Lịch sử của nước Đức có nhiều thăng trầm, đặc biệt trong thế kỷ 20. Gắn liền với những biến động của lịch sử nước Đức cũng như lịch sử của toàn thế giới là Nhà Quốc hội (Der Reichstag).
Kiến trúc độc đáo của mái vòm hoàn toàn bằng kính là điểm thu hút khách du lịch |
Được xây dựng từ năm 1884 đến 1894 theo phong cách Neo-renaisance (kiến trúc Tân Phục hưng) dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Paul Wallot, từ khi hoàn thành cho đến năm 1918 đây là Nhà Quốc hội (Reichstag) của Vương quốc Phổ. Khi đế chế này suy tàn thì nó đã trở thành Nhà Quốc hội của Cộng hòa Weimar. Năm 1933 ngôi nhà này bị cháy và trong Chiến tranh thế giới thứ hai bị phá hủy nặng nề.
Sau chiến tranh, mãi đến những năm 1960 của thế kỷ 20 ngôi nhà mới được xây dựng và tu sửa lại nhưng cũng không được sử dụng như là Nhà Quốc hội, một phần do Liên Xô cũ không chấp nhận, phần do thủ đô của Cộng hòa Liên bang Đức lúc bấy giờ nằm ở Bonn chứ không phải là Tây Berlin.
Người dân Liên bang Đức rất tự hào về Nhà Quốc hội độc đáo của đất nước mình |
Mặt tiền Nhà Quốc hội Đức |
Sau khi thống nhất nước Đức năm 1990 ngôi nhà lại được tu sửa từ năm 1991 đến 1999. Đặc biệt là mái vòm của Nhà Quốc hội này được xây lại hoàn toàn theo phong cách hiện đại dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư người Anh Norman Foster. Năm 1995, nghệ sĩ sắp đặt nổi tiếng Christo và vợ là Janne-Claude đã bao bọc cả tòa nhà Quốc hội bằng một lớp vải Polypropylen phủ nhôm lên toàn bộ công trình.
Từ năm 1999 ngôi nhà này lại trở thành trụ sở của Quốc hội nước Đức ngày nay. Bên cạnh cổng thành Bandenburg, Nhà quốc hội Đức cũng đã trở thành biểu tượng của thủ đô Berlin, đây không chỉ là nơi họp và làm việc của các đại biểu quốc hội mà còn là nơi người dân Đức cũng như du khách từ khắp năm châu có thể vào thăm.
Toàn cảnh Nhà Quốc hội năm 1870, khi chưa có mái vòm kính |
Kiến trúc hiện đại của mái vòm kết hợp rất hài hòa với kiến trúc Tân Phục hưng của những phần còn lại của ngôi nhà. Từ ngày mái vòm làm hoàn toàn bằng thép và kính của Nhà Quốc hội được hoàn thành thì đây trở thành địa điểm thu hút rất đông khách du lịch, nhất là vào những ngày cuối tuần và những dịp lễ. Hàng đoàn người rồng rắn xếp hàng phía trước nhà Quốc hội để được vào tham quan.
Khi Quốc hội họp người ta vẫn được vào thăm và trong một số ngày nhất định người ta còn được tham dự một cuộc họp với các đại biểu quốc hội. Trong phòng họp Plenarsaal luôn dành một số ghế cho khách không phải đại biểu quốc hội ngồi dự. Vào thăm Nhà Quốc hội không mất vé vào cửa, nhưng phải bắt buộc qua kiểm tra an ninh, nhất là sau sự kiện hai máy bay đâm vào tòa nhà World Trade Center ở New York ngày 11-9-2001.
Cử tri cũng như du khách bình thường đều có thể nhìn thấy phòng họp chính của đại biểu Quốc hội (Plenarsaal) từ trên mái vòm này. Đây cũng là ý tưởng của kiến trúc sư Foster về một nhà quốc hội minh bạch và được các đại biểu quốc hội Đức lúc đó nhất trí cao với phương án thiết kế độc đáo.
Cột hình nón light sculptor là điệu vũ của những mảnh gương và ánh sáng |
Lung linh mái vòm Nhà Quốc hội trong đêm |
Các phòng chính cũng như phòng họp Quốc hội đều nằm ở dưới tầng một của ngôi nhà. Tầng hai dành cho chủ tịch Quốc hội cũng như phòng của hội đồng các bộ trưởng, tầng ba dành cho phòng hội kín của các đảng phái. Tại tầng này cũng có cửa để đi lên tầng thượng nơi có mái vòm tọa lạc và cũng là nơi bất cứ công dân hay khách du lịch nào cũng có thể dừng chân.
Mái vòm Laternenkuppel được cấu tạo chính bằng thép và được phủ bằng hai lớp kính. Với chiều cao 23,5 m và đường kính 40 m mái vòm này đã trở thành biểu tượng của một Berlin hiện đại, một Berlin mới! Đa số khách tới thăm Nhà Quốc hội đều leo lên trên mái vòm để ngắm Berlin từ trên cao cũng như chiêm ngưỡng kiến trúc mái vòm thật độc đáo của kiến trúc sư tài hoa Norman Foster. Nhà Quốc hội là sự kết hợp hài hòa giữa hiện tại và quá khứ, giữa hiện đại và cổ kính. Và mái vòm kính thể hiện sự hiện đại, sự minh bạch mà một Quốc hội phải có.
Ai nấy đều vui thích dạo chơi dưới mái vòm bằng kính trong suốt và ngắm hình ảnh mình được nhân lên hàng trăm lần trong các mảnh gương |
Trong mái vòm người ta có thể đi và dừng chân trên hai cầu thang xoắn để nhìn xuống phòng họp Plenarsaal, điều này cũng có nghĩa là bất cứ cử tri nào cũng được "tham gia“ trực tiếp vào hoạt động của Quốc hội.Trung tâm của mái vòm là một cột hình nón mở (light sculptor) với đường kính phía trên 16 m và đường kính phía dưới 2,5 m. Vỏ ngoài của cột được lắp 360 cái gương có khả năng quay theo nhiều hướng, tùy vào mục đích sử dụng từng lúc.Ban ngày ánh sáng và năng lượng mặt trời sẽ được điều chỉnh qua cột "light sculptor“ và chiếu sáng cho phòng họp Plenarsaal. Mặt khác nó cũng làm nhiệm vụ điều chỉnh ô che nắng để nắng không trực tiếp chiếu vào phòng họp cũng như để tránh nóng. Ban đêm thì quá trình lại ngược lại.
Khi đông sang trắng xóa tuyết trước sâ |
Mái vòm của Nhà Quốc hội Đức không chỉ thực hiện công dụng tiết kiệm năng lượng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật cho tất cả mọi người chiêm ngưỡng. Ánh sáng điện của phòng họp sẽ được phản quang ra ngoài và chiếu sáng mái vòm làm nó trông như ngọn hải đăng trên bầu trời Berlin. Đến thủ đô Berlin, bạn hãy bỏ đôi chút thời gian đến thăm Nhà Quốc hội nằm giữa trung tâm Berlin ngay bên cạnh cổng thành "Brandenburger Tor" nổi tiếng và khám phá một sự kết hợp tuyệt vời giữa phong cách kiến trúc Tân Phục hưng và nghệ thuật kiến trúc hiện đại ngày nay.
Những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Đức:
House of World Cultures
Invalidenpark, Berlin
Jewish Museum, Berlin
Khu vực tập trung các văn phòng hiện đại mang tên Media Harbour tại thành phố Duesseldorf là nơi quy tụ nhiều công trình kiến trúc độc nhất vô nhị của nước Đức. Media Harbour vốn chỉ gồm những nhà kho bỏ hoang nhưng các kiến trúc sư nổi danh như Frank Owen Gehry, David Chipperfield, Joe Coenen, Steven Holl và Claude Vasconi đã biến nơi đây thành trụ sở của các công ty lớn thuộc các lĩnh vực quảng cáo, mỹ thuật, truyền thông... Điểm nhấn của khu Media Harbour là tổ hợp 3 toà nhà độc đáo mang tên Neuer Zollhof, do kiến trúc sư người Mỹ nổi tiếng Frank Owen Gehry thiết kế. Mỗi toà nhà dùng một loại vật liệu ngoại thất riêng. Khu nhà còn được gọi với cái tên Gehry Building này có tổng trị giá xây dựng vào thời điểm năm 1999 là 60 triệu Euro. Ngoài ra, ở Media Harbour còn có vô số tòa nhà ấn tượng khác.Media Harbour đã trở thành khu “triển lãm” các công trình kiến trúc “không đụng hàng” trên toàn thế giới. |
3 công trình dùng làm văn phòng này còn được gọi chung là Gehry Building với vẻ ngoài bị biến dạng, vặn vẹo với vô số góc cạnh nhưng lại như lồng ghép vào nhau. |
Toà nhà đầu tiên trong tổ hợp được gọi là Zollhof Gebäude A xây từ năm 1996 đến năm 1999 thì khánh thành, gồm 11 tầng. |
|
Một góc khác của Zollhof Gebäude A. Tòa nhà văn phòng này sử dụng vật liệu là những tấm bê tông đúc sẵn và được sơn màu đỏ thẫm. Đó là những khối nhà không đồng nhất về chiều cao dính liền với nhau thành một “chùm” và có những góc vát rất ngẫu hứng. |
Nhìn tổng thể, tác phẩm của kiến trúc sư Frank O. Gehry như một công trình điêu khắc khổng lồ. Toà nhà ở giữa mang tên Zollhof Gebäude B này được ốp những tấm kim loại không gỉ sáng loáng, phản chiếu hình ảnh của hai toà nhà cạnh bên. Thiết kế trên tạo ra sự kết nối giữa 3 toà nhà và khiến chúng như liền vào một khối cho dù mang ba phong cách hoàn toàn trái ngược. |
|
Zollhof Gebäude B gồm 7 tầng hoàn thành vào năm 1998. Ngoài việc được ốp bằng những tấm kim loại độc đáo, công trình này còn gây ấn tượng mạnh bởi hình dáng như những con sóng đang cuộn trào và các cửa sổ được bố trí lồi hẳn ra ngoài một cách cứng nhắc, đối chọi với vẻ uyển chuyển của toàn bộ toà nhà. |
|
Zollhof Gebäude C gồm 12 tầng và là toà nhà nổi bật nhất trong bộ ba Gehry Building vì được sơn bên ngoài màu trắng. Nhìn từ xa, công trình này như thể bị nghiêng nhưng thực chất đó chỉ là do ảo giác từ những cửa sổ không bố trí theo trục thẳng đứng và hình dáng vặn vẹo của toà nhà tạo ra. |
Zollhof Gebäude C được khánh thành vào thời điểm ngay trước lễ chuyển giao Thiên niên kỷ năm 2000 và cùng với hai toà nhà cạnh đó, chúng trở thành biểu tượng mới của Duesseldorf. Đây cũng là nơi được khách du lịch tới thăm và chụp ảnh nhiều nhất trong thành phố. Mọi người cũng luôn đặt vô số câu hỏi và bàn luận khi đứng ngắm nhìn những công trình có một không hai này. |
Hai người đàn ông đang vừa ngồi thư giãn dưới ánh nắng vừa ngắm hai toà nhà thuộc tổ hợp Neuer Zollhof. Những đường cong, các góc cạnh lạ mắt cộng với mặt tiền vặn vẹo, những khung cửa sổ lồi lõm và nhiều chi tiết được lồng ghép một cách ngẫu nhiên khiến chúng nhìn từ xa như công trình tạo lên từ trò chơi xếp hình của trẻ nhỏ. |
Một góc khác của Media Harbour, trong đó toà nhà đầu tiên bên phải được đặt tên theo địa chỉ là Speditionstrasse 17, một khu văn phòng xây năm 2002. Cạnh đó là cây cầu thép Hafenbrucke dài 150 m, rộng 11,6 m dành cho người đi bộ và xe đạp. Nằm cạnh Speditionstrasse 17 là các toà nhà đầy màu sắc và các hình thù vui mắt. |
|
Tháp văn phòng Colorium do kiến trúc sư William Allen Alsop và các cộng sự thiết kế năm 2001, cao 62 m gồm 18 tầng. Công trình này nằm trên đồi đất hẹp của bến cảng nên có hình dáng khá lạ mắt. Kiến trúc sư Alsop đã sử dụng công nghệ kính hiện đại gồm 17 loại khác nhau để tạo ra một toà nhà đầy màu sắc, đặc biệt là phần mái khiến nó nhìn giống như một chiếc bật lửa khổng lồ. |
Toà nhà với những hình thù ngộ nghĩnh gắn trên tường này mang cái tên dài Roggendorf-Speichergebaude. Công trình có kết cấu khung giàn vốn được xây dựng từ những năm 1950 và được cải tạo lại năm 2001 làm văn phòng theo đồ án của kiến trúc sư Norbert Winkels. Toà nhà nằm sát cạnh sơn màu vàng thẫm mang tên Dock 13 cũng là một tổ hợp văn phòng kiêm khách sạn. |
|
Kai-Center, toà nhà văn phòng có kết cấu chủ yếu bằng kính và thép có hình dáng tựa như một con thuyền lớn đang lao ra dòng sông Rhine cạnh đó. Công trình kiến trúc có 5 tầng này được khánh thành từ năm 1996 và được đặt tên theo con phố nó toạ lạc là Kaistrasse. |
Sát cạnh Kai-Center là toà nhà văn phòng Kaistrasse 18A có chiều cao vượt trội và liền cạnh đó là khu nhà văn phòng khác mang tên Kaistrasse 18. Cả hai toà nhà này đều được khánh thành vào năm 1997 và cùng dính liền với Kai-Center thành một khối. |
Toà nhà Plange Muhle mang kiến trúc kiểu “tân cổ giao duyên”. Đây nguyên bản là một nhà máy cũ sau đó được cải tạo thành toà nhà văn phòng hiện đại. Toà tháp cũ xây bằng gạch vẫn được giữ lại và không hề ăn nhập gì với hai phần kiến trúc có kết cấu bằng kính và thép “đắp” ở hai bên, nhưng đây chính là điểm độc đáo của công trình. |
Một góc khác của tổ hợp 3 toà nhà Neuer Zollhof. Phía bên trái là tháp truyền hình Rhineturm cao 240,5 m, công trình cao nhất của cả bang North Rhine-Westphalia. |
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn và dán phim cách nhiệt ô tô, nhà kính.
ReplyDeleteSĐT hotline : 0947.57.77.86
Email: thuyspk05@gmail.com
Địa chỉ: 116 Quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
phim cach nhiet o to
phim cách nhiệt ô tô
phim cach nhiet
phim cách nhiệt