Friday, June 29, 2012

Trương Gia Giới

Đặt chân tới đây, bạn như lạc vào thế giới bồng lai tiên cảnh...

Trương Gia Giới (Zhangjiajie, tiếng Trung: 张家界市 bính âm: Zhāngjiājiè Shì, Hán-Việt: Trương Gia Giới thị)) là tên một thành phố ở phía Tây Bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây cũng là thiên đường du lịch với vô số cảnh đẹp thần tiên: từ núi non, sông nước hữu tình đến những thung lũng nên thơ, khu rừng nguyên sinh hoang dã. Đặc biệt, với rừng đá sa thạch hùng vĩ, Trương Gia Giới còn được mệnh danh là “Pandora trên Trái đất”. Cách Trương Gia Giới khoảng 280 km là một cổ trấn khá đẹp của Trung Quốc tên là Phượng Hoàng, nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam. Nó cách Cát Thủ (吉首) khoảng 53 km, cách địa cấp thị Hoài Hóa khoảng 92 km và cũng như nhiều cổ trấn trứ danh khác của đất nước Trung Hoa, địa danh này được bảo tồn rất tốt cả về giá trị lịch sử và văn hóa và bảo lưu những giá trị của dân tộc ít người.Cổ trấn được xây dựng bên dòng sông Đà Giang từ hơn 1000 năm trước, là một di tích văn hóa và lịch sử hấp dẫn bậc nhất ở đất nước Vạn Lý Trường Thành
Từ Nam Ninh, du khách có thể mua vé tàu số hiệu 2012 để tới ga Cát Thủ. Xuống ga là có xe buýt đi Phượng Hoàng chờ sẵn, khoảng cách chừng 55 km, giá vé là 15 tệ (khoảng 32.000 VND/khách). Di chuyển bằng phương tiện công cộng khá thuận lợi, tuy nhiên nên có người phiên dịch để giao tiếp bằng tiếng Hoa.Địa giới ngày nay của địa cấp thị Trương Gia Giới vào thời nhà Tần thuộc quận Kiềm Trung. Thời kỳ từ Hán tới Tam Quốc thì các lãnh thổ của 2 quận Vĩnh Định, Vũ Lăng Nguyên và huyện Tang Thực thuộc quận Vũ Lăng. Thời kỳ nhà Đường thuộc đạo Sơn Nam. Thời Ngũ đại Thập quốc thuộc nước Sở. Thời nhà Tống thuộc quận Lễ Dương. Thời nhà Nguyên thuộc tổng quản phủ Lễ Châu lộ.

Năm Hồng Vũ thứ 2 (1369), giáng châu Từ Lợi xuống thành huyện Đại Dung thuộc Lễ Châu. Năm Ung Chính thứ 8 (1730), cho thi hành chế độ thổ ti đối với các dân tộc thiểu số, thăng Lễ Châu lên thành châu do chính quyền trung ương trực tiếp cai quản (trực hạt châu). Châu này bao gồm các huyện An Hương, Thạch Môn, Từ Lợi. Bỏ hai vệ Vĩnh Định, Cửu Khê, lập huyện An Phúc (bao gồm các khu vực ngày nay thuộc 2 quận Vĩnh Định, Vũ Lăng Nguyên cùng 2 huyện Từ Lợi, Tang Thực).

Năm 1916, thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, bỏ đạo Vũ Lăng và đưa các huyện Đại Dung, Từ Lợi, Tang Thực vào đạo Thần Nguyên. Khi đó toàn tỉnh Hồ Nam có 10 đốc sát khu, với Đại Dung và Tang Thực thuộc đốc sát khu số 4 có trung tâm hành chính đặt tại Thường Đức. Từ năm 1949 cho tới năm 1988 thì huyện Từ Lợi thuộc chuyên khu Thường Đức (sau đổi thành địa khu). Hai huyện Đại Dung và Tang Thực từ năm 1949 tới 1952 thuộc chuyên khu Vĩnh Thuận, sau đó thuộc khu tự trị người Miêu Tương Tây (nay là Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây).

Tháng 5 năm 1985, bỏ huyện Đại Dung lập huyện cấp thị Đại Dung. Ba năm sau huyện cấp thị Đại Dung được nâng cấp thành địa cấp thị. Ngày 4 tháng 4 năm 1994, đổi tên địa cấp thị Đại Dung thành địa cấp thị Trương Gia Giới. Lấy từ châu Tương Tây hai huyện Đại Dung và Tang Thực còn từ địa cấp thị Thường Đức là huyện Từ Lợi cho địa cấp thị mới này.
Trương Gia Giới nằm trong khu vực có khí hậu cận nhiệt đới vùng núi ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình khoảng 16 °C, lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1.400 mm. Địa hình chủ yếu là miền núi (khoảng 76 % diện tích) với phía tây bắc cao và thoải dần xuống phía đông nam. Điểm cao nhất đạt 1.890,4 m, điểm thấp nhất đạt 75 m, khu vực đô thị thủ phủ cao khoảng 183 m so với mực nước biển. Độ cao trung bình toàn địa cấp thị là 1.000 m.

Phía đông giáp huyện Thạch Môn, Đào Nguyên của địa cấp thị Thường Đức. Phía nam giáp huyện Nguyên Lăng của địa cấp thị Hoài Hóa. Phía bắc là huyện Hạc Phong và huyện Tuyên Ân (thuộc châu tự trị Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc). Phía tây là châu tự trị Tương Tây. Theo hướng đông-tây dài nhất khoảng 167 km, theo hướng bắc-nam rộng nhất khoảng 96 km.














Nhà nghỉ, khách sạn ở Phượng Hoàng dao động từ 40-70 tệ/phòng đôi, đồ ăn phong phú và đa dạng, các cửa hàng bán đồ tiêu dùng và lưu niệm rất nhiều. Ít nhất cũng phải dành từ 2-3 ngày để khám phá cổ trấn cấp tỉnh số 1 của Trung Quốc này.
Sự pha trộn về cơ cấu dân cư cũng như là nơi cư trú của bộ phận dân tộc thiểu số , nhiều nhất vẫn là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi. Phượng Hoàng trấn còn là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả vùng. Nằm cạnh con sông Đà Giang, thành cổ còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những căn nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa. Số tuổi của nó đã khiến cho Phượng Hoàng trở thành một trong những bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc : 1300 năm.


Những khối đá kỳ vĩ
Vườn quốc gia Trương Gia Giới có diện tích trải rộng hàng ngàn kilômet vuông, trong vùng phong cảnh sơn tuyệt đẹp này có nhiều tiểu khu như Trương Gia Giới, Dương Gia Giới, Thiên Tử Sơn hay Bảo Phong Hồ, Lâu Giang, Hoàng Long động… Có hàng ngàn cột đá trụ và đỉnh núi. Nhiều cột đá cao hàng trăm mét, ở giữa các đỉnh núi, khe núi hay các khối dãy đá trụ trời là các thác nước, suối nguồn, với 40 hang động, 2 cây cầu tự nhiên khổng lồ, những rừng cây nguyên sinh, thung lũng sâu tạo thành một vùng phong cảnh ấn tượng có một không hai.
Dưới sự kiến tạo quá tài tình và kỳ diệu của thiên nhiên, miền đất cách đây hàng trăm triệu năm này đã chìm ngập trong nước biển và dần được nâng lên cao. Những dòng nước trong quá trình biến đổi địa chất đã xói mòn và tạo ra những nhát cắt khổng lồ, sắc gọn hình thành lên các khe núi và cột đá hình thù cổ quái, độc đáo hiên ngang giữa đất trời.
Thiên lý tương ngộ
Từ nhà ga Nam Ninh, chúng tôi mua vé tàu đêm ký hiệu 2012 đến với khu đô thị Trương Gia Giới cách đó cả ngàn kilômet đường. Tàu chạy hết 14 giờ qua 14 nhà ga. Cổng phía nam của vườn quốc gia Trương Gia Giới cách khu đô thị chừng 40km đường lượn vòng trên núi, xuyên qua núi non, qua cả một đường hầm dài 3km là một trong năm cửa ra vào của khu bảo tồn này, mỗi cửa cách nhau hàng chục kilômet.
Thiếu nữ
Để tham quan và khám phá Trương Gia Giới, có rất nhiều tour cho khách du lịch từ một vài ngày cho tới hằng tuần. Bằng vào sự rộng lớn về diện tích, phong phú và đa dạng về cảnh quan, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, mỗi vùng mỗi bản sắc không lẫn vào nhau. Để thỏa chí tang bồng thì đi hằng tháng có khi vẫn còn chưa đủ.
Phần lớn du khách lựa chọn một chương trình đi trong hai ngày với hướng dẫn viên và thông ngôn tiếng Hoa. Điều này rất quan trọng vì nếu không có người hướng dẫn và thông ngôn, bạn sẽ băn khoăn không biết nên đi từ đâu đến đâu mà không lạc hay không lặp đường, và không dễ gì hiểu được các điển tích, sự tích, những tên gọi hoa mỹ mà người Trung Quốc đã gắn vào từng cảnh quan, hiện tượng.
Du khách tới Trương Gia Giới chủ yếu là người Trung Quốc. Người nước ngoài chủ yếu là dân châu Á, đặc biệt là người Hàn Quốc. Khách phương Tây không nhiều lắm. Theo như các bạn quản lý bán vé ở cửa phía nam và lời của “sư tỉ” Húng Chỉa (tên hướng dẫn viên của chúng tôi), đây là lần đầu tiên có du khách người Việt Nam tới tham quan khu du lịch nổi tiếng này.
Giá vé vào cửa Trương Gia Giới là 248 tệ, được quyền ra vào cửa trong vòng hai ngày mua vé và không hạn chế thời gian ở lại. Vé đã bao gồm 3 đồng bảo hiểm, trẻ em dưới 1,2m được vào miễn phí, sinh viên nước ngoài có thẻ sinh viên dưới 24 tuổi được giảm trừ vé còn 134 tệ. Giá vé này được hỗ trợ di chuyển bằng xe buýt riêng của ban quản lý khu bảo tồn, di chuyển giữa các điểm đến trong vùng, không bao gồm chi phí ăn ở, vé sử dụng các dịch vụ như thang máy và cáp treo.
Ví dụ như nếu sử dụng thang máy Bạch Long phải mua vé 58 tệ, sử dụng cáp treo Hoàng Thạch Trại thì giá vé 47 tệ, sử dụng cáp treo Thiên Tử Sơn có giá vé 50 tệ. Ngoài ra, ở đây  còn có dịch vụ kiệu người. Tùy thuộc vào quãng đường đi và địa hình leo núi hay đường bằng mà có giá cả tùy ứng, từ vài chục tệ đến hàng trăm tệ, mỗi kiệu một người có hai phu khiêng vác.
Suối Kim Tiên
Từ cổng công viên, bất kỳ du khách nào cũng có 1-2giờ trekking trên con đường dài 4km dọc dòng suối Kim Tiên dài 7,5km cũng như bắt đầu bị choáng ngợp và hút hồn bởi những vách đá khổng lồ và dựng đứng, những đỉnh núi, khối đá hình thù kỳ dị nhấp nhô len lỏi giữa màu xanh điệp trùng của núi rừng. Dọc hai bên bờ suối là đám cây bụi và người hướng dẫn giới thiệu một loại kỳ hoa dị thảo của vùng là hoa con tôm (vì có hình dáng như con tôm) đang khoe sắc hai bên bờ.
Bản thân Kim Tiên cũng là một dòng suối đặc biệt, nước trong vắt, nhìn rõ từng bụi cây, ngọn cỏ, phiến đá, viên sỏi dưới đáy dòng. Dù vừa trải qua một cơn mưa lớn mà dòng nước vẫn không hề bị vẩn đục. Trong dòng Kim Tiên có một loài cá quý hiếm chỉ lớn đến 4 tấc thì không lớn thêm nữa.
Cạnh dòng Kim Tiên là ngọn Kim Tiên Phong cao 350m, vách dựng như một bức tường thành sừng sững khổng lồ, do có hình một cây roi ánh vàng trong nắng mặt trời nên được đặt tên là Kim Tiên (có nghĩa là roi vàng).
Núi ở Trương Gia Giới
Trên đường đi, con đường mòn có những đoạn ngắn được lát châu báu, vàng bạc, tiền cổ bằng ximăng hoặc trồng những hàng cột thấp dày đặc như thể để luyện tập võ nghệ. Chúng tôi được giới thiệu những đỉnh núi như Mẫu Tử Phong giống hình người mẹ ôm con, Văn Tinh Phong, Ô Quy Nham có hình dáng hai con rùa đen đang luyến ái, Tây Du Nham với hình tượng thầy trò Tôn Ngộ Không.
Có một ngọn suối chảy ra từ trong khe núi được mang tên Trường Thọ Tuyền mà nhiều hướng dẫn viên giới thiệu với du khách rất hóm hỉnh là “uống một ngụm sống đến 99 tuổi, uống hai ngụm bách bệnh tiêu tan, uống ba ngụm thì vợ người khác cũng phải chạy theo”. Riêng sư tỉ Húng Chỉa rất thật thà bảo chúng tôi lấy nước vào chai để mang theo dọc đường, giải thích đây là suối nước khoáng, uống một ngụm thì sống lâu, hai ngụm thì tiêu tan bách bệnh nhưng đừng uống ngụm thứ ba vì nhiều khoáng quá dễ bị sỏi thận!
Con đường qua Trương Gia Giới tách làm hai tại nơi dòng suối Kim Tiên gặp ngọn núi Thiên Lý Tương Ngộ. Nếu tiếp tục men theo dòng suối chừng 4km sẽ đến chân thang máy Bạch Long. Một chiếc thang máy dựng đứng lắp thẳng vào vách đá, đưa bạn lên cao cheo leo trên vách núi để ngắm nhìn toàn cảnh núi non hùng vĩ và lộng lẫy bốn phía xung quanh. Đây cũng là trạm xe buýt điện của khu bảo tồn để đưa bạn tới các điểm khác nhau trong khu vườn quốc gia.
Con đường châu báu
Chúng tôi chọn con đường thứ hai lên núi bằng những bậc cấp men theo các vách đá dựng đứng, nghe nói 3.078 bậc. Đó là con đường vất vả vì phải leo lên cao liên tục nhưng vô cùng ấn tượng bởi vẻ đẹp diệu kỳ của những vách núi, khe đá, thung sâu dọc đường. Những khối đá cao ngất trời, trập trùng giữa vực sâu ngút ngàn, hùng dũng như những bức tường thành khổng lồ lại tựa như bao tàn tích đền đài của một nền văn minh rực rỡ, thần kỳ, bí ẩn nào đó trong quá khứ.
Vách đá ban sáng, ban trưa, ban chiều dưới sự thay đổi của ánh mặt trời mang một vẻ đẹp khác nhau, lúc lấp lánh ánh vàng, lúc âm u huyền bí. Xem những tấm thiệp có mây trắng vờn quanh vách núi quả thật chả khác gì ở chốn thiên đường. Trên vách đá là những gốc cây thông xanh đến kỳ lạ, hiên ngang và kiêu hãnh vươn mình. Dọc đường thỉnh thoảng gặp vài trạm dừng chân uống nước, nghỉ ngơi, có trạm đặt chiếc xích đu bằng gỗ với lời chào mời vô cùng thân thiện “chỉ với 2 đồng ngồi cả một mùa thu”.
Phu kiệu
Băng qua những bậc thang và con đường lát đá xanh với hàng lan can bám dọc các vách núi dựng đứng, cheo leo đến lạnh người, chúng tôi tới khu Hậu Hoa Viên (có nghĩa là Vườn hoa của hoàng hậu). Do đã đặt trước với Húng Chỉa về việc ăn uống của cả nhóm trong chuyến đi - 50 tệ/người/ngày cho cả ba bữa, nên trên đường đi người hướng dẫn đã dùng điện thoại để liên hệ với một nhà hàng trên núi ở khu Hậu Hoa Viên đặt bữa trưa cho chúng tôi. Gọi là nhà hàng chứ thực tế là nhà của người dân sinh sống trong khu bảo tồn, tranh thủ nấu ăn phục vụ lữ khách có nhu cầu đi ngang qua.
Rời con đường bên vách núi, chúng tôi theo lối mòn nhỏ xuyên qua một trảng cỏ rộng lớn và bước ra đường cái quan trong Trương Gia Giới. Bữa trưa khá ngon gồm cơm trắng trong thố gỗ, sườn xào chua ngọt với khoai tây hầm thơm ngầy ngậy, dưa chuột xào lợn chạy rông trên núi giòn tan, thịt mềm và ngọt không mì chính, cà tím dài nướng trên than hồng, xắt miếng chan dầu nóng bỏng lưỡi và cay xè vị ớt khô, mướp hương xào thơm nức, trứng xốt cà chua, canh trứng với hành...
Sơn thủy hữu tình
Thiên hạ đệ nhất tự nhiên kiều
Buổi chiều, chúng tôi di chuyển bằng xe buýt đến tham quan một vách núi nổi tiếng có Vọng Kiều Đài, nằm ở khoảng giữa hai trạm xe buýt điện trung chuyển, một địa điểm mà du khách nếu tự đi thường sẽ bỏ qua vì không biết. Từ đây nhìn xuyên qua trập trùng núi non là cây cầu đá tự nhiên được mệnh danh “Thiên hạ đệ nhất tự nhiên kiều” nối hai mỏm núi cao hơn 300m với nhau. Phần đá phía dưới đã sụp đổ, biến mất hoặc bị dòng nước bào mòn, chỉ còn để lại bên trên một phần đá mỏng manh so với những khối đá hùng vĩ quanh đó tạo nên cây cầu tự nhiên có thể đi ngang qua được.
Người Trung Quốc hình như thích thể hiện tình yêu bằng khóa, bởi thế xung quanh cây cầu độc nhất vô nhị này có vô số chiếc khóa khác nhau, to dài, ngắn bé, bằng đồng hay inox có khắc tên riêng hoặc những lời thề non hẹn biển. Các cặp tình nhân tới đây dùng khóa tình yêu treo vào lan can cầu rồi ném chìa khóa xuống đáy vực sâu hàng trăm mét kia, nguyện cầu tình yêu đôi lứa được mãi mãi bên nhau.
Khóa tình yêu
Chúng tôi vượt qua cây cầu Kiều để được thọ trăm tuổi, đi một vòng quanh đỉnh núi bên kia cầu để sau này được thành phú ông theo quan niệm của người Trung Quốc. Cách đó không xa là Tình Nhân kiều, ai muốn hạnh phúc cả đời thì nắm lấy tay người yêu cùng nhau đi qua cầu, ai đi một mình thì tay phải nắm vào tay trái để cầu may. Những ước nguyện về tình yêu hạnh phúc luôn tồn tại trên con đường mà chúng tôi đã qua, cái hiện hữu nhất có thể cảm thấy được ngay trong chuyến đi đó là cảm giác thăng hoa, phấn khích, sự rung động của tâm hồn trước thiên nhiên tươi đẹp và những giây phút thư thái, êm ả mà chúng tôi có được với hành trình.
Chiều xuống chầm chậm, nhiều mây nên hoàng hôn sau vách núi hơi nhạt, một mảng màu yếu ớt chìm vào bóng núi. Tôi tranh thủ bấm những bức ảnh cuối cùng, nào Thập lý họa quyển, nào Bái Tiên Đài, Kim Tiền Nham… Vừa bấm vừa ước giá mà có thời gian sẽ quay lại nơi này, mong buổi sớm sẽ có mây trắng bay ngang trời lãng đãng và sẽ tận mắt được ngắm nhìn một vùng phong cảnh sơn đẹp như chốn thiên đường.
Quán Danh Thiếp
Chúng tôi ngồi lãng đãng xem chiều buông ở quán Danh Thiếp nay đã là nhà hữu nghị Hàn-Trung. Quán Danh Thiếp vốn dĩ trước đây là quán trà của một người Trung Quốc gốc Hàn mở trên đỉnh núi, mỗi khi có người Hàn Quốc đi ngang qua đều để lại danh thiếp. Lâu dần hàng ngàn danh thiếp được sưu tập lại, gắn khắp nơi lên tường, lên vách liếp, lên bậu cửa, đèn lồng…
Đêm ập xuống trên Vọng Cảnh đài, gió hun hút thổi những điệu âm u và huyền bí…
Nói một cách văn hoa, đây có thể được so sánh với chốn bồng lai tiên cảnh bởi những ngọn núi ẩn nhòa trong mây, cơn gió lạnh không đủ làm ngăn trái tim con người thổn thức trước cảnh hùng vĩ của thiên nhiên nơi này...
Ngày thứ 5 này quả thực là một ngày "không may mắn lắm" với đoàn mình bởi lẽ ngay từ sớm đã có mưa và sương mù bao phủ. Nhiệt độ xuống thấp khoảng 12'C và thay vì những bộ cánh đơn giản, mọi người đều phải khoác lên mình ít nhất 4 lớp áo để chống chọi với thời tiết giá lạnh này.
Khách sạn nằm cách khu vực tham quan không xa, dựa vào núi. Cả đoàn phải dậy lúc 6h sáng, dọn dẹp đồ đạc và chuẩn bị ăn sáng sau một đêm mất ngủ. Cơ bản vì bị bạn hướng dẫn viên hù là khách sạn có mờ a ma, tối 7h có các em xinh đẹp lên gõ cửa phòng hỏi có massage chân không nhưng thực chất là đè các bạn nam ra làm từ A tới Z, em nào cũng có mang bùa ngải gì đó trong người. Các bạn nam sợ quá lạnh teo... nên rủ nhau đánh bài tới gần 2h sáng ^^!
Trước cửa khuôn viên của Trương Gia Giới, rộng mênh mông, từ đây bà con mua vé rồi được đưa đến các điểm tham quan khác bằng xe bus
Không hiểu sao các bạn Tung Của ở đây có thói quen bấm số vô tai  chó. Gặp một em xinh ơi là xinh mà tai bị bấm 1 cục rõ to. Tội nghiệp em nó :((
Em xin ăn rất là có duyên, không chèo kéo, chỉ nhìn... say đắm
tháp cửu tầng - cổng vào Trương Gia Giới, các bạn Tung Của chơi vé vào bằng... vân tay, ai xui xẻo mà bị chặt tay là khỏi đi ra luôn T_T
mây nặng phủ xuống tận triền núi
Sau khi mần thủ tục xong xuôi, dứt hết mỗi mạng 140 tệ thì pà con leo núi bằng... xe bus, đường lên núi khá ngoằn nghèo khúc khuỷu và dày đặc hệ thống đường hầm nhân tạo đào xuyên qua vách núi:
Hồ trên núi - Tên gọi là hồ Động Đình (nghe tên giống nhưng không phải cái hồ trong truyền thuyết Âu Lạc nha pà con). Hồ này nằm trên núi, nước xanh trong văn vắt đôi khi thấy cả mây sà xuống sát mặt nước. Nói chung là đẹp!
Sương mù dã man tàn bạo, có cảm giác đang đi vào buổi chiều tối chứ không phải 8h sáng!
pHÙ
Núi này gọi là núi vọng phụ. Chú ý là "vọng phụ" chứ không phải là vọng phu nha ;;)  (mình thấy cả trăm cái vọng phụ như vậy men theo khu vực triền núi...).
Xuống tới điểm tham quan thứ nhất, tạm gọi là núi dưới. Đáng lẽ được cho đi xe mà em hướng dẫn viên bảo đi xe không chụp được nhiều hình đẹp và quan trọng hơn là tốn tới 30 tệ (mắc tàn bạo). Sau lời dụ dỗ ngon ngọt của em thì cả đám lết xác qua đoạn đường hơn 2km
"Núi ấm ôm mây, mây ấp núi" là đây... (Tây Phong Lĩnh em chưa đi, nhưng nghĩ cũng chỉ tới nước này)
Móc khóa tình yêu và "thiên hạ đệ nhất cầu" chỉ là một điểm tham quan nhỏ trong hành hình Trương Gia Giới, để có thể tham quan hết nơi này, bạn phải mất một ngày đường với sự hỗ trợ của xe bus và... thang máy. Còn nếu đi đường bộ thì thời gian này quả thực là không thể nào đủ! 


Bác lao công - biểu tượng "sạch" của du lịch Trung Quốc, nguyên dọc đường đi dù là nơi thâm sơn cùng cốc nhưng mình không hề thấy có miếng rác nào


Cái xe nhìn như xe điện đụng trong đầm sen

chẹp, có nhiêu cái máy hình, tiền bạc đổ hết vào mấy tấm hình này ^^!




Giống cổng vào thiên môn


Dãy núi này bạn hướng dẫn viên bảo là núi Tam Tỉ Muội - Hỏi tai sao lại gọi vậy thì bạn bảo con đứa đầu là con chị cả đã có 1 đứa con, con thứ 2 là con chị hai đang mang bầu và bế một đứa bé (nên lùn nhất, còn con thứ ba đang mang bầu...

trước khi ra về thấy một loạt hàng xanh đỏ tím vàng nên dừng lại chụp, đi trong khu này có cảm giác như đi chợ ở Tây Tạng.

P/S: Quên giải thích cái tựa bài, "phi nhân" là cách gọi của người Tung Của chỉ những linh hồn (không phải là người). Lúc ở khách sạn thì mình nghe lỏm 1 bạn HDV nói với 1 bà khách Hàn Quốc là Trương Gia Giới vốn được mệnh danh là cổng Thiên môn, nơi những linh hồn phi nhân lưu bước quá cảnh trước khi lên tiên giới. Chính vì vậy nơi đây lưu truyền rất nhiều những câu chuyện liên quan đến tình yêu, nhân nghĩa và cả sự chia lìa giữa người trần với những "phi nhân" :)
Người dân tộc ở đây vẫn đang giữ lại cho mình những nét sinh hoạt rất riêng và xưa cũ. Kiến trúc mang đậm phong cách riêng biệt của thành cổ. Bờ tường của quán và những cây cột gỗ chi chit giấy đính, được đóng vững chắc bằng đinh tán, phần lớn là được viết bằng chữ tượng hình của người Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Đoạn bờ sông của của trấn chưa đầy một km có đến 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt. Hồng Kiều duyên dáng với kiến trúc cầu có mái che, một chiếc cầu - nhà, được thiết kế theo phong cách “Phượng Hoàng” đặc trưng của cổ trấn. Một cây cầu gỗ ghép cong dưới chân một đoạn thác lùn róc rách, một bên còn có chiếc cọn nước rêu phong quay nhịp nhàng suốt đêm ngày. Đặc biệt nhất là cây cầu được đổ trụ bằng những cột đá theo nhịp bước chân, có hai luồng đi cho hai chiều ngược nhau, cách đó không xa là một cây cầu gỗ khác gồm những đoạn cầu bắc qua mố trụ đứng chênh vênh, bề rộng chỉ chừng hơn nửa mét.
Tại cổ trấn, du khách có thể tìm rất dễ dàng nhưng sinh hoạt rất đời thường của các dân tộc. Một vài người Miêu bên mẹt hàng nhỏ thêu thùa khâu vá hay làm đồ thủ công mỹ nghệ bằng bạc rất khéo léo. Hay gặp người Hán đi lang thang bán cho du khách những chiếc vòng hoa đeo cổ, đội đầu xinh xinh. Hoặc người Thổ Gia làm đèn hoa bằng giấy với nhụy là một cây nến nhỏ, để ai đó có thể đốt lên ước mơ của mình và thả xuống dòng sông. Con sông Đà Giang chảy qua cổ trấn không quá sâu, đáy sông có nhiều tảo và rêu tạo cho mặt nước một màu xanh lục. Điểm thú vị ở chỗ dân trong thành thường ra bờ sông để tắm táp, giặt giũ, rửa rau, hoa quả trước khi đem bán ngoài chợ hoặc quanh phố cổ dù trong nhà cũng có phòng tắm riêng. Có hệ thống dẫn nước, có máy giặt nhưng chỉ dùng để vắt đồ. Và dường như tắm sông vào mỗi sáng hay mỗi chiều đã trở thành một nghi thức quen thuộc của người dân địa phương chốn này.
Con sông đã trở thành một kiểu du lịch cực kỳ thú vị, những con đèo chèo cho du khách đi du ngoạn khám phá cuộc sống người dân. Ban đầu Phượng Hoàng chỉ là một thành cổ nhỏ nằm về một phía của bờ sông. Theo thời gian, người địa phương chuyển sang sinh sống ở cả hai bên bờ, khiến dòng sông trở thành một điểm nhấn đặc biệt của thành.
Từ cây cầu lớn nối hai bờ sông Đà Giang dành cho xe cơ giới, Phượng Hoàng cổ trấn trải dài ngút tầm mắt với những mái ngói cổ âm dương dày dặn xám như đá tai mèo. Những phù điêu trên đầu mái cong vút một cách kiêu hãnh, như một niềm tự hào sâu sắc về một cổ trấn có tuổi đời 1.300 năm.

Pandora là tên một hành tinh tươi tốt mang sự sống nằm trong chòm sao Alpha Centauri trong bộ phim "Avatar", được biết đến với khung cảnh hùng vĩ, hài hòa giữa mây, trời, núi và cây cỏ. Khu vực mà chúng ta chuẩn bị "du ngoạn qua màn hình máy tính" dưới đây là một minh chứng về việc "Pandora có thật trên Trái đất".

Cách trung tâm thành phố khoảng 20 phút chạy xe, công viên quốc gia Trương Gia Giới được coi như “vườn sau” của thành phố và còn được gọi với cái tên mỹ miều “công viên đào nguyên”.
Rừng nguyên sinh Trương Gia Giới rộng khoảng 4.810ha, ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới năm 1992, Công viên Địa chất Thế giới vào năm 2004. 
Cả khu vực nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, quanh năm có sương mù bao phủ như chốn bồng lai.
Những chóp núi ẩn mình trong sương sớm, để rồi vút cao đầy kiêu hãnh khi Mặt trời lên.

Sự đa dạng của cảnh quan mang đến cho mỗi mùa một vẻ đẹp rất riêng.

Rừng đá sa thạch là cảnh đẹp nổi tiếng nhất ở Trương Gia Giới với quần thể núi đá cao vút, đứng sừng sững như những cây cột trụ trời, tạo nên khung cảnh nguyên sơ vô cùng ấn tượng.
Khu rừng đặc biệt này có tới hơn 3.000 cột đá và vách núi hình thù thiên biến vạn hóa, có cột cao tới 800m. Giữa các cột đá và khe núi là các hang động, suối nguồn, những rừng cây nguyên sinh nơi cư trú của nhiều loài cây ôn đới.

Khung cảnh ngoạn mục này là kết quả của quá trình kiến tạo địa chất kéo dài suốt 380 triệu năm, từ khi cả khu vực còn chìm sâu dưới đáy biển, qua nhiều lần nâng lên hạ xuống của vỏ Trái đất và quá trình bào mòn, phong hóa.

Đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt xuống thung lũng, khung cảnh bao trùm ngút mắt một màu xanh.

Hai vách núi chụm đầu vào nhau hình thành cây cầu tự nhiên, hay còn được người dân nơi đây gọi là “Thiên hạ đệ nhất kiều”.
Đây chính là ngọn núi Hallelujah nổi tiếng - nguyên mẫu để các nhà làm phim tạo ra những ngọn núi bồng bềnh giữa biển mây trong siêu phẩm điện ảnh Avatar (2009). Vì thế, Trương Gia Giới còn được mệnh danh là “Pandora trên Trái đất”.
Trong số những ngọn núi tuyệt đẹp của Trương Gia Giới, Thiên Môn là đặc biệt nhất. Để lên đến được đỉnh, chúng ta phải đi hết con đường dài 11km uốn lượn quanh núi.
Con đường này có 99 khúc quanh, tượng trưng cho 9 cung trên Thiên đình.


Leo qua 999 bậc thang dốc đứng của đỉnh Thiên Môn, du khách sẽ tới được Cổng Trời, vốn là một lỗ khổng lồ được Mẹ Thiên nhiên "tạc" trong lòng núi. 
Cổng Trời có hình bán nguyệt và cao tới 130m. Với địa thế ngoạn mục, đây thường là nơi tổ chức các màn biểu diễn nhào lộn máy bay.

Một ngôi chùa lớn được xây dựng trên đỉnh núi.

Để phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của du khách, người ta đã dựng một con đường nhỏ men theo vách đá cao ngất của đỉnh Thiên Môn. Con đường có tên Skywalk, dài khoảng 80m, trong đó có 1 đoạn lát kính. 

Khi đi bộ trên Skywalk, bạn sẽ phải thót tim và rón rén như bước trên mây. Bởi lẽ, mọi cảnh vật hiện rõ mồn một ngay dưới chân và dưới lớp kính là độ cao đáng sợ - hơn 1.400m.
Trương Gia Giới nằm trọn trong đất liền, song với hơn 800 mạch nước từ ao, hồ, sông, suối, thác nước..., nơi đây không bao giờ bị thiếu nước ngay cả trong mùa khô hạn. 
Thác nước Yuanyang (Uyên Ương) đổ xuống từ độ cao 100m, tiếng rì rào của nó vang vọng khắp vùng núi.

Thả thuyền trên hồ Bảo Phong, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức phong cảnh đẹp như tranh vẽ của những rặng núi xanh ngắt hai bên bờ và thác nước trắng muốt đổ xuống từ sườn núi.
Rời xa những đô thị náo nhiệt và bụi bặm của thành phố du lịch với 1,68 triệu dân, được hít đầy lồng ngực bầu không khí trong lành tinh khiết và tận hưởng cái không gian yên tĩnh chỉ có tiếng vượn hót chim kêu, bạn chắc chắn sẽ phải nấn ná, không muốn rời khỏi chốn này.
Cư dân bản địa Trương Gia Giới chủ yếu là người dân tộc thiểu số như người Thổ Gia, người Bạch, người Miêu... còn người Hán chỉ chiếm chưa đầy 1/4.

Các dân tộc thiểu số đã hình thành những phong tục tập quán độc đáo, bao gồm nghệ thuật ca hát, nhảy múa, các lễ hội dân gian...

20 năm trước, để đến được khu rừng đá sa thạch của Trương Gia Giới, du khách sẽ phải vượt qua những con đường đất lầy lội, nhưng giờ đây họ đã có thể dễ dàng lên đến đỉnh Thiên Môn mà gót chân không dính bùn. Thành phố Trương Gia Giới ngày nay đã phát triển thành một trong những cụm du lịch hàng đầu Trung Quốc với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, cùng chuỗi công viên, nhà hàng, khách sạn... 
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của Trương Gia Giới lại không đi kèm những hệ lụy xấu đối với thiên nhiên. Bởi song song với phát triển du lịch, chính quyền địa phương luôn tuân thủ một nguyên tắc sống còn: “Bảo tồn thứ nhất, phát triển thứ hai”. Nhờ vậy, trong suốt 40 năm qua, khu vực này chưa từng xuất hiện một vụ cháy rừng lớn hay dịch bệnh đáng kể nào đối với cây cối và động vật.
10 triệu lượt du khách đã đến tham quan công viên quốc gia Trương Gia Giới trong suốt 1 thập kỉ qua và vẻ đẹp tự nhiên của nó như vẫn còn nguyên vẹn. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn đến với Hồ Nam mà không ghé thăm địa danh độc đáo này.

No comments:

Post a Comment