Thursday, March 1, 2012

Chùa Nhật Bản

Đến với Nhật Bản Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa anh đào nở hay tự hào là đất nước của Mặt trời mọc, Nhật Bản còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc chùa cổ bằng gỗ uy nghiêm và cổ kính những tòa bảo tháp bậc nhất của nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản.
Kiến trúc và nghệ thuật tạo ra những bảo tháp:
1. Là vật liệu được sử dụng. Mỗi phần cấu trúc của ngôi chùa 5 tầng đều làm bằng gỗ. Khi gỗ gặp phải sức ép, nó có thể cong oằn nhưng không dễ dàng bị gãy. Khi sức ép qua đi, gỗ lại trở về hình dáng cũ của nó. Do tính linh hoạt đó nên nó có thể chịu được sức ép của động đất.
2. Là bí mật về mặt kiến trúc. Những thanh gỗ được đóng lại với nhau và hầu như chẳng dùng cái đinh nào mà chỉ được gắn bằng cách gắn đầu của những thanh gỗ đã được đục mỏng và hẹp hơn vào trong khe. Vì vậy, khi mặt đất bắt đầu rung chuyển thì mặt tiếp xúc ở những điểm nối này vặn vẹo và cọ xát vào nhau. Việc này giúp cho năng lượng của trận động đất không truyền lên phía trên cao của tòa tháp. Có khoảng 1000 chỗ nối lỗ mộng trong một ngôi chùa 5 tầng giúp cho toàn bộ cấu trúc này uyển chuyển như konnyaku (một loại thực phẩm đông đặc và trong suốt).
3. Là nằm ở cấu trúc tầng lớp của chùa. Nếu bạn để một thanh konnyaku dài đứng trên một đầu của nó, nó sẽ không đứng thẳng được. Nhưng 5 miếng hình khối thu nhỏ dần, xếp cái này chồng lên cái kia thì sẽ đứng thẳng. Nhật Bản gọi đó là “go ju no to” - (tháp 5 lớp). Ngôi chùa căn bản là một số cấu trúc hình hộp được xếp chồng lên nhau. Những “cái hộp” gắn liền với nhau bằng những mấu nối lỗ mộng. Khi mặt đất rung chuyển, từng lớp của cái hộp từ từ đu đưa và độc lập với những cái khác.
4. Chính là tác dụng lắc lư: Mỗi lớp hộp được phép đung đưa nhẹ, vừa phải nhưng nếu chúng lắc lư quá xa khỏi trung tâm thì chúng sẽ rớt đổ. Cách đây khá lâu, khi quan sát một ngôi chùa năm tầng trong một trận động đất lớn, người ta thấy rằng,:khi lớp hộp dưới cùng xoay qua bên trái, thì cái hộp nằm trên xoay sang bên phải, còn cái hộp trên nữa lại xoay sang trái, cứ như vậy.
5. Có lẽ thú vị nhất trong tất cả các bí mật, liên quan đến một thành phần cấu trúc giúp ngăn ngừa điều trên. Hãy thử tưởng tượng trong một cuộc thí nghiệm dùng một cái tháp làm bằng 5 cái chén úp chồng lên nhau trong một cái khay. Nếu đẩy cái khay, những chiếc chén sẽ rớt ngay. Nhưng nếu bạn khoan một cái lỗ nhỏ dưới đáy mỗi chén rồi xỏ một chiếc đũa dài xuyên qua những cái lỗ đó và đóng cho nó đứng lên, những cái chén sẽ trở thành một cái tháp vững chắc và vẫn đứng ngay cả khi bạn lắc nhẹ cái khay. Nếu một trong những cái chén muốn bay ra ngoài lề thì chiếc đũa sẽ giữ nó lại.(xin xem http://tusachphathoc.com/gallery/?level=album&id=72)
Hình ảnh
Với cảm nhận của cá nhân tôi thì những ngôi chùa, ngôi đền có mặt ở khắp nơi mang lại một vẻ đẹp riêng: vẻ đẹp của sự hài hòa giữa hiện đại và cổ kính ,giao hòa những giá trị tân-cổ trong đời sống, cân bằng đời sống tinh thần trong thời đại công nghiệp hóa bận rộn và phần nào cứng nhắc của người dân Nhật bản nói chung.
Hình ảnh
Một đất nước mà dường như người ta biết rõ muốn thành công trước hết phải đổ mồ hôi, phải cố gắng hết mình cũng như cá nhân phải nghiêm túc chịu trách nhiệm về hành động của mình trước pháp luật, cộng đồng nhưng vẫn tồn tại những nơi mà con người có thể gửi gắm một chút ước muốn, hy vọng, chở che từ những thánh thần, linh hồn nào đó.
Hình ảnh
Có lẽ đó là vẻ đẹp tao nhã, trầm lắng ẩn sâu dưới những căng thẳng, lạnh lẽo của đời sống hiện đại.Vẻ đẹp đó có thể nhìn thấy được của thiên nhiên, kiến trúc và vẻ đẹp không nhìn thấy nhưng được phản chiếu qua hành động, tâm thức của người Nhật bản hiện đại.Có thể ví như một nét duyên thầm thật là riêng của văn hóa Nhật bản chăng?Hình ảnh
Những ngôi chùa, ngôi đền mà tôi đã từng qua đều mang dáng vẻ uy nghi, nền nã và tĩnh lặng. Khi đang ngược xuôi đâu đó dù có vội vã bao nhiêu, nhưng lòng chợt bình yên khi nhìn thấy những lùm cây xanh xanh, những mái chùa, mái đền ẩn hiện, có một chút gì đó như là hy vọng dù chỉ mỏng manh như mây lướt qua tâm hồn.Hình ảnh
Có thể sẽ ghé vào thắp một vài nén hương thơm dìu dịu, tung vài đồng xu va leng keng, lắc chuông khe khẽ ngân ngân..rồi nhẹ chắp tay cúi đầu khấn khứa một vài điều gì nho nhỏ ..hay chỉ là dạo quanh ngắm nghía thôi cũng cảm giác như được nhẹ nhàng gột rửa những muộn phiền mà đi tiếp.Hình ảnh
Niềm tin tâm linh, tin vào điều gì đó không dựa vào những lý luận khoa học thông thường, ta tin như ông bà ta đã tin, như cha mẹ ta hằng tin… Khi rời một ngôi chùa ta lâng lâng rằng hình như có ai đó đã thấu hiểu nguyện cầu của ta... khi đó lòng ta như đứa trẻ thảnh thơi…Hình ảnh
Đã lâu không được đi thăm các đền chùa Việt Nam,chỉ có chút hoài nhớ những ngôi chùa u tịch ngày xưa ( chưa xưa lắm rồi!!), chỉ mong sao những ngôi chùa, đền ở quê hương vẫn cố giữ được những nét trầm tư thầm lặng như ngày ấy.!?
Chùa Nhật bản đôi khi có những nét độc đáo riêng:Hình ảnh
Mỗi mùa đều mang đến cho chùa chiền một vẻ đẹp độc đáo. Mùa thu với lá vàng lá đỏ ảo huyền, ta như gần với thánh thần và những linh hồn hơn.Hình ảnh
Chỉ cách những bức tường rào mong manh mà thôi…ngoài kia lại là cuộc sống….
Hình ảnh
Chúc mọi người luôn khỏe như có thể và an bình như có thể!
Nói đến Nhật Bản, chúng ta thường liên tưởng ngay đó là một quốc gia rất phát triển về các mặt công nghệ điện tử, kiến trúc... Không những thế Nhật Bản còn là quốc gia Châu Á duy nhất có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Đến Nhật Bản chúng ta rất dễ choáng ngợp với những tòa cao ốc cao vút và một nếp sống rất hiện đại. Nhưng bên cạnh sự nguy nga tráng lệ ấy, giữa lòng cố đô Kyoto, hay bất cứ một thành phố nào trên đất Nhật để tìm kiếm một nơi yên tĩnh bên khói hương trầm và nét từ ái bao dung của đức Phật thì chẳng khó khăn chút nào. Tại vì trên đất Nhật, số lượng tín đồ theo đạo Phật chiếm một số lượng khá lớn. Xuất phát từ những nhu cầu tín ngưỡng ấy mà đã có rất nhiều ngôi chùa được hình thành và không chỉ đã đáp ứng được nhu cầu tu học cho chư Tăng Ni, Phật tử mà có những ngôi chùa đã trở thành những thánh tích nổi tiếng thu hút rất nhiều khách thập phương khắp mọi miền đến chiêm bái lễ lạy. Ở đây người viết xin giới thiệu 7 cảnh chùa nổi bật trong số nhiều ngôi chùa có mặt trên xứ sở hoa anh đào, để chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về những nét kiến trúc độc đáo của Nhật Bản qua hình ảnh mái chùa và những giá trị đóng góp của đạo Phật trong đời sống tâm linh của người dân Nhật Bản.
II. Nội Dung:
1.Chùa Vàng:
Chùa Vàng là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất Nhật Bản. Hàng năm nó thu hút hàng triệu lượt khách từ khắp nơi trên thế giới cũng như trên khắp nước Nhật đổ về. Nếu tới cố đô Kyoto mà không thăm chùa Vàng thì coi như bạn chưa đi Kyoto. (VieTimes)
Nếu đến Kyoto vào một ngày nắng đẹp, đừng quên ghé thăm Kinkaku-ji (Kim Các tự hay còn gọi là chùa Vàng) để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của mái chùa dát vàng kiêu hãnh vươn trong nắng, soi bóng lấp lánh trên mặt nước Kính hồ quanh năm phẳng lặng. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1397. Ban đầu, chùa chỉ có phần mái tầng hai và tầng ba của Kinkakuji được dát vàng lá nhưng sau đợt trùng tu lớn vào cuối thế kỷ 19, toàn bộ mặt trong và mặt ngoài của khối kiến trúc ba tầng đồ sộ này đều được dát vàng óng ánh, biến nơi đây trở thành một trong những thắng cảnh hấp dẫn nhất xứ Phù Tang.
Chùm ảnh chùa Vàng 4 mùa khoe sắc
Mùa xuân: mùa xuân Nhật với nhiệt độ chừng hơn 10 độ C, một dịp lý tưởng cho những ai thích đi ngắm cảnh chùa. Hơn nữa mùa xuân luôn là mùa của lễ hội. Hoa Anh Đào nở lác đác trên các rặng núi cũng như trên lối đi vào chùa. Còn gì đẹp bằng.

Mùa hạ: Khi ánh nắng chói chang của mùa hạ bắt đầu chiếu thì cũng là lúc khắp khu vườn của Kinkakuji những tiếng côn trùng kêu rí rách gọi bạn. Những tiếng xì xào của rừng trúc trước gió vào những đêm hè tĩnh lặng sẽ đem đến cho bạn một cảm giác tĩnh tâm hơn
Mùa thu: Nếu ai từng đến Kinkakuji một lần trong mùa thu hẳn sẽ không bao giờ quên nổi màu đỏ của lá phong. Từng rặng phong đỏ rực như màu hoàng hôn đã làm cho Kinkakuji trở nên sáng bừng. Có lẽ nhìn cảnh này bạn chỉ có thể nghĩ nó giống trong cổ tích.
Mùa đông: Nếu ai đó sợ mùa đông vào chùa lạnh lẽo thì đừng lo. Bởi mùa đông là mùa Kinkakuji đẹp nhất trong năm. Từng bông tuyết trắng nặng hạt rơi trên mái chùa làm lòng ta dễ xao xuyến hơn lúc nào. Ánh lên trên nền tuyết là màu vàng ấm áp của mái chùa cong cong. Nó là ánh nắng xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông giá rét.
2. Chùa Ishiyama Hongan
Thành Osaka nay đứng trên nền của chùa Hongan-ji.
Chùa Ishiyama Hongan (kanji: 石山本願寺, rōmaji: Ishiyama Hongan-ji) (Thạch Bản Sơn Nguyện Tự ) là một pháo đài trọng yếu của Ikkō-ikki, nhóm các nhà sư chiến binh và nông dân chống lại luật lệ samurai. Nó được xây dựng năm 1496, ở cửa sông Yodo, trên bờ biển nội địa Seto. Thời đó, nó ở ngay gần di tích thủ phủ cũ của Naniwa, ở tỉnh Settsu. Thực chất, khảo cổ học gần đây đã phát hiện ra rằng, ngôi đền được xây dựng trên nền của một cung điện hoàng gia. Thành phố (nay gọi là Osaka) phát triển ở vùng xung quanh, gắn liền với Ishiyama (núi đá).
Rennyo, người truyền giáo vĩ đại của Jodo Shinshu (Ikkō), an dưỡng tuổi già ở khu vực này năm 1496, mở đầu với hàng loạt sự kiện sẽ dẫn đến việc hình thành thành phố lớn thứ hai nước Nhật. Các tài liệu vào thời đó miêu tả khu vực nghỉ ngơi của ông là
một khu vực đất dốc lớn (大坂, Ōzaka), là lần đầu tiên khu vực này được gọi bằng cái tên đó, sau này thay đổi một chút thành Osaka (大阪), rồi trở thành thành phố lớn thứ hai nước Nhật. Mặc dù, Rennyo muốn tìm một nơi biệt lập để nghỉ ngơi trong yên tĩnh, ông nhanh chóng thu hút nhiều người sùng đạo và đồ đệ. Ngôi chùa nhỏ mà Rennyo cho xây dựng dần được mở rộng và rất nhiều nhà cửa và công trình được dựng lên cho những cư dân mới. Khi Rennyo qua đời ba năm sau đó, hình dáng và kích thước của Ishiyama Hongan-ji nói chung đã được định hình.
Sau khi chùa Yamashina Mido bị phá hủy năm 1532Kyoto, chùa Ishiyama Hongan trở thành trung tâm của môn phái Ikkō, là nơi nảy nở môn phái Ikkō-ikki. Đóng góp của những người sùng đạo được thu thập thông qua hệ thống các người môi giới, chủ yếu đặt ở Sakai gần tỉnh Izumi.
Ngôi chùa-pháo đài được coi là không thể công phá, phần lớn là dựa vào vị trí và hướng của nó. Thêm nữa, khoảng một trăm nhà sư luôn canh gác bất kể ngày đêm, và hơn nữa một vạn người có thể triệu tập chiến đấu chỉ bằng một hồi chuông. Nhà sư ở trong pháo đài này không chỉ đến từ Osaka và các vùng phụ cần, mà còn từ các tỉnh các nhóm Ikko khởi phát, tỉnh Kagatỉnh Echizen. Các nhà sư có rất nhiều đồng minh, bao gồm gia tộc Mōri, người tiếp ứng cho pháo đài trong cuộc vây hãm, và mỉa mai là cả Uesugi KenshinTakeda Shingen, cả hai đều là địch thủ của Oda Nobunaga; đơn giản chỉ để không rơi vào tay Nobunaga hay bị kẻ khác chiếm mất, họ đã trợ giúp đáng kể cho các nhà sư Ikki.
Chùa Hongan bắt đầu bị quân đội của Oda Nobunaga vây hãm vào năm 1576, nhưng, dựa vào vị thế gần biển, nó đã trụ vững được 5 năm, trở thành trận vây hãm lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản. Tháng 8 năm 1580, trụ trì Kōsa (Kennyo) bị thuyết phục đầu hàng, chấm dứt 11 năm cuộc vây hãm. Khi đầu hàng, toàn bộ kiến trúc trong thành bị đốt cháy. Theo vài người, điều này do những người trong chùa thực hiện, làm cho Nobunaga không thu được gì khi tiêu diệt được môn phái Ikki. Mặc dù vài nhà sư đã chạy thoát được đến tỉnh Kaga, nhưng sự tiêu vong của chùa Ishiyama Hongan thực sự là một dấu chấm hết cho vai trò của giáo phái như một lực lượng quân sự.
Ba năm sau, Toyotomi Hideyoshi bắt đầu xây dựng thành Osaka trên nền chùa cũ
3. Chùa Hōryū-ji

Hōryū-ji (kanji: 法隆寺, romaji: Hōryū-ji, phiên âm Hán-Việt: Pháp Long Tự) là một ngôi chùa Phật giáoIkaruga, tỉnh Nara, Nhật Bản. Tên đầy đủ là Hōryū Gakumonji (法隆学問寺, "Pháp Long học vấn tự"). Chùa này do Thánh Đức Thái tử chủ trì xây dựng từ năm 607 (thời kỳ Asuka). Ngôi chùa nổi tiếng vì có một số tòa bằng gỗ cổ nhất thế giới[1] [2] [3]. Tuy có một số ngôi chùa lâu đời và quan trọng hơn nhưng chùa Hōryū là nơi được tiến hành nghi lễ nhiều nhất tại Nhật[4]. Năm 1993, chùa Hōryū là một phần của Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính phủ Nhật Bản công nhận đây là quốc bảo.
4. Chùa Otowasan Kiyomizu
Tòa kiến trúc chính (hondo) của Chùa Kiyomizu treo trên sườn đồi
Chùa Otowasan Kiyomizu (tiếng Nhật: 音羽山清水寺, romaji: Otowasan Kiyomizudera) là một ngôi chùa thờ Quan Âm nghìn taythành phố Kyoto, Nhật Bản. Cái tên Kiyomizu có nghĩa là thanh thủy (nước thiêng) và trở thành tên hay được gọi nhất của chùa. Chùa này là một hạng mục của Di sản văn hóa cổ đô Kyoto. Hiện nay, chùa Kiyomizu đang được đem ra bầu chọn (qua Internetđiện thoại) làm một trong Bảy kỳ quan thế giới mới.
Chùa được một nhà sư phái Pháp tướng tông là Enchin (phiên âm Hán-Việt: Diên Trấn, Duyên Trấn) chủ trì xây dựng vào năm 778 tức đầu thời kỳ Nara. Tuy nhiên, chùa nhiều lần bị cháy, và những kiến trúc hiện nay của chùa được xây từ năm 1633.
Tòa kiến trúc chính của chùa (hondo) thu hút nhiều sự chú ý bởi nó được đỡ bởi hàng trăm cột gỗ chống vào sườn đồi tạo ra cảm giác tòa kiến trúc này như ở trên không. Trước đây, có những tín đồ đã nhảy từ trên tòa kiến trúc này xuống chân đồi với hy vọng nếu sống sót sẽ gặp trở nên có phúc. Theo thống kê, từ thời Edo tới khi bị cấm, đã có 234 lượt người thực hiện hành động này, và 85,4% trong số họ đã sống sót.
Khách tham bái uống nước từ ba dòng thác để cầu được sức khỏe, sống lâu và thành công trong học tập
Ngay phía sau tòa kiến trúc chính là một thác nước có tên Otowa no taki chảy xuống theo đường dẫn thành ba dòng. Có niềm tin rằng uống nước ở cả ba dòng của thác này sẽ trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập.
Tuy nổi tiếng là một ngôi chùa Phật giáo, nhưng trong quần thể kiến trúc ở đây không chỉ có chùa, mà còn có cả đền thờ của đạo Shinto. Đền thờ được nhiều khách tham quan tham bái nhất là đền Jishu (jishu jinja) thờ thần tình yêu (hoặc thần đôi lứa). Trong đền có hai tảng đá đặt cách nhau 18 mét. Nhiều khách tham bái nhắm mắt cố gắng đi được từ tảng đá này tới tảng đá kia với hy vọng sẽ tìm được bạn để kết đôi.
5. Chùa Myōshin

Sơn môn của Chùa Myōshin.
Chùa Myōshin (kanji: 妙心寺, romaji: Myōshin-ji, phiên âm Hán-Việt: Diệu Tâm tự) là một ngôi chùa danh tiếng, thuộc tông Lâm Tế tại Kyoto, Nhật Bản, được Thiền sư Kanzan Egen (Quan Sơn Huệ Huyền, 1277-1360) sáng lập.
Kanzan Egen vâng lệnh Nhật hoàng Hanazono sửa đổi một li cung của ông mà thành chùa Myōshin. Ban đầu, chùa này chỉ là một ngôi nhà nhỏ, sụp nát, mưa chảy cả vào trong. Tại đây, Kanzan Egen đã dẫn dắt môn đệ rất kĩ lưỡng, nghiêm khắc. Có lần, Quốc sư Musō Sōseki đến viếng thăm và khi trở về, sư bảo các vị đệ tử của mình rằng "tương lai của Thiền Lâm Tế nằm tại chùa Myōshin".
Dòng Lâm Tế sau chủ yếu lấy chùa này làm trung tâm mà phát triển. Đến pháp tôn đời thứ sáu là Sekkō Sōshin (1408-1486) thì chia thành 4 phái và trở thành chủ lực lớn nhất của Thiền tông Nhật Bản.
6. Chùa Ninna
Kim đường (金堂)- kiến trúc chính của chùa Ninna
Tháp năm tầng trong chùa Ninna
Chùa Ninna (tiếng Nhật: 仁和寺 Ninnaji; Hán-Việt:Nhân Hòa Tự) là đại bản doanh của phái Omura, Chân ngôn tôngphía Đông thành phố Kyoto, Nhật Bản. Chùa thờ Như Lai A-di-đà. Đây là một bộ phận của Di sản văn hóa cổ đô Kyoto - một di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Lịch sử
Chùa được khởi công từ năm 886 bởi Nhật hoàng Koko. Tuy nhiên, khi Nhật hoàng Koko mất, chùa vẫn chưa được xây xong. Chùa được Nhật hoàng Uda xây tiếp và hoàn thành vào năm 888. Tên chùa "Ninna (Nhân Hòa)" là lấy theo niên hiệu của thời đại mà Nhật hoàng Uda trị vì.
Giữa thế kỷ 15, thời Loạn Onin, chùa đã bị thiêu trụi. Phần lớn các tòa còn lại ngày nay có niên hiệu từ thế kỷ 17 do Shogun Tokugawa Iemitsu xây lại và xây thêm gồm cả một ngôi tháp 5 tầng và một vườn trồng cây sơ-ri thấp.
Từ năm 888 đến 1869, theo truyền thống, các hoàng đế gửi con trai vào chùa làm sư trụ trì khi có chỗ khuyết vị trí đó.
Cảnh quan
Ngôi chùa có các bức tường sơn vẽ màu xanh lá cây đẹp và một khu vườn có tường bao quanh. Phía sau ngôi chùa là một phiên bản thu nhỏ của renowned 88-temple walk in shikoku.
7. Chùa Tōdai-ji
Tōdai-ji (東大寺, Tōdai-ji, phiên âm Hán Việt: Đông Đại Tự) là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở thành phố Nara, Nhật Bản. Điện chính của chùa (大仏殿 Daibutsuden; Đại phật điện), được biết đến như là quần thể kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới và là nơi có tượng đồng của Phật Tỳ Lô Giá Na. Ngôi chùa này cũng là một trong những trung tâm dạy Đạo Phật phái Hoa Nghiêm tông ở Nhật Bản.
Tōdai-ji là một hạng mục trong di sản thế giới Di tích Nara cổ. Hươu sao, loài vật được coi như là lời nhắn gửi của thượng đế trong Shintō, xuất hiện ở khắp các bãi cỏ trong ngôi chùa.
Lịch sử
Ở địa điểm nay là Đông Đại Tự, trước kia có chùa Kinshōsen-ji (金鐘山寺 Kim Chung Sơn Tự) do vua Shōmu (聖武天皇 Thánh Vũ Thiên hoàng) sắc dựng năm 743 sau khi một vị hoàng tử chết yểu. Sau đó nhà vua lại truyền chọn chùa Kim Chung làm nơi thờ Phật ở cấp tỉnh. Tình hình triều chính lúc bấy giờ gặp nhiều xáo trộn sau nạn dịch lớn bệnh đậu mùa, nông vụ bị mắt mùa rồi lại có loạn khiến triều đình phải thiên đô bốn lần.
[1]Thời đại Nara triều đình cho đặt chức Sōgō (僧綱 Tăng cương). Vị này trụ trì ở Đông Đại Tự, giám sát các tỉnh tự (chùa cấp tỉnh) và sáu Phật phái gồm Hossō (法相 Pháp tướng), Kegon ((華厳 Hoa nghiêm), Jōjitsu (成實 Thành thực), Sanron (三論 Tam luận), Ritsu ( Luật) and Kusha (倶舎 Cụ
xá). Sáu phái cũng cử đại diện lưu trú ở Đông Đại Tự chăm nom chùa am và văn khố của mỗi phái.[2]
III. Kết Luận:
Hiện tại hình thức du lịch tâm linh đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam mô hình này củng đang phát triển một cách mạnh mẽ. Hằng năm đã có đến hàng triệu lượt người chọn hình thức du lịch này như là một dịp để thư giản và sâu xa hơn là muốn tìm về với cội nguồn tâm linh để thấy được những tinh hoa của đạo Phật. Qua phần tìm hiểu về 7 cảnh quan của những ngôi chùa Nhật Bản, là người con Phật chắc chúng ta không khỏi khát khao được một lần đặt chân đến xứ xở phù tang này để tận mắt chiêm ngưỡng. Chắc không gì đẹp hơn trong tiết trời mùa xuân lại được ngắm nhìn vẽ lung linh huyền diệu được ánh lên từ mái chùa vàng để trãi lòng mình dưới tôn dung sáng ngời của Đức Từ Phụ, và hướng mắt ngắm từng cánh hoa anh đào, chớm nỡ chớm tàn để nghiệm về cho sự vô thường của cuộc đời. Hay được đặt chân đến Hōryū3-ji một ngôi chùa cổ có niên đại từ năm 607 (thời kỳ Asuka) để thấy được một lối kiến trúc độc đáo được dựng nên từ những khối gỗ quý với những đường nét chạm khắc tinh sảo. Và màu nhiệm nhất là được uống một ngụm nước từ dòng thác ở chùa Otowasan kiyomizu để cầu mong sự gia hộ của bồ tát Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mong giải trừ đi mọi tai ương hoạn nạn mà có được một đời sống an lạc thãnh thơi.
Tìm hiểu về những ngôi chùa ở Nhật chúng ta thấy nó không chỉ mang dáng dấp của một lối kiến trúc cổ xưa với nhiều đường nét hoa văn tinh sảo mà ở đó còn là cả một khung cảnh rất nên thơ. Bên cạnh những ngôi chùa đồ xộ với những pho tượng Phật to lớn thì còn có những ngôi chùa mang dáng vẽ khiêm tốn nhỏ xinh. Nhưng tất cả những sự khác biệt ấy không phải đã làm giảm đi giá trị của nó mà ngược lại đã tạo nên một nét đa dạng về phong cảnh chùa tại Nhật. Là một niềm tự hào cho đất nước Nhật, cho hàng triệu tín đồ Phật tử tại đây và du khách thập phương khắp nơi ước ao một lần đặt chân đến để chiêm bái lễ lạy.
Thích Nguyên An

Vài di tích lịch sử của Nhật
Người viết xin dùng chữ Đền cho Shinto Shrines và Chùa cho Buddhist Temples để viết bài này.
Theo rất nhiều sách, Đền là nơi trang nghiêm người Nhật thờ cúng Tổ tiên và Thần linh. Người Nhật còn dựng Đền (bàn thờ) trong nhà nhưng nay đã giảm nhiều.
Chùa Phật giáo là nơi tôn nghiêm thờ kích Đức Phật như mọi chùa Phật giáo khắp nơi. Nếu ai còn nhớ chùa Vĩnh Nghiêm trên đường Công lý thì có thể tưởng tượng phần nào ra chùa ở Nhật vì Chùa Vĩnh Nghiêm được Nhật giúp xây cất.

Qua tiến trình lập quốc hàng ngàn năm, Nhật bản đã chọn nhiều chỗ để làm thủ đô trước khi dời đến Tokyo. Ngoài những nơi chọn làm thủ đô, Nhật bản cũng có những nơi trụ trì các lãnh chúa, được coi như là thủ đô bên cạnh (de facto). Trong chuyến ghé Nhật ngắn ngủi, chúng tôi đã đến vài cố đô của Nhật: Nara, Kamakura, Kyoto và vài lâu đài lớn.
Nhận xét đầu tiên của chúng tôi là xưa kia Phật giáo rất mạnh ở Nhật. Chùa được thiết lập rất nhiều và các kiến trúc lớn đều nằm trong khu vực thủ đô vào giai đoạn đó. Các người đến Chùa hiện nay hầu hết là du khách đi xem các công trình kiến trúc xưa. Tuy nhiên cũng rất nhiều du khách đến Chùa để làm 1 công hai chuyện.
Nara (奈良): Nara được coi là thủ đô đầu tiên của Nhật (710-784). Nara là nơi có nhiều di tích lịch sử được xếp vào Di sản Văn hoá Thế giới (UNESCO World Heritage). Ngoài những đền, chùa nổi tiếng, Nara còn nổi tiếng với số lượng nai trong thành phố, đặc biệt trong các công viên.
Chúng tôi đến ga xe lửa Nara sau khoảng nửa giờ dùng xe lửa tốc hành từ Kyoto. Sau đó dùng xe buýt tới ngay Nara Park, do thấy tấm quảng cáo lớn ngay tại ga xe lửa. Tiếc thay, chúng tôi đến ban ngày thay vì ban đêm.

Các giàn đèn đang được dựng trong công viên
Cả vùng Nara đang chuẩn bị ngày hội 15 tháng 8. Hàng năm, ngày hội lớn nhất của Nara vào tháng 3 (từ 1 đến 14) để chào mừng Xuân mới. Kế đến là tháng 8 (từ 6 đến 15), khi Nara lập lại những chương trình hội hè của những ngày đón Xuân, đặc biệt là hội đèn (đèn cầy và đèn điện). Tháng 8 cũng là thời điểm người Nhật kính nhớ tổ tiên, nên không chỉ Nara mà hầu như toàn nước Nhật đang chuẩn bị cho các ngày này.

và trên các con đường dẫn vào đền/chùa

Một giàn đèn dọc theo hông đền
Có bảy ngôi đền, chùa và cung điện cổ ở Nara được xếp vào khu Di sản Văn hoá Thế giới đó là chùa Tōdai, chùa Saidai, chùa Kōfuku, đền Kasuga, chùa Gangō, chùa Yakushi, chùa Tōshōdai và phần còn lại của cung điện Heijo. Chùa Tōdai hiện nay là kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới, chẳng lạ gì khi chùa có tượng Phật (trong nhà) lớn nhất của Nhật. Toàn nước Nhật thời đó phải dùng toàn bộ số lượng đồng trong 7 năm để đúc tượng Phật cao trên 14 mét (49’) này. Nara cũng còn có ngôi chùa bằng gỗ lâu đời nhất thế giới đó là chùa Horyu.

Chùa Tōdai: kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới
Như trên đã đề cập ở trên về nai. Chúng ta có thể thấy nai chạy khắp nơi, đặc biệt là công viên Nara. Tương truyền Emperor đầu tiên của Nhật là Jimu đã từ trên trời xuống và cưỡi nai đến Nara. Những con nai hiện nay ở Nara là giòng giống của con nai ngày xưa.
Kamakura (鎌倉): Cách Tokyo khoảng 50 cây số về phía Tây-Nam. Từ năm 1186 đến 1333, Kamakura đã trở thành một thứ thủ đô khi quyền hành từ thủ đô Kyoto được chuyển cho quân đội ở đây. Với chiến thuật gả con gái cho vương tộc (emperial), hai giòng tộc Taira và Minamto đã trở nên có nhiều quyền hành hơn Vương triều (Emperor) Fujiwara tại thủ đô Kyoto.

Địa điểm đền và chùa quanh Kamakura
Sau đó, giòng tộc Minamoto trở nên mạnh mẽ hơn, đồng thời được hỗ trợ bởi nhiều gia đình chiến hữu (warrior) khác, nên đã thắng giòng tộc Taira và tự thành lập chính quyền tại Kamakura, cắt đứt liên hệ với Vương triều. Giòng tộc này cầm quyền tại Kamakura cho đến năm 1333.
Có rất nhiền đền, chùa tại Kamakura. Các đền, chùa này không xa nhau lắm, nổi tiếng nhất là chùa Kotokuin với tượng Phật ngồi rất lớn được đúc bằng đồng. Một trận sóng thần vào thế kỷ XV đã cuốn trọn ngôi chùa nhưng tượng Phật vẫn còn và trở thành tượng ngoài trời cho tới ngày nay.

Tượng Phật ngồi bằng đồng nay ở ngoài trời
Trong khu vực còn có những chùa khác như 2 chùa Zen: Kencho, chùa Engaku; chùa Tokei là chùa đặc biệt cho những người ly dị do 1 ni cô thiết lập riêng cho phụ nữ đến tạm trú khi muốn ly dị chồng.
Chúng tôi đã đến hết đền và chùa trong khu vực này, do đúng dịp con gái chúng tôi ký hợp đồng với nhà xuất bản Fodor’s để cập nhật vài chương trong một cuốn sách hướng dẫn du lịch ở Tokyo (http://www.fodors.com/). Trong đó có chương về các đền, chùa tại Kamakura. Cuốn sách này được tái bản cho năm 2007 và sẽ được phát hành khoảng trước hoặc sau Christmas 2006.
Ngoài đền, chùa, khách đến Kamakura còn có thể dạo quanh bãi biển bên cạnh.
Kyoto (京都): Vào thời đại Heian, Kyoto được chọn là thủ đô và là thủ đô của Nhật từ 794 đến 1867. Kyoto có một thời được gọi là Saikyo (chữ Hán là Tây kinh 西京).Về một phương diện nào đó, Kyoto vẫn còn được coi là thủ đô của Nhật (vì Kyoto có nghĩa là Thủ đô). Kyoto là thành phố lớn duy nhất của Nhật không bị đồng minh bỏ bom trong Thế chiến thứ II do sự vận động của một sử gia Mỹ. Vị này muốn Kyoto không bị tàn phá để Nhật bản nói riêng và nhân loại nói chung còn được thấy các di sản quý giá vượt không gian. Hiện nay, là thành phố lớn thứ 5 của Nhật, nhưng Kyoto chưa bị (hay được) canh tân hoá nhiều, có lẽ do không bị tàn phá nhiều.

Tháp Kyoto nằm đối diện với ga xe lửa
Có 2 Chùa nổi tiếng ở Kyoto (và cả nước Nhật) là Kinkaku-ji (Golden Pavilion) và Ginkaku-ji (Silver Pavilion). Cả hai chùa này đã được trùng tu hoặc tái thiết nhiều lần nhưng vẫn duy trì thiết kễ cũ. Ngoài ra, Kyoto còn có nhiều công trình khác được liệt kê vào những Di sản Văn hoá Thế giới.

Chùa Kinkaku hay Golden Pavilion

Một góc sân chùa Ginkaku hay Silver Pavilion
Ngoài các di tích lịch sử, Kyoto còn nổi tiếng với khu Gion và Pontochō, nơi có các nhà Geisha. Hiện nay, các nhà Geisha đã đóng cửa gần hết. Rất hiếm thấy các cô xuất hiện (các cô mặt trắng thường thấy là các Maiko – xin xem bài viết về Geisha).
Chúng tôi đã dùng Kyoto là “căn cứ địa” để từ đó đến Nara, Himeji, Kobe và các vùng phụ cận Kyoto trước khi đến Hiroshima và Osaka.

Một đêm hội cách Kyoto khoảng 40 cây số
Himeji (姫路): Mục tiêu chính của chúng tôi khi đến Himeji là để coi lâu đài Himeji (Himeji-jo, còn gọi là Shirasagi-jo) toạ lạc ở đây. Chúng tôi dự định chỉ ở Himeji một buổi sáng nhưng không khí ngày hội của thành phố đã giữ chân chúng tôi cả ngày.
Từ Kyoto, không đầy 1 giờ trên shinkansen, chúng tôi tới ga Himeji. Mới 9 giờ sáng mà đã nóng kinh khủng. Chúng tôi lên xe đưa đón (shuttle bus) để đến ngay cổng của toà lâu đài. Trên đường đi, chúng tôi thấy cờ, quạt (nghĩa đen) khắp nơi cùng với các nhóm với áo quần chỉnh tề và đầy màu sắc.

Xe buýt đi vào lâu đài
Chúng tôi xuống xe, nhìn quanh. Âm nhạc từ mọi phía phát ra. Mỗi khu vực một nhóm. Họ đang múa, hát rất nhộn nhịp. Đi vội vào cổng để tránh nắng, chúng tôi thấy sân bên trong cổng đầy ắp người. Họ đang xem các màn biểu diễn trên hai sân khấu lộ thiên rất lớn.

Một trong các sân khấu
Chúng tôi đến quầy bán vé, thấy tấm bảng “Hôm nay không lấy tiền vào cửa” (đỡ được 15 Mỹ kim) nên chào người gác cổng và đi vào trong.
Lâu đài Himeji được xây dựng từ năm 1601, gồm có 6 tầng. Toà lâu đài được bao quanh một bờ thành dài (chu vi) khoảng hơn 1 cây số. Như các thành quách xưa, bên ngoài hàng rào là một hào nước. Có tất cả 15 cửa và 27 chòi canh đặt vũ khí. Lâu đài này được coi là lâu đài đẹp, kiên cố nhất và còn được giữ nhiều vật liệu nguyên thuỷ nhất của Nhật.

Lâu đài Himeji
Sau khi đi khoảng 1 nửa khuôn viên ngoài sân, chúng tôi vào trong để “thám hiểm”. Trước khi bước lên bậc thang, chúng tôi phải cởi giầy bỏ vào bao do họ cung cấp. Bên trong lâu đài tuy đã được sửa chữa và gắn thêm nhiều thứ (thêm cầu thang, hệ thống phòng hoả …) nhưng được bố trí rất tiệp và hài hoà với kiến trúc cũ.
Theo đoàn người, chúng tôi lần lượt lên lầu. Các tầng trên có diện tích nhỏ hơn các tầng dưới và tầng trên cùng chỉ rộng khoảng 40 mét vuông. Ngoài các chòi canh trên bờ thành, toà lâu đài cũng có những chòi canh riêng ở tầng 2. Mỗi chòi canh có cả một khu chứa vũ khí (nay không còn nữa nhưng được ghi lại gồm có dầu, nước để đun sôi và đá).

Phòng trên cùng của lâu đài với một bàn thờ
Quá trưa, chúng tôi ra ngoài. Thấy các đoàn múa hát vẫn hăng say trình diễn ở 5 chỗ khác nhau chúng tôi chọn một khu có bóng cây ngồi xem. Hoá ra đây là một cuộc thi đua hàng năm. Có những đoàn cách xa Himeji hàng ngàn cây số cũng đến đây dự.
Dù chẳng hiểu họ múa hát gì nhưng cũng vui. Dù trình diễn ngay trên một khu đất, họ không để lúc nào có thời gian chết khi mỗi đoàn chỉ được trình diễn 1 lần.

Múa hát ngoài đường
Nikko (日光): Nikko được xem là trung tâm Phật giáo do vị tu sĩ Shodo Shonin thiết lập vào thế kỷ thứ VIII. Ý định của vị tu sĩ này là truyền bá giáo lý Phật giáo để người Nhật bỏ đi “tôn giáo” Shinto của họ qua việc thờ cúng tổ tiên và thần linh. Kết quả không đúng như ý muốn, nên đền và chùa nằm hài hoà bên nhau khắp nơi.

Chiếc cầu nổi tiếng đẹp vào mùa Đông, có thể là cầu lấy "mãi lộ"
đắt nhất thế giới tính theo chiều dài

Nikko nằm trên khu đồi núi cách Tokyo khoảng 140 cây số về phía Bắc. Trong thời kỳ Edo (1603-1867), người Nhật tin rằng: phía Bắc được coi là phía của quỷ thần đến, nên các chùa được dựng nên để chấn áp quỷ thần. Trái với Kyoto, các đền và chùa ở Nikko đều được dựng trên vùng đồi núi, gần thiên nhiên nên tạo được khung cảnh tĩnh mịch và tôn nghiêm hơn. Tất cả hiện nay có 103 toà nhà trong khu vực 424 mẫu (ha), trong đó có một số đền và chùa. Có 9 đơn vị được chọn là tài sản quốc gia và 94 đơn vị được liệt kê là tài sản quan trọng. Các đền và chùa chính ở Nikko đã được liệt kê là Di sản Văn hoá Thế giới.

Bản đồ khu Di tích Văn hoá Thế giới tại Nikko
Chúng tôi đến Nikko trễ hơn dự định, nên phải lo giữ chỗ cho chuyến xe về. Không dè chuyến xe còn chỗ duy nhất mà chúng tôi có thể trở về Tokyo là chuyến 13:36, nghĩa là chỉ 45 phút nữa. Các chuyến xe lửa sau đó không còn ghế trống. Không lẽ mới đến mà phải về ngay. Chúng tôi phải đi hỏi đường và tìm ra cách đi vòng, chuyến cuối cùng là 18:45 và mất 2 giờ 15 phút mới về đến Tokyo. Như vậy chúng tôi còn trên dưới 4 tiếng ở Nikko.

Một góc chùa cổ

Không nghe điều xấu, không nói điều xấu, không thấy điều xấu
Xe buýt chạy khoảng 10 phút từ ga xe lửa Nikko đến khu “Nikko park”. Chúng tôi theo hướng đi vào khu đền, chùa ngay vì sợ không đủ giờ. Cũng may các đền, chùa trong khu Di sản Văn hoá Thế giới nằm rất gần nhau.
Với vé gộp 1,300 yen một người, đủ cho chúng tôi vào cửa các khu cần xem như: vườn Zen, bảo tàng viện và các đền, chùa nằm trong khu Di tích. Sợ không kịp giờ nên chúng tôi không vào bên trong các điện (trong đền, chùa) mà chỉ vào các phòng bên ngoài.
Chiều xuống, chúng tôi còn được nửa giờ đi quanh Nikko và thưởng thức một vài món ăn địa phương.

Sản phẩm địa phương
Enoshima (江ノ島): Nếu bảo là đi viếng đền hay chùa ở khu vực này thì hoàn toàn không đúng. Mặc dù có đền, chùa ở đảo Enoshima nhưng với bãi tắm biển nằm đối diện trong đất liền và rất nhiều nhà nghỉ mát nên toàn khu vực Enoshima là trung tâm giải trí ngoài trời vào mùa hè. Đảo Enoshima được nối với đất liền bằng 1 chiếc cầu khoảng 600m.

Bãi tắm Enoshima (bên đất liền)
Để lên tới điểm cao nhất của đảo, chúng tôi phải mua vé. Vé trọn gói vẫn là vé gọn và rẻ hơn mua lẻ tẻ rất nhiều. Với vé này, chúng tôi có thể đi các thang máy (loại thang cuốn) đến thẳng các cổng đền, chùa và đi thang máy (lift) lên đỉnh tháp. Vé cũng cho phép chúng tôi vào các đền, chùa và vườn tược mà không phải trả tiền thêm. Thang cuốn chỉ đi lên mà không đi xuống.
Các đền và chùa trên đảo tương đối nhỏ, có lẽ vì thế mà vắng khách thập phương. Chúng tôi không vào hết các đền, chùa ở đây, chỉ rửa tiền (nghĩa đen) bên ngoài trước khi thả vào giếng (ghi chú: theo tục lệ ở đó, nếu rửa tiền trước khi cúng thì mình sẽ được gấp đôi trị giá số tiền cúng).

Một ngôi chùa trên đảo
Một đền nổi tiếng ở đảo là đền nữ thần (khoả thân) Benten (hay Benzaiten - 裸弁財天). Nữ thần Benten là thần nữ duy nhất trong số 7 thần linh. Tương truyền một con rồng biển rất dữ hay tàn phá Ensohima, cho đến ngày nữ thần Benten kết hôn với con rồng (chú thích của CNN: dữ mà có nội tướng cũng phải êm re). Các đền thờ nữ thần Benten đều nằm gần biển. Nữ thần Benten là thần (bà tổ) của sân khấu và kịch nghệ Nhật.

Óc thương mại ngày nay
Trên đảo có một vườn lớn (kiểu botanic garden) do một thương gia người Anh có vợ Nhật thành lập và mở cửa cho công chúng coi từ năm 1880. Kể từ năm 1949, khu vườn thuộc thành phố/tỉnh Fujiwana. Hiện nay, vườn được chia ra nhiều khu khác nhau: khu Miami, khu Beijing, khu Montréal, … đó là những tặng phẩm của các thành phố trên thế giới tặng cho đảo này.

Giới thiệu một chút về cảnh quan thiên nhiên trong kiến trúc chùa Nhật bản với cả nhà, hy vọng sẽ mang đến một chút thanh tịnh, tươi mới cho giữa tuần nhộn nhịp.
nơi " tẩy trần" trước khi vào chùa.
mọi người sẽ rửa tay, uống ngụm nước sạch sẽ cho tẩy hết “bụi trần gian” để vào chùa thanh khiết như chưa hề “vướng bụi đời, chưa hề mơ tưởng chuyện xa xôi”!
đèn lồng đá
nghe đồn ở Việt Nam bây giờ có mốt làm đèn lồng đá kiểu Nhật, nhưng đây mới là cây đèn lồng đá ” Nhật xịn”hihihi
chùa nhìn trực diện, được cây xanh vây um tùm
ngôi chùa này có tuổi chừng 200 năm thì phải, nắng quá HL không kịp đọc giới thiệu!
trang trí kiểu non bộ với đá và cây
một vạt đất nho nhỏ thôi mà như gói gọn cả thiên nhiên hùng vĩ!
bên kia có cành tường vi...
khi nhìn cảnh này HL sửng sốt, với một không gian nhỏ bé, nhưng cách trình bày tạo cảm giác đan xen mới- cũ,xa -gần, thực-mộng… cành tường vi tím nghiêng ngiêng như lời chào mừng dịu dàng cho khách vãn chùa!

nhớ tới những ngôi chùa ẩn trong cây lá um tùm ở quê nhà!
tĩnh mịch
như là một dấu lặng giữa đời ồn ào..
cũ-mới
những quả thông nâu nâu chắc là từ bao năm trước, quả xanh xanh là của cây nào vừa mới rơi xuống hội tụ…bài ca không lời của thiên nhiên..
đá và cỏ -một chút trầm tư , một chút sống động và kết hợp hài hòa của đá và cỏ cây…
trang trí non bộ như có cả dòng sông thao thiết chảy và rừng núi
trang trí với đá của Nhật thật tinh tế, cá nhân HL rất thích ngắm nghía…cho dù không phải là cực kỳ am hiểu!
rừng giữa phố
Điểm cao nhất của đảo có một tháp quan sát (khoảng 54m) và một khu sinh hoạt lộ thiên khá lớn. Bên cạnh đó, một số quán và xe bán thực phẩm. Tuy “trên cao, xa đất liền” nhưng chúng tôi ngạc nhiên khi thấy thực phẩm ở đây rẻ hơn phía bên đất liền rất nhiều.

Quang cảnh bến thuyền buồm (yatch)

Cửa sông Katase và bãi biển Enoshima nhìn từ đài quan sát
Ban biên tập: chuaminhthanh.com xin giới thiệu một số hình ảnh về những ngôi bảo tháp. (bấm vào hình nhỏ để xem hình lớn)






Vài di tích lịch sử của Nhật

Người viết xin dùng chữ Đền cho Shinto Shrines và Chùa cho Buddhist Temples để viết bài này.

Theo rất nhiều sách, Đền là nơi trang nghiêm người Nhật thờ cúng Tổ tiên và Thần linh. Người Nhật còn dựng Đền (bàn thờ) trong nhà nhưng nay đã giảm nhiều.

Chùa Phật giáo là nơi tôn nghiêm thờ kích Đức Phật như mọi chùa Phật giáo khắp nơi. Nếu ai còn nhớ chùa Vĩnh Nghiêm trên đường Công lý thì có thể tưởng tượng phần nào ra chùa ở Nhật vì Chùa Vĩnh Nghiêm được Nhật giúp xây cất.



Qua tiến trình lập quốc hàng ngàn năm, Nhật bản đã chọn nhiều chỗ để làm thủ đô trước khi dời đến Tokyo. Ngoài những nơi chọn làm thủ đô, Nhật bản cũng có những nơi trụ trì các lãnh chúa, được coi như là thủ đô bên cạnh (de facto). Trong chuyến ghé Nhật ngắn ngủi, chúng tôi đã đến vài cố đô của Nhật: Nara, Kamakura, Kyoto và vài lâu đài lớn.

Nhận xét đầu tiên của chúng tôi là xưa kia Phật giáo rất mạnh ở Nhật. Chùa được thiết lập rất nhiều và các kiến trúc lớn đều nằm trong khu vực thủ đô vào giai đoạn đó. Các người đến Chùa hiện nay hầu hết là du khách đi xem các công trình kiến trúc xưa. Tuy nhiên cũng rất nhiều du khách đến Chùa để làm 1 công hai chuyện.

Nara (奈良): Nara được coi là thủ đô đầu tiên của Nhật (710-784). Nara là nơi có nhiều di tích lịch sử được xếp vào Di sản Văn hoá Thế giới (UNESCO World Heritage). Ngoài những đền, chùa nổi tiếng, Nara còn nổi tiếng với số lượng nai trong thành phố, đặc biệt trong các công viên.

Chúng tôi đến ga xe lửa Nara sau khoảng nửa giờ dùng xe lửa tốc hành từ Kyoto. Sau đó dùng xe buýt tới ngay Nara Park, do thấy tấm quảng cáo lớn ngay tại ga xe lửa. Tiếc thay, chúng tôi đến ban ngày thay vì ban đêm.


Các giàn đèn đang được dựng trong công viên

Cả vùng Nara đang chuẩn bị ngày hội 15 tháng 8. Hàng năm, ngày hội lớn nhất của Nara vào tháng 3 (từ 1 đến 14) để chào mừng Xuân mới. Kế đến là tháng 8 (từ 6 đến 15), khi Nara lập lại những chương trình hội hè của những ngày đón Xuân, đặc biệt là hội đèn (đèn cầy và đèn điện). Tháng 8 cũng là thời điểm người Nhật kính nhớ tổ tiên, nên không chỉ Nara mà hầu như toàn nước Nhật đang chuẩn bị cho các ngày này.


và trên các con đường dẫn vào đền/chùa


Một giàn đèn dọc theo hông đền

Có bảy ngôi đền, chùa và cung điện cổ ở Nara được xếp vào khu Di sản Văn hoá Thế giới đó là chùa Tōdai, chùa Saidai, chùa Kōfuku, đền Kasuga, chùa Gangō, chùa Yakushi, chùa Tōshōdai và phần còn lại của cung điện Heijo. Chùa Tōdai hiện nay là kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới, chẳng lạ gì khi chùa có tượng Phật (trong nhà) lớn nhất của Nhật. Toàn nước Nhật thời đó phải dùng toàn bộ số lượng đồng trong 7 năm để đúc tượng Phật cao trên 14 mét (49’) này. Nara cũng còn có ngôi chùa bằng gỗ lâu đời nhất thế giới đó là chùa Horyu.


Chùa Tōdai: kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới

Như trên đã đề cập ở trên về nai. Chúng ta có thể thấy nai chạy khắp nơi, đặc biệt là công viên Nara. Tương truyền Emperor đầu tiên của Nhật là Jimu đã từ trên trời xuống và cưỡi nai đến Nara. Những con nai hiện nay ở Nara là giòng giống của con nai ngày xưa.

Kamakura (鎌倉): Cách Tokyo khoảng 50 cây số về phía Tây-Nam. Từ năm 1186 đến 1333, Kamakura đã trở thành một thứ thủ đô khi quyền hành từ thủ đô Kyoto được chuyển cho quân đội ở đây. Với chiến thuật gả con gái cho vương tộc (emperial), hai giòng tộc Taira và Minamto đã trở nên có nhiều quyền hành hơn Vương triều (Emperor) Fujiwara tại thủ đô Kyoto.


Địa điểm đền và chùa quanh Kamakura

Sau đó, giòng tộc Minamoto trở nên mạnh mẽ hơn, đồng thời được hỗ trợ bởi nhiều gia đình chiến hữu (warrior) khác, nên đã thắng giòng tộc Taira và tự thành lập chính quyền tại Kamakura, cắt đứt liên hệ với Vương triều. Giòng tộc này cầm quyền tại Kamakura cho đến năm 1333.

Có rất nhiền đền, chùa tại Kamakura. Các đền, chùa này không xa nhau lắm, nổi tiếng nhất là chùa Kotokuin với tượng Phật ngồi rất lớn được đúc bằng đồng. Một trận sóng thần vào thế kỷ XV đã cuốn trọn ngôi chùa nhưng tượng Phật vẫn còn và trở thành tượng ngoài trời cho tới ngày nay.


Tượng Phật ngồi bằng đồng nay ở ngoài trời

Trong khu vực còn có những chùa khác như 2 chùa Zen: Kencho, chùa Engaku; chùa Tokei là chùa đặc biệt cho những người ly dị do 1 ni cô thiết lập riêng cho phụ nữ đến tạm trú khi muốn ly dị chồng.

Chúng tôi đã đến hết đền và chùa trong khu vực này, do đúng dịp con gái chúng tôi ký hợp đồng với nhà xuất bản Fodor’s để cập nhật vài chương trong một cuốn sách hướng dẫn du lịch ở Tokyo (http://www.fodors.com/). Trong đó có chương về các đền, chùa tại Kamakura. Cuốn sách này được tái bản cho năm 2007 và sẽ được phát hành khoảng trước hoặc sau Christmas 2006.

Ngoài đền, chùa, khách đến Kamakura còn có thể dạo quanh bãi biển bên cạnh.

Kyoto (京都): Vào thời đại Heian, Kyoto được chọn là thủ đô và là thủ đô của Nhật từ 794 đến 1867. Kyoto có một thời được gọi là Saikyo (chữ Hán là Tây kinh 西京).Về một phương diện nào đó, Kyoto vẫn còn được coi là thủ đô của Nhật (vì Kyoto có nghĩa là Thủ đô). Kyoto là thành phố lớn duy nhất của Nhật không bị đồng minh bỏ bom trong Thế chiến thứ II do sự vận động của một sử gia Mỹ. Vị này muốn Kyoto không bị tàn phá để Nhật bản nói riêng và nhân loại nói chung còn được thấy các di sản quý giá vượt không gian. Hiện nay, là thành phố lớn thứ 5 của Nhật, nhưng Kyoto chưa bị (hay được) canh tân hoá nhiều, có lẽ do không bị tàn phá nhiều.


Tháp Kyoto nằm đối diện với ga xe lửa

Có 2 Chùa nổi tiếng ở Kyoto (và cả nước Nhật) là Kinkaku-ji (Golden Pavilion) và Ginkaku-ji (Silver Pavilion). Cả hai chùa này đã được trùng tu hoặc tái thiết nhiều lần nhưng vẫn duy trì thiết kễ cũ. Ngoài ra, Kyoto còn có nhiều công trình khác được liệt kê vào những Di sản Văn hoá Thế giới.


Chùa Kinkaku hay Golden Pavilion


Một góc sân chùa Ginkaku hay Silver Pavilion

Ngoài các di tích lịch sử, Kyoto còn nổi tiếng với khu Gion và Pontochō, nơi có các nhà Geisha. Hiện nay, các nhà Geisha đã đóng cửa gần hết. Rất hiếm thấy các cô xuất hiện (các cô mặt trắng thường thấy là các Maiko – xin xem bài viết về Geisha).

Chúng tôi đã dùng Kyoto là “căn cứ địa” để từ đó đến Nara, Himeji, Kobe và các vùng phụ cận Kyoto trước khi đến Hiroshima và Osaka.


Một đêm hội cách Kyoto khoảng 40 cây số

Himeji (姫路): Mục tiêu chính của chúng tôi khi đến Himeji là để coi lâu đài Himeji (Himeji-jo, còn gọi là Shirasagi-jo) toạ lạc ở đây. Chúng tôi dự định chỉ ở Himeji một buổi sáng nhưng không khí ngày hội của thành phố đã giữ chân chúng tôi cả ngày.

Từ Kyoto, không đầy 1 giờ trên shinkansen, chúng tôi tới ga Himeji. Mới 9 giờ sáng mà đã nóng kinh khủng. Chúng tôi lên xe đưa đón (shuttle bus) để đến ngay cổng của toà lâu đài. Trên đường đi, chúng tôi thấy cờ, quạt (nghĩa đen) khắp nơi cùng với các nhóm với áo quần chỉnh tề và đầy màu sắc.


Xe buýt đi vào lâu đài

Chúng tôi xuống xe, nhìn quanh. Âm nhạc từ mọi phía phát ra. Mỗi khu vực một nhóm. Họ đang múa, hát rất nhộn nhịp. Đi vội vào cổng để tránh nắng, chúng tôi thấy sân bên trong cổng đầy ắp người. Họ đang xem các màn biểu diễn trên hai sân khấu lộ thiên rất lớn.


Một trong các sân khấu

Chúng tôi đến quầy bán vé, thấy tấm bảng “Hôm nay không lấy tiền vào cửa” (đỡ được 15 Mỹ kim) nên chào người gác cổng và đi vào trong.

Lâu đài Himeji được xây dựng từ năm 1601, gồm có 6 tầng. Toà lâu đài được bao quanh một bờ thành dài (chu vi) khoảng hơn 1 cây số. Như các thành quách xưa, bên ngoài hàng rào là một hào nước. Có tất cả 15 cửa và 27 chòi canh đặt vũ khí. Lâu đài này được coi là lâu đài đẹp, kiên cố nhất và còn được giữ nhiều vật liệu nguyên thuỷ nhất của Nhật.


Lâu đài Himeji

Sau khi đi khoảng 1 nửa khuôn viên ngoài sân, chúng tôi vào trong để “thám hiểm”. Trước khi bước lên bậc thang, chúng tôi phải cởi giầy bỏ vào bao do họ cung cấp. Bên trong lâu đài tuy đã được sửa chữa và gắn thêm nhiều thứ (thêm cầu thang, hệ thống phòng hoả …) nhưng được bố trí rất tiệp và hài hoà với kiến trúc cũ.

Theo đoàn người, chúng tôi lần lượt lên lầu. Các tầng trên có diện tích nhỏ hơn các tầng dưới và tầng trên cùng chỉ rộng khoảng 40 mét vuông. Ngoài các chòi canh trên bờ thành, toà lâu đài cũng có những chòi canh riêng ở tầng 2. Mỗi chòi canh có cả một khu chứa vũ khí (nay không còn nữa nhưng được ghi lại gồm có dầu, nước để đun sôi và đá).


Phòng trên cùng của lâu đài với một bàn thờ

Quá trưa, chúng tôi ra ngoài. Thấy các đoàn múa hát vẫn hăng say trình diễn ở 5 chỗ khác nhau chúng tôi chọn một khu có bóng cây ngồi xem. Hoá ra đây là một cuộc thi đua hàng năm. Có những đoàn cách xa Himeji hàng ngàn cây số cũng đến đây dự.

Dù chẳng hiểu họ múa hát gì nhưng cũng vui. Dù trình diễn ngay trên một khu đất, họ không để lúc nào có thời gian chết khi mỗi đoàn chỉ được trình diễn 1 lần.


Múa hát ngoài đường

Nikko (日光): Nikko được xem là trung tâm Phật giáo do vị tu sĩ Shodo Shonin thiết lập vào thế kỷ thứ VIII. Ý định của vị tu sĩ này là truyền bá giáo lý Phật giáo để người Nhật bỏ đi “tôn giáo” Shinto của họ qua việc thờ cúng tổ tiên và thần linh. Kết quả không đúng như ý muốn, nên đền và chùa nằm hài hoà bên nhau khắp nơi.


Chiếc cầu nổi tiếng đẹp vào mùa Đông, có thể là cầu lấy "mãi lộ"
đắt nhất thế giới tính theo chiều dài


Nikko nằm trên khu đồi núi cách Tokyo khoảng 140 cây số về phía Bắc. Trong thời kỳ Edo (1603-1867), người Nhật tin rằng: phía Bắc được coi là phía của quỷ thần đến, nên các chùa được dựng nên để chấn áp quỷ thần. Trái với Kyoto, các đền và chùa ở Nikko đều được dựng trên vùng đồi núi, gần thiên nhiên nên tạo được khung cảnh tĩnh mịch và tôn nghiêm hơn.

Tất cả hiện nay có 103 toà nhà trong khu vực 424 mẫu (ha), trong đó có một số đền và chùa. Có 9 đơn vị được chọn là tài sản quốc gia và 94 đơn vị được liệt kê là tài sản quan trọng. Các đền và chùa chính ở Nikko đã được liệt kê là Di sản Văn hoá Thế giới.


Bản đồ khu Di tích Văn hoá Thế giới tại Nikko

Chúng tôi đến Nikko trễ hơn dự định, nên phải lo giữ chỗ cho chuyến xe về. Không dè chuyến xe còn chỗ duy nhất mà chúng tôi có thể trở về Tokyo là chuyến 13:36, nghĩa là chỉ 45 phút nữa. Các chuyến xe lửa sau đó không còn ghế trống. Không lẽ mới đến mà phải về ngay. Chúng tôi phải đi hỏi đường và tìm ra cách đi vòng, chuyến cuối cùng là 18:45 và mất 2 giờ 15 phút mới về đến Tokyo. Như vậy chúng tôi còn trên dưới 4 tiếng ở Nikko.


Một góc chùa cổ


Không nghe điều xấu, không nói điều xấu, không thấy điều xấu

Xe buýt chạy khoảng 10 phút từ ga xe lửa Nikko đến khu “Nikko park”. Chúng tôi theo hướng đi vào khu đền, chùa ngay vì sợ không đủ giờ. Cũng may các đền, chùa trong khu Di sản Văn hoá Thế giới nằm rất gần nhau.

Với vé gộp 1,300 yen một người, đủ cho chúng tôi vào cửa các khu cần xem như: vườn Zen, bảo tàng viện và các đền, chùa nằm trong khu Di tích. Sợ không kịp giờ nên chúng tôi không vào bên trong các điện (trong đền, chùa) mà chỉ vào các phòng bên ngoài.

Chiều xuống, chúng tôi còn được nửa giờ đi quanh Nikko và thưởng thức một vài món ăn địa phương.


Sản phẩm địa phương

Enoshima (江ノ島): Nếu bảo là đi viếng đền hay chùa ở khu vực này thì hoàn toàn không đúng. Mặc dù có đền, chùa ở đảo Enoshima nhưng với bãi tắm biển nằm đối diện trong đất liền và rất nhiều nhà nghỉ mát nên toàn khu vực Enoshima là trung tâm giải trí ngoài trời vào mùa hè. Đảo Enoshima được nối với đất liền bằng 1 chiếc cầu khoảng 600m.


Bãi tắm Enoshima (bên đất liền)

Để lên tới điểm cao nhất của đảo, chúng tôi phải mua vé. Vé trọn gói vẫn là vé gọn và rẻ hơn mua lẻ tẻ rất nhiều. Với vé này, chúng tôi có thể đi các thang máy (loại thang cuốn) đến thẳng các cổng đền, chùa và đi thang máy (lift) lên đỉnh tháp. Vé cũng cho phép chúng tôi vào các đền, chùa và vườn tược mà không phải trả tiền thêm. Thang cuốn chỉ đi lên mà không đi xuống.
Các đền và chùa trên đảo tương đối nhỏ, có lẽ vì thế mà vắng khách thập phương. Chúng tôi không vào hết các đền, chùa ở đây, chỉ rửa tiền (nghĩa đen) bên ngoài trước khi thả vào giếng (ghi chú: theo tục lệ ở đó, nếu rửa tiền trước khi cúng thì mình sẽ được gấp đôi trị giá số tiền cúng).


Một ngôi chùa trên đảo

Một đền nổi tiếng ở đảo là đền nữ thần (khoả thân) Benten (hay Benzaiten - 裸弁財天). Nữ thần Benten là thần nữ duy nhất trong số 7 thần linh. Tương truyền một con rồng biển rất dữ hay tàn phá Ensohima, cho đến ngày nữ thần Benten kết hôn với con rồng (chú thích của CNN: dữ mà có nội tướng cũng phải êm re). Các đền thờ nữ thần Benten đều nằm gần biển. Nữ thần Benten là thần (bà tổ) của sân khấu và kịch nghệ Nhật.


Óc thương mại ngày nay

Trên đảo có một vườn lớn (kiểu botanic garden) do một thương gia người Anh có vợ Nhật thành lập và mở cửa cho công chúng coi từ năm 1880. Kể từ năm 1949, khu vườn thuộc thành phố/tỉnh Fujiwana. Hiện nay, vườn được chia ra nhiều khu khác nhau: khu Miami, khu Beijing, khu Montréal, … đó là những tặng phẩm của các thành phố trên thế giới tặng cho đảo này.

Điểm cao nhất của đảo có một tháp quan sát (khoảng 54m) và một khu sinh hoạt lộ thiên khá lớn. Bên cạnh đó, một số quán và xe bán thực phẩm. Tuy “trên cao, xa đất liền” nhưng chúng tôi ngạc nhiên khi thấy thực phẩm ở đây rẻ hơn phía bên đất liền rất nhiều.


Quang cảnh bến thuyền buồm (yatch)


Cửa sông Katase và bãi biển Enoshima nhìn từ đài quan sát

No comments:

Post a Comment