Doha Qatar - Không có gì phải ngượng ngùng về các tham vọng của Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo được mở của ở đây tuần tới. Mọc lên từ hòn đảo riêng biệt khỏi phần viền phát triển cạnh bờ biển của của thành phố, đây là trung tâm của một nỗ lực lớn nhằm biến Qatar trờ thành một điểm đến của các loại hình nghệ thuật.
Lễ hội khai mạc diễn ra vào thứ bẩy, bao gồm phần trình diễn của Yo-yo Ma, các ngôi sao nghệ thuật trên khắp thế giới. Dưới ánh sáng của đêm pháo hoa ngoạn mục, hình khối không lồ của bảo tàng có một giá trị vĩnh cửu, gợi cảm hứng về quá khứ khi mà nghệ thuật Hồi giáo và kiến trúc Hồi giáo có mối liên hệ với văn minh thế giới. Cùng lúc, công trình chuyển tải một hy vọng về một sự tái hợp một lần nữa.
Công trình có vẻ mộc mạc giản dị so với các tiêu chuẩn hình khối lòe loẹt bắt mát mà chúng ta đã thường gắn với các thành phố ở vịnh Persian như Dubai và Abu Dhabi. Được thiết kế bởi I.M. Pei, 91 tuổi, người đã miêu tả nó như công trình văn hóa lớn cuối cùng của mình, công trình gợi lại quãng thời gian khi mà các xúc cảm kiến trúc vừa có dáng vẻ đứng đắn, chỉnh chu vừa lạc quan yêu đời, và mối bất đồng giữa hiện đại và truyền thống chưa đạt tới đỉnh điểm.
Bảo tàng, là nơi lưu giữ các bản thảo, vải vóc, gốm, và các sản phẩm khác hầu hết được thu thập trong vòng 20 năm gần đây, nổi lên như một trong những bộ lưu trữ tổng hợp nhất về nghệ thuật Hồi giáo cổ đại. Những đồ tạo tác thủ công có nguồn gốc xuất xứ từ Tây ban nha, đến Ai cập, đến Iran, Iraq, Thổ nhĩ kì, Ấn độ và vùng Trung Á. (Ngay giữa những tác phẩm thanh nhã ở lối vào có một vòi phun nước Andalusian hình sừng hươu với miệng vòi hình trái tim, và một đĩa đồng được trang trí của vùng Persia hoặc Mesopotamia được dùng để đo đạc vị trí của các vì sao. Cả hai có niên đại vào khoảng thế kỉ 10)
Lấy gợi ý từ sự đa dạng của các bộ sưu tập, ông Pei tìm kiếm để tạo ra một cấu trúc có thể thể hiện "bản chất của kiến trúc Hồi giáo" Ông đã dành chín tháng đi du lịch xuyên qua Trung Đông để tìm kiếm cảm hứng cho mình. Ông đã đi thăm đền thờ Hồi giáo Ahmad ibn Tulun ở Cairo xây dựng từ thế kỉ 9, một cấu trúc trang nghiêm, tổ chức xung quanh một sân trong với một vòi phun nước trung tâm dạng đền thờ (??) và một pháo đài cổ đại ở Tunisia.
"Hồi giáo là một tôn giáo mà tôi không biết" Ông Pei nói trong một buổi phỏng vấn. " Vì vậy tôi nghiên cứu cuộc đời của Muhammad. Tôi đã tới Aicap và Tunisia. Tôi trở nên rất hứng thú với kiến trúc của công trình phòng thủ, trong các pháo đài.
"Kiến trúc rất mạnh mẽ và giản đơn" Ông nói thêm "Không có gì là không cần thiết" Sự đơn giản ấn tượng của bảo tàng mới được mang lại bằng sự thể hiện của ánh sáng và bóng đổ dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ vùng vịnh
Pei đã đi thăm một vài khu vực dự kiến ở trung tâm Doha trước khi xác định ở khu đất năm vừa đúng phần kết thúc phần ven biển. Lo ngại rằng công trình của ông ta một ngày nào đó sẽ bị bao bọc bởi những công trình xây dựng mới, ông đã đề nghị với tiểu vương của Qatar là Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani, chủ tịch hội đồng quản trị của ban điều hành bảo tàng, xây cho ông ta một hòn đảo riêng, vì vậy công trình vĩ đại của ông sẽ được cách li khỏi phần còn lại của thành phố.
"Tôi lo ngại rất nhiều về những gì sẽ đến sau này" Pei nói. "Thậm chí một tuyệt tác nghệ thuật có thể bị che lấp, hủy diệt bởi một điều gì đó Từ giờ trở đi, Doha vẫn còn nguyên vẹn. Ở đây không có bối cảnh thực sự, không có một cuộc sống thực sự, trừ khi bạn đi vào khu buôn bán. Tôi phải tạo ra bối cảnh cho riêng mình. Điều đó thật là ích kỉ"
Sản phẩm cấu trúc là tổ hợp lập thể oai vệ của các khối hình vuông và hình bát giác xếp chồng lên nhau và đạt đến đỉnh điểm ở tháp trung tâm. Một đường dạo của những cây cọ khổng lồ dẫn vào trong đảo. Bên trong bảo tàng là các gallery trưng bày với diện tích khoảng 41.000 feet vuông (khoảng 3800 m2) được tổ chức xung quanh một sân trong dạng tháp, được đậy lại bằng một vòm với những khe hẹp ánh sáng lọt xuống từ lỗ thủng trên tâm đỉnh vòm. Quan sát dọc theo bờ nước, khối tích khổng lồ màu cát của công trình gợi lại những pháo đài của Tunisia mà nó học tập.
"Bảo tàng một sản phẩm" Ông Pei nói "Nó nên được đối sử như một sản phẩm điêu khắc"
Mái vòm mang nét đặc trưng của một thánh đường Hồi giáo |
Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo (MIA) thiết lập một môi trường hoàn hảo cho việc lưu trữ kho báu đồ sộ các hiện vật vô giá liên quan đến thế giới Hồi giáo. Bảo tàng có tổng diện tích không gian triển lãm lên đến gần 5.000m2, bên cạnh đó là 45.000m2 dành cho các khu trưng bày, khu bảo tồn, thư viện, chuỗi nhà hàng thượng hạng và cả một khu dành cho trung tâm giáo dục.
Khối hình học khổng lồ của bảo tàng gợi lên mối quan hệ giữa nghệ thuật và kiến trúc Hồi giáo trong quần thể văn hóa thế giới |
Các góc bên ngoài của kiến trúc |
Bảo tàng được xây dựng bên cảng Doha, trung tâm tài chính, chính trị và văn hóa quan trọng nhất của Qatar |
Cả cụm bảo tàng có khoảng 1.600 nhân viên phục vụ du khách tham quan và tổ chức các hoạt động văn hóa.Trong kế hoạch của Qatar, MIA đang trở thành một trong những mũi chiến lược quan trọng hàng đầu thu hút khách du lịch năm châu, đồng thời liên kết với bốn bảo tàng quốc gia khác đang được xây dựng tạo nên "khối quyền lực" trong việc khai thác các bảo tàng văn hóa trong khu vực cảng Doha. Đây cũng là minh chứng hùng hồn cho tầm nhìn và sự tận tâm của Chính phủ Qatar đến việc bảo tồn các viện bảo tàng văn hóa nghệ thuật thế giới.
Công trình hoàn tất xây dựng giữa năm 2006, nhưng thiết kế nội thất bên trong ngốn mất thêm hai năm nữa mới chính thức khánh thành và mở rộng cửa chào đón khách vào đầu tháng 12-2008. Không chỉ là một trong những kiến trúc hiện đại độc đáo, nổi bậc nhất của cả vùng Trung Đông, MIA đã trở thành một trong những công trình quan trọng, vĩ đại và hoành tráng nhất trong lĩnh vực kiến trúc hiện đại trên thế giới.
Các đài phun nước độc đáo bên trong bảo tàng, những điểm nhấn mang đậm nét văn hóa huyền bí và có tính nghệ thuật sắp đặt |
Bảo tàng còn là thánh đường tâm linh Hồi giáo lớn nhất vùng Trung Đông |
Hành lang được bao bọc bởi các hồ nước - biểu tượng cho sự thịnh vượng và thuần khiết |
Một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt triển lãm bên ngoài hành lang |
Các kiến trúc điêu khắc tinh xảo bên trong bảo tàng |
Gian trưng bày chính của bảo tàng |
Được thiết kế bởi I.M. Pei, một trong những kiến trúc sư tài ba nhất thế giới, MIA có cấu trúc dị thường và ngốn hàng chục triệu USD kinh phí. Nói không ngoa khi công nhận đây là một trong những kỳ quan mới, là di sản văn hóa của cả nhân loại. Nó trở thành biểu trưng cho văn hóa, sự uyên bác và là thành tựu nghệ thuật đạt đến đỉnh cao nhất.Cùng những bảo tàng khác đang trong dự án hoàn thành xây dựng, thêm vào đó là những cải cách quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, các trường đại học mới thành lập được sự ưu ái tối đa của chính quyền Qatar... tất cả yếu tố trên đang góp phần tạo nên trung tâm giáo dục Qatar hùng mạnh mang đẳng cấp quốc tế.
Ieoh Ming Pei (tiếng Trung Quốc: 貝聿銘; bính âm: Bèi Yùmíng, Hán-Việt: Bối Duật Minh) sinh 26 tháng 4, 1917 tại Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc. Năm 18 tuổi gia đình ông di cư đến Hoa Kỳ, là một kiến trúc sư nổi tiếng của Kiến trúc Hiện đại. Ông bắt đầu theo học kiến trúc tại Đại học Pennsylvania, sau đó lấy bằng thạc sĩ kiến trúc tại Học viện kĩ thuật Massachusetts (MIT) năm 1940. Cùng năm đó, ông nhận được giải thưởng Alpha Rho Chi, Giải thưởng hữu nghị của MIT, và Huy chương vàng AIA. Hai năm sau, Pei theo học tại trường thiết kế, Đại học Harvard. Một thời gian ngắn sau đó, ông chuyển sang làm việc tại Ủy ban nghiên cứu phòng vệ quốc gia (National Defense Research Committee) ở Princeton, New Jersey. Năm 1944, Pei quay lại Harvard lấy bằng thạc sĩ kiến trúc thứ 2 tại đây vào năm 1946. Kế đó ông làm trợ lý giáo sư tại Harvard. Ông nhận học bổng du lịch hữu nghị Wheelwright năm 1951 và nhập tịch vào công dân Mỹ năm 1954. Văn phòng Thiết kế I. M. Pei và cộng sự được Pei thành lập năm 1955, đến năm 1989 đổi tên thành Pei, Cobb, Freed và Cộng sự.
Pei có 2 con trai là Chien Chung (Didi) Pei, và Li Chung (Sandi) Pei. Cả hai đều theo học tại Đại học Harvard và cộng tác với Pei trong các đồ án nổi tiếng như bảo tàng Louvre và tháp Ngân hàng Trung quốc tại Hồng Kông. Hiện nay 2 người con ông đứng đầu mở hãng thiết kế Pei và cộng sự, I. M. Pei tham dự với tư cách là cố vấn sau khi ông nghỉ hưu, rút ra khỏi I. M. Pei và cộng sự năm 1989. Công trình của ông có hình khối trừu tượng, sử dụng đá, bê tông, kính, thép. Pei là một trong những kiến trúc sư thành công nhất của thế kỉ 20. Ông đã được tặng giải thưởng Pritzker năm 1983. Các công trình:
- 1954–1959 – Trung tâm Mile High, Denver, Colorado, Mỹ
- 1961–1967 – Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Quốc gia, Boulder, Colorado, Mỹ
- 1961 – Quảng trường Kips Bay, New York, New York, Mỹ
- 1961 – Quy hoạch trung tâm chính phủ, Boston, Massachusetts, Mỹ
- 1962 – Trung tâm Ville-Marie, Montreal, Quebec, Canada
- 1962 – Nhà hát Kennedy, Đại học Hawaii, Mỹ
- 1962 – Ký túc xá sinh viên Hale Manoa, Trung tâm Đông Tây, Đại học Hawaii, Mỹ
- 1963 – Nhà tưởng niệm Luce, Đại học Đông Hải, Đài Trung, Đài Loan
- 1964 – Nhà Green, Học viện kĩ thuật Massachusetts
- 1964 – Nhà học mới của trường giao tiếp cộng đồng S.I, Đại học Syracuse - Syracuse, New York
- 1966–1968 – Gian điêu khắc của Trung tâm nghệ thuật Des Moines, Des Moines, Iowa
- 1966 – Tháp Silver, Đại học New York
- 1967 – Giảng đường Hoffman tại Đại học Nam California
- 1968–1972 – 50 tháp kiểm soát không lưu cho Kiểm soát không lưu liên bang tại nhiều địa điểm trên đất Mỹ
- 1968–1974 – Trung tâm khoa học thiên chúa, Boston, Massachusetts
- 1968 – Bảo tàng nghệ thuật Everson, ở Syracuse, New York
- 1969 – Thư viện Cleo Rogers, ở Columbus, Indiana
- 1969 – Học viện trung tâm, Đại học bang New York ở Fredonia, Fredonia, New York
- 1970 – Nhà ga hàng không quốc gia sân bay JFK, New York, New York
- 1971 – Tháp Harbor
- 1972 – Tòa thị chính Dallas, Texas
- 1972 – Trung tâm nghệ thuật Paul Mellon, tại Choate Rosemary Hall, Wallingford, Connecticut
- 1972 – Khu ở Pei, New College of Florida
- 1973 – Tòa án thương mại, Toronto, Ontario, Canada
- 1973 – Giảng đường Spelman, Đại học Princeton
- 1973 – Bảo tàng nghệ thuật Herbert F. Johnson, Đại học Cornell, Ithaca, New York
- 1974–1978 – Tòa nhà phía đông, Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia, Washington, DC
- 1975 – Trung tâm OCBC, Singapore.
- 1976 – Toà nhà John Hancock, ở Boston, Massachusetts - Pei nhường bản quyền thiết kế cho Henry Cobb tại [2]
- 1976 – Đại học Rochester
- 1978–1982 – Viện bảo tàng nghệ thuật Indiana, Bloomington, Indiana
- 1979 – Thư viện John Fitzgerald Kennedy, Boston, Massachusetts
- 1979 – Trung tâm thương mại thế giới Baltimore, Baltimore, Maryland
- 1979–1986 – Trung tâm hội nghị Javits, ở New York, New York
- 1980–1985 – Tổ hợp Raffles City, Singapore.
- 1981 – Tháp thương mại Texas ở Houston, Texas, hiện giờ mang tên tháo J.P. Morgan Chase; (với sự cộng tác của 3D/International)
- 1982 – Số 16 đường Mall, Denver, Colorado.
- 1982–1990 – Ngân hàng Trung quốc, Hong Kong
- 1982 – Căn hộ cho Steve Jobs
- 1983 – Energy Plaza, Dallas, Texas
- 1985 – Tòa nhà Wiesner, Học viện Kỹ thuật Massachusetts, Cambridge, Massachusetts
- 1986 – Fountain Place, Dallas, Texas
- 1987 – Tháp ngân hàng Mỹ, Miami, Florida
- 1989 – Trung tâm giao hưởng Morton H. Meyerson, Dallas, Texas
- 1989 – Carl Icahn Trung tâm khoa học tại Choate Rosemary Hall, Wallingford, Connecticut
- 1989 – Trụ sở của hãng Creative Artists, Los Angeles, California
- 1989 – Mở rộng và cải tạo bảo tàng Louvre, Paris, Pháp
- 1991 – Bảo tàng Miho, Shiga, Nhật
- 1992 – Phòng mạch Kirklin của hệ thống chăm sóc sức khỏe Đại học Alabama ở Birmingham, Birmingham, Alabama
- 1995 – Bảo tàng Rock and Roll, Cleveland, Ohio
- 2001 – Trung tâm hữu nghị cho kỹ sư, Đại học Princeton.
- 2003 – Phần mở rộng của Bảo tàng lịch sử Đức (Deutsches Historisches Museum) Berlin, Đức.
- 2005 – Trung tâm trình diễn nghệ thuật Ferguson tại Đại học Christopher Newport, Newport News, Virginia.
No comments:
Post a Comment