* Có nhiều đường phố ở khắp nơi trên thế giới đã được ghi nhận bởi những đặc điểm có một không hai của chúng như đường ngắn nhất, đường dốc nhất, khúc khuỷu nhất...
Con đường ngắn nhất thế giới
Đường Ebenezer Place ở Scotland chỉ dài 2.06 mét và hiện là con đường ngắn nhất thế giới. Có duy nhất một ngôi nhà nằm trên đường này: nhà số 1 đường Ebenezer Place xây vào năm 1883. Ngôi nhà vốn dĩ là một khách sạn và người chủ đã được yêu cầu ghi một tên đường ở mặt tiền phía trước. Nó được chính thức công nhận là đường vào năm 1887.
Con đường dài nhất thế giới
Đường cao tốc Pan-American là con đường dành cho xe ô tô dài nhất thế giới. Con đường này chạy xuyên qua 15 nước trong đó có Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Argentina và El Salvador, nối liền nhiều quốc gia trên lục địa Châu Mỹ với chiều dài đáng kinh ngạc là 48.000 km.
Con đường hẹp nhất thế giới
Theo Sách kỷ lục Guinness, con đường hẹp nhất thế giới hiện nằm tại quận Reutlinggen, Đức. Trong thế kỷ 18, quận này đã hoàn toàn bị phá hủy trong một trận đại hỏa hoạn. Và để bảo đảm về sau lửa không thể lan dễ dàng từ nhà này sang nhà khác, người ta chừa lại một lối đi hẹp giữa các ngôi nhà. Chỉ rộng 31cm, nó nhanh chóng được đưa vào sách kỷ lục Guinness với danh hiệu con đường hẹp nhất thế giới ngay cả khi chưa đạt tiêu chuẩn của một con đường. Kỷ lục thế giới này trước đó thuộc về con đường Parliament ở Exeter, Anh với chiều rộng chưa đến 64cm đo tại điểm hẹp nhất.
Con đường lát đá cổ xưa nhất thế giới
Con đường đến Giza (Ai Cập) đã có trên 4.600 năm tuổi và rộng gần 2 mét và được biết đến như là con đường lát đá cổ xưa thế giới. Nó trải dài trên 12km nối liền những mỏ đá với miền tây nam Cairo và bến cảng trên hồ Moeris thông ra sông Nin. Con đường đã được sử dụng để vận chuyển những khối đá bazan khổng lồ đến Giza nơi chúng được dùng vào việc xây dựng.
Con đường rộng nhất thế giới
Đại lộ “9 Tháng 7” (9 de Julio Avenue - được đặt tên để kỷ niệm ngày độc lập của Argentina) là con đường rộng nhất thế giới với 6 làn xe mỗi bên. Có nhiều điểm nổi tiếng dọc hai bên như Tòa đại sứ Pháp cũ, tượng đài Don Quixote, một cột tháp nổi tiếng tại quảng trường Plaza de la República.
Con đường khúc khuỷu nhất thế giới
Đường Lombard tại thành phố San Francisco, Mỹ vốn nổi tiếng bởi 8 khúc cua kỳ lạ và được biết đến với biệt danh “con đường khúc khuỷu nhất thế giới.” Sở dĩ người ta thêm vào những khúc quanh như vậy vì con đường quá dốc đối với hầu hết các loại phương tiện. Lombard hiện là đường một chiều để việc đi lại an toàn hơn và là nơi cấm đỗ xe.
Bùng binh tệ nhất thế giới
Đây là một bùng binh có thật ở thị trấn Swindon, Anh. Nó xây dựng năm 1972 và gồm 5 bùng binh nhỏ hơn. Điều tệ hại là bạn phải di chuyển ngược chiều kim đồng hồ khi lái xe vào những bùng binh trung tâm nhỏ hơn (trong khi thông thường ở Anh, người ta phải lái xe theo chiều kim đồng hồ tại các bùng binh). Giao lộ Swindon đã được bầu chọn là giao lộ tệ nhất Vương quốc Anh.
Con đường duy nhất ở Anh phải lái xe bên phải
Không như những quốc gia khác ở Châu Âu, người Anh vốn lái xe bên trái. Nhưng có một ngoại lệ đối với luật lệ này, đó là: Savoy Court - con đường duy nhất tại Vương Quốc Anh nơi người ta phải lái xe bên phải mới đúng luật. Dễ nhận thấy rằng luật lệ này bắt nguồn từ những chiếc taxi đời cũ. Bằng cách lái xe bên phải, người tài xế có thể mở cửa sau mà không phải rời khỏi xe và cho phép hành khách xuống xe ngay trên vỉa hè. Điều này được cho phép bởi một bộ luật đặc biệt của Quốc hội Anh.
Con đường dốc nhất thế giới
Đó là đường Baldwin ở thành phố Dunedin nằm trên vùng đồi núi của New Zealand. Con đường Baldwin (cũng như nhiều đường khác tại New Zealand) được thiết kế bởi những nhà quy hoạch người Anh chưa từng đặt chân đến quốc gia này. Họ chỉ đơn giản áp đặt mẫu khung lưới quy hoạch lên bản đồ mà không hề biết rằng mình đã có những lựa chọn thật lố bịch và bất khả thi. Dốc trên đường Baldwin nghiêng đến 19 độ, đến nỗi ở đỉnh phải được đổ bêtông vì nếu tráng nhựa thì nhựa đường sẽ chảy xuống dốc khi gặp thời tiết nóng.
* Là chiếc đồng hồ cổ nhưng chạy chính xác đến từng giây, Big Ben vẫn ngân vang suốt 150 năm qua. Tiếng chuông đồng hồ từ thời Nữ hoàng Victoria đã mang âm thanh của nước Anh vào thế kỷ 21.Big Ben, tên đầy đủ là Tháp đồng hồ của cung điện Westminster, sẽ kỷ niệm sinh nhật tròn 150 tuổi vào ngày mai, 31/5. Chiếc đồng hồ khổng lồ 4 mặt bắt đầu chạy vào ngày 31/5/1859 và đổ chuông lần đầu tiên ngày 11/7 cùng năm đó.
Mặc dù được biết đến rộng rãi với cái tên Big Ben nhưng thực ra tên này chính là tên của quả chuông nặng 13 tấn được treo bên trong tháp. Tháp đồng hồ cao 96m nhìn xuống tòa nhà quốc hội dọc sông Thames đã trở thành một biểu tượng cho sự ổn định, bền bỉ và dân chủ tại Anh suốt 150 năm qua.
Khi mới hoàn thành, Big Ben đã gây ra nhiều tranh cãi. Ban đầu, các nghị sĩ phàn nàn âm thanh của tiếng chuông quá to, trong khi tờ Times of London chỉ trích rằng những sự cố xung quanh dự án chứng tỏ tháp đồng hồ là sự xỉ nhục đối với tất cả những ai có liên quan tới công trình này. Nhưng những ký ức buồn đã nhanh chóng mờ dần và tiếng chuông đồng hồ kể từ đó trở thành một phần không thể thiếu của thủ đô London.
Cho tới nay, việc vào bên trong tháp và ngắm quả chuông Big Ben là điều không dễ dàng. Các biện pháp an ninh chặt chẽ đồng nghĩa với việc rất ít người được phép vào bên trong. Và tháp cũng không có thang máy, vì vậy những ai vinh dự được vào thăm tòa tháp phải trèo bộ lên một cầu thang cao 334 bậc.
Catherine Moss, hướng dẫn viên của tháp đồng hồ, cho hay một năm làm hướng dẫn viên tương đương với 3 cuộc hành trình chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới Everest.
Vào dịp kỷ niệm sinh nhật 100 năm của Big Ben vào năm 1959, chủ tịch quốc hội Anh khi đó là William Morrison đã ví chiếc đồng hồ như một cơ quan lập pháp của nước Anh - “chào đời trong sự tranh cãi nhưng lại tồn tại bền bỉ và phục vụ chúng ta một cách đáng ngưỡng mộ”.
- 16/10/1834: Một vụ hỏa hoạn đã phá hủy cung điện Westminster, nơi đặt trụ sở quốc hội Anh. Bản thiết kế một tòa nhà mới với tòa tháp đồng hồ theo kiến trúc tân Gô-tích của Charles Berry đã được lựa chọn.
- 22/6/1846: Nhà thiên văn học hàng đầu của nước Anh đã đưa ra các điều kiện cho chiếc đồng hồ, trong đó có việc đồng hồ phải chạy chính xác đến từng giây - điều mà một số nhà sản xuất đồng hồ nói là không thể. Sau 8 năm tranh cãi, hệ thống đồng hồ cũng được hoàn thành.
- 6/8/1856: Quả chuông khổng lồ Big Ben được đúc ở miền bắc nước Anh và nó đã suýt bị đánh chìm trong một cơn bão giữa biển khi được chuyển bằng tàu tới London.
- 17/10/1857: Quả chuông đã bị rạn nứt trong lần thử nghiệm và người ta đã phải đập nó ra để đúc lại. Quả chuông mới được hoàn thành sau đó đúng 1 năm.
- 31/5/1859: Đồng hồ chính thức hoạt động. Big Ben bắt đầu rung chuông hơn một tháng sau đó nhưng lại bị rạn trong vòng vài tháng và bị ngừng đổ chuông cho tới năm 1862.
- 1916: Đồng hồ ngừng đổ chuông trong 2 năm vì Thế chiến 1.
- 17/2/1924: Đài BBC bắt đầu phát thường xuyên tiếng chuông của Big Ben.
- 1/9/1939: Đèn của tháp đồng hồ bị tắt do Thế chiến 2.
- 10/4/1941: Đức Quốc xã đánh bom tòa nhà quốc hội Anh, khiến tháp đồng hồ bị hư hại. Tuy nhiên, đồng hồ vẫn chạy tốt.
- 5/8/1976: Đồng hồ gặp trục trặc về kỹ thuật và được sửa chữa hoàn chỉnh trong vòng 1 năm.
Hệ thống máy móc của đồng hồ được chế tạo đã cách đây 150 năm nhưng vẫn chạy chính xác đến từng giây.
4 mặt của đồng hồ được lau dọn 5 năm một lần.
Căn nhà cao 27 tầng của tỷ phú Ấn Độ nằm trong top 10 tỷ phú thế giới (Forbes), Mukesh Ambani. Căn nhà khởi công xây dựng năm ngoái, dự kiến sẽ mất khoản kinh phí 2 tỷ USD. Đây là căn nhà mà Ambani dự kiến sống với vợ và ba người con. |
Căn nhà sẽ có 9 thang máy. Hai chiếc được thiết kế tới thẳng khu để xe, 3 cho khách, 2 cho gia đình Ambani và 2 thang còn lại cho những người phục vụ. |
Phòng tiệc của tòa nhà có thể phục vụ cho hàng trăm khách. Trong số này, có tới 80% diện tích trần nhà được sử dụng những ngọn đèn pha lê. Tay vịn cầu thang bằng bạc, thông lên hai cửa tới phòng trưng bày nghệ thuật. Phòng bếp nằm kế bên. |
Phòng tắm tiêu biểu, với vẻ đẹp lung linh, là sự kết hợp giữa những phong cách hiện đại và truyền thống Ấn Độ. Những bồn rửa mặt được thiết kế cầu kỳ, độc đáo từ pha lê, tạo cảm giác huyền bí. |
Trong tòa nhà 27 tầng này, có vô số phòng khách. Nhưng đây là một phòng khách truyền thống, tạo sự riêng tư tuyệt đối. Đèn chùm và gương là những chi tiết trang trí tiêu biểu nhất. Ngoài ra, có những vật dụng quý, chẳng hạn như thảm len lông cừu quý hiếm của Ấn Độ. |
Một phòng khách theo kiểu hiện đại. Tất cả những căn phòng này đều sử dụng các vật liệu đắt tiền, có một không hai, để tạo nên những ấn tượng nhất định, từ đồ gỗ, vật liệu lát sàn, vải bọc ghế, thảm... |
Mặt bằng tầng dành cho khu giải trí, với một rạp hát nhỏ, màn hình lớn. Kế bên phòng giải trí là hầm rượu, quầy bar... |
Tầng dành cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có bể bơi, bể sục Jacuzzi, vừa tắm, vừa nhìn ra toàn cảnh thành phố. Ngoài ra, nơi đây còn có phòng riêng cho Yoga, khiêu vũ, phòng tập thể dục với máy móc... Theo kế hoạch, nơi đây có một phòng lạnh để giúp giải nhiệt trong những ngày nóng nực. |
Có tới 6 tầng dành cho garage ôtô, khách và người giúp việc. Vườn treo sẽ được thiết kế bên ngoài để tạo hiệu quả về chuyển hóa năng lượng, tạo sự mát mẻ cho không gian. |
Tầng trên cùng của tòa nhà 27 tầng với tầm nhìn ấn tượng ra khắp thành phố Mumbai và biển Ảrập. |
Sân vận động có cấu trúc mở và trông giống như một con rồng cuộn mình khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Daily Mail. |
Công trình có hình dáng giống mũi giày với 55.000 chỗ ngồi. Nó tọa lạc trên một khu đất có diện tích 19 hecta ở thành phố Cao Hùng (Kaohsiung). Sau World Games 2009, sân vận động mới sẽ phục vụ các sự kiện thể thao lớn và trở thành sân nhà của đội tuyển bóng đá Đài Loan.
Toàn bộ mái của sân vận động được làm bằng thép. Ảnh: Daily Mail. |
Toyo Ito, một kiến trúc sư Nhật Bản, đã đưa ra một bản thiết kế đầy sáng tạo - với các tấm pin mặt trời phủ kín mái sân. Toàn bộ mái được làm bằng những thanh sắt. Khác với phần lớn sân vận động khép kín trên thế giới, tác phẩm của Ito có kết cấu mở. Với kiểu dáng bán xoắn ốc, nó giống như một con rồng đang cuộn mình khi nhìn từ trên cao.
Sân vận động kiểu mới chẳng những tiết kiệm chi phí nhiên liệu để sản xuất điện, mà còn giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ảnh: Daily Mail. |
8.844 tấm pin mặt trời sẽ sản xuất 1,14 triệu kWh điện mỗi năm - đủ để thắp sáng 3.300 bóng đèn và hai màn hình tivi khổng lồ trong sân vận động. Lượng điện thừa sẽ được bán cho người dân trong những ngày nóng nực của mùa hè. Nếu sử dụng than đá để sản xuất điện, sân vận động này sẽ thải vào không khí 660 tấn khí CO2 mỗi nă
* Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Steven Chu hôm qua thông báo chính quyền Obama muốn phủ sơn màu trắng lên các mái nhà, đường xá và vỉa hè để giảm bớt tốc độ biến đổi khí hậu.Mái màu trắng làm giảm nhiệt độ trong nhà và góp phần làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu. Ảnh: ecohomeguy.com. |
Thông báo của ông Chu, người từng đoạt giải Nobel vật lý, được đưa ra khi ông tham dự một hội nghị chuyên đề về biến đổi khí hậu tại London. Ông cũng kêu gọi các nước tiến hành “một cuộc cách mạng mới” trong lĩnh vực năng lượng để cắt giảm những khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cảnh báo rằng loài người chưa thể tìm ra biện pháp thực sự hiệu quả để chống lại biến đổi khí hậu. Ông cho rằng các nước nên áp dụng nhiều giải pháp, trong đó có cả việc phết sơn màu trắng lên các mái nhà và đường xá. Theo ông đây là giải pháp “thân thiện tuyệt đối” với môi trường. Nó có thể giúp các tòa nhà trở nên mát hơn, giảm lượng điện mà máy điều hòa sử dụng và khiến ánh sáng mặt trời phản xạ ngược trở lại vũ trụ.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ), nếu màu trắng thay thế màu tối trên những mái nhà, vỉa hè, đường xá của 100 thành phố lớn nhất thế giới, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính có thể giảm tới 44 tỷ tấn. Lý do khiến màu trắng làm giảm tình trạng nóng lên của khí hậu rất đơn giản: màu trắng phản chiếu ánh nắng Mặt trời nhiều hơn màu đen và các màu sẫm. Một mái nhà màu trắng có diện tích 10 m vuông có thể làm giảm 1 tấn CO2. Ở những nước có khí hậu nóng ẩm, mái nhà màu trắng còn giúp làm giảm tới 20% chi phí sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong những tháng nóng nực.
Nhiều người cảm thấy nhức mắt khi nhìn thấy màu trắng. Ông Chu cho biết, các nhà khoa học đã chế tạo được những loại sơn trắng có tông màu dịu, nhưng vẫn có khả năng “hất ngược” ánh sáng mặt trời như sơn trắng thông thường. Ông khẳng định rằng máy điều hòa nhiệt độ trong những xe hơi được sơn màu trắng hoặc các màu nhạt luôn tiêu thụ ít điện năng hơn so với những chiếc có màu sẫm.
Phát biểu tại hội nghị chuyên đề về biến đổi khí hậu – nơi có sự góp mặt của hơn 20 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel – bộ trưởng năng lượng Mỹ cho rằng các chính phủ cần theo đuổi tư duy hoàn toàn mới trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon do hoạt động sản xuất năng lượng tạo ra.
“Cách mạng công nghiệp thực chất là cuộc cách mạng về sử dụng năng lượng. Ở thuở sơ khai nhân loại chỉ sử dụng sức người và sức động vật, sau đó chúng ta bước sang thời kỳ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Giờ đây chúng ta cần phải tiến hành một cuộc cách mạng mới để giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất năng lượng”, ông nói.
*UBND TPHCM vừa yêu cầu khắc phục ngay tình trạng nhà thầu những công trình chống ngập thi công cẩu thả, hủy hoại hệ thống thoát nước hiện hữu gây… ngập nặng hơn.
Công trình thi công Đại lộ Đông Tây chặn hẳn dòng kênh Bến Nghé
Theo báo cáo của UBND TP, trong quá trình thi công các dự án thoát nước, kể các các dự án cấp nước, nâng cấp đường… các nhà thầu đã thi công thiếu trách nhiệm, không thực hiện các giải pháp kỹ thuật đúng quy định.
Cụ thể như các nhà thầu đã chặn dòng thoát nước để thi công dự án thoát nước nhưng không xây dựng hệ thống dẫn dòng thay thế, phá cống cũ nhưng chưa đấu nối cống mới, bít chặn cửa xả dọc kênh khi chưa có cửa xả thay thế, bơm nước có lẫn bùn đất từ các công trình vào hố ga làm tắt nghẽn hệ thống cống, khi tái lấp mặt đường thì lấp luôn miệng hố ga thu nước…
Vì cung cách làm ăn cẩu thả như trên mà chỉ qua vài cơn mưa đầu mùa, các điểm ngập của TPHCM còn ngập nặng hơn trước, nhiều nơi chưa từng ngập sau khi thi công dự án chống ngập thì trở thành… điểm ngập.
Trước đó, Trung tâm Điều hành Chống ngập nước TPHCM cũng đã có văn bản yêu cầu Ban quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước (đơn vị quản lý Dự án Xây dựng đại lộ Đông Tây và Dự án Cải thiện Môi trường nước) chấn chỉnh tình trạng các cửa xả dọc kênh Bến Nghé bị bít lấp làm các khu vực ven kênh chưa từng ngập trở nên ngập nặng.
Ngoài ra, do nhà thầu thi công hai công trình trên chặn dòng kênh Bến Nghé khiến đất cát tích tụ lại làm cao trình đáy kênh (đoạn từ cầu Calmette đến cửa sông Sài Gòn) còn cao hơn cao trình đỉnh cống. Do vậy, nước từ cống không thể thoát ra kênh nên gây ngập cả khu vực rộng lớn ngay trung tâm TP.
Các đoạn cống mới mà nhà thầu này lắp đặt trên đường Calmette đất cát đắp dày từ 1,2 – 1,7m trong lòng cống nên chẳng thể phát huy tác dụng thoát nước…
Vì thế, UBND TP yêu cầu các nhà thầu thi công phải đẩy nhanh tiến độ thi công, tạo điều kiện tiêu thoát nước khi có mưa lớn; phải khắc phục ngay các tồn tại trong quá trình thi công gây ngập.
Cụ thể, phải khôi phục lại nguyên trạng hệ thống thoát nước hoặc có biện pháp dẫn dòng khi thi công để đảm bảo việc thoát nước trong khu vực bị ảnh hưởng; đấu nối lại các cống băng đường đã bị hủy bỏ; nạo vét các cửa xả đã bị bít trong quá trình thi công; nạo vét và có biện pháp ngăn chặn bùn đất thi công đổ vào các hố ga, cống thoát nước và lòng kênh…
No comments:
Post a Comment