Monday, June 11, 2012

Những ngôi làng kỳ lạ nhất

Những ngôi làng kỳ lạ nhất Việt Nam

Kỳ lạ ngôi làng "siêu cổ" có từ thời Hùng Vương: Trong khi nhiều nơi trên cả nước cơ bản đã... xóa xong làng cổ thì ngay sát Hà Nội vẫn có một ngôi làng cổ có niên đại gần 4000 năm tồn tại.

Làng Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh hiện là một trong những ngôi làng có niên đại cổ nhất Việt Nam còn được lưu giữ.
Điểm đặc biệt của ngôi làng này ngoài niên đại rất lâu đời còn là ngôi làng cực hiếm có con đường lát đá xanh làm thành một vạch xương sống vòng quanh làng. Ở những trục đường chính, được lát 4 viên gạch, còn những trục đường phụ chỉ có 2 viên.
Cổng làng Phù Lưu là nơi bắt đầu của con đường đá xanh chạy dọc suốt xung quanh làng
Qua bao vật đổi sao dời, con đường đã xanh vẫn còn nguyên dáng vẻ của nó, xanh mát và đều chằn chặn, không cong vênh, gồ ghề. Đây cũng là nơi mưu sinh của biết bao con người trong làng.
Điểm đặc biệt tiếp theo của làng Phù Lưu từ xa xưa đó là Từ Phù Lưu đã hình thành một kiểu làng hoàn toàn khác biệt, làng trong phố, phố trong làng. Phố thì có nhiều ngôi nhà xây kiểu tây, sinh hoạt theo kiểu phố. Còn làng, có những ngôi nhà cổ, vẫn sinh hoạt theo kiểu làng.
Còn đường lát đá xanh này do cụ Hoàng Thùy Chi, Tổng trấn Bắc Giang ngày xưa chỉ đạo khởi công xây dựng từ năm 1933 đến năm 1943 mới xong. Đến nay, dù bao thăng trầm của lịch sử nhưng con đường vẫn còn y nguyên.
Những ngôi nhà cổ giống Hà Nội xưa vẫn còn ở làng Phù Lưu
Con đường đá xanh đặc biệt len lỏi vào sâu tận các ngóc ngách của làng
Cũng từ ngôi làng này, sinh ra rất nhiều người con nổi tiếng làm rạng danh người dân nơi đây như: nhà báo Hoàng Tích Chu, người đã làm một cuộc cách tân làm thay đổi hẳn phong cách của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX; họa sỹ Hoàng Tích Chù, người đã nhận Giải thưởng Hồ Chí  Minh; nhà văn Kim Lân, nhà văn Nguyễn Địch Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng; nhà quay phim, NSND Nguyễn Đăng Bẩy, nhạc sỹ Hồ Bắc, họa sỹ Thành Chương, họa sỹ Nguyễn Thị Hiền.
Dân ở đây hầu như không làm ruộng, ruộng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà chủ yếu buôn bán. Phụ nữ Phù Lưu nổi tiếng buôn bán giỏi nuôi chồng nuôi con ăn học.
Phù Lưu là làng có nhiều bố mẹ nuôi nhất nước, người nào trên 60 tuổi không có bố mẹ nuôi thì không phải là người làng Phù Lưu.
Điều đặc biệt cuối cùng mà không nhiều người biết về Phù Lưu đó là đây chính là nguyên mẫu ngôi làng trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.

Làng giàu nhất Việt Nam

Dân Hải Phòng, Sài Gòn, Hà Nội nổi tiếng về ăn chơi, mua sắm nhưng là lẻ tẻ vài xu một kiểu như ăn bát phở bò kobe 600.000 đ đã gọi là đại gia phở, đeo cái đồng hồ 5000 USD đã cảm thấy đẳng cấp…, nhưng còn để chi cả trăm tỷ chơi vui thì phải đến Thái Bình province, Vietnam !

Mercedes Benz C200 ra làm taxi bình dân cho nông dân đi cấy
http://nhansuvietnam.vn/news_pictures/12/mxnad1246255686.jpg



Xe MẸC đem làm taxi tại Thái bình (Cty Taxi Hoàng Hà dùng 30 Mẹc làm TX từ năm 2006)

Vừa qua khu Parkson Tây Sơn mới xây xong, khu mua sắm này do 1 tiểu gia nhỏ người Thái bình xây nên. Tiểu gia này chi 1000 tỷ xây khu nhà này ở Hà nội chỉ vì vợ con thích sài đồ Parkson khi đi du lịch Mã lay
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/25/78/a-tb-bitexco-financial-15.jpg
Ở Thái bình còn chưa kể đến Cty Bình Minh Tiền hải vừa xây tòa nhà Cao nhất Miền nam Việt nam 66 tầng Búp sen tại TPHCM và 2 khu tòa nhà The Mannor to nhất nhì Châu Á
Chưa kể đại gia Vũ Văn Tiền tương truyền có vài tỷ USD hơn cả chúa đảo Tuần Châu Đào Hồng Tuyển. Tầm bầu Đức Hoàng Anh , Vượng Vincom, Long Hòa Phát, Hiển T&T… thì chỉ là hạng làng nhàng nếu về Thái Bình
Ở Việt nam đã có ai dám xây nhà rộng …. 5 héc ta? để ở hay xây nhà thờ cúng ông bà nhà mình rộng…. 5 héc ta? hay xây lăng để chứa hài cốt rộng như thế?
Công trình lăng mộ khổng lồ nằm trên mảnh đất đẹp nhất, ngay đầu làng, rộng 50.000 mét vuông, tức 5 héc-ta. Để tiến hành xây dựng lăng mộ, đại gia Trần Văn Sen đã mua nửa cánh đồng làng Mẹo, nơi mà đất đắt chả kém gì đất thủ đô. Khi làm móng ngôi lăng riêng tiền vật liệu làm móng là…. 50 tỷ và tiền ăn trưa cho thợ đã mất… 1 tỷ (Năm 2002)
Làng Mẹo, tức làng Phương La (Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình) là nơi sản sinh ra nhiều tỷ phú. Các tỷ phú có nhiều tiền, nên họ có thể thỏa mãn ước vọng, ham muốn của mình.
Mỗi người có một thú chơi khác nhau. Một số đại gia trong làng có niềm đam mê chơi cây. Nổi tiếng nhất về chơi cây có lẽ là đại gia Đinh Hồng Quân, TGĐ Công ty dệt may Hồng Quân, là công ty dệt may lớn nhất ở tỉnh Thái Bình, mỗi năm nộp thuế vài chục tỷ.
Ông Quân đã bỏ ra vài chục tỷ đồng để mua cây về chơi. Cách đây 5 năm, ông Quân đã khiến giới chơi cây cả nước ngưỡng mộ khi mua một cây sanh ở Nam Định với giá 3 tỷ đồng. Vừa rồi, trong đợt triển lãm sinh vật cảnh kỷ niệm 1.000 Thăng Long – Hà Nội, ông cũng mang một số cây lên đua sắc. Giới chơi cây đã choáng váng khi ông Quân tuyên bố cây sanh thế “Thăng Long” của ông có giá… 150 tỷ đồng. Cái giá đó là do ông tự định, chứ chẳng biết có ai mua nổi không, nhưng qua đó cũng thấy rằng, ông là một trong những đại gia có thú chơi khủng ở “làng tỷ phú”.
Tuy nhiên, thú chơi cây của tỷ phú làng Mẹo không phải là nổi bật. Thú xây mồ mả, đền thờ ở đây mới đáng kính nể, không đâu ở đất nước này khủng khiếp bằng.
Phía trước lăng mộ
Các dòng họ nổi tiếng ở làng này như Đinh, Lê, Vũ đều đã có lăng mộ tổ tiên, đền thờ trị giá nhiều tỷ đồng. Nằm ngay cạnh chợ làng là công trình đền thờ hoành tráng của họ Lê, làm toàn bằng gỗ quý và đá xanh, đá trắng Nghệ An. Riêng bậc đá bước vào nhà thờ cũng trị giá cả trăm triệu. Những hạng mục bằng gỗ được chạm trổ hoa văn rồng phượng cầu kỳ, tinh xảo.
Tuy nhiên, đứng giữa chợ, nhìn công trình đền thờ của họ Lê, thấy quá nhỏ bé so với công trình lăng mộ của họ Trần, do đại tỷ phú Trần Văn Sen xây dựng. Lăng mộ nằm ngay đầu làng, ánh màu vàng chóe trong ráng chiều thật ấn tượng.
Cũng không biết phải gọi công trình này thế nào cho chính xác. Người thì gọi đây là đền thờ, vì trước đây, tại mảnh đất này, có một ngôi đền nhỏ xíu tên là Đền Nhà Ông. Tại ngôi đền nhỏ xíu đó, có ngôi mộ của đức tổ Hoằng Nghị Đại Vương, tức ông Trần Hoằng Nghị, người dạy dân làng Mẹo trồng dâu, nuôi tằm, dệt cửi, và là cha đẻ của Thái sư Trần Thủ Độ. Công trình khổng lồ này đã xây trùm lên ngôi mộ và ngôi đền đó. Chính vì những lý do trên, nên người dân trong làng gọi công trình này là lăng mộ.
Công trình lăng mộ khổng lồ nằm trên mảnh đất đẹp nhất, ngay đầu làng, rộng 50.000 mét vuông, tức 5 héc-ta. Để tiến hành xây dựng lăng mộ, đại gia Trần Văn Sen đã mua nửa cánh đồng làng Mẹo, nơi mà đất đắt chả kém gì đất thủ đô.
Đứng trước lăng mộ, trông những ngôi nhà 3-4 tầng phía sau quá nhỏ bé, chưa tới mái tầng một của lăng mộ.
Móng lăng mộ ăn sâu xuống lòng đất 4,2m, được đổ bêtông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng. Phần móng nổi lên mặt đất của lăng mộ cao 2,5m. Tiếp theo phần móng là đến thân lăng mộ. Đứng từ dưới nhìn lên, thấy mái lăng mộ gồm ba lớp bêtông xếp chồng lên nhau.
Phần trước lăng mộ là những công trình bằng đá xanh, chạm trổ rất cầu kỳ. Đôi rồng đá thời Trần ngự hai bên rất đẹp, đôi lộc bình bằng đá cao quá đầu người. Phần hiên của công trình rộng mênh mông, đủ làm một sân khấu hoành tráng. Toàn bộ công trình lăng mộ này là một khối bêtông sắt thép đồ sộ.
Lăng mộ gồm 3 tầng, 6 mái, cao 41m, bằng tòa nhà cao tầng hiện đại. Mái tầng một của lăng mộ gồm đôi rồng khổng lồ chầu vào chiếc “bánh xe lịch sử” ở trung tâm mặt trước lăng mộ. Những tầng trên, các mái dốc đều có rồng chầu mặt nguyệt. Hình thù rồng, mặt nguyệt cùng các hình vẽ, hình khắc đều được sự tư vấn của các nhà văn hóa, sử học để cho phù hợp với kiến trúc đời Lý và đời Trần.
Bên trong lăng mộ với rất nhiều đồ vật quý hiếm.
Lăng mộ có 3 cửa vào. Cánh cửa khổng lồ bằng gỗ dày đến 20cm. Tôi trộm nghĩ, riêng một chiếc cánh cửa này cũng phải cỡ trăm triệu.
Bên trong lăng mộ gây choáng ngợp thực sự. Hàng vạn chi tiết đều cầu kỳ, tinh vi và màu chủ đạo là vàng và đỏ. Trong lòng lăng mộ rộng gần 800 mét vuông này có tới 42 cột trụ đỡ mái rộng nặng nghìn tấn. Phía dưới tầng chính của lăng mộ là tầng hầm sâu xuống lòng đất. Tầng hầm gồm tổng cộng 20 căn phòng thông nhau, 4 phòng xây kín. Phòng thông nhau để con cháu hội họp còn 4 phòng kín chứa vật dụng, đồ quý. Người làng Mẹo nói vui, nếu có chiến tranh, bom rải thảm ở làng, thì các cụ họ Trần vẫn đàng hoàng ngồi họp hành bàn việc họ.
Công trình lăng mộ này được khởi công xây dựng từ tháng 6/2002, đến tận ngày 10/2/2011, tức là sau 9 năm xây dựng mới hoàn thành. Tuy nhiên, theo cụ Trần Văn Thoan, người trông nom lăng mộ, thì hiện tại mới hoàn thành hạng mục chính. Trên khu đất rộng 5 héc-ta đó, sẽ còn vô vàn công trình kiến trúc khác nữa, có thể là quần thể đền mộ nhỏ hơn của từng gia đình, công viên, các khu sinh hoạt văn hóa, các công trình kiến trúc mô tả đời sống thời Lý – Trần… Cũng có thể sẽ đào một cái hồ lớn, đắp ngọn núi để tạo phong thủy cho quần thể lăng mộ.
Chủ chi và cũng là người bỏ nhiều tâm huyết nhất vào công trình này là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nghệ nhân Trần Văn Sen. Ông Sen đã nung nấu thực hiện công trình này từ nhiều năm trước. Trong chuyến sang Trung Quốc, ông thấy lăng mộ họ Trần đều hoành tráng, nghĩ đến lăng mộ tổ Trần làng mình mà tủi thân, nên ông quyết tâm thực hiện tâm nguyện cuối đời của mình, là xây dựng một công trình lăng mộ, đền đài để lại cho muôn đời sau.
Để xây dựng lăng mộ này, ông đã phải mất hàng chục năm tham khảo, học hỏi, và chi phí tới cả tỷ đồng thuê các kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Theo thiết kế ban đầu, lăng mộ sẽ cao 51m, để người bên kia sông Hồng vẫn nhìn thấy lăng mộ, tuy nhiên, do nền đất yếu, công trình lại quá nặng, lún sâu cả mét, nên phải rút ngắn độ cao, rút bớt nhiều hạng mục.
Công trình lăng mộ này không những thể hiện sự giàu có về tiền bạc, mà còn thể hiện sự giàu có về tâm đức của người con làng Mẹo với tổ tiên (nhưng lãng phí so với xã hội chung), với tổ nghề và với vị thành hoàng của cả làng.
Một nữ sinh tổng kết số tiền mùng tuổi đầu xuân năm mới

Ngôi làng mắc nợ nhiều nhất Việt Nam: Làng An Lư của huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có thể là ngôi làng nợ nần nhiều nhất Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo của Hiệp hội vận tải đoàn kết An Lư, giá trị đội tàu của hiệp hội khoảng 3.000 tỷ đồng, nhưng hầu hết đều là đi vay, hoặc là thuê.

Sa cơ!


Sáng 9/4/2012, trụ sở UBND xã An Lư, huyện Thủy Nguyên tổ chức cuộc họp giữa UBND TP Hải Phòng với Hiệp hội vận tải đoàn kết An Lư. Gọi là họp cho... oai, chứ kỳ thực, là UBND TP chỉ biết lắng nghe, ghi nhận những lời kêu cứu từ các doanh nghiệp vận tải biển của hiệp hội.


Theo ông Trần Văn Tề, Chủ tịch Hiệp hội vận tải đoàn kết An Lư, hiện đội tàu của Hiệp hội có tổng trọng tải 270.000 tấn, giá trị tài sản vào khoảng 3.000 tỷ đồng, sử dụng hơn 3.000 lao động, với thu nhập khoảng 4.000.000 đồng mỗi tháng. Tuyến hoạt động các tàu thuộc Hiệp hội là tại các nước khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và tuyến nội địa.


Lý do cầu cứu được ông Tề liệt kê không quá phức tạp. Bắt đầu từ năm 2008, đội tàu của An Lư đối diện với một loạt thực tế: Giá nhiên liệu tăng cao, hàng hóa ít, cước vận chuyển thấp... Trong 5 năm (2007 - 2012), cước vận tải bình quân giảm gần 50%, nhưng giá nhiên liệu tăng tới 247%. Trong khi đó thì lãi suất cho vay của ngân hàng ngày một tăng cao. Ông Tề liệt kê: "Lãi suất cho vay của ngân hàng năm 2008 là 12%, nhưng đến năm 2011 đã tăng tới 24%". Tình hình ấy khiến các chủ tàu thu không đủ chi, vì tổng doanh thu vận tải biển các doanh nghiệp Hiệp hội rơi thẳng đứng từ gần 1.000 tỷ đồng (năm 2007) xuống vỏn vẹn... 284 tỷ đồng (năm 2011).


Đương nhiên, vì "hầu hết các tàu (của các doanh nghiệp thuộc hiệp hội) đều được các ngân hàng đầu tư", thế nên "mỗi lần đến kỳ hạn trả, các chủ tàu phải vay mượn bên ngoài với lãi suất cao từ 7 - 9%/ tháng để thanh toán cho ngân hàng". Nhưng bi kịch là ở chỗ cũng không thể vay mượn được mãi. Vậy là "khi không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ theo hợp đồng, các ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp như: xiết nợ, bắt phải bán tàu, hoặc bàn giao tàu cho đơn vị khác. Nhưng khi bán tàu, giá chênh lệch giữa thời điểm đóng mới và thời điểm bán là rất lớn. Do đó, hiện nay một số công ty thuộc Hiệp hội đã không còn tàu để hoạt động, nhà cửa cũng không còn vì phải bán để trả nợ cho ngân hàng, cho bà con họ hàng - ông Tề cay đắng viết.
Ngôi làng mắc nợ nhiều nhất Việt Nam, Tin tức trong ngày, ngoi lang mac no, ngoi lang no nan, lang an lu, lang van tai bien, lang di bien, mac no, xiet no, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Tàu "mắc cạn" vì không có hàng
Còn nhớ, cách đây chừng hơn 2 năm, ông Trịnh Xuân Nin, giám đốc Cty vận tải biển Trung Kiên - khi ấy là Chủ tịch Hiệp hội vận tải đoàn kết An Lư cũng đã nhiều lần gửi văn bản cầu cứu cho các doanh nghiệp vận tải biển. Vị Chủ tịch trước đó nữa, ông Bùi Thanh Bản, giám đốc Cty vận tải biển Hoàng Đạt cũng không ít lần than phiền về những khó khăn doanh nghiệp vận tải biển gặp phải. Nhưng giờ thì ông Trịnh Xuân Nin đã vỡ nợ, ông Bản cũng ngập trong những khó khăn của doanh nghiệp mình. Mà đâu có riêng ông Nin gặp nạn, tất cả các doanh nghiệp thuộc hiệp hội đều "có vấn đề" về tài chính với các chủ nợ. Giám đốc một doanh nghiệp nói, già nửa trong số đó đã ngấp nghé trong tình trạng vỡ nợ.


Hơn hai năm trước, trong một cuộc họp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Nin đã nói đầy... tâm trạng thế này: "tình hình các doanh nghiệp của hiệp hội giờ không thể xấu hơn". Ông Nin không ngờ, và nhiều doanh nghiệp khác cũng không ngờ, hiện tại thì tình hình thậm chí còn xấu hơn nữa.
Ngôi làng mắc nợ nhiều nhất Việt Nam, Tin tức trong ngày, ngoi lang mac no, ngoi lang no nan, lang an lu, lang van tai bien, lang di bien, mac no, xiet no, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
"Phố làng" An Lư đang ngập trong nợ nần
Vì sao thành... con nợ?


Làng An Lư nằm cạnh đường trục qua huyện Thủy Nguyên, trông không có gì đặc biệt, cũng có nhà ngói, nhà tầng, cũng đường bê tông khắp nơi. An Lư trước đây là làng, giờ trở thành xã thuộc huyện Thủy Nguyên, nên (đương nhiên) có nhiều gia đình nông nghiệp. Nhưng ở An Lư có những ông chủ Cty tàu biển nổi danh khắp cả nước, nổi tiếng ra cả.. nước ngoài. Chắc vì thế mà nhà tầng ở An Lư cũng có vẻ to hơn nhà tầng ở những ngôi làng khác. Người An Lư bảo, đó đều là nhà của các chủ tàu.


Các chủ tàu là "nguyên liệu" làm nên thứ "đặc sản" mang phong vị tiền, và làm cho địa danh An Lư nổi tiếng trong "làng" vận tải biển. Họ họp thành một Hiệp hội chủ tàu từ rất sớm (1998). Sớm đến mức là Hiệp hội chủ tàu tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Và cho đến giờ, Hiệp hội vận tải đoàn kết An Lư vẫn là Hiệp hội vận tải biển cấp... xã (thực ra là cấp làng) duy nhất trong cả nước. Chừng ấy quá đủ để nói về "tầm cỡ" những chủ tàu biển của làng An Lư.


Người Hải Phòng nổi tiếng về tính thực tế, thực dụng. Nhưng xem cách đánh giá về An Lư, mới thấy người Hải Phòng cũng đầy... lãng mạn và thiếu thực tế. Ở Hải Phòng, hàng chục làng có nghề đi biển. Nhưng chỉ duy nhất làng An Lư với nghề đi biển thì "vinh dự" được người Hải Phòng công nhận là... làng nghề truyền thống. Nếu đi biển là nghề truyền thống, thì có lẽ ngành vận tải biển Việt Nam đã không đến nỗi bê bết ngay trên biển nhà.


Với người An Lư, sự tôn vinh đầy lãng mạn ấy chả ra được chút tiền nào. "Đánh bắt xa bờ được hỗ trợ, đội tàu quốc doanh nếu thua lỗ được tái cơ cấu, được ưu đãi thuế, tín dụng. Trong khi đội tàu biển tư nhân hầu như chưa nhận được sự hỗ trợ nào, kể cả hỗ trợ lãi suất từ gói kích cầu vừa qua" - ông Tề nói trong một lần trả lời báo chí. Sự thất vọng ấy là trái ngược với cách mà người An Lư thể hiện để trở thành một thế lực trong làng vận tải biển tư nhân.


Từ một đội thuyền gỗ chuyên tuyến chở hàng lên mạn ngược trước những năm 1980, người An Lư đã tự lực thành lập HTX vận tải Tân Tiến với gần 60 phương tiện. Nguồn hàng ít và những hạn chế về cơ chế khiến cho HTX này thua lỗ, chỉ tồn tại được chừng chục năm.


Cơ hội chỉ thực sự đến vào đầu những năm 1990, khi nhu cầu chuyên chở hàng hóa hai chiều Việt Nam - Trung Quốc tăng vọt. Nhiều người biết điều ấy, nhưng chỉ có người An Lư biết nắm lấy cơ hội. Quan hệ với ngân hàng được nối thông một cách chóng vánh, và kết quả là hình thành nên đội tàu hàng chục chiếc, trọng tải vài trăm tấn chạy ven biển do người An Lư khai thác.


Tàu nhỏ nhanh chóng lỗi thời khi thị trường xuất than sang Trung Quốc được mở, và nhu cầu vận chuyển Bắc - Nam tăng vọt. Cho đến cuối những năm 1990, người An Lư đã "kịp" bán hết, hay trả lại những chiếc tàu nhỏ còn chưa hết nợ cho ngân hàng, để bắt tay đầu tư những chiếc tàu mới, trọng tải được tính bằng nghìn tấn trở lên. Thương hiệu An Lư bắt đầu nổi danh với sự ra đời của Hiệp hội vận tải đoàn kết An Lư (1998). Chữ Đoàn Kết được nêu bật, như là tiêu chuẩn cho tinh thần tương trợ lẫn nhau trong hoạt động giữa các thành viên của hiệp hội. "Mô hình" An Lư nhanh chóng được... nhân rộng, với một loạt sự ra đời của các hiệp hội vận tải biển địa phương như Hiệp hội chủ tàu Thanh Hóa, Hiệp hội vận tải biển Thái Bình, Nam Định, Hội vận tải biển Diêm Điền, Thái Thụy (Thái Bình)...


Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu thấu đáo nào được thực hiện về sự ra đời và vận hành của các hiệp hội vận tải biển tư nhân. Nhưng một chủ tàu thì bảo, giá trị lớn nhất của hiệp hội là chắp mối và duy trì mối quan hệ đặc biệt giữa các doanh nghiệp thành viên và ngân hàng. Trong suốt thời gian dài, vốn vay ngân hàng, thuê tài chính dễ dàng đã làm bùng nổ số lượng tàu vận tải biển, lên tới hơn 1880 chiếc cho tới đầu năm 2012. Có tới 1/3 trong số đó được đăng ký trong giai đoạn 2005 - 2010. Không có ngân hàng "chống lưng", thì không thể có sự tăng trưởng "ấn tượng" đến thế, và tất nhiên càng không thể có sự khủng hoảng ghê gớm đến thế.
Tăng trưởng nhanh không đi kèm với sự ổn định. Trong thời gian dài, giá trị hợp đồng hiếm khi đồng nhất với giá trị thực tế của một con tàu. Nhiều trường hợp, giá trị trên giấy để vay vốn hay đi thuê cao hơn rất nhiều lần giá trị thực của con tàu. Do thế, khi gặp khủng hoảng, thiệt hại của những doanh nghiệp vận tải biển  vốn luôn yếu kém cả về tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm hoạt động  không thể lớn bằng thiệt hại mà các ngân hàng gặp phải. Câu chuyện nhà vận tải không được chia sẻ từ ngân hàng có nguyên nhân từ đây. Trong thực tế ấy, sự nhanh nhạy và kinh nghiệm của người An Lư quá khó để tiếp tục phát huy. Làng vận tải, làng nghề truyền thống An Lư bỗng thoắt trở thành ngôi làng nợ nần nhiều nhất Việt Nam là vì lẽ ấy.
Lang ngheo doc nhat vo nhi o Viet Nam
Khách du lịch nước ngoài tò mò đến thăm làng.
Ngôi làng nghèo nhất Việt Nam
Ngôi làng nghèo đến kỳ lạ này không có chợ; một nhà mổ lợn, cả làng đến ăn; có việc, cả làng đến giúp. Cửa các nhà không bao giờ khoá vì không có một mống trộm cắp. Để vào được làng mà áo quần khô ráo, phải "thoát y" lội qua quãng ngập.



Nổ phành phạch, phun khói đen và đánh lái bằng một sợi dây cước, chiếc đò nan của ông Hãnh ở thị trấn Cát Bà đưa tôi vào Việt Hải với giá cước khá cao: 80.000 đồng khứ hồi. Điều vô lý nhất là sau khi tôi thỏa thuận xong giá cả và lên đò, lại có thêm 5 người nữa leo lên con thuyền mỏng manh, cõng gần chục mạng người chồm lên nhủi xuống giữa muôn ngàn lớp sóng Cát Bà.
Đò là phương tiện phổ biến cho những ai muốn tới Việt Hải, xã vùng sâu, khó khăn nhất của huyện đảo Cát Hải và cả TP Hải Phòng. Tàu đò 2 ngày mới có một chuyến, còn đi xuyên qua rừng quốc gia với 6 giờ trèo đèo lội suối thì không ai kham nổi, trừ... du khách ngoại quốc! Chính sự hoang dã của Việt Hải lại có sức hút mãnh liệt những du khách ngoại quốc muốn tìm về thiên nhiên.
Việt Hải từ lâu đã trở thành một địa chỉ của tất cả các tour du lịch cho người nước ngoài khi đến Cát Bà. Còn dân ta, đến được Việt Hải có thể xem như một sự lạ! Có lẽ vì thế nên bây giờ Việt Hải vẫn nghèo, nghèo một cách kỳ lạ, nghèo một cách rất... văn hóa.
Xứ sở của những câu chuyện ly kỳ
Nằm gọn trong một thung lũng giữa Vườn quốc gia Cát Bà, xóm núi này lưu giữ những câu chuyện buồn cười. Từ bến thuyền, phải đi bộ 3 km nữa mới tới một con đường bê tông khá đẹp, xuyên qua một hang núi thiên tạo dài đến 30 mét, trườn lên một vách núi, rồi lại lượn xuống một thung sâu cây cối um tùm.
Đoạn đường này mùa mưa nước ngập từ gối đến ngực tùy ý trời. Ra bến thuyền, hoặc từ bến thuyền vào làng, chỉ có cách xắn quần, hoặc cởi... cả quần lẫn áo đội lên đầu để khỏi bị ướt. Đó là cách mà người dân ở đây áp dụng. Chẳng sợ xấu hổ nếu rừng vắng, đường vắng.
Buồn cười ở chỗ không ít lần người ta đụng nhau giữa dòng trong tình trạng "thoát y". Nhìn nhau... cười không nổi. Chuyện này nghe nói đã được phản ánh lên kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, cho nên năm nay, một con đường trên sườn núi đang được làm để tránh chỗ lội oái oăm kia.
Lang ngheo doc nhat vo nhi o Viet Nam
Một ngôi nhà cuối làng Việt Hải
Một chuyện khác khó ai tin nổi, đó là ở Việt Hải không nhà nào có khóa, cửa mở suốt ngày đêm. Xe máy, xe đạp cắm chìa khóa để cả đêm ngoài sân cũng không suy suyển.
Việt Hải nằm gọn trong rừng, chỉ có một con đường duy nhất, có lấy trộm cũng không biết nạn tẩu tán đi đâu. Việt Hải cũng không có nạn cờ bạc, hút hít.
Việt Hải cũng không có chợ, sinh hoạt làng xóm ở đây mang dáng dấp của một cộng đồng thời nguyên thủy: mổ một con chó, con lợn, cả làng đến ăn; một nhà có việc, cả làng đến giúp.
Giúp vô tư, ăn cũng vô tư, không nói chuyện tiền bạc, nợ nần. Ngày tôi đến, cả Việt Hải rộn ràng trong "sự kiện" ông Thủy khai trương căn nhà sàn đón khách du lịch, cả xã đến chia vui và tất nhiên là có đánh chén linh đình!
Không có chợ, nhưng ở đây có mấy hộ mở quán bán hàng, và cái gọi là "dịch vụ du lịch" ở đây là mở quán ăn bán mì tôm, trứng luộc, thêm mấy chai bia, nước khoáng cho khách ngoại quốc. Có ba hộ kinh doanh như vậy và họ là những người “giàu” nhất Việt Hải !
Đây là chuyện của bà Vũ Thị Huấn, năm nay đã 86 tuổi, một trong vài người già nhất ở Việt Hải: "Ngày xưa rừng nhiều lắm, ruộng bây giờ là rừng phá đi đấy! Rừng đầy hùm, con hùm lông vàng vằn đen ngồi trong núi xem chúng tôi đi làm đồng.
Khỉ thì nhiều vô kể, khỉ vàng xuống sân chơi với trẻ con, còn khỉ đen đuôi dài hóm lắm, nó trèo trên cây, đái xuống đầu, người làng lấy súng bắn chết nhiều vô kể".
Con khỉ đen mà bà cụ nói chính là loài voọc đầu trắng quý hiếm, nay chỉ còn vài chục con ở Cát Bà, mà là vài chục con cuối cùng của toàn thế giới. Chỉ vào một đứa cháu, bà Huấn nói, thằng này tên là Hiếu, 10 tuổi, học lớp 4, nhưng tối ruột lắm, không biết chữ nào.
Làng nghèo thơ mộng
Còn đây là câu chuyện của Nguyễn Thị Nhớ, một trong hai người đầu tiên ở Việt Hải học hết cấp trung học chính quy. Cô gái 23 tuổi, khá xinh đẹp, cán bộ kế toán kiêm Bí thư Chi đoàn xã này nói vanh vách những con số: "Xã có 72 hộ, 235 khẩu, chi bộ có 10 người, một đảng viên dự bị. Chi đoàn có 20 người cộng với 5 thanh niên.
Ngân sách xã năm 2004 thu được 15 triệu đồng". "Có bao nhiêu nhà đã xây? Bao nhiêu xe máy? Bao nhiêu điện thoại?", tôi hỏi. Nhớ bấm ngón tay rồi trả lời trong tích tắc: "20 nhà, kể cả nhà tình nghĩa, 14 điện thoại, nhà trường này, trạm xá này, ủy ban này. Nhưng mùa mưa dây điện thoại chạy qua rừng quốc gia bị sóc cắn, chập mạch không nghe được".
Cách đây 5 năm, tôi tới Việt Hải lần đầu, khi ấy cả xã chỉ có một chiếc điện thoại của ủy ban, ông chủ tịch kéo về nhà mình luôn
Lang ngheo doc nhat vo nhi o Viet Nam
Nhà mới xây không cần cửa.
cho tiện. Huyện cấp máy phát điện, vài tháng đã hỏng.
Cả xã nghèo xơ xác, nhưng mới làm con đường bê tông, lại có chiếc xe máy Minsk được chế thành xe ba bánh sơn màu vàng với dòng chữ Moon Light (ánh trăng) chạy vi vút rất lãng mạn của một anh chàng nào đấy! Năm nay, Việt Hải đã có xe ôm, dấu hiệu của một nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, làng vẫn nghèo xơ xác, ruộng cấy một vụ, vừa đủ ăn, sống ngay cạnh biển nhưng không ai biết nghề chài lưới. Ông Phạm Từ Hiến, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải, nói rằng người Việt Hải không muốn vươn lên, sống thế nào cũng được, huyện đã đầu tư cho Việt Hải nhiều tỉ đồng cho hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế nhưng nhận thức của người dân ở đây không chuyển biến.
Tuy nhiên cái nghèo kỳ lạ ấy có thể là một trong những nét văn hóa của làng quê có một không hai này. Đi trên con đường xuyên làng, tôi thấy những nhóm khách nước ngoài tỏ vẻ thích thú với những ngôi nhà tranh vách đất xập xệ, những bờ hiên kè đá, những giếng khơi đầy nòng nọc, những ngôi nhà mới xây không hề có cửa...
Trong không gian thanh bình ấy, túm tụm những người đàn bà vừa nựng con vừa rúc rích cười trước ống kính những ông tây bà đầm. Có thể, thiệt thòi của người này đôi khi lại là cơ hội của kẻ khác - như ngành du lịch chẳng hạn. Liệu có một con đường thứ ba cho những làng nghèo một cách... thơ mộng như Việt Hải?
Theo Thanh Niên
Làng có nhiều cặp sinh đôi nhất 
Với hàng chục cặp sinh đôi, cặp cao nhất đã ngoài 60, cặp nhỏ nhất mới 2-3 tuổi, ấp Hưng Hiệp Nằm, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) là làng nắm giữ kỷ lục có nhiều cặp sinh đôi nhất cả nước.
Vào năm 2007, cả xã Hưng Lộc có hơn 60 cặp sinh đôi thì ấp Hưng Hiệp có tới 40 cặp. Từ đó, người ta gọi ấp Hưng Hiệp với cái tên “làng sinh đôi”. Đến nay, xã có gần 100 cặp song sinh thì Hưng Hiệp đã chiếm 70 cặp.
Vài năm gần đây, số lượng các cặp song sinh không tăng lên nhưng những câu chuyện đồn đoán, kỳ lạ về hiện tượng này vẫn được người ta lan truyền. Đó là chuyện về những giấc mơ kỳ lạ của các gia đình trước khi họ có những cặp song sinh.
Một cặp song sinh ở ấp Hưng Hiệp (Đồng Nai). Ảnh: NĐT
Nhiều người nơi đây kể lại, hầu như những bà mẹ từng sinh đôi đều có một điểm chung là trong thời kỳ mang thai, họ nằm mơ thấy hai đứa trẻ giống nhau đang chơi đùa trong sân nhà. Sau đó, họ hạ sinh những đứa trẻ đúng như trong giấc mơ(?)
Những câu chuyện khác về nguyên nhân có các cặp sinh đôi là do nguồn nước của ấp Hưng Hiệp cũng trở nên bí ẩn khi được mọi người truyền tai nhau. Người ta cho rằng hiện tượng sinh đôi ở ấp và xã là do mạch nước giếng ở đây rất đặc biệt nhất là ở ấp Hưng Hiệp.
Vì thế, khi được dân khắp các vùng biết đến là làng sinh đôi, tin đồn về nguồn nước của ấp Hưng Hiệp có khả năng chữa bệnh hiếm muộn cũng được lan truyền. Rất đông người hiếm muộn từ Tây Nguyên, TP HCM, Long An đến tận Nha Trang về đây xin nước giếng về uống cầu mong có con.
Dù người ta chưa lý giải được nguyên nhân của hiện tượng sinh đôi ở ấp Hưng Hiệp và một số ấp khác của xã Hưng Lộc nhưng cuộc sống những người dân làng sinh đôi vẫn bình yên, đầm ấm. Các cặp song sinh lớn lên và có cuộc sống như bao người bình thường khác.
Ngôi làng "hình cá chép" độc nhất
Làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, Nam Định vốn có tên gọi là "Hành Cung Trang" được thành lập vào khoảng năm 1500. Đến năm 1823, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Hành Thiện với ý nghĩa "nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện" và ban cho làng 4 chữ "Mỹ Tục Khả Phong". Điều đáng khâm phục là ngay từ khi lập làng các cư dân nơi đây đã có ý thức quy hoạch một không gian sống hết sức khoa học, quy củ: hình cá chép.
Làng hình cá chép ở Nam Định. Ảnh: Infornet
Bao quanh làng là hai nhánh của một con sông nhỏ rộng khoảng 7m, được gọi là sông Con (để phân biệt với sông Cái - sông Ninh Cơ là một nhánh của sông Hồng). Theo các bậc cao niên trong làng, có hai giả thiết về việc hình thành lên con sông này.
Giả thiết thứ nhất cho rằng chúng được tạo thành một cách tự nhiên, những cư dân đến ở chỉ là người khai khẩn, chỉnh trang lại như địa thế ngày nay. Giả thiết thứ hai được nhiều người tán thành hơn, đó là chính những cư dân đầu tiên đã "quy hoạch" ngôi làng và tiến hành đào lên hai con sông theo ý đồ trước đó, nhằm mục đích phù hợp với phong thủy và ngăn giặc cướp.
Điều làm nên sự kì ảo của hai nhánh con sông này chính là việc nó đã tạo hình dáng con cá chép của ngôi làng. Nhìn từ trên cao, hai nhánh con sông như những đường viền ngăn cách ngôi làng với vùng đất bên cạnh, khiến cho khu đất bên trong hiện lên hình dáng "lý ngư", những cây cầu xung quanh làng cũng được xây dựng ở vị trí tương ứng với các loại vây trên mình cá, tại phần đầu cá còn có một chiếc giếng khơi, nước trong vắt nên được gọi là giếng Mắt cá.
Nếu coi làng Hành Thiện như một chú cá chép thì vùng đất từ giữa bụng cá trở lên đến mang cá được quy hoạch làm nơi sinh sống của dân cư trong làng. Trong khu vực này hình thành lên 14 dong (xóm), mỗi dong cắt ngang theo thân cá như chia khúc, gồm một con đường chạy dọc ở giữa và các ngôi nhà được xây dựng hai bên. Phần đầu cá được quy định làm nơi họp chợ của cả làng, tại đuôi cá là khu nghĩa trang và chùa miếu để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Nhìn tổng thể mặt địa lý làng Hành Thiện ta không thể không khâm phục óc tưởng tượng của các cư dân cách đây hơn 510 năm, theo như tài liệu để lại, trước đây toàn bộ đường đi trong làng đều được lát đá xanh, "mưa gió bùn đất không bén gót chân", bên cạnh đường xóm là rãnh thoát nước được xây bằng gạch mộc, chính vì thế làng không bao giờ phải chịu cảnh ngập lụt bởi tất cả nước mưa, nước sinh hoạt đều theo các rãnh này chảy ra hai nhánh con sông quanh làng và từ đó thoát ra sông Ninh Cơ.
Ngày nay về cơ bản làng vẫn giữ nguyên hình dạng như thửa sơ khai…
Làng xây bằng tiểu sành trộn mật ong


Đó là làng Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Vốn làng có nghề gốm cho nên từ nhiều đời nay, người dân tận dụng những chiếc tiểu sành (đựng hài cốt) vỡ, hỏng không bán được để xây tường.
Làng gốm Thổ Hà xây nhà bằng tiểu sành và mật ong. Ảnh: Bee

Chính bởi những tiểu sành này rỗng bên trong, lại có những lỗ nhỏ bên ngoài nên được loài ong “tận dụng” làm thành tổ của mình. Vì thế, mỗi bức tường nhà của người dân Thổ Hà có đến vài ba chục đàn ong sinh sống.
Mặc dù vậy, như một thứ luật bất thành văn, chủ mỗi ngôi nhà có ong trú ngụ không bao giờ được lấy mật bởi có thế khiến chúng bỏ đi hoặc tấn công nguy hiểm. Đã có trường hợp, kẻ chộm vào nhà người dân nơi đây lấy chộm mật và bị ong đuổi cho chối chết.
Ngôi làng nam nữ sợ không dám lấy nhau 
Đã nhiều năm qua ở làng Thượng Lỗi nay thuộc phường Lộc Vượng, Tp Nam Định lưu truyền một truyền thuyết kỳ lạ đó là trai gái giữa làng Thượng Lỗi và làng Tức Mặc không bao giờ lấy nhau. Đó dường như đã trở thành một quy định bất thành văn, ăn sâu vào tiềm thức của những lứa nam, nữ nơi này.
Nghe thật hoang đường và khó hiểu, bởi vậy, sau một hồi lân la hỏi thăm từ khi bắt đầu bước chân vào đầu làng, tôi được mấy người giới thiệu đến nhà ông Trần Văn Mạnh, năm nay đã gần 90 tuổi, ông là người nắm rõ nhất về câu chuyện kỳ quặc trai gái hai làng không lấy nhau.
Đình làng Thượng Lỗi – nơi thờ bát hương danh tướng Lý Triều Công.
Tìm đến nhà ông Mạnh, sau khi trình bày với ông về mục đích của mình, ông lão tóc đã bạc trắng phất phơ, nhìn như một tiên ông này cười khà khà bảo tôi “cậu cũng giỏi mò mẫm nhỉ, đúng là ở đây có chuyện trai gái hai làng không lấy nhau, nhưng về nguyên nhân sâu xa thì ít ai biết lắm”. Nói rồi, khẽ chống chiếc ba toong của mình, ông dẫn tôi đến bên bộ tràng kỷ và chầm chậm kể “làng Thượng Lỗi là một làng cổ, có nguồn gốc từ lâu lắm rồi. Nơi đây chính là quê hương của một vị tướng chuyên về đánh trận dưới nước, cực tài ba của hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị là Phạm Thị Côn Nương.
Đến năm Quý Mão 43, trong trận chiến với tướng Trung Quốc là Mã Viện, hai bà trưng thua trận, bà Côn Nương cũng nhảy xuống sông tuẫn tiết. Cảm phục trước lòng quả cảm của vị tướng này, người dân đã lập đền thờ người nữ anh hùng.
Một thời gian dài sau đó, năm 1138, có một viên quan tên hiệu là Lý Triều Công đi đánh giặc đang chiếm đóng ở gần làng Thượng Lỗi, khi ngang qua làng thấy ngôi đến thờ bà Côn Nương, liền vào khấn vái để mong cho trận đánh tới sẽ thắng lợi. Cầu được ước thấy, trận chiến của viên quan nọ ca khúc khải hoàn rộn rã, nhằm tạ ơn người nữ anh hùng Côn Nương, Lý Triều Công đã quay trở lại để dâng hương lên ngôi đền của bà.”Khẽ hấp ngụm trà nóng ông Mạnh lại kể cho tôi, “Mặc dù cách nhau hơn nghìn năm tuổi, nhưng sau khi Lý Triều Công mất, những người dân ở làng Thượng lỗi đã lập một bàn thờ trong đình làng để thờ cả hai người, coi bà Côn Nương và Triều Công như hai chị em. Dân làng lập hai bát hương gọi là bát hương chị và bát hương em.
Kể từ khi lập bát hương thờ hai chị em, làng Thượng Lỗi mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, cuộc sống hết sức trù phú êm ấm, mọi người đều tin rằng đó là nhờ sự phụ hộ của hai chị em cách nhau ngàn năm tuổi là Côn Nương và Triều Công.
Thấy dân làng Thượng lỗi có “bảo bối”, cuộc sống ai nấy đều sung túc, dân làng bên là Mặc Lỗi, cùng nhau đến xin dân làng Thượng Lỗi một bát hương về thờ, nhằm xin hưởng phúc cùng. Ban đầu, làng Thượng Lỗi định nhường cho họ bát hương em, nhưng làng Mặc Lỗi khi lấy lại lấy nhầm bát hương chị mang về thờ.
Cũng từ lúc này, vì một bên thờ bát hương chị, một bên thờ bát hương em, chính vi vậy giữa hai làng cũng trở thành mối quan hệ chị em, những người cao niên đã có giao ước rằng, như vậy trai gái hai làng sẽ không lấy nhau, mà coi nhau như anh em ruột thịt, bảo vệ giúp đỡ lẫn nhau”.
Trai gái không dám lấy nhau
Kể từ khi lập thời thề giao ước về mối quan hệ của hai làng Thượng Lỗi và Tức Mặc, rằng các lứa trai gái trong làng không được lấy nhau vì như vậy sẽ “phạm thượng” cũng là lúc dường như có một rào cản vô hình nào đó giữa trai gái ở hai làng này.
Ông Mạnh khẽ vuốt chòm râu, vẻ mặt tươi cười lúc nãy giờ chuyển sang nghiêm túc hẳn nói với tối “Có thể cậu không tin, nhưng có những rất khó hiểu đã xảy ra ở hai làng kể từ cái ngày dân Mặc Lỗi xin một bát hương về thờ”. Rồi ông kể tôi nghe “cách đây khoảng 60 năm có người đàn ông làm thợ xây người Thượng Lỗi lấy vợ hai người Tức Mặc được ít lâu thìbị bệnh chết. Tiếp đó, khoảng những năm 1960 có người làng Tức Mặc lấy vợ là người ở làng Thượng Lỗi này, mặc dù gia đình cũng có nói về điều kiêng kị, nhưng không nghe, được ít lâu thì người chồng cũng qua đời.”

Hay như chuyện “có một đôi trai gái trẻ ở hai làng Tức Mặc và Thượng Lỗi yêu nhau, vì gia đình hai bên không chịu nên đôi tình nhân bỏ làng đi nơi khác sống để được trở thành vợ chồng. Nhưng rồi họ mắc căn bệnh lạ chết rất khổ sở”.
Không biết thật sự là do lời giao ước giữa hai làng linh ứng, hay là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng ông Mạnh cho tôi hay chính vì điều này, một số thanh niên ở hai làng Thượng lỗi và Tức Mặc đã được nghe kể, cũng có phần kiêng kị nhau. Bình thường trai gái hai làng chơi rất thân với nhau, nhưng tuyệt đối lại rất hiếm khi nói đến chuyện cưới xin.
Ấy vậy, ông Mạnh cũng nói thêm cho tôi biết, mọi chuyện cũng chỉ là truyền thuyết từ đời ông đời cha rỉ tai cho mỗi đời con cháu là như vậy. Chứ cũng không ai dám khẳng định điều gì. Hiện nay, ngay ở Thượng Lỗi, vẫn có nhiều đôi lấy vợ hoặc chồng là người ở Làng Tức Mặc nhưng không hề có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, dù truyền thuyết là đúng hay sai, người dân vẫn coi đó như một nét đẹp văn hóa cổ xưa để trân trọng và tự hào.
Hiện tại, cứ ba năm một lần, vào những năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu, dân hai làng lại rước bát hương từ làng này sang làng kia thăm nhau. Mỗi lần rước kiệu lại mở hội lớn tưng bừng trong hai ngày, gọi là lễ giao hiếu. Cứ thay phiên nhau mà làm, lần này Thượng Lỗi rước qua thì lần tới Tức Mặc rước lại. Những ngày hội ấy mỗi làng lại chọn ra những trai thanh gái lịch đảm đương việc rước lễ.
(Theo Bưu Điện Việt Nam)
Làng trai ở vậy... cho gái thèm
Bộng Dầu (Quảng Nam) nơi vốn nổi tiếng với trái bòn bon từng được mệnh danh là “Nam trân” (trái quý ở phương Nam) hàng chục năm qua còn mang tên là xóm đàn ông độc thân.
Đàn ông Bộng Dầu trở về quê hương sau tháng ngày bôn ba. Ảnh: SK&ĐS
Làng có 28 hộ với gần 150 người nhưng đến nay đàn ông trong xóm đa phần đã đến độ tuổi kết hôn mà vẫn chưa lập gia đình. Người ta đến với làng này trước sau chỉ thấy đàn ông không vợ.  Không phải vì đàn ông xứ này có vấn đề về sinh lý, bởi những lần tụ lại bên mâm rượu, chủ đề của họ vẫn là phụ nữ, vẫn nói chuyện gái trai như bao người khác. Cũng không phải họ tôn thờ chủ nghiã tự do, không muốn ràng buộc vợ con mà phần nhiều là do hoàn cảnh. Đa số đàn ông ở Bộng Dầu rất nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt phải ở vậy...
Cái nghèo khiến đàn ông làng Bộng Dầu cũng đã bôn ba khắp trong Nam, ngoài Bắc với nhiều nghề để sống nhưng rồi cuối cùng quay trở về cố hương để đi phụ hồ, làm cát sỏi kiếm ngày dăm bảy chục ngàn nuôi thân và nuôi cha mẹ già. Vì thế họ luôn canh cánh một nỗi niềm: lấy vợ rồi sống bằng gì, có lo được cho gia đình không hay lại làm khổ vợ, khổ con.
Giờ đây, ánh điện đã thắp sáng khắp nơi, những phương tiện truyền thông liên lạc hiện đại đã có thể đến từng góc nhà của xóm Bộng Dầu, hy vọng một ngày không xa, những người đàn ông Bộng Dầu không còn phải đơn độc.
Làng không chồng
* “Bến không chồng” bên dòng Sông Lam: Quanh năm mưu sinh với nghề hút cát, chèo đò, tưởng chừng cuộc sống ấy cứ yên ả trôi đi như dòng nước Sông Lam với người dân làng Giang Lam, xã Võ Liệt, Huyện Thanh Chương, Nghệ An.
Cây cầu Rộ.
Thế nhưng cuộc sống thật oái ăm, ngày ngày người dân Giang Lam phải ngặm ngùi với nỗi đau của nhiều cô gái “quá xổi, lỡ thì”. Vất vả mưu sinh cách trung tâm Thị trấn Dùng hơn 8 km. Làng Giang Lam đã trở nên quá quen thuộc với mọi người xứ nghệ, bởi toàn bộ ngôi làng uốn mình trải dọc theo bờ Sông Lam. Với 124 hộ, 572 nhân khẩu, quanh năm người dân chủ yếu mưu sinh với nghề kéo cát, đánh cá chèo đò thuê.
Cuộc sống vất vả nhưng thu nhập chẳng được là bao. Ngày có việc thì cũng được trăm nghìn, còn không thì ngậm ngùi cay đắng. Cuộc sống đã bấp bênh như vậy nay lại càng trở nên khó nhọc hơn bởi trong mấy năm gần đây nghề chèo đò thuê đưa người qua Sông Lam đã không còn nữa bởi đã có cây Cầu Rộ. Việc ra đời cây cầu Rộ làm thay đổi cuộc sống sinh hoạt của người dân Thanh Chương.
Trước thay đổi đó, buộc người dân Giang Lam chuyển nghề để mưu sinh, có người chuyển sang mở hàng tạp hóa bán, làm nghề bánh đa, bánh đúc, làm thợ xây...
Dù tìm đủ mọi nghề mưu sinh song cuộc sống người dân Giang Lam vẫn không hết gian nan vất vả.
Cuộc sống vất vả bao nhiêu với người dân Giang Lam đều có thể vượt qua song có một nỗi đau khiến họ không bao giờ nguôi ngoai được, nhiều khi trở thành niềm mặc cảm tự ti. Đó chính là nỗi đau của nhiều cô gái không lấy được chồng.
Hiện nay cả làng có 12 cô gái vì những lý do khác nhau mà con đường tình duyên chẳng hề suôn sẻ chút nào. Trong những chị ấy, có người trở về sau chiến tranh nhưng cũng có người ở lại làng cho đến nay.
Dù ở đâu, làm gì song nỗi đau chết già của nhiều cô gái vẫn luôn là nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. Mỗi người một nỗi niềm riêng của phụ nữ, nên đã quyết định "giã từ" gia đình, giã từ những chức vị xã hội đang đảm nhận, rời quê ra đi mong tìm tấm chồng, cùng mái nhà yên ấm.
Khi tiếp xúc với chúng tôi, chi Nguyễn Thị Hồng một trong những người đó ngậm ngùi, không dấu nổi hai dòng nước mắt chia sẻ: “Buồn lắm chú ạ. Sinh ra ai chẳng muốn có gia đình, hạnh phúc bên chồng con, nhưng số phận vậy thì biết làm sao?. Thôi đành phải chịu theo ý trời. Ở làng mãi cũng khổ nên tôi tìm ra thành phố làm thuê kiếm tiền tích trử, phòng bệnh tuổi già.
Đồng thời ra thành phố lao vào công việc thì sẽ nguôi ngoai đi những nỗi đau về số phận.”
Cũng theo lời chị Hồng giờ với công việc dọn vệ sinh văn phòng cho một công ty ở Hà Nội mỗi tháng trừ các khoản chi phí khác chị còn để dư ra 1.500.000đ làm vốn.
Cuộc sống ở thành phố lấy công việc làm niềm vui để quên đi nỗi buồn số phận nhưng mỗi lần rảnh rỗi lại lan man nghĩ ngợi rồi chị cảm thấy buồn và khao khát hạnh phúc có một mái ấm gia đình đến dường nào.
Không chỉ ra thành phố để nguôi ngoai nỗi đau về số phận mà có lẽ trong sâu thẳm tâm hồn những cô gái Giang Lam vẫn mong tìm một người bạn đời cùng cảnh ngộ.
Dù vẫn biết muộn màng song để sẻ chia những đắng cay số phận, buồn vui bên cuộc sống đời thường. Không phải riêng gì các chị mà những bậc làm cha làm mẹ ở làng Giang Lam, xã Võ Liệt vẫn ngày ngày cầu mong cho các chị có mái ấm gia đình. Bởi đây không chỉ nỗi đau mà còn là nỗi mặc cảm, lòng tự ti.
Chẳng biết bao giờ nỗi niềm tha thiết trong sáng ấy mới trở thành hiện thực với 12 cô gái không chồng làng Giang Lam. Thời gian rồi sẽ trôi đi, nhiều cuộc đời thầm lặng vẫn bất tử với niềm mặc cảm số phận.
Tuấn Đức
* Một ngôi làng ở Thái Bình có những người phụ nữ không chồng, họ là những nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng làng An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, chỉ cách thị trấn Quỳnh Côi có vài km.
Làng An Hiệp, Quỳnh Phụ cũng êm đềm như bao làng quê khác vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với triền đê xanh mướt, những khóm tre chắn sóng dài tít tắp, ruộng ngô xanh ngằn ngặt mênh mông bãi đất bồi.
Nơi đây, mọi lễ giáo phong kiến cổ hủ không tồn tại. Ở chính những ruộng ngô bát ngát trên bãi bồi mênh mông phía ngoài đê kia, những sinh linh bé bỏng lặng lẽ hoài thai rồi lặng lẽ chào đời trong những nếp nhà của những phụ nữ cô đơn.
Cách đây vài năm, ở An Hiệp gần 90 phụ nữ quá lứa thì hơn 30 người đã "chủ động tấn công" để khỏi cảnh gối chăn đơn chiếc. Sau cái đêm hạnh phúc ngắn ngủi, gấp gáp ấy, họ chủ động cắt đứt mọi quan hệ và chẳng ai trong số họ hé lộ bất kì một thông tin nào về "người chồng một đêm".
Thỉnh thoảng những chiếc xà lan cập bến Hiệp, có những thủy thủ phóng đãng tiếp cận đúng đối tượng, họ hứa hẹn đủ điều, nhưng họ cũng có nhiều kinh nghiệm với phụ nữ, sắp đến lúc "cao trào" thì họ biết cách làm thế nào để khỏi gây rắc rồi về sau. Có những chị âm thầm hy vọng rồi thất vọng vì sau một thời gian chờ đợi.
Các chị "ra giá" sinh con gái 3 tạ thóc, sinh con trai 4 tạ hoặc hơn vì không phải các chị lo không có ai hương khói lúc về già mà điều lớn lao hơn khiến tôi trào nước mắt là các chị lo lắng ngộ nhỡ con gái mình sau này cũng lặp lại giống cuộc đời cô đơn, hẩm hiu như mẹ chúng.
Như chị Nguyễn Thị Hường công tác lâu năm trong Hội Phụ nữ, chị em trong Hội thông cảm hoàn cảnh của chị, động viên chị tiếp tục công việc trong ban chấp hành, chị buồn rầu: "Hơn bốn chục tuổi đầu rồi, cứ đói rách ngáng chỗ mãi thì còn ai tin nữa".
Chị xin rút khỏi ban chấp hành và chủ động "trong công việc" của mình. Chị gặp lại anh Phong đặt vấn đề một cách thẳng thắn, anh Phong đã có gia đình nhưng vợ anh sinh toàn con gái, trong nhà 5 cái "máy khâu con bướm" anh lại là trưởng họ nên anh gật ngay lập tức.
Anh Phong còn đưa ra "lời đề nghị khiếm nhã" rằng muốn cưới chị về nhà có chị cả, chị hai cho vui cửa vui nhà, chị bật lại thẳng tưng như ruột ngựa: "Vợ vợ, con con gì cái nhà anh. Có cho tôi xin đứa con thì "ừ" không tôi còn tìm chỗ khác?". Vốn tếu táo anh Phong dấm dẳng: "Gớm, làm gì mà đã quớ lên thế. Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả".
Chị Hường phì cười nhưng vẫn quả quyết chỉ xin con không có chuyện loằng ngoằng nào khác. Chính vì cái "sự à ơi" của anh Phong nên sự việc ồn ĩ ra ngoài. Và sau cái đêm mưa sấm chớp ì oàng chị Hường mang thai. Khi cháu bé cất tiếng khóc chào đời, mọi người ùa sang ngôi nhà, mà nói đúng hơn là túp lều giấy dầu, áo mưa vá chằng vá đụp chúc mừng: "Thằng cu kháu quá, nom dễ ghét, giống cái thằng bố Phong mày như lột".
Cô giáo Vân, sống phòng không 15 năm nay rồi, tâm sự: "Tớ không hiểu sao chẳng thấy rung động trước đàn ông, nhưng ở một mình trong tập thể của trường, lắm đêm mưa phùn gió bấc từ nghĩa trang sau trường cứ hu hú qua khe cửa, eo ơi hãi lắm".
Rồi chị Vân chỉ tay ra sân: "Đấy, thằng mặc quần thủng đít, cậu ấm sứt vòi nhà mình đấy". Theo tay chị, mấy đứa trẻ đang nô đùa ngoài sân nắng. Nói chuyện một lát, tôi thấy cô giáo Vân là người sâu sắc, đọc cho tôi câu thơ đầy triết lý phương Đông: "Người từ vô tận tái sinh/ Đi qua trần thế mang tình nhân gian".
Đến thăm nhà gần hai chục chị thôn Nguyên Xá, xã An Hiệp này, tuổi tác tuy khác nhau nhưng các chị đều có chung sự thèm khát: nghe tiếng ọ ẹ của trẻ thơ, ngửi mùi khai của nước đài dầm, và cả nỗi lo âu khi con trẻ đi ngoài xì xoẹt hoa cà hoa cải.
Chung một cảnh ngộ chỉ có mẹ và con mà vắng bóng người cha, có chị thì bệnh triền miên, chị hỏng mắt... Các chị rất nghèo khó, trong nhà chẳng có tài sản nào đáng giá, bàn ghế siêu vẹo, rặt ngô, khoai và một quây thóc nhỏ ở góc nhà, nhưng các chị đã có ngọn lửa trong đời - những "mặt trời bé con" đã sưởi ấm những ngày đông giá lạnh trong tâm hồn các chị.
Tất cả phụ nữ không chồng đều có chung một tình trạng về tâm lý: bất ổn, khó tính, càu cạu suốt ngày, lầm lì, ít nói, đi về lầm lũi, mà cũng đúng: phụ nữ muộn chồng, muộn con sinh lý ức chế, tâm lí dồn nén hay bực bội là điều dễ hiểu, với lại cuộc sống cơ cực, quần quật suốt ngày, một nắng hai sương trên bãi bồi đầy nắng gió, có chị có khi cả đời chẳng rời lũy tre lãng, khi có mụn con tâm tính họ cũng phần nào dịu xuống.
Ở An Hiệp này, hầu hết những đứa trẻ không cha đều có tình trạng thể chất rất tốt, hiếm thấy chúng ốm đau, đầu trần phơi nắng nghịch ngợm cả ngày rồi thoắt cái lại lao xuống sông tắm, chúng học hành sáng dạ. Khi lớn lên nhanh nhẹn, hoạt bát và xinh đẹp. Người dân nơi đây cũng dành cho lũ trẻ một tình cảm đặc biệt, nhất là thái độc của các bà vợ, nhiều người thừa biết chồng mình đi làm "từ thiện", lúc đầu các bà vợ nhảy "tanh tách như cào cào" nhưng rồi "giận thì giận mà thương thì càng thương", thấy con hàng xóm giống con mình lại cùng lứa, bữa nào có đồ ăn ngon lại sẻ đôi, tối lửa tắt đèn có nhau.
Sau khi sinh con, nỗi cô đơn của các chị vơi đi nhưng cái nghèo lại đầy lên. Cuộc sống của họ chỉ trông vào cây lúa, thêm chút ngô khoai đất bãi. Nhà có nhiều nhân lực còn bữa đói bữa no huống hồ chỉ thui thủi một thân một mình trồng giống cấy, giờ lại thêm một miệng ăn.
Bến Hiệp, nơi kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng chỉ người có sức khỏe tốt mới có thể kham nổi, một ngày đội đá cát cật lực cũng chỉ được khoảng gần hai chục nghìn bạc.
Chiều xuống, gió ngoài bãi sông thổi ù ù vào làng. Con trai của một chị đi học về ngoan ngoãn cúi đầu chào khách. Những đứa trẻ không cha tầm khoảng 10-15 tuổi và nhỏ hơn một chút, trong khi những người mẹ chúng đã bước qua con dốc của cuộc đời. Nỗi buồn, sự khắc khổ hằn sâu trên khuôn mặt sạm đen vì nắng gió của các chị.
Chị Hường thở dài, chị nói nghe não lòng: "Cô cũng là phụ nữ, về nhà có chồng con sum vầy. Cô chẳng thể nào hiểu thấu cảnh cơ cực của chị em tôi đâu?".
Chị em phụ nữ không chồng An Hiệp đều có chung nỗi lo: được sống trong tình mẫu tử bao lâu nữa, khi tài sản chắt bóp dành dụm cả cuộc đời không thể đảm bảo tương lai cho con.
Chẳng may có mệnh hệ gì thì những mái đầu thơ dại kia sẽ có ai đùm bọc. Mặc dù họ nhận được sự chia sẻ của xóm làng nhưng nỗi niềm của những người mẹ xin con như ngọn gió chiều thổi mênh mang hun hút triền đê.
(Theo Sinh Viên Việt Nam) 
Chị Nguyễn Thị Nhan, người "khai sinh" ngôi làng Lòi nổi tiếng ở xứ Nghệ tâm sự rằng: "Chúng tôi rồi sẽ già và ai cũng muốn có cho mình một chỗ dựa lúc cuối đời. Thế là tự thân mỗi người, bằng cách này cách khác, đã đi xin, để kiếm cho mình một đứa con".
Ngày ấy, chuyện như vậy là đi ngược với định kiến xã hội, nhưng chẳng ai lên tiếng oán hờn chị em làng Lòi cả, bởi suy cho cùng, những con người với những cảnh đời bất hạnh và rất đặc biệt này cũng đáng được thông cảm. Nhất là khi, những chị em này là những nữ TNXP, dân quân tự vệ, bộ đội đã không tiếc sự hy sinh tuổi xuân của mình cho Tổ quốc.
Những mong muốn rất con người
Không ai còn nhớ chính xác ngày tháng thành lập ngôi làng này, nhưng đó là thời điểm của những ngày sau 30/4/1975. Chưa kịp hân hoan với niềm vui thống nhất nước nhà, chị em phụ nữ ở xã Viên Thành (Yên Thành - Nghệ An) đã phải lo cho số phận hẩm hiu của mình. Không cam chịu, 30 cô gái có cùng hoàn cảnh đã quyết định rời bỏ chức vị, rời bỏ gia đình ra khai hoang ở một vùng đất mới, và lập nên ngôi làng có tên như bây giờ. Họ sống quần tụ, sớm tối thắp lửa tắt đèn có nhau.
Và rồi, khi thời gian chẳng đợi tuổi, như nghĩ đến phận già cô đơn của mình, họ đã xin có cho mình mỗi người một đứa con để nương tựa khi ốm đau. Tất nhiên, lúc này, việc làm đó đi ngược với định kiến xã hội, nhưng âu đó cũng là điều dễ thông cảm, bởi phàm là con người, ai chẳng khát khao thiên chức được làm mẹ.
Chị Nguyễn Thị Nhan nhớ lại, thời điểm sau chiến tranh, chị Nhan tưởng rằng sẽ được cùng chồng đoàn tụ, cùng với đứa con gái sắp chào đời. Nhưng rồi 1 tháng, 2 tháng sau ngày hòa bình, chồng chị vẫn biệt vô âm tín. Hỏi qua đồng đội của chồng thì được biết, anh ấy đã định cư luôn ở tỉnh Lâm Đồng và có gia đình mới. Nén nỗi đau, chị sinh con trong nỗi cô đơn, tủi hờn. Biết không thể sống mãi với những gièm pha của thiên hạ, chị Nhan quyết định ôm con ra một bãi đất hoang, dựng nhà và tự sinh sống. Sau chị, còn có chị Tuyền, chị Hương, chị Tâm...Tổng cộng là 29 người nữa tiếp bước “khai sinh” lập nên ngôi làng Lòi.
Sau một vài năm, cuộc sống nơi ngôi làng Lòi bắt đầu hình thành, họ sinh sống và sản xuất, những người phụ nữ không ngại cày bừa, lao động nặng nhọc như những trụ cột trong bao gia đình khác. Nhưng khi gánh nặng về kinh tế đã ở lại phía sau lưng, sự cô đơn cũng được vơi dần khi có bóng dáng của những đứa trẻ.
Chị Nhan kể: Năm 1988, chị đã làm liều đề nghị "xin" đứa con, và được một người đàn ông cùng xã chấp nhận. Tất nhiên, chỉ một lần duy nhất mà thôi, chị một mình nỗ lực nuôi con mà không cần bất cứ ai phải san sẻ gánh nặng. Sau lần ấy, chị có thêm đứa con trai và thỏa ước nguyện từ bấy lâu. Không phải chị Nhan, mà hầu như chị em làng Lòi nào cũng vậy. Ngày ấy, hiểu cho thân phận éo le và khát khao rất con người của chị em làng Lòi, mà chẳng ai lên tiếng, hay xì xào bàn tán bất cứ chuyện gì.
Truân chuyên những mảnh đời
Làng lòi hiện nay đã có tên mới là thôn Đội Cung, xã Viên Thành (Yên Thành - Nghệ An). Dân cư đã tập trung đông đúc, những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Người dân ở đây cho biết, làng đang có phong trào đi Tây (xuất khẩu lao động). Tưởng rằng, với sự phát triển của xóm làng, chị em làng Lòi cũng may mắn hưởng lợi và giảm bớt đi phần nào nỗi lo cơm áo. Nhưng trong câu chuyện với chị Nhan và chị Lưu, chúng tôi lại phải nghe những điều hoàn toàn trái ngược.
Chị Nhan bảo, chị phải bán đất, chạy đôn chạy đáo khắp nơi mới kiếm được 120 triệu đồng cho đứa con trai đi xuất khẩu lao động. Nhưng sang làm việc ở Tây Á, chị cũng không biết được con mình sống chết thế nào, bởi thông tin lúc có lúc không, khiến chị ngày đêm thấp thỏm. Hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Hương còn đáng thương hơn nhiều. Chị bị tật nằm một chỗ từ gần chục năm nay, mọi việc trong gia đình do đứa con trai sinh năm 1987 tên là Hồng lo liệu hết. Nhưng bởi làm việc quá sức, năm 2004, Hồng bị chết khi đi bắt rạm trên cánh đồng làng, nguyên nhân sau này được xác định là do say nắng. Chị Hương hiện đang sống trong 2 gian nhà tình nghĩa do xã Viên Thành làm cho, nhưng mọi việc sinh hoạt đều phải nhờ đến bà con chòm xóm.
Hoàn cảnh của chị Xuân cũng thật đáng thương. Chị có 3 người con thì một người chết vì bệnh ung thư, người nữa thì tàn tật, cuộc sống cơ cực, chị Xuân phải bươn chải khắp nơi để lo cho những đứa con tội nghiệp của mình. Hay như chị Tâm, người chỉ có một đứa con duy nhất bỗng dưng mất tích, nay chưa rõ tung tích. Nhiều năm nay, chị Tâm sinh ra lẩn thẩn, suốt ngày gọi tên con.
Theo tìm hiểu của PV, thì gần như chẳng đứa trẻ nào ở làng Lòi học hành đến nơi đến chốn. Lớn lên, đa phần phải bỏ học vì hoàn cảnh oái oăm của gia đình. Gần đây, làng có phong trào đi xuất khẩu lao động, chị em làng Lòi cũng phấn đấu cho con mình xuất ngoại để mong đổi đời. Ngoài chị Nhan, còn có chị Hữu, chị Bình, chị Khang cũng có con đi xuất khẩu lao động, nhưng ở mấy gia đình này, chưa một gia đình nào sung túc nhờ có người đi Tây.
Dù sao đi nữa, như chị Nhan, chị Hương, chị Tâm còn đỡ, vì vẫn có những đứa con để cảm nhận và nếm trải vui  buồn, hạnh phúc, bất hạnh. Còn tình cảnh như bà Bốn, bà Đạt đáng thương hơn nhiều khi phải sống cô đơn, không người nương tựa. Hai người phụ nữ này thuộc số 30 người khai sinh ra làng Lòi. Tâm nguyện kiếm một đứa con nương tựa lúc tuổi già, nhưng bởi nhiều lý do nên đã không được toại nguyện, thành ra phải cô đơn như thế.
Hiện tại, bà Bốn, bà Đạt đang sống trong ngôi nhà tình nghĩa do nhân dân đóng góp xây tặng. Nhưng có lẽ, đáng thương nhất vẫn là chị Lan. Đi bộ đội trở về, chị Lan không lập gia đình, cũng không thể có con, nên phải sống một mình. Tuổi đã cao lại bệnh tật, chị sợ cô đơn nên quay trở về sống với gia đình của người em. Tuy nhiên, do em trai cũng khó khăn, nên chị cũng không biết đường nào mà tính.
Mỗi nhà một cảnh, nhưng bao trùm lên tất cả là sự cô đơn và nỗi đau chỉ biết nén vào trong. Phụ nữ dù có nỗ lực, phi thường đến mấy cũng không thể thay thế hết được công việc và trách nhiệm của người đàn ông. Làng Lòi là cá biệt với rất nhiều nỗi truân chuyên của những con người khổ đau và rất cần sự quan tâm của toàn xã hội.             
Chuyện  buồn nhân thế
Chị Nhan kể: Sau khi thông tin xuất hiện trên truyền thông (khoảng năm 1990), chị em làng Lòi nhận được rất nhiều sự quan tâm chia sẻ của toàn xã hội. Chị em phấn khởi vui vẻ hẳn lên, khi vài ba tháng lại được một đoàn nào đó về động viên, và tặng cho những món quà ý nghĩa. Chị Nguyễn Thị Lưu cho biết: "Đoàn nào về cũng chỉ trao quà cho 30 chị em có công khai sinh làng Lòi (Trong khi, làng bây giờ có rất nhiều hộ mới, họ không thích điều này) và ngay cả chính quyền ở xã cũng có người không thích chuyện đó. Rồi chuyện gì đến sẽ phải đến. Năm 2008, một doanh nghiệp về thăm làng Lòi và tặng cho chị em 100 triệu đồng, nhưng sau đó tuyệt nhiên, chị em làng Lòi không được nhận một xu. Kiện cáo nhiều cũng bằng thừa, xã đem phát đi đâu không ai hay. Hiện nay, con số phụ nữ không chồng ở xã Viên Thành tăng vọt, nên chị em làng Lòi lại bị mang tội là dẫn đường cho một thói hư. Tất cả như mũi dùi chĩa vào chị em làng Lòi, không rõ vì những món quà tài trợ chỉ đến với chị em đầu tiên "khai sinh" làng, hay vì họ là "tội đồ" gây ra họa lớn cho làng xã. Thật buồn vì trong khi chị em làng Lòi đang khốn khổ vật lộn với cuộc sống, thì sự đố kỵ ở đâu đó xung quanh càng tăng thêm nỗi đau cho họ.
Kim Thoa

Những ngôi làng cấm duyên nam nữ:



Chỉ vì một lời nguyền chẳng rõ nguồn gốc mà trai gái 2 làng Vối, Ngụ dù yêu nhau đến "mấy núi cũng leo" lại không thể vượt qua sự bảo thủ của các cụ cao niên trong họ để nên vợ nên chồng.Hai năm trở về trước, đến xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, khách nơi xa chỉ cần vào bất kỳ một quán nước ven đường nào cũng đều được nghe người dân nơi đây thở dài nuối tiếc cho những đôi tình nhân ở 2 làng Vối, Ngụ bị cấm nên duyên vợ chồng chỉ bởi một lời nguyền không nguồn gốc.
Vượt qua lời nguyền, anh Nguyễn Đức Phương đã sánh duyên với người con gái ở làng Ngụ.


Người Nhân Thắng từ đời ông cha truyền lại rằng trai làng Ngụ (thôn Cầu Đào) lấy con gái làng Vối (thôn Cẩm Xá) thì không sao chứ trai làng Vối mà lấy gái làng Ngụ thì không thể hạnh phúc. Bằng chứng nhãn tiền là những đôi trai Vối, gái Ngụ trước đây không nghe lời các cụ, cố ý lấy nhau giờ đều "tan đàn xẻ nghé".


Đã bước vào tuổi bát thập nhưng cụ Nguyễn Xuân Trì ở làng Vối vẫn nhớ như in lời các cụ thân sinh nghiêm khắc dặn dò: "Không được lấy gái làng Ngụ" từ khi còn là gã trai mới lớn. Chẳng biết lời nguyền ác nghiệt đó có từ bao giờ nhưng cụ chẳng dám trái lời cha mẹ và càng tin tưởng vào lời dặn đó hơn khi tận mắt chứng kiến những đôi trai gái vi phạm lời nguyền dẫn đến vỡ mộng uyên ương.


Cụ Trì lý giải sự việc lạ lùng đó bằng một cái tích mang đầy màu sắc truyền kỳ. Từ rất xa xưa, có một chàng trai làng Vối yêu một cô gái làng Ngụ nhưng không thể đến với nhau bởi không môn đăng hộ đối. Mất người yêu, chàng trai đau đớn dồn tất cả sự oán hận vào những vết dao chém vào cột nhà cùng lời nguyền oan nghiệt: "Trai làng Vối và gái làng Ngụ sẽ muôn đời không thể lấy nhau".


Cũng bởi lời nguyền đó mà khi chàng trai làng Vối Nguyễn Đức Phương công khai tình yêu với cô thôn nữ làng Ngụ Trần Thị Thùy đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các cụ cao niên trong họ. Không chỉ trong họ, các cụ trong làng cũng hết lời khuyên bảo, can ngăn để tránh một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Tuy nhiên, Phương vẫn kiên quyết đề nghị bố mẹ chấp thuận cuộc hôn nhân được vun đắp từ tình yêu sâu nặng của mình. May thay, bà Nguyễn Thị Sinh - mẹ đẻ Phương, một giáo viên về hưu, đã không tin vào những lời nguyền thiếu cơ sở khoa học được đồn thổi.


Hóa giải lời nguyền


Nhớ lại giai đoạn cam go đó, bà Sinh chia sẻ: "Tôi làm nghề dạy học, ông nhà tôi là bộ đội phục viên nên chúng tôi không tin vào lời nguyền vô căn cứ như thế. Thấy các con thương yêu nhau là chúng tôi đồng ý cho cưới, dù cũng gặp phải nhiều ý kiến không đồng ý của các cụ trong họ tộc. Tôi nghĩ rằng hạnh phúc của các con là do chúng tự vun đắp nên, sướng hay khổ đều do chúng cả chứ chẳng phải vì một lời nguyền từ xa xưa nào đó. Sau khi gia đình chúng tôi "nổ phát súng đầu" cho con trai lấy vợ làng Ngụ thì có liên tiếp gần chục đôi nữa cũng tổ chức đám cưới và hiện đang sống rất hạnh phúc. Vợ chồng Phương cũng đã có con trai 2 tuổi".Chính nhờ sự dũng cảm của bà Sinh mà gã trai Nguyễn Xuân Tường (SN 1978) ở làng Vối đã lấy được người mình yêu thương là cô Biển bên làng Ngụ. Năm 2008, cuộc tình của Tường ngay lập tức vấp phải sự phản đối gay gắt từ các cụ trong họ và bố mẹ 2 bên. Cả 2 nhà đều rất thương con và họ cụ thể hóa tình thương đó bằng cách cấm tuyệt đối Tường và Biển yêu nhau.



Kiên trì đấu tranh, đặc biệt sau đám cưới của cặp Phương - Thùy, Tường đã một lần nữa "phất cờ khởi nghĩa" và thành công. Năm 2010, Tường và Biển đã được nên duyên vợ chồng và hiện đã có một cặp song sinh đẹp như tranh vẽ. Ngoài Tường ra, người dân làng Vối còn vừa phấn khởi đi ăn cỗ cưới của 2 anh em họ Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Xuân Trung cùng lấy vợ làng Ngụ. Được biết, còn vài chàng trai làng Vối nữa đang hối hả chuẩn bị cau trầu để xây dựng hạnh phúc của mình nơi làng Ngụ.


Lý giải cho việc xuất hiện một lời nguyền vô duyên vô cớ giữa 2 làng, ông Nguyễn Xuân Kỳ - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Cẩm Xá cho biết: "Do có nhiều trục trặc xảy ra với các gia đình chồng Vối, vợ Ngụ nên các cụ mới nghĩ ra lời nguyền đó. Bây giờ thanh niên tiến bộ, không tin vào những gì không có căn cứ nên yêu nhau là phải lấy bằng được nhau. Con trai út của tôi cũng lấy vợ làng Ngụ vào tháng 2.2011, dù các cụ trong họ cũng không thoải mái lắm”. 
Lệ Mật: Làng nghề độc nhất Việt Nam

Từ xa xưa, kho văn hóa ẩm thực Hà thành đã nức tiếng bởi những cốm Vòng, chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì…
Trong kho tàng ấy không thể không nhắc đến làng nuôi rắn Lệ Mật, một trong những ngôi làng có lịch sử lâu đời của đất Kinh kỳ từ thế kỷ XI (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên). Nghề săn bắt, chăn nuôi và chế biến rắn là một nghề độc đáo của Lệ Mật mà ít nơi có được.
Các cụ cao niên làng Lệ Mật nói rằng, nghề nuôi rắn ở đây có từ bao giờ chẳng ai nhớ rõ. Tương truyền vào thời nhà Lý, công chúa con vua Lý Nhân Tông đang dạo chơi trên sông Thiên Đức chợt sóng gió nổi lên, thủy quái xuất hiện, bắt công chúa. Nhà vua thương con, cử nhiều tướng tài đi diệt thủy quái nhưng không ai làm được. Có chàng trai họ Hoàng sống ở làng Trù Mật võ nghệ cao cường lại có tài bơi lội xin vua cho đi. Cuộc chiến đấu sôi sục cả lòng sông, với sự mưu trí, dũng cảm, chàng trai đã diệt được thủy quái. Nhà vua ban thưởng cho chàng trai họ Hoàng quan tước, vàng bạc nhưng chàng không nhận chỉ xin về lập ấp ở phía Tây thành Thăng Long, biến nơi hoang vu thành 13 làng trại trù phú. Sau khi “khai làng lập ấp”, chàng quay về củng cố làng cũ. Sau này, chàng mất, dân làng lập đình thờ chàng, suy tôn là Thành hoàng. Theo gương chàng, dân chúng làng Lệ Mật ngoài việc nhà nông còn phát triển thêm nghề bắt rắn, nuôi rắn và nghề rắn cũng bắt nguồn từ đó.
Thời gian đầu, dân làng Lệ Mật chỉ nuôi rắn để ngâm rượu làm thuốc chữa bệnh, sau này da rắn được làm đồ mỹ nghệ như dây lưng, ví da, giày da… Do có sự giao lưu kinh tế nên rắn Lệ Mật còn trở thành đặc sản của người dân kinh kỳ và thực khách gần xa. Ban đầu chỉ có vài món rất đơn giản như rắn ướp muối tiêu nướng, rắn xào hành tỏi, rắn băm nhỏ xào giòn… ngày nay, các nhà hàng đã phục vụ nhiều món ăn mới hơn, thỏa mãn khẩu vị của thực khách. Hiện ở làng đã có trên 100 hộ với 370 nhà hàng với các món ăn chuyên rắn, mỗi ngày đón trên 500 lượt khách trong và ngoài nước. Lệ Mật được đánh giá là làng rắn nổi tiếng, độc nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Mặc dù quận Long Biên có tốc độ đô thị hóa nhanh song Lệ Mật vẫn giữ được dáng dấp của làng Việt cổ, có mái đình, giếng nước, cây đa, những ngôi nhà kiến trúc cổ, thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
Đón chúng tôi vào đúng ngày làng nghề đón nhận quyết định của UBND TP Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật”, ông Nguyễn Danh Vĩnh, Chủ tịch UBND phường Việt Hưng không giấu nổi niềm vui: Với người dân Lệ Mật, hình tượng con rắn đã trở thành biểu tượng của làng, nghề bắt và nuôi rắn là nghề chính hoặc duy nhất của nhiều gia đình ở đây. Ngọn lửa truyền thống của làng nghề từ thời ông cha xưa đã được gìn giữ cho đến tận hôm nay. Anh Trương Xuân Chu, một trong những người nuôi rắn giỏi ở làng cho biết, cuộc sống đô thị đang len lỏi vào từng con ngõ nhỏ trong làng, nhưng không vì thế mà dân bỏ nghề. Ai cũng mong có thêm tiền để mở rộng quy mô sản xuất, nhưng đây là vấn đề khó khăn.
Ngoài nuôi rắn, người dân ở đây còn làm du lịch sinh thái kết hợp ẩm thực, vừa tạo việc làm cho lao động địa phương vừa để du khách trong và ngoài nước biết đến làng nghề – Chủ nhiệm HTX Kinh doanh dịch vụ, Trưởng ban Quản lý làng nghề Lệ Mật Trương Bá Huân cho biết, để bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề truyền thống, trong những năm tới, Việt Hưng sẽ trở thành phường đô thị đặc biệt với mô hình “làng cổ trong phố”. Phường sẽ tổ chức khảo sát, nghiên cứu mô hình chăn nuôi rắn tập trung tại một số điểm xa khu dân cư; tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi rắn sinh trưởng kết hợp với du lịch sinh thái ẩm thực, hoàn thiện đề án xây dựng tuyến phố ẩm thực làng nghề Lệ Mật với nhiều nhà hàng đặc sản mang bản sắc truyền thống; xây dựng trung tâm giới thiệu làng nghề… để Lệ Mật thêm giàu có.
 Làng ăn sâu bọ ở Tây Nguyên
Đầu mùa mưa, các loại sâu ăn lá không biết từ đâu về “cập bến” Tây Nguyên làm hại mùa màng của dân. Lúc đầu là số sâu đếm trên đầu ngón tay, về sau, sâu sinh sôi nảy nở nhanh chóng và có mặt ở khắp các cành cây, ngọn lá.
Loài sâu muồng được ưa chuộng ở Tây Nguyên. Ảnh: Infornet

Dùng thuốc trừ sâu nhưng tác dụng với loài sâu muồng phá hại cây cối mùa màng, người dân ở một số huyện các tỉnh Tây Nguyên đã nghĩ ra biện pháp "lấy độc trị độc”: bắt  "giặc cây” đem về chế biến thành món ăn.
Ban đầu khi mới ăn sâu, không ít người dân sợ bị bệnh tật vào người nhưng sau này ăn nhiều họ lại trở nên nghiện món ăn quái đản này. Khi rảnh rỗi một số người dân lại cùng những chiếc rổ nhựa, vài cái gậy đi đến các cây muồng bắt sâu đem về ăn. Sâu nhiều đến nỗi đi bắt chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút đã đầy một rổ nhỏ.Sâu được bà con nơi đây chế biến thành nhiều món như: hấp, rán, xào, nướng. (Theo ĐV) 
Ngôi làng thờ cá voi lớn nhất Việt Nam
Một trong số 10 cá Ông (cá voi) lớn nhất thế giới và là cá voi lớn nhất Việt Nam đã dạt vào bờ cách đây tròn 2 thế kỉ. Làng Sa Động, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới (Quảng Bình) tự hào là nơi may mắn được thờ “ngài”.Chúng tôi tìm về làng biển Sa Động, nơi thờ “thần biển” lớn nhất Việt Nam vào dịp làng vừa vinh dự đón nhận quyết định công nhận Lăng cá Ông là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Dẫn chúng tôi ra ngôi đình làng, nơi đã thờ “ngài” từ 200 năm nay, ông Trương Phương Xa (68 tuổi) người trông coi đình cho biết, hiện làng đang thờ 2 đốt sống của cá Ông ở đây. Trong đó, có 1 đốt được khắc ảnh Bác.
Ngôi làng thờ cá voi lớn nhất Việt Nam
Ông Trương Phương Xa, người trông coi đình làng bên những tài liệu, hình ảnh về ngài của làng.


Cánh cửa đình được mở ra, trên bàn thờ trang trọng, bên trong chiếc tủ kính có một đốt sống cá voi được đặt sừng sừng. Xương vẫn còn trắng, sáng.
Theo ông Xa, đốt xương đó là đốt thứ nhất nặng 20kg của ngài.
Nét tạc ảnh Bác trên đốt xương đã bị phai đi chút. Tuy nhiên, hình ảnh rất đẹp, rất tinh tế.
Người khắc ảnh Bác lên đó không ai khác, chính là một người con của làng Sa Động. Ông là Phạm Phi Trường, là họa sĩ, một thời từng làm Phó GĐ Mỹ thuật Bình Trị Thiên.
Ngôi làng thờ cá voi lớn nhất Việt Nam
Bộ xương cá voi của làng Sa Động đang được triển lãm tại Bảo tàng biển Việt Nam tại Đồ Sơn – TP. Hải Phòng.
“Sau khi Bác mất, cả nước tiếc thương vô hạn. Làng Sa Động chúng tôi cũng thế. Để đời đời nhớ Bác, tôn kính Bác dân làng đã họp bàn rồi quyết định khắc hình bác lên ngài để cùng thờ. Sau khi thống nhất, người có tài điêu khắc của làng được chọn chính là ông Trường” - ông Xa kể.


Cũng theo ông Xa, ý nghĩa của việc khắc hình ảnh Bác lên đốt xương của ngài là vì người dân biển quan niệm cá Ông là vị thần cứu giúp họ trên biển, mang lại bình yên, may mắn cho họ.
Còn Bác Hồ là vị anh hùng của dân tộc, người đã cứu cả dân tộc thoát khỏi nô lệ, để có cuộc sống hòa bình, hạnh phúc như hôm nay. Vì thế cả hai đều được làng tôn thờ, ghi ơn.


Cơ duyên “ngài” đến với làng
Theo ông Xa cũng như tài liệu của làng, vào một ngày tháng 4 âm lịch, năm Gia Long thứ 10 (1812), ở vùng biển Nhật Lệ có một cá Ông to lớn trôi dạt vào bờ.
Người dân vạn chài phát hiện tìm mọi cách để kéo “ngài” lên.


Tuy nhiên, “ngài” quá to lớn, để đưa được lên bờ là cả vấn đề. Lúc đó lại đang gió Nam mạnh, mọi người không thể nào kéo được lên.
Bỗng có một người dân chài tên Khóa Thép đã thắp hương cầu: “Ngài linh thiêng thì nổi gió nồm và dâng nước lên cao, để con dân đưa ngài lên chôn cất và thờ phụng ngài”.
Dứt lời, trời bỗng nổi gió nồm (gió Nam), thủy triều dâng cao đẩy ngài vào tận cửa sông Nhật Lệ.
Hình ảnh Bác được khắc trên một đốt sống của cá Ông được thờ tại đình làng Sa Động.
 
Cá Ông sau đó được ngư dân làng Sa Động chôn bên động cát sát bờ sông Nhật Lệ. 10 năm sau họ khơi quật lên rồi xây đình làng, đưa bộ xương ngài về thờ ở đó.
Năm 1967, bom đạn Mĩ đã bắn phá làm hỏng đình làng, nhưng bộ xương của ngài thì vẫn được người dân bảo quản an toàn. Một năm sau đó, “Trung ương” về mượn bộ xương của ngài để triển lãm tại Bảo tàng biển Việt Nam ở Hải Phòng.
Tại đây, chiều dài bộ xương đo được là 20m, thiếu 2 đốt sống. Người ta khẳng định, khi còn sống cá Voi này phải dài 25m, nặng 130 – 150 tấn, là cá voi lớn nhất nước ta, và là tốp 10 cá voi lớn nhất thế giới.


Theo ông Xà, khi “Trung ương” mượn bộ xương ngài, một người dân đã bí mật cất giấu 2 đốt sống của ngài để thờ, vì họ không muốn mất đi vị thần của làng.
Năm 1995, làng quyên góp tiền, xây lại ngôi đình như hiện nay để thờ, với mong muốn “ngài” luôn phù hộ cho họ an toàn, may mắn mỗi chuyến ra khơi.


Theo ông Xa, cũng từ khi người của “Trung ương” về đưa ngài đi, thì người làng bặt vô âm tín, không biết ngài được đưa đi đâu, được bảo quản như thế nào.
Cho đến tháng 8/2010, làng quyết định góp tiền, cử một số người đi tìm tung tích của ngài.


Phải lùng sục khắp các tỉnh ven biển phía Bắc, cuối cùng người làng cũng đã tìm được “ngài” tại Bảo tàng biển ở Đồ Sơn. Vừa mừng, vừa tủi, các bậc cao niên của làng đã chắp tay vái lạy ngài mà chảy nước mắt.
Họ trình bày nguyện vọng của làng là muốn được đưa “ngài” về với làng để thờ nhưng không được chấp nhận.
Ngài đã từng thuộc về làng chúng tôi. Nguyện vọng tha thiết của làng là xin được đưa ngài về để thờ cúng, để tế lễ hàng năm. Nếu nguyện vọng này được chấp nhận thì thật là phúc đức. Còn không thì người làng buồn lắm, ngày nào chưa đưa được ngài về là trong lòng người con làng biển này vẫn thấy trống vắng”, ông Xa chia sẻ.

Theo Trần Văn-Vietnamnet

Những ngôi làng kỳ lạ nhất Thế Giới:

Làng Bàn Cờ(Chess City): Khu Bàn Cờ này ở Elista, Kalmykia, Nga chứ không phải khu Bàn Cờ ở quận 3, Saigon. http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/23466335.jpg Làng Bàn Cờ
Do triệu phú Kirsan Ilyumzhinov của Kalmykia xây dựng theo mô hình làng Olympic ở California như một bàn cờ Tướng khổng lồ nhằm chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma thăm viếng Nga năm 1998, với khu trung tâm hành chính là toà nhà 4 tầng, có trung tâm hội nghị, bể bơi và nhà bảo tàng.  
Làng Do Thái (Jewish Autonomous Oblast) ở Birobidzhan, Nga do Stalin xây dựng ở phía đông Siberia, Birobidzhan với khí hậu bán hoang mạc giá rét khắc nghiệt nhằm cô lập dân Do Thái vào thập niên 1930s.

Chỉ có ít người dân Do Thái sống sót, nay trở thành biểu tượng cho văn hoá Yiddish, với nhiều kỷ niệm khó quên; nổi bật là kiến trúc và truyền thống. 
Làng người lùn(Dwarf Village) ở Côn Minh, TQ với chiều cao trung bình là 1.5m, trong những ngôi nhà hình nấm trên miền núi.
Dwarves found 'theme park' commune to escape bullying
The group has turned itself into a tourist attraction by building mushroom houses Photo: CEN









































Làng rác (Garbage City) ở Manshiyat Naser, Ai Cập
Rác tràn ngập từ cửa nhà chung cư ra khắp phố, cao đến mấy tầng, nằm ngay ngoại ô thủ đô Cairo trong khu nghèo và nguy hiểm với nhiều tội ác khi người dân ở đây kiếm sống từ rác (80-90% nguồn thu nhập từ rác !). Sống 1 ngày ở khu này toung đương với hút 20 điếu thuốc/ngày khi mức độ ô nhiễm và tội ác hết sức kinh khủng.






Chiêm ngưỡng ngôi làng đẹp nhất Nhật Bản
Phong cách kiến trúc “gassho” thể hiện ở những ngôi nhà có mái tam giác, được cho là hai bàn tay đang cầu nguyện, với cấu trúc nhiều tầng. Tầng 3 và tầng 4 là nơi người nông dân Nhật Bản nuôi tằm, ngay cả trong mùa đông khắc nghiệt.


Ngôi làng nơi chim trời không dám bay qua 
(Zing) - Mang cái tên có ý nghĩa mùa xuân ấm áp, nhưng Oymyakon lại lạnh tới mức các loài chim đóng băng đến chết khi bay ngang nơi này trong chuyến di trú.
Trong ngôn ngữ địa phương Oymyakon có nghĩa là “Nước không đóng băng” vì có sự hiện diện của một con suối nước nóng gần làng luôn giữ cho nước không bị đóng băng.
Oymyakon là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía đông bắc Nga, thuộc cộng hòa Sakha (Yakutia), được xem là một trong những nơi lạnh nhất trái đất có đông dân cư sinh sống. Trong khi tên ngôi làng mang ý nghĩa mùa xuân ấm áp thì khí hậu nơi đây lại ngược với thực tế, với nhiệt độ mùa đông trung bình là -45 độ C và một kỉ lục -71,2 độ C, được ghi nhận là nhiệt độ xuống thấp nhất thế giới.
Ngôi làng là nơi sinh sống của 800 người, chỉ có một cửa hàng bách hóa, một trường học hoạt động và chỉ đóng cửa khi nhiệt độ chìm xuống -52 độ C. Gần đây, tại ngôi làng mọc lên thêm một khách sạn nữa nhưng không có nước nóng và nhà vệ sinh lại xây bên ngoài, mặt đất vĩnh viễn đóng băng.
Hầu hết những ngôi nhà ở Oymyakon vẫn đốt than đá và gỗ để sưởi ấm, người dân sử dụng một vài phương tiện liên lạc hiện đại như điện thoại di động nhưng không có trung tâm bảo hành và bán các thiết bị điện tử ở Oymyakon. Ngay khi đã mở trung tâm thì cũng không sử dụng được lâu, vì nó sẽ ngưng làm việc khi nhiệt độ xuống thấp và đóng băng. Loại quần áo giữ ấm hữu hiệu nhất là da lông thú.
Không có cây trồng gì có thể phát triển được ở đây, vì vậy, thức ăn chủ yếu của tất cả mọi người là thịt tuần lộc và ngựa. Vào mùa đông, cuộc sống hằng ngày của người dân là câu cá trên sông băng rồi treo xung quanh cửa nhà.
Nhiệt độ vào mùa đông và mùa hè ở đây có sự khác biệt lớn, từng có kỷ lục chênh lệch giữa hai mùa lên tới 109,2 độ C. Nhiệt độ trung bình mỗi năm vào mùa hè là 9 độ C. Một mùa hè ngắn ngủi cũng đủ cho người dân trồng trọt, nhưng phần lớn người dân ở đây không ăn trái cây hay rau, thay vào đó, họ bổ sung vi chất bằng sữa động vật.
Cuộc sống ở Oymykon rất khó khăn bởi mọi thứ đều đóng băng. Pin cạn rất nhanh, kim loại dính vào da. Ô tô không thể khởi động khi bộ đánh lửa bên dưới các thùng nhiên liệu bị đóng băng. Nhà máy điện, than đốt không thể cung cấp thường xuyên cho người dân.
Một vấn đề khó khăn khác nữa là việc mai táng người chết trong băng giá. Phải mất 2 hoặc 3 ngày để đào xong một cái huyệt trong lòng đất đông lạnh. Để đào huyệt, người ta phải thắp sáng khu vực này một vài giờ trước khi đào để làm tan băng. Đào đến đâu, người ta đổ than nóng đến đó. Quá trình này được lặp đi lặp lại trong nhiều ngày cho đến khi huyệt đủ sâu để chôn quan tài.
Không có nhiều việc làm ở Oymyakon, nhưng điều đó không ngăn cản các công ty du lịch cung cấp tour đến ngôi làng vào giữa mùa đông. Khách du lịch cũng hăng hái tham gia vào cuộc hành trình khám phá cuộc sống nơi đây, đơn giản là để trải nghiệm cảm giác lạnh giá. Các công ty du lịch cũng đưa vào nhiều hoạt động giải trí thú vị cho du khách như câu cá trên sông băng, những tour du lịch đến các trang trại địa phương, viếng thăm các bảo tàng và nhất là ngâm mình trong con suối nước nóng gần ngôi làng Oymyakon khi nhiệt độ không khí bên ngoài là -50 độ C.
Những hình ảnh xung quanh ngôi làng băng giá:
Nhiệt kế chỉ -55 độ C.
Tuần lộc và ngựa là thức ăn chủ yếu của cư dân tại Okymyakon.
Chiếc ô tô cũ bị nhấn chìm trong tuyết.
Người dân đang đun nước đóng băng.
Quần áo, chăn màn bao phủ đầy tuyết.
Tuệ Tâm - Theo Infornet
Battleship Island
Hashima Island, Japan
At one time the world’s most densely populated location, this artificial island off the Japanese coast whose high sea walls make it look like a huge battleship is now possibly the world’s largest ghost town. Originally founded as a coal-mining facility by Japanese giant Mitsubishi, it contained casinos, cinemas and scores of people until the mine’s closure in 1974, whereupon it was swiftly abandoned. The walled island was recently reopened to curious tourists drawn to the eerie silhouette it casts on the Nagasaki horizon.





White Man In A Hole
Coober Pedy, Australia
Though commonly known as the opal capital of the world, Coober Pedy (an anglicised version of the Aboriginal words 'kupa piti' or 'white man in a hole') is perhaps more remarkable in that the majority of its 3,500-strong population live underground in refurbished mines. This cavernous community was built by miners sheltering from harsh daytime temperatures, and now includes an underground church, museums, potteries, shops, an art gallery and a hotel; residents emerge at night to play golf on grassless courses using illuminated balls.





Modern Ghost Town
Kangbashi, Ordos, China
This gleaming, over-designed new district of a rich Inner Mongolian coal-mining city has earned itself the name 'China’s modern ghost town' due to the fact that its intended population has – for the most part – yet to arrive. Though built to attract residents from the Ordos old town, the only inhabitants to grace its abstract landscape so far have been construction workers, and its extensive infrastructure remains practically unused. Still, the construction continues...





Federation of Damanhur
Italy
Boasting extravagant underground temples constructed by a neopagan commune nestled in the foothills of the Alps, The Federation of Damanhur's 'Temples of Humankind' have been dubbed by the Italian government 'the Eighth Wonder of the World.' Secretly constructed by former insurance broker Oberto “Falco” Airaudi based on his own childhood visions, the community also now has its own university, currency and award-winning eco homes, and is famed for its time-travel experiments.





Thames Town
Songjiang, China
Commonly referred to as 'Thames Town', this picturesque Shanghai satellite has been built to resemble Middle England as closely as possible in the hope of attracting Chinese homebuyers, and features exquisite Georgian terraces, quaint village greens and winding cobbled lanes. It’s not the only themed community planned by local authorities; neighbouring towns based on Italy and Barcelona are already in development, as well as an 'auto-town' boasting a Formula 1 track and BMW plant.





The Villages
Florida, USA
This surreal suburban utopia has been dubbed the world’s first age-segregated community; not only does it refuse residence to anyone aged under 19, but it also insists that each household contain at least one person over the age of 55. It's designed as a haven for active retirees, and Villagers can enjoy a range of tailored activities, tune into a local radio station that only plays ‘oldies’, and get around on the community's preferred mode of transport - souped-up golf carts.
Làng giàu nhất Trung Quốc 
Ngôi làng với cái tên Huaxi thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc nằm ngoài tưởng tượng của bất cứ ai bởi sự giàu có và thịnh vượng.
Đi lên từ ngôi làng thuần nông lạc hậu với dân số 328.700 người, giờ đây, mọi người dân của Huaxi đều được hưởng các dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí, và sở hữu những ngôi nhà đắt tiền.
Với 7 ngày làm việc một tuần, nên người dân Huaxi không có thời gian đi du lịch. Vì vậy, ông Bao đã mang cả thế giới đến Huaxi bằng cách xây dựng công viên World Park.
Với 7 ngày làm việc một tuần, nên người dân Huaxi không có thời gian đi du lịch. Vì vậy, ông Bao đã mang cả thế giới đến Huaxi bằng cách xây dựng công viên World Park.
Tại đây có rất nhiều các di tích mang tính biểu thượng của Trung Quốc như Tử Cấm Thành …
Tại đây có rất nhiều các di tích mang tính biểu thượng của Trung Quốc như Tử Cấm Thành …
và Vạn Lý Trường Thành.
và Vạn Lý Trường Thành.
Ngoài ra, World Park còn có cả bản sao của Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) của Pháp hay Sydney Opera House của Australia.
Ngoài ra, World Park còn có cả bản sao của Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) của Pháp hay Sydney Opera House của Australia.
Nhà Trắng, Capitol và tượng Nữ thần Tự do của Mỹ cũng có mặt tại đây.
Nhà Trắng và tượng Nữ thần Tự do của Mỹ cũng có mặt tại đây.
Hiện nay, công trình cao ốc này đang trong giai đoạn hoàn thành. Đây sẽ là tòa nhà cao thứ 15 trên thế giới.
Hiện nay, một tòa nhà dự kiến cao thứ 15 thế giới đang trong giai đoạn hoàn thành.
Nội thất bên trong tòa nhà nổi bật với hình ảnh những ngọn đuốc rực rỡ.
Nội thất bên trong tòa nhà nổi bật với hình ảnh những ngọn đuốc rực rỡ.
Từ tòa nhà, người ta có thể thấy được toàn cảnh của Xinhua.
Từ tòa nhà, người ta có thể thấy được toàn cảnh của Huaxi
Ban đêm, Xinhua rực rỡ trong ánh đèn giống như một cây thông Noel.
Ban đêm, Huaxi rực rỡ trong ánh đèn điện giống như những cây thông Noel.
Nơi đây còn có cả một “Công viên Thế giới” (World Park) với bản sao của các biểu tượng nổi tiếng của thế giới từ Tượng nữ thần tự do của Mỹ cho đến Khải hoàn môn (Arc de Triomphe) của Pháp. Đây cũng là nơi tòa nhà cao thứ 15 trên thế giới đang trong giai đoạn hoàn thành.
Và tất nhiên, cuộc sống giàu có tại ngôi làng này cũng có cái giá của nó. Người dân ở đây phải làm việc cả tuần, và thường là trong các nhà máy công nghiệp. Nếu họ bỏ việc, họ sẽ mất tất cả.
Dưới đây là những hình ảnh về cuộc sống xa hoa của ngôi làng Huaxi được nhiếp ảnh gia Bert van Dijk chụp:
Huaxi nổi tiếng với mức sống ngoài sức tưởng tượng dành cho một ngôi làng ở nông thôn Trung Quốc. Trên các con đường của Huaxi người ta đã quen thuộc với hình ảnh của những chiếc BMW, Cadillac và Mercedes nhập khẩu.
Huaxi nổi tiếng với mức sống ngoài sức tưởng tượng dành cho một ngôi làng ở nông thôn Trung Quốc. Trên các con đường của Huaxi người ta đã quen thuộc với hình ảnh của những chiếc BMW, Cadillac và Mercedes nhập khẩu.
Mỗi ngôi nhà tại đây đều có giá ít nhất 250.000 USD.
Mỗi ngôi nhà tại đây đều có giá ít nhất 250.000 USD.
Mỗi công dân trưởng thành đều được hưởng một ngôi nhà miễn phí. Đây là tòa chung cư xa hoa nhìn ra bờ sông.
Mỗi công dân trưởng thành đều được hưởng một ngôi nhà miễn phí. Đây là tòa chung cư xa hoa nhìn ra bờ sông.
Mặt trái của Huaxi là tất cả cư dân tại đây đều phải làm việc cả tuần, và thường là tại các nhà máy thép công nghệ cao và nhà máy dệt.
Mặt trái của Huaxi là tất cả cư dân tại đây đều phải làm việc cả tuần, và thường là tại các nhà máy thép công nghệ cao và nhà máy dệt.
Làng Huaxi là đứa con tinh thần của Wu Ren Bao, hơn 80 tuổi, từng là trưởng thôn của Huaxi, người đã đưa ngôi làng thuần nông buồn tẻ này trở thành một thành phố thịnh vượng, còn được vinh danh là “làng tỷ phú”.
Làng Huaxi là đứa con tinh thần của Wu Ren Bao, hơn 80 tuổi, từng là trưởng thôn của Huaxi, người đã đưa ngôi làng thuần nông buồn tẻ này trở thành một thành phố thịnh vượng, còn được vinh danh là “làng tỷ phú”.
Đây là hình ảnh tuyên truyền cho ông Bao, người đã có ý tưởng đưa làng Huaxi lên sàn chứng khoán.
Đây là hình ảnh tuyên truyền cho ông Bao, người đã có ý tưởng đưa làng Huaxi lên sàn chứng khoán.
Tại làng Huaxi, người ta không còn canh tác nông nghiệp theo hình thức truyền thống mà đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
Tại làng Huaxi, người ta không còn canh tác nông nghiệp theo hình thức truyền thống mà đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
Để đảm bảo cho cư dân của Huaxi không bị ướt mỗi khi trời mưa, ông Bao cho xây dựng một hệ thống đường đi xung quanh làng.
Để đảm bảo cho cư dân của Huaxi không bị ướt mỗi khi trời mưa, ông Bao cho xây dựng một hệ thống đường đi xung quanh làng.
Các cửa hàng tại đây cũng được trang trí hết sức ấn tượng.
Các cửa hàng tại đây cũng được trang trí hết sức ấn tượng.

1 comment:

  1. Đúng là toàn cái lạng lạ thật, mỗi cái mỗi kiểu, mỗi cái mỗi đặc trưng riêng :)

    ReplyDelete