Những biệt thự to đẹp tại ngôi làng điệp trùng các kiến trúc Pháp ở Vân Từ. Ảnh: Đ.D.H |
Dạo sau này VN mọc lên khá nhiều làng tỷ phú với những biệt thự mọc lên như nấm sau mưa nhưng kiểu dáng lại bắt chước gần như sao chép. Phổ biến ở miền Bắc là những biệt thự với nóc "bánh ú" hay lai Tây một cách ...kỳ cục! Hình như các bác "trưởng giả"đang "học làm sang"(?) nên việc thiết kế và xây dựng những biệt thự này hơi ...cộc kệch? Trong khi đó, những biệt thự ở Saigon, Đà Nẳng... và miền Nam rất giống Mỹ + Singapore + Đài Loan + Hongkong...; thậm chí đẹp và sang hơn Bolsa nhiều ! Mong sao các KTS bên nhà sẽ sáng tạo nhiều hơn là bắt chước, sao chép.
Thử tìm hiểu vài làng tỷ phú sau đây:
Làng Mẹo: Nằm lọt thỏm giữa một vùng quê chiêm trũng, mất mùa quanh năm, nhưng làng Mẹo (làng Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) lại là vùng đất nổi tiếng vì sinh ra nhiều tỉ phú và cũng lừng danh với cách xài tiền chóng mặt... Tôi đã đến nhiều ngôi làng có nhiều tỷ phú ở Việt Nam, như làng Đồng Kỵ (Từ Sơn) với hàng trăm giám đốc buôn gỗ, làng phá dỡ máy móc Tề Lỗ và làng Thổ Tang giết mổ đại gia súc ở Vĩnh Phúc, nơi mà nông dân toàn cưỡi xe bạc tỷ, nhưng quả thực, chưa thấy làng nào giàu có như ở làng Mẹo (tên chính thức là làng Phương La, xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình).
Đứng đầu trong số các đại gia nổi tiếng cả nước là ông Trần Văn Sen - giám đốc Công ty Hương Sen. Khởi nghiệp từ nghề dệt truyền thống, ông Sen đã vươn ra nhiều lĩnh vực khác mà trong đó nổi tiếng nhất là thương hiệu bia Đại Việt đang nắm giữ phần lớn thị phần bia ở các tỉnh phía Bắc và xuất sang Mỹ. Năm 2005, công ty ông Sen nộp thuế trên 50 tỉ đồng, bằng số thuế nông nghiệp của toàn tỉnh Thái Bình. Đến năm 2006 nộp thuế 100 tỉ đồng. Một đại gia khác mà giới doanh nhân cả nước đều nể mặt là ông Vũ Quang Huy - người lập ra Tập đoàn Bình Minh từ doanh nghiệp cấp làng và khẳng định với thương hiệu nước khoáng Vital có doanh thu hằng năm đến vài trăm tỉ đồng.
Làng Mẹo ra đời từ hơn 800 năm trước. Tên gốc của làng là Ứng Mão - có nghĩa là ngôi sao Mão, ngôi sao tượng trưng cho sự giàu có. Các làng bên ngày ấy thường cười cợt vì cái nghèo khó của làng nên gọi chệch thành làng Mèo. Để tránh tên gọi Mèo khó nghe, người dân trong làng bèn gọi là làng Mẹo; lại còn có thêm nghĩa là lắm mưu, nhiều mẹo.
Đại gia ở làng
Những người đến khai phá vùng đất mới đã đem theo nghề dệt vải, dệt khăn truyền thống. Từ khi lập làng, các cụ tổ có truyền lại những bí quyết kinh doanh và chỉ được truyền miệng trong gia đình nên dân ngoại tộc không thể học được. Theo truyền thuyết, đó là một bài kệ về phương thức kinh doanh, làm giàu. Bài kệ này dài tới 1.200 câu. Ai học thuộc được thì sẽ thành đạt trong cuộc sống, tuyệt đối không được ghi chép lại.
Làng Mẹo có hơn 3.500 nhân khẩu nhưng chỉ có 103ha đất nông nghiệp. Tính ra bình quân mỗi đầu người có chưa đến 250m2 đất để canh tác. Nếu với diện tích này thì người dân đói nhăn răng chứ đừng nói gì đến giàu có. Vậy mà dân làng Mẹo vẫn cứ giàu.Theo số liệu khảo sát của UBND xã Thái Phương, chỉ tính số tỉ phú đang sở hữu tài sản ít nhất 4-5 tỉ đồng trở lên thì làng Mẹo đã có khoảng gần 100 người; số có tài sản từ hàng trăm tỉ đồng đến hàng triệu USD thì cũng được hơn chục người. Làng Mẹo có hơn 50 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có vốn từ 5 tỉ đồng trở lên với doanh thu đạt trên 300 tỉ đồng/năm.
Các “tập đoàn kinh tế” của làng Mẹo gần đây bắt đầu vươn ra các hoạt động khắp cả nước. Từ tham gia góp vốn vào dự án xây dựng khu liên hiệp trung tâm mua sắm cao cấp, khách sạn 5 sao tại Trung tâm Hội nghị quốc gia đến đầu tư xây dựng các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, TP.HCM như tòa nhà cao tầng The Manor trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, tòa nhà Bitexco Office Building trên đường Nguyễn Huệ. Các tập đoàn này cũng đang triển khai dự án tòa tháp Financial Tower cao 72 tầng ở TP.HCM và khu đô thị tứ giác Bến Thành... với tổng vốn đầu tư cho các dự án lên gần 600 triệu USD.
Làm ăn thành đạt, giàu có nổi tiếng cả nước, các tỉ phú làng Mẹo còn lừng danh khắp nơi vì mức độ tiêu xài mà ngay cả các đại gia ở Hà Nội, TP.HCM cũng chưa chắc dám so bì...
Tiêu tiền như người làng Mẹo
Trước đây, thú chơi thịnh hành của các tỉ phú ở làng là đua nhau mua xe hơi, xây cất biệt thự hạng “deluxe”. Nhưng rồi chơi xe, chơi nhà cũng chán, dân làng Mẹo chuyển sang thi nhau xây lâu đài, lăng mộ trị giá hàng chục tỉ đồng. Tại khu đất bề thế nằm sát chợ, trung tâm làng Mẹo đang mọc lên một lăng mộ của “đại gia” S.. Theo anh Trần Văn Thanh - người giám sát xây dựng lăng mộ, ý tưởng xây lăng bắt đầu từ một chuyến tham quan các lăng mộ vua chúa ở Trung Quốc. Ông S. đã thuê các chuyên gia nước ngoài thiết kế công trình này.
Theo bản vẽ, tòa lăng cao tới 51m, gồm sáu tầng chính và một tầng hầm, một tầng áp mái. Nhưng khi bắt tay xây dựng có hiện tượng công trình bị lún nên chủ nhân đã thuê chuyên gia Pháp khảo sát, thiết kế lại và công trình dự kiến chỉ còn cao khoảng 24m, gồm ba tầng chính và một tầng áp mái. Chỉ riêng tầng hầm lăng có đến 25 phòng, trong đó có cả một hội trường lớn. Phần móng nổi trên mặt đất cao đến 2,5m. Có ba cửa chính dẫn vào lăng với 42 trụ bêtông lớn để đỡ toàn bộ tòa lâu đài bên trên.
Cách đó không xa, nhà thờ họ cao 12m của một đại gia cũng vừa được hoàn tất có kiến trúc tương tự lăng mộ nhưng cấu trúc khá cầu kỳ, tinh vi.
Ngoài thú chơi xây lăng mộ, các đại gia làng Mẹo còn có mốt chơi cây cảnh độc nhất vô nhị. Đại gia Q., giám đốc một công ty, nổi tiếng nhất ở làng Mẹo về bộ sưu tầm cây cảnh trị giá đến hàng chục tỉ đồng. Hiện ông này đang có trong tay những cây cảnh độc nhất vô nhị và đắt tiền nhất VN, trong đó có một cây cảnh trị giá gần 3 tỉ đồng. Đầu năm 2007, trong lần đấu giá một cây cổ thụ thuộc loại hàng hiếm được đưa từ Lạng Sơn về, một đại gia dân làng Mẹo là H. đã hạ “knock-out” những đại gia đất Hà thành khi trả giá 2 tỉ đồng.Nếu xét về số lượng giám đốc, thì có thể làng Mẹo không nhiều bằng Đồng Kỵ, bởi ở Đồng Kỵ, nhà nhà lập công ty, người người làm giám đốc. Có chuyện vui rằng, cứ mở mắt mỗi sáng, lại thấy ở làng Đồng Kỵ xuất hiện giám đốc mới. Người dân Đồng Kỵ cần cái chức danh đó để tiện giao dịch hàng hóa mỹ nghệ, chứ chẳng phải bệnh sĩ. Tuy nhiên, xét về mức độ giàu có của các tỷ phú, thì làng Đồng Kỵ có lẽ còn xếp ở chiếu dưới. Nếu cộng doanh thu của cả làng Đồng Kỵ, cả làng Tề Lỗ hay Thổ Tang, cũng chưa chắc đã bằng doanh thu của một tỷ phú ở làng Mẹo. Vì sao làng Mẹo lắm tỷ phú như vậy? Để trả lời được câu hỏi này không phải chuyện dễ dàng. Phải tìm hiểu làng Mẹo từ cả ngàn năm trước mới hiểu được con người làng Mẹo ngày nay.Trong làng Mẹo, có rất nhiều ngôi nhà to như những tòa lâu đài nguy nga tráng lệ. Nổi bật giữa làng là nhà ông Vũ Quang Huy, người đã khiến nhiều đại gia ngỡ ngàng khi ủng hộ tới 20 tỷ đồng xây dựng chùa Hưng Long, chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Mấy năm trước, trong khuôn viên ngôi nhà to như trụ sở UBND huyện, ông cho xây một công trình phong thủy rất tráng lệ, tốn kém mấy tỷ bạc. Tuy nhiên, mới đây, ông đã phá ngôi nhà to tướng xây lại ngôi nhà mới, mang kiến trúc giống kiến trúc châu Âu của những tòa nhà The Manor ở Mỹ Đình. Tòa nhà The Manor ở Hà Nội là do con trai ông xây dựng.Đối với ông Huy, việc xây một ngôi nhà cỡ vài chục tỷ đồng, chắc chẳng thấm thía vào đâu.
Ông đã góp một cục 20 tỷ đồng để xây chùa chào mừng Đại lễ của thủ đô, thì chẳng có lý gì ông không xây được ngôi nhà tốn kém hơn thế cho gia đình. Đại gia Vũ Quang Huy vốn là người đi lên từ nghề dệt, rồi chuyển sang kinh doanh nước khoáng. Ông đã biến thương hiệu nước khoáng Vital của Thái Bình thành một thương hiệu nổi tiếng. Cách đây dăm năm, công ty của ông Huy đã nộp thuế cho Thái Bình đến 40 tỷ một năm. Những thành công của ông được nối tiếp mạnh mẽ hơn bởi người con trai của ông, đó là đại gia Vũ Quang Hội, Chủ tịch Tập đoàn Bitexco. Rất nhiều đại gia đi ra khỏi làng đều trở thành đại tỷ phú, quản lý những công ty dệt may vô cùng danh tiếng. Số tỷ phú là người Phương La hiện đang "oanh tạc" trong Đà Nẵng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai rất nhiều. Số lượng tỷ phú là người Phương La hiện đang làm ăn ở các thành phố lớn ngoài Bắc cũng phải đếm hết số ngón tay. Người Phương La có đức tính rất kín kẽ, nên chuyện họ làm ăn thế nào, thu nhập ra sao, có mấy trăm tỷ, mấy ngàn tỷ cũng chẳng ai biết được. Thế nhưng, không ai phủ nhận sức mạnh và danh tiếng của Tập đoàn Bitexco, do Vũ Quang Hội, con trai của ông Vũ Quang Huy, người con ưu tú của làng Mẹo làm chủ.
Tập đoàn Bitexco, có thể nói, là tập đoàn đầu tư bất động sản hàng đầu Việt Nam. Những dự án của tập đoàn này không những rất lớn về quy mô mà còn để lại dấu ấn đặc biệt. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến công trình từng giữ ngôi vị cao nhất Việt Nam, đó là tòa tháp 68 tầng Bitexco Financia Tower, tốn kém 200 triệu USD. Hiện ngôi vị cao nhất Việt Nam của tòa nhà này đã bị hạ bệ, song có thể khẳng định rằng, tòa nhà tiêu chuẩn quốc tế mang hình búp sen này đã để lại dấu ấn đặc biệt, tạo ra một cuộc ganh đua xây dựng những ngôi nhà kỷ lục. Về nhà chung cư, Bitexco cũng để lại dấu ấn đặc biệt với những tòa nhà The Manor HCM và The Manor Hà Nội mang phong cách châu Âu cực kỳ sang trọng, lịch lãm. Rồi dự án khách sạn 5 sao JW Marriott nằm trong tổ hợp công trình Trung tâm Hội nghị Quốc gia và Hội trường Ba Đình, nơi nghỉ ngơi của khách cao cấp, với chất lượng dành cho… tổng thống ở.
Các dự án đô thị của Bitexco thì có Khu đô thị mới Tứ giác Nguyễn Cư Trinh, tổng diện tích khoảng 8,2ha, nằm giữa khu vực sầm uất nhất của TP Hồ Chí Minh, vốn đầu tư ngón nửa tỷ USD; rồi Dự án Khu đô thị Nam Vành đai 3 (Hà Nội), là Công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long của Bitexco, có tổng diện tích 200ha…Không những người con của làng Mẹo này giỏi về xây dựng, ông Vũ Quang Hội còn đặc biệt giỏi về thủy điện. Tập đoàn Bitexco đã và đang đầu tư vào 13 dự án thủy điện ở khắp cả nước, trong đó, lớn nhất phải kể đến dự án thủy điện Nho Quế 3, với công suất lắp máy 110 MW. Đây là công trình trọng điểm của Bitexco trên địa bàn đặc biệt khó khăn tại huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Theo các chuyên gia, đây là một dự án có điều kiện thi công đặc biệt khó khăn, nằm trong khu vực cũng đặc biệt khó khăn. Với số tiền 3.000 tỷ đồng, bỏ vào kinh doanh bất động sản, xây dựng các khu đô thị, thu lợi không nhỏ, nhưng tập đoàn Bitexco đã quyết tâm đầu tư vào một dự án hoàn toàn mang tính xã hội này để đáp lại lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ. Ngoài việc đầu tư vào xây dựng, thủy điện, ông Vũ Quang Hội còn đầu tư hàng loạt các dự án giao thông. Tiêu biểu nhất là Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 100km, đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bitexco là nhà đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng hơn 14.000 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan chức năng xây dựng hành lang pháp lý để các nhà đầu tư tư nhân bỏ tiền phát triển cơ sở hạ tầng.Ở phương xa, người con lo những công trình vĩ đại, còn ở quê nhà, người cha chăm lo làm từ thiện. Mấy năm trước, người dân làng Mẹo đã giàu lắm, song trường tiểu học vẫn là ngôi nhà cấp 4 dột nát. Con cháu của các đại gia làng Mẹo đều được gửi đi học ở môi trường tốt nhất, còn lại là con nhà nghèo thì học ở làng, nên chẳng ai quan tâm. Rời thương trường về làng, ông Vũ Quang Huy chợt sửng sốt khi thấy những cháu bé của làng mình học trong mái trường dột nát như chuồng gà. Ngay lúc đó, ông đã nảy ra ý định xây dựng một mái trường tiểu học và một trường mầm non. Nhưng đất của ngôi trường cũ bé quá, không đáp ứng được, nên ông lùng mua đất của dân. Trong làng toàn người giàu, nên chả ai cắt đất tổ tiên ra bán cả. May mắn, lúc đó xã chia lại ruộng, thừa hẳn 3.000 mét vuông ở đầu làng. Xã giải quyết bằng cách chia cho mỗi hộ 2 mét vuông, sau đó, ông Huy mua lại của dân với giá từ 250 ngàn đến 500 ngàn đồng một mét. Ông muốn mua tiếp 2.000 mét cạnh đó để xây trường rộng rãi cho các cháu học, nhưng xã đã giành cho hội sinh vật cảnh mất rồi. Có đất, ông Huy tiến hành xây trường học. Nhưng khổ nỗi, UBND huyện chỉ được cấp phép xây dựng cho công trình dưới 5 tỷ đồng, mà trường học ông xây tốn 7 tỷ đồng. Để được việc, ông Huy phải làm lại hồ sơ, tách làm 2 công trình riêng biệt. Trong quá trình đợi hồ sơ phê duyệt, ông tiến hành khởi công để kịp năm học mới. Thế nhưng, sau 9 tháng xây dựng, công trình hiến tặng của ông đã xong, mà hồ sơ xin phép xây dựng vẫn nằm nguyên ở huyện. Người dân làng Mẹo nói vui: “Ông Huy bỏ tiền túi để xây trường học chui đem tặng”.
Tập đoàn Bitexco, có thể nói, là tập đoàn đầu tư bất động sản hàng đầu Việt Nam. Những dự án của tập đoàn này không những rất lớn về quy mô mà còn để lại dấu ấn đặc biệt. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến công trình từng giữ ngôi vị cao nhất Việt Nam, đó là tòa tháp 68 tầng Bitexco Financia Tower, tốn kém 200 triệu USD. Hiện ngôi vị cao nhất Việt Nam của tòa nhà này đã bị hạ bệ, song có thể khẳng định rằng, tòa nhà tiêu chuẩn quốc tế mang hình búp sen này đã để lại dấu ấn đặc biệt, tạo ra một cuộc ganh đua xây dựng những ngôi nhà kỷ lục. Về nhà chung cư, Bitexco cũng để lại dấu ấn đặc biệt với những tòa nhà The Manor HCM và The Manor Hà Nội mang phong cách châu Âu cực kỳ sang trọng, lịch lãm. Rồi dự án khách sạn 5 sao JW Marriott nằm trong tổ hợp công trình Trung tâm Hội nghị Quốc gia và Hội trường Ba Đình, nơi nghỉ ngơi của khách cao cấp, với chất lượng dành cho… tổng thống ở.
Các dự án đô thị của Bitexco thì có Khu đô thị mới Tứ giác Nguyễn Cư Trinh, tổng diện tích khoảng 8,2ha, nằm giữa khu vực sầm uất nhất của TP Hồ Chí Minh, vốn đầu tư ngón nửa tỷ USD; rồi Dự án Khu đô thị Nam Vành đai 3 (Hà Nội), là Công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long của Bitexco, có tổng diện tích 200ha…Không những người con của làng Mẹo này giỏi về xây dựng, ông Vũ Quang Hội còn đặc biệt giỏi về thủy điện. Tập đoàn Bitexco đã và đang đầu tư vào 13 dự án thủy điện ở khắp cả nước, trong đó, lớn nhất phải kể đến dự án thủy điện Nho Quế 3, với công suất lắp máy 110 MW. Đây là công trình trọng điểm của Bitexco trên địa bàn đặc biệt khó khăn tại huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Theo các chuyên gia, đây là một dự án có điều kiện thi công đặc biệt khó khăn, nằm trong khu vực cũng đặc biệt khó khăn. Với số tiền 3.000 tỷ đồng, bỏ vào kinh doanh bất động sản, xây dựng các khu đô thị, thu lợi không nhỏ, nhưng tập đoàn Bitexco đã quyết tâm đầu tư vào một dự án hoàn toàn mang tính xã hội này để đáp lại lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ. Ngoài việc đầu tư vào xây dựng, thủy điện, ông Vũ Quang Hội còn đầu tư hàng loạt các dự án giao thông. Tiêu biểu nhất là Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 100km, đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bitexco là nhà đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng hơn 14.000 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan chức năng xây dựng hành lang pháp lý để các nhà đầu tư tư nhân bỏ tiền phát triển cơ sở hạ tầng.Ở phương xa, người con lo những công trình vĩ đại, còn ở quê nhà, người cha chăm lo làm từ thiện. Mấy năm trước, người dân làng Mẹo đã giàu lắm, song trường tiểu học vẫn là ngôi nhà cấp 4 dột nát. Con cháu của các đại gia làng Mẹo đều được gửi đi học ở môi trường tốt nhất, còn lại là con nhà nghèo thì học ở làng, nên chẳng ai quan tâm. Rời thương trường về làng, ông Vũ Quang Huy chợt sửng sốt khi thấy những cháu bé của làng mình học trong mái trường dột nát như chuồng gà. Ngay lúc đó, ông đã nảy ra ý định xây dựng một mái trường tiểu học và một trường mầm non. Nhưng đất của ngôi trường cũ bé quá, không đáp ứng được, nên ông lùng mua đất của dân. Trong làng toàn người giàu, nên chả ai cắt đất tổ tiên ra bán cả. May mắn, lúc đó xã chia lại ruộng, thừa hẳn 3.000 mét vuông ở đầu làng. Xã giải quyết bằng cách chia cho mỗi hộ 2 mét vuông, sau đó, ông Huy mua lại của dân với giá từ 250 ngàn đến 500 ngàn đồng một mét. Ông muốn mua tiếp 2.000 mét cạnh đó để xây trường rộng rãi cho các cháu học, nhưng xã đã giành cho hội sinh vật cảnh mất rồi. Có đất, ông Huy tiến hành xây trường học. Nhưng khổ nỗi, UBND huyện chỉ được cấp phép xây dựng cho công trình dưới 5 tỷ đồng, mà trường học ông xây tốn 7 tỷ đồng. Để được việc, ông Huy phải làm lại hồ sơ, tách làm 2 công trình riêng biệt. Trong quá trình đợi hồ sơ phê duyệt, ông tiến hành khởi công để kịp năm học mới. Thế nhưng, sau 9 tháng xây dựng, công trình hiến tặng của ông đã xong, mà hồ sơ xin phép xây dựng vẫn nằm nguyên ở huyện. Người dân làng Mẹo nói vui: “Ông Huy bỏ tiền túi để xây trường học chui đem tặng”.
Ở nhiều vùng quê của Việt Nam, chuyện những người dân buôn đồng nát xây biệt thự tiền tỷ, hay sắm xe hơi đi làm vườn giờ không còn là chuyện gì quá lạ lẫm. Dọc dãi đất hình chữ S, có hàng trăm vùng quê nghèo khó, nay bỗng chốc được "hóa trang" bằng những căn biệt thự tiền tỷ, đời sống của người dân đã dần xóa bỏ được nghèo khó.
Ký ức vùng quê nghèo
Xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) xưa kia vốn là một vùng đất nghèo khó, giáp ranh với một số xã của huyện Diễn Châu. Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu dựa vào cây lúa. Thế nhưng do là vùng đất trũng, thường xuyên bị ngập úng nên mất mùa nhiều hơn được mùa, bà con cũng chẳng biết làm gì trước điều kiện khắc nghiệt của thiên tai.
Khó khăn là vậy nhưng người dân cũng không biết làm gì để thoát nghèo, thoát khổ. Ngoài làm ruộng thì họ không có một nghề phụ nào ổn định để làm trong thời gian nông nhàn.
Hình ảnh đầu tiên khi đến "làng đi Tây" là những chiếc xe ô tô cáu cạnh xuất hiện dày đặc trên đường làng |
Trăn trở về tương lai của quê hương nếu không tìm cách thoát nghèo thì khó mà đổi vận được. Với ý nghĩ đó, nhiều đàn ông trong xã bắt đầu đi làm ăn xa mong tìm được nghề phù hợp để sau này về quê lập nghiệp.
“Thời đó gỗ rừng còn nhiều lắm, nhận thấy buôn gỗ là một nghề nhanh có tiền, đem lại thu nhập nên nhiều người trong làng bắt đầu rời quê ra đi. Có chuyến chúng tôi đi tận hơn một tuần mới về.
Trong quá trình đi buôn gỗ, nhận thấy nhiều sản phẩm thừa từ gỗ vứt bỏ đi thì phí nên anh em lại rủ nhau gom về đóng tủ, đóng bàn dùng trong sinh hoạt gia đình. Từ đó Đô Thành có thêm một nghề mới là nghề làm mộc. Cũng chính nghề này đã giúp bà con nơi đây thoát nghèo chứ nghề buôn gỗ vừa nguy hiểm lại dẽ mất tính mạng, ông Phan Đăng Thế, xóm trưởng xóm Đồng Thị, xã Đô Thành nhớ lại.
Và những căn nhà khang trang hiện ra khoe mẽ giàu có, trù phú ở làng quê Đô Thành |
Từ khi có nghề, bà con nơi đây đua nhau mở xưởng. Cũng nhờ thời kỳ đó nghề mộc ở vùng này còn ít nên các sản phẩm mà họ làm ra đều được tiêu thụ ngay tức thì. Những năm đó xuống chợ Si (Diễn Châu), chợ Dinh (Yên Thành) và nhiều nơi khác đều thấy sự có mặt của các mặt hàng mộc “Made in Đô Thành”.
Nguyên liệu được lấy từ những sản phẩm thừa trong quá trình buôn gỗ để làm nên đem lại thu nhập khá. Đời sống bà con dần dần được nâng cao. Giờ đây Đô Thành không còn là độc canh cây lúa nữa mà việc làm của họ quanh năm không hết. Thời điểm đó, nhà nhà làm mộc, cả xóm, cả xã đều theo nghề mộc.
Nhìn những căn biệt thự thẳng lối, mọc như nấm, ít ai nghĩ đây chỉ là vùng quê lúa |
Một thời gian sau, do thị trường biến đổi, nhiều làng nghề mộc mọc lên như nấm sau mưa nên giá cả, lời lãi không còn được như trước nữa. Bà con nơi đây bắt đầu bỏ dần nghề này. Cùng thời điểm đó, nhà nước mắt đầu mở cửa giao thương với các nước bên ngoài. Vốn nhanh nạy, nắm bắt kinh tế thị trường, thời cơ rất tốt, dân xã Đô Thành bắt đầu xuất ngoại kiếm tiền về xây dựng gia đình, quê hương.
Trở thành tỷ phú nhờ xuất ngoại
Khi trong nước dần trở nên khó làm ăn thì người dân nơi đây bắt đầu nghĩ đến việc ra ngước ngoài kiếm “cơm”. Đó là vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ trước, các lao động ở Đô Thành bắt đầu đi xuất khẩu lao động sang các nước như Đức, Ba Lan, Anh, Úc… để tìm kiếm cơ hội làm ăn.
Lúc đầu toàn xã cũng chỉ có một vài người đi. Về sau những người đi đầu tiên sang đó thấy làm ăn được nên lại về kéo anh em, bà con xuất ngoại kiếm tiền. Cứ thế, lượng người đi Tây ngày một tăng lên.
Thời kỳ bấy giờ đi xuất khẩu lao động còn dễ nên cứ thấy làm ăn được là họ lại ồ ạt kéo nhau sang đó. Chính nhờ hướng đi này mà người dân nơi đây đã đổi thay một cách chóng mặt.
Biệt thự tiền tỷ của ông Nguyễn Đức Hòe |
Sau một thời gian cật lực làm việc bên xứ người họ lại tự hào đem số tiền mà mình đổ mồ hôi nước mắt làm được về trang trải cuộc sống cho gia đình, sắm sang đồ dùng, xây dựng nhà cửa khang trang. Chính từ đó mà những ngôi biệt thự cao tầng bắt đầu mọc lên ào ạt như nấm sau mưa.
Nói về sự phồn thịnh, giàu có của Đô Thành nhờ xuất khẩu lao động có người tếu vui: “Cứ sau một đêm ngủ dậy là thấy làng xóm lại khác, một số ngôi biệt thự cao ngạo nghễ mọc lên từ lúc nào không hay”. Quả thật, làng Đô Thành đã thay da đổi thịt một cách chóng mặt.
“Ở làng này nhà có hai, ba thậm chí bốn, năm người đi Tây là chuyện bình thường. Cứ anh sang làm bên đó thấy có tiền là kéo em sang, rồi bác kéo cháu, cha kéo con… cứ thế họ đua nhau đi xuất ngoại”, Ông Thế, xóm trưởng xóm Đông Thị nói như thế với tôi rồi kể cho nghe một loạt các hộ được xem là tỷ phú nhờ xuất ngoại, nào là hộ anh Nguyễn Giảng, hộ anh Hà Văn Khánh, hộ anh Lê Xuân Viên, hộ anh Võ Văn Thiện… .
Ở Đô Thành, mỗi nhà đều có một người dân đi xuất khẩu lao động và những căn nhà tiền tỷ này là do con cháu gửi về xây dựng |
Còn Bác Trần Văn Bính, xóm trưởng xóm Phú Vinh thì cho hay: “Toàn xóm có 284 hộ, gần 800 lao động; thời điểm làng có số người đi xuất khẩu lao đông cao nhất lên đến hơn 200 người. Nhờ nguồn lao động này mà xóm trở nên trù phú, giàu có, đời sống bà con, cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ rệt”.
Chính gia đình bác Bính cũng nhờ có 3 người con đi xuất khẩu lao động nên mới xây dựng được cơ ngơi khang trang như thế. Bác Bính cho biết, con bác đi xuất khẩu được hơn mười năm nay, nhờ ơn trời sang đó làm ăn thuận lợi nên cũng thường xuyên có tiền gửi về cho gia đình. Hiện bác đã cất được một biệt thự vào loại tầm cỡ trong làng và sắm nhiều vật dụng, nội thất trong nhà đắt tiền.
Chúng tôi được bác Bính dẫn tới nhà ông Nguyễn Đức Hòe, trú cùng xóm. Ông Hòe có tới 3 người con trai, một gái và một cô con dâu đang làm ăn bên Đức. Bước vào căn biệt thự của gia đình ông Hòe mà chúng tôi cũng cảm thấy choáng với sự đồ sộ của nó. Có lẽ ở các thành phố lớn cũng khó tìm được căn nào có giá trị như nhà của ông. Với lối thiết kế phương tây cổ độc đáo, đây được xem là căn nhà khủng nhất vùng đất này với giá xây dựng lên đến hàng chục tỷ đồng từ năm 2004.
Ông Hòe tâm sự trước đây gia đình ông cũng nghèo lắm, nhưng từ khi nhà nước có chính sách mở cửa, các con của ông được tạo điều kiện đi xuất khẩu lao động. Lúc đầu là người anh đi, khi ổn định thì đưa em sang. Lần lượt như thế, hiện tại ông có 4 cậu con trai thì ba cậu đang sống bên Tây. Ở làng này, gia đình ông Hòe là một trong những hộ tỷ phú của làng với tổng giá trị không tiết lộ nhưng sẽ không kém cạnh với những đại gia thành phố, mặc dù ở thôn quê.
Ngoài gia đình ông Hòe thì còn rất nhiều gia đình khác có 3 đến 4 người con đi xuất khẩu lao động như gia đình ông Nguyễn Đức Hải là một ví dụ. Ông Hải có 2 con trai, 1 con gái và 1 con dâu đang ở bên Đức. Ông cũng là một trong những gia đình được liệt vào danh sách đại gia khủng ở vùng Đô Thành này.
Những năm gần đây, thị trường Lào làm ăn dễ dàng nên một bộ phận lao động ở Đô Thành bắt đầu sang đây tìm kiếm cơ hội làm giàu, đặc biệt là thế hệ trẻ. Một khu làng Việt kiều Lào với những công ty, doanh nghiệp được dựng lên bên bờ kênh Vực Bách, trở thành một trong những xóm tỷ phú của xã Đô Thành.
Giờ về Đô Thành, nếu nhìn biệt thự tiền tỷ, xe hơi hạng sang mà thốt lên ngạc nhiên thì “xưa như trái đất”. Bởi biệt thự, xe con bóng loáng được người dân ở đây xem như là một nhu cầu bình thường trong cuộc sống thường ngày mà thôi.
Đường vào xã Diễn Tháp |
Phố biệt thự ở... “làng đồng nát”
Trước kia người ta vẫn quen gọi Diễn Tháp (Diễn Châu, Nghệ An) với cái tên làng đồng nát. Nhưng giờ đây với những ngôi biệt thự tiền tỷ mọc san sát nhau thì người ta lại biết đến Diễn Tháp nhiều hơn dưới cái tên “phố biệt thự”.
Trước kia người dân Xứ Nghệ vẫn biết đến xã Diễn Tháp (Diễn Châu, Nghệ An) dưới cái tên làng đồng nát, bởi vì ở đây cả làng đi buôn đồng nát mưu sinh.
Là một xã thuần nông, đất chật người đông, mỗi hộ gia đình chỉ có vài ba sào ruộng khoán mà quanh năm nước lại ngập nên ngoài làm ruộng người dân nơi đây phải bươn chải khắp nơi mưu sinh. Đa phần họ đi khắp làng trên xóm giới của xứ Nghệ thu mua phế liệu, kiếm sống qua ngày và cũng để phục vụ cho nghề đúc đồng truyền thống trong xã.
Những năm của thập niên 90, thế kỷ XX trở về trước, Diễn Tháp được xem là một trong những xã nghèo nhất huyện Diễn Châu, thu nhập bình quân đầu người rất thấp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
Người dân Diễn Tháp vẫn còn nhớ như in ký ức của cái nghèo nơi đây. “Lúc đó ở Diễn Tháp nhà nhà đi buôn đồng nát, người người đi buôn đồng nát. Chúng tôi mua đủ thứ mà xã hội thải ra, từ đồng nhôm, rồi dép nhựa hư (hỏng), lông gà… cả ngày cũng chỉ kiếm được mươi, dăm nghìn (5 - 10 000đ), dè xẻn chỉ đủ ăn trong ngày thôi. Khi đó mấy đứa con tôi một buổi đi học, một buổi đi khắp nơi thu mua đồng nát cho bố mẹ, kiếm tiền đóng học phí. Cả năm cũng không dám sắm cho con bộ quần áo mới, khổ lắm”, ông Hồ Xuân Bắc, một người dân từng sống trong thời khốn khó chia sẻ.
Khi đó người ta gọi dân Diễn Tháp là “dân đồng nát”, chi tiêu hà tiện, lúc nào cũng rong ruổi trên chiếc xe đạp cà tàng, thu lượm phế liệu.
Không cam chịu đầu hàng trước cái nghèo, người dân nơi đây luôn cố gắng vươn lên, tìm đủ mọi cách để khắc phục khó khăn, cải thiện cuộc sống.
Khi phế liệu trong nước dần cạn kiệt, có được thông tin giá phế liệu ở nước bạn Lào vô cùng thấp, người dân Diễn Tháp ồ ạt kéo nhau sang Lào thu mua và đưa những sản phẩm dân dụng tái chế sang trao đổi buôn bán.
Mới đầu chỉ là những hộ nhỏ lẻ, thu mua rồi gửi hàng về bằng xe khách. Sau có những hộ mua ô tô riêng chở về, hoặc tập kết tại những bãi thu mua lớn bên nước bạn rồi chuyển về nước. Có những người được mệnh danh là ông trùm phế liệu trên nước bạn Lào.
Ở đây, hình ảnh những căn biệt thự không còn là quá xa lạ với người dân
Phế liệu sau khi thu mua được chuyển về nước phân loại, tái chế rồi đưa trở lại Lào bán. Cứ như vậy, những chuyến xe như những con thoi chạy sang Lào rồi về nước, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân Diễn Tháp.
Khi đã có được số vốn ổn định, người dân nơi đây bắt đầu đua nhau xây nhà, sắm xe. Từ năm 2.000 những căn biệt thự hàng tỷ đồng thi nhau mọc lên như nấm sau mưa. Diễn Tháp bắt đầu thay da đổi thịt, như khoác lên mình một chiếc áo choàng lộng lẫy, sang trọng.
Xã Diễn Tháp hiện có hàng trăm hộ giàu, trên 500 ô tô các loại. Trong đó có không ít chiếc xế hộp giá hàng tỷ đồng.
Những căn biệt thự được hoàn thiện có đóng góp từ nghề đồng nát
Những căn biệt thự vừa hoàn thiện
|
Nếu như chỉ nhìn qua ảnh không ai có thể tin nổi đây là cảnh ở một vùng quê, mà nghĩ ngay tới một khu phố hạng sang ở thành phố. Và sẽ không ai tin nổi khi những căn biệt thự tiền tỷ này được xây lên từ “đồng nát”. Và chủ nhân của chúng là những ông trùm phế liệu.
Hãy cùng ngắm nhìn khu phố biệt thự hạng sang trên làng đồng nát:
Những căn biệt thự tiền tỷ được xây lên từ đồng nát.
Những ngôi biệt thự tiền tỷ nằm san sát nhau.
Một góc làng đồng nát toàn những ngôi nhà biệt thự như trong một thành phố.
Sau khi tái chế những chuyến hàng trở lại thị trường nước bạn Lào tiêu thụ..
Ở làng hoa Vạn Thành, những lão nông sáng sáng lái xe ô tô ra đồng làm việc không còn là điều gì đó quá xa xỉ. Chuyện người dân ở đây sở hữu tiền tỷ hay những căn biệt thự nhiều vô kể.
Trên các con đường làng trải nhựa phẳng lỳ vào làng hoa Vạn Thành, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), những chiếc xe hơi lướt bánh nhẹ nhàng tấp vào các ngôi biệt thự sang trọng cho thấy cuộc sống mới nơi đây đã thật sự “lột xác” sau gần nửa thế kỷ khai hoang, lập làng.
Những ngôi nhà biệt thự tiền tỷ là hình ảnh đập vào mắt du khách đầu tiên khi đến làng hoa |
Đất lành hoa đậu
Những người lớn tuổi ở Vạn Thành vẫn còn nhớ như in những ngày đầu đến vùng đất này khai hoang, đó vào năm 1955 – 1956. Ngày ấy, Vạn Thành chỉ có khoảng 10 gia đình di cư từ tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam) vào đây lập nghiệp.
Cuộc sống của người đi tìm đất mới sản xuất gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn đủ đường. Có lúc, nhiều người đã nghĩ tới việc bỏ xứ này để đi tìm vùng đất khác có thể sản xuất được lúa nước giải quyết cho cái ăn trước mắt. Nhưng rồi, sự cần mẫn lao động của những con người đất Bắc không bao lâu đã đánh bại cái hoang hóa của tự nhiên.
Trên những cánh đồng hoa, nụ cười luôn rạng rỡ của người dân. Nhờ có nghề trồng hoa này, làng Vạn Thành đã "lột xác" hoàn toàn |
Những đồng cỏ hoang dại, những đồi cây rậm rạp, những vũng sình lầy đã dần thay thế bằng nhiều cánh đồng hoa rực rỡ, đẹp như một giấc mơ dưới bàn tay, trí lực của con người.
Sau gần 60 năm lấy sức người cải tạo thiên nhiên, hôm nay Vạn Thành đã trở thành một trong ba làng hoa truyền thống của thành phố Đà Lạt, nơi đây đầy ắp những hoa là hoa, hằng năm đã cung cấp hơn 80% sản lượng hoa hồng của thành phố.
San sát những căn nhà tiền tỷ |
Thật ra, Vạn Thành mới chỉ khởi sắc bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đó cũng là thời điểm đánh dấu bước chuyển mình đột biến của làng hoa khi nhiều lão nông ở Vạn Thành chiết, ghép và nhân giống thành công không ít giống hoa mới được nhập từ Châu Âu về cho năng suất và chất lượng sản cao hơn hẳn so với thời kỳ trồng những giống hoa truyền thống.
Ngoài ra, nhiều loài hoa có nguồn gốc ở nước ngoài như hoa hồng đỏ Hà Lan, hoa hồng đỏ Ý; các loại hoa baby, đồng tiền… cũng đã được một số doanh nghiệp đưa về trồng trên đất Vạn Thành. Hàng chục loài hoa từ nhiều nước trên thế giới được hội tụ về đây, hôm nay đã vững chãi sinh trưởng trên vùng đất này.
Mỗi năm, làng hoa Vạn Thành thu về tiền tỷ nhờ xuất khẩu hoa ra thị trường |
Đến nay, gần 100% diện tích đất trồng hoa tại Vạn Thành là nhà kính, nhà lưới, trình độ kỹ thuật trồng hoa theo hướng công nghệ cao ngày càng nâng lên rõ rệt. Các công đoạn chăm sóc hoa như tưới nước, phun thuốc sâu, trừ cỏ… đều được làm tự động.
Việc cắt cành hoa, gói thành từng bó nhỏ, đóng thùng …đã được nông dân thao tác gọn gàng, chuẩn xác, hạn chế tối đa lượng hoa dập nát trên đường vận chuyển đến nơi tiêu thụ…Tổng doanh thu từ trồng hoa ở Vạn Thành đã tăng từ gần 16,5 tỷ đồng trong năm 2010 lên đến hơn 24,1 tỷ đồng trong năm 2011.
Đồng hoa đua sắc, làng sắm xe hơi
Đường vào Vạn Thành quanh co chập chùng mang đặc dấu ấn của một vùng đất phía nam Tây Nguyên nhưng rải nhựa phẳng lì. Hai đên đường là nhiều ngôi biệt thự được xây dựng theo kiến trúc Pháp hiện đại trông như những cung điện nguy nga khi màn đêm buông xuống.
Nhiều người ở Vạn Thành cho biết, một sào đất nơi đây nếu trồng hoa hồng đúng kỹ thuật hằng năm cho thu về không dưới 60 triệu đồng. Ở Vạn Thành, hiện nay gia đình trồng hoa ít nhất là cũng vài sào, nhiều thì đến vài héc ta, trong nhà lúc nào cũng nuôi thường trực vài ba người làm thuê cho mình.
Những căn nhà tiền tỷ như thế này, nhiều người dân trước đây nếu có nằm mơ cũng không bao giờ nghĩ đến |
Với người trồng hoa Vạn Thành, đã từ lâu rồi họ không còn phải lo cái ăn, cái ở, ngày nay cái họ lo là tậu chiếc xe hơi bạc tỷ hay bèo thì cũng năm bảy trăm triệu đi lại cho nắng không đến mặt, mưa không ướt đầu.
Hiện Vạn Thành có chưa đến 200 gia đình nhưng đã có tới hàng chục gia đình đã tậu xe hơi đời mới. Ông Phạm Công Thìn, nguyên khu phố trưởng ở làng hoa Vạn Thành kiêm đại biểu HĐND phường 5 (TP Đà Lạt) cho biết, Vạn Thành hôm nay cán bộ tổ dân phố đi họp địa phương và lo việc xã hội bằng xe hơi là điều bình thường, bản thân ông Thìn cũng đang có 8 sào hoa và sở hữu 2 căn nhà, một chiếc Innnova G đời 2009.
Giờ thì chuyện biệt thự tiền tỷ là quá bình thường |
Ông Vũ Chí Nghị là người gần 20 năm trồng hoa ở Vạn Thành, đang sở hữu một biệt thự và chiếc xe Jolie 7 chỗ cho biết, để có được ngày hôm nay không phải là dễ, người trồng hoa cũng lắm phiêu lưu, vất vả vì giá hoa phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thị trường.
Đã có năm giá hoa xuống rất thấp khiến nhà vườn nhiều khi chỉ hòa vốn hoặc lãi không đáng kể. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường hoa đã ổn định, sức tiêu thụ ngày càng tăng mạnh khiến người trồng hoa vui như mở hội.
Thậm chí, người dân còn bảo, mỗi hộ nếu làm ăn thắng lợi, mỗi hộ sở hữu vài căn nhà là việc nhỏ |
Thấy nhà nhà đua nhau mua xe hơi, tuy mới lập gia đình nhưng anh Phan Đình Thắng (29 tuổi) cũng khẳng định một năm nữa anh cũng phải có xe con cho bằng các anh, các chú. “Không dám khẳng định là mua xe bạc tỷ những ba bốn trăm triệu thì đối với tôi không khó. Bằng thời gian này sang năm anh quay lại đây tôi sẽ chở anh đi dạo một vòng làng hoa bằng xe hơi cho vui” – anh Thắng nói.
Trên cánh đồng hoa, người dân còn sắm xe đi làm vườn |
Tôi rời Vạn Thành khi trời đã nhá nhem, lúc này bên chầu bia đầu năm các lão nông ai cũng đã ngà ngà, mặt đỏ bừng như gấc chín, họ chưa giải tán cuộc vui vì bia vẫn chưa hết, hơn thế nữa cả nhóm vẫn chưa chọn được chiếc xe hơi nào đẹp nhất làng để trưa mai lên nhà hàng trên phố ăn cưới...
Vài biệt thự ở Saigon
An Phú An Khánh, quận 2
Phối cảnh Biệt thự song lập
Phối cảnh Biệt thự đơn lập
Phối cảnh biệt thự phố vườn
Làng biệt thự C.T.C – Quận 9 - biệt thự mẫu
Làng biệt thự C.T.C – Quận 9 - biệt thự mẫu
Khu biệt thự Blue Diamond nằm bao quanh bờ hồ và tận dụng hướng nhìn về sông Đồng Nai.
biệt thự ở Đà Nẳng
Chuyên đề: Loay hoay đầu tư sân bay TTCT - Đề xuất thành lập sân bay mới trong khi đang chịu lỗ lớn là hai mảng màu tương phản trong bức tranh hoạt động kinh doanh sân bay hiện nay. Nhiều câu hỏi đang đặt ra xung quanh câu chuyện đầu tư phát triển sân bay hiện nay, từ quỹ đất tới nguồn vốn...
Nhờ phát triển du lịch, sân bay Phú Quốc hoạt động hiệu quả nhất trong số các sân bay địa phương ở phía Nam - Ảnh: N.C.T. |
Sân bay: Xây mới và tiếp tục lỗ
Khi đặt vấn đề xây dựng sân bay, địa phương nào cũng đưa ra những lý do chính đáng: kết nối quốc tế, rút ngắn thời gian đi lại, tạo sức bật thu hút đầu tư và phát triển du lịch... Nhưng trên thực tế, nhiều sân bay được nâng cấp hạ tầng để có thể đón máy bay lớn đành phải chịu lỗ vì vắng khách.
Tiền để đầu tư sân bay là những con số ở hàng nghìn tỉ đồng, trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy số lỗ sẽ dừng lại ở mức hàng trăm tỉ.
Thu hồi vốn: cần 30 năm
Trong buổi lễ khánh thành cảng hàng không Liên Khương (Lâm Đồng), đại diện Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam (SAC) cho biết sân bay này đã được đầu tư gần 3.000 tỉ đồng để có một đường băng đủ tải cho máy bay Airbus A321 có thể cất - hạ cánh, cộng với nhà ga có thể vận chuyển 1,5-2 triệu khách/năm và các trang thiết bị. Theo một quan chức SAC, với doanh thu và tần suất bay như hiện nay của sân bay này, phải mất 30 năm mới có thể thu hồi vốn. Vốn đầu tư cho những nhà ga "xoàng xoàng" như Rạch Giá, Liên Khương cũng ngốn chừng 600-700 tỉ đồng, chưa kể trang thiết bị.
Cũng theo quan chức này, với nguồn vốn đầu tư như thế và nguồn nhân lực để vận hành một bộ máy chuyên nghiệp thì các sân bay như Rạch Giá, Liên Khương phải có từ 10-20 chuyến bay mỗi ngày mới có thể bù đắp đủ chi phí. Trường hợp sân bay Phú Bài cũng tương tự, dù ước tính mỗi năm phục vụ 500.000 lượt khách nhưng việc kêu gọi đầu tư hạ tầng mới không hề dễ do đòi hỏi vốn đầu tư cao (từ 2.500-3.000 tỉ đồng) trong khi khả năng thu hồi vốn rất chậm. Nhà đầu tư nước ngoài lại muốn được đầu tư vào những lĩnh vực có thể thu hồi vốn nhanh như nhà ga hay dịch vụ bay...
Theo SAC, nhiều sân bay do đơn vị này quản lý hiện đang trong tình trạng thu không đủ bù chi. Trong số tám sân bay SAC đang quản lý, Phú Quốc có doanh thu cao nhất và có lãi, hai sân bay Liên Khương và Buôn Ma Thuột có khi thu đủ bù chi (chưa tính đến khoản đầu tư cơ sở hạ tầng). Các sân bay khác đều lỗ.
Mới đây, tỉnh An Giang lại đề xuất xây sân bay vì cho rằng có lợi thế về phát triển du lịch cũng như thu hút nhiều dự án đầu tư. Nhưng sân bay (dự kiến) tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành chỉ cách hai sân bay hiện hữu là Trà Nóc (Cần Thơ) và Rạch Giá (Kiên Giang) chừng 60km. Do vậy, nhiều chuyên gia đã sửng sốt hỏi: Với bán kính như vậy có cần đến ba sân bay?
Phó tổng giám đốc Hãng hàng không Jetstar Pacific Tạ Hữu Thanh cho biết với khoảng cách từ TP.HCM đến Cần Thơ, máy bay chưa đến độ cao cần thiết để bay bằng đã phải hạ độ cao để hạ cánh. Việc cảng hàng không quốc tế Cần Thơ được đầu tư nâng cấp nhưng nguồn khách không đủ khiến hãng này phải ngưng khai thác đường bay Cần Thơ - Hà Nội. Bảng tổng kết sau năm tháng bay lỗ gần 2 triệu USD.
Hãng hàng không Vietnam Airlines sau đó một mình một chợ đã tăng từ bảy chuyến/tuần lên 11 chuyến/tuần nhưng không lâu sau cũng quay lại lịch bay một chuyến/ngày vì thiếu khách. "Hai sân bay Rạch Giá, Cần Thơ còn lâu mới hoạt động hết công suất, vậy bỏ thêm hơn 3.000 tỉ đồng đầu tư sân bay An Giang để làm gì?" - một chuyên gia hàng không đặt câu hỏi.
Mặc dù đã có quy hoạch nhưng ở góc độ kinh doanh, các chuyên gia cho rằng để sân bay hoạt động hiệu quả nhất thiết phải nhìn cấp độ khu vực, không thể để mỗi tỉnh đều có sân bay. Chẳng hạn để sân bay Cần Thơ hoạt động hiệu quả, phải đầu tư xây dựng đường kết nối đến các tỉnh xung quanh thay vì xây thêm sân bay ở nơi khác.
Việc đầu tư nâng cấp các sân bay Liên Khương hay Đà Nẵng nhưng thiếu vắng các chuyến bay quốc tế đều đặn còn cho thêm bài học khác: quyết định đầu tư phải nhìn ở góc độ nhu cầu khách hàng dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường nghiêm túc mới mong thành công.
Những vị khách nước ngoài hiếm hoi đến sân bay Rạch Giá (Kiên Giang) - Ảnh: Lê Nam |
Nước ngoài ngỏ ý và... tắc
Theo Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc (NAC), mặc dù vẫn phải bù lỗ nhưng ở cảng hàng không Cát Bi và Vinh lưu lượng hành khách vẫn tiếp tục tăng (sáu tháng đầu năm nay tại cảng hàng không Cát Bi tăng 38,86%, tại Vinh tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái). Vì vậy theo NAC, việc mở rộng nhà ga trở nên cấp bách, Cát Bi cần được đầu tư nâng cấp toàn bộ hệ thống đường cất - hạ cánh, đường lăn và hệ thống thiết bị dẫn đường, đèn tín hiệu hàng không...
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án cấp bách của NAC giai đoạn 2010-2015 là gần 3.000 tỉ đồng (chưa kể vốn đối ứng xây dựng nhà ga hành khách T2 Nội Bài), trong khi nguồn vốn đầu tư hiện có của NAC chỉ ở mức 1.500 tỉ đồng.
Đến thời điểm này ít nhất có ba cảng hàng không ở Hà Nội, Quảng Ninh và Huế đã được đối tác nước ngoài ngỏ ý đầu tư và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang xem xét. Tuy nhiên, nhiều khó khăn đã phát sinh do khung luật pháp tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia là chưa có hoặc không đủ. Chẳng hạn với cảng hàng không Quảng Ninh, Bộ GTVT cho biết đã lập xong quy hoạch song do quy định hiện hành thì việc đầu tư vào cảng hàng không thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
Do tính chất phức tạp trong việc quản lý nên trước nhu cầu của Công ty TNHH Joinus (Việt Nam) và Tổng công ty Hàng không Hàn Quốc đầu tư vào đây, bộ yêu cầu nhà đầu tư phải lập đề xuất sơ bộ về nội dung cơ bản, những điều kiện cụ thể để bộ và các bộ ngành liên quan xem xét trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Với dự án đầu tư nâng cấp cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), Bộ GTVT cho biết đã lập xong dự án theo phương án liên doanh với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, đây là dự án liên doanh đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không với đối tác nước ngoài nên gặp nhiều khó khăn do Nhà nước chưa có quy định.
Theo kế hoạch nâng cấp cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung (MAC) sẽ liên kết với đối tác nước ngoài để đưa cảng hàng không này lên chuẩn quốc tế. Giai đoạn 1 (đến năm 2020) cảng hàng không Phú Bài sẽ có công suất 5 triệu khách/năm, tổng diện tích 297,5ha, đường băng tiếp nhận được máy bay Boeing 777.
Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 6.087 tỉ đồng. Giai đoạn 2 (đến năm 2030) cảng hàng không Phú Bài sẽ tiếp nhận được máy bay Boeing 787, có thêm một đường băng và nâng chỗ đỗ máy bay từ 23 lên 43 chỗ, công suất nhà ga hành khách là 9 triệu khách/năm, tổng mức đầu tư sẽ nâng lên 6.484 tỉ đồng.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch - đầu tư cho rằng cả hai phương án là không khả thi, vì theo phương án 1 công ty liên doanh sẽ lỗ trong thời gian dài (lỗ lũy kế 686 tỉ đồng sau 25 năm hoạt động), còn phương án 2 không có vốn vay vì không có nhà đầu tư nào tham gia đầu tư chỉ bằng vốn chủ sở hữu. Còn Bộ Tài chính khuyến cáo cần đánh giá cụ thể điều kiện góp vốn của dự án để cơ quan có thẩm quyền xem xét. Bộ GTVT cũng thừa nhận phương án trên không khả thi vì MAC không có đủ khả năng tài chính.
Gần đây UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết Tập đoàn International Airport (Singapore) đã đề xuất góp hơn 137 triệu USD đầu tư cho cảng hàng không Phú Bài. Bộ GTVT đã đề nghị tỉnh cùng tập đoàn này làm việc với bộ để xác định cụ thể các nội dung, điều kiện góp vốn trước khi báo cáo Thủ tướng. Đồng thời, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng giao các bộ ngành khác hướng dẫn liên doanh với đối tác nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng hàng không cũng như định giá cảng hàng không để có cơ sở thực hiện dự án và quản lý khai thác sau này.
Một đề xuất khác về tham gia đầu tư vào cảng hàng không quốc tế Nội Bài của Tập đoàn Airis Holdings (Hoa Kỳ) đã bị từ chối. Các hạng mục đầu tư cho cảng hàng không này đều do các đơn vị trong nước thực hiện với tổng mức đầu tư trên 800 triệu USD.
Vì sao họ lỗ?
Mặc dù lợi nhuận trước thuế trong tám tháng đầu năm của Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc (NAC) đạt hơn 336 tỉ đồng nhưng báo cáo của doanh nghiệp này cho thấy các cảng hàng không địa phương trong phạm vi quản lý của NAC đều bị lỗ. Chi phí bình quân cho mỗi chuyến bay là 12,8 triệu đồng, trong khi mức Nhà nước ban hành thu tại các cảng hàng không địa phương bình quân là 3 triệu đồng/chuyến. Bình quân mỗi chuyến bay phải bù lỗ 9,8 triệu đồng.Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam (SAC) dù tám tháng đầu năm lợi nhuận đạt 114 tỉ đồng nhưng ông Nguyễn Nguyên Hùng - chủ tịch hội đồng thành viên của SAC - cho biết tính đến cuối năm nay vẫn có thể bị lỗ do không đủ bù mức chênh lệch tỉ giá vốn vay đầu tư hạ tầng. Đến hết tháng 8-2011, chi phí chênh lệch tỉ giá mà doanh nghiệp này phải chịu là hơn 1.000 tỉ đồng (chiếm 45% tổng chi phí).
Ông Lê Mạnh Hùng, tổng giám đốc NAC, cho biết hằng năm NAC phải bù lỗ cho năm cảng hàng không địa phương thuộc phạm vi quản lý của mình là Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh (Nghệ An), Cát Bi (Hải Phòng), Nà Sản (Sơn La) và Điện Biên hàng trăm tỉ đồng. Năm 2010, NAC đã bù lỗ 82,3 tỉ đồng cho các cảng hàng không (Đồng Hới 58,7 tỉ đồng, Vinh 9,1 tỉ đồng, Điện Biên 9,2 tỉ đồng, Cát Bi 3,2 tỉ đồng, Nà Sản 2 tỉ đồng). Riêng tám tháng đầu năm 2011 đã bù lỗ khoảng 64,4 tỉ đồng cho các cảng hàng không trên.
Theo ông Hùng, dự kiến trong những năm tới việc bù lỗ cho các cảng hàng không địa phương ngày càng gia tăng do mức gia tăng về chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và các chi phí phục vụ trực tiếp.
Thống kê của NAC cũng cho thấy trong năm 2010, tổng sản lượng tại các cảng hàng không địa phương là 9.289 chuyến bay. Trong hệ thống cảng hàng không do doanh nghiệp này quản lý, Nội Bài đang có tần suất và lưu lượng bay lớn nhất với 250 chuyến bay/ngày. Cảng hàng không Đồng Hới mới đưa vào khai thác năm 2008 nhưng do chi phí khấu hao đầu tư hạ tầng và tần suất bay ít nên đây lại là cảng bị lỗ nặng nhất.
Để giải quyết tình trạng thua lỗ các cảng hàng không địa phương, NAC đề nghị Bộ GTVT phối hợp các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách giá các loại hình dịch vụ hàng không do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo chính sách giá phù hợp chi phí và thị trường, nhất là chính sách giá tại các cảng hàng không địa phương.
Để tránh bù lỗ cho cảng hàng không Phù Cát (Bình Định), Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung cũng đề nghị Bộ GTVT có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh khung giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không Phù Cát từ nhóm B lên nhóm A để được thu phí tương xứng với dịch vụ đã cung cấp.
Do cảng hàng không Phù Cát đang khai thác chủ yếu loại máy bay A320 với giá phục vụ mặt đất trọn gói tại cảng hàng không nhóm B là 4 triệu đồng/lần chuyến, trong khi mức giá này ở cảng hàng không nhóm A áp dụng với loại máy bay A320 khoảng 8-9 triệu đồng/lần chuyến. Vì vậy, hiện cảng hàng không Phù Cát đang phải bù lỗ một năm khoảng 5 tỉ đồng...
Theo một lãnh đạo Cục Hàng không VN, các cảng hàng không địa phương lỗ vì tần suất hoạt động thấp, quy mô khai thác ít trong khi vẫn phải đầu tư hạ tầng đảm bảo yêu cầu khắt khe của hoạt động hàng không. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động các cảng hàng không địa phương ngoài mục đích kinh tế - xã hội còn đáp ứng cả yêu cầu an ninh quốc phòng.
Ngành hàng không đang tổ chức các cảng hàng không hoạt động theo cụm, lấy lợi nhuận của cảng hàng không quốc tế cửa ngõ bù cho cảng hàng không địa phương. Tính chung lại, toàn bộ mạng cảng hàng không đang hoạt động vẫn có lãi và hằng năm vẫn đóng góp hàng trăm tỉ đồng vào ngân sách nhà nước trong khi Nhà nước chưa phải bù lỗ.
Trao đổi với TTCT, ông ĐINH VIỆT THẮNG - phó cục trưởng Cục Hàng không VN - cho biết việc quy hoạch số lượng cảng hàng không, sân bay nước ta hiện nay đáp ứng được quy hoạch phát triển giao thông vận tải ngành hàng không dân dụng VN giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt. Nhu cầu phát triển cảng hàng không của các địa phương là chính đáng nhưng việc quy hoạch, quy mô đầu tư và thời điểm xây dựng sẽ được cân nhắc.
Ông Đinh Việt Thắng - Ảnh: Tuấn Phùng |
* Thưa ông, ông nói gì về những ý kiến cho rằng VN có quá nhiều sân bay và vị trí các sân bay quá gần nhau?
- Cảng hàng không, sân bay là công trình đặc thù có điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe. Ở nước ta điều kiện dân số đông, trong khi địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho việc lựa chọn xây dựng cảng hàng không, sân bay. Do vậy cần phải quy hoạch sớm để dự trữ nguồn phục vụ cho việc phát triển cảng hàng không, sân bay sau này.
Hiện nay các cảng hàng không, sân bay cơ bản đều được quy hoạch phát triển trên cơ sở các sân bay có từ trước, trừ một số cảng hàng không mới như Quảng Ninh, Phú Quốc, Hải Phòng (vị trí quy hoạch ở huyện Tiên Lãng). Chúng ta quy hoạch 26 cảng hàng không là không nhiều. Chúng tôi đưa ra con số này sau khi khảo sát 300 sân bay, bãi đỗ trực thăng hiện có.
Có dân số đông đứng thứ 13 trên thế giới, diện tích hơn 300.000 km2 với địa hình trải dài và với chỉ số 1 cảng hàng không/16.000 km2 thì chúng ta đang ở mức trung bình trong khu vực. Một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia có mật độ cao hơn chúng ta rất nhiều, chỉ khoảng 5.000-7.000km2 là đã có một cảng hàng không. Các nước có diện tích tương đương Việt Nam như Malaysia có 37 cảng hàng không, Philippines có 46 cảng hàng không, Nhật có 53 cảng hàng không...
Nguyện vọng muốn có cảng hàng không, sân bay của các địa phương là chính đáng. Tuy nhiên Bộ GTVT, Cục Hàng không VN phải căn cứ trên quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dựa vào nhu cầu thị trường vận tải hàng không, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền, vị trí địa lý và tầm quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, khả năng khai thác dùng chung quân sự và dân dụng để xem xét, quyết định việc quy hoạch đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay hay không.
Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, sẽ có 26 cảng hàng không được đưa vào khai thác, sử dụng bao gồm:
- 10 cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc.
- 16 cảng hàng không nội địa: Điện Biên Phủ, Nà Sản, Lào Cai, Quảng Ninh, Gia Lâm, Vinh, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tàu.
(Quy hoạch phát triển giao thông vận tải ngành hàng không dân dụng VN giai đoạn đến 2020 và định hướng đến 2030)
* Dư luận lo ngại việc đầu tư nhiều sân bay và gần nhau sẽ tốn kém và dẫn tới khai thác không hết công suất?
- Hiệu quả khai thác các cảng hàng không phải tính đến hiệu quả tổng thể, đây là hạ tầng cần thiết để thúc đẩy hiệu quả xã hội. Ở một số khu vực trọng điểm có các cảng hàng không gần nhau nhưng mục đích chính quy hoạch các cảng hàng không này không phải để bay các tuyến nội vùng, mà nhằm mục đích mở rộng, phát triển thị trường liên vùng.
Hà Nội chỉ cách Hải Phòng hơn 100km nhưng xây sân bay ở Hải Phòng không phải để bay ra Hà Nội mà để thiết lập các đường bay Hải Phòng đi TP.HCM, khu vực Tây nguyên... Hay cảng hàng không Đồng Hới cách Vinh 200km nhưng không bay Đồng Hới - Vinh mà là từ Vinh đến Buôn Ma Thuột, TP.HCM...
Các cảng hàng không như Vinh, Đồng Hới, Tuy Hòa, Phù Cát, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Rạch Giá, Cà Mau khi quy hoạch và đầu tư xây dựng cũng nhận được nhiều ý kiến băn khoăn. Tuy nhiên, qua thực tế khai thác, sản lượng các cảng hàng không này đã có sự tăng trưởng trung bình trên 30%/năm và thật sự có đóng góp không nhỏ vào việc thu hút đầu tư, giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân cũng như sự phát triển chung về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của các địa phương.
* Nhưng hiện nay nhiều cảng hàng không địa phương đang bị lỗ do tần suất khai thác ít. Điều này dẫn đến nghi ngại về hiệu quả đầu tư?
- Hiện nay hầu hết các cảng hàng không địa phương của chúng ta hoạt động đều lỗ, trừ một vài cảng hàng không như Cam Ranh, Phú Bài, Phú Quốc, Cát Bi cân đối được thu - chi. Tuy nhiên, việc duy trì và phát triển các cảng hàng không địa phương là hết sức cần thiết vì sự phát triển chung của các địa phương và của đất nước. Một vấn đề cần lưu ý: xét trên bình diện tổng thể thì toàn bộ mạng cảng hàng không của chúng ta đang hoạt động có lãi và hằng năm vẫn đóng góp hàng trăm tỉ đồng vào ngân sách nhà nước.
Không riêng ở nước ta, trên thế giới việc khai thác các cảng hàng không nội địa có dưới 4-5 triệu khách/năm đều lỗ. Hiệu quả khai thác các cảng hàng không cần phải tính đến hiệu quả tổng thể.
* Ông nghĩ sao khi có nhiều ý kiến cho rằng việc quy hoạch các cảng hàng không có thể được đầu tư sau năm 2030 như Lai Châu, Cao Bằng, Phan Thiết... sẽ dẫn đến lãng phí trong sử dụng đất chờ cảng hàng không, hay việc xây dựng sân bay An Giang sẽ làm mất đất trồng lúa?
- Sân bay Lai Châu, Phan Thiết, An Giang được quy hoạch xác định là sân bay nội địa, khai thác bay taxi, bay hàng không chung, bay phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn... và sẽ nghiên cứu phát triển bay khai thác thường lệ khi có thị trường. Các địa phương này đều có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và có tiềm năng phát triển du lịch bằng máy bay cánh bằng loại nhỏ. Như đã trình bày ở trên, thời điểm triển khai đầu tư xây dựng các sân bay này sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng.
Quy hoạch các cảng hàng không, sân bay được xem xét, cân nhắc trên nhiều yếu tố. Trong đó việc hạn chế tối đa đất trồng lúa luôn được các cơ quan xây dựng và thẩm định quy hoạch quan tâm. Việc định hình mạng quy hoạch cảng hàng không còn phải hướng tới tương lai, nếu không quy hoạch sớm thì sau này sẽ không còn chỗ để xây sân bay.
Hoạt động kém hiệu quả của một số sân bay nhỏ ở phía Bắc đang đặt lại bài toán quy hoạch sân bay ở quy mô khu vực. Trong ảnh: sân bay Vinh - Ảnh: N.C.T. |
* Trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải ngành hàng không dân dụng VN mà Thủ tướng đã phê duyệt, không có sân bay Hải Phòng vì đã có cảng hàng không Cát Bi. Nhưng đến tháng 4 lại có quyết định phê duyệt vị trí cảng hàng không quốc tế Hải Phòng. Vì sao có điều này, thưa ông?
- Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Cát Bi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1857/QĐ-TTg ngày 28-12-2007. Theo đó, Cát Bi là cảng hàng không quốc tế quan trọng trong hệ thống cảng hàng không toàn quốc đến năm 2025. Với vị trí là cảng hàng không quốc tế dự bị cho cảng hàng không Nội Bài và toàn khu vực miền Bắc, nhu cầu về việc mở rộng phát triển cảng hàng không Cát Bi là rất cao.
Tuy nhiên, do nằm trong phạm vi thành phố có mật độ dân cư cao nên việc mở rộng, phát triển cảng hàng không Cát Bi chỉ đáp ứng được đến năm 2025 vì bị hạn chế về quỹ đất và các quy định về tiếng ồn, môi trường của thành phố... Vì vậy cần thiết phải có cảng hàng không thay thế cảng hàng không Cát Bi giai đoạn sau năm 2025.
Việc quy hoạch cảng hàng không quốc tế Hải Phòng không trái với quyết định quy hoạch phát triển giao thông vận tải ngành hàng không dân dụng VN đến năm 2020 và định hướng đến 2030, vì quy hoạch cảng hàng không quốc tế Hải Phòng được xác định thay thế cảng hàng không Cát Bi và thời điểm đưa cảng hàng không quốc tế Hải Phòng vào khai thác là từ năm 2025, tức là hết giai đoạn quy hoạch cảng hàng không Cát Bi và cảng hàng không này đã khai thác hết công suất, không thể mở rộng, nâng cấp được.
* Hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài ngỏ ý được đầu tư vào xây dựng, nâng cấp cảng hàng không, chủ trương của Cục Hàng không VN, Bộ GTVT trong việc này thế nào?
- Bộ GTVT, Cục Hàng không VN luôn khuyến khích và kêu gọi nguồn vốn ngoài vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào các cảng hàng không trên cơ sở hợp tác đầu tư, tuân thủ các quy định về đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nước ngoài và các quy định của Luật hàng không dân dụng VN năm 2006.
* Vốn đầu tư hạ tầng cảng hàng không rất lớn, có thể sử dụng những phương thức nào để tạo vốn đầu tư cảng hàng không hiệu quả?
- Đầu tư xây cảng hàng không địa phương hiện nay phải mất từ 2.000-4.000 tỉ đồng. Xây cảng hàng không quốc tế như Long Thành phải mất 7 tỉ USD. Như vậy cần một nguồn vốn rất lớn để đầu tư các cảng hàng không, sân bay, tạo đột phá về hạ tầng để tạo đà cho kinh tế phát triển. Cục Hàng không VN đang nghiên cứu để báo cáo Bộ GTVT, Chính phủ cơ chế thu hút đầu tư ngoài ngân sách mà vẫn đảm bảo được quyền quản lý của Nhà nước.
* Xin cảm ơn ông.Dự án đường vành đai 3 Hà Nội (giai đoạn 2) từ bắc hồ Linh Đàm tới Mai Dịch dài gần 9km, với tổng vốn đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Cầu cạn chạy qua 3 quận Hoàng Mai, Thanh Xuân và Cầu Giấy được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị, gồm 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h. |
Hiện nay, nút giao Trần Duy Hưng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi mới chỉ hoàn thiện phần cột trụ. |
Còn lại, nhiều nút khác đang trong quá trình lắp dầm. |
Diện mạo của cây cầu cạn hiện đại bắt đầu hiện hữu trên những trục đường huyết mạch của thủ đô. |
Phần cầu cạn trên đường Khuất Duy Tiến... |
... đường Nguyễn Xiển, Phạm Hùng. |
Nhiều phần thi công quan trọng trên cây cầu hiện đại này đã được hoàn thiện. |
Việc làm lan can, mặt cầu... |
... đang được những công nhân gấp rút thi công. |
Đoạn đấu nối với cầu cạn Pháp Vân tại bán đảo Linh Đàm được hoàn thiện sớm nhất. |
Dự kiến, chậm nhất ngày 30/6 cầu sẽ hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Sau khi khánh thành cầu cạn vành đai 3 sẽ kết nối hệ thống giao thông từ phía Nam sang phía Tây của thủ đô. |
Per-capita GDP: $63,555
Photo: Jean Santopatre | America 24-7 | Getty Images |
Per-capita GDP: $63,859
Photo: Allan Baxter | The Image Bank | Getty Images |
Per capita GDP: $68,141
Photo: Bernd Geh | Photographer's Choice | Getty Images |
Per capita GDP: $74,057
Photo: Walter Bibikow | Taxi | Getty Images |
Per capita GDP: $75,086
Photo: Jumper | Photodisc | Getty Images(http://realestate.yahoo.com/promo/the-worlds-most-productive-cities.html) |
Metropolitan Statistical Area | Economic Productivity Composite Index (U.S. Average = 100) |
Dallas | 136 |
San Francisco | 131 |
San Jose, Calif. | 128 |
Houston | 128 |
Atlanta | 127 |
Provo-Orem, Utah | 127 |
Boise City, Idaho | 126 |
Sioux Falls, SD | 124 |
Nashville, Tenn. | 123 |
Salt Lake City-Ogden, Utah | 123 |
Photo by: photo: Kate Russel
Vài thiết kế cảnh quan ở TQ
Chuanjiang village
Xiangshui village
Chuanjiang village
Xiangshui village
Flowing Gardens, do Arup (structural and civil engineering) and Groundlab (landscape design) thiết kế(gồm Jorge Ayala, Mehran Gharleghi, Evan Greenberg and Hossein Kachabi). Plasma Studio.
Tanghe River Park Red Ribbon project,Qinguangdao
Turenscape’s photographs of Tianjin Qiaoyuan Park
Monty Don, Italy
1 tác phẩm của Bet Figueras(Spain)
Marina Village, Kino bay, Sonora, Mexico Turenscape’s photographs of Tianjin Qiaoyuan Park
Monty Don, Italy
1 tác phẩm của Bet Figueras(Spain)
map and miniature concept of sany center - Perkins + Will landscape.
Một cây cầu được xây dựng với chi phí 108 triệu NDT (17,4 triệu USD) vừa bị sập do thi công ẩu tại thành phố Lâu Để, tỉnh Hồ Nam.
Cây cầu trị giá hơn 17,4 triệu USD vừa bị sập. |
China.org cho hay, cây cầu rộng khoảng 30m, gãy một đoạn dài 70m hôm thứ Hai vừa rồi. Không ai bị thương vì các công nhân không làm việc khi vụ tai nạn xảy ra. Những mảng bê tông lớn không rơi xuống sông, vì chúng được giữ bởi các cột chống bằng thép.
“Khi đang xem TV trong phòng ngủ, chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn. Tôi chạy ra ngoài để xem chuyện gì xảy ra, nhưng lúc đó trời quá tối”, một công nhân kể lại.
Điều tra ban đầu cho thấy công nhân đã chuyển một số giàn giáo mà không được sự cho phép, khiến bề mặt cây cầu không chịu được sức nặng quá lớn. Thiệt hại kinh tế được ước tính là khoảng 3 triệu NDT. Công việc xây dựng bị tạm dừng khi giới chức đang điều tra vụ tai nạn.
Cây cầu này dài 426m nối trung tâm thành phố Lâu Để và các quận đang phát triển trong thành phố. Cây cầu này thi công từ năm 2008 và theo kế hoạch, nó sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.
Hình ảnh cây cầu sập. |
Tòa nhà “đồng xu thủng” khổng lồ gây tranh cãi ở Trung Quốc
(Dân trí) - Tòa nhà có hình dáng của một đồng xu cổ, với lỗ thủng khổng lồ ở giữa tại thành phố Quảng Châu, Quảng Đông đang gây ra những ý kiến trái chiều thậm chí từ trước khi tòa nhà được hoàn thành.
Dự án nằm ven sông Châu Giang ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Tòa nhà Quảng Đông Plastics Exchange hiện đang được xây dựng gần sông Châu Giang. Tòa nhà theo thuyết vị lai này được lấy cảm hứng từ đồng ngọc bích thời cổ của Trung Quốc và do kiến trúc sư nổi tiếng Joseph di Pasquale, AM project Milan, thiết kế.
Tòa nhà đặc biệt này có chi phí đầu tư 1 tỷ Tệ (159 triệu USD). Hiện nó đang được xây dựng với tốc độ nhanh chóng và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Khi hoàn thành tòa nhà 33 tầng sẽ cao 138m và lỗ thủng ở giữa có đường kính 47m.
Tòa nhà đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng, để hoàn thành vào cuối năm nay.
Những nhà phát triển dự án xây dựng đồng xu cổ khổng lồ này hi vọng nó sẽ mang lại may mắn và sự thịnh vượng. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa văn hóa lớn.
Tòa nhà có hình giống đồng xu cổ của Trung Quốc.
Kỹ sư trưởng của dự án Wang Zhanshan cho biết “Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thiết kế của phương Tây và của Trung Hoa. Đặc điểm nổi bật của tòa nhà là nó có hình giống như viên ngọc cổ của Trung Quốc, hay guồng nước và cũng có phong thủy tốt, sẽ mang lại sự thịnh vượng. Một đồng xu vàng, ngọc bích hay guồng nước dọc bờ sông có nghĩa là may mắn theo tiếng Quảng Đông: Bởi nước sinh tiền. Một khi hoàn thành tòa nhà sẽ được dùng là nhà kho chứa, trung tâm thông tin và trung tâm nghiên cứu.
Khu vực "lỗ thủng" sẽ là nơi giao dịch nhựa chính của tòa nhà.
Tuy nhiên một số người cho rằng lỗ thủng ở giữa giống với đồng tiền cổ của Trung Quốc khiến tòa nhà trở thành biểu tượng của cuộc sống ngày càng đề cao giá trị vật chất trong xã hội Trung Quốc.Còn các nhà xây dựng tòa nhà cho biết lỗ thủng ở giữa tòa nhà có chức năng hữu dụng. Nó sẽ là khu vực giao dịch nhựa chính trong tòa nhà.ột nhà hàng độc đáo hình rọ cá và treo lơ lửng trên thân cây đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều thực khách ở Auckland, New Zealand.
Dẫn tới phòng ăn là chiếc cầu thang bộ bằng gỗ dài 60m. Tuy khá dài nhưng cầu thang này rất chắc chắn vì các nhà thiết kế đã sử dụng chính các thân cây để làm trụ đỡ. Kể từ khi hoàn thành, công trình đã nhận được nhiều giải thưởng về thiết kế.
Nhà cây có thể phục vụ 30 khách cùng lúc và có đủ chỗ cho khoảng 50 khách ăn tiệc đứng.
Kể từ khi khai trương hồi tháng 12/2008, nhà cây ở Auckland đã thu hút rất đông thực khách. Tới nhà hàng, du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon mà còn được chiêm ngưỡng một công trình độc đáo và ngắm nhìn phong cảnh thơ mộng, yên bình.
Nhà hàng trông giống chiếc rọ cá treo lơ lửng trên cây.
Công trình sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gỗ.
Các bàn ăn bên trong nhà hàng trên cây.
Nhà hàng được xây dựng trên một cây thông đỏ trong rừng thông ở Warkworth, phía bắc thành phố Auckland. Công trình độc đáo này do công ty Pacific Environment Architects tại Auckland thiết kế.
Nhà hàng được xây dựng ở độ cao 10m so với mặt đất, sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gỗ. Công trình bao gồm hai phần hình vòm ốp vào thân cây để tạo thành một kết cấu trông giống chiếc rọ cá.Dẫn tới phòng ăn là chiếc cầu thang bộ bằng gỗ dài 60m. Tuy khá dài nhưng cầu thang này rất chắc chắn vì các nhà thiết kế đã sử dụng chính các thân cây để làm trụ đỡ. Kể từ khi hoàn thành, công trình đã nhận được nhiều giải thưởng về thiết kế.
Nhà cây có thể phục vụ 30 khách cùng lúc và có đủ chỗ cho khoảng 50 khách ăn tiệc đứng.
Kể từ khi khai trương hồi tháng 12/2008, nhà cây ở Auckland đã thu hút rất đông thực khách. Tới nhà hàng, du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon mà còn được chiêm ngưỡng một công trình độc đáo và ngắm nhìn phong cảnh thơ mộng, yên bình.
Real Madrid Resort Island(United Arab Emirates)
Nhà hàng trông giống chiếc rọ cá treo lơ lửng trên cây.
Công trình sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gỗ.
Cầu thang dẫn lên nhà hàng.
Các bàn ăn bên trong nhà hàng trên cây.
Nhà hàng sáng rực trong rừng thông.
No comments:
Post a Comment