Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ
Bản đồ Sài Gòn và vùng phụ cận vào thập niên 60.
Điển hình là hai đồ án quy hoạch do hai công ty rất có tên tuổi trên thế giới lúc đó thực hiện: Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do công ty Doxiadis Associates – Consultants on Development and Ekistics[i] (Hy Lạp) lập năm 1965 và Quy hoạch phát triển Thủ Thiêm do công ty Wurster, Bernardi and Emmons[ii] (Hoa Kỳ) chủ trì lập năm 1972 thực hiện. Bên cạnh đó, Frank Pavick và James Bogle lần lượt thực hiện những báo cáo chi tiết về hoạt động quy hoạch đô thị ở miền Nam và những vấn đề của thành phố Sài Gòn. Cũng tác giả Frank Pavich sau đó còn thực hiện Khảo sát sử dụng đất tại Vùng đô thị Sài Gòn cho Tổng Nha Kiến thiết và Thiết kế Đô thị[iii]. Những tài liệu này không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về một phần lịch sử phát triẻn của thành phố cũng như lĩnh vực quy hoạch tại miền Nam, chúng còn cung cấp một mô hình thực hiện quy hoạch hoàn chỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường và dựa vào phân tích khoa học hơn là các yếu tố thị giác đơn thuần – những vấn đề mà ngành quy hoạch Việt Nam đương đại, vốn xuất thân kiến trúc và trong điều kiện kinh tế chỉ huy, đang rất bối rối.
Các đồ án quy hoạch nêu trên mặc dù nghiên cứu rất kỹ lưỡng không chỉ về kiến trúc, khí hậu, đất đai mà còn cả nhu cầu giao thông giữa các khu vực và kinh tế/tài chính. Các hồ sơ quy hoạch thường kết thúc với phần đưa ra giải pháp triển khai, tài chính dự án và cả đề xuất rất cụ thể về chính sách cũng như luôn kèm theo thiết kế chi tiết một dự án thí điểm.
“Đà phát-triển trong quá khứ, từ thành-phố cổ, thường hướng theo phía Bắc dọc theo những giải phù sa cổ. Kế-hoạch phát-triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng nầy, và bất cứ một kế-hoạch thực-tế nào nhắm hướng dẫn sự phát-triển Thủ đô Sàigon cũng phải nhận thức ro những yếu-tố nầy” – Đề xuất về hướng phát triển cho Sài Gòn trong Đồ án Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972.
Nghiên cứu các hướng phát triển của Sài Gòn theo trình tự thời gian trong hồ sơ của Bogle (c).
Biểu đồ về giá đất cho phép theo tỷ lệ sử dụng đất và chi phí san nền trong hồ sơ của DA (a).
Dự báo năng lực tài chính địa phương cho đầu tư vào nhà ở giai đoạn 1965 - 2000 tại vùng Sài Gòn trong hồ sơ của Dioxiadis Associates (a).
Những đồ án hoàn chỉnh và sâu sắc
Hồ sơ đồ sộ của Dioxiadis Associates (a) giống một nghiên cứu tổng thể quy mô về khí hậu, đất đai, địa hình – địa mạo, dân số, nhà ở và năng lực tài chính không chỉ của Sài Gòn mà cả miền Nam lúc đó hơn là một đồ án quy hoạch đơn thuần. Chương trình đồ sộ của Đồ án thể hiện qua 8 phần:- Phần I: Chương trình phát triển cho vùng đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn trong vòng 30 năm với liệt kê chi tiết nhu cầu phát triển và tài nguyên cần thiết để thỏa mãn nhu cầu này.
- Phần II: Đề xuất tổ chức hành chính cần thiết đề triển khai chương trình trên bao gồm cơ chế hành chính của chính phủ, sự tham gia của các thể chế tư nhân, tổ chức và ngân hàng.
- Phần III: Một dàn ý kế hoạch để hướng dẫn sự phát triển của vùng đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn trong đó có định hình nội dung của quy hoạch, của các nghiên cứu cần thiết thực hiện và cách thực hiện chúng, xác định những điều kiện cho phép triển khai thực hiện ngay lập tức tại một số khu vực trước khi quy hoạch được lập.
- Phần IV: Nghiên cứu so sánh các loại hình nhà ở phù hợp với khí hậu Việt Nam.
- Phần V: Nghiên cứu so sánh tính chất các loại đất đai trong vùng (khô ráo, bán ngập, cao, thấp, v.v…) và chi tiết về giá trị và loại hình phát triển phù hợp cho từng loại.
- Phần VI: Mô tả chi tiết và đề xuất về các loại vật liệu địa phương và nhập khẩu cũng như nền công nghiệp vật liệu tại địa phương.
- Phần VII: Mô tả về nguồn nhân lực trong nước để lập và thực hiện chương trình và đề xuất về đào tạo nhân lực (công nhân xây dựng, thợ mộc, nhân viên khảo sát, họa viên, kiến trúc, kỹ sư, các nhà quy hoạch, v.v…).
- Phần VIII: Quy hoạch tổng thể một dự án thí điểm thử nghiệm cho khoảng 10,000 ngôi nhà phù hợp với môi trường Việt Nam. Đề xuất quy hoạch chi tiết cho một khu dân cư đầu tiên với khoảng 1000 căn nhà cho dự án trên. Dự án này sẽ giúp cung câp thông tin về các vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai chương trình phát triển này cũng như đào tạo nhân lực và đề trình bày những gì là khả thi.
Bản đồ minh họa quy hoạch Thủ Thiêm của WBE năm 1972 (b).
Đề xuất về hệ thống giao thông vùng và kết nối hai bờ sông Sài Gòn trong đồ án Thủ Thiêm của WBE năm 1972 (b).
Đồ án Thủ Thiêm năm 1972 là một ví dụ khác. Khẳng định sự thất bại của đồ án quy hoạch trước (ví dụ: Đồ án Thủ Thiêm năm 1968) là do “dựa trên việc sưu tầm thiếu sót vào những đặc tính thể chất của địa điểm và vô số các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc phát triển”[iv], đồ án Thủ Thiêm năm 1972 bao gồm các phần Sưu-khảo (nghiên cứu) sau (a):
- Thiết kế thể chất (quy hoạch vật thể): thu thập dự liệu về dân số và đặc điểm đất đai của vùng Sài Gòn (SMA). Xu hướng phát triển được so sánh với các yếu tố vật thể mà sẽ ảnh hướng việc phát triển SMA trong những thập niên tới.
- Kỹ thuật: địa chất được nghiên cứu để tìm phương pháp san nền tốt nhất cho khu vực thấp và ngập nước. Hệ thống kênh rạch được khảo sát và các dòng kênh chính được vẽ mặt cắt để nghiên cứu.
- Vận tải: nghiên cứu về lưu lượng giao thông cho hệ thống đường nội bộ của bán đảo[v]. Một phân tích về các giải pháp vượt sông Sài Gòn được chuẩn bị để đánh giá về phương pháp và chi phí.
- Kinh tế: giá trị đất đai và sử dụng đất được dự báo cho thời gian 30 năm tới và những giả thuyết về khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của bán đảo được đặt ra. Một phân tích phí tổn-lợi ích (cost-benefit analysis) cho từng phương pháp và một sơ đồ về dòng tiền (cash flow) đầu tư công cho bán đảo được thực hiện. Nguồn tài chính bên ngoài và năng lực của các thể chế tài chính địa phương được nghiên cứu.
- Những yếu tố khác: những chính sách và luật lệ của chính quyền được đánh giá về tác động của chúng đối với phát triển đô thị.
Ba phần thú vị nhất của đồ án là những thảo luận về việc kết nối hai bờ sông Sài Gòn, phần về tài chính và phần đề xuất chính sách. Dựa trên những nghiên cứu về giao thông và giá trị đất đai, đồ án yêu cầu thành phố sớm hoàn thành tuyến đường vành đai về phía Nam để giảm lưu lượng giao thông xuyên qua trung tâm và kết nối vơi sân bay tương lai[vii], di dời Tân Cảng và Xưởng đóng tàu Hải Quân (Ba Son) để xây cầu thấp kết nối trực tiếp đại lộ Hàm Nghi và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm sang Thủ Thiêm[viii]. Cuối cùng, trong nhiều chính sách được đề xuất, nổi bật là việc đề nghị đưa vào hệ thống thuế dựa vào giá trị bất động sản (assessment tax), mở rộng địa giới đô thị để bao gồm vùng nông thôn xung quanh và 20% đất ở triển khai bởi Cơ quan Phát triển Điền địa[ix] sẽ là nhà cho người thu nhập thấp thuê và trợ giá 50%.
Quang cảnh trên đường Tự Do, nay là đường Đồng Khởi, vào năm 1961. Ảnh tạp chí Life.
Chiến tranh xảy ra tại vùng nông thôn khiến dân số Sài Gòn tăng đột biến. Nhà ổ chuột ven kênh là kết quả của quá trình này khi lượng dân nhập cư từ nông thôn quá lớn.
Những lực cản của quy hoạch
Các đồ án và nghiên cứu này tất nhiên không nhất thiết phản ánh chất lượng thực sự của công tác quy hoạch và nghiên cứu đô thị tại miền Nam lúc đó vốn vẫn bị ảnh hưởng của trường phái Beaux Arts do người Pháp để lại (b). Rất khó có thể đánh giá được mức độ tác động của các đồ án và nghiên cứu này vào hoạt động quy hoạch tại miền Nam. Điều kiện chiến tranh và ngân sách eo hẹp không cho phép triển khai những đồ án này. Ngoài ra, theo đánh giá của Seltz vào năm 1970, quá trình chuyển giao công nghệ không thực sự diễn ra do nhân lực chuyên môn yếu kém trong các cơ quan của chính phủ và nguồn tiền tài trợ dồi dào khiến tư vấn nước ngoài có khuynh hướng sử dụng nhân lực ngoại quốc hơn là địa phương (a). Các nghiên cứu và bài báo về hoạt động quy hoạch ở miền Nam cũng lột tả tương đối những vấn đề của đô thị và xã hội lúc đó. Rất nhiều những vấn đề nêu ra nay có thể quan sát thấy trong xã hội và hoạt động quy hoạch đương đại. Ví dụ, Michael Seltz (a), một nhà quy hoạch làm việc trong một nhóm cố vấn cho thị trường Sài Gòn rằng 3 yếu tố tác động tiêu cực đến quy hoạch (ngoài chiến tranh) là: 1) thiếu thông tin; 2) nạn tham nhũng khiến việc hợp tác đa ngành không thể diễn ra; 3) chính quyền địa phương yếu và không có vai trò độc lập với chính quyền trung ương; và 4) thiếu nguồn tài chính.Bản đồ tổng hợp tính phù hợp của đất đai cho phát triển đô thị trong đồ án quy hoạch vùng Sài Gòn năm 1974 (e).
Phương án Lưỡng trục thiên Nam - một trong 3 phương án và là phương án giống quy hoạch hiện nay nhất trong đồ án quy hoạch vùng Sài Gòn năm 1974 (e).
Bước đi dài và cuối cùng của quy hoạch tại miền Nam trước 1975?
Tuy nhiên, ở một mặt khác, tài liệu quy hoạch tổng thể cuối cùng cho Sài Gòn mà tôi có: Kế hoạch phát triển vật thể vùng thủ đô năm 1974 được ghi là thực hiện bởi Nha Thiết kế Thị thôn thuộc Bộ Công chánh và Giao thông là một đồ án rất khoa học và thể hiện sự tiếp thu các đồ án trước đó do người nước ngoài thực hiện. Mở đầu phần I: Phúc trình tiên khởi, bản kế hoạch này xác định:Phúc-trình này sẽ diễn-tả lần lượt các nhu-cầu được ước-toán, khả năng cung-ứng của đất-đai và một số giải-pháp đề-nghị.Đồ án ứng dụng phương pháp chồng lớp bản đồ bằng công nghệ thông tin để xác định sử dụng đất phù hợp và thậm chí cả mô hình giao thông cho mỗi khu vực trong toàn vùng đô thị Sài Gòn (bao gồm cả Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Nhơn Trạch) và đưa ra quy hoạch cấu trúc có tính định hướng. Trong chương 6: Kết-luận và Đề-nghị, phương pháp được tổng kết vắn tắt như sau:
… các khu vực đều được phân thành ô vuông, mỗi ô có diện tích 1 cây số vuông. Đặc-tính về đất-đai của mỗi ô đều được phân-tích và lượng-giá trên một họa-đồ, miêu-tả bằng các màu sắc đậm lợt ấn-định tùy theo mức độ khả-thi của khu vực. Tất cả các loại họa-đồ này được xếp chồng lên nhau để xác-định họa-đồ tổng-hợp các loại đất-đai khả-dụng.Những phương pháp trình bày ở đây: phân tích sử dụng đất bằng chồng lớp bản đồ (land use suitability analysis) và ấn định hành trình bằng ma trận (trip assignment) cho mỗi khu vực giao thông trong thành phố để từ đó suy ra lưu lượng vẫn là những phương pháp cơ bản được giảng dạy trong các trường quy hoạch tại Hoa Kỳ ngày hôm nay như tôi đang được học. Những phương pháp này tuy nhiên ít được biết tới trong giới quy hoạch đô thị và không được giảng dạy tại Việt Nam ngày hôm nay.
[…] Đặc-tính thiên-nhiên và nhân-tạo của mỗi ô vuông được ghi nhận bằng các mã-số và ký-hiệu, rồi sẽ tùy theo mật-độ quy-định tại mỗi ô vuông, máy tính điện-tử sẽ ước-toán ra số chi-phí thị-tứ-hóa cho mỗi khu-vực và cho toàn-thể giải-pháp.
[…] Máy tính điện-tử cũng được xử-dụng để giải các mô-thức lưu-thông (một tập-hợp công-thức toán-học phức tạp) và ấn-định các ma-trận di-chuyển (interchange matrix) rồi từ đó suy ra sườn đạo-lộ.
Nếu đây quả thực là một đồ án do người Việt Nam thực hiện, nỗ lực quy hoạch này xứng đáng được tôn vinh và ghi nhận trong lịch sử như là sự chuyển biến từ quy hoạch mang tính thiết kế kiến trúc sang một bộ môn khoa học tổng hợp về phát triển vùng lãnh thổ. Đáng tiếc là di sản này sau đó không được tiếp thu và chìm vào quên lãng sau 1975[x] để tới hôm nay thế hệ các nhà quy hoạch được đào tạo trong nhà trường Xã hội Chủ nghĩa khá bối rối trước nền kinh tế thị trường nơi mà quyết định thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình và khu đô thị không còn thuộc độc quyền của nhà nước (và do đó kiến trúc không còn vai trò quan trọng trong quy hoạch như trước).
Quy hoạch sư Nguyễn Đỗ Dũng (Blog Đô thị)
Chú thích:
[i] Doxiadis Associates (DA) đứng đầu bởi kiến trúc sư người Hy Lạp Constantinos Doxiadis là một trong những công ty tư vấn quy hoạch đô thị có ảnh hưởng nhất thế giới vào thập niên 1960. Một trong những công trình quan trọng nhất được hiện thức hóa của DA là thủ đô Islamabad của Pakistan.
[ii] Wurster, Bernardi and Emmons (WBE) là công ty kiến trúc có trụ sở chính ở San Francisco (Hòa Kỳ). Công ty được lập ra bởi William Wilson Wurster, người sáng lập Trường Thiết kế Môi trường tại Đại học Californai – Berkely, và sau đó có sự tham gia của hai đối tác trẻ là Bernardi và Emmons. Donn Emmons là người chịu trách nhiệm về đồ án Thủ Thiêm 1972.
[iii] Thiết kế đô thị (urban design) mà chúng ta hiểu ngày nay là một lĩnh vực mới phát triển vào khoảng giữa thập niên 60 nhằm lấp khoảng trống giữa kiến trúc và quy hoạch. Trong trường hợp tên gọi của cơ quan này, cụm từ thiết kế đô thị chỉ quy hoạch đô thị và do đó được dịch ra tiếng Anh vào thời điểm đó trong các tài liệu của USAID là urban planning.
[iv] Bản dịch tiếng Việt của đồ án có nhiều lỗi (ngoài yếu tố ngôn ngữ tại miền Nam vào thời điểm đó), tuy nhiên để phản ánh không khí của đồ án, tôi trích nguyên văn và chú thích thêm để độc giả hiểu.
[v] Tôi chưa thấy đồ án quy hoạch chung nào ở Việt Nam ngày nay thực hiện nghiên cứu lưu lượng giao thông. Nếu quý vị nào biết xin thông tin.
[vi] Các quy hoạch chung ngày nay, từ Hà Nội tới Tp HCM vẫn theo đuổi mô hình này mà không đề cập tới những mặt trái của nó.
[vii] Tuyến đường này chính là đại lộ Nguyễn Văn Linh hôm nay và sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.
[viii] Riêng đề tài kết nối hai bên bờ sông Sài Gòn là một câu chuyện thú vị mà tôi sẽ kể vào một dịp khác.
[ix] Cơ quan triển khai dự án phía chính quyền.
[x] Giáo sư Trương Quang Thao và sau đó một số sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của ông có nghiên cứu các đồ án này tại trường Đại học Kiến trúc TP HCM. Nhờ giáo sư Thao mà tôi cũng lần đầu tiên biết đến các tài liệu này vào năm 2009. Các tài liệu để viết bài này là tư liệu lưu trữ của các thư viện đại học tại Mỹ.
Thành phố Lisbon mang vẻ đẹp dịu dàng, quyến rũ bởi những cung điện cổ kính, những tòa lâu đài tráng lệ nghiêng nghiêng soi bóng bên dòng sông Tagus suốt hàng ngàn năm lịch sử.
Lisbon là thủ đô của của Bồ Đào Nha, thành phố nằm bên bờ Đại Tây
Dương, xung quanh bốn bề đều giáp với biển. Chính vì thế mà không có gì
làm lạ khi Lisbon còn được gọi với cái tên thành phố của nước.
Từ năm 1260, Lisbon trở thành thủ đô của Bồ Đào Nha. Năm 1755, toàn
bộ thành phố hầu như bị chôn vùi vì trận động đất lịch sử, sau đó, trung
tâm Lisbon được xây dựng lại theo kiểu bàn cờ với những ngôi nhà nhỏ
xinh xắn.
Đến với Lisbon, du khách sẽ bị hút hồn bởi những tòa nhà bằng đá vôi
màu trắng, những ngõ hẻm quanh co đầy vẻ bí ẩn. Không những thế, Lisbon
còn có những thánh đường được xây theo lối kiến trúc
Gothic, những tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ bên dòng sông Tagus hiền
hòa. Và cả những bảo tàng đặc sắc khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác
trên thế giới cũng khiến bạn không thể quên được thành phố này.
Quảng trường Rossio |
Một góc phố tại Lisbon. |
Những ngôi nhà nhỏ xinh xắn nằm san sát bên nhau. |
Thành phố nằm bên dòng sông Tagus thơ mộng. |
Nhà thờ Igreja Santa Engracia nằm ở Alfama, khu phố cổ quyến rũ nhất và mang đậm nét phong cách Bồ Đào Nha. |
Nhà hát quốc gia Dona Maria II nằm trong khu Rossio, một trong những quảng trường đẹp nhất Lisbon. |
Những khuôn viên xanh bên trong thành phố Lisbon |
Thành phố còn nổi tiếng với những tòa lâu đài nằm trên đỉnh núi. |
Và bạn không thể bỏ qua lâu đài Sao Jorge cổ kính, tráng lệ nằm trên một vách núi trông ra biển. |
Cửa vòm đặc trưng của kiến trúc Gothic. |
Tường thành bao quanh lâu đài. |
Ở Heidelberg, từng góc phố, từng con đường, từng ngôi nhà, lâu đài cổ
hàng trăm tuổi,… đều in đậm dấu ấn lịch sử, gắn liền với đỉnh cao thi
ca của thế giới.
Heidelberg là một thành phố lớn nằm cạnh sông Neckar ở Tây Nam của
nước Đức. Nơi đây nổi tiếng với khung cảnh lãng mạn, với cây cầu cũ kỹ,
cổ kính đã đi vào thơ ca của đại thi hào Goethe.
Lâu đài cổ kính |
Nhà thờ nhỏ linh thiêng. |
Phố cổ... |
Một góc lâu đài đổ nát hàng trăm năm tuổi. |
Lâu đài lung linh khi màn đêm buông xuống. |
Thành phố lãng mạn trong mùa thu vàng... |
...Và tuyệt đẹp trong tuyết trắng. |
Cung điện Kremlin - biểu tượng của kiến trúc Nga, nơi mà từ những ô cửa sổ nhỏ cho đến những mái vòm đều xứng tầm kiệt tác nghệ thuật kiến trúc nhân loại.
Điện Kremlin lung linh pháo hoa đón năm mới. |
Mỗi chi tiết dù nhỏ nhất như hoa văn trên cánh cửa, nét chạm khắc
trên tường hay cách phối màu của các bức tranh trong điện Kremlin đều là
một kiệt tác nghệ thuật hoàn hảo. Và những chi tiết ấy cũng góp phần chứng minh kiến trúc Nga đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc thế giới.
Điện Kremlin bên dòng Volga thơ mộng. |
Okinawa không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm á nhiệt đới và những
bãi biển tuyệt đẹp làm say đắm lòng người, mà nơi đây còn nổi tiếng với
những kiến trúc độc đáo, trong đó có tòa lâu đài Shuri đã được xếp là Di sản thế giới.
Tòa lâu đài Shuri cũng khác hẳn với những tòa lâu đài thường thấy ở
trong Nhật. Sở dĩ Ryukyus có nhiều quan hệ với Trung quốc từ thế kỉ 14,
nên kiến trúc
của tòa lâu đài Shuri mang đậm nét kiến trúc của Trung Quốc. Tuy nhiên
từ thế kỉ 18, Ryukyus có nhiều quan hệ với Nhật bản, với Hàn Quốc, chính
vì vậy những tòa kiến trúc vào thời gian này có nhiều nét khác hơn với
Shuri.
Tòa lâu đài được xây dựng
trên một diên tích khoảng 6 vạn mét vuông, được xây dựng bằng những bức
tường đá cứng và có nhiều công trình xây dựng đã được xếp hạng tài sản
quốc gia, gồm Seiden (chính điện), Shureimon (cổng thứ hai) vươn lên
hùng vĩ trên bầu trời xanh. Tuy nhiên trong thời kì chiến tranh, tất cả
những tòa lâu đài này, gồm cả những bức tường đá cũng đều bị phá hủy.
Ngày nay, Kankai mon (cổng chính) và Shureimon (cổng thứ hai) đã được
phục chế lại và khu vực này trở thành công viên lịch sử. Shureimon
(cổng thứ hai) được biết đến là kiến trúc độc đáo duy nhất chỉ có ở
Okinawa và nhiều lần đã được coi là biểu tượng của Okinawa. Đây là cổng
thứ hai nằm trên con đường chạy vào tòa lâu đài. Cổng chính và cổng thứ
nhất thì nằm ở vị trí thấp hơn, có hình dáng và cỡ giống như Shureimon.
Hai cổng đó còn được gọi là Ueno Torii (cổng trên) và Shitano Torii
(cổng dưới).
Thành cổ Nijo là nơi lưu lại tinh hoa kiến trúc cũng như những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xứ sở hoa anh đào xưa.
Toàn bộ khu di tích thành cổ có diện tích 275.000 m2, trong đó 8.000
m2 là diện tích dành cho các dinh thự. Năm 1601, Tokugawa Ieyasu, người
sáng lập của Mạc phủ Tokugawa đã ra lệnh cho tất cả các lãnh chúa phong
kiến ở miền Tây Nhật Bản đóng góp xây dựng thành cổ Nijo. Và 25 năm sau
(năm 1626) quần thể kiến trúc Nijo hoàn thành dưới thời cai trị của
Tokugawa Iemitsu.
Cánh cửa cũng được chạm khắc tỉ mẩn. |
Hoa văn trên trần các dinh thự |
Trong khu thành cổ rộng lớn, vườn Seiryu-en là phần mới nhất. Khu
vườn được xây dựng năm 1965 tại phần phía Bắc của thành. Việc xây thêm
khu vườn đánh dấu thời điểm thành cổ bắt đầu trở thành khu du lịch. Nơi
đây còn là địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa truyền thống Nhật Bản.
Vườn Seiryu-en được tạo nên bởi hơn 1.000 viên đá được xếp đặt cẩn thận
và tại không gian xanh mát này có hai ngôi nhà nhỏ dành cho những du
khách muốn thưởng thức trà đạo Nhật Bản.
Lâu đài Palais Ideal nổi tiếng là một trong những công trình kỳ dị nhất thế giới được làm từ hàng triệu viên đá vôi với sự pha trộn giữa kiến trúc châu Âu Trung cổ và Hồi giáo.
Tất cả những sinh vật kỳ quái trên các bức tường hay các ngóc ngách
nhỏ cho đến đồ trang trí đều được Joseph khéo léo sắp xếp tạo hình từ
những viên đá vôi.
Đền Karnak thờ thần Amun ở Luxor được coi là bảo tàng ngoài trời lớn
nhất thế giới. Ngôi đền này không chỉ sánh ngang với đại kim tự tháp
Giza về quy mô và sự hùng vĩ, mà còn là đỉnh cao của kiến trúc và mỹ thuật Ai cập cổ đại.
Một trong những bức tượng còn nguyên vẹn trong đền. |
Mỗi cột trụ khắc dấu hình ảnh của những thời kỳ Pharaoh hưng thịnh khác nhau. |
Thành phố Amsterdam cổ kính chứa đựng trong mình hàng ngàn cây cầu,
ngôi nhà cổ, lâu đài huyền bí và xinh đẹp…Tất cả các công trình đều tô
đậm nét kiến trúc truyền thống Hà Lan.
Đặt chân đến thành phố Amsterdam bí ẩn, du khách sẽ cảm thấy như đang
lạc vào thế giới cổ tích với những chiếc cối xay gió và những ngôi nhà
sàn, tuyệt đẹp. Ngồi trên những chiếc tàu xinh xắn, ngước nhìn những tòa
lâu đày nguy nga, những cây cầu cổ cong cong bạn sẽ cảm thấy cảm giác
bình yên len lỏi vào sâu tận tâm hồn.
Thành phố Amsterdam có rất nhiều kênh rạch. Hệ thống kênh rạch đan
xen chằng chịt với vô số tàu thuyền, ca-nô lướt nhẹ nhàng, len lỏi giữa
các dãy phố là đặc trưng của Amsterdam. Đứng ở bất kỳ một nơi nào ở
thành phố du khách cũng có thể nhìn thấy kênh rạch và những chiếc cầu cổ
bắc qua tạo cho nơi đây vẻ trầm lắng, dịu dàng.
Những công trình kiến trúc cổ bên sông. |
Thành phố lung linh, huyền ảo trong đêm. |
Vô số cây cầu cổ bắc qua sông ở thành phố Amsterdam. |
Một khu phố cổ ở Amsterdam |
Lâu đài Muiderslot - Một trong những công trình kỳ vĩ nhất thế giới. |
Tòa lâu đài được làm từ nguyên vật liệu chính là đá trắng có tên là
Trullihusen, nằm ở Apuglia – một ngôi làng nhỏ thuộc miền Nam nước Ý,
cách Đan Mạch không xa.
Nhìn từ bên ngoài, lâu đài trông
hết sức giản dị giống như một công trình kiến trúc thời Trung Cổ. Được
xây dựng trên diện tích 300m2, tòa lâu đài thực sự đã làm tái sinh lối
kiến trúc cổ. Dường như nét đẹp mộc mạc pha lẫn sự nguyên sơ đã biến
ngôi nhà trở thành điểm nhấn giữa thiên nhiên rừng núi ngút ngàn, hoang
dã nơi đây.
Nếu bên ngoài là sự hòa trộn giữa kiến trúc
có phần cổ kính và thiên nhiên hoang vu thì bên trong là sự kết hợp
nhịp nhàng, hài hòa giữa nét đẹp truyền thống được gợi nên bởi đá trắng
và nội thất hiện đại. Chính nội thất hiện đại nhưng không quá cầu kỳ đã
thổi hồn vào từng không gian “đá”, mang lại sự ấm áp, xóa tan cảm giác
có phần hơi lạnh lẽo của lối kiến trúc tạo nên từ đá. Các ô cửa sổ được
thiết kế độc đáo với những vòm cong như trong những lâu đài cổ mang lại
sự huyền bí cho không gian nơi đây.
Với màu chủ đạo là trắng và đen, các nội thất dùng để bài trí đã làm
tôn thêm nét đẹp của đá trắng và mang lại một phong cách riêng cho ngôi
nhà. Tất cả đều gợi lên một không gian hết sức giản dị nhưng không kém
phần sang trọng.
Phòng khách và phòng ăn được thiết kế rộng rãi và nối liền với không
gian bên ngoài bằng cửa lớn, luôn sẵn sàng cho những kỳ nghỉ thú vị cuối
tuần. Phòng ngủ được thiết kế kín đáo và ấm áp tạo nên không gian riêng
tư đầy lãng mạn.
Mỗi gian phòng đều mang một dáng vẻ riêng, nhưng tất cả đều mang lại cho
bạn cảm giác tò mò như đang trải qua một cuộc phiêu lưu. Và tất cả đều
mang một nét đẹp bí ẩn, khơi gợi mong muốn được khám phá, được trải nghiệm.
Sẽ là một thiếu sót đối với một nơi dành cho những kỳ nghỉ cuối tuần vui
vẻ, đó là bể bơi. Bể bơi của lâu đài được thiết kế hiện đại, hòa cùng
thiên nhiên, tạo nên một khu nghỉ dưỡng hoàn hảo, ấn tượng.
Nếu một lần đến nước Ý xinh đẹp, lãng mạn và có cơ hội ghé qua lâu đài
trắng mộc mạc này bạn sẽ không bao giờ quên công trình kiến trúc đặc
biệt này. Giữa cái cũ và cái mới, giữa cổ điển và hiện đại, giữa tự
nhiên và sáng tạo…tất cả được chắt lọc, được lựa chọn và kết hợp một
cách tinh tế,
Thành phố nhỏ bé Carcassonne nổi tiếng khắp thế giới bởi bộ sưu tập những tòa lâu đài cổ kính, lộng lẫy, huyền bí như trong những câu chuyện cổ tích thần tiên.
Carcassonne là thành phố nhỏ nằm ở miền Tây Nam nước Pháp, cách
Toulouse khoảng 90 km cách Pari khoảng 700 km. Trong thời kỳ trung cổ
hỗn loạn nơi đây đã xây dựng nên những tòa lâu đài vững mạnh nổi tiếng
thế giới. Lâu đài với những thành quách dài nằm kề nhau gắn liền với những ngọn tháp là bức tường thành kiên cố chống lại những người ngoại đạo
Ngày nay, tại châu Âu vẫn còn tồn tại nhiều tòa lâu đài, thành phố
thời Trung cổ. Tuy nhiên, hiếm có một thành phố nào trên thế giới lại
nằm gọn trong một pháo đài như Carcassonne. Trải qua nhiều cuộc chiến
tranh thời đế chế La Mã và thời Trung cổ, nơi đây đã trở thành một vị
trí hiểm yếu, là đường giao thông huyết mạch quan trọng.
Công trình ấn tượng nhất mà mỗi góc cạnh đều được chau chuốt kỹ lưỡng
là thành Carcassonne. Thành Carcassonne được xây vào thế kỷ thứ XIII,
nằm trên đồi cao và trải dài suốt 2,6 km. Thành được xây bằng đá hộc màu
xám, bờ thành cao và dựng đứng. Bức tường mặt trên cùng của thành được
xẻ dọc, tạo thành những ô vuông, tiện cho phòng ngự bằng cung nỏ.
Với một pháo đài vững chãi như vậy, thật không dễ dàng gì mà dùng sức
mạnh của gươm giáo, cung tên, ngựa chiến tấn công. Thành Carcassonne
từng được mệnh danh là "bất khả chiến bại" trong lịch sử.
Bên cạnh hệ thống tường thành bao quanh, một hệ thống tháp canh với
những khối hình trụ dài, chóp nhọn cũng được xây dựng nơi đây. Toàn
thành có tổng cộng 53 ngọn tháp.
Ngoài tính chất là một pháo đài phòng thủ, thành Carcassonne còn có
một thành phố nhỏ bên trong với nhiều con phố hẹp lát đá, những giếng
nước công cộng có thành đá cao, quảng trường, nhà cổ lợp ngói và rất
nhiều những tòa lâu đài, nhà thờ cổ kính xinh đẹp.
Những công trình kiến trúc ở thành phố Carcassonne là nơi lưu giữ những nét đẹp nghệ thuật kiến trúc thời Trung cổ nguyên vẹn nhất, đầy đủ nhất.
Ngày nay, Carcassonne lãng mạn bên dòng sông Aude trở thành điểm đến du
lịch lý tưởng và những pháo đài cổ nơi đây luôn là niềm tự hào của người
dân nước Pháp.
Đến với thành phố Gothenburg, bạn không chỉ choáng ngợp trước hệ thống kiến trúc đồ sộ, cổ kính mà còn ấn tượng bởi sự thân thiện, mến khách của người dân nơi đây.
Gothenburg là một đô thị nằm phía Tây Thụy Điển. Trong danh sách
những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Thụy Điển, Gothenburg thường được
nhắc tới đầu tiên bởi giá dịch vụ rẻ, sự thân thiện, mếm khách của người
dân và mật độ điểm tham quan cao, nhất là các công trình kiến trúc đặc
sắc.
Nằm ngay cửa ngõ của vùng biển Bắc, Gothenburg không chỉ có những
loại hải sản ngon nhất thế giới mà còn có những công trình cầu cảng hiện
đại nổi tiếng Châu Âu. Nơi đây mô%3ḅt thời từng là trung tâm của ngành
công nghiê%3ḅp đóng tàu Thụy Điển. Ngày nay, tour du lịch hút khách ở
Gothenburg là ngắm cảng biển sau đó đi thuyền dọc sông Gota, ngắm
Gothenburg hai bên sông với những công trình được quy hoạch gọn gàng, xinh đẹp.
Gothenburg nổi tiếng với nhiều công trình điêu khắc tuyệt mỹ:
Những công trình kiến trúc cổ kính, đậm chất huyền thoại đã mang đến cho thành phố Coventry (Anh Quốc) vẻ đẹp sâu lắng, dịu dàng.
Nếu bạn muốn người dân xứ Coventry kể cho bạn nghe câu chuyện huyền
thoại nổi tiếng nhất của vùng, thì chắc chắn họ sẽ dẫn bạn đến quảng
trường trung tâm và ngồi dưới bức tượng Lady Godiva nổi tiếng.
Như để phù hợp với tâm thức luôn hướng về huyền thoại của người dân
Coventry, kiến trúc nơi đây khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính và sâu lắng.
Nếu bạn là một du khách có ham muốn tìm kiếm những nét kiến trúc điển
hình cho một thời kì đã cách xa đến sáu thế kỉ thì Coventry là điểm đến
lí tưởng. Ở đây, từ những quảng trường, những bức tường thành hay cả
những quán bar đều mang trên mình dấu vết cổ kính trong mỗi đường nét.
Đặc biệt, lòng tự hào sâu sắc của người dân nơi đây được gửi vào kiến
trúc tòa nhà thờ lớn. Đây là một công trình ghi dấu sự hưng thịnh của
thời kì kiến trúc Gotic ở châu Âu với những mái vòm nhọn, với độ cao vời
vợi, với những khung cửa sổ lớn được điêu khắc tinh tế. Hơn thế, nhà
thở lớn ở Coventry còn là biểu tượng cho nền hòa bình của nhân loại. Nhà
thờ Coventrys – nhà thờ lớn hiện đại ở thành phố Coventry được xây dựng
bên cạnh nhà thờ cũ sau khi công trình này bị bom phá huỷ trong chiến
tranh thế giời thứ hai như một biểu tượng bất diệt của hòa bình.
Coventry từ đó đã phát triển uy tín quốc tế của mình là một trong những
thành phố lớn về hòa giải và hòa bình của châu Âu.
Turku là một viên ngọc với vẻ đẹp được tạo nên bởi các công trình kiến trúc cổ kính, độc đáo của Phần Lan. Nơi đây có nhiều di sản văn hóa phong phú, pha trộn giữa nét kiến trúc hiện đại và truyền thống.
Nếu may mắn được đến đền nổi Itsukushima vào dịp cuối năm hoặc đầu
năm mới bạn sẽ có dịp cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp huyền ảo và sâu lắng ở
nơi đây.
Đền Itsukushima là ngôi đền Thần giáo được xây dựng để thờ phụng ba
vị thần biển: thần Ichikishima, thần Tagori và thần Tagitsu. Trong ngôi
đền có lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhiều vật dụng được xem như
Quốc bảo của nền văn hóa xứ sở hoa Anh Đào.
Đền Nổi là một trong những công trình khác thường, đặc biệt nhất về kiến trúc
tôn giáo trên thế giới. Toàn bộ quần thể bao gồm ngôi đền chính, nhiều
đền thờ nhỏ khác bố trí bao quanh, một sân khấu kịch Noh, một phòng tấu
nhạc và nhiều cây cầu cùng hành lang nối liền các khu vực khác nhau
trong đền. Tổng chiều dài các hành lang lên đến 300 mét.
Công trình hoàn toàn không sử dụng một vật dụng kim lọai nào trong khi xây dựng,
kể cả một chiếc đinh. Những kẻ hở giữa các tấm sàn được tính khéo léo
sao cho có thể giảm bớt áp lực của triều cường khi có bão lớn. Các bộ
phận của quần thể đền được kết hợp với nhau hài hòa trong gam màu đỏ chủ
đạo như rực rỡ hơn khi soi bóng xuống nước biển thủy triều.
Cổng O-torri |
Đền nằm giữa khung cảnh mênh mông là trời nước yên bình. |
Hành lang dài tít tắp |
Cầu Soribashi – Cầu Đại diện Hoàng gia. |
Rêu phong phủ xanh những mái đền |
Nhà thờ Santa Maria del Fiore hay còn gọi là nhà thờ chính tòa nằm ở
trung tâm thành phố Florence, Italy. Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic – đặc trưng kiến trúc cổ của Italya trong khoảng từ thế kỷ XIII đến XV.
Ngày nay, khi đến với nhà thờ cổ kính lớn nhất thế giới này, du khách
không khỏi choáng ngợp trước những mái vòm khổng lồ, thánh đường rộng
mênh mông cùng những đường cong bên trong nhà thờ mang đậm nét đăc của
kiến trúc Gothic. Và không chỉ thế, khi ngắm nhìn từng bức tranh kính
đầy nghệ thuật trong tiếng hát thánh ca trong trẻo giữa những hồi chuông
ngân vang, bạn sẽ cảm thấy như mình đang lạc vào nước Chúa đầy bình yên và thánh thiện.
Khi đặt chân đến thủ đô Vienna - thành phố lịch sử nổi tiếng châu Âu
nằm trong lòng chảo Vienna dưới chân núi phía Bắc dãy Alpen bạn sẽ ấn
tượng bởi những tòa nhà cổ kính hội tụ tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc
truyền thống Áo.
Viện bảo tàng Kunsthistorisches (theo tiếng anh có nghĩa là viện bảo
tàng của lịch sử nghệ thuật) tại thủ đô Vienna, là một trong những viện
bảo tàng có tầm quan trọng hàng đầu về giá trị nghệ thuật trong sáng và
nghệ thuật trang hoàng trên thế giới.
Bảo tàng lịch sử nghệ thuật được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế
Franz Joseph I như một phần mở rộng của thành phố vào năm 1858. Công
trình được thiết kế hoành tráng và là nơi lưu trữ kho tàng nghệ thuật khổng lồ được thu thập qua nhiều thế kỷ.
Khu tòa nhà có được xây theo dạng hình chữ nhật và phần đỉnh là một
mái vòm có chiều cao 60m. Mặt tiền của tòa nhà được xây hoàn toàn bằng
đá sa thạch.
No comments:
Post a Comment