Đề án Viên kim cương Yorkshirre được khơi nguồn cảm hứng từ cấu trúc hạt nhân của viên kim cương với các ống, những cái ống này được thổi phồng lên để tạo ra 1 không gian có kích thước tối đa là 20 x 26 x 10m trong thời gian 1giờ.
Ở giữa viên kim cương được lảm rỗng để tạo ra cái mà kiến trúc sư mô tả là một ” sự gợi nhớ không gian bên trong hang tại mỏ than ở Yorkshire”- được phủ vải bạt để chắn bớt ánh sáng.
Hai thùng hàng vận chuyển sẽ được sử dụng để vận chuyển hội trường, cung cấp đá răm để giữ kết cấu nhẹ cùng với quả cân lọc nước.
Foundry của 67 Design
The Arbour của Lock Rennie
Viên kim cương Yorkshire có thể được tái cấu hình thành các kích cỡ khác nhau cho linh hoạt và cũng có thể được mở cửa để tạo ra một khu vực sân khấu ngoài trời có mái che để làm rạp hát và rạp chiếu phim. Ánh sáng màu sẽ chiếu sáng qua lớp vỏ vào ban đêm để tạo ra hiệu ứng “lấp lánh ánh kim cương”.
Dự án nàycó phong cách ngược lại với dự án có tên The Arbour của Lock Rennie(London), Foundry của 67 Design (Bristol, nước Anh). Giải nhất sẽ được công bố vào tháng tới.
Nguồn: Shed KM Shed
KM là một trong 5 công ty độc đáo được lọt vào lòng chung kết trong cuộc thi thiết kế hội trường di động.
Cuộc thi này được điều hành bởi cơ quan phát triển vùng của Yorkshire, Yorkshire Forward, và RIBA, được bắt đầu từ năm ngoái, đã thu hút 87 tổ chức và cá nhân ghi tên tham gia.
Danh sách đầu tiên gồm 5 bản thiết kế, trong đó có bản kế hoạch của Shed KM và What Architecture, đã được công bố vào tháng 11 năm 2008
Nguồn: What Architecture
What Architecture cũng là một trong công ty độc đáo được lọt vào vòng chung kết trong cuộc thi thiết kế hội trường.
Thị xã Kon Tum đã cuốn hút mọi người ngay từ cái nhìn từ xa, nơi đó du khách có thể thấy tháp chuông nhà thờ Chánh tòa Kon Tum với màu nâu ấm áp cao sừng sững vươn lên nền trời xanh.
Được xem là di tích cổ và đẹp nhất, Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum với tên gọi gần gũi là Nhà thờ Gỗ luôn là niềm tự hào của những người con Tây Nguyên.
Nhà thờ tọa lạc ngay nội vi thị xã Kon Tum, trên một diện tích rộng với nhiều công trình liên hoàn khép kín: giáo đường - nhà tiếp khách - nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo - nhà rông. Bên cạnh đó, khi bước vào khuôn viên của nhà thờ, du khách còn được tham quan nhiều cơ sở như: cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc và cô nhi viện.
Nhà thờ được xây dựng vào năm 1913, do các vị linh mục Pháp khởi xướng. Với niên đại hơn 100 năm, Nhà thờ Gỗ là một công trình kiến trúc độc đáo mang tính nghệ thuật cao, được thiết kế hoàn mỹ theo kiểu Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Chính vì thế, có thể nói công trình là sự hội tụ tinh hoa của nét văn hóa Tây Nguyên và phong cách Châu Âu.
Ngôi nhà thờ gỗ Kon Tum chinh phục lòng bao người không chỉ vì bố cục của nó được sắp xếp hài hòa, kiến trúc của nó lộng lẫy. Cái đẹp nơi đây được tôn thêm nhiều bởi nhà thờ luôn biết nâng niu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Đến với nhà thờ, du khách được chiêm ngưỡng bề dày của nền văn hóa Tây Nguyên được tái hiện, từ khu hoa viên với nhà rông cao vút, hay các bức tượng làm bằng rễ cây, từ các hoa văn nghệ thuật độc đáo vừa trang nghiêm, huyền bí vừa hết sức gần gũi pha lẫn đường nét phóng khoáng trên cung thánh nhà thờ, trên hệ thống gỗ và rui mè...Tất cả đều mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên.
Khi bước vào bên trong nhà thờ, du khách sẽ ấn tượng với phòng trưng bày, tại đây du khách sẽ được giới thiệu về phong tục, tập quán của các dân tộc anh em, bên trái là phòng cầu nguyện nhỏ trang nghiêm.
Không bêtông cốt thép, không một chút vôi vữa, chất liệu để xây cất nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ tốt nhất thời bấy giờ, trong đó gỗ cà chít chiếm số lượng nhiều nhất. Ngoài ra, các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, dù hơn một thế kỷ trôi qua ngôi thánh đường vẫn vững vàng, bền đẹp với thời gian.
Và điều kỳ diệu hơn là nhà thờ này được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân từ Bình Định, Quảng Nam và cả từ miền Bắc vào đã làm nên điều diệu kỳ đó.
Dưới ánh trăng, Nhà thờ Gỗ trông thật uy nghiêm, huyền bí.
Những ngày này, Nhà thờ gỗ Kon Tum lại tưng bừng với lễ hội Noel. Những gian hàng như quầy bán quần áo, mũ nón, giày dép, quầy lưu niệm... mọc lên chỉ một lần vào dịp Noel. Đặc biệt vào lễ Giáng Sinh, bà con các dân tộc tụ tập khá đông về nhà thờ, nhiều khi nhà thờ còn phải dựng lều trại ngoài sân nhà thờ để nghỉ.
Giữa miền Tây Nguyên nắng gió, giữa tiếng vang vọng của núi rừng, bỗng đâu đó vang lên tiếng chuông nhà thờ, tiếng chuông gợi trong lòng khách lãng du bao nỗi nhớ, nỗi nhớ về mảnh đất Kon Tum, về một thế giới trầm lắng, thánh thiện của ngôi Nhà thờ Gỗ yên bình.
"Sống Đạo hôm nay: Yêu thương, phục vụ" -
Thông điệp mà Nhà thờ Gỗ nhắn gởi đến con người.
Thoạt nhìn tưởng như có một thảm họa thiên nhiên nào đó đã phá hủy bức tường tòa nhà, để lộ ra một công trình kiến trúc cổ đại ẩn giấu trong hàng nghìn năm. Thực ra, tất cả đều được vẽ trên bề mặt của một bức tường.
Những bức họa đồ sộ hệt như thật này là tác phẩm của họa sĩ John Pugh - bậc thầy trong nghệ thuật "lừa dối con mắt". Ông dùng tài nghệ của mình để mê hoặc người xem nhìn vào những hiệu ứng 3D thể hiện trên bề mặt phẳng. Người họa sĩ đến từ California, Mỹ, nói: "Dường như tất cả mọi người trên trái đất đều thích thú khi bị lừa con mắt như vậy".
Tác phẩm của ông có mặt ở mọi nơi trên thế giới, từ New Zealand cho tới Hawaii, trong đó kể lại những câu chuyện xảy ra tại khu vực đó. Họa sĩ Pugh đang tiếp tục tạo nên các bức tranh tường đặc trưng tại một trung tâm giải trí ở Canada.
Tác phẩm "động đất" nằm ở Los Gatos lấy cảm hứng từ trận động đất thật xảy ra năm 1989. Phần kiến trúc lộ ra bên trong có bức tượng thần báo - được người Maya coi như vị thần động đất. Kể cả hình ảnh người phụ nữ nhòm vào bên trong cũng không phải là thật. |
Bức tranh tại một tòa nhà ở Đại học bang California thể hiện những chiếc cột mang phong cách Doric, Hy Lạp, lộ ra sau bức tường đổ vỡ. |
Con sóng thần trên bức tường tại Honolulu, Hawaii, đã khiến nhiều người bị đánh lừa. |
Bức tranh mang tên "Nghệ thuật mô phỏng cuộc sống" tại một quán cafe ở San Jose, California. Con người được đưa vào tranh để tăng thêm hiệu ứng 3D. |
Bức họa được vẽ trong Hội thảo về tranh tường toàn cầu tại Twentynine Palms, California. |
Người ngắm bức tranh "Đại dương trong chai tại Santa Cruz, bang California cũng là do bàn tay của họa sĩ John Pugh tạo nên. |
Trông nơi này có vẻ như chốn dừng chân lý tưởng trên vỉa hè tại Trung tâm sức khỏe Sarasota ở Floria. |
No comments:
Post a Comment