1453, Istanbul được chuyển thành thủ đô của đế quốc Ottoman.

Công trình lịch sử quan trọng nhất vẫn còn tồn tại đến ngày nay là giáo đường Hagia Sofia thuộc thời kỳ Byzantium. Justinianus đã cho xây dựng thánh đường được xem là lộng lẫy nhất thế giới này từ năm 532 đến năm 537 tại khu đất trước đó cũng là một ngôi đền. Thánh đường này chứa đựng nhiều hiện vật cổ và ngày nay nó được xem là một bảo tàng có giá trị nhất.

http://www.cnidus.com/fvm/2_hagia_sofia_belulrol.jpg
Hagia Sophia nhìn từ bên trong

Khi Istanbul bị quốc vương Fatih Mehmet chinh phục vào năm 1453, những công trình thời Byzantine được sửa sang lại và nhiều công trình mới được xây dựng. Như cung điện Topkapi, nơi ở của quốc vương và là trung tâm hành chính của chính quyền. Cung điện Dolmabahce, nơi ở của quốc vương Ottoman, được xây từ năm 1843 đến năm 1853.

Cung điện của quốc vương Abdulaziz được xây bên bờ đối diện Bosphorus từ năm 1861 đến năm 1865. Tất cả những cung điện này hiện được phục chế và trở thành những bảo tàng sống động. Thêm vào đó là những đền thờ Hồi giáo, những yếu tố tạo nên dáng dấp của Istanbul khiến cảnh quan lịch sử của thành phố này, nơi mà thiên nhiên, lịch sử và bàn tay con người gắn bó với nhau, càng trở nên cuốn hút.

Bất cứ thành phố nào được vinh dự đứng tên trên bảng vàng thế giới về lịch sử phát triển cũng như về kiến trúc đều gắn với tên tuổi của các kiến trúc sư sáng tạo ra chúng. Istanbul cũng vậy! Rất nhiều người mà chúng tôi gặp đều tỏ ra kính trọng kiến trúc sư Sinan vĩ đại của ho. Họ cám ơn ông vì đã tạo nên những tác phẩm kiến trúc độc đáo, trường tồn với thời gian và làm rạng rỡ dân tộc mình. Kiến trúc sư Sinan là bậc thầy của sự hoàn mỹ vào thời kỳ Ottoman thế kỷ 16.

Giáo đường Blue vào ban đêm

Những tác phẩm đã ghi đậm dấu ấn của ông như thánh đường Mibaimah dành cho hoàng tử Mustafa, con trai của Suleyman, giáo đường Mihrimah xây dựng năm 1548, giáo đường Snleymaniye xây dựng năm 1550-1557, giáo đường Bustem Pasa được trang trí bằng gạch sáp màu Iznik, xây dựng năm 1550-1557, giáo đường Sultanahmet được quốc vương Ahmet cho xây dựng năm 1609.


Khu phố cổ Istanbul

Cầu bắc qua Bosphorus - 1 trong 2 cây cầu nối liền Âu Á.

cây cầu thứ 2 nối liền Âu Á.

Sáng hôm sau, chúng tôi đến nơi nối liền châu Âu và châu Á là chiếc cầu bắc qua sông Bosphorus.Vì muốn lấy một "pô" hình bên chiếc cầu lịch sử này, chúng tôi tìm cách đậu xe trên đường cao tốc. Chưa kịp ngắm vẻ đẹp của cảnh vật, một xe cảnh sát trờ tới và một police Thổ chào chúng tôi với phong cách rất Thổ.

Khi biết chúng tôi là người Việt Nam, anh ta đã không phạt mà còn tình nguyện chụp hình giúp và chở chúng tôi đi một vòng. Một bất ngờ quá thú vị. Ngồi trên xe "Police Thổ" với hai cảnh sát vui tính là một kỷ niệm khó quên. Anh cảnh sát cho biết cây cầu mà chúng tôi vừa chụp hình xong là cây cầu thứ hai bắc qua Âu-Á được xây dựng năm 1988 mang tên Sultan Mehmed The Conquerer, đại lộ TarBabasi nằm ở phía bờ châu Á của Boshporus.

Còn cây cầu thứ nhất được xây dựng năm 1973 là cầu Golden Horn. Việc xây dựng hai chiếc cầu này đã tạo cú hích cho sự phát triển như vũ bão của Istanbul, điểm hội tụ của hai nền văn minh, hai nền kinh tế lục địa. Nhưng cũng chính vì vậy, dân khắp nơi di cư ào ạt vào thành phố. Những khu ổ chuột và nhà rẻ tiền mọc lên ồ ạt. Dọc hai bên bờ sông là nhà cửa tự phát mọc lên san sát từ sát bờ sông đến lơ lửng trên đồi. Những lều quán tạm bợ chen chúc hai đầu cầu, khá giống với một số cây cầu ở miền Tây Nam bộ đất nước mình... Và police Thổ đã phải làm việc cật lực ở thành phố hơn 11 triệu dân này.

http://www.southern-turkey.co.uk/istanbul/images/blue-mosque.jpg

Việc thành lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1923 đã mang lại nhiều thay đổi cho thành phố. Lần đầu tiên sau 16 thế kỷ, Thổ Nhĩ Kỳ không còn là nước theo chế độ quân chủ nữa. Các cơ quan ngoại giao nước ngoài dịch chuyển về thủ đô mới là Ankara, bỏ trống các tòa nhà dọc theo đại lộ Rue de Pera.

Vòm cung Giáo đường Blue

Trong những năm đầu của thế kỷ 20, Istanbul cũng đã chứng kiến những thay đổi lớn trong thành phần dân cư của thành phố do việc di cư của những người không theo đạo Hồi vào Istanbul nhờ những thoả thuận trao đổi dân cư giữa Istanbul và các bang lân cận. Dưới sự lãnh đạo của Ataturk, công cuộc hiện đại hoá Thổ Nhĩ Kỳ được tăng tốc. Vào thập niên 1930 thành phố đã đạt dáng dấp một thành phố tầm vóc thế giới và một lối sống thu nhỏ của Paris và Vienna.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f7/Istanbul_Maslak_business_district_April_2007.jpgNhững bản vẽ qui hoạch đầu tiên đề cập đến Istanbul xuất hiện sau khi người đứng đầu Đảng dân chủ Adhan Menderes lên nắm quyền. Sau thập niên 1950 bắt đầu có sự biến chuyển và gia tăng dân số, đường sá được xây dựng. Vào những năm 1950-1960 rất nhiều xa lộ được đưa vào xây dựng và mở rộng. Sau đó, kéo theo việc mở đường, là hàng trăm tòa nhà bị phá hủy, nhiều công trình lịch sử bị hư hại, nhiều tác phẩm nghệ thuật bị phá bỏ hoặc chuyển ra nước ngoài. Nhưng cũng trong thời kỳ này, nhiều công trình lớn được xây dựng phản ảnh sự thay đổi bề mặt kiến trúc thành phố trong đó có khách sạn Hilton, khách sạn Divan.

Nhạc sĩ và vũ công ở Dinh Topkapi

Sau năm 1980, mặt bằng quy hoạch Istanbul thứ hai được đưa ra nhưng không cô đọng bằng mặt bằng thứ nhất. Điểm chính quy hoạch lần này là dự án xây dựng đường xe điện cao tốc, đường tàu điện ngầm nối liền Taksim với Levent, các nhà máy công nghiệp được di dời ra thành phố, quy hoạch lại hệ thống phân phối nước v.v...

http://fxcuisine.com/blogimages/turkey/istanbul/egyptian-spice-bazar/istanbul-egyptian-bazar-10-1000.jpg

Cũng giống như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Istanbul cũng đang đối mặt với vấn đề gia tăng dân số. Theo điều tra, dân số Istanbul đạt trên 1 triệu người vào năm 1950 so với ngày nay khoảng 7 triệu người, thậm chí có thể lên đến 10-12 triệu người theo những cuộc khảo sát không chính thức. Cũng như những thành phố lớn tại các quốc gia đang phát triển khác, sự phát triển nhanh chóng của Istanbul được phản ánh bằng dòng người nhập cư từ nông thôn vào thành phố kiếm việc làm và mong chờ một điều kiện sống tốt hơn.

http://nsibambi.com/Bazaar%20Istanbul,%20TY.jpgCựu thị trưởng Istanbul, Bedrettin Dalan cho rằng suốt thập niên 1980 có khoảng 250.000 đến 300.000 người di cư vào Istanbul mỗi năm. Theo dự đoán của chính phủ, dân số chính thức của Istanbul có thể tăng lên gấp đôi vào những thập niên tới. Hệ quả của việc gia tăng dân số này là thành phố không thể nắm bắt được những gì sẽ xảy ra cho thành phố và chất lượng cuộc sống sẽ như thế nào.

Một tiệm bán hàng lưu niệm

Đô thị ngày nay là sự kết nối những ngôi làng ngày xưa và những khu ngoại ô mới, tại đây những căn hộ cao tầng, những trung tâm mua sắm đồng tồn tại với những khu định cư bất hợp pháp và những người buôn bán lẻ trên đường phố. Ngay như việc xây dựng những công trình phía bên kia Golden Horn vào thế kỷ 19 đánh dấu những sự mở rộng ban đầu ra xa trung tâm hạt nhân lịch sử, thì việc xây dựng hai cây cầu bắc qua Bosphorus nối châu Âu với châu Á là một dấu hiệu của một Istanbul rộng lớn hơn, mở rộng những ảnh hưởng kinh tế và chính trị sang Anatolia và Thrace.

http://media.monstersandcritics.com/galleries/1545670/0159271255085.jpg

“Nhiều trong số những người di cư vào thành phố trong những năm gần đây được gọi là gecekondus, có thể hiểu là "ngụ ở đó vào ban đêm". Điều này được phản ánh bằng tốc độ xây dựng những ngôi nhà bất hợp pháp trên những khu đất trống, đặc biệt vào những thời kỳ có tranh cử . Mặc dù chính quyền đã ra lệnh phá bỏ chúng song tốc độ xây lại còn nhanh hơn cả tốc độ phá, rút cuộc sự bành trướng của những khu vực dân cư gecekondus này đã buộc nhà chức trách phải hợp thức hóa.

http://www.navycthistory.com/images/Turkey11.jpgSự phát triển ồ ạt này tạo sức ép khủng khiếp lên cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng sống của thành phố. Những qui hoạch dài hạn phải gác lại vì các nhà lãnh đạo và hoạch định chiến lược luôn phải lo đối phó với những nhu cầu tức thời phải giải quyết như giao thông tắc nghẽn, dịch vụ thiếu hụt, không gian thư giãn giải trí không có, nước sạch khan hiếm và không khí ô nhiễm. Tất cả là hệ quả của gia tăng dân số và đô thị hóa ồ ạt, thiếu sự kiểm soát của các cơ quan lãnh đạo.

Từ thập niên 1980, thành phố đã có sự đầu tư khổng lồ để mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của thành phố. Mục tiêu đặt ra không những chỉ đáp ứng nhu cầu của gia tăng dân số mà còn là đem lại một sức sống mới cho thành phố, cứu vãn hình ảnh của một trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế trước đây của Istanbul.

Những cây cầu mới được xây dựng, đường cho xe môtô và đường huyết mạch nội ô được mở ra nhằm cải thiện dòng chảy giao thông, hệ thống thoát nước thải được lắp đặt để làm sạch nước sông Golden Horn. Một hệ thống cung cấp khí đốt mới được xây dựng giảm việc sử dụng than đá gây ô nhiễm, di dời những nhà máy công nghiệp dọc theo sông Golden Horn để làm đường cho người đi bộ và không gian trống.

Chợ Lớn

Những nỗ lực này đã không tránh khỏi những cuộc tranh cãi. Việc "xanh hóa" khu vực sông Golden Horn đòi hỏi phải phá bỏ các khu vực cũ kỹ, việc tạo ra một đường cao tốc nội thành đòi hỏi phải phá bỏ một khu vực lớn của quận Beyoglu, việc xây dựng xa lộ mới dọc theo bờ sông Bosphorus lại cũng buộc phải xóa đi những ngôi làng cổ bên bờ sông.

http://i.ehow.com/images/GlobalPhoto/Articles/4675405/DowntownIstanbul_Full.jpgTiến trình cải tạo, hiện đại hóa này làm sự phân hóa xã hội bộc lộ ngày càng rõ rệt trong đô thị. Hệ quả là những khách sạn và trung tâm hội nghị, khu biệt thự sang trọng dọc theo sông Bosphorus đứng đối lập với những "block" căn hộ tồi tàn, những ngôi nhà tạm bợ cùng những con đường mòn của các khu ở của những người nhập cư mới bất hợp pháp.” (Tổng hợp báo cáo của cơ quan quy hoạch TP)

http://www.hurriyet.com.tr/_np/9429/7029429.jpgNgày thứ hai, một ngày bận rộn, la cà chợ búa cùng với một người bạn. Chúng tôi rảo bộ đến khu chợ gần nơi ở trọ, một khu dân cư đông đúc phía Bắc Istanbul. Mỗi khu dân cư như vậy, dù được quy hoạch ngăn nắp hay tự phát đều phải có một quảng trường nhỏ với một thánh đường Hồi giáo. Khu chợ gần giống một số chợ Việt Nam với nhà lồng rộng thoáng và các nhà mặt tiền chung quanh bày bán đủ loại trái cây, gia vị và tạp hóa tràn ra đường và người đi lại tấp nập.

Chúng tôi ghé lại một quán trừu nướng bên đường. Ông chủ mặc tạp dề trắng bên cây thịt vĩ đại đang quay đều trên lò nướng. "Chỉ có bia không có rượu", ông ta dõng dạc tuyên bố! Hẳn nhiên rồi, ở xứ sở Hồi giáo, rượu là một thứ cấm kị.

Nhấm nháp trừu nướng cùng bia Thổ giữa chợ, trò chuyện với ông chủ quán bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và cả bằng tiếng quốc tế với chân, với tay mà sao vẫn thú vị chứ! Tiếc một điều là chợ vắng... đàn bà, chỉ thấy đàn ông đi chợ, đàn ông buôn bán! Thỉnh thoảng mới thấy xuất hiện vài phụ nữ khăn trùm kín đầu, chỉ chừa đôi mắt long lanh tuyệt đẹp khiến lòng lữ khách xa nhà không khỏi một thoáng ngẩn ngơ! Việc phụ nữ trùm kín được giải thích bằng đủ thứ lý do nhưng không có lý do nào có liên quan đến tôn giáo, nó có lẽ là biểu hiện của sự thẹn thùng hay đơn giản chỉ là sự bảo vệ họ khỏi sự tác động của thiên nhiên.

Vào thời kỳ trước đó, nó có thể là truyền thống do những áp lực mà phụ nữ phải chịu trong gia đình, và cũng có thể để làm rõ sự khác biệt về tôn giáo. Cuối cùng có thể là biểu hiện của thời trang, bởi một số phụ nữ có khăn choàng rất đẹp và trùm khăn là để khoe nó! Thôi thì nghe vậy biết vậy nhưng thật tiếc khi cái đẹp, mà cái đẹp tuyệt vời nhất là "một nửa nhân loại" này lại bị giấu kín! KTS NGUYỄN NGỌC DŨNG - Lang Thang Phố Thị

http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/6786_blamoske.jpg
http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/IMG_6782_1024pixel.jpghttp://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/6819_tokapi_paalce.jpg
http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/6822_topkapi_paalce.jpg
http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/IMG_6835_1024pixel.jpg
http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/6842_grand_bazaar.jpghttp://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/IMG_6843_1024pixel.jpg
http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/IMG_6859_1024pixel.jpg
http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/IMG_6864_1024pixel.jpg
http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/IMG_6763_1024pixel.jpg
http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/6763A_hippodrome.jpg
http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/IMG_6870_1024pixel.jpg
http://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/6763B_dolmabache_palace.jpghttp://www.tunliweb.no/Bilder_SM/_album_istanbul/IMG_6746D_1024pixel.jpg

No comments:

Post a Comment