Friday, June 29, 2012

Những cảnh đẹp nhất ở Trung Quốc(14)

Khi du lịch TQ, nhất định phải mời bạn đến thăm những cảnh đẹp như tranh vẽ ở đất nước Vạn Lý Trường Thành, như vùng quê với khung cảnh trữ tình, cao nguyên xanh ngút ngàn hay miền núi non trập trùng, kỳ vĩ... Xin giới thiệu 20 cảnh đẹp nhất ở Trung Quốc.(Ảnh trên Sina).

1. Những cánh đồng mộng mơ ở huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây
 
2. Ruộng bậc thang ở tỉnh Vân Nam
 
3. Làng cổ Shuhe, tỉnh Vân Nam
 
 4. Núi Siguniang kỳ vĩ, phía nam tỉnh Tứ Xuyên
 
 5. Cảnh trung du miền núi ở Hương Cách Lý Lạp, tỉnh Vân Nam
6. Đồng cỏ xanh mướt mát ở Hô Luân Bối Nhĩ, phía bắc vùng Nội Mông
 
7. Núi non trùng điệp như chốn tiên cảnh ở Trương Gia Giới, trung tâm tỉnh Hồ Nam
 


Cổ trấn Phượng Hoàng bên dòng Đà giang đẹp tựa tranh vẽ, cuộc sống bình lặng và thân thiện. Một số nhà cổ trong khu di tích này đã bắt đầu thu phí tham quan.
 8.Thạch Lâm hay Rừng đá (tiếng Hoa: 石林) là một khu rừng đá tự nhiên tại huyện tự trị dân tộc Di Thạch Lâm (石林彝族自治县),tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cách Côn Minh 120 km. Diện tích hơn 40 vạn mẫu. Thạch Lâm là điển hình khu địa chất hình thành và biến hóa qua hàng tỷ năm và có địa mạo đặc biệt Carxtơ. Ngày 12 tháng 3 năm 2004, Thạch Lâm được các chuyên gia của tổ chức bình chọn địa chất thế giới thuộc UNESCO công nhận là Vườn địa chất thế giới. Năm 1984, Thạch Lâm được chính phủ Trung Quốc phê chuẩn là Khu thắng cảnh trọng điểm quốc gia. Theo truyền thuyết của dân tộc Di (彝族) thì Thạch Lâm là đất tổ của dân tộc này. Phong cảnh chủ yếu của Thạch Lâm là: Rừng đá lớn nhỏ, Lý Tử Tinh Thạch Lâm (李子菁石林), Động Chi Vân, Trường Hồ, Đại Điệp Thủy (大叠水). Mỗi năm vào ngày 24/6 âm lịch là thời gian thăm quan Thạch Lâm lý tưởng nhất.
 
9.Tử Cấm Thành được biết đến là khu phức hợp rộng lớn nhất trong số các công trình lịch sử còn nguyên vẹn trên thế giới gồm 800 công trình với 9.000 phòng. Đây là một ốc đảo yên tĩnh tọa lạc ngay giữa kinh thành náo nhiệt của Trung Quốc, Bắc Kinh. Với lối kiến trúc đặc trưng của Trung Hoa và nét cổ kính lâu đời, Tử Cấm Thành đã thu hút hàng triệu khách du dịch đến tham quan mỗi năm.
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Trong hơn 500 năm, từ lúc hoàn tất năm 1421 cho đến năm 1925, khi trở thành một Bảo tàng viện, Tử Cấm Thành vừa là trung tâm hành chính của Chính phủ, vừa là tư dinh của 24 hoàng đế nhà Minh và Thanh, ngày nay Tử Cấm Thành là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, là nơi cất giữ báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của Trung Quốc như về cổ vật và hội họa.
 

Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc 2 triều đại Minh - Thanh từ Minh Vĩnh Lạc (1421) 296 năm đến thời Thanh mạt (1911) 267 năm. 
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Bố cục của Cố Cung được xây dựng trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích khoảng 720.000m2. Cố Cung gồm có: 5 triều đình, 17 điện, trong đó có 8 dinh cơ và khoảng 9.000 phòng. Xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn.
Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên một đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau.
Ba thang canh noi tieng nhat Trung Quoc
Cửa Ngọ Môn
Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U, phía dưới là khối tường thành dày và cao, có trổ 5 cửa vòm. Bên trên xây 1 toà điện lớn 9 gian ngay mặt chính, 4 góc hình chữ U xây 4 điện vuông. Năm toà điện này đều 2 tầng, mái được nối với nhau bằng hành lang cửa sổ có mái che. Ngọ Môn còn có tên là Ngũ Phượng Lầu. Các kiến trúc trong Cố Cung chiếu theo tính chất sử dụng được phân thành 2 khu vực: ngoại triều và nội đình.
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Ngoại triều: là nơi cử hành các đại lễ, chủ yếu bao gồm quần thể kiến trúc lớn: điện Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà (gọi là Tiền Tam điện) trên trục chính và 4 nhóm kiến trúc giáp ngoài đối xứng với nhau.
Khi vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là 1 quảng trường có con sông Kim Thuỷ chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng.
Cửa Thái Hoà
Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng trên 1 nền đá cao. Ở 2 bên phía trước có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá. Cách bố trí để 2 con sư tử trước cửa nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều.
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Trước Thiên An Môn và trước cửa các kiến trúc quan trọng khác của Tử Cấm Thành đều có đặt sư tử đá và cách bài trí theo 1 kiểu cách nhất định. Tức là bên trái cửa có con sư tử đực đạp chân lên quả cầu, phía phải là sư tử mẹ đang vui đùa với sư tử con. Vua Thuận Trị nhà Thanh lần đầu tiên vào quan nội, khi tiến vào Tử Cấm Thành đã cho cử hành nghi lễ ban chiếu chỉ đầu tiên của nhà vua tại cửa Thái Hoà.
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Điện Thái Hoà
Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó.
Điện Thái Hoà có 11 gian, cao 26, 9m tính từ mặt đất lên nóc điện. Đây là công trình kiến trúc số một thời xưa còn giữ lại. Điện Thái Hoà là công trình quan trọng bậc nhất nên toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly màu vàng. Khi mặt trời rọi xuống, từ mái điện phản chiếu lên ánh hào quang sáng chói. Toàn bộ tường và cửa sổ màu đỏ dưới nền màu trắng trông thật rực rỡ. Trên nóc điện, ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có đắp một loạt những con vật nhỏ dáng vẻ như đang di động. Các cửa ra vào và cửa sổ đều có những mảng hoa văn.
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc. Ở trần nhà, trên đầu 6 cây cột được thiết kế tạo dáng như hình 1 cái giếng hình vuông rồi dần dần thu nhỏ lại, từ hình vuông chuyển thành hình bát giác và trên cùng vẽ hình một con rồng lượn khúc mặt nhìn xuống dưới, phía trước là một khối thủy tinh hình tròn. Bệ rồng của nhà vua là 1 ngai vàng đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Đằng sau ngai vàng là chiếc bình phong 7 cánh, phía trước bình phong có bày nhang án, lư hương, chim công…Nếu cho điện Thái Hoà là trung tâm của Tử Cấm Thành, thì bệ rồng phải là trung tâm.
Trang trí ở điện Thái Hoà phần lớn là hoa văn hình rồng. Người Hán coi rồng là tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa.
Ở điện Thái Hoà, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, người ta cộng lại tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn trong mọi tư thế.
Điện Trung Hoà và điện Bảo Hoà
Điện Trung Hoà là nơi để vua chuẩn bị trước khi tới điện Thái Hoà ngự triều, diện tích hơi nhỏ, bài trí cũng đơn giản. Điện Bảo Hoà là nơi cử hành ngự thi, tức là các khoá sinh thi đậu Tiến sĩ ở các nơi được gọi đến điện Bảo Hoà để vua đích thân khảo tra lại lần cuối cùng, nên nơi đây có diện tích rộng, được xây dựng và trang hoàng lộng lẫy.
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
 Điện Trung Hòa
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
 Điện Trung Hòa
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Điện Thái Hòa chính diện
Trong Tử Cấm Thành kiến trúc tráng lệ nhất phải kể đến điện Thái Hòa. Với những bậc thang cao 8m, chiều cao của điện gần 40m, đồng thời điện Thái Hòa cũng là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung.
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Hoa văn rồng trong kiến trúc của Cố Cung
Điện Bảo Hoà có 9 gian, còn điện Trung Hoà hình vuông, rộng 5 gian. Cả 3 ngôi điện: Thái Hoà, Trung Hoà và Bảo Hoà đều lợp bằng ngói lưu ly màu vàng, cửa sổ màu đỏ cùng trên nền màu trắng nhưng về khối hình thì 2 lớn 1 nhỏ, mái của 3 ngôi điện khác nhau họp thành 1 quần thể kiến trúc hài hoà, phong phú, đa dạng.
Cung Càn Thanh
Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành, nơi ở của nhà Vua và Hoàng Hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày. Sau khi lên ngôi, vua Ung Chính (nhà Thanh) dời nơi ở đến điện Dưỡng Tâm nằm ở phía Tây, nên cung Càn Thanh được nhà vua dùng làm nơi giải quyết công việc triều chính, tiếp kiến đại thần, hội kiến với sứ thần ngoại quốc nên trang trí cũng đơn giản.
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
 Bức hoành phi Chính Đại Quang Minh phía trên ngai vàng của Hoàng đế
Điện Tinh Thiên là thư phòng của hoàng đế, nơi vua phê chiếu chỉ và cũng là nơi mà Từ Hi thái hậu đã từng khống chế hai đời vua nhà Thanh lúc mạt vận. Vườn Thượng uyển được xây dựng vào năm 1417, trong có điện Thọ Hoà.

Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Chân dung Từ Hi thái hậu
Vào đời Từ Hi thái hậu, nơi đây được xây dựng thêm sáu toà nhà theo kiểu Tây phương ở phía Đông để đối xứng với sáu toà nhà theo kiểu Trung Quốc ở phía Tây.
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Vườn Thượng uyển vào mùa xuân
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Vào mùa hạ
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Mùa thu tĩnh mịch
Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Mùa đông phủ đầy tuyết trắng
Trong các khuôn viên của Tử Cấm Thành, tổng cộng đặt 308 chiếc vạc lớn, bên trong vạc quanh năm đều chứa đầy nước dùng để phòng hoả. Vào mùa đông sẽ cho người đốt lửa ở dưới để giữ cho nước không bị đóng băng.

Đến Tử Cấm Thành làm Hoàng đế, Du lịch, Cảnh đẹp, ảnh đẹp, du lịch trung quốc, tử cấm thành, du lịch giá rẻ
Mỗi năm Tử Cấm Thành đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch
Phía trên nơi vua ngồi có treo bức đại tự với 4 chữ “Chính Đại Quang Minh”. Các hoàng đế Trung Quốc lên cầm quyền bằng chế độ truyền ngôi cho nhau, nên lúc vua còn sống phải công bố rõ ràng ai sẽ là người kế vị tiếp nối sau khi vua băng hà.
Điện Giao Thái, cung Khôn Ninh
Cung Khôn Ninh đời Minh và đầu đời Thanh là nơi ở của Hoàng Hậu. Sau này bên trong chia làm 2 phần: phía Đông, Hoàng đế dùng làm nơi động phòng sau buổi kết hôn, phía Tây làm nơi cúng lễ. Ở vào khoảng giữa 2 cung Càn Thanh và Khôn Ninh có điện Giao Thái hình vuông, quy mô không lớn, là nơi để Hoàng Hậu tiếp đón Hoàng thân Quốc thích đến chào mừng nhân ngày Lễ, Tết. Nó được trang trí có hoa văn rồng và hoa văn phượng xen lẫn nhau. Rồng tượng trưng nhà vua, còn Phượng tượng trưng hoàng hậu.
Ngự Hoa Viên (vườn Thượng Uyển)
Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự Hoa Viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển. Đó là vườn hoa trong cung đình. Ngự Hoa Viên có diện tích rộng chừng 11.000m2, có đình, đài, lầu, các.
Về thực vật, ngoài các cây vốn sinh trưởng ở miền Bắc Trung Quốc, ở đây còn tuỳ theo thời tiết từng mùa trồng xen vào những bồn hoa, cây cảnh phương Nam và từ khắp nơi trong nước gửi về tiến vua những mẫu hình đá quý, những hòn non bộ được trưng bày trong vườn làm cho Ngự Hoa Viên có một cảnh sắc hoà đồng với thiên nhiên, hoàn toàn khác biệt với cảnh nguy nga tráng lệ của quần thể các cung điện phía trước.
Điện Dưỡng Tâm
Điện Dưỡng Tâm không nằm ở trục chính giữa của Tử Cấm Thành mà là ở phía Tây, phần Hậu tẩm. Điện vốn là nơi ở của Hoàng Thái Hậu, đến đời vua Ung Chính nhà Thanh thì dùng làm nơi ăn nghỉ của nhà vua, còn là nơi tiếp kiến các đại thần, giải quyết công việc thường nhật, nên ở giữa điện không có ngai vàng.
http://www.vnpc.vn/123/bac%20kinh.jpgĐông Noãn Các trong điện cũng là nơi nhà vua và đại thần nghị sự. Thời vua Đồng Trị nhà Thanh, do bà mẹ là Từ Hy Thái hậu chuyên quyền, nên mỗi lần Nhà vua nghị bàn giải quyết công việc quốc gia thì Hoàng đế ngồi trên ngự kỷ ở Đông Noãn Các, phía sau ghế vua ngồi có 1 tấm màn rủ là 2 bà Đông, Tây Thái hậu ngồi nhiếp chính (huấn dụ). Trên thực tế, Đồng Trị chỉ là ông vua bù nhìn, còn mọi việc triều chính điều hành đều do Từ Hy thái hậu định đoạt.
Uy nghi, huyền bí mà vẫn mang vẻ đẹp hài hòa đăng đối hữu tình, Tử Cấm Thành, một công trình đồ sộ và hoành tráng, một bức tranh vẽ nên quá khứ trong dáng vẻ lộng lẫy nguy nga, một biểu tượng của nước Trung Hoa hùng mạnh thực sự là một điểm đến đầy thú vị đối với bất kỳ ai đặt chân đến đất nước này.
10.Kinh đô tơ lụa Tô Châu là một trong 3 thành phố thuộc khu tam giác du lịch nổi bật của vùng Giang Nam Trung Quốc. Đến đây, du khách có thể tìm thấy không gian thanh tịnh để làm tươi mới tâm hồn. Tô Châu là thành phố có lịch sử lâu đời thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.


Hồ Kim Kê trong khu công nghiệp Tô Châu có 48 địa điểm tham quan miễn phí, trong đó có rừng thích, đài phun nước, sân khấu màn hình nước... Du lịch bằng tàu dọc bờ sông là cách thư giãn và ngắm cảnh tuyệt nhất
 Thả bộ ở Hàn Sơn Tự
Cuộc sống ở đây yên bình, thanh tịnh với những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu viên lâm tuyệt mỹ. Viên lâm ở kinh đô tơ lụa có 3 loại: viên lâm cá nhân, viên lâm Hoàng gia và viên lâm chùa. Thành phố trên cũng là một phần của khu tam giác vàng: Tô Châu-Hàng Châu-Thượng Hải, với hệ thống giao thông qua lại hết sức thuận tiện và hiện đại. Cảnh sắc và không khí ở đây sạch đẹp và thoáng đãng nhờ người dân ý thức cao việc bảo vệ môi trường. Đến Tô Châu, du khách không thể bỏ qua khu viên lâm “Hàn Sơn tự”, một điểm đến nổi tiếng với bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường, ca ngợi vẻ đẹp quyến rũ của Tô Châu.
Hàn Sơn TựTrương Kế người Tương Dương, trên đường về nhà sau khi thi không đỗ đạt, một đêm ông neo thuyền đậu bên bến Phong Kiều gần chùa Hàn Sơn, trong tâm trạng u buồn, ông bật lên cảm hứng sáng tác nên bài thơ. Đó được xem là kiệt tác trong văn học Trung Hoa. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh tao, mềm mại của những tòa tháp cao bằng gỗ mộc mạc mà tinh tế. Nhiều du khách cũng không quên thỉnh 3 tiếng chuông linh thiêng ngay trên tháp cao để tìm kiếm sự thanh lọc tâm hồn.
Scenes from Wuxi, ChinaTam Quốc Thành và chăn "điều hòa"
Sau khi rời Hàn Sơn tự, du khách đừng quên ghé qua thành phố Vô Tích, tham quan Tam Quốc thành, nơi làm phim trường cho bộ phim Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng. Đến đây, du khách được mục sở thị những mô hình thuyền chiến tái hiện trận Xích Bích nổi tiếng, đồng thời lên du thuyền để thưởng ngoạn cảnh sông nước Thái Hồ, có diện tích lớn gấp 4 lần Singapore và 2 lần Hồng Kông. Vùng Tô Châu mỗi năm có tới 200 ngày mưa, nên người dân ở đây thường đắp bằng loại chăn “điều hòa” từ tơ tằm, giúp làm ấm trong mùa đông và mát lạnh cơ thể vào mùa hè. Có thời gian, bạn có thể tìm mua loại chăn đặc biệt này. Giá của mỗi tấm chăn cá nhân khoảng 450 tệ (loại có kích thước nhỏ nhất), tức khoảng gần 1, 5 triệu đồng. Đến Tô Châu, bạn chỉ có thể đi thăm thú cảnh đẹp vào ban ngày, còn đêm xuống, sau 9 giờ, thành phố tơ lụa chìm trong giấc ngủ sớm.Với 2.500 năm lịch sử, nơi đây là niềm tự hào của nền văn hóa của đất nước Trung Quốc. Đến du lịch vào mùa này, du khách có cơ hội tham quan những cảnh đẹp kỳ thú rất hấp dẫn và sinh động. 
Pelli Clarke Pelli Architects will design a hotel tower and a retail building with a green roof and garden as part of the Jingui Li sustainable development in Wuxi, China
In Wuxi, China, a hotel tower by Pelli Clarke Pelli Architects is the centerpiece of Jingui Li, a mixed-use sustainable development aimed as a model for livable, green communities
Các khu vườn của Tô Châu phong thủy hữu tình, vừa giản dị nhưng cũng rất cổ kính và lãng mạn. Trong đó phải kể đến các thắng cảnh như vườn Chuyết Chính, Lưu viên, vườn Võng Sư, Hoàn Tú sơn trang. Đây là những khu vườn đặc trưng tiêu biểu cho vườn cổ Tô Châu. Năm 1997, khu vườn này được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Khu vườn cổ Tô Châu là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật kiến trúc vườn của Trung Hoa, giản dị nhưng rất tinh tế và lãng mạn, vừa có vẻ đẹp tự nhiên, vừa có nét độc đáo riêng của nghệ thuật tạo vườn. Có thể nói, nơi đây là khu vườn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc vườn của Trung Quốc.
Về bố cục, kết cấu và phong cách nơi đây đều có nét riêng. Đình đài miếu mạo, đường xá, cầu cống, hang động, núi non, cây cỏ, hoa quả tất cả đều đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, mỗi triều đại của Trung Quốc đều có một chương trình kiến trúc tiêu biểu trong khu vườn này. Tiêu biểu cho nhà Tống là đình Thương Lương, tiêu biểu cho nhà Nguyễn là rừng Sư Tử, tiêu biểu cho nhà Minh là vườn Chuyết Chính và Lưu viên là khu vườn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tạo vườn của nhà Thanh. Theo thống kê, Tô Châu có tất cả hơn 100 khu vườn, trong đó nổi tiếng nhất là vườn Chuyết Chính, Lưu viên, Di viên, đình Thương Lương, rừng Sư tử, vườn Võng sư, Hoàn Tú sơn trang và Ngẫu viên.
Có thể nói Tô châu là một khu vườn nghệ thuật tổng hợp được tạo thành từ các công trình kiến trúc, núi nước và cây cảnh, hội tụ vẻ đẹp tự nhiên đan xen với vẻ đẹp của các công trình kiến trúc và hội họa. Đây là một trong những di sản quý báu trong kho tàng văn hóa Trung Quốc.
11.Vạn lý trường thành
Vạn lý trường thành là một công sự vĩ đại trong thời kỳ lịch sử trước đây của Trung Quốc. Ngày nay, công trình này trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu khách tham quan. Trong suốt chiều dài của bức tường, nổi tiếng nhất vẫn là khu vực thuộc Bát Đại lĩnh, một phần bởi nơi đây nằm gần Bắc Kinh và cũng do được trung tu khá tốt.
Ba thang canh noi tieng nhat Trung Quoc
Cổng vào Trường Thành
Đoạn tường thành tại Bát Đại lĩnh được xây dựng từ năm 1505 dưới thời vua Hoằng Trị nhà Minh và được hoàn thành sau 18 năm. Với độ cao hơn 1000 mét so với mực nước biển, đoạn thành này là một địa điểm chỉ huy và phòng thủ chiến lược. Chính tên gọi Bát Đại cũng thể hiện được tầm bao quát cảnh quan xung quanh từ địa điểm này.
http://images.travelpod.com/tripwow/photos/ta-00a3-20ac-e5ca/jinshanling-chengde-china+12858416087-tpfil02aw-28048.jpgNằm trên lớp móng kiên cố làm từ hơn 2000 tảng đá, bức tường có chiều cao tới tận 8 m. Mặt trên tường thành rộng tới 6.5 m, đủ để cho 5 con ngựa có thể cùng sánh hàng phi nước đại. Cấu trúc thoải dần xuống phía móng giúp cho tòa thành có thể đứng vững ngay cả khi phải nằm trên các đỉnh núi cheo leo, đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng trong việc lên xuống cho quân đội trong thành. Xây dựng với mục đích phòng thủ, trên đỉnh tường thành thường có các khe nhỏ cho người quan sát và ở phía dưới là những lỗ hở để đặt nòng pháo.
Ba thang canh noi tieng nhat Trung Quoc
Vạn lý Trường Thành
Ba thang canh noi tieng nhat Trung Quoc
Quang cảnh Bát Đại lĩnh luôn thay đổi tùy theo mùa với vô số cảnh đẹp kỳ thú hấp dẫn khách thăm quan. Mùa xuân xuất hiện như một bước tranh quyến rũ đầy nắng trải trên những thung lũng xanh ngắt. Khi mùa mưa tới, toàn bộ khu vực trở nên bao la, mơ mộng. Bầu trời mùa thu lại cao và trong, đối lập với những cánh rừng bạt ngàn đã đổi sang sắc vàng ở phí dưới. Vào mùa đông, tất cả cảnh vật lại được phủ lên bởi một lớp tuyết trắng xóa.
12.Vương quốc Đại Lý (大理 pinyin: Dàlǐ) là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực của tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay. Được sáng lập bởi Đoàn Tư Bình năm 937, vương quốc này đã được cai trị kế tiếp nhau bởi 22 vị vua cho đến năm 1253, khi quốc gia này bị tiêu diệt bởi cuộc xâm lược của đế chế Mông Cổ dưới thời Mông Kha. Thủ đô của vương quốc này là thành Đại Lý. 
Vương quốc Đại Lý là sự kế tiếp của quốc gia Nam Chiếu, là một quốc gia đã suy tàn từ năm 902. Có ba triều đại kế tiếp nhau đã tồn tại sau khi Nam Chiếu bị suy vong cho đến khi Đoàn Tư Bình chiếm được quyền hành năm 937 và thiết lập ra vương quốc Đại Lý.
Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật tông (Acarya), từ vua tới dân đều sùng đạo, vua thường tại vị một thời gian rồi xuất gia làm sư.
Nước Đại Lý kéo dài 316 năm với 22 đời vua trong đó có 10 người bỏ ngôi đi tu[2], chẳng hạn Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh, Trung Tông Đoàn Chính Thuần, Cảnh Tông Đoàn Chính Hưng v.v.
Một trong những cư dân Đại Lý là giống người Thái, trải rộng từ Vân Nam qua bắc Thái Lan, Lào và thượng du bắc Việt Nam. Người Thái gồm nhiều sắc dân như Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ, Thổ, Nùng. Sau khi Đại Lý bị người Mông Cổ thôn tính, người Thái còn trốn tránh trong rừng sâu và di chuyển xuống phía nam và tây nam. Họ là thủy tổ của người Thái Lan ngày nay.
Có một câu chuyện nói về sự thất thủ của vương quốc Đại Lý, mặc dù nó chỉ là truyền thuyết, nhưng nó đáng được nói tới. Mặc dù quân đội của người Mông Cổ rất đông và dũng cảm, nhưng họ không thể phá vỡ sự phòng thủ của người dân Đại Lý ở thung lũng Nhĩ Hải, là nơi rất phù hợp cho phòng thủ mà chỉ cần vài người cũng có thể giữ vững được hàng năm. Người ta nói rằng người Mông Cổ đã tìm được một kẻ phản bội dẫn họ vượt qua dãy núi Thương Sơn theo một con đường bí mật, và chỉ bằng cách này thì họ mới thâm nhập và vượt qua được sự kháng cự của người Bạch. Điều này đã dẫn tới sự kết thúc của 5 thế kỷ độc lập. Năm 1274, tỉnh Vân Nam được thành lập và khu vực này từ đó trở thành một bộ phận của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự chống đối của họ Đoàn với nhà Nguyên, và sau này là nhà Minh chỉ thực sự chấm dứt vào cuối thế kỷ 14. Theo Minh sử, khoảng niên hiệu Hồng Vũ của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương (1368-1398), Đoàn Thế bị bắt, nhà Minh đổi nước của Đoàn Thế làm phủ Đại Lý, đặt vệ quân và chỉ huy sứ ti, cho thuộc vào tỉnh Vân Nam.
13.Thành cổ lệ Giang nằm ở huyện tự trị Na-xi Lệ Giang tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc, bắt đầu được xây dựng vào cuối thời nhà Tống đầu thời nhà Nguyên . Thành cổ này nằm trên cao nguyên Quý châu, có độ cao hơn 2400 mét so với mặt biển, với diện tích rộng 3, 8 Km vuông, từ xưa đã là chợ và trấn quan trọng nổi tiếng gần xa. Hiện nay, thành cổ này có hơn 6200 hộ gia đình, hơn 25 nghìn dân. Trong đó, người dân tộc Na-xi chiếm tuyệt đại đa số dân cư ở đây, 30 phần trăm người dân ở đây vẫn làm các nghề thủ công như làm đồ dùng bằng đồng bằng bạc, nghề thuộc da và lông thú, dệt, cất rượu và buôn bán. Lệ Giang là một thành phố cổ nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam Trung quốc, trên độ cao 2700 mét so với mực nước biển. Nơi đây được coi là một Venice thứ hai của thế giới bởi vẻ đẹp tráng lệ và cổ kính đậm nét châu Á.
 Tham gia chuyến du lịch đến thành phố cổ Lệ giang, du khách sẽ được thưởng thức nét văn hóa độc đáo trong những câu hát đối của người dân tộc Naci khi ánh đèn lồng được thắp sáng trong đêm, chiêm ngưỡng dãy núi tuyết Ngọc Long được bao phủ bởi lớp băng trắng xoá. Theo giới chuyên gia đánh giá, núi tuyết Ngọc Long là cả một bảo tàng băng và kho tàng thực vật.
 Thành cổ Lệ Giang là toà thành cổ tiêu biểu nhất được xây dựng từ cuối đời Nam Tống, cách nay hơn 800 năm lịch sử, mang đậm bản sắc dân tộc và được bảo tồn nhất Trung quốc. Lưng của thành tựa vào núi, mặt quay ra hồ nước. Nghe tên Lệ Giang, ai cũng ngỡ rằng đó sẽ là một con sông, nhưng thực tế không phải là một con sông nào, đó chỉ là những hệ thống kênh suối chạy quanh các dãy phố. Nước suối chảy từ núi tuyết Ngọc Long nên trong vắt đến lạ kỳ và làm mê mẫn đàn cá vàng quấn quýt bơi ngược dòng. Thành cổ như càng cổ kính hơn với 300 cây cầu đá cong cong bắc ngang qua những bờ kênh, những ngôi nhà gỗ lợp ngói đỏ, những con đường đá sạch bóng, những dãy nhà hàng có dây leo hồng lắt lẻo hoa, những dãy đèn lồng đỏ treo cao, những dãy hàng lưu niệm, những quán cà phê phong cách. Tất cả tạo nên một Lệ giang cổ kính đến lạ kỳ, đích thực được xem như “Thành phố Venice của Phương Đông”.
Cách thành cổ Lệ giang 20km về phía Tây Bắc là dãy núi Tuyết Ngọc Long với 12 ngọn núi. Ngọn núi chính cao 5.596 mét so với mực nước biển. Toàn bộ dãy núi này quanh năm tuyết phủ, du khách sẽ kinh ngạc thực sự trước vẻ đẹp hùng vĩ, đứng sừng sững giữa trời xanh, giống như một con bạch tuộc đang bơi trên sông Hằng nên nó có tên Ngọc Long. Từ độ cao 1000m bên bờ Kim Sa Giang, leo lên du khách sẽ bắt gặp những thảm thực vật của Á nhiệt đới và hàn đới. Những cây tùng, bách, vân xam, hồng xam, những giống hoa quý như sơn trà, bách hợp, báo xuân, mộc lan, các loại dược liệu quý hiếm như Đông trùng hạ thảo, tuyết trà, tuyết liên, ma hoàng, mộc hương. Từ 4500m trở lên là khu vực băng tuyết vĩnh cửu. Có thể nói núi tuyết Ngọc Long thực sự là một kho báu, trở thành một trong những khu bảo tồn của tỉnh Vân Nam.
Đến Lệ Giang, nếu du khách chưa thả mình vào không gian hè phố thì đích thực thì chưa phải đến Lệ giang, hãy thưởng thức hương vị vỉa hè của những quán ăn bếp lửa xì xèo tiếng dầu mỡ, những quầy hàng bán bánh tấp nập, những ly nước giải khát mát rượi của bà cụ ven đường. Những ông già trầm tư đánh cờ hay đọc sách sưởi nắng trên những chiếc ghế gỗ kê dọc bờ kênh, những anh chàng hippy tóc dài bụi bặm ngồi uống trà trên những tấm lông thú hay những sinh viên mỹ thuật say sưa bên giá vẽ. Tất cả những hình ảnh đó có lẽ cũng đã gây mê mẩn lòng du khách, hứa hẹn một ngày được trở về với thành cổ Lệ Giang.
 
Các phố xá trong thành cổ Lệ Giang đều giáp núi gần sông, dải đá màu đỏ, mùa mưa không ̣ lầy lội, mùa khô không bụi bặm, những hoa văn trên mặt đá nền đường trông tự nhiên và thanh nhã, rất hài hòa với môi trường của cả thành cổ này. Phố Tứ phương ở trung tâm thành cổ là phố cổ tiêu biểu của thành cổ Lệ Giang.
Trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành Lệ Giang, xây 354 chiếc cầu, khiến mật độ bình quân cứ một mét Km vuông ̀ có 93 chiếc. Hình dáng của rầm cầu rất đa dạng, những chiếc cầu nổi tiếng là cầu Tỏa Thúy, cầu Đại Thạch, cầu Nam Môn, cầu Mã Yên, cầu Nhân Thọ, đều được xây dựng vào thời nhà Minh và nhà Thanh . Trong đó cầu Đại Thạch cách phố Tứ Phương 100 mét là đặc sắc nhất.
 
 
Phủ họ Mộc trong thành Lệ Giang vốn là dinh thự họ Mộc thủ lĩnh thế tập của Lệ Giang, dinh thự được xây dựng vào thời nhà Nguyên < 1271 –1368 công nguyên >, năm 1998 sau khi được xây dựng lại, dinh thự này trở thành viện bảo tàng của thành cổ. Dinh thự họ Mộc rộng 46 mẫu, trong dinh thự có 162 gian nhà lớn nhỏ. Trong dinh thự treo 11 tấm biển do các đời vua ban tặng, phản ánh lịch sử hưng thịnh của gia tộc họ Mộc.
Ngôi lầu Ngũ Phượng của chùa Phúc Quốc được xây dựng vào năm thứ 29 Vạn Lịch đời nhà Minh , lầu này cao 20 mét. Do hình dáng bên ngoài của nó trông như năm con phượng hoàng từ xa bay đến, cho nên được gọi là “lầu Ngũ Phượng”, trên trần nhà trong lầu vẽ nhiều đồ án tinh sảo đẹp mắt. Lầu Ngũ Phượng đã tập hợp phong cách kiến trúc của các dân tộc Hán, Tạng và Na-xi, là của cải quý hiếm, tiêu biểu điển hình trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc.
Cụm kiến trúc cư dân Bạch Sa cách thành cổ Lệ Giang 8 Km về phía Bắc, nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của khu vực Lệ Giang thời nhà Tống đến thời nhà Nguyên . Cụm kiến trúc này phân bố trên trục chính của tuyến từ nam đến bắc, trung tâm là quảng trường hình thang, một dòng suối từ phía bắc chảy qua quảng trường, bốn đường phố từ quảng trường tỏa ra bốn phương, mang đậm phong cách của địa phương. Sự hình thành và phát triển của cụm kiến trúc cư dân Bạch Sa đã đặt nền tảng cho bố cục của thành cổ Lệ Giang.
Cụm kiến trúc nhà ở tại Thúc Hà cách thành cổ Lệ Giang bốn Km về phía tây bắc, thị trấn nhỏ bên cạnh thành cổ, những ngôi nhà của cụm kiến trúc này cao thấp khác nhau, bố cục của nó giống phố Tứ Phương. Dòng sông Thanh Long chảy xuyên qua giữa cụm kiến trúc này, cầu Thanh Long xây vào thời nhà Nguyên < 1368 –1644 công nguyên> bắc qua sông, cầu Thanh Long là cây cầu lớn nhất trong địa phận Lệ Giang.
Thành cổ Lệ Giang có lịch sử lâu đời, chất phác tự nhiên.  Bố cục của thành cổ này nhấp nhô ngay ngắn, vừa mang bộ mặt của thành phố núi, lại có dáng dấp của thị trấn nhiều hồ ao. Cư dân Lệ Giang hoà nhập tinh hoa của các dân tộc Hán, Bạch, Di, Tạng, lại mang phong cách độc đáo của dân tộc Na-xi, là di sản quan trọng và hiếm hoi để nghiên cứu lịch sử kiến trúc và lịch sử văn hóa của Trung Quốc. Thành cổ Lệ Giang bao dung nền văn hóa truyền thống dân tộc phong phú, tập chung thể hiện sự hưng thịnh và phát triển của dân tộc Na-xi, là tài liệu lịch sử quan trọng để nghiên cứu sự phát triển của văn hóa loài người.
Thành cổ Lệ Giang là một thành phố lịch sử văn hóa nổi tiếng có giá trị tổng hợp và giá trị chỉnh thể tương đối cao, thành cổ tập trung thể hiện nền văn hóa và lịch sử của bản xứ cũng như phong cách tập tục của dân tộc, thể hiện đặc trưng bản chất tiến bộ xã hội hồi bấy giờ. Không gian thành phố như lưu động, hệ thống sông ngòi tràn đầy sức sống, cụm kiến trúc có phong cách thống nhất, kiến trúc nhà ở có kích thước phù hợp, môi trường không gian gần gũi dễ chịu và nội dung nghệ thuật dân tộc mang phong cách độc đáo, đã khiến thành cổ Lệ Giang trở thành thành phố lịch sử văn hóa nổi tiếng. Đặc trưng đáng quý của kiến trúc thành cổ ở chỗ tôn sùng vẻ tự nhiên, yêu cầu hiệu quả thực tế, thích ngay thẳng, sành về bao dung đã càng thể hiện tinh thần sáng tạo và ý nghĩa tiến bộ của loài người vốn có trong kiến trúc đô thị trước điều kiện lịch sử đặc biệt. Thành cổ Lệ Giang là nơi cư trú tập trung truyền thống của các đân tộc thiểu số mang ý nghĩa quan trọng. Sự tồn tại của thành cổ này sẽ cung cấp tài liệu lịch sử quý giá cho việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc thành phố của loài người cũng như lịch sử phát triển dân tộc của loài người, là di sản văn hóa quý giá, là kho tàng rạng rỡ của Trung Quốc thậm chí của thế giới, phù hợp với lý do gia nhập “Danh mục di sản thế giới”.
 
 
Thành cổ Lệ Giang vừa có vẻ đẹp thiên nhiên, lại có vẻ đẹp nhân công, là một khối thống nhất giữa nghệ thuật với kinh tế, thành cổ này được đưa vào danh mục “Di sản thế giới” tháng 12 năm 1997. Ủy ban Di sản thế giới đã có sự đánh giá rằng: thành cổ Lệ Giang đã dung hoà khéo léo giữa kinh tế và trọng điểm chiến lược với địa thế mấp mô, đã bảo tồn và tái hiện bộ mặt cổ xưa của thành cổ một cách chân thật và hoàn mỹ. Các kiến trúc của thành cổ Lệ Giang đã trải qua thử thách của vô số triều đại, trải qua nhiều cuộc bể dâu, đã dung hòa màu sắc văn hóa của các dân tộc cho nên nổi tiếng gần xa. Lệ Giang còn có hệ thống sông ngòi cổ xưa, chúng chảy ngang dọc qua thành cổ, thật là khéo léo và độc đáo, đến nay những sông ngòi này vẫn phát huy vai trò có hiệu quả.
14.Thừa Đức nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hà Bắc, cách Thủ đô Bắc Kinh khoảng 230 km, là một thành phố nhỏ cổ kính - từng là thắng cảnh nghỉ mát của vua chúa triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Năm 1994, Sơn Trang nghỉ mát và các chùa chiền xung quanh Thừa Đức đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Thành phố hoài cổ và thư thái trong màu xanh của những mái ngói rêu phong và những hàng cổ thụ rậm tán thu hút đông đảo du khách.
Xưa kia, Thừa Đức là một thị trấn có tên là Nhiệt Hà. Nó chỉ trở nên nổi tiếng khi vua Khang Hy nhà Thanh đi thị sát miền Bắc phát hiện vùng đất này có thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa và đã chọn để xây dựng cung điện và lâm viên nghỉ mát trong mùa hè. Từ đó, cứ đến mùa hè, các vị vua nhà Thanh lại đến Thừa Đức để tránh cái nắng nóng khó chịu ở Bắc Kinh. Chính vì thế, dưới triều đại Mãn Thanh, Thừa Đức đã trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa quan trọng sau kinh đô Bắc Kinh.
Sơn Trang nghỉ mát ở Thừa Đức được xây dựng trong 90 năm (từ 1703-1792) qua 3 đời vua: Khang Hy, Ung Chính và Càn Long trên một khu vực rộng 5, 64 triệu mét vuông với bức tường thành uốn lượn bao quanh dài hơn 10 km. Sơn Trang là một Lâm Viên Hoàng Gia lớn nhất thế giới được chia làm 4 khu vực chính: cung điện, ao hồ, đồng bằng và núi đồi. Khu cung điện gồm những lâu đài nằm ở phía Nam của Sơn Trang. Khu vực này đã trở thành Viện bảo tàng Hoàng gia và là nơi lưu giữ những truyền thuyết về các vị hoàng đế đời Thanh.
Khu ao hồ có diện tích 496.000 mét vuông, với các bờ đê và đảo nhỏ chia khu này ra làm 8 hồ với kích thước khác nhau. Khu đồng bằng nằm dưới chân núi rộng 607.000 mét vuông với ba khu: phía Đông có một khu vườn cây cối rậm rạp gọi là Vườn Vạn Thụ- nơi các vị vua thường có các buổi dạ yến, thưởng thức pháo hoa, ca múa nhạc; phía Tây có đồng cỏ làm nơi đua ngựa; phía Bắc có nhiều chùa chiền. Khu núi đồi rộng lớn nhất với diện tích 4, 435 triệu mét vuông có hàng trăm lâu đài, đình miếu nằm rải rác trên các sườn núi và thung lũng. Sơn Trang là nơi ăn nghỉ, xử lý công việc và tổ chức các đại lễ, hội kiến sứ thần các nước của các vị hoàng đế nhà Thanh. Ngày nay, du khách đến đây sẽ được xem những nghệ sĩ mặc trang phục vua chúa và biểu diễn những sự tích về các vị vua.
http://img.cits.net/images/2011/7/20/11111111b43bfde4-7.jpgNằm ở phía Đông Bắc của Sơn Trang nghỉ mát là 8 ngôi chùa lớn (hay còn gọi là Ngoại Bát Miếu) vây quanh Sơn Trang như 8 vì tinh tú vây lấy mặt trăng - biểu tượng cho sự đoàn kết và mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trong lãnh thổ Trung Hoa. Các ngôi chùa lộng lẫy có sự kết hợp giữa lối kiến trúc của người Hán và người Tây Tạng. Ngôi chùa Phật lớn và đẹp nhất trong số 8 ngôi chùa ở đây là Putuo Zongcheng - được xây dựng vào năm 1767-1771 để mừng thọ lục tuần của vua Càn Long.
Putuo Zongcheng theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là “cung điện Polata”, vì được xây dựng mô phỏng theo cung điện Polata ở Tây Tạng. Chùa Putuo Zongcheng là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên rộng 220.000 mét vuông, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc của người Hán và người Tây Tạng. Cổng vào ngôi chùa là một tòa tháp theo kiến trúc Tây Tạng, được xây bằng gạch trắng có 3 cửa vào hình cung với phần mái theo kiến trúc của người Trung Hoa. Trước cửa là một cặp sư tử đá đặt ngồi. Bên trong cổng vào là một ngôi đình có 3 tấm bia bằng đá khắc thủ bút của vua Càn Long. Một trong ba tấm bia ghi lại lý do và tiến trình của việc xây ngôi chùa. Phía Bắc của ngôi đình là một tháp màu trắng, được xây theo lối kiến trúc của người Tây Tạng, có 5 tháp nhỏ Lama trên đỉnh với 5 màu: đen, trắng, vàng, xanh và đỏ - đại diện cho 5 giáo phái khác nhau.
Phần chính của chùa Putuo Zongcheng là những tòa kiến trúc nằm kề nhau có màu đỏ và trắng. Tòa tháp lớn với những bức tường đỏ nằm ở giữa gọi là “tháp đỏ”, “tháp trắng” với các bức tường màu trắng nằm ở phía Tây và Đông. Tòa tháp đỏ gồm 5 tầng, nằm ở phần cuối và cao nhất trong quần thể kiến trúc này trông rất hùng vĩ. Trước tòa tháp đỏ có 6 hốc tường đặt 6 bức tượng Phật. Bên trong tòa tháp, bốn bức tường của mỗi tầng đều có những hốc tường nhỏ đặt những bức tượng Phật bằng gỗ mạ vàng. Có hơn 1.000 bức tượng Phật lớn nhỏ đặt trong các hốc tường. Những tòa tháp trắng thường là nơi ở của các vị sư sãi. Không chỉ là nơi thờ cúng Phật và tổ chức lễ hội, chùa Putuo Zongcheng còn là nơi các hoàng đế tổ chức các buổi gặp gỡ với các sứ thần. Chùa trưng bày rất nhiều đồ tạo tác như tượng, đồ vật bằng gốm sứ, các vật tôn giáo của người Tây Tạng... Ngày nay, chùa Putuo Zongcheng là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa chính của người dân địa phương.
Cạnh đó có chùa Phổ Ninh ở phía Bắc của Sơn Trang. Chùa được xây dựng vào năm 1775 mô phỏng theo kiến trúc của một ngôi chùa Tây Tạng kết hợp nét kiến trúc của Trung Hoa, Ấn Độ. Chùa nổi tiếng với bức tượng Phật ngàn tay, ngàn mắt chạm khắc bằng gỗ tùng, bách, linh sam... cao lớn nhất thế giới. Tượng Phật cao hơn 22 mét, nặng 110 tấn.Thừa Đức còn sở hữu một đoạn trường thành hùng vĩ nhất của dãy Vạn Lý Trường Thành: đoạn Kim Sơn Lĩnh. Đoạn trường thành này được bảo tồn khá nguyên vẹn. Du khách sẽ nhìn thấy những viên gạch xây tường có khắc văn tự từ thời xa xưa, những tháp canh có hình dáng kỳ dị và hướng tầm mắt ra xa ngắm núi non trùng điệp và trường thành vươn xa hun hút.Thừa Đức còn có đồng cỏ Mộc Lan - bãi săn bắn của hoàng gia lớn nhất thế giới. Mùa hè thời tiết mát mẻ, du khách có thể cưỡi ngựa, tìm nấm, chơi trượt trên cỏ. Mùa đông đồng cỏ là nơi tuyệt vời để săn bắn và trượt tuyết.Nằm giữa Bắc Kinh và miền thảo nguyên, Thừa Đức của hoàng đế nhà Thanh là thắng cảnh nghỉ mát của vua chúa triều đại cuối cùng của Trung Quốc nằm ở tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh 230 km. Thừa Đức có núi non bao bọc bốn bề, mùa đông ấm và mùa hè mát. Nơi đây có một đoạn trường thành đẹp nhất còn khá nguyên vẹn là trường thành Kim Sơn Lĩnh. Tuy chưa được tu sửa nhưng đoạn trường thành này là di tích lịch sử của nhiều thời đại với những văn tự được điêu khắc trên từng viên gạch suốt tường thành. Thừa Đức hiện phát triển rất nhanh, nhất là du lịch. Dân Thừa Đức rất hiếu khách, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hoàn thiện gồm 30 khách sạn 3 sao, hệ thống lữ hành, nhà hàng, khách sạn đáp ứng được yêu cầu khách. Năm 2006, Thừa Đức đón được 8 triệu khách, trong đó có 180.000 khách quốc tế.
ảnh
Đến Thừa Đức chúng tôi thật sự bị thu hút bởi cảnh thiên nhiên hữu tình của Sơn Trang Thừa Đức. Đây là một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng đặc sắc, đánh dấu sự thành công của nghệ thuật lâm viên truyền thống của Trung Quốc, được công nhận là di sản văn hóa thế giới với 12 ngôi chùa hoàng gia ở xung quanh khu vực này. Được xây dựng gần 90 năm, từ đời vua Khang Hy trên khuôn viên trên 8 ha, gấp đôi Di Hòa Viên, Sơn Trang Thừa Đức mô phỏng theo phong cảnh thiên nhiên của những cảnh đẹp nhất Trung Quốc như Giang Nam, Hàng Châu, Tô Châu, Triết Giang... Đây là nơi các hoàng đế nhà Thanh đến nghỉ ngơi, tránh nóng trong mùa hè, vì phong cảnh ở đây thay đổi theo 4 mùa. Rời Sơn Trang Thừa Đức, chùa Phổ Ninh lại tiếp tục làm chúng tôi ngẩn ngơ với 250 năm lịch sử, có kiến trúc độc đáo pha trộn giữa Hán và Tây Tạng, được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong chùa còn lưu giữ tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay bằng gỗ sơn vàng, nặng 110 tấn, cao 22,8 m, chu vi 15 m; xung quanh là 1.090 pho tượng Phật nhỏ.
15. Hạ cung
Hạ cung, cách Bắc Kinh 10 km về phía tây bắc, trước kia là nơi nghỉ mát của các hoàng đế nhà Thanh, bây giờ trở thành khu công viên. Đây là khu vườn hoàng gia nổi tiếng với cảnh đẹp tự nhiên đầy hấp dẫn và kiến trúc hùng vĩ của nó.
Việc xây dựng Hạ cung bắt đầu vào năm 1750. Sau 15 năm và tốn gần một phần bảy ngân khố, Vườn Quang Vũ đã hoàn thành như một bằng chứng cho những thành tựu về khoa học, kỹ thuật Trung Quốc. Năm 1860, khu vườn hoàng gia rộng lớn này cùng với Viện Viên Minh đã bị liên quân Anh - Pháp đốt cháy. Năm 1888, Hoàng đế Quang Tự đã cho xây dựng lại khu vườn và đổi tên thành Hạ cung. Với khung cảnh rộng lớn và giá trị văn hoá mang trong mình, Hạ cung trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới.
Mang kiểu cách trang trí vườn độc đáo, tập trung nhiều ngôi nhà cổ, đây thực sự là một viện bảo tàng những khu vườn truyền thống Trung Quốc. Toàn bộ khu vườn rộng tới 290 hecta nhưng có bốn phần năm diện tích là hồ. Khu nhà chính của Hạ cung là Đình Trầm Hương nằm trên đồi Trường Thọ. Đình cao 40 mét, có tám mặt với bốn tầng mái. Đây là thể hiện của phong cách kiến trúc mỹ lệ nhất Trung Hoa thời cổ.
Dọc theo sườn đồi, hồ nước đến đỉnh, được trang hoàng một cổng vòm, Đình Xua Mây, Đình Sáng Tâm, Nhà Hương Phật và Đền Biển Ngẫm. Đứng trên đỉnh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp tuyệt mỹ của những ngôi nhà với đủ kích cỡ, kiểu dáng khác nhau ở phía dưới, mái vàng lấp lánh dưới ánh mặt trời, cũng như cảm nhận được sự tĩnh lặng trên hồ Côn Minh rộng lớn, điểm xuyết một vài con thuyền phía xa.
Một trong những nét quyến rũ nhất của khu vườn này là Trường Hiên với tổng chiều dài 728 m, bao quanh đồi Trường Thọ. Từ xa, lối đi này trông như một chiếc khăn lụa nhẹ nhàng bao lấy khu đồi. Đứng ở đây, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hồ Côn Minh lấp lánh dưới anh mặt trời ở ngay phía dưới. Ngoài ra, trên hơn 8000 xà ngang nâng đỡ mái của lối đi còn có những bức tranh miêu tả cảnh đẹp và các câu chuyện lịch sử về đất nước, con người Trung Quốc.
Hạ cung tập trung những nét đẹp nhất của phong cách kiến trúc vườn Trung Quốc. Phía đông, nhà và đình được nối với nhau bởi các lan can tạo thành một tổng thể. Phía nam, một con đập với hai hàng liễu chạy xuyên qua hồ, mô phỏng khung cảnh Tây Hồ ở Hàng Châu. Trên bờ dốc phía bắc đồi là những cấu trúc theo kiểu tu viện Tây Tạng. Chạy dọc theo mé nước ở phía sau đồi, phố Tô Châu san sát những cửa hàng, được đặt theo tên của một thành phố buôn bán gần Thượng Hải. Những cửa hàng này được xây bằng gạch và ngói màu xanh xám, tạo nên một hương vị bình dân trong khu vườn hoàng gia sang trọng.
16. Hàng Châu: 
http://www.dulich8.com/Upload/Tour/29-to-chau-tq.jpg
Tây Hồ ở Hàng Châu được ví là thiên đường hạ giới. Đây vẫn là địa điểm du lịch miễn phí, trừ một số đền đài trong khu bảo tồn.Đến thăm Hàng Châu bạn nhớ ghé thăm nơi không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp thơ mộng mà còn nổi tiếng về cái tích nàng Tây Thi hóa thân: Tây Hồ.

hangchau
Tây Hồ nằm ở Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang thuộc miền đông Trung Quốc, dài 3,3km, rộng 2,8km. Diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3km², phong cảnh tuyệt đẹp nên thơ ấy là nguồn cảm xúc bất tận trong thi ca Trung Quốc.
Thành phố Hàng Châu là thành phố làm say mê con người nhất thế giới không chỉ bởi sự  quyến rũ, mà dân gian còn tương truyền chính hồ nước này do nàng Tây Thi - một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc hóa thân thành.

hangchau_2

Tây Hồ được bình bầu là một trong 5 hồ đẹp nhất Trung Quốc trên các tiêu chí về thiên nhiên, vẻ đẹp, sạch, sự đa dạng các loài và tính độc đáo về văn hóa.
Tây Hồ bị ngăn cách bởi ba con đê ngăn là đê Tô, đê Bạch và đê Dương Công, chia thành 5 hồ nhỏ gọi là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ. Ngọn núi thấp (đồi Cô Sơn) ở giữa hồ chiếm diện tích khoảng 200.000m². Ngoài ra hồ còn có  3 đảo là Hồ Tâm Đình, Tiểu Doanh Châu, Nguyễn Công Đôn.
hangchau_3

Giữa thời nhà Đường, nhà thơ Bạch Cư Dị đã tới Hàng Châu làm thứ sử. Ông đã cho đắp lại đê và xây đập ngăn nước ở Tây Hồ, đắp đường nối liền Đoạn Kiều với Cô Sơn, để thuận tiện cho việc đi bộ, thay vì phụ thuộc vào thuyền, giúp đời sống nhân dân Hàng Châu được cải thiện. Ông cho trồng những cây đào và liễu dọc theo đê, khiến Tây Hồ càng thêm vẻ êm đềm, thơ mộng. Con đường đắp cao này sau này được gọi là đê Bạch để ghi nhớ công ơn của ông.

hangchau_4
Đến thời nhà Tống, nhà thơ Tô Đông Pha (Tô Thức) cũng đã đến Hàng Châu làm thứ sử. Khi đó đang lúc hạn hán, rong rêu dưới đáy hồ lại phát triển mạnh cản trở các đường dẫn tưới tiêu. Tô Thức cho nạo vét hồ và dùng bùn rác đắp thành một con đường theo kiểu đê Bạch, nhưng rộng hơn và dài gần gấp 3 lần, rồi cho trồng liễu dọc theo các bờ đất. Con đường này sau cũng được đặt là đê Tô, trở thành một trong những cảnh đẹp nằm ở phía nam của Tây Hồ, đầu Nam xuất phát từ Hoa Cảng Quan Ngư, đầu Bắc tiếp giáp với Khúc viện Phong Hà. Có 6 chiếc cầu dọc theo chiều dài 2,6km của đê là: Ánh Pha, Tỏa Lan, Vọng Sơn, Áp Đê, Đông Phố, Khoa Hồng.

hangchau_5
Hai con đê này giống như hai vành đai màu xanh nổi trên hồ, đi trên đê có thể ngắm cảnh hoa nở rực rỡ, tươi thắm quanh hồ, xa xa là núi xanh soi bóng dòng nước trong, phong cảnh thay đổi theo từng bước chân đi.
hangchau_6

Hồ Tây nổi tiếng bởi vẻ đẹp mê hoặc lòng người, kết hợp giữa phong cảnh thiên nhiên và nhân tạo, với những cây cầu, những nhà thủy tạ thanh nhã, nằm lọt giữa những ngọn đồi, thường được gọi là “Tây Hồ thập cảnh”. Mỗi cảnh này đều được đánh dấu bằng bia với tên gọi được hoàng đế Càn Long nhà Thanh viết theo kiểu thư pháp.

hangchau_7

Tây Hồ bốn mùa đều đẹp, như viên ngọc quý của thành phố Hàng Châu. Bởi vậy nhà thơ Tô Đông Pha đã từng nói: “Hàng Châu có Tây Hồ cũng giống như con người có khuôn mặt… Hàng Châu không có Tây Hồ cũng như người ta mất đi khuôn mặt vậy”.

hangchau_8
Sự tích nàng Tây Thi
Tây Thi là một trong Tứ đại mĩ nhân Trung Quốc, có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, người con gái đó đã có công lớn trong việc giúp Phạm Lãi, Văn Chủng và Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.
hangchau_9
Tây Thi là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt cổ. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi. Tương truyền khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông.
hangchau_10

Trong trận đánh quyết tử với Ngô, do không nghe lời can gián của Văn Chủng và Phạm Lãi nên vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận, bị bên Ngô buộc vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin. Câu Tiễn quyết chí trả thù, Văn Chủng trước khi Câu Tiễn sang Ngô đã hiến cho vua 7 kế, trong đó có một kế là "Mĩ nhân kế" - dâng người đẹp mê hoặc vua Ngô. Trong vòng nửa năm, Câu Tiễn tuyển được 2000 mĩ nữ, trong đó có hai người đẹp nhất là Tây Thi và Trịnh Đán.
Nam Cung Bắc tả Tây Thi qua con mắt của Câu Tiễn và Phạm Lãi:
Câu Tiễn bắt gặp ngay đôi mắt trong suốt như dòng suối lạnh, lòng đen đen tuyền óng ánh phát hào quang, thoáng chốc như hớp hồn nhà vuaTây Thi như một đóa hoa còn chớm nụ hàm tiếu, bao nhiêu nét tươi trẻ thanh xuân dường như ẩn hiện trong góc mắt đuôi mày. Mắt nàng trong suốt, mày nàng phương phi, miệng nàng chúm chím, đường nét tạo thành nàng dường như là ảo tưởng.Cái đẹp của Tây Thi như lóe hào quang, như thái dương.
Có nhiều chuyện đã được dựng thành phim kể về mối tình Tây Thi - Phạm Lãi, Tây Thi - Phù Sai.

hangchau_11

Khi lựa chọn Tây Thị và Trịnh Đán đưa sang Ngô, lúc ấy Phạm Lãi và Câu Tiễn chưa hề biết mặt nàng. Nhưng khi qua đến xứ người, Tây Thi bí mật liên lạc với hai người này, đồng thời lo lót cho Bá Hi vốn là nịnh thần của Ngô vương Phù Sai để y nói giúp Phù Sai nhằm giảm bớt cực nhọc cho Câu Tiễn.
Công lao của Tây Thi ở nước Ngô rất lớn, mặc dù nàng và Phạm Lãi lúc ấy đã phải lòng nhau, nhưng không hề bộc lộ ra mặt mà âm thầm giúp sức cho Câu Tiễn vốn đang nhịn nhục tìm cách trả thù. Ngô Phù Sai bắt vợ chồng Câu Tiễn phải làm cỏ mộ, mặc áo vải xấu, mỗi ngày chỉ ăn một chén cơm hẩm. Tây Thi và Phạm Lãi cũng âm thầm cấu kết với Bá Hi trợ cấp thêm một số lương thực cho vợ chồng Câu Tiễn khỏi chết đói.
Có giả thuyết cho rằng, sau khi diệt được Ngô vương Phù Sai, vợ của Việt vương Câu Tiễn sợ rằng sắc đẹp của Tây Thi sẽ lôi cuốn Câu Tiễn nên tìm kế giết. Phạm Lãi biết chuyện đã dắt Tây Thi bỏ đi trốn vào Ngũ Hồ. Theo như cuốn Tây Thi do Lợi Bảo viết thì Tây Thi đã tự sát trong Ngũ Hồ và sau đó Phạm Lãi hối hận vì đã giúp Câu Tiễn, ông đã khóc tới chảy máu mắt.

hangchau_12

Phù Sai là một vị vua anh hùng, nhưng từ khi Tây Thi xuất hiện thì lại lơi lỏng việc nước, bỏ bê chính sự. Tây Thi theo kế của Văn Chủng ra sức mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm cùng nàng chìm đắm trong xa hoa, hưởng lạc, dần dần mất hết ý chí. Bởi chỉ khi nước Ngô suy yếu thì Việt mới có cơ hội phục thù.
Tuy nhiên, việc Phù Sai cho Câu Tiễn về nước phần lớn đều do Tây Thi tác động. Trong một đêm trà dư tửu hậu, Tây Thi sau khi hết lời ca ngợi Phù Sai rồi chuyển qua phỉ báng vua của mình. Nàng khuyên Phù Sai nên tha cho Câu Tiễn vì nhìn vợ chồng ông vua này đã ở dưới đáy bùn của sự sỉ nhục, không còn khí thế của vua chúa nữa. "Ngài đối xử tệ bạc với họ chẳng khác nào để cho quần hùng trong thiên hạ chê cười". Sau nhiều lần suy nghĩ, bỏ mặc ngoài tai lời can ngăn của Ngũ Tử Tư, Phù Sai thả vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi về nước Việt.

hangchau_13

Vì vậy trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt thì nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc nước Việt. Tuy vậy nhưng sau khi sống với Phù Sai lâu năm, từ từ đã dần dần yêu Phù Sai thật sự. Tây Thi đã cùng Ngũ Từ Tư, người chống đối Tây Thi khi Tây Thi mới vào cung nhưng sau này đã nể nàng vì văn chương uy bác và có lòng thành thật sự với nhà vua, khuyên nhà vua không nên đánh Tề. Nhưng lúc này Phù Sai đã tín nhiệm Câu Tiễn cộng với lòng mơ tưởng làm bá chủ thiên hạ nên đã ra quân đánh Tề, làm hao tổn nhân lực, thực phẩm, người người chết... Trong khi đó Câu Tiễn thừa cơ hội đánh úp và đã chiến thắng chiếm được Ngô.
Sau khi Tây Thi qua đời hay biến mất. Người ta đã dùng Tây Hồ để tưởng nhớ nàng. Tây Hồ còn gọi là Tây Tử Hồ. Vì nhiều người cho rằng nơi đây là nơi vong hồn của nàng vẫn còn tồn tại.
17. Tây An: là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hánnhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại.
Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường An (tiếng Hoa phồn thể: 長安; tiếng Hoa giản thể: 长安; pinyin: Cháng'ān; có nghĩa là "muôn đời bình yên").
Tây An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất trong khu vực miền Trung đến Đông Bắc và xếp thứ 10 trong các thành phố lớn nhất Trung Quốc.  
http://www.hptravel.com.vn/upload/images/place_091007104541.jpgTháp Đại Nhạn (大雁塔) cao 64 m dùng để chứa bản dịch Kinh phật của Đường Tăng Tam Tạng 
http://wicon.org/img/1.jpgTháp chuông và tường thành của Tràng An.Đến Tây An, phải thấy đội quân đất nung của Tần Thuỷ Hoàng gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng, cung điện Dương Quý Phi (Hoa Thanh Trì),  
Trường Thành Tây An: Một trong hai thành cổ duy nhất còn sót lại tại Trung Quốc. Tây An đã từng được trùng tu và dễ dàng đi lại chỉ với khoảng 5 vòng xe đạp. Bạn có thể thuê xe đạp ở ngay cửa ngõ Nam Môn hay Đông Môn và đem lại trả ngay địa điểm cũ. Nếu muốn đi bộ mất khoảng 3 tiếng.
Bảo tàng thủ phủ Thiểm Tây: Bảo tàng có những bộ sưu tập các tạo tác thu thập được từ khắp các địa phương trong tỉnh, bao trùm lịch sử từ thời đại đồ đá mới đến nhà Thanh. 
Tây An Bi Lâm: Nằm bên trong thành phía Nam, sưu tập khoảng 2300 bàn thạch và bia mộ, là rừng bia lớn và cổ nhất Trung Quốc.
Tháp Đại Nhạn: Do vua Đường Cao Tông xây dựng năm 625 sau CN.
Tháp Tiểu Nhạn: Hoàn thành năm 709 sau CN. Bạn phải mua vé tham quan trọn gói cùng bảo tàng
Cổ lầu — Nằm ngay trung tâm Tây An và Chung lầu nằm ở phía Đông Bắc trong khu Hồi Dân Nhai.
Bát Chân Tự - Đằng sau Cổ lầu, kết hợp hoàn hảo kiến trúc đạo Hồi và Trung Hoa. Hồi Dân Nhai bao quanh là khu ở của người đạo Hồi.
Bát Tiên Cung: Một ngôi đền đạo Lão xây dựng thờ Bát Tiên, có Bát Tiên Kiều, cầu Bát Tiên.
Binh Mã Dõng (đội quân đất nung) — là một quần thể tượng người, ngựa bằng đất nung gần Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đội quân đất nung được phát hiện năm 1974 gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc. Đội quân đất nung được chôn theo Tần Thủy Hoàng của nhà Tần, trong thời gian 210-209 trước Công nguyên. Năm 1987 đã được UNESCO phong tặng Di sản thế giới.
Chùa Famen — Ngôi chùa này có bảo tháp 13 tầng cũng là nơi ở của các vị tăng sư. Tháng 8.1981 tháp bị ngã trong trận mưa lớn, để lộ ra hầm mộ đầy bảo vật thời Đường.
Hoa Thanh Trì – Do Đường Minh Hoàng xây dựng gần suối nước nóng dưới chân núi Ly Sơn để cho Dương quý Phi tắm.
Mậu Lăng: Lăng mộ Hán Vũ Đế, vua thứ 5 nhà Hán, có nhiều tượn chạm khắc rất đẹp.
Lăng Tần Thủy Hoàng: nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 50 km về phía Đông. Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật. Đầu tiên là đường hầm Binh mã dũng số 1. Các nhà khảo cổ ước lượng có đến 8000 tượng đất sét gồm có quan văn, quan võ, binh lính và ngựa. Năm 1994 tiếp tục khai quật đường hầm số 2. Đây được coi là "tinh hoa trong tinh hoa" của Binh mã dũng, chứa đựng trận thế kị binh và các cung thủ với các tư thế bắn tạo hình phong phú, tính nghệ thuật cao.
Tàn tích làng Banpo — Tàn tích ngôi làng có 6000 năm tuổi cùng những công cụ lao động, nơi làm gốm, khu chôn cất. 
Công viên quốc gia Thái Bình — Nằm cách thành phố Tây An 4km ở phía Bắc sườn núi Qingling.
Càn Lăng: Càn Lăng là lăng mộ mai táng nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến TQ trong hơn 2000 năm qua, nằm ở phía bắc sông Vị tỉnh Thiểm Tây miền tây TQ. Hoàng đế nhà Đường Lý Trị và hoàng đế nhà Chu Võ Tắc Thiên chôn trong mộ này, vừa đại diện hai triều hoàng đế, vừa là vợ chồng. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, cuộc đời của bà đầy huyền thoại, sau khi bà chết, người ta đặt một tấm bia đá lớn trước lăng bà, nhưng không có một chữ nào ghi trên bia đá, được gọi là “Vô tự bia”. Hiện nay, Càn Lăng đa
Pho tượng bằng bạch ngọc Dương Quý Phi

Lý Bạch đã từng ca ngợi vẻ đẹp của Dương Quý Phi đến độ hoa nhường nguyệt thẹn nhưng sự thật thì bà này vừa lùn, vừa mập !

Hoa Thanh Trì khung cảnh đẹp, với những khu vực liễu rũ, hồ nước, cung điện – là nơi nghỉ ngơi vui chơi giữa Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi








Các hồ tắm của Dương Quý Phi ngày xưa



Theo lịch sử ghi lại, Đường Minh Hoàng vốn là một vị vua rất tài hoa về nghệ thuật, thuở trẻ còn có tài thao lược, mấy chục năm đầu cầm quyền, ông đã đưa triều đại nhà Đường lên mức những triều đại sán lạn nhất trong các triều đại phong kiến Trung Hoa, cả về thi ca, nhạc, họa, kiến trúc. Tuy nhiên về già, ở tuổi ngoài 50, ông lại đam mê sắc đẹp của Dương Quý Phi nên ca hát đàn múa suốt ngày, bỏ bê việc nước, khiến dân chúng lầm than, quốc gia lụn bại. Cuối cùng ông bị phản tướng An Lộc Sơn rượt chạy vào đất Thục, triều thần cùng bôn tẩu với ông buộc tội Dương Quý Phi và anh em nàng thao túng gây nên thảm cảnh này. Không cứu nàng được, ông đành nuốt lệ để Dương Quý Phi treo cổ trên cành cây bằng một dải lụa trắng.




Bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng – người đã nối kết tường thành 6 nước để xây dựng nên Vạn Lý Trường Thành, một kỳ quan của thế giới.






Mộ Tần Thủy Hoàng được chôn dưới lòng đất một quả đồi cao 









Người ta cho rằng, hầm mộ thứ nhất có pho tượng 6000 binh mã, là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ thứ hai chứa khoảng pho 1400 tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa, đây được xem là đội cảnh binh, trên diện tích 19.659 m². Hầm mộ thứ ba là đội chỉ huy các cấp khác nhau và một xe tứ mã trên diện tích 1524 m² có 68 pho tượng.































Tượng Lưu Bang

Tượng Hạng Vũ
18.Nội Mông  là khu tự trị của người Mông Cổ, phía bắc Trung Quốc. Đất đai nơi đây đa phần là thảo nguyên, sa mạc. Thiên nhiên Nội Mông hùng vĩ với những cồn cát đổi màu theo từng giờ trong ngày, từ vàng sang bạc đến hồng...  Đến vùng đất này sẽ giúp bạn tiếp cận đời sống văn hóa đậm chất du mục. Bạn sẽ bắt gặp ngựa, cừu thong dong gặm cỏ trên thảo nguyên, tạo khung cảnh đẹp như tranh. Du khách sẽ có dịp phi ngựa, cỡi lạc đà, ngủ lều, thử bắn cung tên trên thảo nguyên, cưỡi lạc đà thong dong trên sa mạc Xiang Sha Wan (không khí mát mẻ, mùa đông có tuyết và phong cảnh đẹp)...http://vietrantour.com.vn/images/tour/noi-mong.jpg
Ngoài ra, bạn còn có thể thưởng thức các món đặc sản địa phương vào mùa hè với nhiều thức ăn chế biến từ sữa như sữa chua, pho mát tươi, kem, bơ hay xem biểu diễn đua ngựa, bắn tên, đánh vật..., đến trung tâm mua sắm Mông Lương mua các đặc sản địa phương như: đồ da, dao Mông Cổ, thịt bò khô, bánh sữa, khăn len Kasimia…
Sa mạc hùng vĩ.http://www.vietrantour.com.vn/images/news/noimong000.jpg
Du khách có thể ghé thăm những di tích nổi tiếng của vùng đất này như: chùa Đại Chiêu, thăm khu nhà tưởng niệm Thành Cát Tư Hãn - người sáng lập Đế chế Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập của Mông Cổ năm 1206. Từ tháng 6 đến đầu tháng 10 là khoảng thời gian lý tưởng để tham quan Nội Mông vì lúc này đồng cỏ xanh tươi, không khí mát mẻ.
19.Đảo Hải Nam (Trung Quốc) rộng trên 34.000 km2, dân số khoảng 8 triệu người. Hơn 2.000 năm trước đây từng có dấu chân của người Hán. Hiện nay, đây cũng là dân tộc có dân số đông nhất tại đảo. Thủ phủ Hải Nam là Hải Khẩu, trong khi đó Tam Á là thành phố du lịch với những resort được thiết kế đẹp, sang trọng, nhìn ra bãi biển đẹp. 
Du Lịch Đảo Hải Nam nổi tiếng với phong cảnh miền nhiệt đới, nơi có cảnh đẹp hoang sơ yên tĩnh, những bãi cát trải dài và bờ biển tràn ngập nắng ấm. Chính điều kiện thời tiết thuận lợi và vẻ đẹp trong lành đã khiến Hải Nam thường xuyên được chọn làm nơi diễn ra các cuộc thi hoa hậu lớn trên thế giới.
Hải Nam có một thảm động thực vật biển phong phú với hơn 2.000 loài hải sản, cây cối khác nhau. Hòn đảo xanh ngọc ngày càng được biết đến nhiều hơn qua những cuộc thi hoa hậu thế giới những năm 2004, 2005, 2007 và mới đây là hoa hậu thế giới 2010.
Với thế mạnh về du lịch biển với nhiều tuyến điểm tham quan, nghỉ dưỡng, hệ thống lưu trú đa dạng, các loại hình ẩm thực phong phú, cộng với sự kiện đăng cai tổ chức thi hoa hậu thế giới trong hai năm 2004 và 2005, Hải Nam đã nổi tiếng, trở thành điểm đến của du lịch trung quôc thu hút sự chú ý của du khách thế giới, trong đó có du khách Việt.
Khi đặt chân đến Hải Nam, những tuyến điểm bạn không thể bỏ qua là Thủy Thanh Bồ Ao, biển Ngọc Đại, Đệ Nhất Lầu... Nổi bật hơn cả là vịnh A Long - nơi được ví như Hawaii của phương Đông, với bãi biển đẹp, cát trắng phau.
Tiếp cận và tìm hiểu đời sống văn hóa của những người dân trên đảo cũng là một trong những trải nghiệm độc đáo của du khách. So với những thành phố du lịch khác của Trung Quốc như du lịch Bắc Kinh, du lịch Thượng Hải, du lịch Thâm Quyến, Quảng Châu, Hàng Châu, Tô Châu... thì mua sắm tại Hải Nam không đa dạng và phong phú bằng, nhưng cũng không làm du khách quá thất vọng nếu muốn mua những món quà lưu niệm.
Nếu bạn muốn thử tìm hiểu về địa điểm lưu trú tiêu chuẩn quốc tế 5 sao từng là đại bản doanh của mấy trăm bông hoa xinh đẹp nhất đến từ các quốc gia trên thế giới trong cuộc tranh tài sắc đẹp và trí tuệ trong hai lần thi hoa hậu thế giới, xin mời bạn làm thượng khách tại khu du lịch 5 sao Sheraton Sanya, với giá một đêm trung bình khoảng 150 USD.
Tour  Quảng Châu - Hải Nam, 5 ngày 4 đêm bạn có thể dễ dàng đi tour du lịch Đảo Hải Nam. Theo lịch trình đầu tiên sẽ đến sân bay Quảng Châu, sau đó nối chuyến bay đi Hải Nam. Có khoảng 1 ngày rưỡi để du khách khám phá thành phố Quảng Châu, nhưng điểm nhấn vẫn là đảo Hải Nam.
20. Cao nguyên Thanh Tạng: (gọi tắt trong tiếng Trung Quốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng) hay cao nguyên Tây Tạng (25~40 độ vĩ bắc, 74-104 độ kinh đông) là một vùng đất rộng lớn và cao nhất Trung Á cũng như thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như Ladakh tại Kashmir của Ấn Độ. Nó chiếm một khu vực với bề rộng và dài vào khoảng 1.000 và 2.500 cây số. Được mệnh danh là "mái nhà của thế giới", với diện tích khoảng 2,5 triệu kilômét vuông (khoảng 4 lần lớn hơn diện tích bang Texas hay nước Pháp) với những rặng núi cao nhất Trái Đất, như dãy Himalaya có đỉnh Everest là đỉnh cao nhất Thế giới.

Cao nguyên này hình thành từ sự va chạm của các mảng kiến tạo Ấn-ÚcÁ-Âu vào thời kỳ thuộc đại Tân sinh, cách đây khoảng 55 triệu năm, và quá trình này hiện vẫn còn tiếp diễn.
http://caonguyentaytang.com/wp-content/uploads/2011/08/taytang.jpgPhay nghịch của cao nguyên này được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi khí hậu, cũng như đến gió mùa châu Á.
Khu vực dãy núi Khả Khả Tây Lý là khu vực gần như không có dân cư, nằm ở phần tây bắc của cao nguyên này.
21.Tân Cương và Hắc Long Giang:



 
Mùa thu bắt đầu từ cuối tháng 8 với nhiệt độ 20 độ C. Núi Ngũ Hoa là điểm đến tuyệt vời để ngắm sắc màu cổ tích của mùa thu đến sớm. Trong rừng cây, bắt đầu xuất hiện màu vàng sẫm và chỉ vài ngày sau, lá phong đã chuyển sang màu đỏ rực. Màu đỏ pha lẫn với màu xanh của lá thông tạo nên cảnh đẹp thần tiên. Nghi Xuân có khu rừng thông nguyên sinh Hàn Quốc lớn nhất châu Á. Thêm vào đó, nơi đây còn có hơn 200 loại cây khác như bulo, cây đu... Tới Nghi Xuân, bạn được thưởng thức không khí trong lành và tắm trong nắng vàng mùa thu, lắng nghe muôn loài chim hót.
 
Mùa thu ở Moerdaoga cũng đến từ cuối tháng 8 với nhiệt độ từ 15 - 25 độ C. Moerdaoga thuộc thành phố Ergunac, phía bắc dãy núi Đại Hưng An. Nơi đây từng nổi tiếng với những cảnh quay ấn tượng trong bộ phim Dạ yến của đạo diễn Phùng Tiểu Cương. Công viên rừng Moerdaoga là công viên lớn nhất ở Trung Quốc và là nơi tuyệt vời nhất để ngắm lá phong. Ngoài ra, những loại cây khác như sồi, thông và bulo mang đến cho Moerdaoga mùa thu đầy sắc màu rực rỡ.
 
Cuối tháng 8, khi nhiệt độ ở Kanasi là khoảng 5 đến 15 độ C, sắc màu đã chuyển khác mỗi ngày. Phía bắc Kanasi là nơi đón thu sớm nhất ở Tân Cương. Trên núi Ataile, lá cây bulo bạc bắt đầu chuyển sang vàng trong khi cây thông cũng chuyển từ xanh sang vàng và đỏ. Nhiều nhiếp ảnh gia lặn lội tới đây ở khoảng 10 ngày để ghi lại cảnh chuyển màu thú vị.
Xem hình
 Thu đã bắt đầu sang ở nhiều miền quê và núi rừng Trung Quốc vào những ngày cuối tháng 8. Tới một số địa danh ở tỉnh Hắc Long Giang, Tân Cương hay Nội Mông, bạn sẽ được ngắm những khu rừng với sắc màu tuyệt đẹp khi lá cây chuyển sang màu vàng thẫm và đỏ rực
Nếu muốn đắm chìm hoàn toàn trong cảnh sắc và không khí mùa thu, bạn có thể tới Tân Cương, ghé thăm ngôi làng nhỏ Hòa Mộc, gần biên giới Mông Cổ, cách hồ Kansa 70 km. Những ngôi nhà gỗ nhỏ bé nằm bên cánh rừng cây chuyển màu vàng rực trong tiết thu lành lạnh, sương thu bảng lảng. Ảnh trên Sohu.
22.   Quảng Châu, Trung Quốc: thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, nằm trong đồng bằng châu thổ sông Châu Giang. Tên quốc tế của nó trước đây là Canton. Quảng Châu cách Hồng Kông khoảng 120 km về phía Tây Bắc. Theo số liệu của chính quyền thành phố, năm 2006, dân số thành phố vào khoảng 9.754.600 người.
http://dulichkynghi.com/wp-content/uploads/du-lich-quang-chau-gia-re.jpgNếu có dịp đến Quảng Châu, Trung Quốc, bạn nên thử một lần du lịch trên sông Châu Giang để ngắm nhìn vẻ đẹp lộng lẫy nơi đây. Vào buổi tối, những ánh đèn lấp lánh hai bên bờ hắt bóng xuống mặt nước tạo thành bức tranh rực rỡ tuyệt đẹp.Ngày nay, Quảng Châu vẫn là nơi “trên trời, dưới là hàng hoá”. Nhưng hàng hoá nước ngoài ở đây có vẻ vắng bóng bởi dường như tất cả mọi thứ đều được sản xuất ở nơi này. Bốn loại hoa quả ngon nổi tiếng vùng Lĩnh nam gồm: vải, cam, dứa, chuối tiêu. Ngoài ra, nơi đây còn là quê hương đu đủ, nhãn, khế quýt. Hoa tươi, rau xanh, thủy sản phẩm của Quảng Châu được bán rộng rãi trên toàn quốc và xuất khẩu. Quảng Châu còn có tên là “thành phố Hoa”, ở đây có hơn 60 giống hoa, từ hoa hồng, kim cát, dạ hương, mễ lan… nở rộ cả bốn mùa nhờ khí hậu thích hợp. Mộc miên được goị là “thị hoa” của thành phố Quảng Châu. Hàng năm, cứ đến mùa Xuân, du khách trên thế giới lại nghĩ về “thành phố HOA” như một điểm hẹn đầu tiên.
Ngày nay, Quảng Châu là thành phố du lịch nổi tiếng, có nhiều khách sạn 5 sao đúng tiêu chuẩn quốc tế. Đường phố Quảng Châu rộng rãi, hiếm khi bị kẹt xe tắc nghẻn lưu thông, có nhiều công viên và nhiều cây xanh tạo nên sự thoáng mát. Số lượng xe ô tồ bằng ngang với số lượng xe đạp lưu hành đồng thời trên đường, trong đó số lượng xe taxi khá lớn, được xem là phương tiện di chuyển của thị dân và du khách.
Các điểm tham quan ở thành phố Quảng Châu:
CiTic Plaza: là một nhà chọc trời cao 80 tầng ở Thiên Hà Khu thuộc Quảng Châu, Trung Quốc . Đây là công trình kiến trúc cao 391 m tính cả độ cao của hai chóp nhọn ăngten trên nóc. Hoàn thành vào năm 1997, đây là công trình kiến trúc bằng bê tông cao nhất thế giới. Hiện nay nó là tòa nhà chọc trời cao thứ 8 trên thế giới và là tòa nhà cao thứ 4 Trung Quốc.
Tòa nhà chọc trời cao thứ 8 trên thế giới
Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn: Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là “Quốc phụ Trung Hoa”. Nhà Tưởng Niệm Ông nằm ở trung tâm thành phố đối diện với tòa nhà của ủy ban Nhân Dân.
Công Viên Việt Tú: Là công viên lớn nhất thành phố với những thảm thực vật phong phú, những hồ nước thơ mộng, và đặc biệt là pho tượng Ngũ Dương được xây dựng năm 1926, làm bằng những khối đá hoa cương do dân chúng đóng góp. Cạnh công viên có lầu 5 tầng cao nhất thời đó – biểu tượng văn hóa của Quảng Châu.
Pho tượng Ngũ Dương được xây dựng năm 1926
Hoàng Hoa Cương: Đây là khu mộ liệt sỹ nằm trong khu vườn hoa và cây cảnh quanh năm xanh tươi được đan màu một cách tài tình.Nơi đây có mộ liệt sỹ Phạm Hồng Thái, người đã đặt bom định giết viên toàn quyền Đông Dương khi ông ta tới thăm Quảng Châu. Di hài của Phạm liệt sĩ khi mới hy sinh được mai táng ở chân núi Bạch Vân. Sau này Bác Hồ đưa về cải táng lại ở gần Hoàng Hoa Cương (trước cách mạng). Năm 1960, nhà nước Trung Quốc bốc mộ ông đưa về tập trung tại Công viên Hoàng Hoa Cương.
Nơi đây có mộ liệt sỹ Phạm Hồng Thái
Vườn Bảo Mặc ( Vườn Bao Công): là một trong những danh thắng nổi tiếng nhất ở Phiên Ngung, cách Quảng Châu không xa. Vườn được xây dựng từ cuối đời nhà Thanh và những năm đầu tiên của chế độ Cộng hòa Trung Hoa. Ngày nay vườn Bảo Mặc là một tổng thể kiến trúc và cảnh quan đa dạng và phong phú trong một khu du lịch sinh thái kết hợp được đầy đủ và hài hòa các yếu tố kiến trúc, vườn cảnh, đồi, hồ nước và cầu đá. Nơi đây được đánh giá là danh thắng bậc nhất của Thành Phố Quảng Châu .
23.Thị trấn cổ ở Chiết Giang
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120531-152746-4-thitran4-5c866.jpegNam Tầm, ở thành phố Hồ Châu là thị trấn văn hóa và lịch sử nổi tiếng ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc với 700 năm tuổi. Nơi đây vẫn lưu giữ những kiến trúc cổ xưa như nhà mái ngói nâu, cầu gỗ và những chiếc thuyền kiểu cũ trôi lững lờ trên con kênh thơ mộng(Ảnh trên China.org.)
Thị trấn cổ ở Chiết Giang
Thị trấn cổ ở Chiết Giang
Thị trấn cổ ở Chiết Giang
Thị trấn cổ ở Chiết Giang
Thị trấn cổ ở Chiết Giang
Thị trấn cổ ở Chiết Giang

Thị trấn cổ ở Chiết Giang
Thị trấn cổ ở Chiết Giang
Thị trấn cổ ở Chiết Giang
Thị trấn cổ ở Chiết Giang
Thị trấn cổ ở Chiết Giang
Thị trấn cổ ở Chiết Giang

Thị trấn cổ ở Chiết Giang

Thị trấn cổ ở Chiết Giang
24. Đảo Quất Tử, Changsha, Hồ Nam, trên dòng Tương giang.

  Công viên tuyệt đẹp này mở cửa miễn phí từ tháng 4/2009.
25.Biển Ngân than, Bắc Hải, Quảng Tây

Biển Ngân than, Bắc Hải, Quảng Tây mở cửa miễn phí từ năm 2003. Du khách cùng người dân địa phương ào ạt đổ về đây để thưởng thức nắng gió, cát trắng và rừng cọ.
10 cảnh đẹp nổi tiếng trong phim Trung Quốc
1. Lâm viên quốc gia Khắc Tố Ốc trong Thập diện mai phục
10 canh dep noi tieng trong phim Trung Quoc
Dù có rất nhiều lời khen chê đối với bộ phim này nhưng không ai có thể phủ nhận được đạo diễn Trương Nghệ Mưu là bậc thầy về hình ảnh. Ngoại cảnh lâm viên quốc gia Khắc Tố Ốc của bộ phim này là một vùng đất bao la với những cảnh đẹp tráng lệ.
Lâm viên quốc gia Khắc Tố Ốc nằm ở phía đông của núi Ca Nhĩ Ba Thiên thuộc Ô Khắc Lan. Trong lâm viên này có vô số các loại cây cổ thụ như như: bạch dương, tùng, bách… với lớp mặt đất phủ đầy những lá mục.
2. Huyện Hạ Hà trong Thiên hạ vô tặc
10 canh dep noi tieng trong phim Trung Quoc
Huyện Hạ Hà ở tỉnh Cam Túc nằm ở phía bắc thảo nguyên Cam Nam mà người ta thường gọi là Tây Tạng thứ hai hoặc Đông Phương Phạn Đế Mạng. Đây là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của ba tỉnh Cam Túc, Thanh Hải và Tứ Xuyên. Huyện có ngôi chùa Lạp Bố nổi tiếng tọa lạc ở phía tây. Nơi đây rất phát triển về du lịch với cảnh đẹp tự nhiên và những nét truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số Trung Quốc, là nơi du lịch lý tưởng cho những ai kết hợp giữa tham quan cảnh đẹp tự nhiên và tôn giáo.
3. Rừng trúc Thục Nam trong Ngọa hổ tàng long
10 canh dep noi tieng trong phim Trung Quoc
Ấn tượng khó quên nhất của khán giả khi xem bộ phim này là hình ảnh rừng trúc bạt ngàn mênh mông vô tận. Đạo diễn Lý An đã chọn rừng trúc Thục Nam để quay ngoại cảnh cho bộ phim của mình. Rừng trúc Thục Nam có hơn 50 loại trúc tre sinh trưởng, ngoài những loại trúc mộc cao vút mọc đầy các núi đồi ra còn có trúc Ô thân đen, trúc Móng Gà cao chót vót, trúc Quan Âm mảnh mai… xanh ngắt đua nhau sinh trưởng. Khi bước vào đây ta có cảm giác như mọi bụi trần của cuộc sống phố phường như được gội sạch.
4. Khu bảo tồn tự nhiên Ca Ca Tây Lý trong Khả khả Tây lý
10 canh dep noi tieng trong phim Trung Quoc
Đây là bộ phim có sức thu hút nhất trong những năm gần đây, vừa giành hai giải phim hay nhất và quay phim xuất sắc nhất tại LHP Kim Mã . Đạo diễn Lục Xuyên được xem là một trong những đạo diễn giỏi dùng ngôn ngữ điện ảnh.
Bộ phim này được quay tại khu bảo toàn tự nhiên Ca Ca Tây Lý. Khu bảo tồn này nằm được chính quyền tỉnh Thanh Hải phê duyệt thành lập vào năm 1995, rộng 4.500.000 héc ta, nằm ở khu tự trị dân tộc Tạng Thụ Ngọc.
Nằm trong khu bảo tồn này có Núi Ca Ca Tây Lý, là một nhánh núi thuộc phía nam núi Côn Lôn, ở phía nam tỉnh Thanh Hải và phía đông khu tự trị Tây Tạng. Người Mông Cổ có ý gọi nó là "mõm núi màu xanh" với độ cao trung bình cách mặt nước biển từ 5.000- 6.000 mét.
5. Rừng trúc ở Cửu Trại Câu trong Anh hùng
10 canh dep noi tieng trong phim Trung Quoc
Cũng là cảnh rừng trúc tuyệt đẹp giống như trong phim Ngọa hổ tàng long nhưng đây là ngoại cảnh của rừng trúc ở Cửu Trại Câu (Tứ Xuyên). Nơi đây, trước kia nổi tiếng vì có loài gấu trúc - một động vật được bảo vệ cấp quốc gia của Trung Quốc, nay lại nổi tiếng nhờ chọn làm cảnh cho bộ phim Anh hùng.
6. Thái miếu trong Đại vãn
Cảnh đẹp nổi tiếng trong phim này là Thái miếu. Thái Miếu
10 canh dep noi tieng trong phim Trung Quoc
là miếu tổ hoàng gia của hai đời Minh, Thanh, nằm ở phía đông Thiên An Môn, được xây vào năm 18 Minh Vĩnh Đông (tức năm1420) và trùng tu lại vào năm 24 Minh Gia Tịnh (tức năm 1544).
Đây là kiến trúc thái miếu duy nhất trong lịch sử còn lưu lại đến hôm nay. Đến năm1950, Thái miếu được đổi tên là Cung Văn hóa nhân dân lao động Bắc Kinh. Bên ngoài Thái miếu có tường bao quanh với nhiều cây cổ thụ đến hàng trăm năm tuổi.
7. Pháo đài Tôn Sơn Kháng Anh trong Hồng hà cốc
10 canh dep noi tieng trong phim Trung Quoc
Thông qua phim này, đạo diễn Phùng Tiểu Ninh muốn diễn tả mối tình thâm của hai dân tộc Hán Tạng, tinh thần anh dũng kiên cường của dân tộc Tạng cũng như cảnh đẹp của pháo đài Tôn Sơn Kháng Anh.
Pháo đài này nằm trên một mõm núi cao ở Giang Tư (tên đầy đủ là Giang Khả Nhĩ Tư). Năm 1904, quân viễn chinh Anh đã bị đánh bại tơi bời tại đây nên nó còn có một tên gọi khác là "thành phố anh hùng". Ngoài pháo đài Tôn Sơn Kháng Anh nổi tiếng, thành phố Giang Tư anh hùng còn có chùa Nãi Ninh, chùa Bạch Cư, viên trang Bạc Lạp, hang đá vôi Kim Ca…
8. Sông Hoàng Hà trong Hoàng Hà tuyệt luyến (Ân tình trên sông Hoàng Hà -bản tiếng Việt)
10 canh dep noi tieng trong phim Trung Quoc
Đây cũng là bộ phim nói về đề tài chiến tranh tiếp sau phim Hồng hà cốc của đạo diễn Phùng Tiểu Ninh. Ngoại cảnh bộ phim này là sông Hồ Khẩu Bạo Bố (tên lúc trước) nằm ở phía tây huyện Cát của tỉnh Hà Bắc. Đây là con sông lớn thứ hai của Trung Quốc và còn có tên là Sông Hoàng Hà.
Bởi sông Hoàng Hà có một dòng chảy lớn đến vùng Hồ Khẩu này. Trên con sông luôn có khói mây tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp và kỳ bí, ngừơi của vùng này thường miêu tả cảnh sắc của con sông này là "trong nước có khói"
9. Đại viện Tề gia trong Đèn lồng đỏ treo cao
10 canh dep noi tieng trong phim Trung Quoc
Ngoại cảnh được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chọn quay trong phim này là đại viện Tề gia ở huyện Kỳ Môn tỉnh Sơn Tây. Đại viện này được xem là một trong những kiến trúc dân cư có qui mô lớn hoàn chỉnh nhất của Trung Quốc còn lưu lại đến hôm nay.
Tổng diện tích của đại viện này là 3724 m2, tổng cộng có sáu viện lớn với 313 phòng. Chung quanh đại viện là những bức tường cao mười mấy mét, trên tường có những bức phù điều chạm khắc hình các thiếu nữ rất tinh xảo, trong đại viện treo rất nhiều ngọn đèn lồng.
Tất cả đại viện đều thể hiện một phong thái quí tộc của gia tộc họ Tề. Tuy nhiên khung cảnh thực của đại viện này rất âm u tịch mịch chứ không sinh động, rộn ràng và sáng sủa như những cảnh quay trong phim.
10. Tân Cương trong Thiên địa anh hùng
10 canh dep noi tieng trong phim Trung Quoc
Bối cảnh chủ yếu của bộ phim này quay tại Tân Cương. Từ trước đến nay Tân Cương vẫn nổi tiếng là vùng đất có nhiều phong cảnh đẹp với nhiều di tích cổ, núi non hùng vĩ, là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số của Trung Quốc với nhiều tập tục khác lạ. Ngoài ra, sự kết hợp giữa phong cảnh tự nhiên kỳ vỹ với văn hoá Tây Vực lâu đời đã hình thành nên một cảnh quan nhân văn có sức hấp dẫn độc đáo của miền Tây Trung Quốc.
Thành cổ Lầu Lan Cao xương nổi tiếng ở đây đã từng là thành đô của Con đường tơ lụa xưa kia. Động nghìn phật cũng chính là điểm sáng rực rỡ nhất của văn hóa Tây Vực. Phong cảnh và những tập tục, tín ngưỡng, tôn giáo của hơn 13 dân tộc của vùng này đã tạo nên một Tân Cương độc đáo kỳ bí không lẫn vào đâu được.

1 comment:

  1. Đúng là sử Trung Quốc đáng để người ta học hỏi, kể cả kiến trúc :)
    máy đo đường huyết

    ReplyDelete