Giải pháp triệt để chống ngập úng cho Hà Nội và tận dụng nước mưa phục vụ con người
Kienviet.net - Tại sao Hà Nội cách đây 20 năm không bị ngập lụt sau các trận mưa mà ngày nay ngập lụt lại trở thành vấn nạn và ngày càng phát triển trầm trọng? Làm thế nào để giải quyết vấn nạn này một cách bền vững và sử dụng hiệu quả nước mưa phục vụ con người?
Nguyên nhân chính đã được nhiều người thừa nhận là do phần lớn nước mưa đã bị đổ thẳng vào cống thoát nước làm cho hệ thống thoát nước trở nên quá tải. Cách đây 20 năm, Hà Nội có rất nhiều các vùng đất trồng cây xanh và hồ ao. Ở các khu vực này, mỗi khi trời mưa, một phần nước mưa sẽ thấm xuống đất và bổ sung nước ngầm cho đất, một phần nước mưa chảy vào các hồ ao, phần còn lại mới chảy vào cống thoát nước và thoát ra sông. Như vậy, lượng nước mưa thấm xuống đất hoặc chảy vào các hồ ao giúp điều hòa khí hậu và thủy văn ở Hà Nội. Khi trời mưa, đường phố không ngập nước, khi trời nắng, cây cối vẫn xanh tươi, nước ngầm dưới đất và nước hồ ao bay hơi làm mát bầu không khí trong những ngày hè nóng nực.
Hầm trên đường Láng - Hòa Lạc bị ngập, ảnh chụp ngày 13/7/2010, ảnh: KTS Bùi Văn Ngàn
Đô thị hóa trong 20 năm qua ở Hà Nội là một quá trình tất yếu, phản ánh tiến bộ về kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, các nhà quản lý đã không xem xét nghiêm túc tới những thay đổi to lớn môi trường sống trong đô thị. Nhiều diện tích trồng cây xanh và hồ ao đã bị bê tông hóa trong quá trình xây dựng nhà ở, đường xá làm cho nước mưa không thể thấm xuống đất hoặc chảy vào các ao hồ. Phần lớn nước mưa bị đổ thẳng vào hệ thống cống thoát nước gây úng ngập trong thời gian dài. Tại khu vực bị bê tông hóa, nước mưa không thấm được xuống đất làm suy giảm lượng nước ngầm, mặt đất trở nên khô hạn, nóng nực trong những ngày hè.
Trong tương lai, cùng với phát triển kinh tế, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng nhiều khu đô thị mới. Nếu không có các giải pháp quy hoạch hoặc giải pháp kỹ thuật phù hợp thì vấn đề úng ngập càng trở nên nghiêm trọng.
Mặc dù chi rất nhiều tiền đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước, mua sắm máy bơm hiện đại, cung cấp các phương tiện đắt tiền, trả lương cho cán bộ của công ty thoát nước Hà Nội và áp dụng rất nhiều các biện pháp khác, các nhà quản lý vẫn không giải quyết được vấn đề úng ngập ở Hà Nội. Để giải quyết một vấn đề cần phải tìm ra nguyên nhân và giải quyết từ gốc. Nếu chỉ giải quyết phần ngọn thì rất khó giải quyết triệt để. Nguyên nhân chính gây ngập úng là Hà Nội không có giải pháp hiệu quả điều hòa lượng nước mưa mà chỉ tập trung giải quyết phần ngọn là nâng cấp hệ thống thoát nước. Việc nâng cấp hệ thống thoát nước luôn chạy theo sau yêu cầu thoát nước mưa ngày càng gia tăng do hiện tượng bê tông hóa nên không giải quyết được việc úng ngập.
Bê tông hóa có lẽ là nguyên nhân chính làm cho nước mưa không thoát kịp
Để giải quyết triệt để úng ngập, bên cạnh các giải pháp đang làm, Hà Nội cần có chính sách khuyến khích người dân và các nhà đầu tư áp dụng các giải pháp điều hòa nước mưa như xây dựng các bể chứa nước mưa phục vụ sinh hoạt, tăng cường khả năng thấm nước mưa xuống đất. Miễn giảm các loại phí xây dựng hoặc hỗ trợ tài chính là một ví dụ về việc khuyến khích các nhà đầu tư và người dân áp dụng các giải pháp trên. Hỗ trợ tài chính là một biện pháp hiệu quả nhưng không nhất thiết phải thực hiện trong bối cảnh ngân sách nhà nước có hạn. Nếu nhận thức được lợi ích lâu dài của việc xây bể chứa nước mưa phục vụ sinh hoạt và tăng cường thấm nước mưa xuống đất, người dân và nhà đầu tư sẽ tích cực hưởng ứng. Để đạt được mục tiêu này, các đơn vị tư vấn thiết kế cần có khả năng thiết kế các giải pháp tiết kiệm chi phí đầu tư mà mang lại lợi ích nhiều mặt cho người dân và chủ đầu tư.
Trên thế giới đã có nhiều công trình được thiết kế có hệ thống sử dụng nước mưa phục vụ sinh hoạt. Hệ thống sử dụng nước mưa này có thể sử dụng cho một hộ gia đình hoặc cho các khu đô thị, khu công nghiệp. Ở Việt Nam, nước mưa được sử dụng khá phổ biến ở những vùng không có nước máy. Ở Hà Nội, người dân và doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nước máy, mà ít quan tâm sử dụng nước mưa một cách hợp lý. Trên thực tế nước mưa có thể sử dụng cho các mục đích trừ ăn uống như cấp cho nhà vệ sinh, tắm giặt, làm mát, tưới cây, rửa xe, chữa cháy… Lượng nước dành cho các mục đích này lớn hơn rất nhiều so với lượng nước dành cho ăn uống trong mỗi gia đình. Nếu chúng ta có thể tận dụng lượng nước mưa trời cho vào các mục đích trừ ăn uống thì tiết kiệm được rất nhiều tiền nước hàng tháng.
Nhận thức được lợi ích đối với doanh nghiệp và cộng đồng, Công ty CP Tư vấn xây dựng ACH đã áp dụng hệ thống tích trữ và sử dụng nước mưa cho tòa nhà trụ sở công ty. Hệ thống sử dụng nước mưa này bao gồm bể chứa nước dưới đất và bể chứa nước trên sân thượng. Bể chứa nước dưới đất được kết hợp với móng nhà nên chi phí xây dựng nhỏ. Bể chứa nước trên sân thượng kết hợp làm bể cá cảnh tạo hiệu quả cao về cảnh quan. Hệ thống nước mưa ở trụ sở Công ty CP tư vấn xây dựng ACH mang lại các lợi ích sau:
• Điều hòa nước mưa thoát ra cống
• Tăng cường thấm nước mưa xuống đất khi bể đã đầy nước
• Triệt để sử dụng nước mưa cho các mục đích trừ ăn uống, tiết kiệm tiền nước hàng tháng
• Điều hòa khí hậu: Làm mát nhà, cây xanh và môi trường xung quanh về mùa hè; làm ấm về mùa đông
• Tạo cảnh quan đẹp như nuôi cá cảnh trong bể, vòi phun nước
• Tiết kiệm tối đa hao phí nước mưa do hoạt động tuần hoàn
• Tiết kiệm điện bơm nước khi chứa nước mưa trên sân thượng
• Duy trì một nguồn nước phục vụ các mục đích đặc biệt như chữa cháy, mất nước máy
Nuôi cá cảnh trong bể nước mưa
Việc áp dụng hệ thống lưu trữ và sử dụng nước mưa ở tòa nhà trụ sở Công ty CP Tư vấn xây dựng ACH cho thấy, nếu biết thiết kế hợp lý, chi phí đầu tư không lớn mà mang lại nhiều lợi ích thiết thực, lâu dài cho chủ đầu tư đồng thời góp phần giải quyết tình trạng úng ngập ở Hà Nội. Xây dựng bể nước mưa sinh hoạt và tăng cường thấm nước mưa xuống đất giải quyết triệt để vấn đề úng ngập vì các lý do sau:
• Giải pháp phù hợp với quy luật tự nhiên, không phụ thuộc nhiều vào các biện pháp cưỡng bức. Nước mưa thấm xuống đất và được lưu giữ trong các ao hồ là một quá trình tự nhiên. Vận dụng tốt quy luật này trong giải pháp xây bể chứa nước mưa sẽ tiết kiệm tiền cho ngân sách. Chi phí đầu tư nâng cấp và vận hành trạm bơm thoát nước cưỡng bức ở phía Nam Hà Nội rất lớn.
• Giải quyết tại gốc nơi phát sinh ngập úng. Bể chứa nước mưa điều hòa lượng nước mưa chảy ra cống nên tránh được ngập úng tại chỗ. Ngược lai, mặc dù trạm bơm Yên Sở đã hoạt động hết công suất, nhiều điểm ở Hà Nội vẫn ngập trong nhiều giờ. Để nước chảy từ nội thành Hà Nội tới được trạm bơm Yên Sở thì nhiều tuyến phố đã ngập rồi. “Nước xa không cứu được lửa gần”.
• Phát huy sức mạnh toàn dân: Nhà nước chỉ cần đề ra chính sách đúng đắn để khuyến khích nhân dân thực hiện trên cơ sở lợi ích thiết thực của người dân. Nếu mỗi hộ gia đình, mỗi chủ đầu tư đều xây bể chứa nước mưa hợp lý thì vừa ích nước vừa lợi nhà. Nước mưa sẽ không đổ thẳng ra cống gây ngập lụt mà người dân có nước trời cho để dùng. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
• Giải pháp bền vững đáp ứng được yêu cầu phát triển của Hà Nội. Giải pháp này nên áp dụng cho các ngôi nhà và khu đô thị hiện có và đặc biệt là các đô thị mới. Khi xây những ngôi nhà mới hoặc khu đô thị mới, một diện tích cây xanh bị bê tông hóa làm tăng lượng nước mưa chảy trực tiếp xuống cống, tăng nguy cơ úng ngập cục bộ. Nếu giải quyết vấn đề bằng cách tăng đường kính cống thoát nước cũ hoặc tăng công suất trạm bơm cũ thì rất phức tạp và tốn kém. Trong khi đó nếu đô thị mới mọc lên ở đâu ta xây bể chứa nước mưa ở đó thì không phát sinh thêm vấn đề thoát nước cho thành phố.
Kết luận:
Nguyên nhân chính của tình trạng úng ngập ở Hà Nội là do hiện tượng bê tông hóa mặt đất trong quá trình đô thị hóa làm giảm nghiêm trọng lượng nước mưa ngấm xuống đất và chảy vào ao hồ. Phần lớn nước mưa chảy thẳng vào hệ thống thoát nước gây quá tải và ngập úng. Nếu quá trình đô thị hóa vẫn tiếp tục như vậy thì yêu cầu hệ thống thoát nước ngày một lớn hơn. Việc tập trung nâng cấp hệ thống thoát nước chỉ giải quyết phần ngọn mà không thể giải quyết tận gốc. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hộ gia đình và chủ đầu tư các khu đô thị xây bể lưu giữ và sử dụng nguồn nước mưa, hạn chế thoát trực tiếp ra cống. Các công ty tư vấn thiết kế cần tư vấn các giải pháp hợp lý nhằm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và chủ đầu tư. Ngoài việc giúp thành phố Hà Nội giải quyết căn bản vấn đề thoát nước, việc lưu giữ và sử dụng nước mưa hợp lý còn giúp điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên nước.
Công ty CP Tư vấn xây dựng ACH
Gian hàng của các tiểu vương quốc Ả-rập tại Expo 2010
Công ty thiết kế nổi tiếng Foster + partners đã quyết định dựa vào ý tưởng đụn cát cho thiết kế gian hàng của các tiểu vương quốc A-rập tại Expo Thượng Hải 2010. Gian hàng này muốn nhắc đến hình tượng biểu trưng của phong cảnh sa mạc được chia sẻ bởi tất cả bảy tiểu vương quốc.
Giống như một đụn cát, gian hàng trông gồ ghề và nhám tại bề mặt mà nó chịu hoàn toàn lực từ gió và nhẵn nhụi tại bề mặt kia. Mặt đứng tại phía bắc của công trình thông thoáng hơn cho phép ánh sáng tự nhiên, trong khi mặt đứng tại hướng nam thì có mặt dựng kín nhằm giảm thiểu lượng nhiệt năng hấp thụ.
Kết cấu công trình được làm từ những lưới hình tam giác bằng các tấm panel thép không gỉ, kết nối nhau bằng các mấu nối có thể điều chỉnh, vốn được thiết kế cho phép gian hàng có thể tháo ra ngay tại khu vực và thi công một cách nhanh chóng và tính kinh tế cao.
Đỉnh công trình vuơn cao đến 20 m và khách tham quan sẽ đi vào thông qua khối vòm bằng kính tại tầng trệt của gian hàng. Ánh sáng sẽ chiếu đến trung tâm thương mại của công trình và không gian VIP thông qua các thanh kính phương đứng. Các thanh này còn có tác dụng chiếu sáng cho công trình từ bên trong và vào ban đêm. Với không gian cho 450 người và có khu vực triển lãm rộng 3.000 m2, gian hàng của các tiếu vương quốc A-rập sẽ là một trong những công trình được xây dựng tại Expo Thượng Hải.
Ardor Architects - theo Archdaily
Tham dự Hội chợ triển lãm Thượng Hải 2010, gian hàng Việt
Gian hàng có diện tích 1.000 mét vuông. Mặt trước của gian hàng giống như dòng sông và sử dụng vật liệu tre bao quanh gian hàng, có tác dụng làm giảm sức nóng mặt trời.
Trong thời gian tham gia hội chợ, Việt
Phối cảnh gian hàng Việt Nam tại Shanghai World Expo 2010
Một số hình ảnh phương án gian hàng Việt Nam tại hội chợ Expo 2010 lần này, nguồn ảnh từ website của Vo Trong Nghia Co., Ltd
Liệu những thiết kế rất ấn tượng mang đặc trưng của hai nước Anh Pháp có thể giành giải gian hàng đẹp nhất?
Gian hàng Anh: Hộp gai di chuyển
“Gian hàng của các ý tưởng” do Heatherwick Studio thiết kế đã đánh bại 5 thiết kế khác để trở thành nhà thiết kế chính thức cho gian hàng Anh quốc tại Hội chợ triển lãm thế giới 2010 (World Expo). Với thiết kế này, gian hàng trông giống như một chiếc hộp với hàng ngàn gai đang di chuyển trên khoảng sân công cộng rộng mênh mông.
Tất cả số gai có thể đung đưa trong gió nhẹ, đồng thời được gắn với nguồn sáng nhẹ có màu sắc. Vì vậy, người thưởng lãm có thể thấy nhiều hình ảnh được phô bày cùng lúc từ công trình đặc sắc này.
Bên trong gian hàng, du khách sẽ thấy một màn hình kĩ thuật số khổng lồ, trình chiếu nội dung thuộc nhiều lĩnh vực. Bên ngoài gian hàng là khu vực cho triển lãm, bao gồm một góc café, cửa hàng được bao quanh bởi 2 dải cỏ xanh.
Mục đích của nhà thiết kế là muốn biến gian hàng thành khu sinh thái và cố gắng sử dụng các chất liệu tái chế và carbon trung tính. Heatherwich cho biết nhà thiết kế sử dụng loại vật liệu nhẹ mà không phải là lớp bê tông dày đặc. Đó sẽ là cảm giác như “chạm vào đất một cách mềm mại”.
Gian hàng Pháp: Thành phố gợi cảm
Kiến trúc sư Jacques Ferrier đã được lựa chọn để thiết kế cho gian hàng Pháp tại hội chợ triển lãm Thượng Hải năm 2010.
Dự án mang tên “Thành phố gợi cảm” của kiến trúc sư là một tòa nhà đơn giản với khu vườn bên trong, mang đậm phong cách Pháp. Được bao quanh bởi nước, gian hàng dường như đang trôi nổi trước mắt người đến hội chợ.
Gian hàng rộng 6.000 mét vuông. Người ta sẽ sử dụng các loại vật liệu xây dựng tiên tiến và công nghệ bảo vệ môi trường như các tấm thu năng lượng mặt trời trên nóc để xây dựng gian hàng này.Gian hàng Trung Quốc tại Expo 2010 cao gấp 3 lần các gian hàng khác
Là chủ nhà của Hội chợ triển lãm Thế Giới 2010, Trung Quốc thiết kế gian hàng của mình theo kiến trúc Trung Hoa. Gian hàng có vị trí trung tâm ở hội chợ, cao 63m. Với chiều cao này, gian hàng Trung Quốc cao gấp 3 lần so với bất cứ gian hàng khác tham gia hội chợ.
Tòa nhà gian hàng Trung Quốc có tên là “Vương miện ở đằng Đông” ("The Crown of the East"). Cấu trúc chính của tòa nhà có một mái riêng biệt, được làm từ công-xon truyền thống. Chất liệu này có lịch sử hơn 2000 năm.
Bên dưới mái là khu gian hàng rộng khoảng 45.000 m2, mô phỏng các tỉnh, thành phố, khu vực Trung Quốc.
Nga dựng 12 tòa tháp tại World Expo 2010
Nga sẽ trang trí cho gian hàng của mình tại Hội chợ triển lãm Thế Giới 2010 như một thế giới cổ tích. Gian hàng trưng bày một thành phố tiện nghi mà con người có thể sống thoải mái ở đó qua lăng kính của những đứa trẻ.
Nga cho biết gian hàng này sẽ chiếm diện tích 6000m2, gồm 12 tòa tháp màu trắng, được lấy ý tưởng từ trang phục truyền thống của phụ nữ Nga.
Các tòa tháp này có chiều cao 20m, được trang trí bằng các sắc màu trắng, đỏ và vàng, nhằm tái hiện lại thị trấn cổ xưa Ural (Nga) từ 3000 năm trước đây. Tuy nhiên, với hình khối không tuân theo quy tắc nào, tòa nhà vẫn mang đến cho người thưởng ngoạn những nét kiến trúc hiện đại.
Vladimir Strashko, đại diện của Nga tại hội chợ cho biết thiết kế này tượng trưng cho sự đa dạng các thành phố của Nga, cổ kính xen lẫn hiện đại.
Một tòa nhà trung tâm cao 15m làm nhiệm vụ kết nối các tòa nhà còn lại.
SPANISH PAVILLON
for the International Exhibition Shanghai 2010
Đưa kỹ thuật thủ công của nghề đan giỏ bằng sợi liễu gai vào việc tạo dựng những mảng cong quyến rũ trong công trình xây dựng tòa nhà Tây Ban Nha tại Hội chợ triển lãm World Expo Shanghai 2010 là một nỗ lực mang giá trị truyền thống vào cuộc sống hiện đại rất đáng khâm phục của Công ty Miralles Tagliabue EMBT do hai kiến trúc sư Enric Miralles và Benedetta Tagliabue chủ trì.
Một công trình thể hiện bộ mặt của quốc gia trước hàng triệu khách tham quan trên toàn thế giới tại hội chợ quốc tế phải có kiến trúc thật độc đáo. Tây Ban Nha đã chọn một giải pháp bằng cách đi từ nét văn hóa truyền thống thể hiện qua kỹ thuật của một ngành thủ công và dùng một thứ vật liệu bản địa kết hợp cùng những vật liệu mới để tạo ra một kiến trúc hiện đại.
Các kiến trúc sư của EMBT trước hết tạo nên một chiếc khung bằng thép với nhiều đường uốn lượn rất ngoạn mục. Sau đó, những tấm panel đan bằng sợi liễu gai do các nghệ nhân thực hiện được “treo” vào phần khung sườn như một lớp da bên ngoài. Kỹ thuật thi công vì thế trở nên đơn giản mà chắc chắn nhờ khung thép, lại linh hoạt trong việc tạo hình theo ý muốn với phần hoàn tất bên ngoài bằng những tấm liễu gai.
Những tấm panel được sắp xếp theo những màu sắc thay đổi từ nâu đỏ đến trắng, tạo nên những hoa văn lạ trên lớp da của công trình. Ba khối nhà liên kết như những chiếc giỏ đặt kề nhau, có chiếc để trống trên phần miệng, có cái lại được che lại, tạo nên những hiệu ứng ánh sáng thu hút khi mặt trời chiếu vào bên trong nội thất qua phần khung thép và màn lọc bằng những panel liễu gai. Các nhà thiết kế cũng chú trọng đến việc thông gió để tạo sự thoải mái cho khách tham quan bên trong.
Trong ba khối nhà như ba chiếc giỏ, một khối sẽ mở rộng ra bên ngoài để thu hút khách tham quan vào bên trong. Hai khối còn lại được thực hiện theo giải pháp trong - ngoài phối hợp để dẫn dắt khách tiếp tục đi tham quan những khu vực triển lãm đã được khéo léo bố trí cả bên trong lẫn bên ngoài các khối nhà.
Một thiết kế thật bay bổng nhưng đầy vẻ thân thiện nhờ xây dựng trên ý tưởng về văn hóa truyền thống, nhờ sự triển khai dựa vào yếu tố phát triển bền vững và chú ý đến mặt sinh thái. Công trình này đã vinh dự nhận được giải thưởng Dự án tương lai năm 2009 (Future Project of the Year) trong Liên hoan kiến trúc quốc tế năm ngoái.
Nhóm kiến trúc sư người Mexico SLOT đã chiến thắng một cuộc thi quốc tế để giành quyền thiết kế gian hàng cho Mexico tại Hội chợ triển lãm Thế giới 2010 (World Expo) tại Thượng Hải
Thiết kế này xuất phát từ ý tưởng trình bày những yếu tố truyền thống, mang bản sắc Mexico chưa từng được thể hiện ở các cuộc triển lãm khác.
Bản thiết kế chờ duyệt tập trung vào ý tưởng xây dựng một không gian xanh trong hội chợ mà ở đó con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế, thiết kế không nhấn vào tòa nhà gian hàng mà dựng lên các không gian xanh.
Gian hàng của Mexico là một tác phẩm giống như một mỏm đất nhô lên, trở thành một không gian công cộng cho mọi người tụ họp.
Không gian được chia làm 3 cấp độ, thể hiện 3 khía cạnh của cuộc sống thành phố ở Mexico: Quá khứ của Mexico được thể hiện qua thiết kế chân cột, hiện tại được thể hiện qua lối vào gian hàng và tương lai thể hiện qua thiết kế sàn gian hàng.
Thiết kế nổi bật của gian hàng Mexico là “papalote” (có nghĩa là bướm, từ được lấy từ tiếng Nahuatl, ngôn ngữ chính của người sống ở trung tâm Mexico), cũng có thể hiểu là những cánh diều. Đó là yếu tố đại diện cho văn hóa Mexico và Trung Quốc.
Như vậy, với thiết kế chính tập trung vào “papalote”, các nhà thiết kế Mexico đã thể hiện được điểm tương đồng trong văn hóa của người Mexico và Trung Hoa tại hội chợ lần này.
Họ và tên: Đỗ Trung Kiên
Năm sinh: 1981
Nghề nghiệp: Kiến trúc sư
Công ty: RSP Architects,
Giải thưởng: Giải Ba giải thưởng kiến trúc quốc gia năm 2007;
Giải khuyến khích cuộc thi quốc tế Self-sufficient, Barcelona năm 2009, phương án “Làng chuyển dộng”
Phương án có thể giúp hàng triệu dân VN vùng sông nước
Duyên cớ nào anh tham gia cuộc thi này?
Tôi biết đến cuộc thi này khi đang tìm hiểu một số đồ án do các sinh viên ICCA thực hiện. Khi cuộc thi lần thứ 3 được tổ chức (2009) cũng là lúc tôi đang có sẵn ý tưởng về thiết kế một cộng đồng “nổi” trên mặt nước cho ngư dân Việt Nam. Do vậy tôi đã quyết định gửi phương án của mình để tham gia cuộc thi này.
Ý tưởng xây dựng “thành phố nổi” đến với anh từ đâu?
KTS Đỗ Trung Kiên: Lần đầu tiên đến Vịnh Hạ Long trong một chuyến tham quan tôi đã được chứng kiến cuộc sống của những ngư dân ở đây trên những ngôi nhà “thuyền”, tôi đã có ý tưởng về một cộng đồng dân cư sinh hoạt trên mặt nước nhưng ở mức độ tổ chức cao hơn và bền vững hơn.
Anh có cho rằng phương án này không phải chỉ là lý thuyết, mà có thể áp dụng được ở Việt
KTS Đỗ Trung Kiên: Về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể xây dựng được những “cộng đồng nổi” trên mặt nước cho các dân cư sinh sống ở ven biển và vùng sông nước bởi thực chất chúng ta cũng đã có những mô hình này và nó vẫn đang tồn tại trên khắp đất nước. Trong phương án của mình, tôi chỉ nghiên cứu lại những cụm ngư dân này và làm cho nó trở nên linh hoạt hơn bằng cách sử dụng những mô đun hình lục giác.
Tuy nhiên để một ý tưởng mang tính khả thi trở thành hiện thực không phải là một điều đơn giản, nhất là trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. Khi chúng ta còn chưa chú ý đến sự phát triển bền vững, nhà ở xã hội không mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và người nghèo không được quan tâm đúng mức thì những ý tưởng như của tôi sẽ mãi vẫn ở trên giấy.
Tôi tin rằng, phương án này có thể thành công, và sẽ làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người dân VN đang sống bằng nghề sông nước.
KTS Việt Nam không yếu kém về tri thức, nhưng….
KTS Đỗ Trung Kiên: Sự phát triển đô thị ở Việt
Chúng ta đang thừa hưởng những di sản kém chất lượng của những thế hệ đi trước nên việc định hướng lại đường lối cũng sẽ mất nhiều thời gian và công sức.
Với lợi thế rất lớn là đang sống trong một thế giới phát triển nơi mà hầu hết các mô hình về sự phát triển đô thị đã được thử nghiệm và kiểm chứng, tại sao không thể tìm được mô hình phù hợp cho Việt
Anh cho rằng, để đô thị VN được như nơi anh đang sống (
“KTS Việt Nam không hề yếu kém về mặt tri thức nhưng còn thiếu chuyên nghiệp, có ý tưởng nhưng không thể thực hiện, có tài năng nhưng không được khách hàng tôn trọng và công nhận, có đóng góp cho xã hội nhưng không được bảo vệ…. Đó là những thách thức lớn đối với KTS trong nước nếu muốn hội nhập với quốc tế”. – KTS Đỗ Trung Kiên |
KTS Việt Nam không hề yếu kém về mặt tri thức nhưng còn thiếu chuyên nghiệp, có ý tưởng nhưng không thể thực hiện, có tài năng nhưng không được khách hàng tôn trọng và công nhận, có đóng góp cho xã hội nhưng không được bảo vệ…. Đó là những thách thức lớn đối với KTS trong nước nếu muốn hội nhập với quốc tế.
Được biết đến như Thiết kế theo định hướng giao thông hay còn gọi là TOD (viết tắt của Transit Oriented Design), đây là xu hướng tạo ra các cộng đồng đông đúc có thể đi bộ xung quanh hệ thống tàu điện chất lượng cao mà không phụ thuộc vào ô tô để đi lại hay sinh sống.
Không gian công cộng tại Basel-Thụy Sĩ
Phát triển theo định hướng giao thông công cộng là một giải pháp chính cho các vấn đề giá dầu tăng cao và hiện tượng Trái đất ấm lên đang diễn ra hết sức nghiêm trọng bằng cách tạo ra các cộng đồng tập trung dân cư đông đúc, có thể đi bộ, kết nối với một đường tàu điện làm giảm đáng kể nhu cầu lái xe và tiêu thụ các nguồn nhiên liệu truyền thống.
Các nhân tố dẫn đến xu hướng TOP (ở Mỹ):
- Số vụ tắc nghẽn giao thông tăng lên nhanh chóng trên phạm vi cả nước
- Sự phát triển quá nóng và lộn xộn các khu vực ngoại ô
- Nhu cầu, lối sống thành thị có chất lượng tăng cao tăng lên
- Nhu cầu, lối sống đi bộ nhiều hơn tăng cao
- Những thay đổi cấu trúc gia đình: nhiều người sống độc thân hơn, các cặp đôi sống chung không kết hôn, vân vân,…
- Sự hỗ trợ quốc gia cho phát triển thông minh tăng lên
- Sự tập trung mới của chính sách Liên bang Mỹ
“Phát triển theo định hướng giao thông công cộng là một cách tiếp cận để chống lại các vụ tắc nghẽn giao thông và bảo vệ môi trường đã lan toả trên khắp nước Mỹ. Bí quyết dành cho các nhà phát triển bất động sản trước đây là hệ thống giao thông nóng. Ngày nay, các đường cao tốc thì ở bên ngoài còn các hệ thống giao thông công cộng đô thị thì ở phía trong.” (Viện Đất đô thị - Mỹ)
Các thành tố cấu thành thiết kế định hướng giao thông công cộng:
- Thiết kế có thể đi bộ được với các vỉa hè được ưu tiên hàng đầu
- Ga tàu điện ngầm là đặc điểm nổi bật của trung tâm thành phố
- Một giao điểm khu vực là nơi có nhiều nhu cầu sử dụng giao thông gần đó bao gồm văn phòng, khu vực dân cư, bán lẻ và các khu vực công cộng
- Sự phát triển chất lượng cao và mật độ cao trong vòng bán kính 10 phút đi bộ xung quanh ga tàu.
- Các hệ thống giao thông công cộng hỗ trợ như xe điện, xe buýt, …
- Được thiết kế cho việc sử dụng xe đạp, xe máy như là hệ thống giao thông hỗ trợ hàng ngày.
- Bãi đỗ xe rút gọn và có quản lý nằm trong bán kính 10 phút đi bộ xay quanh trung tâm thị trấn/ nhà ga.
Lợi nhuận tăng gấp đôi so với đường cao tốc:
- Chất lượng cuộc sống cao hơn
- Không gian sống, làm việc và vui chơi tốt hơn
- Việc đi lại bằng xe đạp giảm xuống
- Ùn tắc giao thông và đi lại bằng ô-tô và xe máy giảm
- Tai nạn ô-tô và thương vong giảm
- Các hộ gia đình giảm sử dụng các phương tiện giao thông, kết quả là tiết kiệm giá cả sinh hoạt
- Lối sống lành mạnh hơn với việc đi bộ nhiều hơn, giảm stress
- Giá trị tài sản cao hơn và ổn định hơn
- Khoảng cách đi bộ giữa các cửa hàng giảm
- Sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài giảm đi đáng kể.
- Ô nhiễm môi trường và sự huỷ hoại môi trường giảm mạnh
- Sự bành trướng đô thị giảm, sự phát triển tập trung dân cư tăng
- Chi phí rẻ hơn so với việc xây dựng đường xá và các đô thị mở rộng
- Khả năng duy trì tính cạnh tranh kinh tế tăng lên
Theo Newman và Kenworthy (Tính bền vững và các thành phố), việc đầu từ vào giao thông công cộng làm tăng gấp đôi lợi nhuận về mặt kinh tế cho một thành phố hơn là đầu tư các đường cao tốc.
Vì nhu cầu và lợi ích mà TOD đem lại mà kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay, đã có nhiều thành phố mới được xây dựng mang nhiều đặc điểm của cộng đồng TOD ở các nước như Pháp, Nhật Bản và Thuỵ Điển. Còn ở Hà Lan, gần như tất cả các cộng đồng được xây dựng trên các vùng đất mới giành lại được hay sự triển khai các vùng ngoại ô ở Đan Mạch đã có sự tương ứng với các nguyên tắc TOD trong bản quy hoạch của mình.
Các nguyên tắc của Chủ nghĩa Đô thị mới
Có những bộ nguyên tắc được xuất bản như là các quy định của Chủ nghĩa Đô thị mới. Tuy nhiên, bộ nguyên tắc được trích dẫn nhiều nhất là bộ nguyên tắc được Andres Duany và Elizabeth Plater-Zyberk giới thiệu.
Bản thiết kế quy hoạch Miami-Andres Duany và Elizabeth Plater-Zyberk
Andres Duany cùng vợ Elizabeth Plater-Zyberk
Nguyên tắc Andres Duany và Elizabeth Plater-Zyberk về chủ nghĩa Đô thị mới được giới thiệu như sau:
1. Khu vực sinh sống có khu trung tâm. Đó thường là một quảng trường hay vườn hoa, đôi lúc có thể là một góc phố dễ nhớ hay đông đúc. Điểm dừng giao thông được đóng ở trung tâm này.
2. Hầu hết nhà ở cách khu vực trung tâm chỉ 5 phút đi bộ, xấp xỉ khoàng 600 mét.
3. Có nhiều loại hình nhà ở - thường là nhà riêng, nhà dãy và căn hộ, sao cho người trẻ và người già, người độc thân và người có gia đình, người giàu và người nghèo có thể lựa chọn nơi ở thích hợp.
4. Vành đai khu vực dân cư có nhiều cửa hàng và văn phòng đủ loại khác khác nhau để đáp ứng nhu cầu hàng tuần của một hộ gia đình.
5. Một toà nhà cao tầng phụ thuộc nhỏ được phép có trong sân sau của khu nhà. Nó có thể được sử dụng như một nhà cho thuê hoặc nơi làm việc (ví dụ văn phòng hoặc xưởng thủ công).
6. Có một trường tiểu học đủ gần để hầu hết trẻ em có thể đi bộ từ nhà tới trường
7. Có nhiều sân chơi nhỏ gần mỗi ngôi nhà, cách nhà ở không xa quá 160 mét.
8. Các con đường trong khu vực dân cư tạo nên một mạng lưới kết nối nhau làm phân tán giao thông bằng cách cung cấp nhiều vỉa hè và các đường dành riêng cho xe cộ tới bất kỳ điểm đến nào.
9. Những con đường tương đối hẹp và râm mát nhờ vào các hàng cây. Giao thông chậm này tạo ra môi trường phù hợp với khách bộ hành và người đi xe đạp.
10. Các toà nhà cao tầng ở trung tâm khu vực dân cư được đóng gần đường, tạo ra một căn phòng ngoài trời hoàn toàn.
11. Các bãi đỗ xe và cửa gara hiếm khi ở phía trước đường. Việc đỗ xe được quy định ở phía sau các toà nhà, thường được dẫn vào bằng các lối đi.
12. Một số khu vực nổi bật ở điểm cuối của con đường hoặc ở trung tâm khu vực dân cư được dành cho các trụ sở hành chính. Những trụ sở này dùng để phục vụ các cuộc gặp dân chúng, giáo dục, tôn giáo hay các hoạt động văn hoá.
13. Khu vực dân cư được tổ chức theo kiểu tự quản. Một hiệp hội chính thức bàn bạc và quyết định các vấn đề về việc trùng tu, an ninh và biến đổi cơ học. Việc nộp thuế là trách nhiệm của cộng đồng.
No comments:
Post a Comment