Từ xa hàng chục cây số, người ta đã có thể nhìn thấy Đại Phật tượng nổi bật trên đỉnh núi Phật Tích
Đại Phật tượng được đặt ở độ cao 108m so với mặt nước biển
Công trình Đại Phật tượng A-di-đà với chiều cao 27m, nặng 3.000 tấn đặt trên núi Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) đã chính thức trở thành một kỳ quan mới trên quê hương các vua Lý, đúng dịp mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đại Phật tượng được xây dựng theo nguyên mẫu pho tượng A-di-đà, một bảo vật quốc gia, được làm bằng đá có từ thời Lý.
Đại Phật tượng được đặt ở độ cao 108m so với mặt nước biển đồng thời cũng là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á.
Mẫu tượng bên cạnh Đại Phật tượng đã được hoàn thành
Đại Phật tượng được đặt trên núi Phật Tích với tâm nguyện thức dậy tiềm năng của thiên cổ
Núi Phật Tích được coi là ngọn núi thiêng, núi Phật, đánh dấu nơi đầu tiên phát tích đạo Phật ở Việt Nam
Cận cảnh Đại Phật tượng
Quang cảnh huyện Tiên Du nhìn từ núi Phật Tích
Các chuyên gia, kỹ sư, nhà điêu khắc đã miệt mài gần 3 năm để chế tác bức tượng này.
Trước khi bắt đầu việc chế tác pho tượng tại đỉnh núi Phật tích, 2.500 mét khối đá đã được khai thác thủ công bằng đôi tay người thợ đá, không được sử dụng bất cứ loại thuốc nổ nào để tách những phiến đá hàng chục tấn từ núi đá Thanh Hóa. Theo Đại Đức Thích Đức Thiện trụ trì chùa Phật Tích, Đại Phật tượng kỳ quan mới trên quê hương của các vua Lý là pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á được dựa trên nguyên mẫu tượng A Di Đà - bảo vật quốc gia được làm bằng đá từ đời Lý.
Thời nhà Trần, Phật Tích không những là trung tâm văn hóa Phật giáo mà còn là nơi đào tạo các nhân tài cho đước nước - khi ấy nhà Vua từng mở khoa thi tiến sĩ tại đây. Vào đêm 25, sáng 26/9/2010, Đại lễ Khai quang Đại Phật Tượng và lễ gắn biển công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ chính thức diễn ra tại đây.
Các chi của pho đại tượng Phật mới dựa trên nguyên mẫu của tượng A Di Đà
Pho tượng A Di Đà bằng đá có niên đại thế kỷ X-XI là bảo vật quốc gia
Pho tượng đặt trên đỉnh núi Phật Tích, điểm cao nhất của Bắc Ninh
Để ghép nối các phiến đá nặng hàng cục tấn người ta đã phải dùng cần cẩu
Những người thợ đang hoàn tất công việc cuối cùng
Phiên bản bằng nhựa để đối chiếu chính xác
Để chuyển những phiến đá nặng hàng chục tấn lên núi mà không gây hại đến cảnh quan môi trường, người ta phải lắp đặt một hệ thống đường ray và cáp tời
Viên gạch mang dấu tích thời Lý của nền móng Tháp Phật Tích cũ
Nền móng Tháp Phật Tích là nền móng vĩ đại nhất thời Lý còn được bảo tồn cho đến ngày nay tại chùa Phật Tích
Bức tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á
Khách du xuân thăm núi Tà Cú thường không thể bỏ qua ngôi cổ tự Linh Sơn Trường Thọ mà dân gian quen gọi là chùa Tà Cú (xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận).
Tại đây có tượng Phật Thích ca nhập niết bàn (nằm nghiêng gối đầu lên tay) cao 13m, dài 49m, mặt quay về hướng nam. Đây là pho tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á do kiến trúc sư Trương Đình Ý xây dựng từ năm 1959 và hoàn thành năm 1962Tượng Phật nằm núi Tà Cú
Tượng phật Tam Bảo cũng trên núi Tà Cú gồm 3 vị phật, ở giữa là phật Thích Ca, hai bên là Quan Âm tượng trưng cho lòng từ bi, phật CHuẩn Đề tượng trưng cho trí tuệ. Theo giải thích của nhà phật thì bất cứ một vị phật nào cũng cần có 2 đức tính trên, từ bi để cứu vớt thế gian, trí tuệ để có thể minh mẫn, soi xét, phán đoán sự việc.
Bức tượng Phật nằm trên núi Tà Cú
Tượng Phật Tổ chùa Linh Ứng, TP Đà Nẵng.
No comments:
Post a Comment