Tòa nhà Quốc hội Việt Nam mới sẽ như thế nào ? Ông Hồ Đức Việt, Chủ nhiệm UBKHCN&MT nhấn mạnh như vậy trong bản Báo cáo thẩm tra phương án xây dựng Nhà Quốc hội. Xây tại lô D là phù hợp nhất Báo cáo của ông Hồ Đức Việt cho biết, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (UBKHCN&MT) nhất trí với đề xuất của Chính phủ chọn địa điểm xây dựng Nhà Quốc hội tại lô D khu Trung tâm chính trị Ba Đình. So với các phương án địa điểm khác được đưa ra thì đây là địa điểm phù hợp nhất với các tiêu chí, yêu cầu đối với công trình Nhà Quốc hội. Theo đó, xây dựng tại lô D, Tòa nhà Quốc hội sẽ có vị trí trang trọng trong khu Trung tâm chính trị Ba Đình. Lô đất này được giới hạn bởi các đường Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn, Hoàng Diệu có diện tích khoảng 5,7 ha đủ để xây dựng Tòa nhà Quốc hội với không gian kiến trúc hoành tráng. Mặt khác, việc chọn địa điểm xây dựng Nhà Quốc hội tại đây cũng có nhiều thuận lợi như trong Báo cáo của Chính phủ đã nêu là: “Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan xung quanh đã được hoàn thiện; các công trình xây dựng trong khu đất đã cơ bản được di dời, đã tiến hành khảo cổ và bước đầu đánh giá được giá trị các di tích nên có thể chủ động hơn các địa điểm khác về việc bố trí Nhà Quốc hội trong khu đất và thời gian triển khai xây dựng”. Phương án này cũng nhận được sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội.Phương án D1 * Phương án H112 - Giải Khuyến khích. * Phương án A206 - Giải Khuyến khích. * Phương án M008 - Giải Khuyến khích * Phương án V027 - Giải Khuyến khích * Phương án M125. * Phương án N223. * Phương án P123. * Phương án P246. * Phương án W258 (V208). * Phương án V234. * Phương án V538. * Phương án V919. * Phương án X891. * Phương án A126. * Phương án C568. * Phương án G807. Có thể giữ lại các di tích tại chỗ Theo ông Hồ Đức Việt, UBKHCN&MT cũng thống nhất với đề xuất của Chính phủ: Xây dựng Tòa nhà Quốc hội trên khuôn viên Hội trường Ba Đình hiện nay và có mở rộng (khu C và D theo bản đồ khai quật khảo cổ học), đồng thời chuyển đổi chức năng sử dụng của tòa nhà trụ sở Bộ Ngoại giao thành nơi làm việc của các cơ quan của Quốc hội. UBKHCN&MT cũng thống nhất với đề xuất quy hoạch xây dựng Tòa nhà Quốc hội và khu di tích 18 Hoàng Diệu kết hợp hài hòa với các công trình trong khu vực thành một quần thể các công trình văn hóa, thể hiện được bề dày lịch sử… Phương án kiến trúc của Tòa nhà Quốc hội phải gắn liền với phương án bảo tồn di tích Hoàng thành tại các khu A và B, đồng thời phải kết hợp hài hoà với không gian, cảnh quan kiến trúc của khu vực. Toà nhà Quốc hội cần được tính toán xây dựng như một công trình vĩnh cửu với tuổi thọ hàng trăm năm. Về mặt kiến trúc, Tòa nhà Quốc hội phải là công trình tiêu biểu cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, là biểu tượng cho sự tập trung ý chí và nguyện vọng của toàn dân, đồng thời cũng là biểu tượng của một nước Việt Nam hùng mạnh, yêu tự do, yêu hòa bình... Đề nghị cần đặt những yếu tố trên thành những tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn phương án quy hoạch, kiến trúc Tòa nhà Quốc hội. Về các di tích Hoàng thành Thăng Long có khả năng xuất lộ trong khu C và D, UBKHCN&MT thống nhất với phương án như Báo cáo của Chính phủ là sẽ nghiên cứu đưa vào bảo tàng các di tích này, không để ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng Tòa nhà Quốc hội. Tuy nhiên, tùy từng vị trí của di tích và phương án thiết kế xây dựng Tòa nhà Quốc hội được lựa chọn sau này, có thể lựa chọn để giữ lại các di tích tại chỗ trong điều kiện cho phép nếu không ảnh hưởng đến công năng và cảnh quan của Tòa nhà.Hướng nào?
Nhà Quốc hội mới
Tòa nhà Quốc hội sẽ có vị trí trang trọng trong khu Trung tâm chính trị Ba Đình với không gian kiến trúc hoành tráng. Phương án kiến trúc Nhà Quốc hội phải gắn liền với việc bảo tồn di tích Hoàng thành và cần được tính toán xây dựng như một công trình vĩnh cửu, tiêu biểu cho thời kỳ phát triển mới của đất nước…
Về hướng trục chính của phòng họp Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cho hay theo nhiệm vụ thiết kế, hướng dự kiến được đặt theo hướng của tòa nhà, tức hướng Đông - Tây, theo hướng của tòa nhà cũ, ghế ngồi đại biểu quay lưng về phía Lăng Bác.
Mặt trước Nhà Quốc hội, nhìn về Lăng Bác. |
Tuy nhiên, trong quá trình lập dự án, tham khảo ý kiến các nhà nghiên cứu khoa học, nhà thiết kế đề xuất hướng trục chính của phòng họp Quốc hội nên theo hướng Bắc - Nam. Bởi lẽ, nếu theo hướng Đông - Tây, các đại biểu đến dự họp hay lễ kỷ niệm những ngày trọng đại của quốc gia sẽ đi vào công trình từ hướngTây nên giao thông đường Độc Lập dễ bị ùn tắc. Mặt khác, các ghế ngồi của đại biểu đều quay lưng về phía Lăng Bác sẽ không phù hợp với truyền thống và lễ nghi của người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thành viên UBTVQH không đồng tình với đề xuất trên và cho rằng hướng Đông - Tây là thích hợp.
Hoàn thành chậm hơn dự kiến
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
| ||
|
Với quan điểm xây dựng công trình chất lượng, hiệu quả, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên nói việc triển khai thực hiện dự án "không chạy theo tiêu chí thời gian". Theo Bộ trưởng Xây dựng, Nhà Quốc hội có thể sẽ hoàn thành vào tháng 6/2012, tức chậm hơn so với thời hạn dự kiến là đầu năm 2011 để phục vụ kỳ họp cuối của Quốc hội khóa XII.
Theo ông Quân, phải chờ kết quả khai quật khảo cổ trong khuôn viên Hội trường Ba Đình cũ, dẫn đến việc đàm phán, ký hợp đồng tư vấn thiết kế không như tiến độ dự kiến.
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cũng lưu ý việc thiết kế công trình thư viện của Nhà Quốc hội. Theo tư vấn, tòa nhà chỉ dành vài phòng để làm thư viện. Ông Đàn nói việc này không hợp lý vì như vai trò của thư viện quan trọng, so sánh kinh nghiệm với Hàn Quốc, nước này đã dành hẳn một tòa nhà 5 tầng nổi, 1 tầng hầm để lưu trữ và phục vụ hơn 1 triệu bản sách liên quan đến hoạt động của Quốc hội.
UBKHCN & MT đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết về phương án quy hoạch, xây dựng Tòa nhà Quốc hội với các nội dung sau: 1. Thống nhất phương án quy hoạch, xây dựng Toà nhà Quốc hội tại lô D khu Trung tâm chính trị Ba Đình như Chính phủ đã trình Quốc hội. 2. Giao Chính phủ: Khẩn trương chỉ đạo tổ chức thi tuyển quốc tế phương án kiến trúc; Triển khai xây dựng Tòa nhà Quốc hội theo phương châm đảm bảo tối đa chất lượng công trình, an toàn, thuận tiện cho hoạt động của Quốc hội và cần được triển khai đồng bộ với việc bảo tồn di tích lịch sử. Đồng thời với việc triển khai thực hiện xây dựng Tòa nhà Quốc hội cần xác định quy hoạch tổng thể, triển khai quy hoạch chi tiết khu Trung tâm chính trị Ba Đình thành một quần thể các công trình kiến trúc, văn hóa, lịch sử thống nhất…; Báo cáo Quốc hội tình hình xây dựng Toà nhà Quốc hội tại các kỳ họp. |
10 thành phố biến mất nổi tiếng nhất thế giới
Những cuốn sách lịch sử cổ đại thường ghi về các thành phố bị phá hủy, bỏ hoang hoặc nhấn chìm dưới biển. Sự tồn tại của một số đô thị như vậy không bao giờ được chứng minh, nhưng ngày nay vẫn có thể tới khám phá phế tích của nhiều thành phố bí ẩn.
Troy Phế tích của thành phố truyền thuyết trong những trang sách của Homer này được phát hiện vào thế kỷ 19 tại Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo truyền thuyết, sau khi bị bao vây, Troy đã bị người Hy Lạp cướp bóc và đốt phá toàn bộ. Tại một ngọn đồi cổ Hisarlik, các nhà khảo cổ đã phát hiện những bức tường cao khoảng 7 mét cùng nhiều cột đá và bằng chứng về 9 thành phố quần tụ trong khu vực. Trong số đó có thể có thành phố Troy nổi tiếng từng bị cướp phá năm xưa. |
Babylon Người Nebuchadnezzar đã xây dựng vườn treo Babylon trên phần đất thuộc Iraq ngày nay và trở thành một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Nhà sử học Herodotus đã ghi lại sự tráng lệ của kỳ quan này dù có thể ông chưa từng được nhìn tận mắt công trình. Ngày nay nhiều dấu tích về một khu vườn thần tiên như vậy đã được phát hiện. Những bức tường bằng gạch bùn của Babylon được tìm thấy từ thế kỷ 19 cùng phế tích của cung điện phía bắc. Di tích này được tái dựng như trong ảnh dưới thời Saddam Hussein. Trong khi đó, những mảnh vỡ lớn của Cửa Ishtar thuộc Babylon cổ đại đang được lưu giữ tại Bảo tàng Pergamon Berlin. |
Akrotiri Thành phố thời đại đồ đồng này được nền văn minh Minoan sử dụng cho đến khi nó bị hủy diệt trong trận phun trào của núi lửa khoảng năm 1500 trước Công nguyên. Phế tích của đô thị được phát hiện trên đảo Santorini của Hy Lạp với nhiều nhà cửa, cầu thang, tranh tường và đồ gốm rất đẹp được bảo tồn nguyên vẹn dưới lớp đất đá và tro bụi núi lửa. Đợt phun trào này có thể đủ lớn để đã cuốn cả một phần hòn đảo xuống biển theo dòng nham thạch khổng lồ và câu chuyện này đã gây niềm cảm hứng về thành phố Atlantis huyền thoại. |
Machu Picchu Thành phố bị lãng quên này của người Inca được nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham tình cờ phát hiện năm 1911 tại Peru. Đây là lần đầu tiên thế giới biết đến đô thị nằm giữa vùng núi non hiểm trở này kể từ khi đế chế của người Inca sụp đổ những năm 1530. Machu Picchu ngày nay trở thành một trong những thắng cảnh nối tiếng nhất thế giới, nhưng câu hỏi tại sao thành phố lại được xây dựng tại nơi khó tiếp cận như vậy vẫn còn là một bí ẩn. |
Petra Du khách chỉ có thể chiêm ngưỡng thành phố kì vỹ này sau khi vượt qua hẽm núi vô cùng kín đáo và hẹp dài hơn 1km có tên Siq, nằm giữa những núi đá sa thạch. Có khoảng 1.000 ngôi mộ cổ, một đài hiến tế và một một tu viện tại đây. Trước đây chỉ có người Bedouin biết đến Petra và người bên ngoài đầu tiên khám phá thành phố là nhà du hành người Thụy Sĩ Johann Burckhardt vào năm 1812. Khi nghe nói về một thành phố bí ẩn, ông đã cải trang làm một người Ảrập và thuyết phục những người dẫn đường đưa ông tới thành phố này. |
Oradour-sur-glane Bản thân thành phố nhỏ của Pháp này chưa từng bao giờ "biến mất" kiểu bí ẩn như trên, nhưng nó là nơi chứng kiến vụ thảm sát kinh hoàng trong Thế chiến II, khi toàn bộ dân số gồm 624 người gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị lính SS của Đức Quốc xã sát hại ngày 10/6/1944. Cho đến giờ vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác những người này bị giết. Sau thảm kịch toàn bộ thành phố bị san phẳng và bỏ hoang. Ngay nay thỉnh thoảng vẫn có những lễ tưởng niệm diễn ra tại đây. |
Carthage Thành phố cảng cổ đại ở Tunisia này từng hai lần bị tàn phá, trong đó lần đầu tiên do người La Mã tiến hành trong cuộc chiến tranh Punic năm 146 trước Công nguyên. Sau đó thành phố phát triển trở lại để trở thành một thương cảng sầm uất bên bờ Địa Trung Hải trước khi bị người Ảrập cướp phá năm 698 sau Công nguyên. Ngày nay còn khá ít phế tích về Carthage còn lưu lại được, nhưng những dấu tích nằm rải rác trên khu đồi Byrsa vẫn có thể đến thăm quan. |
Tikal Đây từng là kinh đô của nền văn minh Maya và nơi đóng đô của các vị vua nổi tiếng như Stormy Sky và Great Jaguar Paw. Tikal nằm trên đất Guatemala thuộc Trung Mỹ ngày nay này bị bỏ hoang khoảng năm 900 sau Công nguyên. Sau đó Tikal bị cây rừng che phủ suốt hơn một nghìn năm. Người địa phương Guatemala biết đến sự tồn tại của thành phố từng có 4.000 tòa nhà và hơn 90.000 dân cư sinh sống này từ lâu, nhưng phải đến thế kỷ 19 các nhà thám hiểm châu Âu mới phát hiện ra Tikal.. |
Kuelap Thành phố này ẩn giấu trong những khu rừng quanh năm mây mù ở miền bắc Peru và mới được phát hiện. Cơ quan du lịch Peru đang hy vọng phế tích của thành phố ra đời từ giai đoạn tiền văn minh Inca này sẽ trở thành một Machu Pichhu ở phía bắc. Người Chachapoyas đã sử dụng pháo đài giữa rừng sâu Kuelap, nơi có những tòa nhà, đền thờ và lăng mộ được một bức tường cao hơn 20 mét bao quanh này. |
Angkor Di tích hoành tráng này được những cánh rừng rập rạp của Campuchia phủ kín và một thời từng là kinh đô của đế chế Khmer hùng mạnh trong quá khứ. Nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot tình cờ phát hiện ra đô thị kỳ vĩ này giữa rừng già hơn 140 năm trước. Tại Angkor chứa đựng vô số ngôi đền cổ đặc sắc xây từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 14. |
http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/07/3BA11585/
No comments:
Post a Comment