Wednesday, December 2, 2009

Phú Quốc: Phá rừng chiếm đất

Đào mương, “chạy ranh” để đánh dấu “sở hữu” giữa rừng - ảnh: T.Trình

Trên đảo Phú Quốc, đằng sau lớp rừng xanh tốt bên ngoài là những khoảnh đất trống, rừng bị tàn phá xơ xác, nhiều chỗ rộng như một... sân bóng.

Những “sân bóng” giữa rừng

Chúng tôi men theo con đường khúc khuỷu dẫn vào khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Phú Quốc. Qua con suối Rạch Cá vắt ngang những tán rừng cao ngút, đồi dốc, là một khu đất bằng phẳng. Ngang, dọc quanh khu đất này, nhiều cây trăm, dênh, sim... vừa bị đốn hạ, vết búa vẫn còn mới toanh.

Nhìn những con mương thẳng tắp bao quanh khu vực rộng nhiều héc-ta, một người trong đoàn giải thích: Họ đào mương là để chạy ranh, đánh dấu khu vực đã “có chủ”. Chúng tôi đi sâu vào trong. Không xa dãy rừng mới bị “chạy ranh” là một khu đất rộng lớn, không thể nhận ra đây là rừng! Dãy đất chỉ còn lại những khóm cây bụi, xen kẽ thưa thớt những cây trăm, dênh... đứng trơ trụi chưa kịp bị chặt. Ở phía đông khu đất, cây rừng vừa bị hạ nằm la liệt, lá khô chưa lìa nhánh. “Chúng phát xong rồi, ai mua là bán. Không biết chỗ này có bị bán hay chưa nữa?”, một người đi cùng chúng tôi cho biết.

Lần khác, chúng tôi xuất phát từ phía đông của đảo, thuộc khu vực tổ 11, ấp Rạch Hàm. Suốt chặng chưa quá 1 cây số đường rừng, chúng tôi để ý thấy nhiều cây ở đây đã bị bẻ nhánh, làm dấu đường. Thậm chí ở nhiều khu vực, ai đó đã chặt cây, phết sơn làm cột mốc, dọn phẳng lối đi giữa những khu rừng đã bị phá. Có gốc cây vừa mới cưa tới đất, còn chảy nhựa. Nhiều cây dẻ, chai, trăm, tràm... hàng chục năm tuổi chỉ còn trơ gốc xen giữa đống hỗn tạp nhánh cây bị tàn phá. Đây đó thi thoảng lại xuất hiện những lò hầm than nghi ngút khói, cây bị cưa chất đống đợi vào lò... Và cuối cùng là những khu đất rộng mênh mông, trống hoang.

Một người địa phương bức xúc: “Chú coi, đây là rừng hay là sân banh? Bọn phá rừng ở đây được hai cái lợi, vừa chặt cây lấy gỗ, hầm than, vừa lấy đất để bán. Với “chu trình khép kín” này, chúng vừa tẩu tán được cây rừng bị phá, vừa có thêm tiền. Thật xót con mắt”.

Tranh chấp cả... đất rừng

Trưa nắng. Chúng tôi gặp ông L. ở giữa cánh rừng đã bị đốn sạch cây cối, đã đo ranh, chia thửa. Ông kể mình từ đất liền ra đảo 6 năm trước, đã thuộc làu khu rừng này. Ông nói phần đất trống trước mặt chúng tôi là đất của ông G., bà con với một lãnh đạo xã. Từ ngày ra đảo, ai thuê gì ông cũng làm, “thuê đào mương, phát rẫy cũng làm”. Ông nói, vừa rồi, ông mới phát rừng, không lấy tiền công cho ông H., Phó công an xã.

Anh T., một người đang bức xúc vì sao đất (rừng) do một số hộ dân lân cận khai phá được “đo đạc làm giấy” còn mình thì không, đã sốt sắng dẫn tôi đến xem khu đất của ông Sơn ở ấp Rạch Hàm. Theo lời một cán bộ Trạm kiểm lâm Cây Sao (thuộc Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc), khu vực này trước đây có nhiều cây to, nhưng ông Sơn đã cho người vào đốn hạ để bao chiếm đất. Vụ việc bị phát hiện, ông Sơn chỉ bị phạt hành chánh chưa tới 30 triệu đồng cho miếng đất rừng rộng trên 1,2 héc-ta bị phá. Sau lần đó, miếng đất này được nhiều người coi là đất của ông Sơn, với giá “bèo bèo” cũng đã là bạc tỉ.

Trong vai một người có nhu cầu mua một diện tích đất tương đối lớn để “làm dự án”, tôi ghé qua nhà anh Y., hộ dân có đất nằm gần khu đất mà Sơn bao chiếm. Y. cảnh báo “mua đất đó coi chừng ăn vô rừng” và không quên giới thiệu miếng đất rộng 7 công của mình cho tôi. Tôi lắc đầu, bảo cần một miếng đất lớn hơn, cỡ đất của Sơn, nhưng không biết có làm giấy được không. Lúc này, anh Y. mới kể là mấy ngày trước, ông Sơn đã đưa “cán bộ tài nguyên” vào đo đạc, chắc là làm giấy được.

Có một điều khôi hài là tuy cùng “xí phần” đất rừng, nhưng đôi lúc những người bao chiếm trái phép lại giẫm chân nhau, dẫn đến tranh chấp, kiện cáo. Khi tranh chấp, những chi tiết đại loại như “đã từng bị kiểm lâm lập biên bản khi phá rừng” lại được nhiều người đem ra làm căn cứ để đánh dấu “nguồn gốc” đất là của mình (!)

Khi chúng tôi kể lại những điều mắt thấy, tai nghe với những người có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng trên đảo Phú Quốc, nhiều người vẫn tỏ ra không hay biết. Thậm chí, họ không chắc vị trí rừng bị phá mà chúng tôi nêu ra có thuộc lâm phần mình quản lý hay không?

Ông Phạm Quang Bình, Giám đốc Vườn quốc gia Phú Quốc nói: “Nói gì chứ rừng bị phá rồi thì không thể nào giấu giếm được, bởi nó phơi bày ra hết”. Ông cho rằng, sở dĩ nhiều trường hợp phá rừng không bị phát hiện là vì: “Họ làm chủ yếu là vào ban đêm. Lúc bắt quả tang thì họ nói họ làm mướn, nhưng không biết người mướn là ai. Nói chung là làm để lấn đất chứ... không tác động nhiều vào rừng” (!?). Tương tự, ông Nguyễn Trung, Giám đốc BQL rừng phòng hộ cũng cho rằng: “Có trường hợp đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự, có trường hợp thu hồi đất rừng và cũng có trường hợp phát hiện nhưng không xử lý được. Lý do là không có người nhận. Anh em vô nhiều lần nhưng không có ai đứng ra nhận cả”.

Tuy nhiên, nhiều cán bộ và người dân trên đảo thì cho rằng, nếu những người nhận lương để giữ rừng có trách nhiệm hơn thì không quá khó để biết ai là thủ phạm của nhiều vụ phá rừng với diện tích lớn, trong thời gian dài; không khó phát hiện những vụ mua bán, tranh chấp đất rừng lộn xộn trong thời gian qua.

Cột mốc rừng phòng hộ cũng bị di dời, cắm lại với hàng chữ xoay vào trong - Ảnh: T.Trình
Chiếc xe cơ giới lù lù xuất hiện trên con đường mòn chạy ngang qua khu vực rừng phòng hộ, dưới chân núi Hàm Ninh (tổ 6, ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh). Không bao lâu, chiếc xe ung dung ủi phẳng con đường gồ ghề. Tiện đó, nó bốc luôn hàng loạt cây trăm, chai, tràm bông vàng hàng chục năm tuổi “cản đường”...

Dời cột mốc

Những cây bị bứng không hề mọc “mất trật tự” giữa đường, mà nằm trong khu vực đất rừng, trước sự ngạc nhiên cao độ của người dân địa phương. Chưa hết, cột mốc rừng phòng hộ cũng chẳng yên khi bị dịch chuyển, di dời sâu vào trong. Hậu quả của màn “thi công” này là nhiều cây rừng đổ ngã, nằm trơ gốc và một phần đất trở nên “sáng sủa” hơn. Có điều, đây là đất rừng.

Trước đó vài ngày, tại khu đất rừng rộng nhiều hecta này, một phụ nữ đã bị lực lượng kiểm lâm lập biên bản vì hành vi, nói theo ông Huỳnh Long Hải - Phó giám đốc Ban quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Phú Quốc, “phát dọn dây leo quanh cây trồng trong đất rừng phòng hộ”. Tuy nhiên, khi vụ “phát dọn dây leo...” còn chưa được xử lý thì không lâu sau, cũng chính người này đã cho xe cơ giới vào với danh nghĩa “ủi lộ cho con em dễ đi học”, rồi “nhân tiện” ủi luôn vào phần đất rừng.

Cây rừng bị ủi ngã tại khu vực rừng phòng hộ (ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh), nơi lãnh đạo xã nói là “không có cây” - Ảnh: T.Trình

Bức xúc trước cảnh tượng này, một cán bộ địa phương đã đưa chúng tôi đến khu đất rừng bị lập biên bản vì “dọn phát cây tạp” này. Tuy hành động chặt phá, theo một cán bộ kiểm lâm, đã bị đình chỉ trước đó nhiều ngày, nhưng khi chúng tôi đến, nhiều vết đứt trên thân cây vẫn còn mới, chứng tỏ việc phá hoại vẫn còn tiếp diễn. Trong khắp khu đất rừng này, hàng loạt những cây xoài, dừa... vừa mới được trồng xen kẽ với những khóm sim, cây tạp. “Không bao lâu, đất rừng trở thành... đất vườn của bà ấy mất”, một người bình luận.

Rõ ràng người ta đã ngang nhiên xâm phạm đất rừng, tàn phá cây rừng giữa thanh thiên bạch nhật, trước sự đau xót của người dân sở tại. Việc xâm phạm trắng trợn này không thể nói là “không hay biết” và “không ai nhận” như những người nhận lương để giữ rừng nói với chúng tôi.

Phải xử lý từ từ...

Khi chúng tôi đặt vấn đề trách nhiệm của người quản lý, bảo vệ rừng tới đâu khi để tình trạng xâm phạm đất rừng cứ diễn ra, đơn cử như trường hợp ủi đất rừng, trồng cây ăn trái tại ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh mà chúng tôi vừa đề cập, ông Nguyễn Trung, Giám đốc BQL Rừng phòng hộ Phú Quốc, cho rằng: “Anh em có phát hiện, có lập biên bản, có ngăn chặn chứ không phải không có. Nhưng phải xử lý từ từ, chứ đâu phải xử lý liền một lúc được... Phải có quy trình chứ đâu phải khơi khơi mình xử lý liền đâu”.

Không hiểu thời gian để đợi “quy trình”, đợi “xử lý từ từ” như lời của người có trách nhiệm giữ rừng phòng hộ trên đảo Phú Quốc là bao lâu và trong thời gian này họ quản lý đất rừng như thế nào mà lại tiếp tục để xe vào phá rừng; để rồi khi quần chúng bức xúc, báo tin, lực lượng này mới vào đình chỉ việc san ủi, cho xe ra (?!). Quanh chuyện xe cơ giới có thể đường đường vào khu vực đất rừng cũng khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi. Ông Nguyễn Long Hải cho biết, BQL có tiếp nhận đơn của ấp, của xã Hàm Ninh gửi lên xin cho làm đường, nhưng đơn vị này chưa cho.

Chúng tôi đem vấn đề này làm việc với những người có trách nhiệm tại xã Hàm Ninh, đơn vị được BQL rừng phòng hộ giao quản lý một diện tích đất rừng lớn trên địa bàn. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Bí thư Đảng ủy xã, xác nhận việc này “có ý kiến” của ông. Theo lời ông Tiến thì con đường đó trước đây rất xấu nên nhân dân đóng góp tiền, ấp, tổ có họp lại đề xuất cho ủi đường để xe bốn bánh vào được, cho học sinh đi học, và theo ông Tiến thì chỗ này cũng không có cây rừng. Khi việc đưa xe vào xâm phạm đất rừng bị phản ứng, ông Tiến lại chỉ đạo “thôi thì làm đúng thủ tục, để BQL rừng phòng hộ xem xét. Họ thống nhất thì làm, không thống nhất thì thôi...”. Thực tế là khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, nhưng trước sự làm ngơ của lãnh đạo xã, xe cơ giới vẫn được đưa vào ủi phá cây rừng.

Kinh phí để đưa xe vào “làm đường”, theo ông Tiến là do dân đóng góp. Nhưng ông Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng ấp Rạch Hàm, lại khẳng định việc làm này không phải chủ trương của ai cả mà toàn bộ kinh phí “làm đường” do bà Nguyễn Thị Hồng (người phụ nữ được đề cập trên) bỏ ra, chứ không có sự vận động đóng góp nào của người dân trong ấp. Khi chúng tôi hỏi đến chuyện xe cơ giới đã vào ủi ngã cây rừng, ông Hùng tỏ ra ngạc nhiên: “Không biết họ có xin phép cấp trên hay không? Làm hay chưa tôi cũng chưa biết. Vì tôi có nói với cấp trên nếu họ làm thì báo với ấp để ấp cử người giám sát. Nhưng tới giờ tôi cũng chưa được báo”.

Những dấu hiệu bất thường trong vụ xâm phạm đất rừng này đã cho thấy thái độ giữ rừng của một số người có trách nhiệm với rừng trên đảo Phú Quốc là như thế nào. Điều này giải thích vì sao có tình trạng như lời ông Trưởng ấp Rạch Hàm là đất rừng cứ bị “bao chiếm, lấn chiếm hoài”.

3: Những thủ đoạn lấn chiếm đất rừng:

Dãy đất không giấy tờ hợp lệ này vừa được phát dọn kêu bán với giá 80 triệu đồng/công

Bất chấp phản ứng gay gắt của nhiều cán bộ quản lý, bảo vệ rừng lẫn chính quyền địa phương, nhiều trường hợp đất rừng trên đảo Phú Quốc vẫn bị đưa vào bản đồ mô tả ranh giới đất của các hộ dân, do cán bộ Công ty đo đạc địa chính - công trình (gọi tắt là Công ty đo đạc) thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường thực hiện.

Ban đêm cũng... đo

Một điều khá bất ngờ là trong thời gian điều tra hiện tượng xâm phạm đất rừng trên đảo, chúng tôi gặp không ít trường hợp đất rừng đã hiện diện trong bản đồ mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất của hộ sử dụng. Xin dẫn chứng một trường hợp mua bán có liên quan đến đất rừng, đang xảy ra tranh chấp tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh. Theo trình bày của ông T.Đ.K (cán bộ hưu trí, ngụ tại Q.1, TP.HCM) thì vào năm 2003, ông mua phần đất của hai người tên là P.V.Lực và P.T.L (ngụ ấp Bãi Vòng) theo hình thức mua mão trọn gói, được chính quyền địa phương xác nhận có diện tích 7.500m2. Đến năm 2008, ông K. mới làm đơn yêu cầu đo đạc, được ông Trương Văn Dũng (Phó chủ tịch, nay là quyền Chủ tịch UBND xã Hàm Ninh) xác nhận nguồn gốc. Điều trái khoáy là không hiểu từ đâu, ông K. lại được ông Nguyễn Văn Trân, cán bộ đo đạc của Công ty đo đạc ký cấp bản đồ mô tả vị trí đất này với diện tích lên đến 18.660m2, từ... một năm trước (?), và phần lớn đất trong bản đồ này lại là đất rừng phòng hộ! Sự việc bị phát giác khi có 3 hộ dân khác làm đơn xin xác nhận nguồn gốc một phần diện tích đất này để đo đạc, làm giấy chủ quyền. Có người còn phát hiện ông P.V.Lực đã chết hồi năm 1991, không thể nào “chỉ” đất để bán cho ông K. Thế nhưng lãnh đạo xã vẫn xác nhận đơn (!) và đơn vị đo đạc “vô tư” vẽ thêm đất rừng vào trong bản đồ mô tả đất sử dụng cấp cho ông K... Nếu không có vụ khiếu nại, tranh chấp thì một diện tích khá lớn đất rừng đã bị xâm chiếm.

Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp cán bộ đo đạc cố tình đo, vẽ thêm phần đất rừng vào bản đồ mô tả đất cho dân. Ông Nguyễn Trung, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Phú Quốc bức xúc: “Công ty đo đạc làm nhiệm vụ đo đạc, cấp giấy đại trà trên phạm vi huyện Phú Quốc (theo hợp đồng với Sở Tài nguyên - Môi trường Kiên Giang) đã đo, vẽ vào bản đồ sử dụng đất của dân cả những phần đất nằm trong phạm vi đất rừng phòng hộ. Việc làm này đã khiến người dân nghĩ rằng “đo đất, làm sơ đồ của tui là đất của tui”, do đó gây thêm khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý rừng”.

Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Hàm Ninh cho biết, Công ty đo đạc xuống đây làm việc 2 năm, lãnh đạo xã đã chỉ đạo đình chỉ họ 4 lần. “Quy tắc là khi hội đồng xét duyệt đất đai xét duyệt, họ mới tiến hành đo đạc. Đằng này, họ xuống đây không liên hệ với chính quyền địa phương. Có lần lại đo luôn đất ở... trên núi. Người dân quan niệm đoàn đo đạc về đo là sẽ được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên họ tranh thủ... ban đêm, giờ nghỉ câu móc với đơn vị đo đạc”, ông Tiến bức xúc.

Chỉ đâu, đo đó

Ông Phạm Quang Bình, Giám đốc Vườn quốc gia Phú Quốc nói: “Bây giờ không biết họ tung tin ở đâu rằng, miễn là đất khai phá lâu năm thì cứ đo đạc, sẽ được hợp thức hóa”.

Trồng dừa để đánh dấu nguồn gốc đất tại khu vực rừng phòng hộ

Được biết, các đơn vị có trách nhiệm quản lý rừng và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cũng đã phản ứng về tình trạng đo đạc đất rừng “vô tư” này . Ông Bình còn cho biết: “Bây giờ thì “đỡ” lắm rồi, lúc đầu mấy ổng đo tùm lum hết trơn. Có giai đoạn dân phát (rừng) ồ ạt với nhận thức là Nhà nước cho đăng ký hết những phần đất mà dân đăng ký”. Cũng theo ông Bình thì sau khi bị phản ứng, những người này có khi lại tiến hành “đo mà không ký tên”, để gọi là “đo vẽ theo hiện trạng”. Ông kể: “Vừa rồi họp có Sở Tài nguyên - Môi trường Kiên Giang, mấy ảnh cũng có phản ánh rằng đo vẽ theo hiện trạng có khi ngày trước mấy anh đo đạc không biết, nhưng bây giờ có trường hợp khi đưa lên sơ đồ mới thấy rằng mấy ảnh vẽ thêm cho dân ở phía sau, là rừng 100%”.

Một cán bộ ở Phú Quốc cho biết: Có nhiều thủ đoạn để lấn chiếm, bao chiếm đất rừng. Có trường hợp đất nằm giáp với đất rừng, nhân dịp được đo đạc, chủ đất cho đo “ăn” luôn phần đất ngoài phạm vi của mình. Có trường hợp người chiếm đất cho cắm một vài cây tràm bông vàng ở ngoài phần đất của mình, rồi chỉ cho cán bộ đo đạc đo ngay chỗ đó. Trước tình trạng này, một cán bộ Vườn quốc gia Phú Quốc nói họ phải cung cấp thông tin ranh giới đất rừng để mấy ông đo đạc... khỏi đổ thừa khi đo lấn vào đất rừng lúc đo vẽ bản đồ hiện trạng đất cho các hộ dân.

Một trường hợp khác cũng thường xảy ra là có nhiều người đến khai phá đất lâu năm, ở trong vùng đệm vườn quốc gia, có thành quả lao động. Đến khi có điều kiện hợp thức hóa lại “chiếm thêm”, chiếm ra khu vùng đệm, có lúc còn “lố” vô trong vườn quốc gia...

Thực tế đó đã khiến một diện tích lớn đất rừng tại Phú Quốc tiếp tục bị tàn phá, xâm chiếm trước sự bức xúc của người dân địa phương. Nhiều người nói đôi khi dân ở đây vào rừng chặt một cây nhỏ thôi, hay chỉ cầm dao, búa vào rừng cũng đã bị bắt, bị lập biên bản. Vậy mà nhiều khu rừng bị phá một diện tích lớn, trong thời gian dài nhưng những người có trách nhiệm bảo vệ rừng vẫn như không hay biết. Thậm chí, đất rừng còn bị một công ty của nhà nước đo đạc, tạo điều kiện xác lập cho những người sở hữu trái phép. Trong số những người đó, người ta nói có cả thân bằng quyến thuộc của cán bộ hoặc chính những cán bộ địa phương...

Dư luận đang chờ cách xử lý của các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ những cánh rừng quý giá trên hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam này.

cay_dua

Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.

Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông.

Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

Khí hậu ở đây thuộc nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11) và mùa nắng (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau), lượng mưa trung bình ở đây là 2,879mm.

Phú Quốc rất nổi tiếng với hai đặc sản đó là nước mắm và hồ tiêu. Nước mắm Phú Quốc rất giàu độ đạm, được chế biến từ cá thu hoạch được từ biển, đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Hồ tiêu được trồng từ vùn đất trung tâm của đảo và gần đây rất nhiều nông trại trồng tiêu được thành lập.

Du lịch là một phần quan trọng của nền kinh tế Phú Quốc, được thừa hưởng nhiều bải tắm trải dài suốt đảo rất đẹp và thơ mộng.

Image
Bãi biển Phú Quốc

Để đến Phú Quốc, chúng ta có thể đáp chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh (4 chuyến/ ngày) hoặc từ TP Rạch Giá (2 chuyến/ngày) không đến 01 giờ bay. Hoặc đi bằng tàu cánh ngầm xuất phát từ Rạch Giá khoảng 2,5h là đến được Phú Quốc.

Địa hình thiên nhiên Phú Quốc rất độc đáo, có thể làm hài lòng du khách trên mọi hành trình, chạy dài từ Nam đảo đến Bắc đảo là 99 ngọn đồi, núi nhấp nhô. Đến Phú Quốc du khách có thể tắm biển, tắm suối, tắm sông, leo núi, vào hang, lên rừng, ra biển, …

Có thể nói Phú Quốc có đủ các yếu tố lý tưởng dành cho khách du lịch. Phú Quốc có nhiều bãi tắm sạch và đẹp như: bãi Trường, bãi Khem, bãi Giếng Ngự, bãi Rạch Tràm,…Hấp dẫn nhất là bãi Trường với bãi cát vàng chạy dài gần 20km từ Dinh Cậu. Dinh Cậu, một di tích thờ cúng được kiến trúc lâu đời của người dân đảo tại phía Nam cửa sông.

Image
Dinh Cậu
Chốn tôn nghiêm này tọa lạc trên ngọn núi nhỏ xinh xinh nhưng không kém phần kỳ bí.Từ Rạch Tràm đi sang bờ Đông của đảo, người ta sẽ gặp một cảnh quan mà thiên nhiên hào phóng đã ban cho những ai yêu mến một vùng đồi núi mang dáng vẻ kiêu sa, đó là Hòn Chông.Đường đến Hàm Ninh thường làm cho du khách ngỡ mình đến với miền sơn cước, bởi những đồi núi và thung lũng hoang sơ nối tiếp nhau ở hai bên vệ đường. Nếu vào mùa mưa, người ta có thể nghe tiếng rì rầm của con suối Chanh ở sát ven đường, là một trong những con suối đẹp một cách hoang dã của đảo. Không có đoàn du khách nào đi hết chiều dài của nó trừ dân địa phương. Ngoài ra còn có suối Đá Bàn quanh năm nước chảy róc rách, suối Tiên, suối Kỳ Đà, là những điểm du lịch thú vị.

Tải hình ảnh về điện thoại di động, dtdd, download photo, SMS

bandopq2, photo, hinh anh, upload, download

"Nhắc tới Phú Quốc, chắc chẳn ai cũng nghĩ đến vẻ đẹp hoang sơ và tuyệt vời. Tuy nhiên, khi thực sự đặt chân đến, tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hòn đảo", bạn Nguyễn Trung chia sẻ.

Bãi Sao, được coi là bãi biển đẹp nhất Phú Quốc.
Bãi Khem.
Bãi Dài.
Bãi Gành Dầu.
Xóm nhỏ làng chài.
Cầu tàu Hàm Ninh.
Tàu và biển.
Mũi Gành Dầu, xa xa là Campuchia.
Phú Quốc, gió và nắng.
Nghề câu.

No comments:

Post a Comment