Thursday, October 29, 2009

Tản mạn chuyện kiến trúc & xây dựng(7)

Dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài:có chiều dài hơn 13,5 km, đi qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức. Đoạn đầu tuyến là nút giao Trường Sơn đến nút giao Nguyễn Thái Sơn dài 1,5 km, rộng 20m với 3 làn xe; đoạn nút giao Nguyễn Thái Sơn đến ngã tư Gò Dưa dài 8,1 km, rộng 60 - 65m với 12 làn xe; đoạn còn lại từ nút giao Gò Dưa đến cuối tuyến là ngã tư Linh Xuân (giao với quốc lộ 1A) dài 3,9 km, rộng 30m với 6 làn xe. Dự án do Công ty GS E&C (Hàn Quốc) đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao, khởi công hạng mục cầu Bình Lợi đầu năm 2007 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2013, tổng kinh phí gần 8.000 tỉ đồng. Bẻ cong đường thẳng?
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra, làm rõ việc làm cong đi hướng tuyến dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (TSN - BL - VĐN), bởi việc điều chỉnh này trái với quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt. Theo Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên, thời gian qua đã nhận được nhiều đơn khiếu nại của tập thể người dân hai tổ 82, 89 (P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM), đồng thời liên tục tiếp khiếu kiện đông người tại phòng tiếp công dân của Bộ Xây dựng xung quanh việc một số ngành chức năng của TP.HCM tự ý điều chỉnh dự án đường TSN - BL - VĐN (đoạn từ nút giao Trường Sơn đến nút giao Nguyễn Thái Sơn). Việc điều chỉnh này trái với quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 1997, gây thiệt hại tài sản nhân dân. Sau khi nghiên cứu, Thanh tra Bộ Xây dựng nhận định khiếu kiện của dân là có cơ sở.
Tự ý điều chỉnh

Dự án đường TSN - BL - VĐN được Thủ tướng phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi năm 1997. Theo đó, đoạn đầu của tuyến đường này có hướng đi thẳng từ nút giao Trường Sơn qua khu phố 8 (P.2, Q.Tân Bình) đến nút giao Nguyễn Thái Sơn, với chiều rộng 60m. Tuy nhiên, sau đó một số cơ quan chức năng tại TP.HCM đã "âm thầm" điều chỉnh đoạn đường đi thẳng này thành hai nhánh rẽ: một nhánh là đường Bạch Đằng (thuộc tổ 82, 89, khu phố 9, P.2, Q.Tân Bình) rộng 20m và một nhánh là đường Hồng Hà (Q.Tân Bình) rộng 20m. Gọi là "âm thầm" bởi vì, việc thay đổi hướng tuyến này không được các cơ quan chức năng của TP.HCM công khai thừa nhận trong một thời gian dài và đến thời điểm này vẫn chưa được các cấp trung ương phê duyệt.
Theo các tài liệu mà Thanh Niên có được, ngay từ năm 2002, nhiều người dân ở P.2, Q.Tân Bình đã có khiếu kiện lên UBND TP.HCM và Văn phòng Chính phủ về việc nắn tuyến trái quy hoạch ở dự án này. Tuy nhiên, trả lời người dân vào thời điểm đó, ông Trần Quang Phượng - Phó giám đốc Sở Giao thông công chính (GTCC) TP.HCM (nay là Giám đốc Sở GTVT) - khẳng định hướng tuyến dự án hoàn toàn trùng khớp với phê duyệt của Thủ tướng năm 1997. Năm 2004, ông Nguyễn Việt Sơn - Phó giám đốc Sở GTCC (nay đã nghỉ việc) - cũng một mực cho rằng hướng tuyến của dự án vẫn bám theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó đoạn đi qua địa bàn Q.Tân Bình vẫn bám theo đường Hồng Hà để ra nút giao Nguyễn Thái Sơn.Đến năm 2007, khi báo cáo Thủ tướng về điều chỉnh đoạn từ nút giao Trường Sơn đến nút giao Nguyễn Thái Sơn, UBND TP.HCM vẫn giữ quan điểm chỉ có một nhánh rẽ rộng 20m đi theo hướng và nằm trong phạm vi quy hoạch rộng 60m của đường vành đai đã được Thủ tướng phê duyệt. Tức là đến năm 2007, các cơ quan chức năng vẫn chưa thừa nhận việc “bẻ” đoạn đường thẳng thành hai nhánh đường cong. Nhưng trên thực tế, ngay từ năm 1999, tại Quyết định số 447 của Kiến trúc sư trưởng TP.HCM Lê Văn Năm về duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/2.000 khu vực P.2 và 4 (Q.Tân Bình), đã có đưa đường Bạch Đằng vào quy hoạch sử dụng cho dự án TSN - BL - VĐN.Đến tháng 8.2008, trả lời đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, ông Trần Quang Phượng mới "bất ngờ" thừa nhận việc điều chỉnh hướng tuyến và cho rằng việc điều chỉnh này đã được Thủ tướng chấp thuận trong văn bản 1878 tháng 11.2007. Tuy nhiên, khi chúng tôi lần giở lại văn bản 1878, thì hoàn toàn không có dòng nào về chấp thuận điều chỉnh hướng tuyến dự án (chỉ có các nội dung: chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty GS E&C, đồng ý với cách xác định giá trị con đường, thanh toán dự án, thời hạn dự án, đánh giá tác động môi trường...).
Vì sao điều chỉnh?
Câu hỏi vì sao điều chỉnh hướng tuyến dù đã được các cơ quan chức năng trả lời nhưng vẫn chưa đủ sức thuyết phục người dân. Cụ thể, ông Trần Quang Phượng cho rằng lý do chọn hướng bẻ cong đoạn đầu tuyến thành hai nhánh Bạch Đằng phối hợp với Hồng Hà là do thỏa mãn tiêu chí khối lượng giải tỏa trắng ít nhất, tránh gây xáo trộn cho đời sống người dân.
Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc sống của hàng trăm hộ dân tại P.2, Q.Tân Bình đã bị xáo trộn nhiều năm qua, dẫn đến khiếu kiện kéo dài và là một trong những lý do khiến tiến độ đền bù giải tỏa của dự án giậm chân tại chỗ. Một người dân tại P.2, Q.Tân Bình - ông Nguyễn Hồng Hải (ngụ số 9 đường Hồng Hà) - đã đưa ra những nghi vấn xung quanh sự điều chỉnh hướng tuyến này. Theo ông Hải, dự án đã được quy hoạch theo lộ giới 60m từ năm 1997 (lúc đó đáng lẽ giao cho một nhà thầu Malaysia xây dựng theo hình thức BOT). Tuy nhiên, sau đó dự án bị trì hoãn do nhà thầu gặp khó khăn, lập tức có nhiều hộ dân "mượn" đất quy hoạch để xây nhà, và "không hiểu sao" một số hộ còn được cấp sổ hồng trái phép trên đất quy hoạch. Ông Hải đặt câu hỏi phải chăng việc nắn lại hướng tuyến là nhằm hợp thức hóa các nhà xây dựng trái phép này, gây ra tình trạng "đất làm đường thành đất xây nhà, còn đất xây nhà thành đất làm đường"? Đó là chưa kể với việc điều chỉnh hướng tuyến, một phần công viên Gia Định sẽ bị "xẻo thịt" để phục vụ dự án.

Tại cuộc họp báo ngày 11.8, ông Trần Quang Phượng - Ủy viên UBND TP.HCM kiêm Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) - cho rằng việc bẻ cong đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (TSN - BL - VĐN) sẽ có lợi hơn nhiều so với quy hoạch cũ. Tuy nhiên, tìm hiểu của Thanh Niên cho thấy kết quả ngược lại.
3.000 tỉ đồng ở đâu ra?
Theo số liệu mà ông Phượng cung cấp, nếu giữ nguyên quy hoạch được Thủ tướng duyệt (xây đường 60m đoạn qua Q.Tân Bình) thì toàn dự án cần đến 11.000 tỉ đồng cho công tác giải tỏa, còn theo phương án điều chỉnh (xây đường 20m) thì chỉ cần hơn 8.000 tỉ đồng, tức tiết kiệm được 3.000 tỉ đồng. Xung quanh những con số này có nhiều điều cần làm rõ.
Theo văn bản 3041 (ngày 22.5.2007) của UBND TP.HCM, tổng kinh phí đầu tư dự án là gần 8.000 tỉ đồng, trong đó chi phí đền bù giải tỏa hơn 4.500 tỉ đồng. Như vậy, con số 8.000 tỉ đồng riêng cho công tác giải tỏa như ông Phượng nêu thật khó hiểu, và số tiền tiết kiệm hơn 3.000 tỉ đồng cũng hoàn toàn mơ hồ.
Đi sâu phân tích con số 3.000 tỉ đồng càng thấy nhiều điểm vô lý. Thử làm một bài toán, nếu giảm chiều rộng từ 60m xuống 40m (2 đường rẽ 20m) trên đoạn đường 1,2 km qua Q.Tân Bình thì tổng diện tích phải giải tỏa giảm khoảng 24.000m2. Cứ cho rằng, toàn bộ 24.000m2 này đều phải bồi thường với giá đền bù mặt tiền đường cao nhất hiện nay là 32 triệu đồng (theo phê duyệt của UBND TP.HCM), thì tổng số tiền cũng chỉ khoảng 768 tỉ đồng mà thôi. Đó là chưa kể trên thực tế, đất tại đây chủ yếu là đất công, đất trống, nhà trong hẻm, nhà tạm... nên chi phí bồi thường hỗ trợ (nếu có) cũng rất thấp.
Nếu đi theo hướng tuyến cũ sẽ tận dụng được rất nhiều đất công hiện vẫn còn để trống cho quy hoạch năm 1997 - Ảnh: P.ThanhHay một cách tính khác, nếu điều chỉnh quy hoạch thì số hộ giải tỏa trắng sẽ giảm từ 259 hộ xuống còn 39 hộ, tức giảm được 220 hộ (số liệu ông Phượng cung cấp). Nếu nói như ông Phượng thì giảm được 220 hộ này tương đương với giảm được 3.000 tỉ đồng, tính ra mỗi hộ nhận được hơn 13 tỉ đồng tiền bồi thường, một cái giá không thực tế.
Trong khi đó, ghi nhận của Thanh Niên cho thấy, nếu chấp hành quy hoạch thì việc giải tỏa sẽ thuận lợi và tiết kiệm hơn nhiều, bởi con đường 60m chủ yếu đi qua đất công và đã được chừa sẵn từ khi công bố quy hoạch vào năm 1997. Trong đó, đoạn qua phần đất của Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam và Đoàn bay 919 (Tổng công ty Hàng không VN) chưa xây dựng công trình kiên cố nào, vẫn chấp hành tốt quy hoạch cũ. Riêng đất của Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) cũng chỉ cho cán bộ công nhân viên mượn xây nhà tạm, có cam kết sẽ hoàn trả khi TP triển khai làm đường.
Một vấn đề khác, đây là dự án đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), trong đó Công ty GS E&C ứng vốn thi công và đổi lấy 7 khu đất "vàng" của TP để thực hiện các dự án kinh doanh bất động sản. Trong lúc TP lo tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp BT thì trên thực tế quy mô cũng như vị trí "đắc địa" của các khu đất được đổi cực kỳ nhiều lợi thế. Trong đó, có 5 khu đất tại Q.2 (ở các phường Thủ Thiêm, Thảo Điền, An Phú), 1 khu đất trên đường Lý Thường Kiệt (đối diện Nhà thi đấu Phú Thọ, Q.11) và 1 khu đất tại P.Long Bình Q.9, với tổng diện tích hơn 1 triệu m2. Có thể khẳng định, với chừng này đất "vàng" trao cho nhà đầu tư, không cớ gì chúng ta phải nhận về một con đường không hoàn chỉnh!
Điều chỉnh quy hoạch kiểu thụt lùi
Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên từng phát biểu trên Thanh Niên rằng con đường 60m theo quy hoạch của Thủ tướng là một con đường tuyệt vời. Quả thật, theo phân tích của các chuyên gia, đường 60m để giải tỏa hành khách từ cửa ngõ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức và các tỉnh miền Đông hoàn toàn phù hợp với phát triển đô thị theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, quy hoạch năm 1997 cũng xác định, ngoài việc lưu thông trên con đường chính rộng 60m thì hai đường phụ là Bạch Đằng, Hồng Hà hiện hữu (mỗi đường rộng 20m) sẽ là các tuyến dự phòng để giải quyết ách tắc giao thông.
Ngoài ra, Q.Tân Bình cũng đang triển khai dự án mương thoát nước Nhật Bản trị giá 96,7 tỉ đồng nhằm thoát nước cho cả khu vực sân bay. Dự án này được thiết kế đi song song bên cạnh tuyến đường 60m đã được quy hoạch, để khi làm đường sẽ kết hợp làm mương nhằm tiết giảm chi phí. Thế nhưng, với việc điều chỉnh quy hoạch thành 2 nhánh rẽ như hiện nay, TP.HCM phải bỏ kinh phí làm thêm một con đường 14m bên trên mương thoát nước. Như vậy, chỉ tính riêng một khu vực có đường kính khoảng 300m từ đường Bạch Đằng qua đường Hồng Hà mà có tới 6 con đường nhỏ với tổng chiều rộng 111m, bằng hơn 1/3 diện tích cả khu dân cư. Thậm chí, đoạn giáp ranh giữa đường mương Nhật Bản và đường 20m dự phóng qua tổ 82 và 89 có chỗ chỉ cách nhau 5 - 7m. Cách làm này khiến khu dân cư bị băm nát, gây ra tình trạng manh mún, không thể đầu tư xây dựng các công trình lớn tại khu vực vốn là bộ mặt cửa ngõ quốc tế.
Có thể thấy, từ 12 năm trước, khi giao thông còn thông thoáng, tầm nhìn quy hoạch của các cấp lãnh đạo lúc bấy giờ đã rất xa. Thế nhưng, không hiểu sao một số cơ quan chức năng TP.HCM lại điều chỉnh quy hoạch làm "bay" mất con đường chính 60m, còn đường dự phòng 20m nay lại trở thành đường chính, trong khi công viên Gia Định bị “xẻo thịt” và đổi lại bằng việc giải tỏa nhà dân để trồng cây xanh.
Vô lý dễ thấy nhất là đường TSN - BL - VĐN đoạn qua các quận Thủ Đức, Bình Thạnh và Gò Vấp đều làm 60m, nhưng đến cửa ngõ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lại "thắt cổ chai" chỉ còn 20m.
Đồng ý rằng quy hoạch là một quá trình "động", đòi hỏi có sự điều chỉnh để sát với thực tế, song không thể chấp nhận tình trạng xã hội đi lên còn quy hoạch con đường lại bị “bẻ cong" đi xuống.
Làm trái hàng loạt văn bản chỉ đạo
Việc điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM đến thời điểm này vẫn chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng và các bộ liên quan, hay nói cách khác, đã làm trái các luật và văn bản chỉ đạo sau: - Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 nêu rõ: Đảm bảo công khai, minh bạch trong quy hoạch và quản lý sử dụng đất đai, công sở. Nghiêm cấm tùy tiện sửa đổi quy hoạch. - Luật Đất đai năm 2003: Nghiêm cấm sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố. - Văn bản 4557 ngày 12.9.1997 (kèm bản đồ quy hoạch 1/2.000) của Thủ tướng phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi dự án. - Quyết định 101 ngày 22.1.2007 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 yêu cầu: Quản lý chặt chẽ quỹ đất dành cho giao thông nhằm đảm bảo tính khả thi của quy hoạch là yêu cầu cấp bách trong điều kiện đô thị hóa nhanh chóng tại TP.HCM. Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, Bộ GTVT phối hợp UBND TP.HCM trình Thủ tướng xem xét, quyết định. - Nghị định 78 ngày 11.5.2007 của Thủ tướng về đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT: Doanh nghiệp dự án phải trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định trong trường hợp thiết kế kỹ thuật có thay đổi so với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt.

Nhà tránh bão

Mô hình nhà tránh bão do Viện Qui hoạch TP Đà Nẵng thiết kế

Nếu có nhu cầu xây nhà tránh bão hoặc muốn phổ biến mô hình nhà tránh bão cho dân, xin liên hệ Viện Qui hoạch TP Đà Nẵng (165 Trần Phú, Đà Nẵng, ĐT: (0511)882801 - 871835). Viện sẽ cung cấp bản vẽ và hướng dẫn cách xây nhà tránh bão. Theo khuyến cáo của Viện Qui hoạch và Sở Xây dựng Đà Nẵng, để nhà ở đảm bảo với mức chịu đựng được sức gió cấp 12, các hộ dân khi xây dựng nhà ở nên xây tối thiểu hai gian nhà kiên cố khung bêtông cốt thép (BTCT), có móng, trụ + dầm BTCT.

Nếu mái lợp tôn thì phải sử dụng tôn dày ít nhất 0,45mm. Tôn được bắt vít chặt vào xà gồ với khoảng cách các đinh là 20-30cm. Xà gồ phải được neo chắc chắn vào phần thân bằng thép phi 6, khoảng cách các xà gồ nên nhỏ hơn 1m. Đối với hộ gia đình có điều kiện thì nên làm mái BTCT.

Trong trường hợp khó khăn không xây được nhà khung BTCT thì khi xây nhà cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản “neo - giằng - liền khối” và một số yêu cầu tối thiểu như về tường và mái. Theo đó, để tường chịu được lực, nên xây tường có bề dày tối thiểu 20cm; gạch và vữa xây phải đảm bảo cường độ chịu lực.

Trong nhà, cần bố trí tường ngang để tạo không gian phòng ở kết hợp tăng độ cứng không gian cho công trình. Trong tường cần có hệ giằng BTCT để liên kết chắc chắn các bức tường với nhau, đồng thời tạo chỗ liên kết tốt với phần mái. Khoảng cách giữa các tường ngang, tường dọc nên nhỏ hơn 4m.

Mái nhà cần sử dụng vật liệu lợp mái, kèo và xà gồ mái (litô, cầu phong nếu có) đúng qui cách, đảm bảo chịu lực và liên kết chắc chắn với nhau. Kèo, xà gồ cần được liên kết và neo chắc chắn vào tường chịu lực tại vị trí giằng BTCT.

Ngoài ra cần tăng cường độ cứng mái bằng cách sử dụng hệ giằng mái. Mái nhà không nên có đoạn vươn ra tường ngoài nhà. Không nên xây nhà có gác lửng mà không có móng + trụ + dầm BTCT. Bố trí cửa, ô thông gió đảm bảo đóng kín khi có gió bão.

Đối với các vùng có nguy cơ ngập lụt, các hộ gia đình khi xây nhà cần tận dụng chiều cao thông thủy để làm gác tránh lũ (trong trường hợp không đủ điều kiện xây nhà kiên cố), cốt sàn cao hơn cốt ngập lụt và không nhỏ hơn 2,5m so với cốt nền. Nhà phải được xây dựng trên kết cấu móng đảm bảo ổn định và chịu lực. Khi nền đất yếu, cần có biện pháp gia cố thích hợp.

Sở Xây dựng cho biết sẽ có khoảng 200 hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách và hộ nghèo của thành phố được xây dựng lại nhà theo phương án nhà tránh bão, với kinh phí do UBND TP hỗ trợ.

Cứ mỗi lần nghe tin mưa bão, người dân ở vùng ven biển miền Trung lại sống trong thấp thỏm lo âu. Ngoài biển khơi, người thân đang gồng mình đánh vật với sóng to, gió lớn để đưa tàu thuyền tìm nơi trú ẩn an toàn. Trên bờ, người người tất tả lo "chạy" bão.
Song "chạy" đến đâu cho an toàn khi bão ập đến là bài toán khó, còn nếu "bám trụ" thì tính mạng bị đe dọa từng phút từng giây. Đa phần nhà cửa của người dân ở các làng chài ven biển, ven sông đều tạm bợ. Chưa tính đến những đợt triều cường, lũ quét dữ dội, chỉ cần một trận gió bão cũng đã có thể thổi tung tốc mái, sập nhà. Thấu hiểu tình cảnh này, Quỹ Hỗ trợ thiên tai miền Trung mà Báo Thanh Niên là một trong những đơn vị khởi xướng với sự ủng hộ nhiệt thành của các mạnh thường quân đã triển khai nhiều công trình giúp đỡ đồng bào vùng bão lũ. Đơn cử, công trình nhà cộng đồng phòng tránh thiên tai được xây dựng 2 tầng với tổng kinh phí đầu tư 2 tỉ đồng, là nơi tránh lũ an toàn cho 325 hộ dân và cũng là trường mẫu giáo, nơi sinh hoạt văn hóa của người dân thôn An Phú nằm giữa sông Trà Khúc thuộc xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) sẽ hoàn thành trong tháng 9 này.
Năm nào cũng vậy, Quảng Ngãi phải hứng chịu đôi ba trận bão, có năm bão lại chồng lên bão, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân. Bão đi qua, nhiều gia đình phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng ngặt nghèo hơn. Chưa hết, mỗi lần sơ tán là mỗi lần cơ cực trăm bề, nhất là những hộ gia đình già yếu, neo đơn và trẻ em. Bão dữ luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân ven biển.
Trong cái khó lại ló cái khôn, từ 2 năm nay, người dân khu đông huyện Bình Sơn đã sáng kiến xây nhà kiên cố ngay trên mảnh đất đang ở để “sống chung” với bão. Nói là nhà nhưng thật ra giống như một cái “lô cốt” chỉ cao hơn 1 mét, rộng chừng 6 - 10 mét vuông, mái sàn bê tông, chi phí cũng vừa túi tiền của người dân nghèo, chỉ tốn trên dưới 2 triệu đồng. Chứ xây luôn một ngôi nhà kiên cố rộng lớn chi phí hàng trăm triệu đồng, thì rất ít gia đình ven biển có thể làm được.
Ông Phạm Văn Kiển ở xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn là người đầu tiên xây nhà trú bão. Đã bao mùa mưa bão đi qua, căn nhà trú bão của gia đình ông Kiển là nơi "đoàn tụ" của bà con làng xóm. Họ không cần mất nhiều thời gian, công sức để sơ tán nữa, cứ ở tại nhà đến khi gió bắt đầu mạnh dần lên thì “gom” vào “lô cốt” là an toàn. Thấy việc xây nhà trú bão hiệu quả, số tiền đầu tư vừa sức, dân nghèo xóm Gành Cả rồi cả thôn Châu Thuận làm theo gần cả trăm cái.
Ở xã ven Bình Phú, huyện Bình Sơn lại có cách làm khác để "trụ" với bão. Đó là dù nhà ở khá đơn sơ nhưng người dân lại xây nhà tắm kiên cố với bê tông, cốt thép hẳn hoi. Nhà tắm nhưng nó lại có hai công năng là vừa sử dụng đúng như tên gọi của nó và vừa là nơi trú bão an toàn cho gia đình và bà con lối xóm. Ông Nguyễn Minh ở thôn Phú Nhiên 2, xã Bình Phú bộc bạch: "Dân ở đây sợ nhất là mỗi lần bão đến không biết chạy đi đâu. Nhưng từ ngày xây được cái nhà tắm kiên cố, nhiều người rất an tâm dẫu có mưa bão ập đến".
Tính ra cả “lô cốt”, nhà tắm trú bão giờ đã hiện hữu hàng trăm cái trên vùng đất cát ven biển khu đông Bình Sơn, và mô hình này ngày càng được nhiều hộ dân vùng ven biển ở các địa phương khác làm theo. Mùa mưa bão đang đến, hàng ngàn người dân vùng biển Quảng Ngãi yên tâm “sống chung với bão”, không còn phải lo sợ đến sự an nguy tính mạng của mình.

Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao là một loạt các cầu & đường hầm đang được lên dự án nối phía tây Hong Kong với Macau và Chu Hải ở phía tây của đồng bằng châu thổ Chu Giang, một phần của căn cứ công nghiệp của Trung Hoa Đại lục.
Dự án cầu có chiều dài 29 km với khái toán khoảng 2-3,7 tỷ USD.

FIGURE 1: NEW ROUTE OPTION “R1” (Click on picture to zoom)

Với chiều dài đó, có lẽ đây là một trong những công trình nổi bật trong khu vực này và có thể sánh ngang với cây cầu dài nhất thế giới, Lake Pontchartrain Causeway thứ hai ở Hoa Kỳ với chiều dài 38,4 km (theo sách kỷ lục Guinness).
http://www.saveourshorelines.bizland.com/images/News_bigbridgegraphic29_07b.jpg
Top 10 công trình kiến trúc tráng lệ nhất thế giới
1. Nhà thờ Córdoba (TP Córdoba, Córdoba, Tây Ban Nha)
Quá trình xây dựng tổ hợp kiến trúc này kéo dài hơn hai thế kỷ mới hoàn thành. Những mái vòm sọc, những lớp khảm tuyệt đẹp và những hàng cột dài bất tận được xây dựng từ mã não và cẩm thạch khiến nhà thờ trở thành một nơi phải thăm ở Tây Ban Nha.
2. Đập Hoover (tây nam Mỹ)
Là một tuyệt tác của ngành xây dựng hiện đại, công trình này được chú ý nhất nhờ những đường nét bóng bẩy mang phong cách Art Deco và sự đơn giản. Đẹp từ trong ra ngoài, sàn lót đá mài được trang trí theo môtíp bản địa của Mỹ thật không thể bỏ lỡ.
3. Chùa vàng Shwedagon (TP Yangon, Myanmar)
Truyền thống hiến vàng cho chùa có từ thế kỷ 15 đã "sản sinh" ngôi chùa này. Mặt tiền công trình nghệ thuật này được gắn hàng nghìn viên kim cương và đá ruby nhỏ li ti. Tuy thế nó vẫn bị không gian nội thất bên trong với những khoảng trần tráng lệ làm lu mờ.
4. Ngôi nhà Majolica (TP Vienna, Áo)
Độc nhất, nổi bật và tỉ mỉ đến đáng kinh ngạc, kiệt tác của kiến trúc sư Otto Wagner là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của phong cách Art Nouveau. Ngôi nhà được lấy tên từ gốm majolica (thời Phục hưng ở Ý), được dùng để lát mặt tiền nhà.
5. Nhà hát Ópera de Arame (TP Curitiba, bang Paraná, Brazil)
Gần như trong suốt, nhà hát này là nơi tổ chức những sự kiện quan trọng nhất Brazil. Ban ngày, Ópera de Arame là một kỳ công kiến trúc hoàn hảo, nhưng nhà hát còn lộng lẫy hơn khi nó được thắp sáng trong đêm cho những buổi biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.
6. Tòa nhà 30 St. Mary Axe (London, Anh)
Tòa nhà chọc trời này còn có tên gọi "The Gherkin" - quả dưa chuột vì hình dáng của nó giống như một quả dưa chuột. "Quả dưa chuột" cao 180m này đã khiến người ta phải sửng sốt trước một vẻ đẹp độc đáo hiện đại.
7. Đài thiên văn Jantar Mantar (TP Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ)
Đài thiên văn từ thế kỷ 17 này giữ một vai trò nòng cốt trong việc dự báo các sự kiện thiên văn học và khí tượng học. Một trong số nhiều báu vật mà nó “cất giấu” là một đồng hồ mặt trời khổng lồ - đồng hồ mặt trời lớn nhất Trái đất.
8. Đền vàng Kinkaku-ji (TP Kyoto, Nhật Bản)
Đền Kinkaku-ji có ba tầng, hai tầng trên được dát vàng lá nguyên chất. Vàng lá phản chiếu ánh vàng lên những khu vực xung quanh khiến ngôi đền trở thành một công trình vô cùng lộng lẫy. Mặc dù mang vẻ ngoài hùng vĩ đến choáng ngợp, ngôi đền và những khu vực lân cận lại cho khách tham quan một trải nghiệm yên bình đặc biệt.
9. Thư viện trong tu viện Wiblingen (TP Ulm, bang Baden-Württemberg, Đức)
Tòa nhà được thiết kế theo phong cách Rococo, một kiểu trang trí rất cầu kỳ, phổ biến ở châu Âu thế kỷ 18. Với vẻ tráng lệ đập vào mắt và sự giàu có không che giấu, đây là nơi mà bạn phải đến thì mới tin. Dù thư viện có một chút lòe loẹt nhưng ngay cả những nhà phê bình cũng phải công nhận họ đã bị thư viện yên tĩnh này thuyết phục.
10. Tòa nhà Trans World Flight Center ở sân bay John F. Kennedy (hạt Queens, TP New York, Mỹ)

Nhà chờ hành khách này của Hãng hàng không Trans World, được mở cửa năm 1962. Tòa nhà do kiến trúc sư Eero Saarinen thiết kế, thể hiện một ý tưởng kiến trúc mới của thế kỷ 20. Công trình "bóng bẩy" và có tính thực tiễn cao này đã được đạo diễn lừng danh Steven Spielberg sử dụng trong bộ phim nổi tiếng "Catch me if you can".

http://www.baoxaydung.vn/Main.aspx?MNU=1139&Style=1&ChiTiet=18203
Dự án xa lộ Đông Tây
Nhà thầu thi công: Liên doanh Obayashi – P.S Mitsubishi Nhà thầu tư vấn giám sát: PCI
Nguồn: Mô hình thiết kế của Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây

Đại lộ Đông-Tây có tổng vốn đầu tư 9.864 tỷ đồng, trong đó có 6.394 tỷ đồng vay ODA của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), ngân sách thành phố đầu tư 3.470 tỷ đồng. Đây là dự án hạ tầng giao thông có quy mô lớn nhất ở TPHCM từ trước đến nay, có chiều dài toàn tuyến 21,89km từ Quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) đến Xa lộ Hà Nội (ngã ba Cát Lái, quận 2) qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Mô hình cầu Thủ Thiêm, một phần trong tổng thể dự án đại lộ Đông Tây

Trên toàn tuyến sẽ xây dựng 24 cầu (trong đó có 7 cầu vượt, 12 cầu dành cho người đi bộ) và hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn (dài 1.490m bao gồm 371m hầm dìm, rộng 33m, cao 9m, 6 làn xe, chưa kể hai làn thoát hiểm, tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ).16 con đường kết nối vào ĐLĐT từ ngày 2.9: QL1A, Hồ Học Lãm, An Dương Vương, Bình Tiên, Mai Xuân Thưởng, Cao Văn Lầu, Bình Tây, Chu Văn An, Gò Công, Phùng Hưng, Nguyễn An Khương, Tản Đà, An Bình, Trần Bình Trọng, Hồ Hảo Hớn, Phó Đức Chính. Đại lộ Đông - Tây TP.HCM từ xa lộ Hà Nội nối các tỉnh ĐBSCL - Đồ họa: Như Khanh

Mặt đường đại lộ Đông Tây từ quốc lộ 1A đến cầu Lò Gốm (Q.6) theo thiết kế có 10 làn xe, từ cầu Lò Gốm đến Bến Chương Dương (Q.1) có sáu làn xe và được thiết kế cho xe lưu thông với tốc độ 80km/giờ. Đại lộ Đông - Tây “chở” những cây cầu Ông Lãnh, Calmette, Khánh Hội... nối quận 1 và quận 4 - Ảnh: T.T.D.

Trong giai đoạn 1 thông xe trên tuyến đường này đưa vào sử dụng trước sáu làn xe và bảy cầu gồm: cầu vượt tại nút giao quốc lộ 1A, cầu Nước Lên, cầu Rạch Cây, cầu Lò Gốm, cầu Chà Và, cầu Chữ Y và cầu Calmette.

Đại lộ Đông Tây đoạn qua Q.6 - Ảnh: Trần Tiến Dũng

Theo Ban Quản lý dự án ĐLĐT và Môi trường nước TP.HCM, tuyến ĐLĐT cho tất cả các loại xe lưu thông, trừ xe tải từ 2,5 tấn trở lên. Khoảng trưa 2.9, sau lễ thông xe, các phương tiện giao thông sẽ được phép lưu thông trên ĐLĐT.

http://www.nbb.com.vn/resources/item/906/SodovitriCARINA.jpg

Dự án Đại lộ Đông Tây , Q1, TP.HCM

Cầu Phú Mỹ
http://www.dothi.net/News/Tin-tuc/Doi-song-do-thi/2007/12/3B9ADA27/cauPM.jpg
Đúng thời điểm được nhiều người cho rằng đẹp nhất trong năm, 9 giờ 9 phút ngày 9/9, cờ thông xe đã được phất lên cho ôtô đầu tiên chạy qua cầu dây văng Phú Mỹ nối quận 7 và quận 2.
Hàng đoàn xe băng băng qua cầu.
Vừa chạy vừa tranh thủ ghi lại những hình ảnh từ cầy cầu dây văng hiện đại nhất TP HCM.
Đứng ngắm nhìn quang cảnh thành phố.
Ngay sau khi thông xe, cầu đã tấp nập người qua lại.
Hệ thống dây cáp được làm theo công nghệ hiện đại nhất, với nguyên tắc: dù có đứt một dây cáp thì cầu vẫn không hề hấn gì.
Cầu dây văng cũng được trang bị hệ thống chiếu sáng để công trình rực
Nhiều lỗ hổng trong đấu thầu xây dựng
Hình thức đấu thầu nhằm tiết giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh trong hoạt động xây dựng hiện đang bộc lộ hàng loạt bất cập, thậm chí tiêu cực, xuất phát từ chính những "kẽ hở" của luật.
Chọn "nhầm" nhà thầu
Trao đổi với Thanh Niên, ông Phan Phùng Sanh - Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM - đánh giá, hoạt động đấu thầu trong xây dựng còn nặng tính hình thức, chưa chọn lọc được nhà thầu có năng lực thực sự. Theo ông Sanh, hiện trên địa bàn TP.HCM có hơn 25.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, năng lực của các DN này cũng "thượng vàng, hạ cám". Trong khi đó, hoạt động đấu thầu đặt các DN ngang hàng nhau, còn chủ đầu tư nhiều khi không đủ khả năng thẩm định, dẫn đến chọn "nhầm" nhà thầu.
Ông Nguyễn Văn Hiệp - Phó giám đốc Sở Xây dựng - thì cho rằng "Không thể chỉ theo học một khóa học 3 ngày (và thực tế còn ít hơn) là được cấp chứng chỉ và được làm tư vấn đấu thầu cho tất cả các gói thầu với quy mô và mức độ phức tạp khác nhau. Tư vấn kém thì làm sao chọn được nhà thầu có năng lực?".
Một "kẽ hở" khác là hiện nay, giá bỏ thầu được coi là yếu tố "chốt" để chọn nhà thầu, tức bỏ giá thầu càng thấp càng dễ trúng thầu mà không quy định giá sàn như các nước khác. Điều này dẫn đến nhiều DN cố tình bỏ giá thật thấp, rồi sau đó tìm cách hạ chất lượng công trình hoặc "vẽ" ra nhiều khoản chi phí phát sinh. Có thể lấy ví dụ trường hợp nhà thầu Trung Quốc TMEC CHEC 3 thi công gói thầu số 7 dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM. Tại thời điểm đấu thầu vào năm 2002, nhà thầu này đã bỏ giá thấp hơn giá dự toán đến 20%.Đây là một cái giá vô lý, khó đảm bảo được chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công. Chính tư vấn giám sát là Công ty CDM (Mỹ) cũng đã có văn bản khuyến cáo không nên chọn TMEC CHEC 3, song nhà thầu này vẫn được chọn vì đã bỏ giá thấp nhất. Thực tế thi công sau đó cho thấy, TMEC CHEC 3 "có vấn đề" về năng lực và tài chính, gây ra hàng loạt hậu quả như thi công ì ạch (đáng lẽ phải hoàn thành gói thầu từ tháng 11.2006 nhưng đến nay vẫn chưa xong), gây ô nhiễm môi trường, rối loạn giao thông, làm lún nứt nhà dân...
Bán thầu tràn lan
Tình trạng bán thầu kéo theo các hệ lụy về chất lượng công trình và an toàn lao động lại đang nở rộ và được hợp thức hóa bởi chính quy định của pháp luật. Ông Phan Phùng Sanh cho rằng hiện nay rất nhiều DN lập ra chỉ với mục đích "giật" thầu, sau khi đã trúng thầu thì tìm cách bán lại cho đơn vị khác để "ăn" vài ba phần trăm khiến giá trị gói thầu "teo" đi. Theo ông Sanh, hình thức bán thầu đã trở thành một loại hình kinh doanh, mà trong đó đơn vị bán thầu chỉ dùng "nước bọt" cũng kiếm được bộn tiền.
Một chuyên gia lâu năm trong ngành xây dựng phân tích, pháp luật quy định tội bán thầu, nhưng cũng chính pháp luật tạo điều kiện cho tội danh này "ngụy trang" dưới các hình thức thầu chính, thầu phụ, thậm chí thầu phụ của thầu phụ... Không những vậy, Luật Đấu thầu không bắt buộc nhà thầu chính phải thực hiện phần việc chính như Luật Xây dựng, nghĩa là cho phép nhà thầu chính chuyển hầu hết các công tác thực hiện (kể cả công tác phức tạp nhất) cho các thầu phụ ngay sau khi ký hợp đồng. Các thầu phụ này sau đó lại khoán trọn việc cho các nhà thầu thứ cấp tiếp theo. Và khi đến người thực hiện trực tiếp, giá trị nhận việc đã bị giảm thấp đáng kể. Trong khi các tầng nấc trung gian được hưởng lợi khá nhiều, thì Nhà nước thất thu thuế vì các hình thức khoán việc, bán thầu hầu hết không theo hợp đồng giao việc cụ thể và không đăng ký thuế.
Giá trị gói thầu giảm thấp buộc những đơn vị trực tiếp thực hiện công trình phải hạ chi phí bằng cách sử dụng thiết bị cũ, bảo hộ lao động ở mức tối thiểu, biện pháp thi công sơ sài... dẫn đến chất lượng kém, dễ xảy ra sự cố. Ngay chính các tổng công ty, công ty lớn, uy tín, sau khi thắng thầu cũng ủy quyền hay khoán trắng cho các công ty, xí nghiệp thành viên trực tiếp thực hiện. Còn bản thân các tổng công ty này, sau khi giữ lại một tỷ lệ phần trăm thỏa thuận, chỉ đứng tên và quản lý nên trách nhiệm với công trình không cao.

Quy định mới về bồi thường khi thu hồi đất
Chính sách mới về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạo nhiều thuận lợi hơn cho người dân. Chiều 20.8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức họp báo công bố Nghị định 69 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vừa được Chính phủ ban hành.
Tách bạch giữa bồi thường và hỗ trợ
Theo nghị định, về nguyên tắc, Nhà nước thu hồi đất của người dân đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Ông Phùng Văn Nghệ - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai - cho biết: “Khắc phục những vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với người bị thu hồi đất, nghị định lần này quy định tách bạch giữa bồi thường và hỗ trợ. Người bị thu hồi đất được hỗ trợ di chuyển, tái định cư, ổn định đời sống và sản xuất, đào tạo chuyển đổi nghề, tạo việc làm và một số hỗ trợ khác. Các loại hỗ trợ được xác định trên cơ sở Nhà nước điều tiết phần lợi ích từ việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho người bị thu hồi đất”.
Liên quan đến những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện quyết định gộp sổ hồng sổ đỏ trong giấy chủ quyền nhà, đất mới dẫn đến tình trạng ách tắc trong giao dịch nhà đất ở nhiều địa phương, ông Phùng Văn Nghệ cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang soạn thảo văn bản kiến nghị Chính phủ tiếp tục cho phép tiến hành đăng bộ trên trang 4 của mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện hành trong khi chờ mẫu giấy mới.
Cụ thể: hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu bị thu hồi từ 30 - 70% và trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian tối đa tương ứng là 24 tháng và 36 tháng. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương với 30 kg gạo/tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương. “Quy định này đã khắc phục được sự bất bình đẳng trong việc hưởng mức hỗ trợ đối với các hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất bị thu hồi khác nhau”, ông Nghệ nói.
Về hỗ trợ di chuyển cho mỗi gia đình, cá nhân mất đất phải di chuyển chỗ ở, nghị định này quy định, thay vì hỗ trợ cho mỗi gia đình, cá nhân phải di chuyển nhà quá thấp, từ 3 - 5 triệu đồng như trước đây, Chính phủ không quy định mức tiền hỗ trợ di chuyển cụ thể mà giao cho UBND cấp tỉnh quy định cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. nghị định đã quy định 3 hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, gồm: hỗ trợ bằng tiền được tính từ 1,5 - 5 lần giá đất nông nghiệp cho toàn bộ diện tích đất thu hồi, hỗ trợ bằng việc giao 1 suất đất ở hoặc 1 căn hộ chung cư hoặc 1 suất đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở. Ông Đào Trung Chính, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế (Tổng cục Quản lý đất đai) nói rõ: “Trong trường hợp này, người có đất bị thu hồi chỉ được hỗ trợ một lần, và nếu hỗ trợ bằng tiền thì áp mức nào trong khoảng từ 1,5 - 5 lần giá đất nông nghiệp là do UBND các tỉnh tính toán quyết định cho phù hợp”.
Để khắc phục những bất cập trong khâu tổ chức tái định cư, giúp người dân có điều kiện lựa chọn nơi tái định cư phù hợp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, nghị định đã quy định, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư phải được thực hiện một cách khép kín, đồng bộ.
Ông Phùng Văn Nghệ thông tin thêm, trong nghị định đã nêu rõ: “Địa phương phải xây dựng nhiều loại nhà tái định cư, bố trí nhiều mức đất ở trong khu tái định cư tối thiểu cho phù hợp với nhu cầu, khả năng và tập quán sinh hoạt của người có đất bị thu hồi, nếu tiền bồi thường không đủ để mua suất tái định cư tối thiểu thì ngân sách nhà nước hỗ trợ khoản tiền chênh lệch đó cho người dân”.
Lập Quỹ phát triển đất
Ông Phùng Văn Nghệ cho biết, một chính sách hoàn toàn mới được Chính phủ đưa ra trong nghị định này là việc thành lập Quỹ phát triển đất. Theo đó, UBND cấp tỉnh được trích từ 30 - 50% nguồn thu hằng năm từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất để lập quỹ này. Quỹ sẽ được sử dụng để hỗ trợ việc giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá đất, hỗ trợ thực hiện các đề án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, xây dựng khu tái định cư... “Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy chế hoạt động của quỹ phát triển đất, trình Chính phủ ban hành”, ông Phùng Văn Nghệ thông tin.
Trong khi đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển, các doanh nghiệp, chủ đầu tư sẽ được hưởng lợi từ các quy định về trình tự thủ tục giao đất, thu hồi đất trong nghị định này. Các thủ tục sẽ được tập trung vào một đầu mối là một cơ quan do UBND tỉnh chỉ định, trong thời hạn công khai quy hoạch dự án và phương án đền bù đất bị thu hồi, nếu chủ đầu tư và người dân thỏa thuận được với nhau thì chủ đầu tư được tiếp tục thực hiện công đoạn đầu tư tiếp theo.

Trên 80% biệt thự cổ ở Hà Nội đã bị biến dạng
(Dân trí) - Có tới trên 80% (tổng số 970) biệt thự cổ thuộc sở hữu Nhà nước đã bị cải tạo, cơi nới, lấn chiếm, biến dạng là một trong những vấn đề nan giải trong quá trình bảo tồn và khai thác quỹ biệt thự trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Một biệt thự cổ mang phong cách cổ điển Pháp tại Hà Nội.

Biệt thự đang mất dần giá trị

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối năm 2008, thành phố hiện đang quản lý 970 biệt thự cổ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: 42 biệt thự không bán; 228 biệt thự chưa bán; 164 biệt thự đã bán và 536 biệt thự đã bán một phần.

Qua thống kê, số biệt thự thuộc sở hữu nhà nước do các công ty kinh doanh nhà trực tiếp quản lý chiếm 60%, còn 30% đan xen giữa sở hữu nhà nước và tư nhân và 10% là trụ sở cơ quan Nhà nước đan xen giữ các hộ dân thuê để ở.

Đáng chú ý, hầu hết các biệt thự thuộc sở hữu nhà nước tại Hà Nội được xây dựng trước năm 1954 do các chủ tư nhân hay chính quyền của chế độ cũ xây dựng. Các biệt thự phần lớn mang hình dáng kiến trúc kiểu Pháp, một số được kết hợp hài hòa giữ kiến trúc phương Tây và Á Đông và phần lớn tọa lạc ở những vị trí đẹp, trên các tuyến phố chính.

Với các biệt thự có kiến trúc kiểu Pháp, giới chuyên môn đều có chung nhận định: đây là một tài sản có giá trị lớn về mặt kinh tế xã hội vì mỗi biệt thự có dáng, kiến trúc riêng tạo nên nét độc đáo, góp phần tô điểm cho diện mạo của đô thị, làm phong phú thêm cảnh quan môi trường.

Tuy nhiên, việc sử dụng các quỹ nhà biệt thự đang có nhiều bất cập, chưa hợp lý, không tận dụng được những nét đẹp đặc thù của biệt thự mà còn phá vỡ kiến trúc cảnh quan, ảnh hưởng đến kết cấu của biệt thự.

Đây là kết quả của việc sử dụng quỹ nhà biệt thự với nhiều mục đích khác nhau cũng như quá tải về số dân ở trong các biệt thự. Cụ thể là số biệt thự có 1 - 2 hộ dân chỉ chiếm 5%, có từ 5 - 10 hộ dân chiếm 50%, còn lại khoảng 40% số biệt thự có từ 10 - 15 hộ ở, cá biệt có biệt thự có tới 35 - 40 hộ ở.

Tại buổi tọa đàm Bảo tồn và khai thác quỹ biệt thự xây dựng trước năm 1945 diễn ra sáng 12/9 do Hội kiến trúc sư Việt Nam tổ chức, ông Vũ Mạnh Cường, Cục quản lý nhà và thị trường BĐS của Bộ Xây dựng cho rằng:

“Việc sử dụng quỹ nhà biệt thự như hiện nay là thiếu hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Cụ thể là tiền thuê nhà hiện nay không đủ chi phí cho công tác quản lý, duy tu sửa chữa biệt thự, làm cho quỹ nhà biệt thự ngày một giảm sút về chất lượng”.

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 15% biệt thự còn nguyên trạng trong khi tỷ lệ đã bị cải tạo, biến dạng trong quá trình sử dụng chiếm tới 80% và 5% còn lại thì đã phá đi xây dựng lại.

Đề xuất 207 biệt thự không bán

Tại buổi tọa đàm, theo ý kiến của Sở Xây dựng, một trong những bất cập chính của công tác quản lý biệt thự đó là chúng ta chưa có các quy định riêng về quản lý, sử dụng, các tiêu chí bảo tồn, tôn tạo, thu hồi biệt thự. Đây cũng là quan điểm của KTS Đào Ngọc Nghiêm.

Ông Nghiêm cho biết thêm, việc quản lý, bảo tồn và khai thác sử dụng quỹ biệt thự ở Hà Nội đã được ông đưa ra từ cách đây 10 năm nhưng sau đó cứ “trôi dần” và cho đến thời điểm này thì vẫn chưa có một khung pháp lý cho nó. Trong khi đó, quãng thời gian ấy, cùng với sự gia tăng về giá trị đất đai, các quỹ nhà biệt thự ngày càng nảy sinh nhiều phức tạp và xuống cấp nghiêm trọng.

Để bảo tồn, khai thác sử dụng quỹ nhà biệt thự có hiệu quả, Sở Xây dựng cho biết, theo đề án Quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn thành phố Hà Nội, quỹ nhà biệt thự được phần thành 2 loại: bán và không bán.

Đối với loại không bán, tiêu chí để xác định đó là: những biệt thự khu trung tâm chính trị Ba Đình; biệt thự có giá trị kiến trúc cần bảo tồn, tôn tạo; các biệt thự đang cho các doanh nghiệp thuê sẽ tiếp tục thuê và quản lý theo quy định hiện hành; biệt thự có số hộ thuê ít hơn 3 hộ… Theo đó, có 207 biệt thự được đề nghị không bán.

Đối với 599 biệt thự được đề nghị bán nhằm tạo điều kiện cho người dân khai thác và sử dụng hiệu quả hơn, Sở Xây dựng cho biết thực hiện bán theo quy định tại Nghị định 61/CP. Số biệt thự còn lại các công ty quản lý nhà tiếp tục quản lý.

Để bảo tồn giá trị bền vững đối với các biệt thự “chính quyền thành phố cần có cơ chế chính sách khuyến khích việc giãn dân tại các biệt thực có nhiều hộ ở, khuyến khích việc sửa chữa, cải tạo để phục hồi lại nguyên trạng kiểu kiến trúc” - ông Cường nói.

Lập quy hoạch dự án cải tạo chung cư lớn nhất thủ đô

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Phí Thái Bình vừa yêu cầu Vinaconex lập quy hoạch xây mới 16 khối nhà tập thể cũ ở Thượng Đình, quận Thanh Xuân, với gần 10.000 dân.

Khu tập thể Thượng Đình được xây dựng từ những năm 60 - 70 thế kỷ trước, là nơi ở của nhiều cán bộ, công nhân Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Cơ khí Hà Nội, Cao su Sao Vàng... Các căn hộ có diện tích rất nhỏ, từ 8 đến 16m2 đã hư hỏng nặng. Phần lớn căn hộ đã được cơi nới để tăng diện tích ở, đất lưu không bị lấn chiếm để làm nhà kiên cố, điều kiện sống thấp.

Trong khi diện tích ở chật chội song mật độ dân cư lớn,. Ước tính mật độ xây dựng tại đây tới 80-90%.

Phần lớn khu tập thể cũ có điều kiện sống thấp. Ảnh: Hoàng Hà.

Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) được giao lập quy hoạch khu tập thể Thượng Đình, dự kiến phạm vi nghiên cứu 17,2 ha với hơn 8.000 dân sống trong 16 khối nhà tập thể từ 3 đến 5 tầng. Diện tích xây dựng chung cư mới là 6 ha với 9 khối nhà chung cư cao 20-30 tầng. Ngoài ra, sẽ xây thêm 2 tòa nhà văn phòng, trường học, sân thể thao...

Các hộ dân được tái định cư theo quy chế cải tạo chung cư cũ của thành phố với diện tích ở tăng thêm ít nhất 1,3 lần so với diện tích cũ. Diện tích căn hộ tối thiểu là 45m2.

Theo ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Ban chuẩn bị các dự án xây dựng, (Vinaconex), vấn đề khó khăn là diện tích xây dựng hạn chế trong khi số dân cư cần tái định cư khá lớn. Do vậy, dự án này cần được đưa vào nhóm thí điểm, có cơ chế đặc thù như dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ.

Quy hoạch dự kiến được Vinaconex trình thành phố phê duyệt trong tháng 10.

Hà Nội đang thực hiện xây mới Khu tập thể Nguyễn Công Trứ bao gồm 14 khu nhà tập thể cũ với diện tích 5,7 ha, có khoảng 7.000 dân sinh sống. Tổng vốn đầu tư của dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ là 7.500 tỷ đồng, trong đó, doanh nghiệp chịu lỗ khoảng 2.640 tỷ đồng. Để bù lỗ, đơn vị này sẽ kiến nghị thành phố cấp đất để triển khai một số dự án khác

Chuẩn bị khởi công xây ký túc xá lớn tại khu đô thị Mỹ Đình

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở cho học sinh, sinh viên Mỹ Đình II, huyện Từ Liêm với tổng kinh phí hơn 978 tỷ đồng, khởi công vào 20/9.

Dự án sẽ xây dựng 3 cụm công trình nhà ở học sinh, sinh viên 21 tầng. Diện tích sử dụng đất là 16.900m2, diện tích xây dựng 6.100 m2, diện tích sàn 95.300 m2. Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng chỗ ở khoảng 7.300 sinh viên.

Ký túc xá sẽ đáp ứng nhu cầu ở cho sinh viên ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

Ngoài ra, dự án còn xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: sân vườn, cây xanh thảm cỏ ngoài nhà, sân tập thể thao ngoài trời… đáp ứng nhu cầu ở và sinh hoạt của sinh viên.

Dự án do Sở Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, bằng nguồn vốn trái phiếu.

Thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng ký túc xá sinh viên tại 3 khu đô thị mới, nơi đã có đất được giải phóng mặt bằng. Đó khu đô thị mới Pháp Vân diện tích 4,2ha, khu đô thị Mỹ Đình II diện tích 1,7ha và và khu đô thị Xuân Đỉnh với 1,7ha. Các dự án này sẽ tạo chỗ ở cho khoảng 23.000 sinh viên.

No comments:

Post a Comment