Tuyến tàu điện số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài gần 20 km gồm 2 đoạn ngầm và trên cao. Đoạn ngầm có 3 nhà ga, dài 2,6 km bắt đầu từ ga số 1 (khu vực vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành) đi qua bên hông Nhà hát Thành phố rồi qua trụ sở công ty Điện lực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua Fafilm đến khu vực nhà máy Ba Son. Từ sau ga số 3 (ga Ba Son), tuyến chuyển sang đi trên cao với 11 nhà ga. | |||||||||||||||
Hình ảnh phối cảnh kiểu dáng tàu điện ngầm. Dự án tuyến metro số 1 có tổng mức đầu tư ban đầu là 1,09 tỷ USD bằng vốn vay ODA và vốn ngân sách. Song, do một số hạng mục của dự án được điều chỉnh, cộng với biến động về tỷ giá ngoại tệ nên tổng mức đầu tư của dự án đã tăng lên 2,07 tỷ USD. | |||||||||||||||
Thiết kế bên trong tàu điện ngầm. Lưu lượng khách chuyên chở của metro số 1 dự kiến khoảng 162.000 lượt người mỗi ngày (giai đoạn 2014 - 2020), sau đó nâng lên khoảng 635.000 lượt (năm 2030) và 800.000 lượt (năm 2040). | |||||||||||||||
Phối cảnh nhà ga Bến Thành. Tại khu vực này một không gian rộng khoảng 45.000m2, gồm nhà ga đường sắt đô thị (metro) và trung tâm mua sắm ngầm sẽ được xây dựng dọc đường Lê Lợi và quảng trường chợ Bến Thành (quận 1) hứa hẹn tạo ra diện mạo mới cho khu vực trung tâm TP HCM. | |||||||||||||||
Trạm Văn Thánh trong tương lai. Sau khi vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh, tuyến metro đi theo rạch Văn Thánh (bờ phía Bắc), sát công viên Văn Thánh, chạy qua đường Điện Biên Phủ... | |||||||||||||||
... vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng (cách 40m về phía thượng lưu so với cầu Sài Gòn hiện hữu). | |||||||||||||||
Sau đó tàu sẽ đi tiếp trong hành lang phía Bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc (về phía thượng lưu so với cầu Rạch Chiếc hiện hữu); tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía Bắc thuộc lộ giới xa lộ Hà Nội (xa lộ Hà Nội sẽ được giải tỏa theo đúng lộ giới quy hoạch). Đến khoảng Km 18+535 tuyến vượt sang phía Nam xa lộ để vào Ga số 14 (ga Suối Tiên). | |||||||||||||||
Tàu điện chạy qua đoạn đi nổi. | |||||||||||||||
Sau khi vào ga số 14 (ga Suối Tiên), tàu điện sẽ rẽ
phải vào depot Long Bình kết thúc hành trình. Dự kiến, tuyến metro số 1
này sẽ được khởi công vào cuối tháng 8 này.Xem
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/07/tuyen-tau-dien-ngam-2-ty-usd-trong-tuong-lai/page_2.asp
Cuối tháng 8, tuyến metro số 1 dài gần 20 km, với tổng đầu tư hơn 2 tỷ USD của TP HCM sẽ được khởi công, sau nhiều lần lỗi hẹn.
Tuyến metro số 1 dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2,
9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó,
khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Đoạn đi ngầm bắt đầu từ Ga số 1 (khu vực vòng xoay
Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành) dưới đường Lê Lợi gồm 2 tuyến đường
hầm đơn chạy song song. Từ ngã tư Lê Lợi - Pasteur chuyển sang chạy
trùng tim (hầm trên, hầm dưới) đi qua bên hông Nhà hát thành phố rồi qua
trụ sở công ty Điện lực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua Fafilm đến
khu vực nhà máy Ba Son. Từ sau ga số 3 (ga Ba Son), tuyến chuyển sang
đi trên cao.
Còn đoạn đi trên cao bắt đầu từ phía bắc khu vực Ba
Son, băng qua khu vực Văn Thánh, Tân Cảng rồi chạy dọc xa lộ Hà Nội đến
Suối Tiên. Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là 1,09 tỷ USD bằng vốn vay
ODA và vốn ngân sách. Song, do một số hạng mục của dự án được điều
chỉnh, cộng với biến động về tỷ giá ngoại tệ nên tổng mức đầu tư của dự
án đã tăng lên 2,07 tỷ USD.
Đây là một trong 6 tuyến đường sắt đô thị tại thành
phố đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư và UBND TP HCM phê
duyệt từ năm 2007. Dự án khởi công từ tháng 2/2008 với hạng mục xây dựng
tường rào bảo vệ và san lấp mặt bằng depot Long Bình (quận 9). Riêng
hạng mục chính theo kế hoạch được khởi công xây dựng năm 2009, hoàn
thành năm 2013 và hoạt động từ đầu năm 2014. Tuy nhiên, do quá trình
chuẩn bị gặp nhiều vướng mắc về thủ tục và giải phóng mặt bằng nên hiện
mới được khởi công xây dựng.
Trước đó, Ban quản lý Đường sắt đô thị thành phố và
liên doanh nhà thầu Cienco 6 - Sumitomo ký hợp đồng thực hiện gói thầu
số 2 (xây dựng đoạn trên cao và depot Long Bình) với giá trị hợp đồng
khoảng 11.755 tỷ đồng (45 tỷ Yên Nhật). Hai gói thầu còn lại là xây dựng
đoạn đi ngầm (từ Bến Thành đến khu vực Ba Son đang trong giai đoạn
chuẩn bị đấu thầu) và gói thầu thiết bị cơ điện, bảo dưỡng.
Trước đó, TP HCM đã khởi công xây dựng tuyến metro số 1
Bến Thành - Suối Tiên, dài 19,7 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình
Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Dự kiến, tuyến này
hoàn thành vào cuối năm 2014 và đến đầu năm 2015 sẽ đưa vào khai thác.
Theo quy hoạch, tuyến tàu điện ngầm số 2 được đặt tại
khu đất phía bắc kênh Tham Lương (quận 12, TP HCM) với diện tích khoảng
26 ha. Điểm đầu của trạm là bến xe Tây Ninh (An Sương) chạy dọc đường
Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Phạm Hồng Thái, Bến Thành, Hàm Nghi,
qua sông Sài Gòn sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tuyến metro này có chiều dài hơn 11,3 km, bao gồm hơn
9,3 km đi ngầm với 10 nhà ga ngầm gồm: ga Bến Thành, Tao Đàn, Công
trường Dân Chủ, Hòa Hưng, Lê Thị Riêng, Phạm Văn Hai, Bảy Hiền, Nguyễn
Hồng Đào, Bà Quẹo, Phạm Văn Bạch). Ngoài ra, còn có một đường nhánh dài
gần 1 km nối với nhà ga depot Tham Lương và 1 km đường nằm trên cao.
Thời gian đưa vào vận hành tuyến metro dự kiến năm
2016 với tốc độ khai thác cho phép là 80 km một giờ. Hành khách đi tuyến
này chỉ mất từ 18 đến 20 phút và với giá vé dự kiến vào thời điểm năm
2017-2019 sẽ là 3.000 đồng hành khách.
Theo Ban quản lý Đường sắt đô thị, tuyến metro số 1 dự
kiến hoàn thành năm 2017 và vận hành năm 2018, sẽ đóng vai trò chủ lực
trong việc giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của TP HCM. Việc triển
khai xây dựng trước đoạn trên cao của tuyến metro này sẽ tác động mạnh
đến sự phát triển đô thị dọc tuyến trên địa bàn các quận 2, 9, Thủ Đức
và huyện Dĩ An.
Nhiều dự án địa ốc trị giá hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đô giữa thủ đô không thể thực hiện bởi khủng hoảng. Những khu đất vàng bị bỏ hoang cho cỏ mọc hoặc được tận dụng làm bãi gửi xe.Đã có một thời hàng loạt đại gia lớn đua nhau lập dự án xây dựng trung tâm tài chính thương mại trị giá hàng chục đến hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đô. Quanh khu vực Trần Duy Hưng, Cầu Giấy có tới hàng chục dự án, san sát và từng được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm tài chính lớn tương tự như London, Hong Kong hay New York,...
Bất ngờ kinh tế khủng hoảng, tài chính, chứng khoán,
ngân hàng gặp khó khăn, những dự án đó cũng chìm theo. Nhiều dự án cả
trăm triệu USD vẫn đắp chiếu sau nhiều năm được cấp phép. Viễn cảnh của
những trung tâm tráng lệ được thay bằng cảnh cỏ hoang mọc um tùm. Nơi
may mắn hơn thì được thuê làm sân bóng, bãi đỗ xe... Những ông chủ yếu
kém về tài chính còn mang "của để dành" làm tài sản để gán nợ, thế chấp
ngân hàng.
Những dự án từng gây xôn xao
Nằm ở vị trí khá đẹp của Hà Nội, dự án StarCity
Center tọa lạc ngã tư Trần Duy Hưng, Khuất Duy Tiến thuộc sở hữu của tập
đoàn Ocean Group. Theo kế hoạch, tháng 12/2011, Tập đoàn Đại Dương đã
khởi công dự án này. Đây là một trong những dự án lớn có tổng mức đầu tư
12.000 tỷ đồng. Với tổng diện tích 5ha và 400.000m2 sàn xây dựng, dự án
sẽ gồm tổ hợp khu văn phòng, căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại
khép kín với đầy đủ các dịch vụ và tiện ích. Song, đến nay, tất cả vẫn
yên ắng.
Cách đó không xa, dự án Tháp Tài chính Quốc tế (IFT) do
Công ty đầu tư Bảo Việt làm chủ đầu tư cũng trong tình cảnh tương tự.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, IFT là một tổ hợp 34 tầng, với các khu
thương mại và bán lẻ, khu dịch vụ và khu văn phòng. Nhưng hiện dự án vẫn
chưa được khởi công.
Gần đó, dự án trụ sở làm việc, trung tâm thương mại và
văn phòng cho thuê cao 47 tầng được xây dựng tại lô E9 đường Phạm Hùng,
quận Cầu Giấy do liên danh Vimeco - Hanel đầu tư. Với tổng vốn đầu tư dự
kiến 1.700 tỷ đồng, bao gồm tòa nhà cao 47 tầng nổi, 4 tầng hầm với
chức năng được sử dụng là khu dịch vụ thương mại và văn phòng. Công
trình dự kiến khởi công vào quý I/2011 và hoàn thành vào năm 2014, nhưng
giờ thì cỏ mọc hoang.
Còn dự án Lotus có số vốn khoảng 1 tỷ USD do tập đoàn
Kinh Bắc làm chủ đầu tư, hiện được cho thuê mặt bằng làm sân bóng, trông
xe. Tòa nhà là công trình phức hợp đa chức năng gồm trung tâm thương
mại, vườn treo và khách sạn 5 sao. Chủ đầu tư đã từng công bố sẽ khởi
công dự án vào quý I/2011.
Trước đó, dự án Lotus do tập đoàn Riviera (Nhật Bản)
làm chủ đầu tư, có số vốn 500 triệu USD cao 15 tầng. Gặp khó khăn về tài
chính, chủ đầu tư đã xin rút khỏi dự án và chuyển giao cho tập đoàn
Kinh Bắc.
Tọa lạc tại lô đất vàng trên đường Lạc Long Quân, quận
Tây Hồ, Ciputra Mall, một dự án thành phần trong khu đô thị mới Nam
Thăng Long và được cho là trung tâm thương mại lớn nhất Hà Nội, cũng
đang "đắp chiếu" một thời gian dài sau khi hoàn thành phần móng và tầng
hầm.
Tại Hà Đông, dự án tháp Thiên niên kỷ cũng chung số
phận. Sau thời gian dài, nơi đây vẫn là bãi đất hoang. Do nhà đầu tư
nước ngoài là TSQ làm chủ đầu tư, sau nhiều lần điều chỉnh, đây là tổ
hợp công trình đa chức năng gồm trung tâm thương mại, dịch vụ, căn hộ.
Dự án được khởi công vào tháng 7/2008 và dự kiến hoàn thành vào 4/2010.
Sau thời gian dài, mảnh đất vàng giữa trung tâm quận Hà
Đông vẫn bị bỏ hoang. Trên trang web của chủ đầu tư, thông tin chỉ vẻn
vẹn vài dòng thông tin dự án, không có thời gian hoàn thành. Chủ đầu tư
này cũng đã gặp rắc rối tại dự án Làng Việt kiều châu Âu với nhiều sai
phạm về quy hoạch, tiến độ cũng như mâu thuẫn với khách hàng.
Xem xét lại năng lực chủ đầu tư
Những dự án trên chỉ là vài con số trong hàng chục dự
án chậm triển khai. Mới đây, UBND TP Hà Nội đã liệt kê hàng loạt dự án
trong tình trạng "dậm chân tại chỗ" do nhiều "ông lớn" làm chủ.
Lý giải cho tình trạng dự án bỏ hoang, nhiều chuyên gia
cho rằng ngoài lý do mà các chủ đầu tư đưa ra là kinh tế khó khăn, thị
trường bất động sản trầm lắng... thì không ngoại trừ nguyên nhân năng
lực tài chính chủ đầu tư có vấn đề.
Kết quả kiểm tra mới nhất về tình trạng các khu đất
vàng bị bỏ hoang trên địa bàn 4 quận, huyện: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây
Hồ, Từ Liêm cho thấy, trong tổng số 33 khu đất được kiểm tra với diện
tích gần 500.000m2 có 19 khu đất trống, chưa sử dụng với diện tích
khoảng 309.368m2. Theo đó, UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi không
chỉ nhiều khu đất mà còn truy thu cả tiền cho thuê sử dụng sai mục đích.
Một số dự án sẽ sau khi thu hồi sẽ được đấu giá lại...
Theo Vietnamnet |
Xây dựng tòa lâu đài siêu sang màu trắng với số tiền lên tới 15 triệu USD vào đúng lúc kinh tế khủng hoảng, Chủ tịch Tập đoàn Khải Silk chia sẻ, ông muốn nghĩ tới những điều không thể vươn tới
Trong ánh chiều sắp tắt của một ngày hè, toà lâu đài
trắng Tamasago trông như câu chuyện cổ tích ngàn lẻ một đêm. Lấy cảm
hứng từ ngôi đền Taj Mahal Ấn Độ, Hoàng Khải - người sáng lập tập đoàn
Khải Silk dường như muốn mang cái không khí huyền hoặc, cổ kính và tráng
lệ ấy về với Sài Gòn, nhưng hiện đại hơn, gần gũi hơn.
Toà lâu đài với 19 phòng, mỗi phòng được thiết kế hoàn
toàn khác biệt, toàn bộ nội thất chỉ với hai gam màu chủ đạo trắng và
đen, điểm xuyết một chút ánh đỏ từ những hoa văn trên chiếc khăn quàng
của thiếu nữ Ấn Độ, hay một chút bạc kiêu sa từ bộ đồ ăn hoàn toàn của
Versace.
Lâu đài siêu sang của Chủ tịch Tập đoàn Khải Silk được xây vào đúng lúc kinh tế khủng hoảng
|
Phòng tổng thống với diện tích 260m2 là một không gian
lộng lẫy và choáng ngợp. Tất cả đều nhìn ra hướng sông. Một hồ bơi biếc
xanh nằm lọt giữa lâu đài, hắt lên những hoa văn trắng được trang trí
với các môtíp hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi. Những vòm trần và các
bức tường được trang trí các hình học phức tạp, mô phỏng theo kiến trúc
Mogon và kiểu chữ viết cổ rất đẹp và bóng bẩy của người Ấn Độ…
Khu vườn kéo dài đến mặt sông chỉ trồng duy nhất một
loài cây màu huyết dụ. Chỉ có chiếc gương treo ở cửa ra vào theo thuật
phong thuỷ, chú vẹt với lời chào hiếu khách và những nụ cười thiếu nữ
nhắc nhớ một chút về văn hoá Việt.
- Vì sao sau bao nhiêu nhà hàng, khách sạn, resort… tạo dấu ấn Khaisilk, anh mới quyết định xây cho mình một lâu đài trắng?
- Ở các nước phương Tây, văn hoá lâu đài đã có từ lâu
đời, trong đó có những công trình để lại cho con người những di sản kiến
trúc độc đáo và tráng lệ. Nhưng người Việt Nam mình thì dường như chưa
có thói quen xây lâu đài. Kiến trúc để ở của người Việt Nam thường chỉ
là biệt thự, to hơn một chút là dinh thự, biệt điện, dinh phủ…
Tạo dựng Tamasagon, tôi muốn cho mọi người được thưởng
thức thêm cái không khí của một di sản văn hoá đẹp nhất của Ấn Độ ngay
trên đất Sài Gòn. Trong lâu đài, chỉ có duy nhất một dòng âm nhạc, đó là
piano, gợi nhớ đến những lâu đài cổ ở châu Âu thế kỷ 18. Tôi nghĩ chỉ
có tiếng piano, một loại nhạc cụ tinh tế mới lột tả hết sự lạnh lùng,
cao sang của những kiến trúc lâu đài độc đáo. Toà lâu đài cũng sử dụng
mùi hương riêng do chính mình làm ra, mùi trà trắng thanh tao và cao
quý.
Lâu đài trắng của Chủ tịch Khải Silk cần hơn 1.000 nhân công, làm trong 2 năm
|
- Ngôi đền cổ Taj Mahal hẳn đã gây trong anh một cảm xúc rất mạnh, để anh có thể tạo dựng một giấc mơ trắng với Tamasago?
- Taj Mahal là một trong những công trình kiến trúc nổi
tiếng thế giới ở Ấn Độ, một biểu tượng cảm động và thật đẹp về tình
yêu. Đây là khu vườn lăng mộ của nhà vua Shah Jahan xây dựng nhằm tưởng
nhớ người vợ quá cố của mình. Là người luôn tìm kiếm cái mới, vẻ đẹp
tinh hoa của nhân loại, và chưa bao giờ muốn lặp lại mình, tôi thực sự
bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp thiêng liêng, tráng lệ và rất kỳ công của
Tamaha, một kỳ công của sức sáng tạo, lao động của con người. Sự độc
đáo, mới lạ, nổi trội về kiến trúc làm người ta không thể nào quên.
Chọn một mảnh đất lý tưởng dọc theo bờ sông, bên cầu
Ánh Sao, Phú Mỹ Hưng, cùng với hai kiến trúc sư nước ngoài, một người
Nhật, một người Đức, tôi đã miêu tả hết những mong muốn của mình với một
lâu đài.
Hơn 1.000 công nhân làm việc trong hai năm, Tamasago
dần hiện hình như một toà tháp sinh đôi màu trắng. Từ lâu đài có thể
ngắm nhìn toàn cảnh đô thị Phú Mỹ Hưng. Đặc biệt, tôi dành rất nhiều
diện tích phụ để làm cho toà lâu đài trở nên tráng lệ với những đài phun
nước, những hồ nước bao quanh để làm cảnh quan hỗ trợ kiến trúc này,
như những tấm gương phản chiếu toàn bộ vẻ đẹp lộng lẫy của toà lâu đài.
Cảm xúc của Tamaha được thể hiện nhất quán từ hoa văn,
những chiếc ghế, đèn… cầu kỳ đến mức tinh tế nhất có thể, tối thiểu về
màu sắc, nhưng tối đa về cảm xúc. Những bàn ăn, trên một mảng màu trắng
toát, tôi thích một chút điểm xuyết đen, có thể là… liều lĩnh, nhưng nó
gây cảm giác rất mạnh. Mỗi chiếc ghế màu đều được thiết kế khác nhau,
không cái nào giống cái nào. Nhưng tất cả lại hoà vào nhau, làm giảm áp
lực của màu đen và trắng.
- Có cảm giác như với Tamasago, anh mới được thoả sức thể hiện con người hội hoạ trong mình?
- Tôi rất quan tâm về màu và hình trong kiến trúc và
nội thất. Tôi muốn tất cả những vị khách của mình được hưởng trọn niềm
vui của sự sang trọng đạt đỉnh xa hoa, như những bộ đồ ăn bằng sứ với
hai màu trắng đen của Versace, những chiếc đèn chùm của Hermes đều không
dưới 20.000 USD/cái, cùng một phong cách phục vụ đạt đỉnh. Hơn ai hết,
tôi hiểu nếu không tạo ra sự khác biệt trong phục vụ, sẽ không thể nào
chinh phục được khách.
- Với Tamasago, anh mong muốn điều gì?
- Tôi muốn biến nơi đây thành một lâu đài mở cửa, để
cho tất cả du khách, từ người giàu có đến người bình thường nhất, từ
những chàng sinh viên nghèo đến những cô bé bán dạo, kể cả những cô
giáo, thầy giáo… khi qua đây đều có thể ghé thăm. Thưởng thức một ly
rượu vang, uống một ly nước trái cây thơm ngát, một ly càphê với giá
bằng những nhà hàng khác, bạn có thể chia xẻ cùng tôi vẻ đẹp của lâu
đài. Tôi đã xây rất nhiều nhà hàng, khách sạn, resort, nhưng đây là
công trình đầu tiên tôi có thể tự hào. Lâu đài này tôi làm ra không
phải cho mình, mà để cho mọi người cùng hưởng thụ.
- Với Au Manoir trên đường Điện Biên Phủ, anh nổi
tiếng là “nhà hàng đóng cửa”, với giá cũng… trên trời! Tại sao đến giờ
này lại là một lâu đài mở cửa?
- Đó thực sự là một ngưỡng sống mới của tôi. Tôi đã
vượt qua năm, sáu đỉnh dốc, mới có thể “mở cửa” lòng mình. Tamasago là
hương thơm của sự vương giả, tinh khiết. Hương thơm tự khắc sẽ toả, và
nó phải được toả hương trong lòng những người bình thường nhất. Tôi
muốn tất cả đều có thể thưởng thức mùi hương đó…
- Ý nghĩa cuộc sống với anh là gì?
- Tạo ra những sản phẩm đẹp, độc đáo, hoàn hảo cho xã
hội. Một bữa ăn đẹp, một bộ thời trang đẹp, một ngôi nhà đẹp nó làm cho
cuộc sống của bạn mới mẻ hơn, thi vị hơn. Hãy bước vào ngôi nhà của tôi
vì nó… quá đẹp! Cái đẹp mang một giá trị vô hình, và đôi khi là vô
giá.
Bận rộn mải mê với công việc từ sáng tới tối, làm thế nào để anh tìm thấy sự bình yên?
Tôi chỉ thực sự bình yên khi sáng tạo ra một sản phẩm
hoàn hảo. Tôi chia sẻ với từng nhân viên của mình, để tạo sự bình yên.
Những lúc không sáng tạo là lúc bất an nhất.
- Trong thời buổi kinh tế khủng hoảng, vì sao anh lại quyết định đầu tư lớn như thế cho Tamasago?
Đó cũng là một quyết định “very Khaisilk”, luôn làm
cái gì khác biệt, nghĩ đến cái gì không thể với tới. Trí tuệ của mình
cũng chỉ là để mang lại những vẻ đẹp mới cho cuộc sống. Thời gian mới
trả lời mình là ai. Thời gian cũng minh chứng cho Khải, giúp Khải vượt
qua những thử thách liên tục của cuộc sống.
Cận cảnh lâu đài trắng siêu sang của Chủ tịch Khải Silk:
Đường nét kiến trúc, hoa văn phảng phất không gian ngôi đền Taj Mahal Ấn Độ
|
Mỗi phòng đều có thiết kế hoàn toàn khác biệt từ giường ngủ, bồn tắm thậm chí đến cả... chiếc bản lề
|
Theo Sài Gòn Tiếp thị
Nhiều dự án địa ốc trị giá hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đô giữa thủ đô không thể thực hiện bởi khủng hoảng. Những khu đất vàng bị bỏ hoang cho cỏ mọc hoặc được tận dụng làm bãi gửi xe.
Đã có một thời hàng loạt đại gia lớn đua nhau lập dự án
xây dựng trung tâm tài chính thương mại trị giá hàng chục đến hàng trăm
triệu, thậm chí cả tỷ đô. Quanh khu vực Trần Duy Hưng, Cầu Giấy có tới
hàng chục dự án, san sát và từng được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm
tài chính lớn tương tự như London, Hong Kong hay New York,...
Bất ngờ kinh tế khủng hoảng, tài chính, chứng khoán,
ngân hàng gặp khó khăn, những dự án đó cũng chìm theo. Nhiều dự án cả
trăm triệu USD vẫn đắp chiếu sau nhiều năm được cấp phép. Viễn cảnh của
những trung tâm tráng lệ được thay bằng cảnh cỏ hoang mọc um tùm. Nơi
may mắn hơn thì được thuê làm sân bóng, bãi đỗ xe... Những ông chủ yếu
kém về tài chính còn mang "của để dành" làm tài sản để gán nợ, thế chấp
ngân hàng.
Những dự án từng gây xôn xao
Nằm ở vị trí khá đẹp của Hà Nội, dự án StarCity
Center tọa lạc ngã tư Trần Duy Hưng, Khuất Duy Tiến thuộc sở hữu của tập
đoàn Ocean Group. Theo kế hoạch, tháng 12/2011, Tập đoàn Đại Dương đã
khởi công dự án này. Đây là một trong những dự án lớn có tổng mức đầu tư
12.000 tỷ đồng. Với tổng diện tích 5ha và 400.000m2 sàn xây dựng, dự án
sẽ gồm tổ hợp khu văn phòng, căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại
khép kín với đầy đủ các dịch vụ và tiện ích. Song, đến nay, tất cả vẫn
yên ắng.
Cách đó không xa, dự án Tháp Tài chính Quốc tế (IFT) do
Công ty đầu tư Bảo Việt làm chủ đầu tư cũng trong tình cảnh tương tự.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, IFT là một tổ hợp 34 tầng, với các khu
thương mại và bán lẻ, khu dịch vụ và khu văn phòng. Nhưng hiện dự án vẫn
chưa được khởi công.
Trung tâm tài chính quốc tế thành nơi bán trà đá.
|
Gần đó, dự án trụ sở làm việc, trung tâm thương mại và
văn phòng cho thuê cao 47 tầng được xây dựng tại lô E9 đường Phạm Hùng,
quận Cầu Giấy do liên danh Vimeco - Hanel đầu tư. Với tổng vốn đầu tư dự
kiến 1.700 tỷ đồng, bao gồm tòa nhà cao 47 tầng nổi, 4 tầng hầm với
chức năng được sử dụng là khu dịch vụ thương mại và văn phòng. Công
trình dự kiến khởi công vào quý I/2011 và hoàn thành vào năm 2014, nhưng
giờ thì cỏ mọc hoang.
Tháp văn phòng cỏ mọc hoang.
|
Còn dự án Lotus có số vốn khoảng 1 tỷ USD do tập đoàn
Kinh Bắc làm chủ đầu tư, hiện được cho thuê mặt bằng làm sân bóng, trông
xe. Tòa nhà là công trình phức hợp đa chức năng gồm trung tâm thương
mại, vườn treo và khách sạn 5 sao. Chủ đầu tư đã từng công bố sẽ khởi
công dự án vào quý I/2011.
Trước đó, dự án Lotus do tập đoàn Riviera (Nhật Bản)
làm chủ đầu tư, có số vốn 500 triệu USD cao 15 tầng. Gặp khó khăn về tài
chính, chủ đầu tư đã xin rút khỏi dự án và chuyển giao cho tập đoàn
Kinh Bắc.
Tọa lạc tại lô đất vàng trên đường Lạc Long Quân, quận
Tây Hồ, Ciputra Mall, một dự án thành phần trong khu đô thị mới Nam
Thăng Long và được cho là trung tâm thương mại lớn nhất Hà Nội, cũng
đang "đắp chiếu" một thời gian dài sau khi hoàn thành phần móng và tầng
hầm.
Tại Hà Đông, dự án tháp Thiên niên kỷ cũng chung số
phận. Sau thời gian dài, nơi đây vẫn là bãi đất hoang. Do nhà đầu tư
nước ngoài là TSQ làm chủ đầu tư, sau nhiều lần điều chỉnh, đây là tổ
hợp công trình đa chức năng gồm trung tâm thương mại, dịch vụ, căn hộ.
Dự án được khởi công vào tháng 7/2008 và dự kiến hoàn thành vào 4/2010.
Tháp thiên niên kỷ vẫn còn trên giấy.
|
Sau thời gian dài, mảnh đất vàng giữa trung tâm quận Hà
Đông vẫn bị bỏ hoang. Trên trang web của chủ đầu tư, thông tin chỉ vẻn
vẹn vài dòng thông tin dự án, không có thời gian hoàn thành. Chủ đầu tư
này cũng đã gặp rắc rối tại dự án Làng Việt kiều châu Âu với nhiều sai
phạm về quy hoạch, tiến độ cũng như mâu thuẫn với khách hàng.
Xem xét lại năng lực chủ đầu tư
Những dự án trên chỉ là vài con số trong hàng chục dự
án chậm triển khai. Mới đây, UBND TP Hà Nội đã liệt kê hàng loạt dự án
trong tình trạng "dậm chân tại chỗ" do nhiều "ông lớn" làm chủ.Lý giải cho tình trạng dự án bỏ hoang, nhiều chuyên gia
cho rằng ngoài lý do mà các chủ đầu tư đưa ra là kinh tế khó khăn, thị
trường bất động sản trầm lắng... thì không ngoại trừ nguyên nhân năng
lực tài chính chủ đầu tư có vấn đề.
Kết quả kiểm tra mới nhất về tình trạng các khu đất
vàng bị bỏ hoang trên địa bàn 4 quận, huyện: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây
Hồ, Từ Liêm cho thấy, trong tổng số 33 khu đất được kiểm tra với diện
tích gần 500.000m2 có 19 khu đất trống, chưa sử dụng với diện tích
khoảng 309.368m2. Theo đó, UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi không
chỉ nhiều khu đất mà còn truy thu cả tiền cho thuê sử dụng sai mục đích.
Một số dự án sẽ sau khi thu hồi sẽ được đấu giá lại...
Theo Vietnamnet
One57 là tổ hợp khách sạn và chung cư cao cấp sở hữu
căn Penthhouse có giá hơn 100 triệu USD, được “đồn thổi” mua bởi Thủ
tướng Qatar thời gian gần đây.
Dù thông tin về thương vụ mua bán của Thủ tướng Qatar
đã bị bác bỏ, nhưng các mẫu thiết kế từ phòng ngủ, nhà bếp, phòng tắm
cho đến trung tâm thể dục, khu giải trí của One57 đều cho thấy nó rất
“đáng tiền”.
One75 cao 90 tầng, với 38 tầng dưới cùng dành cho khách
sạn Park Hyatt, số còn lại là các căn hộ chung cư cao cấp và khu tiện
nghi khác. Điểm đặc biệt là bãi đỗ xe của tòa nhà được thiết kế thành
từng cabin riêng biệt có kích cỡ chỉ vừa một chiếc ô tô. Tất nhiên, chi
phí ước tính cho dịch vụ này không hề “bèo”.
Kiến trúc sư Christian de Portzamparc, người đã đoạt giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker Prize là người chịu trách nhiệm thiết kế cho tòa nhà. Ông lấy cảm hứng từ một thác nước khi vẽ phác thảo. |
Hiện tại, tòa nhà đã được xây dựng đến độ cao hơn 300m và còn khoảng một năm nữa mới có thể hoàn thiện tất cả các hạng mục. |
Cư dân sống ở các căn hộ trong tòa nhà sẽ có hành lang và thang máy đi lại riêng, hoàn toàn tách biệt với khách sạn Park Hyatt chiếm chọn 38 tầng đầu tiên. |
Người dân sống tại đây cũng được phục vụ một phòng giải trí riêng với đầy đủ tiện nghi như thư viện, bể cá thủy sinh cỡ lớn và cả bàn bi-a. |
Còn có một trung tâm thể dục và phòng tập yoga phục vụ người dân sống tại đây. |
Một phòng chiếu phim với sức chứa 20 người với tầm nhìn tuyệt đẹp. |
Một tiện nghi khác của khu căn hộ này là hồ bơi rộng lớn với thiết kế vô cùng lạ mắt. |
Các căn hộ ở đây có diện tích dao động từ 90m2 đến 1.200m2. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các căn hộ loại nhỏ đều đã bán hết. |
Dù có giá lên đến 115 triệu USD, nhưng hai căn Penthhouse trong tòa nhà với tầm nhìn toàn cảnh ra công viên Central Park đều đã có chủ. |
Phòng ngủ với thiết kế kính từ sàn lên tới trần nhà |
Mẫu thiết kế phòng bếp của căn hộ |
Cận cảnh các tiện nghi của phòng bếp |
Thiết kế phòng tắm trong căn hộ |
Cận cảnh thiết bị trong phòng tắm |
Với 90 tầng, One57 sẽ trở thành tòa nhà cao nhất New York khi hoàn thành |
Toàn cảnh tòa nhà khi nhìn về đêm |
Trang web về bất động sản toàn cầu Emporis vừa đưa danh sách 10 trung tâm thương mại, tài chính đồng thời là những tòa nhà chọc trời của thế giới đang được xây dựng.
Độ cao trung bình của mỗi tòa nhà vào khoảng 600m;
trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với 6 kiến trúc lọt vào danh sách này. Tuy
vậy, ngay cả khi tất cả các công trình này được hoàn thành thì tòa tháp
Burj Khalifa của Dubai vẫn giữ vị trí là tòa nhà cao nhất thế giới.
10. Tháp Busan Lotte Town - Busan, Hàn Quốc.
Chiều cao khi hoàn thành: 500m |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Pentominium - Dubai:
Chiều cao khi hoàn thành: 507m (việc xây dựng đang bị đình lại) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Đại Liên Greenland Centre - Đại Liên, Liêu Ninh, Trung Quốc.
Chiều cao khi hoàn thành: 510m |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Tháp CTF Thiên Tân - Thiên Tân, Trung Quốc.
Chiều cao khi hoàn thành: 520m |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Trung tâm Thương mại Thế giới - New York.
Chiều cao khi hoàn thành: 532m |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Goldin Finance 117 - Thiên Tân, Trung Quốc.
Chiều cao khi hoàn thành: 587m |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Tháp đồng hồ hoàng gia Makkah - Makkah, Ả-rập Xê-út.
Chiều cao khi hoàn thành: 590m |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Tháp Thượng Hải - Thượng Hải, Trung Quốc.
Chiều cao khi hoàn thành: 622m |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Trung tâm tài chính quốc tế Bình An - Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.
Chiều cao khi hoàn thành: 638m |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Tháp Ấn Độ - Mumbai, Ấn Độ.
Chiều cao khi hoàn thành: 708m (việc xây dựng đang bị đình lại) Tháp Shard ở London (Anh) vừa được khánh thành hôm qua và trở thành tòa nhà cao nhất châu Âu.
Cùng nhìn lại những tòa nhà chọc trời khác bị công trình này qua mặt.
|
No comments:
Post a Comment