Giáo sư - tiến sĩ hóa học Zhang Bingjian cho rằng đoạn tường thành nhà Minh được xây bằng vôi trộn bột gạo nếp - Ảnh: Telegraph |
Giáo sư - tiến sĩ hóa học Zhang Bingjian cho rằng đoạn tường thành nhà Minh được xây bằng vôi trộn bột gạo nếp.
Ông Zhang cho biết nhóm của ông đã phát hiện trong thành phần vật liệu tường thành chất amylopectin - vốn có rất nhiều trong bột gạo nếp, và calcium carbonate (vôi).
Cũng theo giáo sư Zhang, chính việc dùng bột nếp xây thành đã khiến người dân ở miền nam Trung Quốc dưới triều Minh sinh ra căm giận Vạn lý trường thành, bởi các vị vua nhà Minh đã ra lệnh lấy gạo nếp của họ để xây thành và nuôi thợ xây thành.
Giáo sư Zhang cho rằng việc dùng gạo nếp, một loại thực phẩm chính ở Đông Á, trong xây dựng là một trong những phát minh công nghệ vĩ đại nhất thời kỳ đó, giúp các công trình xây dựng dưới thời nhà Minh như lăng mộ, chùa và tường thành chống chọi được động đất và những thiên tai khác.
Được biết giáo sư Zhang đã gửi đăng nghiên cứu của mình trên tạp chí của Hiệp hội Hóa học Mỹ.
VỀ MỘT ĐỊNH HƯỚNG CHO QUI HOẠCH TẠI VIỆT NAM
Kiến trúc sư NGUYỄN CHỨNG NHÂN – Cty Kiến Trúc Đa Chiều - www.nformarch.com
Những năm gần đây, sự bùng nổ của xây dựng đã khiến cho bộ mặt đô thị tại Việt Nam, vốn đã quá mất trật tự và không có định hướng rõ ràng, càng xuống cấp. Chúng ta phải tự hỏi, phương cách nào có thể nối kết hiện trạng qui hoạch của VN với các công trình hay dự án trong tương lai một cách tốt nhất? Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu một định hướng của kiến trúc đô thị đang diễn ra trên thế giới, mà tôi cho là phù hợp với qui hoạch của Việt Nam, đó là: Quan tâm và xây dựng tốt các mối tương quan liên kết trong các cộng đồng dân cư và không gian công cộng, nhằm tạo ra mối liên thông giữa các không gian cho toàn bộ khu vực hoặc vùng – như một định hướng phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng, của một xã hội văn minh cần phải có. Sau sự thất bại của một số công trình qui họach trong thời kiến trúc hiện đại (1925 -1965), với định hướng muốn sử dụng các công trình kiến trúc để ép buộc những tập quán và lối sống của con người để có thể thay đổi theo những lối sống và văn hóa đã được định sẵn. Điều này dẫn đến những hậu quả bất cập trong cách quản lí, sử dụng, và đặc biệt là sự tương tác của người sử dụng các công trình này. Cũng vì vậy các công trình này, sau khi sử dụng được một thời gian ngắn đã phải đập bỏ và tháo gỡ tại các nước Mỹ và Châu Âu. Từ đó các nhà qui hoạch mới nhận thức được tầm quan trọng của sự tương tác kết nối giữa công trình và con người trong các không gian công cộng và cộng đồng. Đặc biệt là tầm quan trọng của sự kết nối công năng giữa các không gian này, tạo thành các chuỗi kết nối trong quan hệ cộng đồng chung cho toàn bộ một khu vực.
Sự nhận thức này, trở thành định hướng chung cho các phát triển tương lai về qui hoạch của rất nhiều thành phố trên thế giới. Ví dụ điển hình nhất cho định hướng qui họach này là vùng San Francisco, của tiểu bang California, Mỹ.. San Francisco (SF) định hình cho mình các thành phố vệ tinh mang tính cộng đồng và đặc trưng riêng cho từng cộng đồng bao gồm San Jose, Oakland, Los Altos, Santa Cruz, Daly City, v.v... Điều này điều tiết được nền kinh tế chung, dân cư, và chất lượng sống của toàn khu vực. Mỗi thành phố nhỏ trong một liên minh thành phố, đều có chức năng riêng đặc trưng cho mình, và trong mỗi thành phố đều có những địa điểm công cộng đặc sắc của bản địa. Thêm vào đó, sự phân khu trong từng thành phố là tạo ra các không gian chung, tập hợp, đoàn kết và tương tác một cách rõ rệt để đảm bảo tính cộng đồng, tính thân thiện cho người dân trong từng khu vực. Thành công của các công trình này xoay quanh các không gian sau: công cộng, cộng đồng và đô thị. KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Không gian công cộng phục vụ cho tất cả các thành phần của xã hội. Ở trong khu vực này, con người phải tuân thủ những qui tắc nhất định để đảm bảo tính công cộng, tính trật tự và hài hòa cho mọi người. Không gian công cộng có thể chia thành ba loại : Vui chơi, thương mại và thưởng thức. Một ví dụ điển hình của không gian công cộng vui chơi, đó là khu du lịch Walt Disney của Mĩ. Walt Disney được tổ chức theo một hệ thống mang tính quản lí. Mọi thứ ở đây được bố trí và sắp đặt, nhằm thỏa mãn cái ham muốn nhìn ngắm, tham gia, thưởng thức các không gian mà Walt Disney đã tạo ra để thỏa mãn những giấc mộng thần tiên mà từ nhỏ mỗi con người đã có. Mô hình qui họach này tạo ra một không gian tổng thể và được sắp xếp quản lí từ bảng hiệu, khu vui chơi bên ngoài cho đến các tòa nhà phục vụ cho vui chơi. Mô hình không gian công cộng vui chơi này cũng có tại Việt Nam như Đầm Sen, Suối Tiên, hay như gần đây là Vinapearl của Nha Trang. Mô hình không gian thương mại công cộng xuất phát từ những khu mua sắm khổng lồ của Mỹ (shopping mall). Sau này khi các mô hình được nhân rộng tạo thành các trung tâm buôn bán thương mại và giải trí theo chiều ngang hoặc theo chiều thẳng đứng, trong đó bao gồm những khu buôn bán, vui chơi, coi phim, ăn uống, văn phòng, nơi người ta cung cấp đầy đủ các tiện nghi cho cuộc sống hiện đại trong một phạm vi nhất định. Điển hình cho các mô hình này đã có tại Việt Nam như khu Diamond Plaza của TP.HCM. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, các nhà qui hoạch nhận ra rằng hai hướng đi trên đều mang tính hạn hẹp trong một khu vực và gò bó trong không gian, không có sự liên kết với các không gian liền kề, mà thường là riêng biệt. Cho nên họ kết hợp cả hai để tạo ra những khu vực mang tính vừa giải trí vừa thương mại, đặc biệt là kết hợp với dân cư, tạo thành cộng đồng địa phương, ngoài giá trị phục vụ cộng đồng, còn mang tính quảng cáo sản phẩm thương mại, lối sống cao cấp, và nâng cao tầm hiểu biết của người mua. Không gian thưởng thức được tạo ra để phục vụ cho những nhu cầu trên. Khu phố đi bộ sang trọng, văn minh, và cao cấp Santana Row của thành phố San Jose, Mỹ là một ví dụ đặc sắc nhất. Ở đây các không gian công cộng từ lớn tới nhỏ kết thành một sự gắn bó và tương tác cộng đồng chặt chẽ, tạo cảm giác thân thiện và đặc trưng văn hóa riêng cho toàn khu vực, khiến người sinh hoạt tại địa phương hay du khách đều cảm nhận và thưởng thức từ các sản phẩm trưng bày, các món ăn, và không gian sống của lối sống cao cấp. Tại TP.HCM, nếu khu phố đi bộ trong thành phố được phát triển thì cũng là sẽ theo mô hình tổ chức không gian công cộng mang tính thưởng thức này. KHÔNG GIAN CỘNG ĐỒNG Là các không gian của một cộng đồng theo một chức năng nào đó hay của một khu dân cư riêng biệt. Bao gồm các dạng như, khu công nghiệp, văn phòng, chính phủ, vui chơi, dân cư, resorts, v.v... Ở TP.HCM, xu hướng qui hoạch chung đang được định hình là một thành phố trung tâm với các thành phố vệ tinh. Chúng ta có thể thấy Bình Dương đang là trọng điểm của khu công nghiệp, Biên Hòa sẽ là thành phố hỗ trợ. Đồng Nai và Vũng Tàu sẽ tập trung các vùng dân cư cao cấp cộng với các mô hình phục vụ văn hóa. Tuy nhiên, mô hình này mới chỉ mang tính vĩ mô cho qui hoạch chung của toàn khu vực. Ở góc độ cho từng khu vực cộng đồng riêng, người ta có nhu cầu tìm kiếm những không gian mang tính văn hóa bản địa, làng xã, kết hợp với lối sống hiện đại. Sự thành công của khu dân cư tại Seaside tại Panama, Florida là một ví dụ xác thực cho sự tìm về của lối sống gần gũi với cộng đồng, với thiên nhiên. Có thể thấy các khối nhà được thiết kế gần gũi, vật liệu đơn giản nhẹ nhàng, và điều đáng chú ý nhất đó là sự tập trung các công trình công cộng như nhà thờ, bưu địên, nhà hàng, hay các cửa hàng phục vụ cho các nhu cầu cơ bản được phân bố thuận tiện trong phạm vị đi bộ 5-15 phút. Các khu này được thiết kế như các khu resort, hay an dưỡng đang sắp sửa phát triển tại Việt Nam. KHÔNG GIAN CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ Một đại công trình đang được quan tâm nhất trong những năm gần đây, đó là Londons Docklands. 50 năm trước, khu vực này được sử dụng làm khu cầu cảng lớn nhất thời bấy giờ cho thành phố London, cũng là nơi được xây dựng nhà xưởng và các cụm công nghiệp v.v. .. Bây giờ cả nước Anh và London đang tập trung và quan tâm đến những biến chuyển dồn dập của thành phố mới Canary Wharf. Các khu hành chính, tài chính, dân cư được mọc lên từng ngày. Trong bối cảnh hiện tại, khi TP. HCM đang có những thay đổi về bộ mặt chung, các khu vực cũ sẽ được thay đổi hoặc di dời. Giống như Canary Wharf, chúng ta cũng đang kì vọng vào sự phát triển trong tương lai của đô thị Thủ Thiêm, quận 2. Mai đây hai bên dòng sông Sàigòn sẽ được điều chỉnh lại, các công viên đi bộ, các công trình văn hóa vui chơi, như viện bảo tàng, sân khấu nhạc kịch, trung tâm mua sắm v.v… sẽ hình thành. Sự khéo léo của các nhà qui hoạch trong việc xây dựng và tái tạo, còn phải mang tính điều chỉnh và tôn tạo những gì đã có. Họ phải đi ngược lại và tìm kiếm các giá trị văn hóa, những nếp sống cộng đồng. Ví dụ, thành phố Ybor của Tampa tại Florida, Mỹ, trước đây là những nhà xưởng sản xuất ciga xấu xí, nhếch nhác với các tệ nạn xã hội. Nhưng 20 năm trở lại đây, họ đã cải thiện lại khu vực này và tạo thành một khu phố cổ dành cho các họat động tập trung vui chơi buổi tối và cuối tuần. Mô hình này cũng được các nhà qui hoạch Việt Nam áp dụng khá triệt để tại Hội An, Đà Nẵng. KẾT LUẬN Như vậy, tổ chức không gian cho một đại đô thị như TP. HCM phải là một chuỗi qui họach liên tiếp và kết nối liên tục từ các cụm du lịch, dân cư, và cụm kinh tế, cho đến các không gian công cộng và các không gian cộng đồng. Tất cả các không gian này sẽ là các điểm giao thoa hay các không gian kết nối chung cho toàn thành phố, đảm bảo tính điều tiết và chất lượng sống đã định hướng từ ban đầu. Như vậy, qui họach VN cần có định hướng lại, mô hình tổ chức cho các không gian cộng đồng hay công cộng cần phải nhìn thấy được là nhằm vào mục đích phục vụ cho người dân với một chất lượng sống tiện nghi và hài hòa. Ghi Chú: 1. Một số hình ảnh sưu tầm và do chính tác giả cung cấp 2. Tham khảo từ một số sách sau: Learning from Las Vegas (Robert Venturi), City of Tomorrow (Peter Hall), Architecture after Modernism ( Diane Ghirardo), The City Shaped ( Spiro Kostof), và The Image of The City ( Kevin Lynch).Những việc nhỏ của một câu chuyện lớn
KTS Nguyễn Phú ĐứcQuốc hội với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội” đã làm một Hội nghị Diên Hồng, quyết sách để có một Thủ đô chợt vụt lón nhanh như Thánh Gióng, kịp chào đón Đại lễ kỉ niệm 1000 năm đô thị lịch sử .Câu chuyện lớn “Hà Nội mở rộng” hôm nay đã không còn là chuyện bàn thảo về ranh giới, diện tích dựa trên nguồn lực hay điều kiện tự nhiên, điạ lý, môi trường nữa. Đầu bài hôm nay đã rõ các con số về lượng. Trong phạm vi bài viết chỉ xin đề cập những việc rất nhỏ còn lại trong chuyện sắp xếp, điều tiết các chức năng và khai thác nguồn lực tài nguyên thiên nhiên đô thị để đáp ứng sự phát triển về chất trong thời kỳ mới. Đó là: giải quyết những tồn tại, hạn chế; phát huy nguồn lực, lợi thế của từng địa phương, vùng miền và cùng hợp tác phát triển trong Vùng Thủ đô Hà Nội. 1. Những việc còn dang dở - Hạn chế của hôm qua: Ngoài những vấn đề lớn mà các đại biểu Quốc hội đã nêu tại hội trường, TS. Phạm Gia Minh trong phân tích của mình tại bài “Mở rộng Thủ đô dưới cách nhìn của tư duy hệ thống” (tuanvietnam.net) đã đề cập đến 3 tình huống: Tốt đẹp, xấu và hỗn hợp; trong đó nêu những thách thức, hạn chế chính về xã hội, văn hóa, quản lý đô thị: Xã hội: Với mô hình công nghiệp hoá tập trung (Centralism) thì xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị khiến đô thị bị áp lực ngày càng tăng về mọi mặt: thiếu chỗ ở và trung tâm vui chơi giải trí, ách tắc giao thông, ô nhiễm, thất nghiệp, tội phạm… Sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm cư dân của Hà Nội với cư dân các địa phương (sẽ sáp nhập) về thu nhập, phong cách tiêu dùng, quan niệm sống và hưởng thụ… Văn hóa: Tuy Hà Nội và các khu vực sẽ sáp nhập đều cùng nằm trong Vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng văn hóa Tràng An và các vùng này vẫn có sự khác biệt: từ nền tảng đến cách biểu hiện, ứng xử, lối sống, trình độ… Quản lý đô thị: Trình độ, năng lực công tác (và phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ) cán bộ công chức chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, lại thêm tình huống sát nhập phải kiện toàn và chuẩn hóa đội ngũ công chức mới, chuẩn hóa việc giải quyết thủ tục và loại hình hồ sơ giải quyết… nên chắc sẽ có lúng túng trước áp lực của vấn đề mới phát sinh trong khi vẫn còn chưa thể giải quyết ổn thoả những vấn đề tồn tại. Ngoài các đầu việc trên, một số lĩnh vực cũng cần quan tâm, thay đổi cách và phương thức tổ chức thực hiện để khắc phục hạn chế, đó là: Quy hoạch: Sử dụng đất: Việc các chủ đầu tư được “sở hữu” các dự án quy mô lớn, vị trí tại những khu đất thuận tiện dễ khai thác và hiệu quả ngay mà không cần qua các cơ quan quản lý (cấp độ Vùng hoặc liên tỉnh nếu là dự án giáp ranh) xem xét, thẩm định nhu cầu và khả năng tài chính thực tế của chủ đầu tư để ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng chiếm dụng đất nhưng không triển khai, biến thành dự án treo. Cách thức làm cũ gây cạn kiệt nguồn tiềm năng đất đai trong khi đô thị mở rộng cần quỹ đất - tiềm lực phát triển đô thị để dự trữ hoặc tập trung đầu tư cho các dự án cấp độ cao, quy mô lớn; các khu vực ưu tiên phát triển đô thị; các trung tâm công cộng lớn là hạt nhân và tạo cực hút phát triển mới mang tầm quốc gia và hấp dẫn kêu gọi đầu tư. Tổ chức không gian: Nhiều dự án được phê duyệt hiện nay vẫn chỉ dừng ở mức “dán” các đồ án quy hoạch liền kề với nhau mà chưa có sự liên kết thật sự trên mọi phương diện, đặc biệt là không có sự liên kết, tôn trọng hình thái không gian kiến trúc lẫn phong cách kiến trúc của dự án liền kề cũng như với địa bàn khu vực xung quanh. Các công trình cao tầng (xây chen, riêng lẻ cũng như xây mới, tập trung trong các dự án khu đô thị mới) chưa nằm trong mạng lưới không gian cao tầng, nên không tạo được hình ảnh đô thị đặc trưng: theo dạng tuyến hay mảng vùng, trũng vào trung tâm lịch sử hay các cụm cao tầng tập trung… Hậu quả là thời gian quan, tổng thể hình thái không gian đô thị chỉ là sự xôi đỗ, không gắn kết mà làm giảm và phá hỏng giá trị của không gian đô thị hiện hữu. Đặc biệt, vừa qua tại khu phố xây dựng thời kỳ Pháp thuộc (Di sản cấu trúc đô thị hoàn chỉnh nhất còn lại của Hà Nội từ xưa đến nay) do lợi thế về sự cận kề trung tâm nên tình trạng những biệt thự giá trị lại đang bị thay thế bởi những công trình cao tầng kèm theo chức năng mới như văn phòng, tạo sức ép tập trung người vào giờ cao điểm, gây ách tắc giao thông, phá vỡ cấu trúc quy hoạch cũng như chất tải hạ tầng đã được tính toán và xây dựng chỉ đủ đáp ứng cho một lượng nhỏ dân cư. Cần có ngay biện pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này. Môi trường Cảnh quan: Hệ sinh thái làng (bao gồm các không gian xanh từ cánh đồng lúa, cây trồng trong từng mảnh vườn khu dân cư…) đang bị lợi dụng xâu xé, chia nhỏ. Tình trạng bán đất thổ cư, bán đất nông nghiệp , chủ mới dựng công trình mật độ cao… diễn ra phổ biến. Các khu mặt nước như ao, đầm, kênh, mạch nước… bị san lấp để xây dựng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường trong lành, đồng thời phá vỡ thiết chế cấu trúc làng gắn kết với các công trình vật thể như đình, chùa, miếu mạo, cổng làng. Nhiều làng không nghề truyền thống trở nên trắng tay, trắng đất. Dân thuần nông mất đất (tư liệu sản xuất), không được đào tạo thuần thục nghề mới để đảm bảo sản xuất cạnh tranh sau đô thị hóa, dẫn đến hiện tượng dồn vào đô thị kiếm sống, nảy sinh tệ nạn xã hội.
Cảnh quan, cây xanh mặt nước – hệ sinh thái cần gìn giữ
Hà Nội vừa tiến hành di chuyển các nhà máy, xí nghiệp, đơn vị sản xuất gây độc hại ra khỏi nội thành, đến địa điểm mới hay tập trung trong các khu công nghiệp của quận, huyện. Nay mở rộng địa giới, các địa điểm mới này lại đương nhiên nằm trong nội đô. Việc chuyển tiếp một lần nữa là điều không tưởng vì liên quan đến kinh phí gây dựng cơ sở vật chất mới, ổn định sản xuất, khoảng cách đến khu ở của công nhân. Lúc đó, tài nguyên đất đô thị lại một lần nữa chỉ phục vụ đơn vị (cơ sở cũ được lập dự án khai thác đầu tư và được cấp đất mới, không có chỗ ở cho công nhân thì lại được thành phố xây dựng quỹ nhà cho thuê). Giao thông: Mạng lưới giao thông (xuyên tâm, vành đai, các lối dẫn, cửa ngõ đô thị) tạo cảm nhận rõ nét và mang tính quyết định không gian đô thị, đặc biệt là đối với không gian cao tầng: tính chiều hướng, mảng, tuyến tập tung. Từ bài học kinh phí lớn đầu tư mở tuyến đường mới nhưng không kiểm soát tốt và đồng bộ không gian Đường + Phố mới mở của các tuyến vành đai: I, II, III (nay mở rộng Hà Nội sẽ trở thành đường đô thị) cần rút kinh nghiệm để quản lý tốt khi tiến hành đầu tư xây dựng các đường vành đai IV, V… Hạ tầng, phương tiện vận chuyển công cộng: Sân bay Nội Bài quá tải, các tuyến đường sắt đô thị chưa thật sự khởi động; phương tiện cá nhân (bao gồm cả xe máy và ô tô cá nhân) tăng nhanh quá hạn mức, tiêu chuẩn cho phép đối với tỷ lệ đường/đô thị và mật độ phương tiện tham gia giao thông; không có biện pháp đồng bộ: phân chia khu vực cấm phương tiện cá nhân đồng thời với xây dựng hệ thống giao thông công cộng rẻ tiền, các bến trung chuyển phương tiện giao thông, lộ trình và cách thức giảm thiểu các loại hình phương tiện cá nhân... Phương thức tổ chức thực hiện dự án (đặc biệt đối với dự án nhà ở): Chủ đầu tư vì lợi nhuận trước mắt, với “mối quan hệ” hẩu được “cấp” dự án, đất đai, nguồn tài chính không đủ để “tải” dự án theo quy định, nếu huy động vốn (chiếm dụng vốn?) của các cá nhân dưới danh nghĩa tham gia đầu tư xây dựng thì triển khai, còn không huy động được sẽ lại thành dự án treo, vừa lãng phí đất đô thị lại vừa mất đất sản xuất của dân cư khu vực. Hầu hết các dự án nhà ở mới chỉ đầu tư hạng mục nhà ở, thậm chí hòan thiện xong nhà ở nhưng lại vẫn chưa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi xã hội: bến, bãi, trường, trạm… Cách làm ăn xổi này của các nhà đầu tư làm các khu vực xây dựng mới mất ổn định giữa ở + sinh hoạt + làm việc, sản xuất, tạo giao thông con lắc trong sự di chuyển của cư dân để tự đáp ứng các yêu cầu phục vụ thiết yếu. Đó thực sự là những câu chuyện nhỏ, rất nhỏ nếu không để xảy ra lỗi (luôn thuộc về ý thức và trình độ) của cộng đồng dân cư và nếu các đơn vị chức năng, chính quyền các cấp tiến hành việc quản lý, hậu kiểm luôn căn cứ vào những trách nhiệm được giao và có chế tài chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi tương ứng. 2. Những mặt mạnh chờ cộng lực – Thành công của ngày mai Với tính chất Thủ đô, Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu của đất nước và của chính mình. Do vậy cần xác định rõ mục tiêu phát triển của Thủ đô với tầm nhìn đến năm nào và tầm nhìn đó do ai được quyền tham gia, quyết định và sẽ chịu trách nhiệm (chuyên môn, mệnh lệnh hành chính hay sự kết hợp?); chức năng nào chủ chốt (đầu não) và thế mạnh nào cần tập trung phát huy huy, đủ sức cạnh tranh trong trường khu vực và trên thế giới? Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã xác định “Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước” có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Vì vậy, mục đích mở rộng của Hà Nội phải đạt đến mô hình phát triển đô thị trong môi trường bền vững cả về hạ tầng kỹ thuật, thượng tầng không gian kiến trúc và hạ tầng xã hội, là "sự phát triển phải đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không tổn hại đến sự đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" (Theo báo cáo Brundland của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển WCED nhan đề "tương lai chung của chúng ta" năm 1987). Chính vì thế, không được xóa nhòa hay vùi lấp bản sắc, đặc trưng của nhau mà chỉ có con đường duy nhất – Đó là sự cộng lực, làm giàu và phong phú thêm đô thị Hà Nội trên cơ sở mặt mạnh của mỗi vùng miền thì với đảm bảo sự phát triển thành công Thủ đô trong tương lai. Những điểm mạnh của Hà Nội Với tính chất Thủ đô nên mọi việc từ nghiên cứu đến triển khai thực hiện phải được xây dựng trên quan điểm cấp độ quốc gia, mang tính văn minh, tiêu biểu và đại diện. Đặc thù tiêu biểu đô thị Hà Nội là nơi tập trung khoa học, có tiềm năng lớn về chất xám với sự biểu hiện là các khu tập trung trường đào tạo quốc gia, ngành nghề công nghệ cao. Cần xây dựng (hoặc tạo thuận lợi dự trữ đất) cho các khu công nghiệp sạch, công nghệ cao, trường quốc tế… đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cấp khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Những điểm mạnh của Hà Tây Địa thế, hình dạng, địa hình Hà Tây thấp dần và bao bọc quanh Hà Nội từ phía Tây về phiá Nam sông Hồng với hệ cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú: núi, sông, cây xanh (kể cả đất nông nghiệp) nên trong hoạch định phát triển cần xác định là vành đai xanh (vùng nông nghiệp, rau xanh) ổn định, đầu tư tăng năng suất, giữ vùng đất trũng xả lũ cho Hà Nội. Cấu trúc làng xã cổ, truyền thống với truyền thuyết, các giá trị lịch sử văn hoá; hiện trạng sản xuất và sinh hoạt cần được gìn giữ, được quy định trong hương ước như một cách ứng xử nét văn hóa làng… để vừa góp phần tạo nên nét đặc thù đô thị Hà Nội, vừa là khoảng thở - môi trường, không gian sạch bù đắp lại phần lõi đô thị lịch sử chật chội, chen chúc vốn tồn tại trong Hả Nội cũ.Cấu trúc làng cổ cần được gìn giữ, tôn tạo (Đình làng Vẽ - Đông Ngạc)
Văn hóa – Yếu tố sống còn của bản sắc: Hà Nội (mới) Thánh Gióng thời nay không còn giặc để đánh nhưng còn Văn hoá để giữ và phát triển; tạo thế được tôn trọng trong thời hội nhập. Thống nhất quan điểm của TS. Phạm Gia Minh “Văn hoá được ví như gien ADN của một dân tộc, anh có còn là anh hay không trong thế giới ngày nay chính do văn hoá của dân tộc anh có sức sống hay không? Đây cũng là một bước tập dượt để chúng ta hội nhập với thế giới trong lĩnh vực nhạy cảm này, vượt qua mọi thử thách và nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết cùng nhau đi lên của một Thủ đô nay mới được nhiều địa phương sáp nhập lại”. Nếu cộng lực sẽ là khả năng tốt đẹp chúng ta mong muốn đây phải là cơ hội để Hà Nội không chỉ được gói gọn là mở rộng về lượng (ranh giới, diện tích, số dân) mà quan trọng là đạt được sự thăng hoa, nâng tầm và cấp về chất trong phát triển đô thị với tính chất Thủ đô, thực sự là một sự kiện trọng đại đánh dấu một sự tăng trưởng và phát triển của Thủ đô sau hơn 20 năm Đổi mới và Hội nhập quốc tế. 3. Hợp tác trong Vùng Thủ đô - Phát triển bền vững Hà Nội không thể làm được nếu không có sự giúp sức của các Tỉnh, Thành trong Vùng để Thủ đô xứng là của trăm triệu dân, tự cường mang tầm châu lục. Vì vậy, việc xây dựng và tập trung phát triển Vùng tương hỗ trong Quy hoạch Vùng Thủ đô (vừa được Thủ tướng phê duyệt ngày 05/5/2008) sẽ giảm bớt áp lực về dân số, các chức năng tập trung vào Thủ đô và thiết lập vành đai hạn chế phát triển, khai thác tiềm năng và các thế mạnh của nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo một hệ thống Vùng đô thị phát triển bền vững. Do đó, cần nhanh chóng thành lập Ban lãnh đạo Vùng cấp độ Chính phủ để điều tiết của phối hợp trong mọi vấn đề liên quan trên cơ sở các tiêu chí chính: Kiểm soát, điều tiết nguồn lực tài nguyên đất đai: Phát huy thế mạnh từng địa phương để chia sẻ, hợp tác phát triển; không nhất thiết địa phương nào cũng phải có đầy đủ chức năng, những vùng công nghiệp đủ mọi thành phần như hiện nay. Ví dụ huyện Sóc Sơn liền kề Vĩnh Phúc, Đường Láng - Hoà Lạc nối Sơn Tây, Lương Sơn, Kim Bôi, Hoà Bình… những địa danh tại các địa phương này đang có lợi thế về khí hậu, cảnh quan, du lịch, di tích lịch sử, văn hoá với hồ Đại Lải, Tam Đảo, ao Vua, Đồng Mô, suối Hai, Đền Hai Vua… các chùa nổi tiếng như chùa Thày, Tây Phương, Trầm, Trăm Gian... hợp tác cùng nhau để đẩy mạnh thành tuyến du lịch lịch sử văn hóa, xây dựng thành khu nghỉ ngơi, công viên sinh thái cho Hà Nội và các Tỉnh, Thành trong Vùng.Kết nối không gian đô thị: Phải có sự liên kết giữa Hà Nội và Vùng, tiến hành nghiên cứu song song và đồng bộ; Rà soát, đối chiếu các Quy hoạch chung của các địa phương trong Vùng với Quy hoạch Vùng Thủ đô vừa được phê duyệt để có sự điều chỉnh thích ứng. Các trung tâm hành chính quốc gia, các thành phố cấp vùng, phân vùng phải có sự gắn kết và tôn trọng của Vùng và địa phương kể cận. Ví dụ: Khu đô thị mới Bắc sông Hồng ngòai việc tính toán để đáp ứng nhu cầu xây dựng mới cho Hà Nội như khu trung tâm cho cả Bắc – Nam sông Hồng thì khi thiết kế không gian đô thị cần chỉ rõ khu cao, thấp tầng để xây dựng trong các dự án cụ thể, không để tái diễn tình trạng khi khớp nối tổng thể lại lỗ chỗ như khu Tây-Nam Hà Nội thời gian vừa qua… Ngòai ra, còn cần có sự liên kết với các tỉnh liền kề phiá Bắc như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh… để xác định các chức năng khu giáp ranh, tránh hiện tượng tận dụng lợi thế, nở phình đô thị, thắt các đầu nút giao thông bao quanh cửa ngõ Hà Nội. Các không gian khác quy mô lón như Trung tâm Nam sông Hồng (mở về phiá Tây, Tây-Nam), Đông sông Hồng, Nam sông Đuống… hay quy mô nhỏ như thành phố Hà Đông, khu vực Từ Liêm, Thanh Xuân cũng được nghiên cứu theo cách thức tương tự. Tập trung giải quyết các vấn đề trong Vùng: Môi trường (xử lý ô nhiễm, nước thải, chất thải rắn, khí thải phương tiện, vẫn đề rác thải, nghĩa trang; Kiểm soát và bảo về nguồn (hai bên sông), nước mặt, nước ngầm. Các dự án cụ thể liên Vùng như Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng cần tiếp tục triển khai nghiên cứu để tiếp nối với Quy hoạch cơ bản hai bên bờ sông mà các chuyên gia Hàn Quốc đã nghiên cứu gần hai năm nay để phạm vi bao trùm hai đầu thượng và cuối nguồn nước Hà Nội mới. Quy họach này được triển khai thực hiện sẽ giúp chỉnh trị Sông Hồng, tạo dựng những bộ mặt cảnh quan liên Vùng mới hiện đại, khai thác quỹ đất và giải quyết các yêu cầu về thoát nước, tăng cường du lịch đường sông. Giao thông: Phối hợp để triển khai ngay các loại hình giao thông mới như tuyến đường sắt đô thị với đa dạng loại hình trên cao, dưới đất... liên kết trong cùng một hệ thống mạng giao thông Vùng Thủ đô. Tổ chức giao thông phân luồng từ xa, tránh tập trung vào Hà Nội, khắc phục những hạn chế như trên cùng một hướng tuyến chỉ cần qua ranh giới các địa phương có sự đầu tư khác biệt: Kích thước mặt cắt của cùng tuyến đường, chủng loại đèn đường. sự tiếp nối các tuyến giao thông công cộng nội đô và liên vùng, phạm vi sử dụng xe của mỗi vùng 4. Đôi lời kiến nghị về những việc rất nhỏ Phương pháp chuyên gia: Mở rộng Hà Nội là cần thiết nhưng theo mô hình phát triển đô thị nào lại là vấn đề cần được xác định rõ phù hợp với lợi thế tiềm năng và tiêu chí phát triển, chức năng ổn định. Mô hình đó đã có nhược điểm, hạn chế gì không thể khắc phục được để Hà Nội tránh vấp phải. Đồng thời lúc đó thuê chuyên gia nước ngoài nghiên cứu cũng sẽ lựa chọn được đúng chuyên gia của nước có mô hình phát triển đô thị Thủ đô tốt và bền vững và điều kiện tương tự Hà Nội (mục tiêu phát triển, khí hậu, tài nguyên, tiềm lực và giai đoạn phát triển…). Nước ngoài: Đồng ý là thuê chuyên gia nước ngoài vì đơn vị chuyên nghiệp, uy tín, có tầm nhìn tốt sẽ tạo tiền đề kêu gọi đầu tư tốt và khai thác tiết kiệm tài nguyên, đô thị phát triển bền vững. Trên thực tế Đồ án Quy hoạch Điều chỉnh chung Hà Nội do các nhà quy hoạch Việt Nam là chủ nhiệm đồ án mặc dù tầm nhìn 2020 (Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 21/6/1998) nhưng khi áp dụng đã phải điều chỉnh lớn 7 lần các khu chức năng. Điều đó cho thấy sự hạn chế của chuyên gia trong nước trong việc hoạch định đô thị phát triển. Nên tham khảo để lấy ý kiến phản biện của chuyên gia tổ chức JICA (Nhật Bản) đã 3 năm lăm lộn cùng Hà Nội, đề xuất các tiêu chí quy hoạch phát triển đô thị “Cây xanh, Mặt nước, Văn hóa” cho Hà Nội tương lai. Trong nước: Cần lấy ý kiến của Hội đồng Kiến trúc – Quy hoạch Thủ đô, các Hiệp hội ngành nghề liên quan, nơi tập trung trí tuệ cao nhất về lĩnh vực này. Phân cấp phê duyệt và thẩm định quy hoạch cho các Quận Huyện là đúng đắn nhưng nếu không phù hợp với năng lực địa phương và không được kiểm tra thường xuyên thì chất lượng thực hiện quy hoạch sẽ giảm. Khi từ xã lên Phường sẽ không còn có cơ hội, điều kiện và tài chính để chỉnh sửa, sẽ để lại di họa đô thị cả về quy hoạch và kiến trúc đô thị. Lúc đó, đô thị Hà Nội sẽ không xứng đáng là đô thị đầu tàu, tiêu biểu với tính chất Thủ đô. Vì vậy, mọi công việc phải được chuẩn hóa theo ISO từ tuyển dụng cán bộ đến thủ tục và giải quyết loại hình hồ sơ. Thanh kiểm tra với đa thành phần (cấp độ Vùng) đối với các dự án đã cấp đất và cấp phép xây dựng, đặc biệt là với các nhà đầu tư bất động sản lớn đã mua rẻ đất ở các địa phương lân cận sẽ sáp nhập vào Hà Nội để kinh doanh, nhât là các dự án liền kề với Hà Nội (trước mở rộng) hoặc những nơi liền kề không gian cảnh quan, hành lang thoát lũ và vùng xả lũ. Đây sẽ là nguồn lực để phát triển đô thị với mức siêu lợi nhuận sau khi Thủ đô được mở rộng. Nếu dự án nằm tại các vị trí đẹp (thuận tiện giao thông, liền kề trung tâm, các khu vực phát triển) cần ưu tiên để phát triển làm động lực, hạt nhân tạo thị cho sự phát triển và khai thác nguồn lực đô thị… thì phải chấm dứt hiệu lực, thu hồi lại để có nguồn lực dự trữ đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị, của khu vực trong tương lai. Thực tế hiện nay nhiều dự án quy mô cực lớn đã và đang triển khai. Đô thị sau mở rộng sẽ không còn tiềm năng tài nguyên: những khu đất rộng lớn để phát triển các khu vực lớn, đặc biệt là để dành đầu tư xây dựng những lĩnh vực lợi thế của Hà Nội, đặc biệt là chất xám, khu công nghiệp sạch, chất lượng cao, không gây độc hại; các trường học các cấp với trình độ quốc tế để thu hút sinh viên trong khu vực đến học tập, đồng thời cũng để ổn định sự học hành của con em các nhà đầu tư nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Hà Nội phát triển được coi như Thánh Gióng. Bộ áo Quy họach may từ lần Điều chỉnh Quy họach chung Hà Nội năm 1998 đã trở nên chật chội với sức lớn. Không còn giặc để đánh nhưng lại có trọng trách đưa Thủ đô phát triển trong một môi trường bền vững, xứng tầm đô thị đại diện cho một quốc gia tự cường 100 triệu dân. Quả là một việc làm mà Thánh Gióng cần sự đùm bọc, giúp sức của cả Vùng Thủ đô với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội". Người thợ may hôm nay biết và hiểu rõ sâu sắc và có trách nhiệm thì sẽ tạo dựng được bộ áo khoác phù hợp vị thế Thủ đô và tính tiêu biểu, nhân văn sang trọng của đô thị nghìn năm tuổi. Cả nước vì Thủ đô - Cả nước vì Hà Nội là lúc này đây. Thủ đô Hà Nội luôn ấm trong tình bạn hữu của các Tỉnh, Thành thì lẽ nào chàng trai Phù Đổng không lớn mạnh và hoàn thành nhiệm vụ của mình, thành lễ vật dâng hương tổ tiên vào Ngày lễ kỉ niệm 1000 năm thành lập Thăng Long - Hà Nội tới. Hà Nội, ngày 22/6/2008
"Phép biến hóa" làm mới lại ngôi nhà
Cũng giống như thời gian, ngôi nhà của bạn sẽ thay đổi theo từng năm tháng. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để thay thế đồ đạc, chỉ cần vài bí quyết nhỏ sẽ biến nhà bạn trở nên mới hơn và ấn tượng.
Tô màu sắc trong nhà
Nếu bạn không muốn sơn lại cả phòng, bạn cũng có thể sơn chỉ một bức tường. Màu sơn mới sẽ làm bừng góc nhà và tạo điểm nhấn cho không gian. Sử dụng những màu sắc mà bạn muốn để sơn lại bức tường cũ.
Sắp xếp lại nội thất
Một cách tốt nhất để biến nhà bạn trở nên mới mà không nhất thiết phải mua những đồ nội thất đó là sắp xếp lại những đồ vật trong nhà bạn. Ví dụ, trong phòng khách hay phòng gia đình, bạn có thể thay đổi lại hướng của bộ bàn ghế. Nếu trong phòng có nhiều ghế, bạn thử bỏ đi một hay hai cái. Bạn cũng có thể kê thêm chiếc bàn vào phòng nếu còn rộng và trang trí vài chiếc lọ hoa. Bạn không nên lo lắng về khoảng không gian trong nhà, những đồ vật không thêm vào hay bỏ đi mà chỉ di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.
Trang trí cửa sổ
Trang trí cửa sổ là một công việc rất thú vị. Tùy theo kết cấu của ngôi nhà và sở thích của bạn, bạn sơn lại khung cửa và những song sắt hoặc thay lại rèm cửa mới. Có rất nhiều phong cách mà bạn chọn lựa như rèm cửa hoa, màu sắc hay dòng kẻ. Những chiếc rèm cửa vừa có tác dụng chắn sáng, chắn nóng cho cửa sổ vừa làm duyên cho căn phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể để vài chậu hoa nhỏ bên khung cửa hay treo vài nhành cây xanh. Ngồi trong nhà, nhìn ra những khung cửa sổ đầy hoa sẽ khiến bạn cảm thấy luôn tươi trẻ và thư giãn.
Mang thiên nhiên vào nhà
Những chậu cây xanh không chỉ làm nhà bạn đẹp quanh năm mà còn giúp bạn và gia đình có không khí trong lành. Tuỳ theo ý thích, bạn có thể trang trí với những cây xương rồng đầy gai, giỏ cây treo hay những chậu hoa sặc sỡ. Bạn có thể đặt chúng trên bàn cạnh cửa sổ. Nếu cửa sổ hướng ra một nơi không gian xấu, bạn nên đóng một vài kệ ngang cửa và đặt các chậu cây lên đó. Ngòai ra, bạn có thể cắm hoa tươi trong nhà hàng tuần để mang lại sự tươi mới và rực rõ cho nhà bạn.
Treo tranh
Những bức ảnh ghi lại giây phút của gia đình là sẽ khiến bạn luôn hạnh phúc và quên đi mệt mỏi. Bạn có thể biến tấu bằng gam màu đen trắng hay những khung ảnh đặc biệt, treo hoặc để chúng tại những nơi bạn thường lui tới, một bức ở tủ phòng khách, một bức ở đầu giường, một bức ở cầu thang…
Ngòai ra bạn cũng có thể treo tranh trong nhà. Những bức tranh khổ lớn, treo trang trọng ở khu vực trung tâm phòng khách sẽ tạo ấn tượng. Một điều quan trọng, bạn không nên treo quá gần hoặc quá xa tầm nhìn.
Làm mới sàn nhà
Thay đổi hoa văn gạch hoa hay sàn gỗ nhà bạn là một việc không dễ dàng. Nhưng bạn đừng lo lắng quá, một chiếc thảm sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Vào mùa đông, bạn có thể trang trí phòng khách bằng thảm vải hoa văn, còn mùa hè thì nên dùng những chiếc chiếu tre trúc.
Đặt thêm vài đồ trang trí
Những chiếc bình gốm hay vài quyển sách hay trên bàn sẽ tô điểm thêm cho không gian nhà bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lãng mạn hơn với những cây nến và đèn trang trí. Những đồ vật đựng nến bằng inox hay pha lê với hình dáng độc đáo sẽ tô điểm cho nhà bạn sinh động hẳn lên. Nếu đặt lên hốc tường hoặc bàn ăn những ngọn nến xinh xắn sẽ nói lên chủ nhân của ngôi nhà có óc thẩm mỹ khá cao.
Một điều quan trọng, bạn cần đặt những đồ trang trí xa tầm tay trẻ em và gần những nơi bạn có thể nhìn thấy chúng.
Do độ dốc thoải nên các công trình này thường có đặc điểm thiết kế, xây dựng bám theo địa hình. Vì vậy, trong nhà thường có nhiều cốt sàn lên xuống theo địa hình, tạo ra những góc nhìn mới mẻ và không gian sống động. Thêm vào đó, với diện tích tương đối rộng và khí hậu trên đồi trong lành, đây thực sự là không gian lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn cho gia đình bạn trong những ngày nghỉ.
Những nhà có hướng Tây phải có biện pháp xử lý, có thể trồng cây, ô văng lớn hoặc các vật liệu hiện đại để xử lý bức xạ cửa mặt trời.
Architect Jean Nouvel has unveiled his design for a new 75-story tower on a site next to the Museum of Modern Art in New York.
The tower at 53rd West 53rd Street will contain a hotel, luxury apartments and three floors for use by MoMA to expand its exhibition space.
The restaurant and lounge are below ground level, so that pedestrians can peer in through the exterior, which is entirely sheathed in glass.
Nouvel’s bold design will rise 75 stories from the 17,000-square-foot-site between 53rd and 54th streets just west of MoMA. Currently, a mix of uses is contemplated for the building including: a 50,000-square-foot expansion of MoMA’s galleries (levels two to five); a 100-room, seven-star hotel and 120 highest-end residential condominiums on the upper floors. The project will likely commence pre-sales in late 2008.
Biệt thự đẹp
Biệt thự đẹp ven sông Sài Gòn
Chỉ cách ngã tư Hàng Xanh chỉ 8,5km là đến khu biệt thự cao cấp Pavilion nằm vắt bên một nhánh sông Sài Gòn đầy nắng - gió - nước và mảng xanh cây cối mượt mà.
Mỗi một ngôi biệt thự được xây dựng chừng 200m2 nằm trong những khoảng cây xanh hoa lá và khoảng không gian thoáng đãng “ôm chầm” lấy ngôi nhà để tạo cảnh quan riêng cho từng biệt thự.
Biệt thự thiết kế tầng trệt nằm sát mặt đất và dụng nó như một tầng hầm làm nơi để xe, kho, chỗ ở cho người giúp việc… Mặt tiền hướng ra phía sông đón gió và tại sân trước này được thiết kế một hồ bơi nổi trên mặt đất, nước hồ sẽ mang hơi mát tuôn vào tầng hai và tầng áp mái. Từ đó, ngôi nhà có tầng bậc, có nhịp điệu, bước lên sàn hồ như một cấp sân, từ đây mới bước lên tầng hai – tầng sinh hoạt chính của biệt thự.
Tại tầng này được tổ chức toàn là những không gian mở toang ra các khoảng sân chung quanh, tứ phía đều lùa được thiên nhiên vào nhà. Từ nơi tiếp khách, khu vực bếp, nhà ăn, khoảng sinh hoạt chung đều không có vách ngăn; đưa được tầm nhìn bao quát, hoà với cảnh sắc chung của khu biệt thự. Ngay cả tầng áp mái cũng “kết nối” được với môi trường tự nhiên đầy cây xanh và nắng gió. Phòng ngủ riêng tư ở đây cũng vậy, phô tơi, giường, nhà tắm như nằm trong một góc vườn.
Tất cả đều không bị “đóng khung” nhờ ứng dụng chất liệu kính trong suốt – tạo nên sự liên kết hoà hợp giữa các không gian chức năng với thiên nhiên bao quanh. Bên cạnh đó, sàn, trần, vách… được ốp lát, trang trí bằng gỗ tự nhiên – càng làm cho không gian nhà ở thêm sắc thái đầm ấm và gần gũi. Với chất liệu chọn lọc cho ngôi biệt thự và nhiều “nhịp điệu” như vậy mang lại cảm giác như sống trên đồi giữa một vạt vườn ven sông.