Thursday, October 29, 2009

Tản mạn chuyện kiến trúc & xây dựng(14)

http://img4.phanvien.com/2009/08/09/da-den-luc-phai-co-bao-tang-my-thuat-tu-nhan-4.jpg
Những công trình siêu mái ở Trung Quốc



Không ngại đầu tư những khoản tiền khổng lồ. Không ngại huy động một số lượng lớn các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng. Thậm chí còn nhập khẩu một số lượng lớn các công nghệ và thiết bị xây dựng hiện đại. Đây chính là tiền đề tạo nên sự đột phá tạo nên các các công trình "siêu mái".

Ga hàng không T3 - sân bay quốc tế Bắc kinh

Tổng vốn đầu tư: 25 tỷ NDT (2,8 tỉ USD)

Đó là Nhà ga số 3, thuộc Sân bay quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc. Nhà ga sân bay lớn nhất thế giới này nằm trên diện tích 1 km2 và là một cấu trúc thép, kính khổng lồ, trị giá 2,8 tỷ USD. Công trình là tác phẩm của KTS Norman Foster và cộng sự.


Nhà ga số 3 tại Sân bay quốc tế Bắc Kinh là một dự án lớn trong số những dự án đón chào Olympic Bắc Kinh 2008. Nhà ga giúp giảm sự quá tải ở 2 nhà ga hiện thời của sân bay. Nhà ga đã chính thức đưa vào hoạt động vào dịp Olympic mùa Hè tháng 8/2008. Hiện Bắc Kinh cũng đang lên kế hoạch cho một sân bay quốc tế thứ hai, dự định mở cửa vào năm 2015.

Nhà ga là một khối kiến trúc khổng lồ bằng kính và thép, với mái dốc. Nhà ga được trang bị một hệ thống chuyên chở hành lý hiện đại, một đường tàu chở khách vào thành phố, các cổng và một đường băng có khả năng đón nhận cả máy bay lớn nhất thế giới hiện nay A380. Nhà ga được thiết kế với cột màu đỏ, mái màu vàng, gợi nhớ đến những cung điện, đền thờ thời phong kiến trước kia. Sân bay này cũng "nhảy" từ vị trí thứ 42 lên vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng các sân bay đông đúc nhất thế giới.

Nhà ga đường sắt Vũ Hán

Là nhà ga đường sắt có mái không gian nhịp lớn lớn nhất thế giới. Được coi là là giải pháp hữu hiệu giúp giảm bớt áp lực cho hệ thống giao thông đang xuống cấp và nhu cầu giao thông tăng cao giữa thành phố Vũ Hán và Thượng Hải.

Dự án nhà ga xe lửa Vũ Hán, một dự án lớn của hành khách dành riêng chi tuyến đường sắt Wuguang (nối liền Vũ Hán đến Quảng Châu) đã được xây dựng dưới bận rộn trong thời gian gần đây. Đây là nhà ga đường sắt dân dụng lớn nhất dành cho một tuyến đường vận chuyển đơn lẻ tại Trung Quốc, với tổng diện tích xây dựng 0,355 triệu m2 và 20 tuyến đường sắt sẽ được thiết lập sau khi hoàn thành.

Thiết kế kiến trúc của ga xe lửa Vũ Hán mới được thực hiện bởi đơn vị tư vấn thiết kế của Trung Quốc (Viện Đường sắt) và công ty kiến trúc AREP Pháp.

Tổng vốn đầu tư: 14 tỉ NDT

Tổng diện tích: 370.000 m2

Nhà ga đường sắt phía Nam Bắc Kinh

Nhà ga xe lửa Nam Bắc Kinh là một giải pháp mới và lớn ga đường sắt về phía nam phản ứng của Bắc Kinh mà đã mở để thay thế nhà ga cũ Nam Bắc Kinh. Nhà ga cũng được coi nhà ga đầu mối có quy mô lớn nhất châu a. Nó phục vụ như một nhà ga hành khách cho tầu tốc độ cao vào thành phố, bao gồm cả tuyến tầu hoả cao tốc Bắc Kinh-Thiên Tân Intercity có thể đạt tốc độ trên 346 km/h.

Đơn vị tư vấn thiết kế chính là hãng kiến trúc danh tiếng Terry Farrel (Anh) phối hợp với Viện thiết kế Thiên Tân. Công trình có hình dáng hình oval. Nó được xây dựng từ hơn 60.000 tấn thép và 490.000 m3 bê tông, huy động nhân lực của 4.000 công nhân trong thời gian thi công kéo dài khoảng 3 năm.

Phần mái của công trình được chế tạo với 3.246 bảng năng lượng mặt trời để tạo ra điện. Với cấu trúc mở rộng bao gồm 320.000 m2 sàn sử dụng, nhiều hơn SVĐ quốc gia Bắc Kinh của 258.000 m2, 24 sân ga có khả năng vận chuyển 30.000 hành khách/giờ.

Từ nhà ga xe lủa Nam Bắc Kinh, hành khách cũng có thể bắt xe buýt công cộng và xe điện ngầm Bắc Kinh để di chuyển vào các vị trí bên trong thành phố.

Tổng vốn đầu tư: 6.3 tỷ NDT.

Tổng diện tích xây dựng: 226,000 m2

Tổng số tầng 5 (3 tầng ngầm). 24 làn đường, 13 sân ga

Nhà chờ: 10.500 hành khách.

Ga đường sắt phía tây - thành phố Thượng Hải

Chính quyền thành phố Thượng Hải, một trong những trung tâm tại chính của lớn nhất của Châu a vừa công bố khánh thành ga đường sắt phía Tây, nối liền các ga đường sắt phía tây Bắc Kinh. Có tên gọi rất mỹ miều "Hồng Đào" nhà ga đường sắt mới, nằm ở phía Tây của trung tâm Thượng Hải và có diện tích sử dụng lên tới 1,33 triệu m2.

Các nhà ga sẽ bao gồm sân ga và các làn đường tiêu chuẩn cao phục vụ cho tàu tốc độ cao nối liền Thượng Hải với các thành phố lớn Trung Quốc là Bắc Kinh, Ninh Ba. Tuyến tầu đệm đệm từ trường đầu tiên trên thế giới Maglev Thượng Hải - Hàng Châu cũng xuất phát từ đây.

Thành phố đã tổ chức một cuộc thi quốc tế và đã lựa chọn được phương án thiết kế của Kts Liu Ming - Trung Quốc. Chi phí dự kiến để xây dựng xấp xỉ 1,6 tỷ USD. Công trình sẽ bắt đầu khởi công xây dựng trong năm 2008, và được dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2010.

Tổng vốn đầu tư: 1,6 tỷ USD.

Tổng diện tích xây dựng: 1.300.000 m2 với 4 làn đường, 16 sân ga

Thời gian hoàn thành: 2008 - 2010. Theo: Kiến trúc Việt Nam

Mái nhà trong kiến trúc hiện đại
Trong khái niệm về một ngôi nhà - dù lớn hay nhỏ - thì tường và mái nhà là hai bộ phận thiết yếu nhất

Trong kiến trúc cổ, mái nhà truyền thống có hình tam giác (hình 3), nhưng đối với kiến trúc hiện đại, sự sáng tạo nghệ thuật đã mang đến nhiều khối cấu trúc với các kiểu mái nhà khác nhau. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người và tính năng sử dụng của căn nhà?


Hình 3

Mái nhà là một trong hai yếu tố quan yếu của toàn bộ ngôi nhà. Dưới góc nhìn phong thủy, mái nhà là nơi tụ khí xác định về mặt không gian của ngôi nhà. Không có mái nhà khí sẽ tán và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người sống trong nhà. Do đó, các cấu trúc mái nhà khác nhau sẽ tương quan với hình thể nhà và tạo ra những ảnh hưởng khác nhau.

Những kiểu mái nhà đạt chuẩn có khả năng tụ khí trong không gian của ngôi nhà chính là mái tam giác truyền thống, mái tròn và cuối cùng là mái bằng. Nhưng trong kiến trúc hiện đại, một số mái nhà đã phá vỡ khả năng tụ khí. Những ví dụ sau đây là minh chứng:

Hãy quan sát ngôi nhà trong hình 2, phía trong là một tầng có mái bằng, bảo đảm được khả năng tụ khí của ngôi nhà. Nhưng với cấu trúc trang trí phần ngoài sân - đó chính là một bộ phận tiếp nối của mái - không có phần che chắn phía trên. Những yếu tố này tạo ra hình ảnh ngôi nhà chỉ có một nửa mái nhà và phần đằng trước tương tự như nhà bị tốc mái, hoặc chưa lợp xong. Cấu trúc này làm giảm khả năng tụ khí của ngôi nhà.


Hình 2

Mái của ngôi nhà trong hình 1 là một dạng thể hiện của kiến trúc hiện đại, nhưng nhìn chung là hình ảnh của một ngôi nhà bị sụp đổ một góc. Tất nhiên đây cũng là một cấu trúc bất lợi theo quan niệm phong thủy.


Hình 1

Trong hình 4 là ngôi nhà có hình thể giống như bị tốc mái và được coi là thoái khí theo quan niệm phong thủy.


Hình 4

Nói tóm lại, phong thủy là một phương pháp ứng dụng trong kiến trúc nhà, có những tiêu chí của nó. Nhưng tiêu chí này không phủ nhận tri thức của kiến trúc hiện đại. Tuy nhiên, những chuẩn mực của phong thủy giới hạn sự sáng tạo thẩm mỹ trong kiến trúc hiện đại. Điều này cũng giống như những chuẩn mực trong xây dựng, cũng không cho phép kiến trục sư được xây dựng những hình thể phi quy luật.

Mái nhà trong phong thủy

Trong thành ngữ dân gian Việt có câu: "Con không cha như nhà không nóc".Nhà không có nóc thì không thể gọi là nhà. Chỉ cần thêm một cái mái che là đủ làm chỗ trú ngụ cho con người. Với ý nghĩa thông thường và tính ứng dụng nhận thức đã cho thấy tầm quan trọng của mái nhà.
Trong căn nhà thì hai cấu trúc quan trong nhất để có một khái niệm về cái nhà , chính là tường nhà và mái nhà.

Phong thủy vốn là một phương pháp ứng dụng tổng kết từ những nhận thức thực tế của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên môi trường sống của mình, tất nhiên rất quan trọng trong việc thiết kế mái nhà.

Mái nhà chính là nơi tụ khí của toàn thể căn nhà. Bít kín thì khí bế, trống trải thì khí tán. Tính bế khí và tán khí trong nhà theo quan niệm phong thủy ảnh hưởng tới cuộc sống của con người trong ngôi gia. Bởi vậy, mái nhà trong phong thủy có một ví trị cực kỳ quan trọng. Có thể nói rằng – theo quan niệm của Phong Thủy – mái nhà là quyết định cuối cùng cho sự ảnh hưởng của toàn bộ căn nhà lên cuộc sống con người trong ngôi gia. Do đó tính chất của mái nhà cũng như tính chất của người cha đối với con cái mình vậy.

Mái nhà theo phân loại ngũ hành

Phong thủy chia mái nhà ra làm năm loại theo nguyên tắc sau:

http://image.diaoconline.vn/Tintuc/2009/09/22_DOOL_TT_090922_HT8_4.jpg
Mái hình tròn thuộc Kim.


Nhà mái nhọn thuộc Hỏa

Nhà mái lượn sóng thuộc thủy

Nhà mái bằng thuộc Thổ:

Mái vút cao thuộc Mộc .

Theo quan niệm của phong thủy với phương pháp luận của thuyết Ậm Dương Ngũ hành thì bất luận hình thức ngôi nhà có cấu trúc hình thể như thế nào, bản chất của ngôi nhà – do cấu trúc bởi những góc vuông - vẫn thuộc Thổ hình. Do đó với những ngôi nhà có tính tương sinh giữa mái nhà và cấu trúc nhà được coi là mối quan hệ hoàn hảo về phong thủy.
Chúng ta có thể thấy điều này qua mối tương quan giữa cấu trúc - Thổ hình - của ngôi nhà với mái tròn – Kim hình – của tòa Bạch Ốc. Do tính Thổ sinh Kim. Hoặc với mái nhà nhọn – Hỏa hình – vốn là mái nhà phổ biến nhất hiện nay – Hỏa sinh Thổ.

Mái vút cao thuộc Mộc (nhà thờ Đức Bà, TP.HCM)
Mái nhà Mộc hình rất hiếm gặp. Trường hợp đặc biệt người viết bài này chỉ thấy ở nhà thờ Đức Bà thành phố Hồ Chí Minh. Về nguyên lý theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì Mộc khắc Thổ. Nhưng trong trường hợp đặc biệt với cấu trúc nhiều mái nhọn của nhà thờ Đức Bà - phong thủy gọi là ”Hỏa khí xung thiên” – thì mái nhà Mộc hình vút cao có tính tương sinh cho toàn bộ cấu trúc của nó. Đây là kiến trúc độc đáo theo cái nhìn phong thủy. Xin xem hình minh họa dưới đây:

Chúng ta cũng nhận thấy một loại mái nhà tương đối phổ biến khác là loại mái bằng trong kiến trúc hiện đại. Loại mái này cân bằng và bình đẳng với cấu trúc Thổ hình phổ biến của các căn nhà hiện nay.
Như vậy, theo cái nhìn về Phong Thủy với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì giữa hình thức mái nhà với cấu trúc nhà tương sinh thì tốt. khắc thì xấu.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh
(Giám đốc Trung tâm nghiên cứu
Lý học Đông Phương)

Waldspirale - toà nhà "độc nhất, vô nhị"
Toà nhà Waldspirale là một công trình kiến trúc "độc nhất vô nhị" trên thế giới, do một kiến trúc sư nổi tiếng người Áo, Friedensreich Hundertwasser thiết kế. Với những đường nét thiết kế độc đáo, toà nhà Waldsirale ẩn chứa những bí mật về kiến trúc không thể giải mã.

Khu chung cư này có khoảng 105 căn hộ, với khoảng 1.000 ô cửa sổ. Đứng từ xa ngắm nhìn bạn sẽ có cảm giác như những ô cửa này đang "đùa vui, nhảy múa", đặc biệt là không có chiếc cửa nào giống hệt chiếc nào cả. Mỗi một chiếc cửa sổ mang một nét đặc sắc riêng biệt, tạo ra một không khí vui nhộn xung quanh toà nhà.


Toàn bộ hệ thống thiết kế của Hundertwasser đều mang tính chất của sự tuơng phản với quy luật đường thẳng trong kiến trúc. Với hình chữ U, mang dáng vẻ của một chiếc hộp bên trong đựng những "chiếc bút chì màu" tô điểm thêm sắc màu rực rỡ cho cuộc sống.


Và điểm nhấn của toà nhà chính là những chiếc chóp hình củ hành được mạ màu vàng đặt một cách ngẫu nhiên dọc theo mái nhà.

Trên mái nhà là một hệ thống cây xanh đa dạng và phong phú gồm cây sồi, gỗ thích... điểm thêm nét hoang dại, gần gũi với thiên nhiên cho toà nhà.


Với những chi tiết cực kỳ vui mắt, thêm phần hoà quyện với thiên nhiên. Toà nhà Waldspirale là một công trình kiến trúc đầy bí ẩn của thế giới.
Kiến trúc phong cách Lào
Xuyên suốt đoạn đường dài chiếm khoảng 2/3 chiều dài nước Lào từ miền trung đến miền bắc, từ tỉnh Savannakhet lên thủ đô Vientiane rồi đến cố đô Luang Prabang; từ chùa chiền, công sở cho đến nhà ở, dù nhà tranh vách nứa thì mái nhà đều có nhịp điệu rất riêng. Tựa như điệu múa truyền thống Lăm vông (Lám wóng) được biểu lộ qua cánh tay của nữ vũ công.Mái có nhiều diện, nhiều mặt nghiêng là một phong cách đặc trưng được chăm chút nhất trong ngôi nhà của người Lào. Họ luôn "quan tâm" đến mái đầu, điều này có thể có sự liên quan với phong tục "kỵ" xoa đầu của dân Lào, có dịch vụ massage nhưng không làm phần đầu, khách sạn nhiều nơi vẫn không trang bị sẵn dầu gội đầu, không lược.

Vật liệu lợp mái thường dùng là ngói vẩy cá, tôn kẽm, tôn fibro loại nhỏ - sơn nhiều màu sắc, tranh và cả cây nứa, gỗ lim cắt tựa vẩy cá. Nhà thông thường chỉ một tầng trệt hoặc thêm một lầu cho nên mái nhà xứ Lào trông nhẹ nhàng, có nhịp điệu và dễ kiến diện các tầng bậc mái.

Đất Lào nhiều đồi núi nên kiểu nhà sàn từ xưa lắm vẫn thông dụng, quen thuộc và họ vẫn giữ các ứng dụng tầng trệt làm kho, nơi để xe hơi... Không gian sống, sinh hoạt chính nằm trên lầu.

Nhà kiểu mới của người Lào vẫn mang dáng dấp nhà sàn nhưng có cách điệu để thích ứng với lối sống hiện đại, nhất là nhà ở các phố thị. Nhưng mái vẫn cùng mô típ chung bao đời nay có nhịp điệu với những cách đổ xuôi.










Họ không làm nhà một mái, mái bằng, mái bầu, mái chóp... ?tuỳ hứng? như ở nước ta mà như có một sự thống nhất từ lâu, từ thành thị đến thôn quê đều một mô típ mái như vậy. Và, chính nhiều cánh mái đổ xuôi đó tạo cho các không gian bên trong ngôi nhà thêm sinh động để phân chia các khu vực chức năng.

Anh Vieng Thong - điều hành du lịch một công ty lữ hành tại Vientiane cho biết: "Ở đây nhà nào nhiều mái thể hiện đẳng cấp quyền quý, sự giàu có của gia đình đó". Và hầu như nhà Lào đều không thiết kế mái chẵn 2 - 4 - 6... mà luôn là số lẻ tính theo diện - mặt nghiêng 3- 5- 7... mặt, "mặc dù kiến trúc sư người Lào có nhiều", Vieng Thong nói.
Theo Sài Gòn tiếp thị

No comments:

Post a Comment