Phong cách kiến trúc Đông Dương - những tìm tòi đầu tiên theo hướng hiện đại và dân tộc
Sau khi ổn định tương đối chế độ thực dân của mình ở Việt Nam, từ năm
1887 người Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác thuộc địa Đông
Dương lần thứ nhất. Đây cũng là thời gian mà nhiều đô thị lớn nước ta
bắt đầu được mở rộng và qui hoạch lạitheo những nguyên tắc và quan niệm
về đô thị thịnh hành ở Pháp lúc bấy giờ.
Các công trình kiến trúc
chủ đạo được xây dựng ở Hà Nội, Hải Phòng hay Sài Gòn đều mang tinh
thần của chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ 19. Có lẽ vì vậy mà nhiều người
nhận xét Hà Nội giống như một Paris thu nhỏ. Có thể kể ra đây một số
công trình tiêu biểu theo xu hướng này, ở Hà Nội như Phủ Toàn quyền,
Dinh Thống sứ, Toà án Hà Nội, Viện Radium, Nhà hát lớn... ở Sài Gòn có
toà Đốc lý, Nhà hát lớn, Toà Pháp đình...
Bản thiết kế mặt tiền công trình Đại học Đông Dương
Từ
sau thập kỉ 20, chương trình khai thác thuộc địa Đông Phương lần thứ
hai bắt đầu và cũng được tiến hành ồ ạt hơn ở giai đoạn trước nhiều.
Phong cách kiến túc cổ điển Pháp mất dần vị trí độc tôn: Một mặt là sự
xâm nhập của trào lưu kiến trúc hiện đại Pháp vào Việt Nam, mặt khác là
sự xuất hiện của những xu hướng tìm tòi, kết hợp khai thác kiến trúc
truyền thống Việt Nam. Sự hình thành một phong cách mới, kết hợp thành
tựu công nghệ và văn hoá Pháp với truyền thống văn hoá và kiến trúc bản
địa là xu hướng tất yếu. Bản thân giới trí thức Pháp ở thuộc địa cũng
thấy được sự áp đặt những giá trị văn hoá từ chính quốc vào một đất nước
cũng vốn có truyền thống văn hoá lâu đờilà không thể chấp nhận được.
Hơn nữa, sau một thời gian khai thác các công trình mang phong cách
thuần tuý châu Âu cho thấy nó hoàn toàn không phù hợp về mặt khí hậu
cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam.
Từ giữa thập kỷ 20, một loạt công trình kiến trúc theo phong
cách kết hợp được khởi công xây dựng. Kiến trúc sư hàng đầu của phong
cách kiến trúc này – sau này được gọi là phong cách kiến trúc Đông Dương
là Ernest Hébrard, một kiến trúc sư người Pháp khá nổi
tiếng lúc bấy giờ. Ông đã làm việc nhiều năm ở Đông Dương, say mê văn
hoá truyền thống bản địa, tác giả của các phương án qui hoạch Hà Nội và
Đà Lạt.
Tác phẩm đầu tiên theo phong cách kiến trúc Đông Dương do
Hébrard thiết kế là toà nhà chính Đại học Đông Dương (1923 – 1925). Toạ
lạc ở một vị trí khá đẹp đầu đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội), xế phía
trước lại có một vườn hoa nhỏ, công trình đã tạo ra một điểm nhấn đô thị
mặc dù qui mô không lớn (Ảnh 1).
Ảnh 1: Đại học Đông Dương (Ảnh chụp đầu thế kỷ 20)
Được
thiết kế từ bên Pháp, khi mang sang thi công ở Việt Nam có một số thay
đổi nhỏ nên công trình vẫn mang nhiều nét kinh viện châu Âu. Cấu trúc
không gian đói xứng hoàn toàn, mặt bằng đơn giản theo phong cách chính
thống, nhấn mạnh khối sảnh và cầu thang trung tâm, hai bên là giảng
đường và thư viện bố trí trên hai tầng. Tác giả đã đưa vào công trình
khá nhiều lớp mái kiểu Á Đông kể cả lớp mái giả ở khối trung tâm, cửa sổ
các phòng được che bởi những ô văng chéo gắn ngói ta. Toà nhà còn được
trang trí bởi rất nhiều chi tiết trang trí kiểu con triện cùng hình thức
trồng rường giả gỗ.
Đây là thể nghiệm đầu tiên của Hébrard theo
phong cách Đông Dương nên theo chúng tôi, tác giả chưa mấy thành công
trong việc kết hợp nhuần nhuyễn những bộ mái, những chi tiết kiến trúc
truyền thống bản địa vào một công trình mang đậm dấu ấn cổ điển kinh
viện kiểu châu Âu.
Năm 1925, một công trình nữa theo phong cách
kiến trúc Đông Dương được khởi công, đó là Sở Tài chính (nay là trụ sở
Bộ Ngoại giao - Ảnh 2). Nằm trong bối cảnh trung tâm hành chính - chính
trị Đông Dương theo phương án qui hoạch của Hébrard; toà nhà là điểm kết
thúc trục đường Chu Văn An, đồng thời nằm giữa trục tam giác cân tạo
bởi các đường Điện Biên Phủ, Tôn Thất Đạm, Bắc Sơn; đây là công trình
duy nhất của Hébrard được xây dựng theo qui hoạch này.
Ảnh 2: Trụ sở Bộ Ngoại giao (trước đây là Sở Tài chính Đông Dương)
Toà
nhà có mặt bằng đăng đối, hình chữ I, phía quay ra phố Chu Văn An là
khối nhà làm việc, hành lang giữa, phía đường Bắc Sơn là khối lưu trữ
kiểu xuyên phòng, giữa chúng là không gian sảnh và cầu thang. Mặc dù về
mặt tổ chức không gian chức năng hoàn toàn theo phong cách kinh điển
của các toà nhà hành chính Pháp lúc bấy giờ, nhưng về mặt xử lý kiến
trúc, tác giả đã khéo léo kết hợp với các hình thức kiến trúc phương
Đông tạo ra những nét bay bổng, hài hoà với cảnh quan. Đáng chú ý nhất ở
đây là cấu tạo bộ mái ngói với rất nhiều lớp mái lớn nhỏ cùng những ô
văng dốc trên các cửa sổ. Hệ mái của công trình thực sự có ý nghĩa và
che nắng chống chói và chống mưa hắt. Các lỗ thông hơi tổ chức trên sàn
và sát trần bảo đảm thoát nhiệt tốt. Các chi tiết kiến trúc bản địa được
xử lý nhuần nhuyễn, không còn đơn giản là một sự sao chép sống sượng.
Công
trình là một thành công lớn của Hébrard trong ý đồ tạo ra một hình loại
kiến trúc kết hợp, phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cảnh quan khu vực.
Tuy vậy, do hệ mái đã được tổ chức khá nhiều lớp, các ô văng dốc trên
cửa lại bị chia cắt nên mặt đứng công trình còn khá rườm rà tạo ra ấn
tượng nệ cổ.
Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử - ảnh 3)
xây dựng trong những năm 1928-1932 cũng do kiến trúc sư Hébrand thiết
kế là một thành công đầy ấn tượng của phong cách kiến trúc Đông Dương.
Mặt bằng bảo tàng được kiến tạo theo yêu cầu của không gian kiến trúc
trưng bày nên chỉ gồm hai thành phần chính: Không gian sảnh hình bát
giác và một phòng trưng bày lớn, tổ chức theo hình thức xuyên phòng có
sự chuyển tiếp được tổ chức khéo léo. Bên cạnh đó còn có một số không
gian phù trợ tạo thành một tổng thể trưng bày khoáng đạt. Hệ thống mái
chồng mái được tác giả sử dụng, đặc biệt trên khối sảnh bát giác và ở
các không gian phù trợ khác cũng là yếu tố chủ đạo của hình thức kết hợp
ở công trình này. Các cửa thông gió và lấy sáng được đặc biệt lưu ý,
kết hợp với nhiều chi tiết kiến trúc Á Đông được xử lý khéo léo. Hệ
thống cây xanh được kéo từ vườn hoa phía trước vào sâu trong sân Bảo
tàng làm cho công trình dường như mọc lên từ khối cây xanh nhiệt đới. Là
một công trình văn hoá thuộc loại lớn lúc bấy giờ, khu sảnh bát giác
mang nhiều tính hình thức của chú nghĩa biểu hiện là điều dễ thông cảm
và tạo ra được ấn tượng tốt.
Ảnh 3: Bảo tàng Lịch sử (trước đây là Bảo tàng Louis Finot)
Nhà
thờ Cửa Bắc (1925-1930) được xây dựng trên khoảnh đất không mấy rộng
rãi ở góc phố Phan Đình Phùng và Nguyễn Biểu (Hà Nội). Khu đất trải dài
theo phố Phan Đình Phùng, mà nguyên tắc xây dựng mặt bằng nhà thờ công
giáo truyền thống phải theo hình chữ thập nên mặt chính công trình lại
quay ra phố Nguyễn Biểu là phố tương đối nhỏ, không tạo được tầm nhìn
rộng.
Mặt bằng nhà thờ chỉ gồm một không gian lớn hình chữ nhật
kéo dài với hai hàng cột song song theo hai phía, được chia tương đối
thành một không gian đón tiếp nhỏ, không dành cho các con chiên nghe
giảng và kết thúc bởi không gian long trọng dành cho cha xứ hành lễ.
Giữa hai khu vực này có một không gian chuyển tiếp lớn phía dưới mái
vòm, bên phải có một không gian cánh là nơi thờ các thánh, bên trái là
phòng tiếp khách của cha xứ. Không gian nội thất được cấu tạo và trang
trí hoàn toàn theo kiểu nhà thờ châu Âu.
Thành công lớn nhất của
Hébrard ở đây là ông đã tạo ra một không gian kiến trúc phi đối xứng với
một tháp chuông vút cao phía bên sảnh chính. Điều này làm cho nhà thờ
Cửa Bắc có được nét đặc biệt so với đa phần các công trình Thiên Chúa
giáo theo hình thức đăng đối nghiêm cẩn mà người Pháp đã xây dựng ở Việt
Nam. Có tác giả đã cho rằng đây là sáng tạo đặc biệt của Hébrard nhằm
tạo sự phù hợp với cảnh quan khu vực, nhưng thực chất điều này chỉ là sự
khai thác một cách khéo léo nguyên tắc tổ hợp nhà thờ thời Phục Hưng,
chính nhờ vậy mà nhà thờ Cửa Bắc , ngoài gác chuông theo hình thức nhấn
lệnh còn có một mái vòm ở khu vực trung tâm (*).
Hệ thống mái
ngói được tác giả tổ chức kéo suốt từ gác chuông qua mái vòm tới các
không gian chính và phụ nhưng không còn quá dày đặc và cầu kỳ như ở bảo
tàng Louis Finot hay Sở Tài chính. Hệ thống cửa sổ, cửa lấy ánh sáng và
thông gió đều được xử lý che nắng và chống mưa hắt, ngoại trừ các cửa
trang trí - lấy sáng lớn được lắp kính cản quang.
Sự
kết hợp các yếu tố kiến trúc truyền thống phương Đông với những hình
thức trang trí nhà thờ công giáo truyền thông, sự hài hoà của công trình
với cảnh quan thiên nhiên tạo được ấn tượng về một công trình Thiên
chúa giáo Việt Nam. Mặc dù ở một vị trí ít được chú ý nhà thờ Cửa Bắc (ảnh bên - 4) vẫn là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất thời Pháp thuộc.
Cũng
vào năm 1930, một công trình nữa theo phong cách Đông Dương cũng được
hoàn thành ở Hà Nội là viện Pasteur (nay là Viện vệ sinh dịch tễ) do
kiến trúc sư Gaston Roger thiết kế. Mặt bằng công trình
theo kiểu hành lang bên rộng, các phòng thí nghiệm và phòng làm việc
chạy dọc phía nam hành lang.
Công trình cũng được xử lý về mặt
kiến trúc nhằm tạo sự hài hoà với cảnh quan nhiệt đới bằng việc cấu tạo
hệ mái dốc với nhiều lớp mái lớn nhỏ, chính phụ, cùng các lỗ thông gió,
hơi giống với cách xử lý của Hébrard ở Sở tài chính (nay là trụ sở Bộ
Ngoại giao - ảnh 2). Tuy vậy phong cách sử lý mặt chính của tác
giả thành công hơn và tránh được sự rườm rà của mặt đứng Sở Tài chính
nhờ tỷ lệ mái ngói đưa vào vừa phải, ô văng dốc lợp ngói được tạo thành
từng băng dài. Các ô cửa sổ tương đối lớn, ít sử dụng chi tiết trang
trí, làm công trình mang dáng vẻ hiện đại và thoáng đãng hơn. Một chi
tiết đáng lưu ý là tác giả đã đưa vào khối trung tâm trên mặt chính một
gác chuông nhỏ, một yếu tố trang trí kiến trúc truyền thống phương Tây
nhưng được xử lý khéo léo dưới lớp mái ngói kiểu phương Đông tạo ra một
điểm nhấn thú vị.
Một đại diện lớn nữa của phong cách kiến trúc Đông Dương là kiến trúc sư Arthur Kruze. Ông đã thiết kế một loạt công trình kiểu biệt thự ở Hà Nội trong thời gian cuối những năm 1930 đầu 1940.
Công
trình đầu tiên phải kể đến là khu nhà ở dành cho sĩ quan Pháp trên phố
Lý Nam Đế (nay là toà soạn báo Văn nghệ Quân đội). Được xây dựng trên
một mảnh đất khá hẹp và chạy dài theo mặt phố, Kruze đã sử dụng bố cục
mặt bằng theo kiểu hành lang bên đối xứng hoàn toàn với 20 phòng nghủ
tiện nghi cao bố trí trên hai tầng nhà.
Hình khối không gian và
các chi tiết công trình được nghiên cứu rất công phu theo hướng bản địa
hoá kiến trúc. Trước lối vào là một tiền sảnh nhỏ với hai cột tròn sơn
đỏ đỡ mái sảnh lợp ngói ống, phía trên là khối thang nhô hẳn ra phía
trước được trang trí cầu kỳ bằng các mảng tường hoa văn hình chữ triện
cùng hệ mái mở rộng ở phía trên tạo điểm nhấn cho công trình.
Điểm
đáng chú ý nhất của ngôi nhà là cách xử lý bộ mái theo hình thức dân
tộc. Bộ mái của ngôi nhà gồm các chính, mái che hang hiên phía trước,
mái sảnh và mái che các cửa sổ hướng tây. Các mái đều có độ vươn ra khá
lớn, lợp ngói ống và được đữ bởi hệ con sơn giả gỗ đầu có hình chữ
triện, góc mái uốn cong lên phía trên tạo thành các đầu đao theo hình
thức mái Việt và được trang trí rất công phu.
Ảnh 5: Nhà số 4 Lý Nam Đế
Có
thể nói ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế là một thể nghiệm thành công của A.
Kruze theo hướng kết hợp các hình thức Á Đông vào một công trình có dây
chuyền công năng theo kiểu Phương Tây. Ngôi nhà có tỷ lệ hài hoà, các bộ
phận và chi tiết trang trí được sử dụng một cách có cân nhắc kết hợp
với vườn cây xanh tạo ra một công trình kiến trúc tuy không lớn nhưng
rất có ấn tượng (Ảnh 5).
Công trình đáng chú ý nhất do
A. Kruze thiết kế là Câu lạc bộ Thuỷ Quân xây dựng trong hai năm
1939-1940 (nay là trụ sở Uỷ ban TDTT trên phố Trần Phú). Công trình bao
gồm hai biệt thự hai tầng cao cấp, mỗi biệt thự đều có khối sinh hoạt
khối ngủ, khối vệ sinh, sân trời… Hai biệt thự này được đặt hoàn toàn
đối xứng qua một khối nhà một tầng ở giữa là khu vực dành cho các sinh
hoạt công cộng như ăn uống, khiêu vũ… Phía sau là khu phục vụ gồm cầu
thang, bếp và nơi ở của nhân viên phục vụ.
Xử lý kiến trúc của
công trình được tác giả nhấn mạnh tính chất kiến trúc Á Đông bằng hệ
thống mái dốc lợp ngói ống cho cả ba khối công trình. Các góc mái đều
được uốn cong kết thúc bằng đầu đao, đỉnh các ống khói cũng được xử lý
phù hợp đường nét của mái. Bốn góc mái và hai đầu nóc trên mỗi biệt thự
đều có gờ chữ triện, một điểm đáng lưu ý là tác giả đã đưa vào đây hệ
máng nước bê tông cốt thép lẩn trong mái. Cửa sổ có gờ bo chung quanh,
phía trên cũng cấu tạo ô văng dốc lợp ngói ống. Công trình được trang
trí bởi khá nhiều chi tiết kiến trúc Á Đông như ở lan can sân trời, các
con sơn có hình chữ triện đỡ mái, một số mảng tường xây gạch trần…(Ảnh 6).
Ảnh 6: Trụ sở Uỷ ban TDTT (trước đây là Câu lạc bộ Thuỷ Quân Pháp)
Các
biệt thự khác do Kruze sáng tác được xây dựng ở các phố Lý Nam Đế, Ngọc
Hà và Phan Bội Châu vào những năm 1939-1941 cũng có giải pháp tương tự
Câu lạc bộ Thủy quân. Mặt bằng tạo dựng theo công năng của các biệt thự
Pháp, phần xử lý kiến trúc mang nhiều tính chất Á Đông, tập trung chủ
yếu ở việc xử lý hệ mái dốc. Những biệt thự này đều có những nét duyên
dáng riêng, phù hợp với khí hậu và cảnh quan khu vực. Tuy vậy việc lạm
dụng mái cong, ngói ống và nhiều chi tiết kiến trúc Á Đông ít được các
điệu hơn, nên mặc dù xây dựng sau các công trình của Hébrard và Roger,
các biệt thự của Kruze trông lại có vẻ “cổ” hơn. Ngoài ra việc sử dụng
quá nhiều những chi tiết kiến trúc Hoa-Việt (Sino-anamite) gây ra cảm
tưởng công trình có thể được xây dựng đâu đó bên … Trung Quốc.
Những
hoạt động của Arthur Kruze với tư cách là giáo sư Trường Cao đẳng Mỹ
thuật Đông Dương có ảnh hưởng lớn tới những sáng tác hướng về dân tộc
của lớp kiến trúc sư đầu đàn Việt Nam như Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như
Tiếp, Nguyễn Gia Đức, Tạ Mỹ Duật, Ngô Huy Quỳnh… Chúng ta có thể thấy
tác phẩm của các ông theo hướng tìm về với cội nguồn dân tộc ở các biệt
thự gần khu vực hồ Thuyền Quang và một số phố khác ở Hà Nội.
Nhìn
lại các công trình kiến trúc theo trường phái Đông Dương từ giữa thập
kỷ 20 tới đầu thập kỷ 40 có thể giúp chúng ta có được một số nhận xét:
- Việc tổ chức không gian chức năng được tác giả kiến tạo theo sát công năng sử dụng công trình theo quan niệm của người Pháp lúc bấy giờ.
- Sử dụng các giải pháp kết cấu tiên tiến thoả mãu các yêu cầu tổ chức không gian lớn, nhiều tầng. Kết cấu bê tông cốt thép, dàn vì kèo thép… được sử dụng rộng rãi.
- Những điều kiện về khí hậu và cảnh quan khu vực được đặc biệt lưu tâm giải quyết thông qua việc tổ chức hệ mái chống nóng, các ô văng dốc che nắng và chống mưa hắt, hệ thống cửa lấy áng sáng và thông gió tự nhiên. Cây xanh được tận dụng tối đa.
- Vấn đề xử lý hình thức kiến trúc được các tác giả lưu tâm thoả đáng nhằm tạo cho công trình những dáng dấp, đường nét Á Đông, gần gũi với kiến trúc truyền thống bản địa.
(*) Về nguyên tắc tổ hợp nhà thờ thời Phục hưng có thể tham khảo kiến trúc nhà thờ chính toà Santa Maria del Fiore ở Florence do kiến trúc sư Phục hưng Italia nổi tiếng Brunelleschi Filippo (1377 – 1446) thiết kế.
Bài và ảnh: KTS. Trần Quốc Bảo
Quy hoạch Hà Nội - Thành phố phát triển bền vững và thân thiện
Chiều 15/7/2009 tại Hà Nội, các tổ chức hội nghề nghiệp và chuyên gia
đã nghe Liên danh tư vấn quốc tế PPJ (gồm: Perkins Eastman của Mỹ,
Posco E&C và Jina của Hàn Quốc) và các đối tác Việt Nam (gồm: Viện
Kiến trúc - Quy hoạch Đô thị & nông thôn (VIAP) và Viện Quy hoạch
Xây dựng Hà Nội) báo cáo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
Báo cáo lần này đã có những ý kiến đóng góp nhiều chiều. Có thể do ngôn
tại ý ngoại, mặc dù nội dung có bước tiến đáng kể nhưng vẫn khiến giới
chuyên môn còn nhiều nghi ngại. Vậy, những ý tưởng chính mà đồ án đặt ra
là gì? Từ sự cảm nhận của riêng cá nhân, tôi xin được chia sẻ cùng đông
đảo bạn đọc.
Đất và nước Hà Nội
Thành
phố (TP) có tên là "vùng đất nằm trong các dòng sông", sau khi mở rộng
địa giới hành chính, nơi đây có thêm những dòng sông nằm trong lòng
mình. TP có ngàn năm tuổi, địa thế núi non, sông hồ Hà Nội đã trở thành
những yếu tố đặc trưng tạo nên lịch sử, văn hiến của mình. Nay đứng
trước cơ hội và thử thách mới, hình thái tự nhiên ấy vẫn đóng góp quan
trọng vào giá trị không gian Hà Nội.
Men theo dòng nước, vị vua khai sinh ra Kinh thành Thăng Long đã chọn vùng đất “tiện nghi núi sau sông trước, đất cao mà sáng sủa để làm nơi tụ hội quan yếu bốn phương, thượng đô kinh sư mãi muôn đời".
Hà Nội mở rộng có xuất phát vững chắc như vậy, bản Quy hoạch (QH) sẽ
lấy đó làm điểm tựa bất biến để đề xuất các phương án phát triển không
gian đáp ứng những yêu cầu của thực tại và tương lai.
Tại Ba Đình thiêng liêng lịch sử “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây…”
là nơi đặt trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.
Bản QH đề xuất trung tâm Hành chính mở rộng (các cơ quan Bộ ngành…) tại 3
vị trí để so sánh, nhấn mạnh vị trí phù hợp nhất là khu vực Tây Hồ Tây,
trùng hợp với kết quả nghiên cứu lâu dài của các chuyên gia trong nước
và quốc tế.
- Hiện trang với 744 dự án phát triển tự phát ra các hướng;
- Phương án QH thành 10 vùng đô thị đặc trưng với vành đai xanh bao bọc hạn chế phát triển tự phát
- Hiện trang với 744 dự án phát triển tự phát ra các hướng;
- Phương án QH thành 10 vùng đô thị đặc trưng với vành đai xanh bao bọc hạn chế phát triển tự phát
Bản
QH được lập tại một thời điểm trọng đại với nhiều vấn đề phải đối mặt:
tiếp nhận 744 dự án tồn tại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn.
Cùng một lúc đô thị Hà Nội cũ bộc lộ những yếu kém bởi đô thị hóa khá
tự phát để lại hậu quả môi trường thoái biến, hạ tầng không đồng bộ.
Biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp đến VN, các đô thị và Hà Nội cũng
ảnh hưởng như nạn úng ngập từ trận mưa lớn đã báo hiệu.
Nếu như
những vùng núi cao như Ba Vì, Hương Sơn, Tam Đảo … đã sừng sững linh
thiêng từ ngàn xưa cũng là mãi mãi. Thì vùng đất thấp men những dòng
sông lại cần được xem xét cẩn trọng trong nghiên cứu đánh giá môi trường
chiến lược trước khi đặt trên đó những nhiệm vụ tương lai. Hà Nội với 9
con sông - tổng chiều dài chảy trên Hà Nội khoảng 600km, gồm các sông:
Hồng, Đà, Đáy, Tích, Đuống, Nhuệ, Tô Lịch, Cầu và Cà Lồ, nhưng sông mẹ
là Hồng Hà chảy từ Nam Trung Hoa ra Biển Đông (qua Hà Nội gần 150km).
Biến đổi khí hậu mới chỉ dâng cao 0,2 m nước trong 50 năm qua tại VN,
nhưng những năm tới mực nước biển sẽ dâng cao với tốc độ nhanh hơn làm
cho triều cường thêm hung dữ mỗi khi nước sông Hồng dâng cao mùa lũ.
Cũng ngay trên dòng nước, mùa khô hạn ngày càng gay gắt. Bắt nguồn từ
phương Bắc, 80% nước sông tại VN phụ thuộc từ bên ngoài. Sông Mê Kông ở
phía Nam VN đang dần cạn nước do đầu nguồn có nhiều hồ đập. Chưa có gì
đảm bảo là sông Hồng không gặp phải tình huống tương tự.
Với quy mô dân số 10-15 triệu dân, nhu cầu nước sạch không chỉ là 3 triệu m3/ngày để ăn và sinh hoạt mà cần tới hàng tỷ m3 dự trữ trong mùa khô hạn để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,duy trì thảm thực vật toàn thành phố trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Thoát nước khi có mưa cường độ cao, kéo dài và ứng phó với lũ lớn do biến đổi tự nhiên và xã hội, đặt ra mục tiêu tạo lập hệ sinh thái mặt nước sông hồ. Phương án điều tiết nước trong QH có nhiệm vụ hóa giải một loạt các vấn nạn hiện nay: Hà Nội là TP an toàn với bão, lũ, triều cường, khô hạn, úng ngập và thân thiện với môi trường.
Đồng bằng bắc bộ - năm 1905 tỷ lệ 1/35.000: màu xanh là cao độ 1-3m
Mặt cắt địa hình Hà nội : Vùng Chương Mỹ, Mỹ Đức có cao độ bằng đáy Sông Hồng, Pierr Gourou nghiên cứu năm 1936
Bản
sơ đồ thoát nước Hà Nội với việc khôi phục lại tuyến dẫn nước sông Đáy,
sông Tích đã tạo thành một hành lang xanh mặt nước, vùng trũng ngập
Chương Mỹ, Mỹ Đức trở thành vùng dự trữ nước ngọt không chỉ cho Hà Nội
mà các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình…
Ưu tiên phát triển hệ sinh thái
sông hồ cũng là đảm bảo cho khái niệm vành đai xanh không con là viễn
cảnh mơ hồ, mà hội tụ các yếu tố khả thi cùng gắn kết phát triển hữu cơ.
Vành đai xanh với quy mô 158.000 ha đất nông lâm nghiệp / 334.000 ha
đất tự nhiên sẽ được chi tiết hóa bởi các dự án phát triển nông nghiệp
đô thị công nghệ và năng xuất cao. Vị trí vùng hồ đầm, độ sâu /độ dốc,
mặt cắt các dòng sông hay mô hình đập tràn, cửa xả lũ… sẽ là những vấn
đề kỹ thuật trình bầy kĩ trong giai đoạn tiếp theo.
Sơ đồ không gian với vành đai xanh bao quanh
Chú trọng khai thác địa hình tự nhiên của vùng trũng ngập, dòng chảy của sông đã là tiêu chí để dừng những dự án triển khai một cách lãng phí. Ngay cả dự án Đồng Trúc – Ngọc Liệp rất kỳ vọng của Posco E&C cũng loại bỏ là một minh chứng tính vô tư, công bằng trên cùng một hệ quy chiếu. Loại bỏ các dự án đặt tại vùng ảnh hưởng môi sinh là lý do rất thuyết phục, tạo sự đồng thuận khi các chủ dự án hy sinh lợi ích riêng vì sự nghiệp chung.
Sơ đồ không gian với vành đai xanh bao quanh
Chú trọng khai thác địa hình tự nhiên của vùng trũng ngập, dòng chảy của sông đã là tiêu chí để dừng những dự án triển khai một cách lãng phí. Ngay cả dự án Đồng Trúc – Ngọc Liệp rất kỳ vọng của Posco E&C cũng loại bỏ là một minh chứng tính vô tư, công bằng trên cùng một hệ quy chiếu. Loại bỏ các dự án đặt tại vùng ảnh hưởng môi sinh là lý do rất thuyết phục, tạo sự đồng thuận khi các chủ dự án hy sinh lợi ích riêng vì sự nghiệp chung.
Với 600 Km sông được khơi dòng, đủ nước tạo
thành mạng lưới giao thông thủy nội đô chạy dọc theo trục Bắc - Nam với
chi phí thấp, giảm khí thải ô nhiễm, thân thiện với môi trường gắn với
cải thiện cảnh quan, nhấn mạnh nét đặc trưng đô thị sông hồ Hà Nội.
Truyền
thuyết Sơn tinh - Thủy tinh phản ánh một thực tế lịch sử tiến hóa của
vùng đất này gắn bó với tính chủ động của con người nơi đây, lựa theo
hoàn cảnh để tựa vào thế đất mà chế ngự nước, duy trì cuộc sống an vui
mỗi ngày một tốt tươi phồn thịnh. Con cháu Thánh Tản Viên không phụ lòng
tổ tiên khi ngộ ra sự hài hòa, tạo thế thế cân bằng mới giữa đất và
nước nơi đây trước khi bước sang thiên niên kỷ thứ hai một cách khôn
ngoan.
Quy hoạch phát triển đô thị hay kiềm chế - kiểm soát đô thị hóa tự phát
Bản
QH đã đặt ra lộ trình phát triển không gian phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế -xã hội. Tham khảo mô hình đô thị hóa của 15 thành
phố trên thế giới, để Hà Nội chọn ra cho mình một lối đi riêng: thoát ra
những cạm bẫy tăng trưởng nóng, đô thị hóa tràn lan dẫn đến nợ nần
triền miên, phân hóa giàu nghèo, lãng phí tài nguyên, đất đai làm suy
yếu đất nước. Tấm gương xấu ấy phổ biến tại các quốc gia đang ở chặng
đầu phát triển và ngay những quốc gia trong khối ASEAN cũng có một số
bài học nhãn tiền.
Đặt ra tình huống tốc độ phát triển ở mức cao.
Nhưng thực tiễn là Hà Nội, cả nước và cả thế giới đang phải điều chỉnh
kịch bản tăng trưởng. Bản thân GDP của Hà Nội đang lùi xuống thấp hơn
1000 USD. Tốc độ tăng trưởng từ 2 con số đang xuống < 5%. Bản QH cũng
đã định lượng những phương án phù hợp để phát triển mở rộng đô thị
không là gánh nặng tài chính mà góp phần tích cực đưa TP và đất nước sớm
ra khỏi khủng hoảng, lấy lại đà đi tới.
Bản
QH đã thay thế bản đồ dự án đô thị tản mạn, tùy tiện của năm 2007-2008
với hàng trăm dự án tùy hứng bằng một sơ đồ định hướng không gian có
điều tiết, giới hạn thành 10 vùng dân cư tập trung. Tạo ra vùng giãn
cách xanh bao bọc nhằm khống chế hình thức phát triển như như vết dầu
loang, bám đường đô thị hoá đang phổ biến không chỉ tại Hà Nội mà còn ở
hầu hết các địa phương. Tại lưu vực thoát nước, vùng trũng ngập vẫn duy
trì các khu dân cư hiện trạng nhưng hạn chế phát triển để đảm bảo sự
sống an toàn, tránh láng phí và thay đổi địa hình địa mạo. Ưu tiên vùng
đất mầu mỡ để duy trì phát triển sinh thái tự nhiên, Hà Nội sẽ là hình
mẫu để các địa phương học tập. Thay vì vẽ rộng ra viễn cảnh đô thị bắt
mắt, bản QH khoanh vùng sinh thái xanh để hạn chế và có thể cấm xây dựng
đô thị và công nghiệp - đây là một giải pháp cụ thể hóa khái niệm tạo
lập không gian phát triển bền vững vùng đô thị và vùng cận đô thị. Những
vùng dân cư tập trung phát triển thành những đô thị ổn định, độc lập,
có khả năng liên hệ hỗ trợ lẫn nhau. Kết nối bằng hệ thống giao thông
phù hợp thành những mắt lưới liên kết đô thị trong Hà Nội và phát triển
tới các địa phương lân cận.
Đề xuất 2 phương án bố trí dân cư với 10 khu vực đặc trưng
Bên
cạnh giải pháp tổng thể, bản QH đã đi sâu vào nghiên cứu 10 vùng dân cư
tập trung, khai thác những đặc thù của từng vùng để đề xuất những giải
pháp không gian phù hợp : Đô thị trung tâm Hà Nội cũ, các vùng phát
triển hai bên sông Nhuệ, đô thị KH-CN Hòa Lạc, các khu đô thị CN. Phối
hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành, bản QH đã mô tả mạng lưới các
trung tâm đại học CĐ&THCN, mạng lưới Y tế, làng nghề, khu CN…
Bản
QH đã tích hợp, kế thừa kết quả nghiên cứu từ nhiều nguồn để có được
giải pháp hài hòa, thực chất hướng đến sự thân thiện về nhận thức, tư
duy. Chú trọng các di sản quá khứ, kiến tạo lộ trình đến tương lai chủ
động thích ứng với các tình huống. Tương lai bền vững TP được kiến tạo
bởi định hướng thân thiện trong mối quan hệ hữu cơ về vật chất lẫn tinh
thần tất cả các yếu tố tạo nên môi trường sống.
Chung tay gây dựng tương lai
Được
vinh dự lập kế hoạch phát triển tương lại, liên danh tư vấn PPJ và các
đối tác Việt Nam đã tập trung cao nhất để tận dụng cơ hội này khẳng định
mình. Hà Nội trở thành thành phố có tương lai phát triển bền vững, nơi
cư trú thân thiện là mục tiêu nghiên cứu nhưng nó có thành sự thật hay
không phần lớn là nhờ sự chung tay của cả cộng đồng. Cho dù huy động các
chuyên gia danh tiếng đến đâu, có thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật
phức tạp, sử dụng công nghệ tiên tiến để phân tích, trình bầy… nhưng
những vấn đề nội tại thì không ai khác chính là các cư dân Hà Nội tài
hoa luôn nặng lòng với quê hương, những chuyên gia hàng đầu của VN, đã
gắn bó cả đời với sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ, văn hóa lịch
sử sẽ có lời giải sáng suốt nhất, hiệu quả nhất.
Quy mô công việc
lớn, nhiệm vụ phức tạp, đối mặt với nhiều vấn đề đề tồn tại lại thực
hiện trong thời gian ngắn, bản QH có được kết quả phần lớn nhờ sự phối
hợp chặt chẽ từ các đối tác Việt Nam.
Bỏ qua quan niệm khô cứng
về vị trí thực hiện, với thiện chí hợp tác và trách nhiệm vì tương lai
Hà Nội, chúng ta hoàn toàn có khả năng biến ước mơ ấy thành sự thật.
Trần Huy Ánh - Ảnh : HanoiData sưu tầm & biên tập
Nằm ở trung tâm Singapore, dự án Công viên Hong Lim do Tập
đoàn thiết kế WOHA đảm nhiệm - một dự án hỗn hợp gồm khách sạn đứng đầu
đẳng cấp hiện nay của thế giới, tổ hợp văn phòng và một số dịch vụ khác
trong một tổ hợp dự án vườn tại khu vực này. Dự án đã và đang được thực
hiện, theo dự kiến sẽ hoàn thành khoảng cuối năm 2012 và theo giới
chuyên môn đánh giá đây là dự án không chỉ bảo tồn cây xanh trong trung
tâm của một thành phố có rất nhiều nhà cao tầng, mà còn nổi trội ở kết
cấu kiến trúc với những tích hợp bền vững. Cho đến thời điểm này, dự án
đã đạt được thành tựu về chỉ số xanh khắt khe của Singapore's Green Mark Platinum - cấp giấy chứng nhận môi trường cao nhất của quốc gia.
Khu vực dự án thực thi là một tâm điểm giao nhau giữa trung tâm thành
phố và các quận, huyện đầy màu sắc của khu phố Tàu và khu phố Clark
Quay, đối mặt với Công viên Hong Lim. Lấy ý tưởng từ tôn vinh cảnh quan
thiên nhiên, các nhà quy hoạch đã xây dựng nên một dự án đáng kính nể
với sự kết hợp vô cùng hài hòa của yếu tố vật liệu bền vững, công nghệ
hiện đại và sự tinh tế về mặt thẩm mỹ.
Xung quanh khu vực dự án là những con đường tỏa ra các trung tâm mua
bán ngoài trời và các khu vườn cây xanh được thiết kế tỉ mỉ đến từng chi
tiết, hoàn toàn gây ấn tượng với bất cứ ai chiêm ngưỡng. Cùng với đó là
cảnh quan cây xanh của khu công viên đã có từ trước càng mở rộng trực
quan vào khu vực dự án với những rãnh nước và thác nước nhân tạo. Có lẽ
giá trị mà chúng ta có thể học được ở đây chính là sự biến hóa tài tình
giữa khu mở, không gian cây xanh và các khu đậu xe cho phép trong không
khí và ánh sáng tự nhiên tràn ngập trong khuôn viên, phá vỡ sự cứng nhắc
khô cứng mà các công trình dự án khác thường gặp.
Khu vực có các khối nhà cao tầng và khách sạn, tổ hợp văn phòng được
quy hoạch và sắp xếp theo mô hình mở với cấu trúc sân vườn, phá cách với
kiến trúc hiện đại và tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên lan tỏa vào
các không gian. Màu sắc chủ đạo của các khối cao tầng là màu xanh lá cây
tự nhiên, gợi nhớ tới sông nước của lưu vực sông gần đó của Singapore.
Trên sân thượng đều có vườn cây bao phủ nhằm mang lại sắc thái thiên
nhiên cho các phòng của tòa nhà. Khu vực hành lang và nhà vệ sinh cũng
được thiết kế lồng ghép trong một không gian quyến rũ với ánh sáng tự
nhiên và không khí trong lành. Toàn bộ công trình được quy hoạch và
thiết kế nhằm giảm sự phụ thuộc vào các tính năng điều hoà không khí.
Tổng cộng dự án gồm 15.000 m2 là dành cho phát triển cây xanh, hồ
bơi, thác nước, ruộng bậc thang. Một loạt các kiến trúc cảnh quan cây
xanh được huy động nhằm mang lại sự đa dạng của thực vật với các loài
khác nhau từ cây bóng mát, cây hoa, cây bụi lá và dây leo để tạo ra một
“vùng nhiệt đới tươi tốt” hấp dẫn không chỉ cho người dân mà còn thu hút
cả côn trùng và các loài chim, bướm bay lượn và khuyến khích sự đa dạng
sinh học trong thành phố.
Architects: WOHA Location: Upper Pickering Street, Singapore Project Team: Wong Mun Summ, Richard Hassell, Donovan Soon, Sim Choon Heok, Francis Goh, Toh Hua Jack, Bernard Lee, Amber Dar Wagh, Mappaudang Ridwan Saleh, Evelyn Ng, Josephine Isip, John Paul R Gonzales, Tan Szue Hann, Alen Low, Pham Sing Yeong, Vanessa Ong, Novita Johana Client: Hotel Plaza Property (Singapore) Pte Ltd Hotel Operator: Pan Pacific Hotels Group Civil and Structural Engineer: TEP Consultants Pte Ltd Mechanical & Electrical Engineer: BECA Carter Hollings & Ferner (S. E. Asia) Pte Ltd Quantity Surveyors: Rider Levett Bucknall LLP Lighting Consultant: Lighting Planners Associates (S) Pte Ltd Landscape Consultant: Tierra Design (S) Pte Ltd Façade Consultant: Meinhardt Facade Technology (S) Pte Ltd Greenmark Consultant: LJ Energy Pte Ltd Acoustic Consultant: CCW Associates Pte Ltd Main Contractor: Tiong Seng Contractors (Pte) Ltd Gross Floor Area: 29,227.0 sqm Plot Area: 6,958.9 sqm, about 205mx33m Height of Building: 89m Project Cost: S$ 137 million Design Inception: 12/2007 Start of Construction: 12/2009 Completion Date: 06/2012 |
Khánh Phương (theo WOHA news) - ảnh: ArchDaily
SOM: Từ nhà chọc trời đến bồn hoa, gì cũng giỏi
Cuộc cạnh tranh giữa các công ty kiến trúc ngày càng khốc liệt. Công
nghệ, vật liệu cao, ai cũng sử dụng được. Thiết kế đẹp rồi ai cũng bắt
chước ai được. Giờ là cạnh tranh nhau bằng những giải pháp thông minh về
năng lượng, môi trường. Một ví dụ điển hình là công ty có cái tên dài
ngoằng Skidmore, Owings & Merrill (SOM). Bên cạnh việc xây những tòa
nhà siêu chọc trời, thiết kế những khu học xá đại học lan ngan cả một
hòn đảo, các kiến trúc sư bận rộn của công ty vẫn còn thời gian để thiết
kế một loại tháp mà cả những người sợ bệnh tật lẫn những người ám ảnh
về chuyện bảo vệ môi trường đều sẽ thích.
Trung tâm Khoa học và Sinh thái học Kiến trúc – khoa chuyên về nghiên
cứu của công ty kiến trúc kếch xù này, đang chế tạo bồn cây AMP (viết
tắt của Active Modular Phytoremediation – tức dùng những mô-đun
nhỏ, chủ động “chữa trị” các “bệnh” của môi trường do mất cân bằng).
Đây là những bồn trồng cây công nghệ cao, dáng thẳng đứng, có tác dụng
làm thanh sạch không khí.
Những bồn cây AMP lọc không khí
Thiết bị này vận hành như sau: những chiếc bồn nhựa dùng làm thủy
canh (trồng cây theo kỹ thuật trong nước) sẽ cho phép bộ rễ cây được bộc
lộ trong không khí (các kỹ sư đề nghị dùng dương sỉ Boston và thường
xuân Anh). Vùng bao quanh bộ rễ được gọi là bầu rễ, trong có một “cộng
đồng” những vi sinh vật với khả năng thanh lọc không khí cao hơn lá và
rễ tới 200 lần.
Khi không khí đi ngang qua rễ, bầu rễ sẽ thu những hợp chất hữu cơ và
những chất ô nhiễm dễ bay hơi (tóm lại là những thứ mà bạn không hề
muốn hít vào phổi), biến chúng thành không khí sạch, rồi bồn cây AMP bơm
ngược lại vào môi trường bao quanh. Lợi ích là gì? Trung tâm nghiên cứu
cho biết, loại chậu cây này cắt được đến 80% lượng chất độc trong không
khí, không hề tốn tiền như những thiết bị thanh lọc không khí truyền
thống và nặng nề, và nếu đem đặt trong những cao ốc văn phòng, những bồn
cây AMP sẽ giúp nhân viên văn phòng tránh được hội chứng cao ốc, tăng
tuổi thọ!
Công ty kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill lâu nay đã nổi tiếng
với những công trình khổng lồ và thông minh, tận dụng năng lượng thiên
nhiên.
Bản dựng 3D khu học xá mới của trường Cornell trên đảo Roosevelt Island, do công ty Skidmore, Owings & Merrill thiết kế.
Khu học xá này được thiết kế hướng về cung mặt trời mọc (arc of the sun) để thu được tối đa năng lượng từ mặt trời, suốt từ sáng tới hoàng hôn.
Bên trong khu học xá mới của trường Cornell sẽ như thế này.
Nhưng Skidmore, Owings & Merrill nổi tiếng hơn cả là nhờ tòa tháp
Al Hamra Firdous vừa mới hoàn tất, nhô giữa mây trời Kuwait.
Điểm đặc biệt của tháp Al Hamra là bề ngoài bất đối xứng, với hai
cánh cuộn lại, thướt tha, giống như tà áo dài người Kuwait sống trong
thành phố bên dưới. Trông hình dáng tháp có vẻ đơn giản đấy, nhưng lại
là một kỳ công về mặt kiến trúc: tranh dùng thép là vật liệu xây dựng
truyền thống, các kiến trúc sư dùng xi măng, tính dễ uốn của nó giúp tạo
dáng cho công trình tốt hơn. Nhưng với tòa nhà cao thế này, phải bơm
500,000 tấn xi măng lên thẳng trên cao thực là một việc kinh khủng,
ngang với lượng đá vôi để lát toàn bộ Công viên Trung tâm của New York.
Phần cao nhất của hai cánh tháp Al Hamra cách bản thân tòa nhà 150
feet (gần 50m), cách mặt đất hơn 400m. Mặt tiền xoay vòng của tháp cho
phép nhìn được xa và thoáng, toàn bộ các hướng bắc, đông, tây, trong lúc
cấu trúc chính là bức tường phía nam bằng đá đục lỗ lại lõm vào trong,
được một cánh che bớt, giúp tránh được cái nóng gay gắt của sa mạc.
Tòa tháp là một khu phức hợp thương mại lớn, có khu văn phòng, câu lạc bộ thể thao, một khu mua sắm, một khu ăn uống, vài rạp chiếu bóng. Người ta không biết cái gì ấn tượng hơn: bản thân tòa tháp hay quang cảnh nhìn từ tháp xuống.
Bất hủ kiến trúc “Mies Van Der Rohe”
Kiến trúc sư nổi tiếng người Đức Mies Van Der Rohe vừa được trang chủ
của Google để hình ảnh Doodle kỷ niệm sinh nhật lần thứ 126. Bức hình
mô phỏng khu giảng đường Crown thuộc học viện Illinois, nơi ông từng làm
hiệu trưởng.
Google có trụ sở đặt tại Mountain View (Mỹ) đã cùng thể hiện sự biết
ơn bởi những ảnh hưởng kiến trúc sư này đã để lại tại Mỹ - quê hương thứ
hai của ông. Phong cách kiến trúc chủ nghĩa hiện đại được Van Der Rohe
và hai đồng nghiệp là Le Corbusier và Gropius phổ biến khá thịnh tại Mỹ
ngày nay.
Doodle trên trang chủ của Google kỷ niệm 126 năm ngày sinh kiến trúc sư nổi tiếng
Chủ nghĩa hiện đại đã sáng tạo nên một phong cách kiến trúc quốc tế
dựa trên ngôn ngữ thị giác của những gì đơn giản và cân đối bằng cách
trang trí các tòa nhà chủ yếu với thép và kính bao phủ xung quanh.
Kiến trúc sư Van Der Rohe đã để lại một di sản là những toà nhà trên
khắp châu Âu, bao gồm cả biệt thự Tugendhat tại Cộng hòa Czech và tòa
nhà Barcelona Pavilion...
Bảo tàng nghệ thuật New National Gallery Berlin
Tòa nhà Seagram được xem là công trình đầu tiên thuộc thể loại công trình xây dựng "siêu tốc" khi mà thiết kế và thi công làm đồng thời
Bảo tàng mỹ thuật Houston (Cullinan Hall and the Brown Pavilion)
Thành phố Chicago, nơi ông định cư sau khi chế độ Đức quốc xã lên nắm
quyền, có thể tự hào là nơi sở hữu nhiều tác phẩm lớn của ông. Trong đó
công trình học viện kỹ thuật Illinois và nhà kính Farnsworth nổi tiếng
có sức hút đặc biệt ở Midwest, Mỹ.
Tại New York, người ta sẽ nhận ra tòa nhà Seagram, một tác phẩm kiến
trúc của Van Der Rohe trở thành nguyên mẫu của những tòa nhà chọc trời
hiện nay.
Giảng đường Crown - Học viện Kỹ thuật Illinois Institute, Chicago nơi ông làm hiệu trưởng
Hiện, UNESCO đã đưa biệt thự Tugendhat, một "viên ngọc" kiến trúc
mang phong cách Bauhaus ở thành phố Brno miền nam Cộng hòa Czech, vào
hoạt động trở lại sau khi cải tạo hoàn chỉnh.
Nhà Town, Công viên Lafayette, Detroit, Michigan, Mỹ
AMA Plaza, Chicago, Mỹ
Khu căn hộ đường Lake Shore Drive, Chicago. Công trình này đã trở thành kiểu mẫu thiết kế điển hình cho một loạt công trình nhà lô khác
Ông Ludwig Mies van der Rohe (1886-1969), người nổi tiếng đứng đầu
trường phái Bauhaus, theo đuổi kiến trúc nổi bật như một nghệ thuật.
Tuyên bố nổi tiếng của Van Der Rohe: “kiến trúc là thông điệp của thời
đại, được chuyển tải vào không gian”.
Thúy Kiều (Theo Stylelist)
Kiến trúc xanh và những vấn đề đang tồn tại ở Việt Nam
Tôi đã ngồi viết bài tham luận này bằng tay trong một buổi trưa oi
nóng vì cúp điện ở Hà nội. Tất nhiên, thư ký của tôi sẽ đánh máy lại khi
văn phòng có điện. Việc năng lượng dần cạn kiệt đang đánh thẳng vào
công việc và cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Và kiến trúc xanh sẽ
là một giải pháp thiết thực và cấp bách.
Không như mọi người vẫn
hình dung về một hình ảnh các khu nghỉ mát sang trọng rợp bóng cây hay
các toà nhà hi-tech cực kú hiện đại, kiến trúc xanh mang đến cái lợi
trực tiếp: giá điện ngày càng cao và nếu tuân thủ thiết kế theo mô hình
xanh, hoá đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều. Chi phí y tế cũng sẽ giảm nếu
thiết kế xanh, môi trường ở và làm việc sẽ giảm thiểu bụi bặm và các
hoá chất độc hại.
Tuy nhiên, trong thực tế tại Việt Nam, việc triển khai nhân rộng mô hình “kiến trúc xanh” vẫn còn kém hiệu quả. Chúng ta hãy bước đầu đi tìm một vài nguyên nhân để từ đó có thể đề ra biện pháp quảng bá, khuyến khích và nhân rộng mô hình này.
Về vật liệu xây dựng
Đây là một trong những “vướng mắc” hiện nay trong việc nhân rộng mô hình kiến trúc xanh. Một điều hiển nhiên không thể chối bỏ là: vật liệu xây dựng cho mô hình kiến trúc xanh thường có giá thành ban đầu cao vì phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt: Ví dụ như kính 2 lớp để giảm bức xạ nhiệt, tổ chức và tận dụng sự lưu chuyển năng lượng trong ngôi nhà; sử dụng cảm ứng để điều chỉnh ánh sáng đèn thích hợp, làm tường 2 lớp để ổn định và cách nhiệt…
Đây là một trong những “vướng mắc” hiện nay trong việc nhân rộng mô hình kiến trúc xanh. Một điều hiển nhiên không thể chối bỏ là: vật liệu xây dựng cho mô hình kiến trúc xanh thường có giá thành ban đầu cao vì phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt: Ví dụ như kính 2 lớp để giảm bức xạ nhiệt, tổ chức và tận dụng sự lưu chuyển năng lượng trong ngôi nhà; sử dụng cảm ứng để điều chỉnh ánh sáng đèn thích hợp, làm tường 2 lớp để ổn định và cách nhiệt…
Chúng ta đã biết, năng lượng được coi là
mối quan tâm hàng đầu trong thiết kế nhà ở “kiến trúc xanh” ở hai khía
cạnh. Thứ nhất, năng lượng tiêu hao để tạo ra sản phẩm sẽ phải được chọn
ở mức thấp nhất. Ví dụ, một bức tường gạch có thể được đem so với bức
tường kính xem cần bao nhiêu năng lượng (than, điện…), bao nhiêu vật
liệu khai thác từ thiên nhiên để tạo ra bức tường gạch và kính đó. Cái
nào tiêu dùng ít năng lượng hơn sẽ được chọn. Đây là vấn đề xuất phát từ
ý thức của con người nhằm làm giảm tác động lên môi trường. Với xu
hướng đó, trên thế giới người ta ngày càng dùng nhiều bê tông nhẹ chịu
lực cao, gia tăng sử dụng các vật liệu mới. Công nghệ vật liệu mới cũng
cho phép sử dụng kết cấu mới có kích cỡ nhỏ, ít chiếm chỗ hơn kết cấu bê
tông cốt thép kiểu cũ. Điều này cho phép dành nhiều không gian hơn cho
nhu cầu ở và sinh hoạt, khoảng trống, mảng xanh trong nhà... Và tất
nhiên, suất đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn hẳn với nhà thông thường cùng
loại.
Thứ hai, năng lượng tiêu hao để vận hành sử dụng toà nhà
cũng sẽ được xem xét từ trong quá trình thiết kế. Đây là vấn đề phức tạp
trong việc giải quyết. Các thiết bị tận dụng năng lượng trực tiếp từ
thiên nhiên như nắng, gió… trước đây gặp trở ngại vì giá thành thường
cao. Tuy nhiên hiện nay, việc ứng dụng đã khả thi hơn nhờ công nghệ có
bước đột phá, giá thành giảm. Chẳng hạn như pin mặt trời trước đây chỉ
có hiệu suất 25% (biến 25% năng lượng mặt trời chiếu xuống một đơn vị
diện tích tấm pin thành năng lượng hữu ích) thì nay có thể đạt hiệu suất
60%. Đó cũng là một tín hiệu mừng cần ghi nhận.
Về khung thể chế và pháp lý
Viện Kiến trúc Mỹ hàng năm đều có bình chọn sản phẩm trao giải Top 10 công trình xanh. “Xanh” cũng là một tiêu chí lớn trong 10 công trình kiến trúc nổi bật của năm 2007 do tạp chí Time bình chọn. Tiến sĩ Matthias Krups, Chủ tịch tập đoàn thông tin xây dựng BCI và tạp chí kiến trúc FuturArc cho rằng: “Đây là trách nhiệm của kiến trúc sư ngay từ khi bắt đầu bản vẽ. Phải cẩn trọng giúp giảm chi phí cho công trình trong suốt vòng đời của nó, qua đó giảm ảnh hưởng đến môi trường”.
Viện Kiến trúc Mỹ hàng năm đều có bình chọn sản phẩm trao giải Top 10 công trình xanh. “Xanh” cũng là một tiêu chí lớn trong 10 công trình kiến trúc nổi bật của năm 2007 do tạp chí Time bình chọn. Tiến sĩ Matthias Krups, Chủ tịch tập đoàn thông tin xây dựng BCI và tạp chí kiến trúc FuturArc cho rằng: “Đây là trách nhiệm của kiến trúc sư ngay từ khi bắt đầu bản vẽ. Phải cẩn trọng giúp giảm chi phí cho công trình trong suốt vòng đời của nó, qua đó giảm ảnh hưởng đến môi trường”.
Tại Trung
Quốc, Skidmore, Owings & Merrill đã thiết kế dự án tòa nhà chọc
trời không tiêu hao năng lượng đầu tiên ở Trung Quốc, dự kiến hoàn thành
vào năm 2009. Mang tên “toà tháp Châu Giang” với 71 tầng, đây sẽ là toà
nhà sạch đầu tiên ở Trung Quốc, bởi chỉ sử dụng nguồn năng lượng dựa
vào sức gió và ánh nắng mặt trời. Thiết kế mới của Skidmore, Owings
& Merrill được coi là động thái có tính khích lệ trong bối cảnh
Trung Quốc có khoảng 50% ô nhiễm là từ các toà nhà. Và hiện các nhà chức
trách ở các thành phố lớn nước này đang dần xúc tiến việc phát triển
tốt cho môi trường bằng việc loại các dự án không thoả mãn các tiêu
chuẩn sạch và hỗ trợ tài chính cho các công nghệ mới thân thiện môi
trường.
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng đã lập quỹ thưởng cho cá nhân, tập thể, công sở nào tận dụng diện tích mái nhà trồng thảm cỏ, cây xanh trên cao. Nhờ mức thưởng tăng theo diện tích “thảm xanh” tạo ra so với diện tích nhà xây mà thúc đẩy được tốc độ xã hội hóa tăng “diện tích xanh” để thay đổi vi khí hậu trong các tiểu khu đô thị, khắc phục ô nhiễm khói bụi, tăng ô xy tự nhiên. Các bể bơi lộ thiên cũng được xây ở mái bằng tòa nhà để tăng diện tích mặt nước, tận dụng đất trống giữa các nhà cao tầng để xây bể bơi, làm bồn phun nước, cải thiện vi khí hậu, tiết kiệm năng lượng cho các toà nhà.
Ở Việt Nam, ngày 3/9/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về việc "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" trong đó có đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng. Hưởng ứng Nghị định này Bộ Xây dựng đã có kế hoạch biên soạn Quy chuẩn xây dựng- Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả và Quy chuẩn này đã được ban hành vào tháng 11/2005 (QCXDVN 05: 2005). Đây là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế và sử dụng các thiết bị như thiết bị chiếu sáng, điều hoà không khí, thiết bị đun nước nóng hoặc các thiết bị khác sử dụng nhiều năng lượng trong các công trình thương mại, trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, nhà ở cao tầng, khách sạn... Ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 79/2006/QĐ-CP về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ Xây dựng là một trong các Bộ được giao chủ trì thực hiện nội dung "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa trong toà nhà" .Bộ Xây dựng cũng đó ra nhiều tiờu chuẩn như “Nhà ở cao tầng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, “Nhà văn phòng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”,…
Tuy nhiên, chưa có một chế tài cụ thể cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình kiến trúc xanh, cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ. Bản thân công trình vốn đã không được sự “hưởng ứng” từ phía các nhà đầu tư (vì suất đầu tư ban đầu khá cao) lại không được khuyến khích và quảng bá một cách thiết thực từ các nhà quản lý xây dựng, từ chính quyền đô thị. Vì thế trong thực tế, các công trình “nhà ở thông minh”, “công trình tiết kiệm năng lượng”… vẫn tồn tại lẻ tẻ dưới dạng một dự án đơn lẻ mà không có bất cứ sự “tuyên dương”, giới thiệu hay quảng bá nào và được ít người biết đến để rút kinh nghiệm và học tập.
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng đã lập quỹ thưởng cho cá nhân, tập thể, công sở nào tận dụng diện tích mái nhà trồng thảm cỏ, cây xanh trên cao. Nhờ mức thưởng tăng theo diện tích “thảm xanh” tạo ra so với diện tích nhà xây mà thúc đẩy được tốc độ xã hội hóa tăng “diện tích xanh” để thay đổi vi khí hậu trong các tiểu khu đô thị, khắc phục ô nhiễm khói bụi, tăng ô xy tự nhiên. Các bể bơi lộ thiên cũng được xây ở mái bằng tòa nhà để tăng diện tích mặt nước, tận dụng đất trống giữa các nhà cao tầng để xây bể bơi, làm bồn phun nước, cải thiện vi khí hậu, tiết kiệm năng lượng cho các toà nhà.
Ở Việt Nam, ngày 3/9/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về việc "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" trong đó có đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng. Hưởng ứng Nghị định này Bộ Xây dựng đã có kế hoạch biên soạn Quy chuẩn xây dựng- Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả và Quy chuẩn này đã được ban hành vào tháng 11/2005 (QCXDVN 05: 2005). Đây là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế và sử dụng các thiết bị như thiết bị chiếu sáng, điều hoà không khí, thiết bị đun nước nóng hoặc các thiết bị khác sử dụng nhiều năng lượng trong các công trình thương mại, trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, nhà ở cao tầng, khách sạn... Ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 79/2006/QĐ-CP về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ Xây dựng là một trong các Bộ được giao chủ trì thực hiện nội dung "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa trong toà nhà" .Bộ Xây dựng cũng đó ra nhiều tiờu chuẩn như “Nhà ở cao tầng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, “Nhà văn phòng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”,…
Tuy nhiên, chưa có một chế tài cụ thể cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình kiến trúc xanh, cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ. Bản thân công trình vốn đã không được sự “hưởng ứng” từ phía các nhà đầu tư (vì suất đầu tư ban đầu khá cao) lại không được khuyến khích và quảng bá một cách thiết thực từ các nhà quản lý xây dựng, từ chính quyền đô thị. Vì thế trong thực tế, các công trình “nhà ở thông minh”, “công trình tiết kiệm năng lượng”… vẫn tồn tại lẻ tẻ dưới dạng một dự án đơn lẻ mà không có bất cứ sự “tuyên dương”, giới thiệu hay quảng bá nào và được ít người biết đến để rút kinh nghiệm và học tập.
Hiểu biết chung về kiến trúc xanh: còn hạn chế
Số
lượng các tài liệu về kiến trúc xanh lưu hành tại Việt Nam chưa nhiều
và chưa được phổ cập rộng rãi. Một điều cần nhấn mạnh là đa phần các tài
liệu có xuất xứ từ Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi người ta chủ yếu chống lạnh,
trong khi tại Việt Nam, vấn đề chống nóng và thoát ẩm phải đặt lên hàng
đầu (Thực tế, đây là hai nhiệm vụ khá mâu thuẫn gây khó khăn cho người
thiết kế tại Việt Nam). Kiến trúc xanh không có một quy tắc chung mà vấn
đề bối cảnh địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó mới xem xét giải
pháp nào là phù hợp, tức là cách ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như
thế nào… mới là kết quả cuối cùng cho một mô hình kiến trúc xanh. Liên quan đến vấn đề này, ta có thể nghe câu chuyện của của tiến sĩ Goh Chong Chia, chủ tịch Uỷ ban tiêu chuẩn xây dựng của Quốc hội Singapore, nguyên chủ tịch Tổ chức kiến trúc sư Singapore SIA (Singapore Institute of Architects) về quan niệm và ứng dụng xanh của ông: Singapore dùng rất nhiều máy lạnh và rất nhiều người phương Tây khuyên chúng tôi đừng dùng nữa, tôi trả lời rằng: "Khi nào anh ngừng sưởi nhà anh vào mùa đông thì tôi sẽ ngừng máy lạnh". Câu hỏi thật ra phải là: "Làm thế nào để sử dụng năng lượng chạy máy lạnh hiệu quả nhất?". Khác với vùng ôn đới: mặt trời luôn ở phía bắc hay phía nam, tuỳ thuộc nhà ở nam hay bắc bán cầu nên phải mở cửa sổ về hướng đó để lấy nhiệt. Ở vùng nhiệt đới thì ngược lại, chúng tôi cần tránh nhiệt, mặt trời nằm ở phía đông và tây nên tường quay về phía đó và phải được che chắn cách nhiệt tốt. Mái nhà là nơi bị chiếu sáng suốt ngày nên phải chống nóng cho mái và tôi thường dùng mái có nước, nước cản nóng rất tốt. Dĩ nhiên nó sẽ sinh nhiều vấn đề như muỗi chẳng hạn. Cho nên tuỳ theo vị trí mái có chăm sóc, bảo trì dễ hay không để khắc phục: Thả cá được không? Làm vườn cảnh được không?…
Một số nghiên cứu của các kiến trúc sư, nhà hoạt động môi trường trong khu vực… cần phải được quảng bá và phổ cập rộng rãi cho những người làm nghề cũng như người sử dụng. Tại Viện nghiên cứu kiến trúc quốc gia, trong buổi nói chuyện của một chuyên gia hàng đầu về kiến trúc xanh tại Đài Loan: Giáo sư Lâm Thế Đức - giảng dạy tại khoa Kiến trúc của trường Đại học Thành Công – Đài Loan đồng thời là cố vấn của Chính phủ Đài Loan về kiến trúc Xanh và tiết kiệm năng lượng, cũng đã nhấn mạnh về vấn đề này mà Đài Loan, và hiện thời là Việt Nam, đã và đang mắc phải. Ông cũng đề cập đến hệ thống kiến trúc xanh ở Đài Loan với 9 tiêu chí tóm gọn lại là EEWH (Ecology – Energy saving – Waste reduction – Health) trong đó tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước là 2 tiêu chí quan trọng nhất. Các kinh nghiệm của Đài Loan, Thái Lan, Malaysia hay Singapore… rất đáng để chúng ta tham khảo và học tập.
Tóm lại, trước khi muốn ứng dụng rộng rãi mô hình kiến trúc xanh trong tiết kiệm năng lượng, chúng ta cần có những bước khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết… để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất và đặc biệt cần thiết phải đưa ra được một mô hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam./.TS.KTS Lê Thị Bích Thuận / TcKTVN -Ảnh trong bài: Vườn treo Babylon hiện đại ở thành phố Fukuoki, Nhật Bản
1. Le Corbusier’s “raising Ramp”
BiG’s Cultural Center in Denmark
BIG‘s Musée National des Beaux-Arts du Québec
BIG’s TEK Cube Building in Taiwan 2010
Zaha Hadid Architect
Performing arts centre Hague
The Netherlands Published 2010
Big’s Tallinn’s new City Hall Estonia 2009
BIG’s Lego Towers 2007
MVRDV – Dwellings Liuzhou, China 2007
Rem Koolhaas Architect (Office for Metropolitan Architecture - OMA)
won, the competition to design the Shenzhen Stock Exchange in Shenzhen
China. 2006,
El Lissitzky’s proposed horizontal skyscraper
Tiblissi Geórgia
Coop Himmelb(l)au Architects
No comments:
Post a Comment