Thursday, October 29, 2009

Tản mạn chuyện kiến trúc & xây dựng(16)

Những tòa nhà, đất đai và địa điểm thuộc các triều đại văn hóa khác nhau được lưu truyền qua các thế hệ để giữ gìn cho con cái sau này. Từ Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan, Azerbaijan và cả Hồng Kông, chúng ta có thể kể đến 7 công trình kiến trúc bị bỏ hoang dưới đây.

1. Thành phố Kowloon Walled, Hồng Kông

aohaiday.com - 7 công trình kiến trúc bị bỏ hoang của châu Á

Tại thành phố bị bỏ hoang tại Hồng Kông – Kowloon Walled, các căn nhà xếp rất chật chội với nhau khiến rác thải có ở khắp nơi trong thành phố và nhiều căn phòng thậm chí còn không bao giờ được chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời.

aohaiday.com - 7 công trình kiến trúc bị bỏ hoang của châu Á

Trước đây, thành phố này không hề có cảnh sát hay quy tắc, vì thế cũng chẳng có luật pháp. Trong vòng gần 50 năm, mảnh đất này của Hồng Kông đã được phép tồn tại và phát triển độc lập hợp pháp. Nhưng sau khi Nhật Bản rời đi để lại cuộc chiến tranh Thế giới thứ II với biết bao hỗn độn, vào những năm 1970 thành phố có 10.000 người sống trên vẻn vẹn 30 km2 cùng những sự bất đồng, sống ngoài vòng pháp luật trong đó có cả những tổ chức tội phạm sừng sỏ.

Tình trạng hỗn loạn ấy không kéo dài được lâu, vào năm 1993 mọi việc đã thay đổi, mọi người không muốn phải đương đầu với thành phố vô trật tự này nữa thì nó đã bị phá hủy và được xây dựng lại thành một công viên.

2. Khách sạn Ryugyong tại Pyongyang, Bắc Triều Tiên

aohaiday.com - 7 công trình kiến trúc bị bỏ hoang của châu Á

Khách sạn Ryugyong tại Bắc Triều Tiên được dự kiến là sẽ trở thành một công trình hội tụ được cả sức mạnh, niềm tự hào và tài năng khéo léo. Như một công trình kỉ niệm nằm ở trung tâm đất nước và “nhăm nhe” giành kỉ lục khách sạn cao nhất trên thế giới, khách sạn Ryugyong đã được thêm vào bản đồ thành phố và được in lên tem trước khi nó được xây xong một nửa! Nhưng rất không may, dự án này đã không huy động được nguồn vốn khiến cho những mảng bê tông kém chất lượng bắt đầu bị lún và nứt.

Hiện nay, khách sạn Ryugyong không hề được hướng dẫn viên giới thiệu cho du khách, không xuất hiện trong bản đồ và tem thư. Nó như một nơi đã tàn rụi trong thành phố của những tòa nhà chọc trời.

3. Thành phố Pod tại San Zhi, Đài Loan

aohaiday.com - 7 công trình kiến trúc bị bỏ hoang của châu Á

Những tin đồn đã khiến cho thành phố Pod (hay còn gọi là “thành phố UFO) tại San Zhi, Đài Loan bị bỏ hoang. Nơi đây được xây dựng bởi chính quyền Đài Bắc để trở thành một khu nghỉ dưỡng sang trọng cho các kì nghỉ đắt tiền trên mặt nước.

Được xây dựng vào những năm 1970 đầu 1980, khu nhà sang trọng này bị bỏ rơi bởi rất nhiều nguyên do, từ sự cô lập nghèo nàn trong một khu vực khí hậu khắc nghiệt, sự tan rã của các công ty hùn vốn, sự thất bại của cơn sốt bất động sản “giả tạo” và kể cả việc có rất nhiều công nhân xây dựng bị mất mạng trong quá trình xây dựng… Tất cả những lý do đó biến thành phố này trở thành một khu đất bí ẩn – không thể phá hủy được.

4. Thành phố bị bỏ hoang tại Agdam, Azerbaijan

aohaiday.com - 7 công trình kiến trúc bị bỏ hoang của châu Á

Từng là một thủ đô với hơn 150.000 người, Agdam (Azerbaijan) được biết đến như một thành phố hoang tàn, bí ẩn, một mảnh đất không hề có người ở và là một vùng quân sự tại một nơi lộn xộn. Vào những năm 1990, nó đã từng bị phá hủy, các tòa nhà bị cướp bóc tàn phá và các nhà thờ Hồi giáo hầu như đều bị vẽ tranh graffiti lên tường. Sự hỗn loạn trong khu vực khiến thành phố này ít có cơ may để được tái tạo và người dân đã di cư đi tứ xứ và không hề muốn quay trở về.

5. Bokor Hill tại Phnom Bokor, Campuchia

aohaiday.com - 7 công trình kiến trúc bị bỏ hoang của châu Á

Trạm Bokor Hill nằm trên đỉnh môt ngọn núi cao hơn 914m tại Phnom Bokor. Nó được xây dựng tại đây bởi khí hậu trong lành dễ chịu và có một tầm nhìn tuyệt vời xuống bãi biển, thác nước, rừng rậm và thiên nhiên hoang dã. Những gì còn sót lại tại “sào huyệt” của quân đội Pháp vào những năm 1920 là khách sạn, sòng bạc, nhà thờ, trạm cảnh sát, bưu điện…đã trở nên hoang phế, điêu tàn kể từ Chiến tranh thế giới thứ II.

Hiện nay, sự điêu tàn hiện rõ lên trên những bức tường vôi vữa mục nát, cửa sổ vỡ tan, cầu thang đổ vụn và các bức tường gạch đổ nát. Người Khơ Me Đỏ đã lấy đi tất cả những đồ đạc có giá trị của những khu nhà này.

Đến những năm 1970, nó đã hoàn toàn bị bỏ hoang vì những quả mìn còn sót lại là một mối nguy hiểm lớn đến khách du lịch. Tuy nhiên, hiện nay trạm Bokor Hill đã trở thành một địa điểm du lịch phổ biến nhất tại Kampot, Campuchia.

6. Công viên Opko Land Theme tại Hàn Quốc

aohaiday.com - 7 công trình kiến trúc bị bỏ hoang của châu Á

Từng là một công viên nổi tiếng thu hút nhiều người tại Opko (Hàn Quốc) nhưng nơi đây đã bị bỏ hoang sau khi một cô gái trẻ bị chết trong một tai nạn bi thảm trong khi đang chơi một trò chơi. Mặc dù công viên đã bị đóng cửa và bị bỏ hoang, nhưng người nhà của nạn nhân xấu số vẫn chưa bao giờ được đền bù cho nỗi đau mất mát này. Các trò chơi trong công viên vẫn còn nguyên vẹn, ít bị đụng đến như đu quay, xe đụng, bể bơi…

7. Khu liên hợp thương mại Chiang tại Chiang Mai, Thái Lan

aohaiday.com - 7 công trình kiến trúc bị bỏ hoang của châu Á

Khu liên hợp thương mại Chiang là một khu nhà tuyệt đẹp với kiến trúc được điêu khắc từ gỗ, từng được mệnh danh là một trong những khu mua sắm tráng lệ nhất tại Chiang Mai, Thái Lan. Mỗi năm thành phố này thu hút rất nhiều khách du lịch tới đây để mua quà lưu niệm hand-made như ô, trang sức và đồ gỗ…

Khu liên hợp này là một dự án liên kết quốc tế, nó là nạn nhân của những ý kiến chính trị trái ngược nhau và một nền kinh tế ảm đạm của Thái Lan lúc bấy giờ. Hiện nay, khu thương mại này vẫn còn giữ được nguyên hiện trạng nhưng đã bị đóng cửa và hoàn toàn không được sử dụng. Tuy nhiên, những bảo vệ địa phương thân thiện có thể cho bạn đi vào ngắm nghía một chút và sẽ trả lời những câu hỏi thắc mắc của chúng ta.

Thoạt nhìn tưởng như có một thảm họa thiên nhiên nào đó đã phá hủy bức tường tòa nhà, để lộ ra một công trình kiến trúc cổ đại ẩn giấu trong hàng nghìn năm. Thực ra, tất cả đều được vẽ trên bề mặt của một bức tường.

Những bức họa đồ sộ hệt như thật này là tác phẩm của họa sĩ John Pugh - bậc thầy trong nghệ thuật "lừa dối con mắt". Ông dùng tài nghệ của mình để mê hoặc người xem nhìn vào những hiệu ứng 3D thể hiện trên bề mặt phẳng. Người họa sĩ đến từ California, Mỹ, nói: "Dường như tất cả mọi người trên trái đất đều thích thú khi bị lừa con mắt như vậy".

Tác phẩm của ông có mặt ở mọi nơi trên thế giới, từ New Zealand cho tới Hawaii, trong đó kể lại những câu chuyện xảy ra tại khu vực đó. Họa sĩ Pugh đang tiếp tục tạo nên các bức tranh tường đặc trưng tại một trung tâm giải trí ở Canada.

Tác phẩm "động đất" nằm ở Los Gatos lấy cảm hứng từ trận động đất thật xảy ra năm 1989. Phần kiến trúc lộ ra bên trong có bức tượng thần báo - được người Maya coi như vị thần động đất. Kể cả hình ảnh người phụ nữ nhòm vào bên trong cũng không phải là thật.
Bức tranh tại một tòa nhà ở Đại học bang California thể hiện những chiếc cột mang phong cách Doric, Hy Lạp, lộ ra sau bức tường đổ vỡ.
Con sóng thần trên bức tường tại Honolulu, Hawaii, đã khiến nhiều người bị đánh lừa.
Bức tranh mang tên "Nghệ thuật mô phỏng cuộc sống" tại một quán cafe ở San Jose, California. Con người được đưa vào tranh để tăng thêm hiệu ứng 3D.
Bức họa được vẽ trong Hội thảo về tranh tường toàn cầu tại Twentynine Palms, California.
Người ngắm bức tranh "Đại dương trong chai tại Santa Cruz, bang California cũng là do bàn tay của họa sĩ John Pugh tạo nên.
Trông nơi này có vẻ như chốn dừng chân lý tưởng trên vỉa hè tại Trung tâm sức khỏe Sarasota ở Floria.

Angkor Wat về đêm luôn sáng rực với ánh đèn và những lễ hội tái hiện lại quang cảnh sống thời xưa. Angkor Wat là một trong những quần thể nổi tiếng nhất của Angkor được xây dựng dưới triều vua Surja-warman II.
Hình ảnh thiếu nữ Apsara có thể tìm thấy ở bất cứ ngôi đền nào trong quần thể Angkor. Những hình ảnh này luôn được khắc mềm mại và nổi bật trên các nền đá thể hiện trình độ điêu khắc tuyệt vời của những nghệ nhân hồi bấy giờ.
Phía ngoài cổng thành trước khi vào khu Ankor Thom. Hiện chính phủ Campuchia với sự trợ giúp của quốc tế đang nỗ lực phục chế khu quần thế di tích này.
Phía ngoài thành Angkor Thom.
Có rất nhiều giả thuyết về gương mặt Bayon này. Người ta cho rằng khuôn mặt tượng trưng cho Quan thế âm Bồ tát. Nếu che nửa trên khuôn mặt thì đó là một nụ cười mỉm. Nếu che mặt dưới, thì đó là một ánh mắt buồn. Có ý kiến cho rằng khuôn mặt Bayon khắc họa lại gương mặt của vua Jayavarman VII, người đã cho xây dựng đền thờ Bayon.
Nụ cười của cô bé Khmer trong ngôi đền.
Ta Prohm là một trong những ngôi đền bị rừng già xâm chiếm nhiều nhất. Tại đây, du khách có thể nhìn thấy những bức tượng, cột đá xiêu vẹo đang oằn mình dưới sức nặng của rễ cây.
Rễ cây bao trùm một ngôi đền trong Ta Prohm.
Banteay Srei là ngôi đền được xem là nguyên vẹn nhất trong quần thể kiến trúc Angkor. Nằm cách Siem Reap khoảng 35 km, Bantesay Srei gần như giữ nguyên được các họa tiết trang trí trên nền đá sa thạch đỏ.
Ngôi đền là là bức tranh tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc trên đá ongsa thạch đỏ. Bản thân ngôi đền được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật trên đá với những bức phù điêu hoa văn một cách tinh tế và khéo léo từng chi tiết nhỏ. Ngôi đền ban đầu thờ thần Shiva, trong khi đó ngôi đền phía bắc lại thờ thần Vishnu.
Những bức tượng, kiến trúc ở Angkor khiến du khách tưởng như lạc vào một thế giới khác.
Hai cha con chơi đùa trên đỉnh Phnom Bakheng, nơi du khách thường tập trung vào chiều tối để ngắm hoàng hôn Angkor.
Hoàng hôn ở Angkor Wat. Hoàng hôn và bình minh ở nơi đây được coi là những bữa tiệc màu sắc, luôn đem đến cho người xem những trải nghiệm khác nhau về vẻ hùng vĩ nơi đây.

No comments:

Post a Comment