Thursday, October 29, 2009

Tản mạn chuyện kiến trúc & xây dựng(19)

Dân gian lưu truyền khá nhiều những quan niệm kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà, như kiêng "góc ao, đao đình", kiêng nhà bị đòn đông chĩa sang, đếm số đòn tay khi lợp mái nhà, xem ngày giờ gác đòn đông...

Con Nghê trên đầu đao đình làng Trung Cần

"Nhất góc ao, nhì đao đình" nói lên cách bố cục nhà cần tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền, miếu hướng vào chính diện nhà. Khi nhà mở cửa ra hướng góc mái, đồng nghĩa với bố cục của các nhà bị xiên lệch với nhau, dễ gây ra va chạm khi di chuyển, gió lùa theo các cạnh tường, cạnh mái thổi đến nhà mình.
Về cấu tạo, điểm góc mái luôn là điểm xung yếu nên mái nhà xưa thường hay có các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa để khóa cứng góc mái, kết hợp tính trang trí tạo thành những đầu đao mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Mở cửa ra nhìn vào góc mái chĩa vào nhà mình thì luôn có cảm giác bất an.
Nhiều gia chủ thời nay xem việc đổ tấm bê tông trên cùng là... thượng lương để kết thúc phần xây dựng khung xương cơ bản của nhà. Điều này xét về tiến trình xây dựng là đúng, nhưng xét về ý nghĩa xây dựng truyền thống thì không chuẩn xác lắm.
Mặt khác, cách cấu tạo lợp mái hiện đại đều không còn sử dụng cây xà gồ trên đỉnh mà là hai cây xà gồ thép đặt gần nhau ở trên đỉnh để thuận tiện hơn cho việc lợp và liên kết ngói đỉnh mái. Ngày xưa, do cây đòn dông nằm giữa nên số đòn tay trong bộ mái nhà xưa luôn là số lẻ, dẫn đến ngày nay nhiều người vẫn còn đếm số lượng đòn tay theo kiểu "sinh lão bệnh tử" mang nhiều màu sắc mê tín.

Đao đình chĩa vào nhà gây bất lợi

Ngôi nhà truyền thống vốn đa phần quay mặt dài về hướng nam nên phần đỉnh mái nhà kéo từ đông sang tây, mà cư dân nông nghiệp thì xem phương đông là khởi điểm cuộc sống, nơi mặt trời mọc, thuộc mộc, nên cây xà gồ đỉnh mái trong nghi lễ thượng lương thường được bọc vải đỏ hai đầu và treo tấm bùa bát quái ở giữa như một sự trân trọng với bộ phận kết cấu đặc biệt này của ngôi nhà.
Hình thế trong phong thủy, nóc nhà có hình tam giác thuộc hành Hỏa mà theo ngũ hành thì hành hỏa khắc Kim (tiền tài) nên nhiều người lo ngại nếu bị chĩa Hỏa sang nhà mình thì tiền tài sẽ hao tổn. Về cấu tạo, ta thấy nóc nhà xưa có các khe hở hai đầu thông gió là nơi thoát khí tích tụ trong nhà ra ngoài, nếu nhà đối diện mở cửa ra gặp ngay "tam giác ấy" thì sẽ bất lợi.
Từ đó, không riêng gì cây đòn dông mà các đòn tay lợp mái cũng bị kiêng nếu nhìn thấy chĩa sang nhà của nhau. Xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, giữ gìn cho người cũng là cầu an lành cho mình. Còn về thực tế xây dựng thì hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp an toàn không đụng chạm đến xung quanh.
NETTRA tổng hợp

Thành phố Hà Nội sẽ đặt tên 36 thủ đô nước bạn cho 36 tuyến phố mới được quy hoạch. Đổi lại tên “Hà Nội” được đặt ở thủ đô nước ngoài kèm theo biểu tượng Chùa Một Cột.

Đó là ý tưởng của Công ty Truyền thông Tiêu Điểm trình lên Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội về việc này.

Trong văn bản gửi Thủ tướng, công ty này cho rằng hiện nay Hà Nội kết nghĩa với rất nhiều thủ đô, thành phố lớn trên thế giới, vì vậy trên cơ sở Chính phủ có chủ trương, Hà Nội tiến hành kí các thỏa thuận hợp tác hữu nghị giữa thành phố Hà Nội với các thủ đô, thành phố nước ngoài để thực hiện việc đặt tên như trên.

Bên cạnh đó, cần đề nghị chính quyền thủ đô của bạn giúp đỡ để tạo một số điểm nhấn đặc trưng cho kiến trúc - văn hóa của đất nước họ, dân tộc họ trên con đường mang tên thủ đô nước đó tại Hà Nội để mỗi con đường mang tên thủ đô một nước sẽ là hình ảnh thu nhỏ của đất nước, dân tộc đó.
Theo đề xuất, Hà Nội có thể hiện diện ở thủ đô nước khác với biểu tượng Chùa Một Cột

Chẳng hạn, Phố Mát-xcơ-va sẽ có quảng trường lát đá xanh như quảng trường Đỏ, với một vài khối nhà mang kiến trúc Xô Viết đặc trưng kiểu “bánh cưới”, hay kiến trúc mái vòm hình củ hành của Chính thống giáo Nga.

Phố Bắc Kinh với Tử Cấm Thành thu nhỏ và các kiến trúc nhà mang phong cách “China Town”. Phố Berlin với cổng chào Brandenburg, với hai hàng bồ đề rợp mát, gợi nhớ tới con đường “Unter den Linden” thơ mộng.

Phố Paris với biểu tượng Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn cùng những biệt thự, nhà hàng kiểu Pháp. Phố Amsterdam với ánh đèn đỏ ma quái, vườn hoa tulip và những góc đường lát sỏi nên thơ…

Theo phía công ty đề xuất, cùng với 36 phố làng nghề truyền thống, khu 36 phố mới này sẽ trở thành điểm nhấn độc đáo, đặc sắc của Hà Nội ở châu Á và trên thế giới, tạo ra lợi thế so sánh tuyệt đối và dài hạn về nhiều mặt, đặc biệt là phát triển du lịch; tạo bước ngoặt to lớn trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam - Hà Nội trên khắp thế giới một cách lâu dài, căn cơ khi cái tên Hà Nội cùng biểu tượng Chùa Một Cột được đặt tên đường ở 36 nước bạn.

Ngày 23/7, trong công văn gửi UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND TP Hà Nội nghiên cứu, xử lí theo thẩm quyền đề xuất hình thành tại Hà Nội 36 phố mới mang tên 36 thủ đô các nước. Trước đó, Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng trong công văn phúc đáp công ty đề xuất cũng rất hoan nghênh ý tưởng trên.

Con đường Unter den Linden thơ mộng sẽ được tái hiện ở Hà Nội?

“Quy hoạch là việc phải làm và trên thực tế đang tiến hành, việc xây dựng các con phố mới và đặt tên cho chúng cũng là việc phải làm. Ý tưởng này không hề viển vông, nó hoàn toàn dựa trên cái nền là các công việc mà Hà Nội nhất định phải làm, chỉ có điều làm thế nào cho tốt nhất. Nó không khiến ngân sách Nhà nước tốn kém hơn một đồng nào”, ông Thiện phân tích.

Quĩ đất cho ý tưởng này chính là vùng Hà Nội mở rộng, đang được các cơ quan tiến hành quy hoạch và không đính dáng gì đến các khu phố hiện có.

Trả lời câu hỏi, liệu ý tưởng này thiếu cơ sở khoa học, ông Thiện cho biết: “Chúng tôi không đề xuất cái gì viển vông, mà chỉ đề nghị một cách đặt tên mới cho các con phố đó, kèm theo là ý tưởng chủ đạo cho việc quy hoạch kiến trúc, cảnh quan trên chúng. Không có gì đáng gọi là ‘thiếu cơ sở khoa học’ ở đây cả”.

Về kiến trúc, theo ông Thiện, Kiến trúc nhiều đô thị ở Việt Nam bị phê phán là hổ lốn, bát nháo vì không có một sự chỉ huy thống nhất, mạnh ai nấy làm. Trên cùng một con phố mỗi nhà làm một kiểu nên mới hổ lốn.

Ở khu phố mới này, trên mỗi khu phố sẽ có một sự thống nhất về kiến trúc, mang nét đặc trưng của mỗi nước (với sự giúp đỡ của chính Thủ đô nước đó), cho nên không tạo ra sự bát nháo như thường thấy.

Với “băn khoăn” viết tên phố nước ngoài như thế nào và liệu người dân Việt Nam đọc có hiểu không, tác giả của ý tưởng cho rằng, đó là việc của các nhà ngôn ngữ. Tuy nhiên, ông cũng phân tích thêm, việc đặt tên phố bằng tên nước ngoài ở Việt Nam không phải mới mẻ, ví dụ: Pasteur, Calmette, Yersin, A. Rhodes, A. Einstein...

Theo tác giả, chưa thấy ai kêu ca rằng khó nhớ, khó tìm về những tên này. Hơn nữa, rất nhiều các công ty, khách sạn, siêu thị, các biển hiệu, các tòa cao ốc có tên giao dịch bằng tiếng Anh mà “cũng không thấy ai phàn nàn gì”.

Cũng theo tác giả, nếu theo “lối mòn” lấy tên danh nhân để đặt tên phố thì sẽ có nguy cơ quỹ tên đường không đủ đáp ứng. Quỹ tên đường phố thực tế bị thu hẹp nhanh chóng cùng với quá trình đô thị hóa.

Đáp lại mối lo ngân sách để thực hiện, ông Thiện cho rằng, Nhà nước chỉ cần lo quy hoạch, còn việc xây cất, kinh doanh là việc của các doanh nghiệp, kể cả các Doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước chỉ cần đấu thầu quyền sử dụng đất cho các dự án tại các khu phố đó. Như thế không những không cần bỏ tiền ra, mà còn thu được tiền về, phục vụ cho các mục đích khác.

Với câu hỏi, việc gì người Nhật phải “mò” sang Hà Nội để tới xem phố Tokyo, ông Thiện đáp rằng, phố Tokyo thu hút không chỉ người Nhật, mà còn khách du lịch từ tất cả các nước. Thêm nữa, không có cơ sở nào để nói rằng người Nhật sẽ không đến thăm khu phố Tokyo. Ngược lại, có đủ căn cứ để nói rằng người Việt ra nước ngoài thường tìm đến những khu phố có người Việt, vì cảm thấy ở đó có sự gần gũi của đồng bào. Người Nhật sang Việt Nam cũng thường đi ăn ở các nhà hàng Nhật. Tại TPHCM, các quán ăn Hà Nội vẫn thường dành cho người gốc Bắc hay cán bộ từ Hà Nội vào Nam công tác.

Trường hợp nước ta và nước nào đó có xung đột, ông Thiện lí lẽ, không nên lẫn lộn giữa tình hữu nghị giữa hai đất nước, hai dân tộc, với sự xung đột nhất thời giữa hai bên (nếu có).

Chiêm ngưỡng một số ngôi nhà trên cây ấn tượng trong cuốn sách của Pete:
















No comments:

Post a Comment