Friday, July 13, 2012

10 nước sản xuất dầu mỏ nhiều nhất thế giới

Với tốc độ phát triển toàn cầu như hiện nay, các chuyên gia đều dự báo giá dầu sẽ còn tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là trong bối cảnh Iran có khả năng đóng cửa eo biển Hormuz để đáp trả các lệnh trừng phạt của MỹEU về chương trình hạt nhân của nước này.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, tính đến tháng 12/2011, sản lượng dầu toàn cầu là 88,76 triệu thùng mỗi ngày. Trong đó, Trung Đông chiếm tỷ lệ lớn nhất với 31%, theo sau là Bắc Mỹ với 20%Nga - Trung Á 11%.
Dưới đây là danh sách 10 nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới theo số liệu của EIA. Tiêu chí xếp hạng dựa trên sản lượng chiết xuất thay vì sản lượng dầu lọc.

1. Ảrập Xêút


Sản lượng dầu thô: 11,75 triệu thùng một ngày
Tỷ lệ so với thế giới: 13,24%
Xuất khẩu sang Mỹ: 1,42 triệu thùng
Trữ lượng dầu: 262,6 tỷ thùng

2. Mỹ


Sản lượng dầu thô: 10,59 triệu thùng một ngày
Tỷ lệ so với thế giới: 11,94%
Trữ lượng dầu: 20,68 tỷ thùng

3. Nga


Sản lượng dầu thô: 10,3 triệu thùng một ngày
Tỷ lệ so với thế giới: 11,64%
Xuất khẩu sang Mỹ: 572.000 thùng
Trữ lượng dầu: 60 tỷ thùng

4. Trung Quốc


Sản lượng dầu thô: 4,19 triệu thùng một ngày
Tỷ lệ so với thế giới: 4,7%
Xuất khẩu sang Mỹ: 2.000 thùng
Trữ lượng dầu: 20,35 tỷ thùng

5. Iran


Sản lượng dầu thô: 4,13 triệu thùng một ngày
Tỷ lệ so với thế giới: 4,6%
Xuất khẩu sang Mỹ: 0
Trữ lượng dầu: 137 tỷ thùng

6. Canada


Sản lượng dầu thô: 3,92 triệu thùng một ngày
Tỷ lệ so với thế giới: 4,4%
Xuất khẩu sang Mỹ: 3,01 triệu thùng
Trữ lượng dầu: 175,21 tỷ thùng

7. Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE)


Sản lượng dầu thô: 3,23 triệu thùng một ngày
Tỷ lệ so với thế giới: 3,6%
Xuất khẩu sang Mỹ: 35.000 thùng
Trữ lượng dầu: 97,8 tỷ thùng

8. Mexico


Sản lượng dầu thô: 2,95 triệu thùng một ngày
Tỷ lệ so với thế giới: 3,3%
Xuất khẩu sang Mỹ: 1,11 triệu thùng
Trữ lượng dầu: 10,42 tỷ thùng

9. Brazil


Sản lượng dầu thô: 2,8 triệu thùng một ngày
Tỷ lệ so với thế giới: 3,15%
Xuất khẩu sang Mỹ: 321.000 thùng
Trữ lượng dầu: 12,86 tỷ thùng

10. Kuwait


Sản lượng dầu thô: 2,75 triệu thùng một ngày
Tỷ lệ so với thế giới: 3,1%
Xuất khẩu sang Mỹ: 352.000 thùng
Trữ lượng dầu: 104 tỷ thùng
Năm 2010, khi Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022, rất nhiều tổ chức quốc tế cảm thấy hết sức ngạc nhiên. Vì với họ, Qatar không hề đại diện cho một trung tâm kinh tế như Rio de Janeiro hay Thượng Hải. Tuy nhiên, Doha đang ngày càng vượt lên và theo dữ liệu của CIA, Qata hiện có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Với 85 tỷ USD, Quỹ tài sản Quốc gia Qatar đã thành lập kênh truyền hình Al Jazeera, rót vốn vào Barclays, Shell, Luis Vuiton hay mua lại thương hiệu thời trang Valentino.
Kinh tế Qatar dựa phần lớn vào trữ lượng khí gas đứng thứ ba và khí hóa lỏng lớn nhất thế giới, theo tạp chí New York Review of Books. Hiện nay, có tới một phần mười dân số Qatar (29.000) là triệu phú.
Quỹ tài sản quốc gia Qatar (QIA) hiện sở hữu 85 tỷ USD, tương đương một nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới. Nhờ quỹ này, Qatar đã thu được hàng tỷ USD từ bất động sản, các sự kiện thể thao, tài chính và văn hóa. Theo Bloomberg, QIA dự định chi tiêu 30 tỷ USD năm nay.
Dưới đây là danh sách các tài sản triệu USD của đất nước nổi tiếng giàu có này.

1. Đế chế truyền thông Al Jazeera

Năm 1996, Tiểu vương của Qatar là Khalifa al Thani đã góp 140 triệu USD để thành lập đế chế truyền thông Al Jazeera. Đài truyền hình có trụ sở tại Doha, Qatar này hiện thu hút hơn 200 triệu người xem trên toàn cầu. Ngày nay, Al Jazeera thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn truyền thông Qatar, tổ chức được đồn đoán là vừa rót hơn 1 tỷ USD vào kênh này.

2. Ngân hàng Barclays

Năm 2009, Qatar Holding - một nhánh của QIA - đã bán ra 35 triệu cổ phiếu của Barclays, giảm tỷ lệ nắm giữ từ hơn 6% xuống còn 5,8%. Tuy nhiên, QIA vẫn là cổ đông lớn nhất ở ngân hàng này. Gần đây, Qatar còn đầu tư 250 triệu USD vào quỹ tài nguyên thiên nhiên của Barclays.

3. Ngân hàng Credit Suisse

QIA hiện sở hữu 6,17% cổ phần tại Credit Suisse. Năm nay, chi nhánh phụ trách bất động sản của quỹ - Qatari Diar - đã mua 50.725 m2 trụ sở của ngân hàng này tại Canary Wharf với giá 517 triệu USD rồi cho chính Credit Suisse thuê lại.

4. Chuỗi trung tâm thương mại Harrods ở London

Năm 2010, Qatar Holding đã thay mặt chủ tịch QIA - Thủ tướng Qatar Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani mua lại chuỗi trung tâm thương mại cao cấp này với giá 2,35 tỷ USD. Jaber al Thani cũng dự định xây khách sạn Harrods ở Kuala Lumpur (Malaysia) vào năm tới, rồi tiếp đến là New York và Paris.

5. Các chuỗi khách sạn xa xỉ tại châu Âu

Chi nhánh khách sạn của Qatar - Katara Hospitality đang rục rịch mua nhiều khách sạn xa xỉ tại Pháp, trong đó có Martinez tại Cannes và Concorde Lafayette ở Paris. Họ cũng đang xây dựng khách sạn Peninsula 200 phòng tại Paris, đồng thời cải tiến Excelsior Hotel Gallia ở Milan (Italia) và Schweizerhof ở Munich (Đức).

6. Olympic Park ở London

Trong những năm gần đây, tổng giá trị đầu tư mà quốc gia này rót vào bất động sản và các tổ chức tài chính ở Anh đã lên tới 16 tỷ USD. Gần đây, Qatari Diar cùng một nhà đầu tư khác đã mua làng vận động viên Olympic Park ở London với giá 906 triệu USD. Thủ tướng Qatar Jaber al Thani cũng đóng góp xây dựng khu chung cư One Hyde Park ở London, nơi ông sở hữu một căn penthouse có giá tới 63 triệu USD.

7. Tòa nhà cao nhất châu Âu - Shard

QIA là chủ đầu tư tòa nhà 95 tầng được thiết kế bởi kiến trúc sư Renzo Piano này. Shard có tầm nhìn ra quận tài chính của London và nhà thờ St Paul.

8. Văn phòng của Tập đoàn dầu khí Shell

Năm 2011, Qatar Diar mua trung tâm văn phòng Shell Center từ Tập đoàn dầu khí Shell với giá 446 triệu USD. Theo thỏa thuận, Shell sẽ chỉ giữ tòa tháp 27 tầng nổi tiếng trong khi phần còn lại của khu đất này là dành cho Qatar. QIA đang lên kế hoạch xây dựng cửa hàng, văn phòng và chung cư tại đây. Theo nhiều nguồn tin, QIA hiện nắm giữ từ 3 - 5% cổ phần của Shell.

9. Thương hiệu thời trang Valentino

Quỹ tài sản của hoàng tộc này được cho là đang hoàn tất hồ sơ mua lại thương hiệu Valentino của Tập đoàn thời trang Valentino (VFG) với giá 854 triệu USD. Sau khi thâu tóm nhãn hiệu trên, hoàng tộc này còn ngỏ ý mua lại M Missoni - nhánh nhỏ của thương hiệu Missoni (một trong tám nhãn hàng thời trang của VFG).
Hoàng gia Qatar đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục mua lại Valentino từ Permira - một công ty tư nhân tại London (Anh) với giá 550 triệu bảng (853 triệu USD). Thông báo chính thức về thương vụ trên có thể được công bố trong tuần này, mặc dù các cuộc đàm phán có thể phải kéo dài thêm.
Thương vụ này được chính Hoàng gia Qatar - chứ không phải các quỹ đầu tư của hoàng tộc là Qatar Holding hay Qatar Investment Authority ra tay. Thậm chí, sau Valentino, họ sẽ tiến tới thâu tóm nhãn hiệu Missoni, cũng thuộc Tập đoàn thời trang Valentino (VFG).
Hoàng tộc Qatar niổ tiếng lắm tiền nhiều của.
Hoàng tộc Qatar nổi tiếng lắm tiền và chơi sang.
Công ty Permira đã giành cổ phần kiểm soát nhãn hiệu Hugo Boss niêm yết ở Đức, đồng thời nắm 100% cổ phần VFG từ năm 2007 với giá 2,5 tỷ bảng. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, Permira sẽ vẫn tiếp tục sở hữu thương hiệu Hugo Boss.
Tập đoàn Valentino là hãng thời trang Italy nổi tiếng với trên 1.600 cửa hàng và 433 showroom tại hơn 100 quốc gia. Hiện tập đoàn này sở hữu tám thương hiệu là Marlboro Classics, Valentino, Hugo Boss, Missoni, Lebole, Oxon, Portrait và Proenza Schouler. Tuy nhiên, những năm vừa qua, VFG đã gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới kéo tụt nhu cầu của khách hàng.
Trong khi đó, Hoàng gia Qatar lại nổi tiếng với khối tài sản kếch xù và những thương vụ mua bán khổng lồ. Nổi bật nhất là việc mua lại chuỗi trung tâm thương mại London - Harrods với giá 1,5 tỷ bảng năm 2010.
Perella Weinberg Partners - một công ty tư vấn tài chính độc lập đã được chọn để làm việc với Hoàng gia Qatar trong thương vụ này.

10. Cổ phần tại Luis Vuiton, Moët and Hennessy và Porsche

Qatar vẫn đều đặn đổ tiền vào các thương hiệu xa xỉ châu Âu. Hiện quốc gia này sở hữu gần 1% cổ phần tại Luis Vuiton, Moët and Hennessy (LVMH) trị giá 861 triệu USD. Năm 2009, QIA cũng đầu tư vào thị trường ôtô hạng sang với 10% cổ phần tại Porches và 20% tại Volkswagen.
Hà Thu (theo Business Insider)

No comments:

Post a Comment