Thursday, July 26, 2012

Chùa Kuthodaw

Những ai thích khám phá những vùng đất mới lạ, thích ngồi hàng giờ để tận hưởng vẻ tĩnh lặng của những ngôi chùa cũng như muốn tìm hiểu về nền văn hóa Phật giáo, Myanmar thực sự là địa điểm lý tưởng.  http://static.flickr.com/83/255479011_f3b029c98b.jpgMadalay còn có chùa Kuthodaw, hay còn gọi là “cuốn sách lớn nhất thế giới”. Trong chùa có 729 phiến đá cẩm thạch  khắc toàn bộ kinh phật.Có lẽ ít ai biết rằng chùa Kuthodaw ở Mandalay, Myanmar là một “cuốn sách” khổng lồ, độc đáo được làm từ… đá! Nó có tới 1.458 tờ giấy. Chùa Kuthodaw là một quần thể gồm những đền, tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng được gọi là kyauksa gu. Phía trong mỗi tháp có một tấm biển đá ghi chép lại kinh phật. Mỗi phiến đá cẩm thạch trắng cao 1,5 mét, rộng 1 mét. Ngôi chùa được xây dựng như một phần của hoàng cung Mandalay từ năm 1857. Vua Mindon Min, lo lắng trước sự xâm lăng của người Anh cả về lãnh thổ lẫn tôn giáo đã quyết định để lại một công trình hoàng gia để truyền bá Phật giáo: một bộ kinh Tam Tạng tiếng Pali khắc trên đá.

http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/67734780.jpg
Kuthodaw
Toàn bộ cuốn kinh Tam Tạng được khắc chữ, đổ vàng ròng lên phiến đá cẩm thạch.
Nhắc đến sách, chúng ta thường nghĩ đến những trang giấy trắng in chữ đen còn thơm mùi mực, hay hiện đại hơn là e-book, những cuốn sách điện tử rất nhiều trên internet. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng còn có một “cuốn sách” khổng lồ, độc đáo được làm từ…đá! Nó có tới 1.458 tờ giấy. Đó là chùa Kuthodaw ở Mandalay, Myanmar. 


Chùa Kuthodaw là một quần thể gồm những đền, tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng được gọi là kyauksa gu. Phía trong mỗi tháp có một tấm biển đá ghi chép lại kinh phật. Mỗi phiến đá cẩm thạch trắng cao 1,5 mét, rộng 1 mét. 


Ngôi chùa được xây dựng như một phần của hoàng cung Mandalay từ năm 1857. Vua Mindon Min, lo lắng trước sự xâm lăng của người Anh cả về lãnh thổ lẫn tôn giáo đã quyết định để lại một công trình hoàng gia để truyền bá Phật giáo: một bộ kinh Tam Tạng tiếng Pali khắc trên đá. 



Công việc ghi chép lại kinh Phật trên mặt đá hoàn toàn không đơn giản và phải mất tới ba ngày để một người thợ khắc kín hai mặt của một tấm biển. Sau khi khắc chữ lên bề mặt đá, các rãnh chữ được đổ khuôn vàng. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài và nhiều lần phục chế, nhiều chữ vàng đã không còn, chỉ còn lớp muội đen hay những vệt khắc đá. 



Tương truyền, dù đọc miệt mài 8 tiếng mỗi ngày, du khách cũng phải mất đến 450 ngày mới có thể đọc và hiểu toàn bộ cuốn sách. 

Quần thể Kuthodaw nhìn từ trên cao.


Lối vào chùa.



No comments:

Post a Comment