|
Bệnh viện Chợ Quán nay là bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt) |
Một thời ấy, bệnh viện Chợ Quán cùng tên gọi là “nhà thương điên,” đã kéo dài hơn một thế kỷ, tính từ lúc bệnh viện được thành lập, tới ngày xảy ra biến cố 30 Tháng Tư, 1975.
Chợ Quán là một trong những bệnh viện xưa nhất của Sài Gòn, được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc, hoàn thành vào năm 1864; nơi nuôi giữ và điều trị các bệnh nhân tâm thần. Có thể nói thuở trước, ở miền Nam tự do, nói tới Bệnh viện Chợ Quán là nói tới “nhà thương điên”; vừa là nơi chữa trị bệnh tâm thần, vừa được nêu ra để dọa nhốt giữ những người bị xem là không bình thường, quậy phá an ninh trật tự xã hội.
Người viết bài này, một lần cùng cố họa sĩ lão thành Tạ Tỵ, đi xe Jeep nhà binh về thăm nhà ông. Nhà của họa sĩ ở đường Phan Văn Trị, thuộc khu Nancy-Chợ Quán. Lúc đó chúng tôi ở trong quân ngũ; họa sĩ Tạ Tỵ là trung tá trưởng Khối Kỹ Thuật của Cục Tâm Lý Chiến-Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, “sếp lớn” của tôi; còn “sếp” trực tiếp của tôi là nhà thơ Tô Thùy Yên, thiếu tá trưởng phòng Văn Nghệ, thuộc Khối Kỹ Thuật.
Tới nhà Trung Tá Tạ Tỵ, tôi hỏi ông bệnh viện Chợ Quán ở đâu; tôi đoán có lẽ ở gần đây, vì khu vực nhà ông gọi là khu Nancy-Chợ Quán. Trung tá cười vui vẻ đôn hậu, nói: “Cậu muốn vào Chợ Quán điều trị bệnh điên của cậu phải không? Bây giờ chúng ta là quân nhân, tôi chỉ có thể gửi cậu vào Trại Thần Kinh Tâm Lý trong Tổng Y Viện Cộng Hòa mà thôi; tôi quả có quen thân Thiếu tá Quân y Hoàng Cầm phụ trách trại Thần Kinh Tâm Lý. Mà giả dụ tôi có thể gửi cậu vào nhà thương điên Chợ Quán, tôi cũng không gửi. Bệnh viện Chợ Quán gần ngay phía sau lưng nhà tôi; cậu ở trong đó trèo tường trốn ra, tới quậy phá nhà tôi thì mệt cho tôi lắm!”
Bệnh viện Chợ Quán chính xác nằm trên Bến Hàm Tử-Quận 5, nhìn ra dòng chi nhánh sông Sài Gòn; bây giờ Bến Hàm Tử là một đoạn khá dài của đại lộ Ðông Tây, mang tên đường Võ Văn Kiệt. Sau 30 Tháng Tư, bệnh viện Chợ Quán được xây dựng lại, uy nghi bề thế, trở thành bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới, chuyên về các bệnh lây nhiễm, thường là các bệnh do vi-rút (virus) gây ra. Nơi dành cho các bệnh nhân tâm thần bị thu lại rất hẹp; hiện là một tòa nhà riêng biệt, nằm giáp mặt đường Võ Văn Kiệt; mang tên bệnh viện Tâm Thần; trên biển hiệu của bệnh viện, ghi địa chỉ: số 786 đường Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5; cùng chiều và gần bên bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới.
Dấu vết còn lại của bệnh viện Chợ Quán, là những phòng ốc dành cho các bệnh nhân tâm thần điều trị dài ngày. Những phòng ốc này còn nguyên trạng, chủ ý không phải để lưu lại hình ảnh nơi nuôi giữ điều trị các bệnh nhân tâm thần thuở trước. Khu vực này được nhà-nước-cách-mạng chiếu cố để trở thành một-di-tích-lịch-sử-văn-hóa!
Nguyên do từ thời Pháp thuộc, và cả thời gian sau đó của chính thể Quốc Gia Việt Nam, đã giam giữ để chữa trị bệnh, phục vụ việc điều tra tiếp tục những cán bộ Việt cộng “gộc” như Trần Phú, Trần Não, Hà Huy Tập, Trần Bạch Ðằng, Nguyễn Văn Trỗi... Ðặc biệt là Trần Phú, tổng bí thư đầu tiên của đảng Cộng Sản Ðông Dương (tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam), đã qua đời vì bệnh ngặt nghèo tại khu bệnh nhân tâm thần. Nhà-nước-cách-mạng còn cho dựng tượng những nhân vật này trong khu vực, mời gọi dân chúng vào tham quan, chiêm ngưỡng các cán-bộ-chiến-sĩ-cách-mạng.
Bệnh viện Chợ Quán được thành lập từ lâu đời như nói trên; chuyên nuôi giữ và điều trị cho các bệnh nhân tâm thần, là những con người khốn khổ bất hạnh: “Hãy thương lấy những người điên, họ không biết vì sao họ điên, họ điên như thế nào, và làm cách nào để họ thoát khỏi cơn điên...” (theo thơ Baudelaire). Sau đó, ở Biên Hòa-Ðồng Nai cũng có thành lập dưỡng trí viện Biên Hòa. Bác Sĩ Tô Dương Hiệp - đã qua đời từ thuở trẻ, trưởng nam của nhà văn Bình Nguyên Lộc, là thành viên sáng lập, và là vị giám đốc đầu tiên của dưỡng trí viện.
|
Bệnh viện Tâm Thần bây giờ. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt) |
Bệnh viện Chợ Quán đã hoàn toàn biến hình biến dạng, trở thành bệnh viện Bệnh Nhiệt Ðới. Bệnh viện Tâm Thần, hậu thân của bệnh viện Chợ Quán hiện nay bị thu hẹp tối đa; nên không thể nào đáp ứng yêu cầu của thân nhân gia đình những người bị bệnh tâm thần xin được nhập viện (tất nhiên gia đình phải đóng tiền để bệnh viện nuôi ăn).
Từ nhiều năm qua Sở Y Tế thành phố đã cho lập thêm một chi nhánh của bệnh viện Tâm Thần, tại khu kinh tế mới Lê Minh Xuân ở ngoại ô thành phố, cách Sài Gòn khoảng 15 cây số.
Nguyễn Ðạt/Người Việt
PHẦN 1 : TIỀN THÂN CỦA TRUNG TÂM SỨC KHOẺ TÂM THẦN
1.1- BỆNH VIỆN CHỢ QUÁN
Bệnh Viện Chợ Quán : Cái tên “Chợ Quán” đã đi vào tiềm thức của mọi người, thậm chí đi vào cả văn học, nghệ thuật, để thay thế cho chữ “Điên” của dân Sài-gòn và các tỉnh Nam bộ.
Bệnh viện Chợ Quán được xây dựng năm 1862 tại làng Chợ Quán nằm giữa Sài-gòn và Chợ Lớn, phía trước là sông Bến Nghé nay gọi là Bến Hàm Tử . Lúc đó do một số người hảo tâm đóng góp xây dựng và quản lý, đến năm 1865 bệnh viện được hiến cho Nhà Nước.
Năm 1875 bệnh viện nhận điều trị các bệnh hoa liễu và các tù nhân bị bệnh.
Năm 1904 bệnh viện có khu điều trị tâm trí 68 giường (là tiền thân của TTSKTT ngày nay ).
Năm 1954-1957 bệnh viện được giao cho quân đội quản lý với cái tên : “ VIỆN BÀI LAO NGÔ QUYỀN ” .
Cuối năm 1957 BV được giao lại cho dân sự quản lý, và đổi tên lại thành “ BỆNH VIỆN CHỢ QUÁN”, chuyên trị Tâm thần – Nhiễm và Hansen. Cũng từ năm này bệnh viện có sinh viên thực tập chuyên về khoa tâm thần.
Năm 1972 : Hàn quốc xây dựng tòa nhà 5 tầng đến tháng 3 /1974 thì hoàn tất, cộng với các dãy nhà cũ có qui mô 522 giường gồm Nhiễm, Tâm thần, Hansen, Nội Ngoại Nhi và khoa Cận lâm sàng, Dược, được trang bị khá hiện đại. Từ đây bệnh viện trở thành bệnh viện Đa khoa, và có trung tâm thực tập, huấn luyện và đào tạo đại học, sau đại học của trường Đại học Y Khoa Sài Gòn. Lúc này bệnh viện được gọi là “TRUNG TÂM Y TẾ HÀN - VIỆT ”.
Miền Nam được giải phóng, ngày 1/5/1975 bệnh viện được Ban Y Tế Xã Hội Miền Nam thuộc Ủy Ban Quân Quản tiếp nhận và quản lý.
1.2- THỜI KỲ THÀNH PHỐ KHÔNG CÓ NGÀNH TÂM THẦN VỀ PHƯƠNG DIỆN PHÁP LÝ 1975 -1978.
Tháng 9 /1975 Ban Y Tế Xã Hội thuộc Ủy Ban Quân Quản quyết định giao cơ sở điều trị tâm thần cho Bệnh viện Tâm Trí Biên Hòa. Lúc này theo lệnh của Ủy Ban Quân Quản, giường và thuốc men được chuyển về bệnh viện Tâm Trí Biên Hòa.
Ngày 25 tháng 8 năm 1976, vì yêu cầu thực tế của nhân dân thành phố nên BV Biên Hòa bàn giao lại khu Tâm trí Chợ Quán cho Sở Y Tế, Bác Sĩ Dương Quang Trung đại diện bên nhận:
a) Nhân sự gồm: 30 người
Trong đó có :
02 Bác Sĩ : - Nguyễn Đình Tiếp
- Tôn Thất Phước
01 Tâm lý cao cấp: Nguyễn Văn Thành , ông tu nghiệp ở Pháp về tâm lý 09 năm. Năm 1973 về nước dạy tâm lý ở Đại học Minh Đức và làm tâm lý ở BV Chợ Quán
b) Cơ sở :
Ngày 20/12/1976, BV Biên Hòa bàn giao Chẩn Y viện Tâm trí Phú Nhuận cho Trạm Tâm Thần Trung tâm TP. Hồ Chí Minh do Bác sĩ Mai Bạch Lê phụ trách trạm trực tiếp nhận.
a) Nhận sự gồm: 11 người
Trong đó có :
01 Bác sĩ : Trịnh Văn Lang .
b) Cơ sở :
Là phòng khám và bệnh viện ban ngày trẻ em 192B đường Phan Đăng Lưu quận Phú Nhuận hiện nay Lúc này trạm tâm thần trung tâm đã hình thành do BS. Mai Bạch Lê phụ trách tạm thời và có con dấu vuông.
1.3 - NHỮNG BÁC SĨ CỐNG HIẾN CHO NGÀNH TÂM THẦN TRƯỚC 30/04/1975 Ở CHỢ QUÁN VÀ PHÚ NHUẬN
1. Bác sĩ Nguyễn Đình Tiếp:
Sinh năm 1923, tại Nam Định, tốt nghiệp Bác Sĩ năm 1952 (Hà Nội), tu nghiệp tại Mỹ 1960-1961. Trước giải phóng làm Giám Đốc bệnh viện Chợ Quán, trực tiếp phụ trách 2 khoa Tâm thần của bệnh viện Chợ Quán. Sau giải phóng ông tiếp tục ở lại công tác ở bệnh viện tâm thần. Ong là người có công lớn cùng BS Xiêm soạn thảo cuốn Tâm Thần Học đầu tiên cho Bộ môn Tâm thần. Năm 1983 ông nghỉ hưu rồi xin đi đoàn tụ gia đình ở Pháp và ông từ trần ở đó.
2. Bác sĩ Trịnh Văn Lang:
Ông sinh năm 1929 tại Gia Định, tốt nghiệp Bác Sĩ năm 1961, công tác tại dưỡng trí viện 197 Phan Đăng Lưu - Phú Nhuận thay thế cho BS Olivette. Ông nghỉ mất sức năm 1981 . Sau đó ông từ trần vì bệnh.
3. Bác sĩ Vũ Thế Vũ:
Ông sinh năm 1934 tại Hà Nội tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa Sài Gòn năm 1961, bị trưng tập vô Quân Y từ 1961 –1967, từ 1967-1975 ông được biệt phái sang Tâm Trí Viện Chợ Quán. Đến năm 1979 ông làm việc tại Trạm Tâm Thần Trung Tâm . Năm 1987 ông xin nghỉ đi xuất cảnh và hiện nay sống tại Cộng Hòa Pháp.
BS Vũ Thế Vu (trái) và BS.Trần Đình Xiêm (phải) tại Khải Hoàn Môn Paris.
PHẦN 2 : TRẠM TÂM THẦN TRUNG TÂM 1978 – 1980
2.1 - NGÀY THÀNH LẬP TRẠM: 21 - 06 -1978
Theo quyết định số 137/QĐ/UB ngày 21-6-1978. Quyết định thành lập ”TRẠM TÂM THẦN TRUNG TÂM” do ông Lê Quang Chánh - Phó Chủ tịch ký.
2.2 - NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN CỦA TRẠM TÂM THẦN TRUNG TÂM:
2.2.1.Tổ chức mạng lưới:
Nhiệm vụ chính giai đoạn này là điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tâm thần toàn thành phố.
2.2.2 - Điều trị nội trú.
Tại cơ sở Chợ Quán chủ yếu để cấp cứu và sinh viên thực tập
- Khoa nội trú nam 10 giường
- Khoa nội trú nữ 10 giường
Khai trương Trạm Tâm Thần Số 1 tại 197 Phan Đăng Lưu - Phú Nhuận năm 1976.
2.3 - VỀ CƠ SỞ VÀ TỔ CHỨC
2.3.1 - Về cơ sở:
Là dãy nhà trệt của khuôn viên TTSKTT hiện nay và khuôn viên 197 Phan Đăng Lưu, Phòng khám và điều trị ban ngày Tâm Thần Nhi hiện nay.
2.3.2 - Về tổ chức:
2.3.2.1- Tổng số cán bộ công nhân viên: 77 người.
2.3.2.2- Ban Lãnh Đạo Trạm:
* Bác Sĩ Mai Bạch Lê : Trạm Trưởng .
Tiểu sử:
Bà sinh năm 1923 ở Quảng Bình, tham gia cách mạng 1946, vào Đảng năm 1950. Tốt nghiệp Bác Sĩ năm 1963 tại đại học Y Khoa Hà Nội chuyên ngành Nhi Khoa. Trước năm 1975 bà là Phó Giám Đốc bệnh viện Đống Đa Hà Nội.
Ngày 25/8/1976, bà là cán bộ Sở Y Tế cùng BS. Dương Quang Trung tiếp nhận cơ sở Tâm Thần Chợ Quán với tư cách là cán bộ của Sở Y Tế Tp Hồ Chí Minh, do bệnh viện Tâm Trí Biên Hòa bàn giao lại.
Ngày 20/12/1976, Bà tiếp nhận cơ sở 197 Phan Đăng Lưu Phú Nhuận với tư cách là Trạm trưởng do Tâm Trí Viện Biên Hòa bàn giao.
Tháng 12/1981 bà nghỉ hưu.
* BS.Trần Đình Xiêm: là chuyên viên tâm thần trong Ban Lãnh Đạo trạm.
c) Danh sách Bác Sĩ và Dược Sĩ :
* Nguyễn Cửu Dỵ Bác Sĩ
* Nguyễn Đình Tiếp Bác Sĩ
* Trịnh Văn Lang Bác Sĩ
* Hà Quốc Anh Bác Sĩ
* Hoàng Bá Ước Gioanh Bác Sĩ
* Tôn Thất Phước Bác Sĩ
* Nguyễn Quốc Anh Bác Sĩ
* Hoàng Xuân Trường Bác Sĩ
* Lê Kim Lộc Bác Sĩ
* Trương Tín Huy Bác Sĩ
* Nguyễn Trọng Lương Bác Sĩ
* Nguyễn Thị Vinh Dược sĩ
* Trần Hữu Nhơn Dược sĩ
* Nguyễn Thị Xuân Huơng Dược sĩ
Cùng với 06 Trung học Y Tế, 24 Y tá, Dược tá, Xét nghiệm và các nhân viên khác.
PHẦN 3 : BỆNH VIỆN TÂM THẦN 1980 – 1986
3.1 -.NGÀY THÀNH LẬP BỆNH VIỆN:
Ngày 15-09-1980 theo quyết định số 112/QĐ-UB ngày 15/9/1980 .Quyết định thành lập “BỆNH VIỆN TÂM THẦN “ do Ông Lê Quang Chánh ký.
3.2 - CƠ SỞ VÀ TỔ CHỨC:
3.2.1 –Về cơ sở:
- Cơ sở Chợ Quán 192 Bến Hàm Tử - Quận 5
- Cơ sở 197 Phan Đăng Lưu - Phú Nhuận
- Cơ sở Xuân Hiệp thuộc xã Linh Xuân - Thủ Đức
3.2.2 - Về tổ chức:
3.2.2.1 - Tổng số cán bộ công nhân viên: 123 CB.CNV.
3.2.2.2 - Giám đốc : BS Trần Đình Xiêm.
Tiểu sử:
Bác Sĩ TRẦN ĐÌNH XIÊM
Ông sinh năm 1927 tại Thừa Thiên – Huế
Tham gia cách mạng năm 1945
Vào Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1946
Tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa 30/08/1959 tại Bắc-kinh - Trung Quốc .
1961-1964 công tác tại Bệnh viện Việt –Xô.
1965-1975 Ông là Giám đốc Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương
Tháng 7/1975 –12/1975 Ông ở trong Ban Y tế Xã hội thuộc Uy Ban Quân Quản, Ông đã tiếp quản và làm Giám đốc Bệnh viện Tâm Trí Biên Hòa.
Năm1976 ông chuyển về Tp Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh làm chuyên viên tâm thần cho Văn phòng II Bộ Y Tế.
Năm 1977 Ông xây dựng Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Dược và kiêm nhiệm trong Ban Lãnh đạo Trạm tâm thần Trung tâm.
1980-1997 ông là Giám đốc Bệnh viện Tâm thần và đổi thành Trung Tâm Sức Khoẻ Tâm Thần 19/9/1986, ông được phong học hàm Phó Giáo Sư năm 1992.
Ong có nhiều công lao đóng góp trong xây dựng ngành Tâm thần thành phố: về tổ chức điều trị ,về xây dựng mạng lưới quận huyện ,về đào tạo Bác sĩ cho ngành tâm thần Có thể nói hầu hết các Bác sĩ từ Đà Nẵng trở vào Cà Mau hiện đang làm trong ngành tâm thần đều được ông cùng với anh chị em bộ môn đào tạo bổ túc, bồi dưỡng về tâm thần học. ông được vinh dự nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
1997 Ông đạt danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”.
1997 Ông về hưu, hiện đang sống ở TP. Hồ Chí Minh .
3.2.2.3 - Các Phó Giám Đốc
* BS ÂU THỊ DUNG
Tháng 3/1982 có Quyết định là Phó Giám Đốc phụ trách công tác Đảng,Tổ chức , Hậu cần.
Tiểu sử:
Đ/C ÂU THỊ DUNG : Bí thư Chi bộ 1981-1986.
Đ/c sinh năm 1926 ở Kiên Giang.
Tham gia cách mạng1945, vào Đảng 1969.
Tốt nghiệp BS năm 1980 chuyên ngành quản lý bệnh viện.
Về công tác tại Trung tâm SKTT tháng 8/1980.
Đ/c có công lao củng cố tổ chức bệnh viện , xây dựng chi bộ .Là Bí thư Chi bộ đầu tiên.
Đ/c nghỉ hưu tháng 3/1986. Hiện sống tại TP .HCM .
* BS NGUYỄN TẬP
Tháng 3/1982 có Quyết định Phó Giám Đốc phụ trách chuyên môn
Tiểu sử:
Ông sinh năm 1935 tại Sài Gòn
1953 ông là binh nhì không quân thời Pháp .
1954 ông học thợ máy không quân Pháp tại Rochefort.
1955 Trung sĩ sửa máy bay tại sân bay Biên Hòa .
1959-1967 Sinh viên quân y tại Y Khoa Sài gòn .
8/68-3/1969 Tu nghiệp về Tâm thần tại Mỹ .
Tháng 3/1978 :về công tác tại Trạm Tâm thần trung tâm. Ông có nhiều công lao xây dựng chuyên môn cho bệnh viện. Tháng 10/1989 ông về hưu, hiện đang sống tại Tp. Hồ Chí Minh.
3.2.2.4 - Các bác sĩ và dược sĩ khác .
* Bs Chu Quang Giao
Bs Nguyễn Đình Tiếp
Bs Vũ Thế Vũ
Bs Hoàng Bá Ước Gioanh
Bs Trịnh Văn Lang
Bs Đặng Ngọc Huề
Bs Nguyễn Văn Chánh
Bs Nguyễn Cửu Dị
Bs Nguyễn Văn Khuê
Bs Nguyễn Thanh Vân
Bs Chu Quang Giao
Bs Phan Văn Tuấn
Ds Nguyễn thị Vinh
Bs Lã Thị Thanh Mai
Bs Lê Thị Thanh Hải
Những người có công xây dựng màng lưới tâm thần trong những năm đầu thành lập phòng khám tâm thần quận huyện.
3.3 - NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN CỦA BỆNH VIỆN
3.3.1 - Công tác nội trú
Tổng số giường nội trú: 200 giường
Khoa nội trú nam: 50 giường
Khoa nội trú nữ: 50 giường
Khoa nội trú Xuân Hiệp : 100 giường (tại xã Linh Xuân –Thủ Đức ).
3.3.2 - Công tác ngoại trú
Phòng khám I : với nhiệm vụ: - Khám bệnh.
Điều trị ngoại trú :150 bệnh nhân.
Phòng khám II: với nhiệm vụ: -Khám bệnh khu vực Phú Nhuận –Tân Bình.
Điều trị ngoại trú: 50 bệnh nhân cấp sổ.
Bệnh viện ban ngày: với 18 bệnh nhân.
3.3.3 - Nghiên cứu khoa học
- Điều tra dịch tễ Tâm thần tại xã Phước Vĩnh An
- Ap dụng điều trị tại bệnh viện ban ngày .
3.3.4 - Công tác đào tạo cán bộ
- Nơi thực tâp cho sinh viên Y5 - Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
- Đến năm 1980 đào tạo Chuyên Khoa Sơ Bộ tâm thần I,II,III,IV,V.
- Lớp Y sĩ Chuyên khoa Tâm thần Daklak.
3.3.5 - Công tác chỉ đạo tuyến
- Đã xây dựng được 17 Phòng khám Tâm thần quận huyện với nhiệm vụ khám, quản lý điều trị ngoại trú , phát hiện bệnh mới.
- Một số quận đã triển khai mô hình bệnh viện ban ngày: Q.3, Q.4, Q.5, Q.6, Q.8, Q.10 và quận Tân Bình .
3.3.6 - Công tác đối ngoại
Giáo Sư Trần Đình Xiêm dự Hội nghị Tâm thần (hàng đứng thứ 7 từ trái qua phải) do WHO tổ chức năm 1983.
PHẦN 4: TRUNG TÂM SỨC KHOẺ TÂM THẦN 9/1986 – 10/1997
4.1 - NGÀY THÀNH LẬP:
Ngày 19/9/1986 theo quyết định số 127/QĐ-UB ngày 19-9-1986 của Ủy Ban Nhân Dân Tp. Hồ Chí Minh.Quyết định thành lập “ TRUNG TÂM SỨC KHOẺ TÂM THẦN “ .
4.2 - CƠ SỞ VÀ TỔ CHỨC
4.2.1 – Về cơ sở
Cơ sở Chợ Quán - 192 Bến Hàm Tử - Quận 5
Cơ sở 197 Phan Đăng Lưu - Phú Nhuận
Cơ sở Xuân Hiệp thuộc xã Linh Xuân - Thủ Đức (bàn giao lại cho Thương Binh Xã Hội) .
Cơ sở Lê Minh Xuân - huyện Bình Chánh .
4.2.2 - Về Tổ chức .
4.2.2.1 - Tổng số Cán bộ công nhân viên :267
4.2.2.2 - Ban Giám Đốc:
1. BS Trần Đình Xiêm, Giám đốc.
2. BS Nguyễn Tập, Phó giám đốc.
3. BS Vũ Tuấn Khanh, Phó giám đốc.
4.2.2.3 - Các Bác sĩ và Dược sĩ khác
4. BS Nguyễn Đăng Đức
5. BS Đặng Văn Bình
6. BS Nguyễn Văn Thuấn (Giám đốc bệnh viện Lê Minh Xuân cũ chờ nghỉ hưu).
7. BS Lã Thị Thuý
8. BS Nguyễn Văn Khuê
9. BS Hoàng Bá Ước Gioanh
10. BS Nguyễn Cửu Dị
11. BS Vũ Thế Vũ
12. BS Chu Quang Giao
13. BS Nguyễn Văn Chánh
14. BS Nguyễn Thị Kim Khánh
15. DS Nguyễn Thị Đê
4.2.2.4 - Những bác sĩ đã phục vụ trong khoảng 1987 -1995.
16. BS Lê Thị Thanh Hải
17. BS Nguyễn Thị Lèo
18. BS Nguyễn Thị Trâm
4.3 - NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN CỦA ĐƠN VỊ
4.3.1 - Công tác điều trị nội trú: số giường 430 giường
+ Cơ sở 1: 192 Bến Hàm Tử - Q5
- Khu nội trú nam: 50 giường
- Khu nội trú nữ: 50 giường
+ Cơ sở Xuân Hiệp - Thủ Đức: 100 giường
+ Cơ sở Lê Minh Xuân - Bình Chánh: 180 giường
+ Cơ sở 197 Phan Đăng Lưu: 50 giường điều trị ban ngày trẻ em
Các liệu pháp điều trị
4.3.2. Công tác điều trị ngoại trú:
Năm 1986: Phòng khám I điều trị 180 giường ngoại trú.
Phòng khám II dạy học và điều trị 50 em chậm phát triển tâm thần
Hình ảnh về trường trẻ em chậm phát triển tâm thần.
Bs Nguyễn Văn Khuê (bêntrái), người đầu tiên đề xuất xây dựng các trường trẻ em chậm phát triển tâm thần .
4.3.3 - Công tác nghiên cứu khoa học : Năm 1986 có 4 đề tài
- Di truyền trong tâm thần phân liệt
- Hội chứng Down
- Dùng liên thảo hoàn thay thuốc an thần kinh nhẹ
- Điều trị bệnh suy nhược thần kinh bằng y võ dưỡng sinh
4.3.4 - Công tác đào tạo cán bộ y tế năm 1986
- Hoàn thành lớp chuyên khoa sơ bộ 10 cho 07 Bác sĩ ,đang đào tạo lớp chuyên khoa sơ bộ 11 cho 10 Bác sĩ.
- Tổ chức lớp chuyên khoa tâm thần bổ túc cho Kiên Giang, Daklak; tổng số 38 người.
- Giảng dạy tâm thần cho sinh viên Y5 Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh và sinh viên Y5 Đại học Tây Nguyên và Ban Mê Thuột.
Lớp Y sĩ Chuyên khoa Tâm thần Daklak.
4.3.5 - Công tác đối ngoại
Hợp tác với Pháp:
- 2 lần Hội tâm thần Pháp - Việt hội thảo khoa học .
- Tính đến tháng 11/1999 Trung tâm có 15 Bác sĩ được tu nghiệp tại Pháp 1 năm.
Hợp tác với Mỹ.
Hội thảo khoa học Mỹ-Việt lần thứ I về tâm thần tại Trung tâm Sức khoẻ Tâm thần Tp. Hồ Chí Minh.
Hợp tác với IOM / HCR
Từ trái qua phải,
Hàng đứng:Bs Nguyễn Ngọc Quang, Bs Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Bs Ngô Văn Đức, Bs Nguyễn Văn Chánh
Hàng ngồi: Bs Hoàng Bá Ước Gioanh, Bs Lê Thị Thanh Hải, Bs Nguyễn Thị Lèo, Bs Trần Đình Xiêm, Bs Nguyễn Cửu Dỵ
Bs BASTIANSEN (x) người Na-uy trưởng khóm IOM về tâm thần.
4.3.6 - Công tác tuyến:
- Thời gian này thành phố có 6 bệnh viện ban ngày người lớn với 99 bệnh nhân.
- Có 10 trường trẻ em chậm phát triển với 236 em, gồm: trường của Q.3, Q.4, Q.5, Q.8, Q.10, Q.11, Q.Bình Thạnh. Q. Tân Bình, Phòng khám 2 Phú Nhuận.
4.4 - CƠ SỞ LÊ MINH XUÂN
- Cơ sở Lê Minh Xuân (LMX) được xây dựng năm 1977. Trong khuôn viên 3 ha ,đặt tại xã Lê Minh Xuân. Cơ sở có 100 giường đa khoa để phục vụ cho nông dân các xã của nông trường Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân - Bình Chánh.
- Ngày 31/12/1984 cơ sở LMX được bàn giao cho TTSKTT theo QĐ số 245/QĐ-UB ngày 12/10/1984. Bàn giao nguyên canh nguyên cư, về nhân sự có 80 người.
TTSKTT cải tạo cơ sở đa khoa này thành bộ phận điều trị tâm thần. Lúc đầu nhận 100 bệnh nhân, được phân làm 4 khoa là T1, T2, T3, T4.
BS. ĐẶNG VĂN BÌNH: Phó Giám Đốc phụ trách cơ sở.
Tiểu sử:
Ông sinh năm 1954 tại Hải Dương.
Tham gia CM năm 1972 (bộ đội).
Ngày vào đảng 1980. Chính thức 1981.
Tốt nghiệp bác sĩ năm 1982 chuyên khoa nhi
Về Trung tâm sức khoẻ tâm thần 12/1984.
Ông đã có công trong việc cải tạo cơ sở LMX đa khoa thành cơ sở nhận điều trị bệnh nhân tâm thần .Đặc biệt cơ sở LMX những năm trước không có nước ngọt ông đã thực hiện việc khoan giếng, xây dựng hệ thống lọc đủ nước ngọt phục vụ cho 250 bệnh nhân và hơn 100 nhân viên .
Hiện nay ông là Phó Giám Đốc TTSKTT-TP phụ trách cơ sở LMX.
PHẦN 5: TRUNG TÂM SỨC KHOẺ TÂM THẦN 1997 – 2002
5.1 - TỔ CHỨC
5.1.1 - Giám đốc : BS LÂM XUÂN ĐIỀN
Tiểu sử:
Ông sinh năm 1945 tại Phnom-Penh.
Tốt nghiệp BS năm 1973 .
Tham gia cách mạng năm 1975: là Bs giải phẫu thần kinh BV Chợ Rẫy.
Năm 1977 công tác tại Phòng y tế Quận Tân Bình (phụ trách tâm thần).
Năm 1980 Phó Phòng y tế Tân Bình.
Năm 1984: Trưởng Phòng và Giám Đốc Trung tâm y tế Tân Bình.
Vào đảng Cộng sản 1982 chính thức 1983.
1992 Ông tu nghiệp ở Pháp 1 năm về tâm lý.
1997 đến nay Ông giữ chức Giám Đốc TTSKTT.
Ông đã có nhiều công lao trong tổ chức củng cố các khoa phòng của Trung tâm hoạt động có nề nếp .Ông đã tổ chức bộ phận cấp cứu về tâm thần mà từ trước tới nay chưa có; Bộ phận này đã đáp ứng kịp thời cấp cứu trong trung tâm, làm giảm bớt tỷ lệ tử vong. Ông cũng tích cực tham gia chỉ đạo các công trình khoa học. Ông quan tâm công tác đối ngoại gửi các bác sĩ trẻ đi nước ngoài tu nghiệp
Hiện nay BS. Điền đã về hưu từ ngày 1.7.2006.
5.1.2 - Phó Giám Đốc :
Bs Vũ Tuấn Khanh.
Tiểu sử:
BS VŨ TUẤN KHANH : chủ nhiệm bộ môn tâm thần trường Đại học y dược TP.HCM.
Bà sinh năm 1941 tại Hà Nội.
Tham gia cách mạng năm 1965.
Vào đảng cộng sản 1987 chính thức 1988.
Tốt nghiệp BS năm 1965 chuyên khoa tâm thần .
1965 Bà công tác tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội đến năm 1982.
1973 là Phó Giám đốc bệnh viện tâm thần Hà Nội.
1976-1978 :tu nghiệp 2 năm về tâm thần tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức .
1982 là BS chuyên khoa cấp II.
9/1982 là Phó Chủ nhiệm bộ môn tâm thần Trường Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh.
1986 bà kiêm thêm Phó Giám đốc TTSKTT Tp Hồ Chí Minh.
1994 Đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
1997 đến 2002 bà giữ chức chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần. Năm 2002 bà về hưu và hiện đang sống ở TP. Hồ Chí Minh.
Bà đã có công trong việc giảng dạy đào tạo các lớp sinh viên y khoa , các Bs chuyên tu , Bs chuyên khoa sơ bộ , các Bs sau đại học… Đặc biệt bà đã góp công lớn trong việc xây dựng tình đoàn kết giữa bệnh viện và bộ môn, động viên cán bộ giảng dạy trong công tác chung của bộ môn và của TTSKTT. Tích cực xây dựng mô hình “Trường –Viện”.
Bs Nguyễn Văn Chánh
Tiểu sử :
BS NGUYỄN VĂN CHÁNH
Ong sinh năm 1943 tại Bến Tre.
Trình độ chuyên môn: Bác sĩ tốt nghiệp năm 1973
Ong là Bs điều trị tại BV Tâm trí Biên Hòa từ năm 1972-1981.
Về công tác tại BV Tâm Thần TP năm 1981
Ong được bầu làm Thư ký Công đoàn nhiệm kỳ 1988-1989 .
Ông làm Phó Giám đốc Trung tâm SKTT TP HCM từ năm 1992 đến năm 2003 thì về hưu. Ông hiện đang sống ở TP. Hồ Chí Minh.
Ong có nhiều công lao xây dựng chuyên môn và đặc biệt là củng cố Phòng Chỉ Đạo Tuyến , xây dựng mạng lưới tâm thần Quận huyện. Ong đã xây dựng chương trình sức khoẻ tâm thần TP HCM từ năm 1994 .
Bs Đặng Văn Bình
Xem trong phần 4 – Cơ sở Lê Minh Xuân.
Bs Nguyễn Đăng Đức
Tiểu sử :
BS. NGUYỄN ĐĂNG ĐỨC: Bí thư Chi bộ 1992 – 1999.
Đ/c sinh năm 1949 tại Hưng Yên.
Tham gia cách mạng năm 1968.
Tốt nghiệp BS tháng 12 năm 1981 chuyên khoa Tâm Thần
Về công tác tại TTSKTT tháng 1/1982.
Đ/c có công xây dựng củng cố Chi bộ, củng cố sự đoàn kết trong đơn vị , đoàn kết giữa cấp Ủy và Ban Giám Đốc. Đặc biệt củng cố tổ chức và phát triển Đảng viên mới, trong 3 năm nhiệm kỳ Đ/c cùng Chi bộ phát triển 8 Đảng viên. Hiện tại giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm.
a.Các cán bộ chủ chốt của Trung Tâm
b.Giao ban hàng tuần
5.1.3 - Danh Sách Bác Sĩ ,Dược Sĩ Đại Học
A/ Bác Sĩ
· Lâm Xuân Điền
· Nguyễn Văn Chánh
· Nguyễn Đăng Đức
· Đặng Văn Bình
· Nguyễn Cửu Dỵ
· Hoàng Bá Ước Gioanh
· Nguyễn Minh Hồng
· Ngô Văn Đức
· Nguyễn Ngọc Quang
· Trịnh Tất Thắng
· Phạm Văn Trụ
· Vũ Đình Vương
· Lê Quốc Nam
· Hoàng Quốc Khánh
· Lương Mạnh Dũng
· Lưu Quốc Thái
· Nguyễn Thị Thu Hồng
· Nguyễn Tiến Dũng
· Nguyễn Văn Danh
· Huỳnh Thanh Hiển
· Nguyễn Phi Bình
· Nguyễn Phú Hữu
· Nguyễn Thị Giang
· Phạm Quỳnh Diệp
· Trần Thị Hồng Vân
· Chu Quang An
· Văn Đức Thại
· Huỳnh Tấn Sơn
· Huỳnh Xuân Thiện
· Khưu Văn Hào
· Nguyễn Tú
· Nguyễn Thị Kim Ánh
· Nguyễn Tiến Thành
· Phạm Văn Khởi
· Trần Duy Tâm
· Vũ Kin Hoàn
· Chu Thị Dung
· Lê Hiếu
· Lê Quang Vy
· Lê Thị Hồng Nhung
· Đặng Thế An
· Nguyễn Hữu Thăng
· Nguyễn Nguyên Thục Minh
· Phạm Thị Minh Châu
· Lê Đỗ Hưng
· Hồ Thị Quế Hương
· Nguyễn Trung Hoàng
B/ Dược Sĩ
· Nguyễn Thị Đê
· Nguyễn Đình Phú
· Trương Thị Minh Đức
· Nguyễn Thị Diễm
C/ Bs mới chuyển nơi khác
· Nguyễn Thị Minh Châu
5,2 - CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
5.2.1 - Số giường nội trú : 350 giường
· Cơ sở Chợ quán : 100 giường
· Cơ sở Lê Minh Xuân : 200 giừơng
· Cơ sở Phan Đăng Lưu :50 giường
5.2.2 - So giường ngoại trú : 500 giường
5.5.3 - Về khoa học :
Từ năm 1997 phong trào nghiên cứu khoa học của trung tâm phát triển mạnh ,mỗi năm có 9-10 đề tài khoa học cấp cơ sở .
Bs Lâm Xuân Điền báo cáo khoa học
Hội thảo khoa học về Parkinson
5.5.4 - Giám định pháp y:
Số trường hợp giám định pháp y từ năm 1995-1999 : 1200 trường hợp.
PHẦN 6 : BỆNH VIỆN TÂM THẦN 2002 – 2007
6.1 – TỔ CHỨC
Ban Gíám Đốc vẫn gồm 4 thành viên ( 1 giám đốc và 3 phó giám đốc ) nhưng có sự thay đổi nhân sự là BS. Nguyễn Văn Chánh về hưu (năm 2003) và BS. Trịnh Tất Thắng lên thay vị trí Phó giám đốc chuyên môn.
Tiểu sử :
BS. TRỊNH TẤT THẮNG : Bí thư Chi bộ 1999 – nay.
Sinh năm 1960 tại Hà Tây .
Tham gia Cách Mạng : năm 1983 BS phục vụ quân đội .
Ngày vào Đảng 1985 chính thức 1986 .
Tốt nghiệp BS năm 1983, chuyên khoa tâm thần .
Về công tác tại TTSKTT TP.HCM năm 1987.
1993 – 1994 :Tu nghiệp tại Pháp 1 năm.
Từ 2003-tháng 7-2006: Phó Giám Đốc chuyên môn.
Hiện nay BS. Trịnh Tất Thắng là Giám Đốc Bệnh viện tâm thần TP.HCM từ ngày 1.7.2006 thay cho BS. Lâm Xuân Điền đã về hưu.
Từ ngày 21/08/2002 với quyết định QĐ 3428 / QD – UB của Ủy ban nhân dân TP.HCM thì Trung tâm sức khoẻ tâm thần được đổi tên lại là Bệnh viện tâm thần.
Với quyết định số 180/2003/ QD – UB của Ủy ban nhân dân TP.HCM về việc thành lập Tổ chức giám định pháp y tâm thần ( gồm 6 giám định viên là các bác sĩ hiện đang công tác tại Bệnh viện tâm thần TP.HCM ) thì công tác giám định pháp y tâm thần đã bắt đầu thực hiện tại Bệnh viện tâm thần từ tháng 11/2003 cho đến nay, Hiện nay tổ công tác này đã được bổ sung thêm 4 bác sĩ nữa nâng tổng số giám định viên trong tổ là 10 người.
Khoa tâm lý lâm sàng được thành lập từ tháng 6 năm 2004 ( hiện có 10 cán bộ tâm lý lâm sàng ) nhằm mục đích hổ trợ các bác sĩ tâm thần trong việc chẩn đón và điều trị tâm lý cho bệnh nhân.
Hiện bệnh viện có 285 công nhân viên trong đó có 49 bác sĩ, 9 dược sĩ đại học, 10 cán bộ tâm lý lâm sàng, 74 điều dưỡng và 143 cán bộ khác.
6.2 – CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
6.2.1– Công tác điều trị
Trong thời gian vừa qua nhằm đáp ứng như cầu phòng và chữa bệnh tâm thần ngày càng tăng trong nhân dân cán bộ công nhân viên Bệnh viện tâm thần đã cố gắng rất nhiều trong công tác với mong muốn phục vụ người dân được tốt hơn, cụ thể là trong năm 2004 bệnh viện đã :
- Thực hiện 82.841 lượt khám bệnh cho người lớn và 12.357 lượt khám bệnh cho trẻ em.
- Chữa trị nội trú cho 2.913 trường hợp.
- Khám giám định về tâm thần cho :
+ 30.021 trường hợp kết hôn với người nước ngoài và việt kiều.
+ 124 trường hợp xuất cảnh nghi ngờ bị rối loạn tâm thần.
+ 351 trường hợp giám định pháp y tâm thần.
- Thực hiện 25.221 lượt xét nghiệm công thức máu, sinh hoá và phân tích nước tiểu.
- Thực hiện 2.544 lần đo điện tim.
- Thực hiện 3.114 lần đo điện não.
- Thực hiện 717 trắc nghiệm tâm lý.
- Đưa vào sử dụng máy siêu âm xuyên sọ từ trường để thăm dò hệ mạch máu não.
- Từ tháng 4/2004 áp dụng liệu pháp điều trị shock điện có gây mê với máy THYMATRON DGx-2427 do tổ chức phi chính phủ Mỹ tặng.
6.2.2 – Công tác tập huấn
Hằng năm bệnh viện đều đưa nhiều bác sĩ sang Pháp, Bỉ để học tập nâng cao trình độ chuyên môn; phối hợp với các trường đại học của Pháp, Bỉ tổ chức các khoá học về tâm thần, tâm lý liệu pháp tại Việt Nam; tổ chức các khoá huấn luyện hay giảng dạy với nhiều trình độ khác nhau cho các đối tượng như sinh viên khoa tâm lý, sinh viên đại học y dược, bác sĩ đa khoa, bác sĩ quân y ….; phối hợp với Hội tâm thần TP.HCM tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học, xuất bản các tạp chí chuyên môn …
6.2.2 – Công tác nghiên cứu khoa học
Mỗi năm bệnh viện đều thực hiện từ 7 – 10 công trình nghiên cứu khoa học ( các khoa phòng tự thực hiện, phối hợp với các phòng khám tâm thần quận huyện, phối hợp với nước ngoài ).
PHẦN 7 : BỘ MÔN
7.1 - BỘ MÔN TÂM THẦN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH
THÀNH LẬP
Bộ môn Tâm Thần được thành lập : 5/1977 theo quyết định của Trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh..
BỘ MÔN TÂM THẦN 1977-1997
Phó giáo sư :Trần Đình Xiêm, Chủ nhiệm bộ môn tâm thần (về hưu 1997).
Ngày 1/3/1977 :Bs Xiêm giảng tâm thần học cho trường .
Ngày 3/5/1977 : Lớp bổ túc tâm thần đầu tiên,12 y bác sĩ .
Ngày 16/5/1977 : Lớp sơ bo 1 chuyên khoa tâm thần : có 9 sinh viên.
Đào Trần Thái
Nguyễn Văn Nuôi
Tiêu Đình Hoàng
Đặng Hoàng Hải
Nguyễn Hữu Tường
Nguyễn Mộng Giao
Nguyễn Văn Khuê
Lê Đức Bảo
Đỗ Văn Hồng
Thời kỳ này Giảng viên chính : Bs. Trần Đình Xiêm
Phụ Giảng : Bs Nguyễn Đình Tiếp
Bs Nguyễn Cửu Dỵ
Bộ môn Tâm Thần năm 1980 . Từ trái sang phải:
Bs Đào Trần Thái, Bs Lê Thị Kim Hạnh, Bs Trần Đình Xiêm, Cô Trần Thị Loan (thư ký bộ môn), Bs Đặng Hoàng Hải, Bs Nguyễn Đình Tiếp (biên chế thuộc bệnh viện), Bs Nguyễn Văn Nuôi.
BỘ MÔN TÂM THẦN 1997-2000.
Ảnh từ trái sang phải:ThS.Bs Đào Trần Thái (chủ nhiệm bộ môn), TS. Ngô Tích Linh, Bs Võ Hoàng Long, Bs Lê Thị Kim Hạnh , Bs Vũ Tuấn Khanh (Quyền chủ nhiệm bộ môn), Cô Đào Thị Sáu (thư ký bộ môn), Bs Nguyễn Văn Nuôi, Bs Đặng Hoàng Hải .
THÀNH TÍCH CỦA BỘ MÔN TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY .
1. GIẢNG DẠY ĐÀO TẠO
Giảng dạy tâm thần học cho các lớp sinh viên Y5, Bs chuyên tu , Y sĩ, Điều dưỡng ….
Từ năm 1977-1994 đã đào tạo được 19 khoá bác sĩ sơ bộ chuyên khoa tâm thần tổng cộng 124 BS.
Đã đào tạo được 60 BS chuyên khoa I , 5 Bác sĩ chuyên khoa II về tâm thần .
1999 Bộ môn bắt đầu đào tạo cao học về tâm thần .
2. BIÊN SOẠN TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .
Biên soạn sách “ TÂM THẦN HỌC ” phục vụ cho cán bộ giảng và các Bs chuyên khoa . Sách này đã được tái bản bổ sung lần thứ 5 . Đây là tài liệu chính cho giảng dạy , học tập , điều trị và nghiên cứu khoa học .
Ngoài ra bộ môn đã biên soạn và dịch nhiều tài liệu chuyên khoa phục vụ cho ngành .
Bộ môn đã cùng TTSKTT tham gia 34 đề tài nghiên cứu khoa học .
7.2 - BỘ MÔN TÂM THẦN – TÂM LÝ Y HỌC TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ Y TẾ TP.HCM.
THÀNH LẬP
Bộ môn Tâm thần – Tâm lý y học Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM được thành lập vào tháng 9-1997.
a. Bs Lâm Xuân Điền : Chủ nhiệm bộ môn.
b. Các BS của Trung Tâm tham gia giảng dạy : từ trái sang phải
Bs Ngô Văn Đức , Cô Nguyễn Thị Mỹ Linh (thư ký bộ môn),
Bs Phạm Quỳnh Diệp, Bs Lê Quốc Nam, Bs Lâm Xuân Điền (Chủ nhiệm ),
Bs Trương Đình Liêm (giáo vụ bộ môn), Bs Phạm Văn Trụ, Bs Trịnh Tất Thắng .
THÀNH TÍCH CỦA BỘ MÔN
Giảng dạy về chuyên khoa tâm thần cho các sinh viên của trường Đại học y dược TP.HCM, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, sinh viên khoa tâm lý các trường đại học tư thục, bác sĩ quân y …
Tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở bệnh viện ./.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng tại Saigon
TP. Hồ Chí Minh rất đông dân ( khoảng 7.000.000 người ). Sự gia tăng dân số tự nhiên ( tỷ lệ năm 1997 là 1,4%) và cơ học ( do dòng người từ các tỉnh đổ vào tìm việc làm ) kèm theo quá trình phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá quá nhanh đã đưa đến nhiều vấn đề xã hội ( trẻ em lang thang , nghiện ma túy, rượu ……) và các rối loạn tâm thần kèm theo.
1 - Đặc điểm xã hội liên quan đến tình hình sức khoẻ tâm thần ở TP.Hồ Chí Minh.
- Tốc độ phát triển kinh tế cao giúp nâng cao GDP/ người (1995 là 915USD, trung bình mỗi năm tăng 100 USD) gây ra phân hoá giàu nghèo dẫn đến áp lực tâm lý trong xã hội tăng và có thể đưa đến các dạng rối loạn liên quan đến stress.
- Sự phát triển kinh tế xã hội đang nhanh chóng làm thay đối lối sống của dân chúng từ ăn uống đến sinh hoạt nên hệ thống y tế hiện đang phải đối phó với các vấn đề sức khoẻ vừa của một nước đang phát triển (như suy dinh dưỡng, bệnh nhiểm trùng và ký sinh trùng…..) và của một nước công nghiệp hoá ( như bệnh béo phì, tim mạch, ung thư , rối loạn trầm cảm, stress …) cũng như các rối loạn tâm thần liên quan như chậm phát triển tâm thần do di chứng viêm não hay viêm màng não, sa sút tâm thần sau tai biến mạch máu não do huyết áp cao, …
- Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao hơn ( năm 1979 có 3,9% người ³ 65 tuổi thì năm 1999 tỷ lệ này là 5,2% ) do vậy càng dễ bộc lộ các rối loạn tâm thần ở người lớn tuổi như sa sút tâm thần Alzheimer, rối loạn tâm thần do bệnh Parkinson …
- Ngoài ra còn các vấn đề khác như di chứng tâm thần do tai nạn giao thông, chiến tranh và ô nhiểm môi trường gây ra.
2 –Tình hình sức khoẻ tâm thần cộng đồng trong dân số chung ở TP.Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ một số bệnh tâm thần thường gặp.
Loại bệnh | Việt Nam (%) * | TP. Hồ Chí Minh (%) |
Tần suất chung các loại bệnh tâm thần | 13-20 | 16,1** |
Tâm thần phân liệt | 0,45 | 1** |
Động kinh | 0,33 | 0,5** |
Chậm phát triển tâm thần | 0,61 | 0,9** |
Sa sút tâm thần ( ở nhóm người ³ 65 tuổi ) | 0,78 | 7,8 – 9,7*** |
Trầm cảm | 2,47 | 9,5** |
Các rối loạn lo âu | 2,27 | 6,1** |
Lạm dụng rượu | 4,68 | 1,7** |
Chấn thương sọ não | 0,49 | |
Rối loạn hành vi thanh thiếu niên | 0,84 |
* số liệu trích trong tài liệu tập huấn về dự án bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng – Hà Nội 12/2001 ( cở mẫu là 78.242 ở 9 điểm ở các vùng kinh tế, xã hội, địa lý khác nhau ).
** số liệu trích trong công trình nghiên cứu dịch tể một số bệnh tâm thần trong dân số chung tại TP. HCM năm 2001.
*** số liệu trích trong công trình nghiên cứu tỷ lệ sa sút tâm thần ở quần thể người ³ 65 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh năm 2002 và 2003.
Như vậy với dân số xấp xỉ 7.000.000 người thì số người có thể mắc vài rối loạn tâm thần thường gặp như sau: 70.000 tâm thần phân liệt, 35.000 động kinh, 63.000 chậm phát triển tâm thần, 28.392 sa sút tâm thần, 665.000 trầm cảm, 427.000 có các rối loạn lo âu, 119.000 lạm dụng hay lệ thuộc rượu … và nhiều loại bệnh lý tâm thần khác từ nhẹ đến nặng.
3 – Mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng và tình hình thực tế trên thế giới và tại TP. Hồ Chí Minh.
3.1 – Trên thế giới và khu vực.
Sau khi loại thuốc chống loạn thần hiệu quả đầu tiên là chlorpromazine ra đời năm 1952 thì đến năm 1960 mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần trên thế giới đã có những sự thay đổi sâu sắc. Người ta đã xoá bỏ hình thức xây dựng các bệnh viện tâm thần lớn vài ngàn giường ở những nơi hẻo lánh ( một hình thức phân biệt đối xử muốn nói rằng xã hội không nhìn nhận quyền sống bình đẳng của các bệnh nhân này ) sang việc điều trị đa số bệnh nhân ở các bệnh viện tâm thần nhỏ ( khoảng từ 100 – 300 giường ), các khoa tâm thần nội trú 10 – 15 giường trong bệnh viện đa khoa cũng như ở các phòng khám tâm thần ngoại trú ( bệnh nhân sống ở gia đình đến phòng khám khám bệnh mổi tháng ) và chỉ những bệnh nhân nào có các chỉ định nhập viện ( như quá kích động, có hành vi nguy hiểm cho bản thân hay người khác … ) thì mới điều trị nội trú và khi ổn định thì sẽ trở về phòng khám ngoại trú. Cả Mỹ và Pháp đều tổ chức hệ thống chăm sóc tâm thần cộng đồng theơ khu vực địa lý. Cứ mỗi khu vực gồm 70.000 – 200.000 dân họ sẽ tổ chức một cở sở điều trị tâm thần gồm có bệnh viện nội trú ( theo tiêu chuẩn 1 – 1,5 giường / 1.000 dân ), các phòng khám ngoại trú, bệnh viện ban ngày, xưởng dạy nghề … và cho đến hiện nay mô hình này đã chứng tỏ được tính hiệu quả, nhân đạo và dễ tiếp cận đối với nhân dân. Ở khu vực châu Á thì tại thành phố Manila ( Philippine ) có trên 3.000 giường bệnh tâm thần còn ở thành phố Bắc Kinh ( Trung Quốc ) có tổng cộng 21 bệnh viện tâm thần.
3.2 – Ở TP. Hồ Chí Minh.
Ơ TP. Hồ Chí Minh từ năm 1977 ngành tâm thần đã tổ chức theo đường lối này tuy nhiên thay vì tổ chức theo mật độ dân cư thì chúng ta tổ chức theo đơn vị hành chánh để thuận tiện hơn trong việc quản lý nhà nước và lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu chung. Đây cũng là điểm mạnh của Tổ chức y tế thành phố.
Về mặt phòng khám ngoại trú thì ở mỗi quận huyện chúng ta đều có một phòng khám tâm thần lo chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân trong quận và để tăng tính dễ tiếp cận cho người dân ( nhất là đối với các vùng ngoại thành giao thông còn khó khăn ) từ năm 1994 chúng ta đã triển khai việc khám chữa bệnh tâm thần xuống tới mạng lưới Trạm y tế phường xã, lồng ghép với các chương trình săn sóc sức khoẻ ban đầu khác. Cho đến nay dù còn nhiều khó khăn như thiếu thốn nhân sự, thiếu cơ sở vật chất như bệnh viện ban ngày, xưởng dạy nghề nhưng mạng lưới khám chữa bệnh ngoại trú này đã triển khai đầy đủ ở 24 quận huyện và 317 trạm y tế phường xã và đang điều trị cho phần lớn các bệnh nhân tâm thần và động kinh ( hiện đang quản lý 6.561 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 5.175 bệnh nhân động kinh ) cùng các loại rối loạn tâm thần khác.
Hệ thống chăm sóc ngoại trú này có thể xem như một hình tam giác gồm 3 nấc chính:
Nấc thứ nhất là cơ quan chịu trách nhiệm về chuyên môn cao nhất , đó là Bệnh viện Tâm thần TP.HCM bao gồm:
# cơ sở Chợ Quán có 100 giường dành cho bệnh nhân cấp tính
# cơ sở Lê Minh Xuân có 250 giường dành cho đối tượng bán cấp, mãn tính và phục hồi chức năng.
# cơ sở Phan Đăng Lưu là Phòng khám tâm thần dành cho trẻ em.
Nấc thứ hai là mạng lưới các Phòng khám tâm thần quận huyện ( thường nằm trong các Trung tâm y tế đa khoa quận huyện ) có nhiệm vụ quản lý và điều trị các bệnh nhân tâm thần ngoại trú và điều phối hoạt động của mạng lưới nhân viên phụ trách chương trình tâm thần ở các trạm y tế phường xã trong địa bàn .
# Hiện mỗi Quận huyện đều có Phòng khám tâm thần.
# Biên chế 1 Phòng khám tâm thần quận huyện có khoảng từ 2-5 nhân viên.
# Tùy theo điều kiện khách quan của từng Quận huyện , cơ cấu tổ chức của một Phòng khám tâm thần quận huyện có thể bao gồm 1 hoặc 2 bộ phận sau :
· Bộ phận khám bệnh ngoại trú : lo việc khám và chữa bệnh ngoại trú
· Bộ phận bệnh viện ban ngày dành cho người lớn : tổ chức thực hiện các hoạt động có tính chất phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh ….
Nấc thứ ba là mạng lưới các trạm y tế phường xã có nhiệm vụ quản lý các bệnh nhân tâm thần ở địa phương
(cho khoảng 20.000dân )
Hiện toàn bộ các Trạm y tế phường xã trong tổng số 317 phường xã ở TP.Hồ Chí Minh đều có nhân viên phụ trách chương trình tâm thần .
Một yếu tố thuận lợi quan trọng khác là theo Quyết định 196/1998 – TTg của chính phủ và Quyết định 3002/QĐ của Bộ Y Tế ngày 2 / 12 / 1998 thì Chương trình Mục Tiêu Bảo Vệ Sức Khỏe Tâm Thần Cộng Đồng (MTBVSKTTCĐ) của quốc gia đã bắt đầu được triển khai trong cả nước ( triển khai trên thực tế từ tháng 5/1999 ). Hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình này ở 49 Phường xã. Chương trình này tập trung chủ yếu vào việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tâm thần phân liệt và chú trọng vào việc phục hồi chức năng nhằm đưa bệnh nhân trở lại sinh hoạt trong cộng đồng ở mức độ tốt nhất và hiện nay mục tiêu của chương trình đã bắt đầu mở rộng sang lãnh vực chăm sóc và điều trị bệnh động kinh và trầm cảm.
Tóm lại với tần suất bệnh tâm thần có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới và lẫn ở Việt nam và mặc dù tiềm lực về người và vật chất của Việt nam chưa phải là mạnh nhưng chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương đã nhận thức được việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nhân dân là một mục tiêu quan trọng đối với quốc gia và đang dành nhiều công sức để thực hiện nhiệm vụ này.
4 - Địa chỉ và điện thoại các cơ sở điều trị tâm thần trong TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Tâm thần TP.HCM :
+ cơ sở Chợ Quán 192, Hàm Tử, phường 1, quận 5, TP.HCM, ĐT: 9234675
+ cơ sở Lê Minh Xuân, Ap 6, xã Lê Minh Xuân, TP.HCM, ĐT: 7661245
+ cơ sở Phan Đăng Lưu, 165B đường Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận, TP.HCM, ĐT: 8442972
- Các phòng khám tâm thần quận huyện.
SỐTT | TÊN CÁC PKTT - QH | TÊN CÁC TP | ĐỊA CHỈ | ĐIỆN THOẠI |
1 | PK Tâm Thần Q1 | BS. Lâm Hữu Tài | 338 Hai Bà Trưng Q1 | 8202060 DĐ: 0918415336 |
2 | PK Tâm Thần Q2 | BS. Dương Thị Lan Hương | A1 bis Lương Định Của, Xã An Khánh Q2 | 7415004 - 8637652 |
3 | PK Tâm Thần Q3 | BS. Nguyễn Thị Thanh Xuân | 80/5 Bà Huyện Thanh Quan, P9, Q. 3 | 5260673 |
4 | PK Tâm Thần Q4 | YS. Nguyễn Khắc Hùng | 396/27 Nguyễn Tất Thành, P18, Q. 4 | 8261763– 090855330 |
5 | PK Tâm Thần Q5 | Bs. Hà Phương Dũng | 136G Nguyễn Tri phương F9 Q. 5 | 9126480 - 8308827 |
6 | PK Tâm Thần Q6 | YS. Nguyễn Thị Minh Hoa | 371 Hùng Vương Q. 6 | 8750873 - 0903742611 |
7 | PK Tâm Thần Q7 | YS. Nguyễn Hoàng Hải | 09 Nguyễn Thị Thập – Tân Phú Q7 | 8731180 TĐ: 33 - 090314380 |
8 | PK Tâm Thần Q8 | YS. Tạ Thị Vân Trang | 82 Cao Lỗ P4 Q8 | 8503615 TĐ: 412 |
9 | PK Tâm Thần Q9 | Bs. Vũ Hồng Hạnh | Khu phố 3 Đình Phong Phú – Tăng Nhơn Phú B | 7360527 |
10 | PK Tâm Thần Q10 | Bs. Vũ Quốc Vượng | 473c CMT8 Q10 | 8261965 -- 9047226 |
11 | PK Tâm Thần Q11 | BS. Tống Văn Đức | 349/1 Lê Đại Hành, P13, Q. 11 | 9622279 - 0903975187 |
12 | PK Tâm Thần Q12 | BS. Trương Ngọc Vỹ | 111 Đường Tân Chánh Hiệp , P. Tân Chánh Hiệp Q12 | 2502632 TĐ: 109 |
13 | PK Tâm Thần Q. Bình Thạnh | Bs. Phan Đức Thiện | 52 Nguyễn Văn Lạc, P19, Q. BT | 8996442 |
14 | PK Tâm Thần Q. Phú Nhuận | Bs. Lê Ngọc Anh | 250 Nguyễn Trọng Tuyển Q. PN | 8443910 - 8452926 |
15 | PK Tâm Thần Q. Gò Vấp | YS. Trần Thị Thanh Loan | 24/17B Thống Nhất, F13 Q. Gò Vấp | 8947537 - 0903775418 |
16 | PK Tâm Thần Q. Tân Bình | BS. Lê Viết Thanh | 333/6 Lê Văn Sỹ, P1, Q. Tân Bình | 8125376 |
17 | PK Tâm Thần Q. Thủ Đức | BS. Nguyễn Vĩnh Thạnh | Số 2 Nguyễn Văn Lịch, P. Linh Tây , Q. TĐ | 8963194 |
18 | PK Tâm Thần H. Bình Chánh | BS. Võ Văn Tám | TYT Xã Tân Quý Tây, H.BC | 0907109666 |
19 | PK Tâm Thần H. Nhà Bè | BS. Trương Công Tráng | Khu phố 4, Huỳnh Tân Phát, TTNB, H. Nhà Bè | 7816573 |
20 | PK Tâm Thần H. Củ Chi | YS. Trịnh Hòa Hiệp | Xã Tân Thạnh Tây, H. Củ Chi | 8920583 xin số 206 8924231 Fax: 8921368 |
21 | PK Tâm Thần H. Hóc Môn | YS. Nguyễn Thị Reo | 65/2 Bà Triệu Thị trấn Hóc Môn, H. Hóc Môn | 8914208 |
22 | PK Tâm Thần H. Cần Giơ | BS. Lâm Ngọc Hường | Ấp Miêu 3, Xã Cần Thạch, H. Cần Giơ | 7860466 |
23 | PK Tâm Thần Q. Tân Phu | BS. Trương Chí Thông | 370 Phú Thọ Hoà, P Phú Thọ Hoà Q.Tân Phú | 4089520 |
24 | PK Tâm Thần Q. Bình Tân | BS. Nguyễn Văn Đạo | 79/3A KP6 P. An Lạc – Cây Thị – Q. Bình Tân | 7513218 |
Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán
Sau khi chiếm đồn Kỳ Hòa vào năm 1861, thực dân Pháp chiếm vùng Chợ Quán nằm giữa Sài Gòn-Chợ Lớn để xây một trạm cứu thương dã chiến.
Sau đó, trên nền đất rộng khoảng năm ha dọc sông Bến Nghé (nay là kinh Tàu Hũ) này, chính quyền thực dân Pháp và các nhà hảo tâm vùng Sài Gòn-Chợ Lớn cho xây một bệnh viện dành cho người Việt với hai chuyên khoa chính là điều trị bệnh phong và bệnh tâm thần, được hoàn thành vào năm 1864. Kể từ ngày đó, bệnh viện này đã đi vào tiềm thức người dân Sài Gòn-Chợ Lớn với cái tên dân dã là 'Nhà thương điên Chợ Quán'. Từ năm 1875, bệnh viện điều trị thêm bệnh hoa liễu và cho các tù nhân bị bệnh. Những năm cuối thập niên 20 của thế kỷ trước, nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước nổ ra liên tục tại Sài Gòn-Chợ Lớn. Giặc Pháp đã đàn áp dã man các cuộc đấu tranh này, bắt bớ, giam cầm rất nhiều chiến sĩ cách mạng, tra tấn dã man đến thành thương tật. Sau đó, chúng đưa tù nhân vào điều trị tại Bệnh viện Chợ Quán để tiếp tục khai thác các bí mật cách mạng. Khu nhà lưu trú cho người bệnh tâm thần đã biến thành nơi giam giữ tù nhân cách mạng 'vừa điều trị, vừa tra tấn', không chỉ ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn mà còn cả các vùng lân cận. Chính tại khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán này, tháng 8-1931, Tổng Bí thư đầu tiên của Ðảng Cộng sản Ðông Dương (nay là Ðảng Cộng sản Việt Nam) đã bị mật thám Pháp chuyển đến để điều trị bệnh, trên áo vẫn mang số tù 518431. Ngày đầu bị giam cầm, giặc Pháp để đồng chí Trần Phú trong phòng giam tập thể khoảng 20 người. Các đồng chí cách mạng trong trại giam đã liên lạc với một số y, bác sĩ có cảm tình với cách mạng, dành cho đồng chí sự chăm sóc đặc biệt với chế độ thuốc men tốt nhất. Biết mình lâm bạo bệnh khó qua khỏi, đồng chí Trần Phú đã yêu cầu chuyển số thuốc điều trị cho mình đến các đồng chí khác. Ðến ngày giam giữ thứ ba, chúng chuyển đồng chí sang khu cách ly vì thấy tù nhân có triệu chứng lao nặng. Ðến ngày thứ chín kể từ khi đồng chí Trần Phú bị chuyển về đây (ngày 5-9-1931), bệnh của đồng chí Trần Phú trở nên nguy kịch. Ðến 5 giờ chiều ngày hôm sau (Chủ nhật 6-9-1931), đồng chí Trần Phú đã trút hơi thở cuối cùng trước khi gửi lời nhắn nhủ đến các đồng chí bạn tù 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu'. Các đồng chí bạn tù đã làm lễ truy điệu đồng chí Trần Phú trong một phòng cá nhân tại bệnh viện. Toàn thể tù chính trị đã đứng dọc hành lang bệnh viện để tiễn đưa người Tổng Bí thư đầu tiên của Ðảng. Khu trại giam này còn giam giữ nhiều đồng chí khác như: Hà Huy Tập, Trần Não, Trần Bạch Ðằng, Nguyễn Văn Trỗi và nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú khác trong suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta. Về chuyên môn, năm 1901, lớp nam y tá đầu tiên đã được đào tạo tại đây. Năm 1904-1907, bệnh viện trở thành Trung tâm huấn luyện y khoa. Sau khi Trường y khoa Ðông Dương được thành lập năm 1908 tại Hà Nội, Bệnh viện Chợ Quán là bệnh viện chuyên khoa bệnh truyền nhiễm, phong và tâm thần. Giai đoạn năm 1954-1957, bệnh viện do quân đội sử dụng, đổi tên thành Viện bài lao Ngô Quyền. Ðến cuối năm 1957, bệnh viện lấy lại tên cũ là Bệnh viện Chợ Quán và tiếp nhận sinh viên thực tập chuyên khoa tâm thần. Năm 1972, khu nhà chính sáu tầng của bệnh viện được khởi công xây mới trên diện tích hơn 12 nghìn m2 với sự trợ giúp của Hàn Quốc. Bệnh viện mới được khánh thành vào ngày 2-3-1974 mang tên Trung tâm y khoa Hàn-Việt có quy mô 550 giường bệnh cùng các chuyên khoa: truyền nhiễm, tâm thần, phong, nội, ngoại, nhi, khu phẫu thuật bốn phòng với trang thiết bị hiện đại và các khoa cận lâm sàng dược. Ðây được coi là bệnh viện hiện đại nhất ở nước ta lúc bấy giờ. Ngày 4-8-1979, Bệnh viện Chợ Quán được Bộ Y tế giao trách nhiệm là bệnh viện chuyên khoa về truyền nhiễm; phụ trách điều trị, phòng chống dịch; huấn luyện đào tạo chuyên khoa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Tháng 5-1989, bệnh viện đổi tên thành Trung tâm bệnh nhiệt đới trực thuộc Sở Y tế và từ tháng 8-2002 đổi tên thành Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho đến ngày nay. Ngày 16-11-1988, theo quyết định số 1288 VH/QÐ của Bộ Văn hóa, Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia
No comments:
Post a Comment