Monday, June 11, 2012

Những đường hầm nổi tiếng thế giới

Đường hầm luôn được coi là đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng, chúng đưa con người xuyên qua lòng biển hay những dãy núi cao ngất, biến mơ ước của chúng ta thành hiện thực.
Những đường hầm dưới đây nổi tiếng không chỉ bởi các yếu tố lịch sử, quy mô mà còn vì những mục đích sử dụng đặc biệt, được đánh giá cao trên thế giới.
Đường hầm qua eo biển Manche
Đường hầm qua eo biển Manche. Ảnh:
Đường hầm qua eo biển Manche. Ảnh: paul-andreu.com.
Nằm bên dưới eo biển Manche, đây là đường hầm đường sắt dài thứ hai thế giới với tổng chiều dài 50,5 km (sau đường hầm Seikan của Nhật Bản). Nó cũng là tuyến đường hầm có tổng chiều dài phần chìm dưới biển lớn nhất thế giới (37,9 km). Điểm thấp nhất tại hầm có độ sâu 75 m. Được xây dựng vào năm 1988 và hoàn thành vào năm 1994, đường hầm qua eo biển Manche là cầu nối hai nước Anh và Pháp. Điểm khởi đầu là Folkestone, Kent của Anh và điểm kết thúc là ở Coquelles, Pas-de-Calais, Pháp. Sử dụng Eurostar là cách nhanh nhất để đi từ Anh sang Pháp. Hành khách chỉ mất vỏn vẹn 20 phút!
Đường hầm Seikan của Nhật Bản
Đường ray trong đường hầm Seikan. Ảnh:
Đường ray trong đường hầm Seikan. Ảnh: bing.com.
Đây là hầm đường sắt dài nhất thế giới với tổng chiều dài 53,85 km, trong đó phần chìm dưới biển có chiều dài 23,3 km. Nó nằm bên dưới eo biển Tsugaru nối liền hai đảo Honshu và Hokkaido - một phần của tuyến Kaikyo thuộc công ty đường sắt Hokkaido.
Hầm được xây dựng năm 1971 và hoàn thành năm 1988, thuộc sở hữu của Cục Công nghệ, Vận tải và Kỹ thuật đường sắt Nhật Bản và chịu sự điều hành của công ty đường sắt Hokkaido. Ban đầu, hầm chỉ có các rãnh đường ray hẹp. Nhưng sau khi dự án Hokkaido Shinkansen được khởi công vào năm 2005, nó đã được trang bị các rãnh kép và nối với hệ thống Shinkansen. Hầm có 52 km đường ray liên tục với hai nhà ga đầu tiên trên thế giới được xây dựng dưới biển.
Hiện nay, mặc dù đây là tuyến đường hầm giao thông dài nhất thế giới, nhưng sự phát triển của các phương tiện hàng không tốc độ cao và giá rẻ đã khiến hoạt động của hầm chỉ ở mức tương đối. Đến năm 2018, khi tuyến đường hầm Gotthard ở Thụy Sĩ hoàn thành, Seikan cũng sẽ không còn là hầm đường sắt dài nhất thế giới nữa.
Đường hầm Gotthard
Một phần bên trong đường hầm Gotthard. Ảnh:
Một phần bên trong đường hầm Gotthard. Ảnh: hochtief-construction.com.
Dù vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng, hầm Gotthard đã thu hút sự chú ý của cả thế giới. Được xây dựng ở Thụy Sĩ với tổng chiều dài lên tới 57 km, đây sẽ là hầm đường sắt dài nhất thế giới khi nó được hoàn thành vào năm 2018. Nhưng điều đặc biệt hơn là đường hầm này được đào xuyên qua dãy Alps -vốn được coi là rào cản giữa Bắc Âu và Nam Âu. Người ta sẽ xây một tuyến đường ray cao tốc nối liền thành phố Zurich của Thụy Sĩ và Milan của Italy. Toàn bộ tuyến này sẽ nằm trên cùng độ cao 500 m so với mực nước biển, cho phép tàu hoả đạt đến tốc độ 240 km/h, rút ngắn thời gian di chuyển từ Zurich đến Milan chỉ còn 2,5 giờ.
Đây là một công trình quy mô lớn với những con số khổng lồ: hơn 2.000 người làm việc 24h/ngày, 365 ngày/năm, chi phí tăng vọt từ 8 tỷ USD theo dự kiến ban đầu lên 15 tỷ USD và có lẽ phải đến năm 2018 mới hoàn thành.
Hệ thống đường hầm ma túy ở biên giới Mỹ - Mexico
Ảnh: AP.
Các cơ quan chức năng phát hiện hệ thống đường phục vụ mục đích buôn lậu ma túy qua biên giới Mỹ - Mexico vào cuối năm 2001. Đường hầm khiến tất cả những người tham quan cảm thấy bất ngờ về quy mô cũng như độ tinh vi của nó. Đường hầm được ngụy trang đằng sau các lò sưởi, nhà vệ sinh,…và được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, cung cấp nước, thông gió cũng như thang máy. Cả trần và tường bao đều được bao bọc bởi gỗ.
Đường hầm qua vịnh Tokyo
Bắt đầu được xây dựng từ năm 1989 và hoàn thành vào năm 1997 với tổng chiều dài 15,1 km, đường hầm qua vịnh Tokyo được coi là đường hầm dưới biển dài nhất thế giới tại thời điểm đó. Đây là một công trình phức hợp gồm 9,5 km hầm, 4,4 km cầu và hai đảo nhân tạo. Độ sâu của đường hầm chỗ thấp nhất là 60 m. Công trình này được xây dựng để nối hai thành phố Kisazaru và Kawasaki của Nhật Bản. Trước đây, để di chuyển giữa hai thành phố này, người ta phải đi 100 km dọc theo vịnh Tokyo hoặc đi phà mất một giờ đồng hồ, nhưng nay chỉ cần 15 phút qua hầm. Điểm thú vị ở đây là trên hai hòn đảo nhân tạo có cả một bãi đỗ xe rộng lớn và khu nghỉ ngơi dành cho các du khách tham quan vịnh.
Cầu và hầm chìm trên vịnh Chesapeake, Mỹ
Cầu cao, cầu thấp và phần hầm chìm của hệ thống ở vịnh Chesapeake, nhìn từ trên cao. Ảnh: cbbt.com
Đường hầm này được hoàn thành vào năm 1964 với tổng chi phí là 2 triệu USD, nối vùng đông nam Virginia với bán đảo Delmarva. Toàn bộ công trình phức hợp gồm hai cầu cao, hai cầu thấp và hai hầm song song dài 28 km, phần lớn nổi ở trên mặt nước nhờ 5.000 trụ cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo giao thông đường thủy, một phần công trình được dìm xuống nước, tạo thành đường hầm dài hơn 3 km.
Công trình còn có các đảo nhân tạo nhằm neo hai đường hầm. Trên đảo có các nhà nghỉ, quầy lưu niệm và chỗ đỗ xe để cho mọi người thư giãn và ngắm cảnh. Hệ thống cầu và hầm được coi như là “thành tựu xây dựng xuất sắc nhất nước Mỹ” năm 1965 và từng được chọn là “Một trong bảy kỳ quan xây dựng của thế giới hiện đại".  Hà Thu(VNExpress) 
Những đường hầm dài nhất thế giới
Du lịch qua các đường hầm luôn là một điều thú vị, chúng ta có thể chiêm ngưỡng những hình ảnh, ánh sáng khác lạ, đặc biệt có thể cảm nhận được những tiếng ồn của động cơ hoà quyện âm vang của đường hầm hết sức lạ tai.

1. Đường hầm cơ sở Gotthard
 
Đây là đường hầm được xây dựng lớn nhất trong lịch sử châu Âu, với chiều dài dự kiến 57km. Nếu thành công, đường hầm này sẽ trở thành hầm đường sắt dài nhất trên thế giới. Đường hầm này được xây dựng ở Thụy Sĩ xuyên qua dãy Alps, vốn được coi là rào cản giữa Bắc Âu và Nam Âu. Người ta sẽ xây một tuyến đường ray cao tốc nối liền thành phố Zurich của Thụy Sĩ và Milan của Italy.
Toàn bộ tuyến này sẽ nằm trên cùng độ cao 500 m so với mực nước biển, bảo đảm cho tàu hoả đạt đến tốc độ 240 km/h, rút ngắn thời gian di chuyển từ Zurich đến Milan chỉ còn 2,5 giờ. Đường hầm này còn nổi tiếng với khoản chi phí tăng vọt từ 8 tỷ USD theo dự kiến ban đầu lên 15 tỷ USD. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2015.

2. Đường hầm Seikan của Nhật Bản
 
Đường hầm Seikan là hầm đường sắt dài nhất thế giới với tổng chiều dài 53,85 km, trong đó phần chìm dưới biển có chiều dài 23,3 km. Nó nằm bên dưới eo biển Tsugaru nối liền hai đảo Honshu và Hokkaido - một phần của tuyến Kaikyo thuộc công ty đường sắt Hokkaido.
Hầm được xây dựng năm 1971 và bắt đầu khánh thành vào ngày 13/3/1988, thuộc sở hữu của Cục Công nghệ, Vận tải và Kỹ thuật đường sắt Nhật Bản và chịu sự điều hành của công ty đường sắt Hokkaido. Ban đầu, hầm chỉ có các rãnh đường ray hẹp. Nhưng sau khi dự án Hokkaido Shinkansen được khởi công vào năm 2005, nó đã được trang bị các rãnh kép và nối với hệ thống Shinkansen. Hầm có 52 km đường ray liên tục với hai nhà ga đầu tiên trên thế giới được xây dựng dưới biển. Hiện nay, đường hầm Seikan là đường hầm dài nhất Nhật Bản.

3. Đường hầm Channel
 
Đường hầm Channel có chiều dài 49,94km, được xây dựng dưới La-Manche giữa Folkstounom (Kent, Anh) và Calais (Pháp). Mặc dù, thực tế tổng chiều dài của Channel không bằng đường hầm Seikan nhưng phần chìm dưới biển (gần 39km) dài hơn phần chìm dưới biển của hầm đường sắt Seikan 14,7km. Đường hầm này chính thức khánh thành vào năm 1994.

4. Đường hầm Lotschberg
 
Đây là đường hầm bộ dài nhất của tuyến Bern – Milan tại Thuỵ Sĩ. Tổng chiều dài của nó là 34,70km. đường hầm này nối liền khu vực Bern và Interlaken với các khu vực Brrig, Zermatt. Đường hầm này còn khá trẻ, được hoàn thành vào năm 2006 và chính thức khai trương vào năm 2007. Nhờ đường hầm này, Thuỵ sĩ đã giảm tải đáng kể giao thông trong các khu vực.

5. Đường hầm Guadarrama


Hầm đường sắt được xây dựng ại Tây Ban Nha, nối tuyến đường cao tốc giữa Madrid và Valladolid. Đường hầm được chính thức khai trương vào tháng 12/2007. Với chiều dài 28,37 km, Guadarrama là đường hầm dài nhất tại Tây Ban Nha.

6. Đường hầm Iwate-Ichinohe
 
Đây là hầm đường sắt ngầm với chiều dài 25,81km, nối liền Tokyo và Aomori của Nhật Bản. Đường hầm được chính thức khai trương vào năm 2002.

7. Đường hầm Hakkoda
 
Hakkoda là đường hầm trên bộ dài nhất tại Nhật Bản với chiều dài không quá khiêm tốn 26,5km.

8. Đường hầm Laerdalsky
 
Đường hầm Laerdalsky ở Na Uy là đường ôtô dài nhất trên thế giới, chiều dài toàn bộ 24,5km, nằm ở hạt Sogn og Fjordane. Nó nối liền giữa Lerdahl và Eurlann, chính thức khai trương vào năm 2000.

9. Đường hầm Daishimizu
 
Hầm đường sắt với chiều dài 22,20km, được xây dựng tại Nhật Bản nối liền Niigata và Tokio. Trong thời gian xây dựng đường hầm gặp một tai nạn không may, xuất hiện cháy và khói lớn cướp đi sinh mạng của 16 công nhân xây dựng.

10. Đường hầm Wushaoling
 
Đường hầm được xây dựng tại tỉnh Cam Túc tây bắc Trung Quốc. Đây là hầm đường sắt dài nhất Trung Quốc với chiều dài 21,05km.

 "Điểm mặt" 4 đường hầm đặc biệt nhất hành tinh
Đường hầm (hay hầm chui) quả thực là loại công trình đặc biệt của ngành Kỹ thuật Xây dựng. Nhờ sự xuất hiện của đường hầm, con người có thể an tâm di chuyển bằng đường bộ mà không phải bận tâm đến điều kiện thời tiết xấu cũng như địa hình khó khăn, hiểm trở.

Hôm nay, hãy cùng chúng tớ điểm danh 4 đường hầm nổi tiếng thế giới nhờ quy mô hoành tráng cùng thiết kế độc đáo nhé!

1. Đường hầm Channel (nối liền Anh và Pháp)

Tính đến thời điểm tháng 12/2010, đường hầm Channel là đường hầm dưới nước dài nhất trên thế giới. Ngoài phần trên mặt đất dành cho các phương tiện giao thông thông thường, đường hầm còn nổi tiếng nhờ phần nằm dưới mặt nước dài 38km, bao gồm ba đường hầm nhỏ hơn nối liền giữa Anh và Pháp.

Kế hoạch xây dựng đường hầm Channel bắt đầu năm 1802. Nhưng thực tế, công trình này chỉ được khởi công từ năm 1987 và kéo dài cho đến khi đường hầm mở cửa năm 1994. Đường hầm Channel được xem là một trong những đóng góp to lớn cho ngành Kỹ thuật Xây dựng do những khó khăn và thử thách gặp phải trong suốt quá trình hoàn thành.

Hiện nay, đường hầm Channel là điểm đi qua của rất nhiều đoàn tàu chạy liên thông giữa Anh và Pháp.

2. Đường hầm Seikan (Nhật Bản)

Đường hầm Seikan nằm bên dưới eo biển Tsugaru, nối liền hai đảo Honshu và Hokkaido của Nhật Bản. Đường hầm này được xây dựng để tránh giảm thiểu các tai họa xảy ra khi di chuyển bằng tàu bè trên eo biển Tsugaru do thời tiết khắc nghiệt. Trong lịch sử, một trong những tai họa đường biển thảm khốc nhất nước Nhật đã xảy ra vào năm 1954, cướp đi mạng sống của 1.430 người.


Việc xây dựng đường hầm Seikan gặp rất nhiều khó khăn do cấu tạo đặc biệt của loại đá nằm dưới eo biển. Trong khoảng thời gian đầu, các công nhân không thể sử dụng máy khoan để thông đường. Tuy vậy, dưới nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban quản lý và các đội công nhân, đường hầm này cuối cùng cũng được hoàn thành vào năm 1988 với tổng chi phí lên đến 7 tỷ USD (tương đương 146 nghìn tỷ VNĐ).

Ngày nay, đường hầm Seikan được sử dụng làm đường hầm tàu hỏa.

3. Đường hầm Laerdahl (Na Uy)

Đường hầm Laerdahl của Nauy được coi là đường hầm dành cho ô tô dài nhất trên thế giới với tổng chiều dài 24,5km, nằm ở hạt Sogn og Fjordane. Laerdahl được xây dựng với mục đích nối liền các thành phố Oslo, Bergen, Laerdahl và Eurlann.



Không chỉ là đường hầm dành cho ô tô dài nhất thế giới, Laerdahl còn nổi tiếng với hệ thống đèn rất đẹp của mình.

Dự án chính thức khai trương năm 2000, giúp việc di chuyển trên tuyến đường này trở nên hết sức dễ dàng, xóa bỏ được những khó khăn về địa hình do núi và hệ thống sông ngòi chằng chịt phía Tây Na Uy gây ra.



Vì tầm quan trọng của mình nên ngay khi đường hầm có dấu hiệu rạn nứt sau một thời gian sử dụng do kết cấu đá không đủ vững, chính phủ Na Uy lập tức đã có biện pháp gia cố để đảm bảo an toàn cho người dân.
4. Đường hầm Thủ Thiêm (Việt Nam)

Và dĩ nhiên, chúng ta không thể quên đường hầm Thủ Thiêm, công trình vượt sông đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Sau hơn 6 năm thi công, theo kế hoạch, hầm Thủ Thiêm sẽ bắt đầu thông xe từ ngày 20/11 tới đây.

Dự án đường hầm Thủ Thiêm nằm trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhằm xóa mờ khoảng cách giữa khu đô thị và vùng ngoại ô. Đây là một trong những công trình trọng điểm, sử dụng công nghệ hiện đại, yêu cầu kỹ thuật cao trong quá trình xây dựng. 


Đường hầm có tổng chiều dài 1,49km, rộng 33m, gồm ba đoạn: 585m hầm dẫn từ phía bờ Quận 1, 535m hầm dẫn phía bờ Quận 2 và 370m hầm chìm dưới đáy sông Sài Gòn. Bên trong đường hầm được thiết kế 2 đường xe chạy riêng biệt, ngược chiều nhau. Mỗi đường có 3 làn xe. 

Bên cạnh đó, hầm Thủ Thiêm còn có 2 lối thoát nạn nằm dọc 2 bên hông, được ngăn cách với phần đường cho xe lưu thông bởi tường bê tông dày 0,5m. Sau khi thông xe, đường hầm Thủ Thiêm sẽ cho ô tô lưu thông 24/24 với tốc độ tối đa 60km/giờ. Những loại phương tiện như xe máy (tốc độ tối đa 40km/giờ) và xe trọng tải lớn chỉ được lưu thông theo giờ quy định.
Những cuộc vượt ngục bằng đường hầm nổi tiếng
Cuộc đào thoát vĩ đại
Trong Thế chiến thứ hai, hàng trăm tù binh đồng minh đã bị giam giữ tại trại Stalag Luft III của phát xít Đức. Địa điểm này vốn được người Đức gia cố vững chắc nhằm ngăn ngừa các cuộc vượt ngục. Thậm chí, họ còn gắn các địa chấn kế dưới đất để phát hiện tiếng động của việc đào hầm.

 Một cảnh trong phim Cuộc đào thoát vĩ đại - Ảnh: The Guardian
Tuy nhiên, một nhóm tù binh đã tổ chức vượt ngục thông qua 3 đường hầm phức tạp được đặt tên là Tom, Dick và Harry. Kế hoạch này xuất phát từ ý tưởng của Roger Bushell, một phi công của Không quân Hoàng gia Anh. Xét đến những gì mà các tù nhân có trong tay, đường hầm ở độ sâu 9m do họ tạo ra có thể xem là một kỳ công. Trong đường hầm có cả ánh sáng điện và hệ thống thông gió.
Các tù binh đã tạo ra dụng cụ từ các hộp thức ăn và sử dụng gỗ từ giường ngủ để chống vách đường hầm. Để giấu đống đất đá thừa ra trong lúc đào hầm, họ mang nó trong quần lót và rắc xung quanh sân nhà tù một cách kín đáo nhất có thể.
Vào ngày 24.3.1944, 76 tù binh đã chui qua đường hầm Harry để thoát ra ngoài. Tuy nhiên, chỉ có 3 người tìm được tự do. 50 người khác đã bị bắn chết theo lệnh của Hitler sau khi bị bắt trở lại. Những người còn lại bị gửi đến một trại tập trung. Câu chuyện của họ sau này được kể lại trong một bộ phim của Hollywood có tên Cuộc đào thoát vĩ đại.
Con ngựa gỗ
Trong một cuộc đào thoát khác cũng ở trại Stalag Luft III, 3 tù binh đã thực hiện một kế hoạch tài tình khi đào đường hầm ngay trước mũi của lính canh.

 Một đầu đường hầm ở nhà tù Kandahar, nơi các tù nhân Taliban trốn thoát trong đêm 24.4 - Ảnh: Reuters
Khu lều giam của họ cách khá xa bờ rào quanh khu trại. Tuy nhiên, các tù binh đã lấy vật liệu từ các kiện hàng của Hội chữ thập đỏ Canada để đóng một dụng cụ dùng chon nhảy ngựa có hình dáng giống như một cái ghế đẩu nhưng phần chân được bao kín. Họ mang cái ghế nhảy ngựa tới địa điểm tập thể dục vào mỗi sáng. Đây cũng là nơi họ đào miệng hầm.
Khi các tù binh thực hiện bài tập thể dục, một người trốn trong dụng cụ này để đào đường hầm. Khi đường hầm dài ra, hai người chui xuống để đào, còn cái ghế nhảy ngựa lúc này trở thành nắp che. Vào cuối mỗi buổi tập, người đào hầm dùng các tấm gỗ đã chuẩn bị sẵn để che miệng hầm rồi lấp các túi cát và cát khô lên trên. Cuối cùng, cả ba người thực hiện kế hoạch đã trốn ra ngoài và thoát đến được Thụy Điển.
Đại tá Thomas Rose, Virgina, 1864
Đại tá Thomas Rose là một trong 1.200 sĩ quan thuộc phe miền Bắc bị giam giữ tại nhà kho của một cửa hàng tạp phẩm ở Richmond, Virginia, trong cuộc nội chiến Mỹ. Ông cùng những người bạn đào đường hầm bằng cách sử dụng dao nhíp và những mẩu gỗ nhỏ. Đường hầm dài 15m của họ bắt đầu từ hầm chứa của cửa hàng và kết thúc trong một nhà kho trống. Sau khi thoát ra được một vài ngày, Rose đã quay trở lại nhà kho để dẫn 15 người khác cùng trốn.
Tổng cộng có 93 sĩ quan của quân miền Bắc đã sử dụng con đường này để trốn thoát.
Casanova, Venice, 1755
Bị tống giam vào năm 1755 trong một nhà tù kiên cố tại Venice, “vua sát gái” Casanova đã thiết kế vụ vượt ngục của mình với sự bền bỉ và tỉ mỉ như khi quyến rũ vợ người khác.
Casanova đã tạo một dụng cụ đào từ một thanh kim loại và đào đường hầm trong hàng tháng trời. Không may cho Casanova, 3 ngày trước khi cuộc vượt ngục dự định, ông bị chuyển sang một phòng giam khác. Do vị trí phòng giam mới không thuận tiện, dễ bị phát hiện nếu tiếp tục đào hầm, Casanova đã khẩn cầu một tu sĩ ở phòng kế bên đào hầm giùm bằng dụng cụ của ông. Cả hai đã trốn thoát thành công sau đó.
Sơn Duân(Theo The Guardian)
Theo Wackyworld, địa đạo Củ Chi được công nhận là một trong 5 đường hầm lạ nhất thế giới cùng với đường hầm xuyên biển Manche, nối Anh với Pháp và đường hầm qua vịnh Tokyo, Nhật...
Là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách TP HCM 70 km về hướng tây bắc, hệ thống địa đạo Củ Chi được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
Công trình bắt đầu được thực hiện từ năm 1940, bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến thời người dân địa phương chống Pháp và Mỹ.
Khám phá đường hầm lạ nhất thế giới ở VN, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, duong ham, dia dao cu chia, ham cuu thuong, chien tranh chong my, duong ham la nhat the gioi, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Một đoạn đường hầm của địa đạo Củ Chi
Ấp Phú Hiệp (thuộc xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi) được chọn lập hệ thống địa đạo là bởi vùng đất cao, lòng đất lẫn đá sỏi rắn chắc, có thể chịu sức ép bom 500kg và xe cơ giới của địch. Đây là khu rừng chồi, tre và cao su lẫn lộn rất thích hợp cho địa hình du kích chiến.
Địa đạo được xây dựng theo mô hình: cứ khoảng 16m tạo một giếng, đường kính 0,6m, sâu từ 3 - 8m, khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều ngang 50cm, cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chiến đấu, vừa tiếp nối từ hầm này đến hầm khác thành một thế liên hoàn. Những nơi giao nhau hoặc sắp vào miệng hầm, địa đạo hẹp dần, có khi phải trườn hoặc chui. Miệng hầm chỉ rộng khoảng 30cm x 40cm.
Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8m.
Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ. Mỗi hầm cách nhau 50 đến 70m, có kích thước như một hình vuông từ 3m đến 3,5m.
Khám phá đường hầm lạ nhất thế giới ở VN, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, duong ham, dia dao cu chia, ham cuu thuong, chien tranh chong my, duong ham la nhat the gioi, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Hầm cứu thương ở địa đạo Củ Chi
Trong những năm gần đây, địa đạo Củ Chi đã trở thành một điểm du lịch rất được ưa chuộng với những du khách quốc tế đến TP HCM. Chỉ một lần khám phá địa đạo, du khách sẽ thấy rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, ý chí bất khuất của "vùng đất thép" và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Mỹ? Du khách cũng sẽ hiểu vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó, lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi. Cũng từ địa đạo này, cuộc hành quân Crimp (cái bẫy) của Mỹ với 3.000 quân bộ, cuộc hành quân Sedarfall gồm 12.000 lính, có xe tăng, máy bay yểm trợ tối đa, nhằm biến Củ Chi thành "khu tự do hủy diệt" đã bị đập tan...
Và điều thú vị là, các hướng dẫn viên của địa đạo đều ăn mặc như hồi chiến tranh: nam mặc đồ giải phóng, mũ tai bèo; nữ mặc bà ba đen, quàng khăn rằn và đi dép lốp. Sự có mặt của họ bên trong những búi cây, ở mỗi khúc quanh khiến du khách có cảm giác đang được sống trong sự thật của Củ Chi thời đánh giặc... "“Chuyến đi tới thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam là một hành trình khó quên, tìm về sự kiện lịch sử làm thay đổi vận mệnh một dân tộc, và cả suy nghĩ trong tôi nữa. Với chi phí chỉ có 20 USD, địa đạo Củ Chi chắc chắn là nơi hào phóng dành tặng du khách nhiều điều thú vị", một phóng viên Brunei đã viết trên tờ The Brunei Times hồi tháng 11/2011.
Cũng theo phóng viên này, anh thực sự bị ấn tượng với địa đạo Củ Chi. Chuyến đi đã giúp anh hiểu biết thêm rất nhiều ngoài những bài học lịch sử thời tiểu học và trung học. Anh đã biết người Việt Nam làm gì để hạ được máy bay chiến đấu Mỹ, rồi lại dùng chính mảnh vụn xác máy bay để chế tạo bom và vũ khí và sử dụng những chiến lược thông minh để giành chiến thắng...

Những đường hầm bí mật ở Đà Lạt

Hình bài viết Những đường hầm bí mật ở Đà Lạt

Một trong những bí mật của Đà Lạt là những đường hầm xuyên các tòa nhà nổi tiếng, nơi nghỉ dưỡng của cựu hoàng Bảo Đại và Ngô Đình Diệm.
Khách sạn Palace
Đường hầm nối từ cổng phụ của khách sạn lên đến phòng khách cửa chính, chiều dài khoảng 40 m, rộng 2 m, nền đá, tường đúc xi măng, theo hình chữ Y, khá sạch sẽ và thông thoáng. Từ điểm bắt đầu đến hai ngả: một dẫn ra cửa chính khách sạn, một đi lên nhà bếp, tầng trệt của khách sạn. Trên nóc hầm có lắp đặt hệ thống bóng điện chiếu sáng. Hai bên đường hầm gắn các đường ống dẫn điện và nước (tách biệt) khá thẩm mỹ và an toàn.
Ông Phạm Thành Trung, Tổng giám đốc Công ty DRI (tập đoàn Accor của Pháp), “ông chủ” của khách sạn Palace cho biết: "Ngay từ khi xây dựng (năm 1922), người Pháp đã tính toán đến đường hầm này. Vì khách sạn được xây trong thời chiến nên trước hết nó là con đường an toàn để thoát thân, đề phòng xảy ra bất trắc".
Ở đây, những chuyện “bếp núc” như đến các phòng thay trang phục, chuyển thực phẩm nấu ăn... không lộ thiên như các khách sạn, nhà hàng khác.
Địa đạo bí mật ở Dinh I
Dinh I nguyên là tổng hành dinh của cựu hoàng Bảo Đại và cũng là nơi nghỉ dưỡng của Ngô Đình Diệm. Tòa nhà này của một viên công sứ người Pháp, Bảo Đại mua lại (vào khoảng cuối năm 1951 đầu năm 1952), sau đó xây dựng thành dinh thự trên một quả đồi. Phía sau dinh, dưới chân đồi cách khuôn viên tòa dinh thự chừng hơn 200 m có một đường hầm bí mật được đào xuyên qua quả đồi, có ngã rẽ vào Dinh I thông đến phòng khách Dinh II (Dinh Toàn quyền).
Khuôn viên Dinh I. Ảnh: CA TP HCM
Hầm có chiều dài gần 3 cây số, cửa hầm ngụỵ trang trong một căn nhà xây nhỏ. Ông Nguyễn Đức Hòa, 80 tuổi, từng là người hầu cận thân tín của cựu hoàng Bảo Đại và sau được tin dùng mấy đời “nguyên thủ quốc gia” kể: “Khi chúng tôi được lệnh đến sửa sang lại tòa nhà phát hiện đường hầm bí mật này. Đức Kim Thượng (vua Bảo Đại) dặn phải tuyệt đối giữ bí mật, không ai được hé răng". Đường hầm do Nhật đào để chuẩn bị cho cuộc đảo chính Pháp năm 1945, nhằm bắt sống Toàn quyền Đông Dương và quan Tây trong các biệt thự.
Cửa hầm rộng 3 m, cao 1,8 m, cách mặt đất 2 m. Khi phát hiện ra đường hầm này, Bảo Đại mừng lắm và cho đặt một xe du lịch ngay cửa hầm, phòng khi bất trắc, được đưa vào xe lánh nạn.
Cạnh đó, “ngài” cho xây dựng một sân bay. Thẳng hướng cửa hầm lên và lối đường hầm băng qua, Bảo Đại cho xây dựng vườn Thượng uyển làm nơi đãi tiệc và dạo chơi. Năm 1956, Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, ông ta chọn Dinh I làm nơi nghỉ dưỡng; ông Hòa được điều về phục vụ tại đây nên có điều kiện biết rõ hơn về đường hầm này.
Vốn tính tò mò, nhiều buổi trưa ông Hòa cùng mấy người bạn mang theo đèn pin, lén xuống hầm đi sâu vào bên trong. Họ phát hiện rễ cây đâm tua tủa xuống đường hầm (người Nhật không chặt rễ cây, sợ cây chết, quân Pháp nghi ngờ), dơi làm tổ ở đó, ông Hòa cùng mấy người bạn bắt về làm thịt ăn. Năm 1958, Dinh Độc Lập bị thả bom, Ngô Đình Diệm sợ quá vội xuống lệnh yêu cầu đổ bê tông “kiên cố hóa” đường hầm bí mật để phòng thân nhằm khi có biến động.
Đoạn đường địa đạo bí mật nối vào Dinh I chưa khai thông, giờ bị xới lên “nối” tới tầng 2 (của Dinh), cửa hầm ngay trong phòng ngủ, cạnh đầu giường của tổng thống. Phía trước được ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần đẩy nhẹ sang một bên là bước vào cánh cửa dẫn xuống đường hầm. Bên dưới đường hầm có 3 phòng: phòng nghỉ ngơi và làm việc của tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bảo vệ. Trên nóc dãy phòng này và bốn bề được kè đá, đóng cửa sắt cẩn thận.
Ông Hòa, người duy nhất biết rõ về đường hầm này luôn bị căn dặn phải ghi nhớ 3 điều: “không biết, không nghe, không thấy”. Ông kể: "Cứ mỗi lần quản gia ông Diệm báo “ngài sắp lên” là tôi lại phải mất mấy ngày chuyên tâm lau dọn đường hầm cho sạch sẽ. Và khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến dinh là ông Diệm vội vàng xuống kiểm tra an toàn của đường hầm bí mật trước tiên".
Nghe nói để xây dựng lại đường hầm này, ông Diệm đưa gần hai chục người từ Huế lên ăn ở tại chỗ và hì hục làm trong suốt gần hai năm liền. Sau đó, họ bị đưa đi đâu không rõ. Không ngoại trừ khả năng họ bị xử tử bí mật để đảm bảo an toàn.
Đường hầm Dinh II
Dinh Toàn quyền được xây dựng từ năm 1933 với sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, nguyên Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Tại Dinh này, ngoài đường hầm nối từ Dinh I còn có một đường hầm bí mật khác được đào ra phía sườn đồi, hướng tây nam, dài chừng 500 m, do Toàn quyền Jean Decoux khi về đây đã cho xây dựng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối ông ta và gia đình.
Đường hầm này khá kiên cố, cửa hầm nằm phía sau nhà khách của dinh. Sau đó, Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân đến ở, đã xem đường hầm là “sự quý giá” Toàn quyền để lại. Năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền ở miền Nam đã chọn Dinh II làm tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát và lệnh cho tu bổ lại các đường hầm cũng mục đích hòng để thoát thân nếu chẳng may có đảo chính.
Tại trụ sở UBMTTQ tỉnh Lâm Đồng (xưa là nhà Ngự Lâm Quân của vua Bảo Đại) và Bảo tàng Lâm Đồng (nguyên là nhà của Đại phú hào Nguyễn Hữu Hào, cha đẻ của hoàng hậu Nam Phương) cũng có đường hầm. Theo lời ông Hòa, hầu hết các biệt thự lớn ở Đà Lạt đều có đường hầm do Nhật đào để bắt sống các quan Pháp thời đó.
Hơn 60 năm trôi qua, nhất là sau năm 1975, nhiều đường hầm bí mật ở đây bị sập, hư hỏng nặng, người ta cho dùng đất đá lấp lại. Đến nay, các đoạn đường hầm kể trên hầu như không còn dấu tích.
Theo Công An TP HCM
Trung Quốc hoàn thành đường hầm xuyên biển thứ hai
Đây là đường hầm dưới biển thứ hai của Trung Quốc sau đường hầm đầu tiên được mở nối liền đảo XiaMen với đất liền ở phía đông nam huyện FuJian.

Mô tả ảnh.
Đây là đường hầm xuyên biển đầu tiên của phía bắc Trung Quốc (Nguồn: Xinhua).

Mô tả ảnh.
 Người lao động chào mừng đường hầm xuyên biển thứ hai của Trung Quốc (Nguồn: Xinhua).
Phát ngôn viên chính quyền thành phố QingDao - Ông XueQingZeng cho biết, đường hầm dưới biển vịnh JiaoZhou, QingDao dài 7,8km với 3,95 km dưới đáy biển, có nhiệm vụ nối liền khu đô thị của quận TuanDao với hòn đảo XueJia của quận HuangDao.
Việc xây dựng đường hầm này được bắt đầu vào tháng 12 năm 2006. Dự kiến, đầu năm 2011, đường hầm chính thức thông xe. Sự có mặt của đường hầm này sẽ giúp giảm thời gian đi lại từ đầu này tới đầu kia của hòn đảo xuống chỉ còn mười phút. Chi phí để xây dựng công trình này lên tới 3,3 tỉ nhân dân tệ (tương đương 485 triệu USD)
Xây đường hầm dài nhất thế giới để chống tắc nghẽn giao thông

Xây đường hầm dài nhất thế giới để chống tắc nghẽn giao thông
Tắc đường ở Bắc Kinh. Ảnh: britannica.com
QĐND - Trung Quốc  đang lên kế hoạch xây dựng đường hầm có chiều dài lớn nhất thế giới tại thủ đô Bắc Kinh nhằm phần nào giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông. Trung Quốc từng nổi tiếng là “thiên đường xe đạp", nhưng nay đã trở thành thị trường ô tô lớn nhất hành tinh. Năm ngoái, Trung Quốc có gần 14 triệu xe ô tô mới và điều này đã dẫn tới sự quá tải trầm trọng của hệ thống đường nhựa, đặc biệt tại các thành phố lớn. Bất chấp sự ra đời của những nút giao thông mới, ở Bắc Kinh gần như ngày nào cũng xảy ra ùn tắc xe cộ, trong khi mức độ ô nhiễm tăng nhanh.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, để giải quyết vấn đề này, chính quyền Bắc Kinh đã nghiên cứu theo nhiều hướng. Một trong những biện pháp đầu tiên là hệ thống phân chia theo số xe. Các xe mang biển số chẵn có thể lưu thông vào những ngày chẵn, còn xe biển số lẻ lưu thông vào những ngày lẻ. Nhưng điều này không giải quyết được tình trạng quá tải của các đường trục đô thị khi những người giàu lên nhanh chóng không ngại ngần mua hai, thậm chí ba xe ô tô cho gia đình. Việc xây những trục đường ngầm sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề tắc nghẽn giao thông ở thủ đô. Khi đó, tại những điểm có mật độ xe cộ quá tải, trên mặt đất sẽ chỉ còn lại xe buýt, tắc-xi, xe máy động cơ điện và xe đạp.
Bên cạnh đó, những biện pháp mới về kiểm soát lượng xe ô tô trong thành phố, trong đó có biện pháp hạn chế số người mua xe, đã được Bắc Kinh công bố cuối năm 2010. Trong năm 2011, số lượng xe mới bị khống chế ở mức 240.000 xe và những người mua xe mới sẽ phải đăng ký tên trước, sau đó thông qua rút thăm mới được đăng ký cấp biển số xe. Phương thức rút thăm được tổ chức công khai, công bằng tại Uỷ ban Giao thông thành phố, với sự có mặt của đại diện nhiều cơ quan hữu quan.
Đường hầm tình yêuUkraina
(GD&TĐ) - Thật tuyệt vời khi tay trong tay đi dạo cùng người mình yêu trong một không gian lãng mạn, yên bình. Và trên thế giới có rất nhiều địa điểm nổi tiếng dành cho các cặp tình nhân như Ấn Độ, Taj Mahal hay Paris-thành phố của tình yêu... nhưng chắc rằng chưađâu trên thế giới có một khung cảnh lãng mạn, có một vẻ đẹp kỳ, huyền ảo như con đường hầm Ukraina.
Con đường dài 3km, nó là tuyến đường sắt tư nhân phục vụ cho một nhà máy gần thị trấn Klevan,phía Đông của Ukraina. Và xe lửa chỉ chạy khoảng ba lần một ngày để cung cấp gỗ cho nhà máy nên không gianđây được cho là yên tĩnh. Nét đặc biệtđây chính là hai hàng cây ven đường, tán của chúng đan vào nhau tạo thành mái che biến nó thành con đường hầm tuyệt đẹp.
Đây vốn là con đường dành cho tàu hỏa 
Và khi mùa xuân đến, con đường này là chốn hẹn hò của biết bao cặp tình nhân. Họ đến để cùng tận hưng bầu không khí trong lành, cùng tận hưng những giây phút lãng mạn của tình yêu. Nhiều đôi bạn trẻ tin rằng, đến đây những điều ước của họ sẽ thành hiện thực và tình yêu mãi mãi bền chặt.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

No comments:

Post a Comment