Friday, June 17, 2011

Cầu treo

http://vietnamculture.com.vn/images/data/big/1_201072395948_lai_chau_-_cau_treo.jpg
Một chiếc cầu treo ở Lai Châu
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cay cau dang so nhat the gioi
Một du khách băng qua cây cầu treo bắc qua sông Hunza ở miền bắc Pakistan. Ảnh: EPA.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cay cau dang so nhat the gioi
Cây cầu bắc qua sông Trift mới được đưa vào hoạt động trên dãy núi đá Susten,
miền trung Thụy Sĩ. Cầu dài 170 m và ở độ cao 100 m trên sông.
Đây là cầu treo dài nhất dành cho người đi bộ tại dãy núi Alps. Ảnh: AP.


Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cay cau dang so nhat the gioi
Những phu khuân vác khiêng hành lý của du khách băng qua cây cầu treo trên dãy núi Himalaya, Nepal.
Họ làm mọi thứ để kiếm tiền từ việc khuân hành lý lên các ngôi làng ở trên cao hay
khiêng hành khách ngồi trên một chiếc ghế. Họ cũng sửa chữa các đoạn thừng, bậc thang bị hỏng và mở đường cho những người du lịch. Ảnh: Reuters.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cay cau dang so nhat the gioi
Một cây cầu đung đưa tại Công viên quốc gia Kakum ở Ghana. Ảnh: AP.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cay cau dang so nhat the gioi
Cây cầu chênh vênh trên các mỏm đá ở Antric, Ireland. Ảnh: Mac Filko.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cay cau dang so nhat the gioi
Câu cầy treo vắt vẻo trên sông Faizabad, Afghanistan. Ảnh: AP.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cay cau dang so nhat the gioi
Cây cầu đóng vào vách núi đưa du khách lên một trong những tuyến cáp treo cao nhất thế giới
tại núi Aiguille du Midi, Mont Blanc, Pháp. Ảnh: Leo Seta.


Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cay cau dang so nhat the gioi
Cây cầu bắc qua con sông ở Pailon del Diablo, Ecuador. Ảnh: Dan.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cay cau dang so nhat the gioi
Cây cầu nằm ngang hàng với những ngọn cây ở Công viên quốc gia Kakum, Ghana. Ảnh: Chrisinwales.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung cay cau dang so nhat the gioi
Cây cầu bắc qua sông Nu, Trung Quốc. Con sông này là nơi sinh sống của
7.000 loài thực vật và 80 loài cá quý hiếm. Ảnh: Reuters.
Đây là những chiếc cầu treo nhân tạo dùng cho mục đích giao thông nhưng vì một lý do nào đó chúng đã được ra đời một cách rất đặc biệt, mạo hiểm và nguy hiểm cho những người phải thường xuyên qua lại.
1. Cầu Hunza (Pakistan): Hunza là cây cầu đặc biệt được bắc qua sông Hunza ở làng Hassaini miền Bắc Pakistan, nó được xây dựng bởi những sợi dây thép dài, trên đó là những thanh gỗ bắc ngang rất sơ sài.

Những ai đi qua cây cầu này lúc mưa to gió lớn không khỏi dựng tóc gáy
nhưng họ vẫn phải nhắm mắt đi qua vì “không thể làm khác được”.
Đáng tiếc trong cơn bão xảy ra hồi tháng 5/2010 vừa qua toàn bộ gỗ trên cây cầu này đã bị cuốn sạch chỉ còn trơ lại bộ khung bằng sắt hoen gỉ.
2. Cầu Braldu: Đây là cây cầu nguy hiểm thứ hai ở miền Bắc Pakistan, được làm bằng dây thừng và tre nứa, bắc qua sông Bralru chảy xiết để giúp cho trẻ em đi học.
Do quá nguy hiểm mà cuối năm 2010 vừa qua người ta đã khánh thành cây cầu mới tương tự thay dây thừng bằng cáp sắt nên chắc chắn hơn.
3. Cầu treo Lantang (Nepal):
Lantang là cây cầu treo bắc qua thung lũng thuộc làng Lantang (Nepal) vượt qua hai mỏm núi cao chót vót, trông xa có vẻ kiên cố nhưng khi gặp gió to đung đưa như võng nên rất nguy hiểm cho con người bởi phía dưới là những mỏm đá khô lởm chởm.

Cầu treo Langtang
4. Cầu tre Sarawak (Malaysia):
Tại vùng Sarawak, Borneo (Malaysia) có rất nhiều loại cầu tre rất đơn sơ mà người ta quen gọi là cầu khỉ, gồm những cây tre dài được cắm thẳng xuống sông tạo ra những cây cầu vừa dài vừa hẹp, chỉ đủ cho 2 người qua lại.
Cầu tre Sarawak

5. Cầu treo Trift Lake (Thụy Sĩ)

Trift Lake là cây cầu treo rất cổ kính và nguy hiểm, dài tới 165m, cao 90m trên hồ Trift Lake thuộc miền Trung Thụy Sĩ, được tôn vinh là cầu treo dài nhất trên dãy Alpes. Do ở độ cao lớn, bên dưới là đá lởm chởm nên những người yếu tim rất sợ mỗi khi phải đi qua.

Do ở độ cao lớn, bên dưới là đá lởm chởm nên những người yếu tim
rất sợ mỗi khi phải đi qua.
6. Cầu Kotmale Oya (Sri Lanka): Đây là cây cầu treo bằng gỗ bắc qua sông Kotmale ở Sri Lanka, bề mặt bằng gỗ mục nên chỉ nhìn qua cũng thấy ớn.Mỗi khi cần qua cầu, người ta phải bám chắc vào hai thành để khỏi bị rơi xuống sông.

Cầu Kotmale Oya
7. Cầu treo Capilano (Canada)
Nguyên thủy, cầu treo Capilano được xây dựng năm 1889 dài tới trên 135m, cao 70m trên sông Capilano (Canada). Đây là cây cầu được xây dựng cho mục đích du lịch trong công viên giải trí rộng tới 27 mẫu Anh.
Cầu treo Capilano được xây dựng năm 1889 dài tới
trên 135m, cao 70m trên sông Capilano (Canada).

Do độ dài và độ cao nên khi đi trên cầu người ta có cảm giác như ngồi trên võng, hợp với những ai ưa cảm giác mạnh. Cầu đã nhiều lần nâng cấp vì bão tuyết, cây đổ tàn phá như trận bão lớn làm cây nặng 46 tấn rơi đúng cầu cách đây vài năm.

8. Cầu treo bằng chão(Peru): Tại Peru hiện vẫn đang lưu thông một cây cầu rất đặc biệt hoàn toàn bằng chão có tên là Keshwa Chaca. Đây là cây cầu được kết bằng dây chão chế từ dây rừng được người Inca cổ đại dùng từ thời xa xưa, mỗi năm dây chão lại được thay mới một lần và do dùng quen nên người dân địa phương vẫn đi lại bình thường, chưa có ai bị tai nạn bao giờ.

Tại Peru hiện vẫn đang lưu thông một cây cầu rất đặc biệt hoàn toàn
bằng chão có tên là Keshwa Chaca.

9. Cầu rễ cây tươi (Ấn Độ): Hiện nay tại Ấn Độ người ta vẫn đang dùng một chiếc cầu treo rất thô sơ mà mang tính kinh tế, được “xây dựng” hoàn toàn từ rễ loài cây rừng sống có tên là Banya, rễ dài và rất bền, kết lại với nhau.Nghe nói cây cầu dài 16m này có niên đại trên 100 năm nhưng vẫn dùng được, tuy nhiên để xây dựng được cây cầu này người ta phải chờ tới 20 năm để cho cây Banya tạo ra đủ rễ dài để kết thành cầu.

10. Cầu Ghasa (Nepal): Gần thị trấn Ghasa trên dãy Himalaya của Nepal hiện có một cây cầu treo cổ kính và rất nguy hiểm, bởi nó cao chót vót trên đỉnh núi, nhìn xuống, dòng sông thu nhỏ bé tẹo.


ngày 7/11, cây cầu treo Nậm Cản nối liền khu tái định cư Nậm Cản sang khu cơ khí (Thị xã Mường Lay) đã bị đứt cáp, làm hơn 50 học sinh bị thương.http://files.myopera.com/tranquocvan/blog/cau%20treo%20buon%20don.jpgcây cầu treo ở Buôn Đôn

http://www.aecom.com/deployedfiles/Internet/About/Sutong_mainimg.jpgVới chiều dài 1.088m, cây cầu treo Sutong bắc qua sông Dương Tử được xem là cây cầu treo dài nhất thế giới hiện nay - được Trung Quốc hoàn thành vào ngày 18/6/2007.

Sutong đã vượt qua cây cầu Tatara dài 890m ở Nhật để trở thành cây cầu treo dài nhất thế giới. Ngoài các nhịp cầu to lớn, Sutong có 2 trụ tháp cao 300,4m - tương đương với chiều cao của tòa nhà 100 tầng. Nếu so sánh với chiều cao trụ tháp của cây cầu Tatara (cao 224m) thì trụ tháp của Sutong vượt gần 80m. Hai trụ tháp này được đặt trên móng cầu lớn nhất thế giới - kích thước bề mặt móng cầu tương đương với một sân bóng đá và được chôn sâu 80m dưới lòng sông.

Để giúp thân cầu có thể chống chọi lại với các cơn gió to thổi qua sông Dương Tử, các nhà thiết kế đã sử dụng hàng trăm sợi cáp để móc bề mặt của cầu vào 2 trụ tháp. Sợi cáp dài nhất của cầu Sutong và cũng là sợi cáp cầu treo dài nhất thế giới dài 577m.

http://www.roadtraffic-technology.com/projects/sutong/images/SUTONG-1.jpgCầu treo Sutong dự kiến sẽ được thông xe vào đầu năm tới, sớm hơn 1 năm so với dự kiến.Cây cầu Sutong được xây dựng với kinh phí là 6,45 tỉ nhân dân tệ (khoảng 846 triệu USD) nối liền 2 thành phố Nantong và Changshu thuộc tỉnh Giang Tô. Theo các chuyên gia dự đoán, khi đưa cây cầu vào hoạt động sẽ thúc đẩy thông thương cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh về kinh tế của 2 thành phố nàyhttp://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=4730 Cầu treo ( Huyện Nam Giang)

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cay cau dang so tren the gioi
Một cầu treo hẹp tại khu rừng Sarawak, Borneo, Indonesia. Ảnh: AAP.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cay cau dang so tren the gioi
Dòng người băng qua cây cầu treo Capilano ở Vancouver, Canada. Ảnh: AP.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cay cau dang so tren the gioi
Cây cầu treo chở cả người và súc vật tại Namche Bazaar, Nepal. Ảnh: Reuters.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cay cau dang so tren the gioi
Cầu treo tại Công viên quốc gia Taman Negara, Malaysia, là cây cầu nằm
trên các ngọn cây dài nhất thế giới. Ảnh: Nperiksson.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cay cau dang so tren the gioi
Cây cầu nằm tít trên cao tại Costa Rica.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cay cau dang so tren the gioi
Đoàn du khách băng qua cây cầu treo vắt vẻo tại Ketchikan, Alaska. Ảnh: AP.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cay cau dang so tren the gioi
Cây cầu ấn tượng và đáng sợ tai Bohol, Philippines. Ảnh: Mtoz.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cay cau dang so tren the gioi
Một cây cầu treo bằng gỗ khác rất nổi tiếng tại Loboc, Philippines. Ảnh: Lanz.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cay cau dang so tren the gioi
Cầu treo Langkawi nằm tại Gunung Mat Cincang, Ghana, mang đến một
khung cảnh hùng vĩ cho du khách. Ảnh: Anil R.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui nhung cay cau dang so tren the gioi
Cầu treo Ram Julah tại Rishikesh, Ấn Độ, bắc qua một con sông rộng lớn. Ảnh: Tony Leon

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2008/10/16/1224196863.img.jpgCầu treo Ninh Thuận

DSCN2532 by romanny04.

DSCN2894 by romanny04.

DSCN2902 by romanny04.Cầu treo hiện đại bên thị trấn nhỏ bé Dakrơve

Vua cau treo"Vua cầu treo”:Người ta thường gọi anh Phạm Ngọc Quý là “vua cầu treo”. Với tôi, Sáu Quý còn được gọi là “dân anh chị” vì anh hay mặc bộ đồ bà ba, để tóc búi sau ót, nhìn phía trước thấy râu ria gọi là “anh”, nhưng nhìn từ phía sau dễ tưởng lầm là “chị”.

Sáu Quý còn nghĩ ra và làm nhiều chuyện lạ đời hơn người ta như chế ra chiếc “ho bo” tương tự như vỏ tắc ráng, nhưng có hình dáng thon dài giống trái bom để gắn “máy đuôi tôm” phóng bay bay như tên bắn trên mặt đồng ruộng mênh mông và các kênh rạch quê nhà.

Và bên cây đàn ghita phím lõm, giọng hát Sáu Quý không xuất sắc lắm nhưng vừa đàn vừa hát thì đúng là một nghệ sĩ thứ thiệt của phong trào đờn ca tài tử vùng nông thôn Nam bộ. Và khi nói về chuyện làm cầu treo thì anh hào hứng lắm...

An Giang có nhiều tuyến kênh rạch chằng chịt. Và khó có thể đếm hết để biết có bao nhiêu cây cầu tre hay cầu ván tạm bợ. Đời sống phát triển, đi lại nhiều, phải thay những chiếc cầu ấy bằng những chiếc cầu vững chắc, an toàn hơn.

An Giang thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc xây dựng nông thôn mới. Nhu cầu xây dựng cầu được đưa ra dân bàn bạc, góp ý, tính toán chi phí, tự nguyện đóng góp, tham gia giám sát thi công và nghiệm thu công trình “của mình” trên tinh thần thực thi dân chủ cơ sở, và những cây cầu treo đã xuất hiện ngày càng nhiều... Trong phong trào ấy nổi lên một... “ngôi sao”: anh Phạm Ngọc Quý, 42 tuổi, ở ấp Hưng Thạnh, xã Đào Hữu Cảnh mà người dân An Giang phong làm “vua cầu treo”.

Bắt đầu từ những ưu tư khi thấy con em chòm xóm phải đẩy xuồng qua sông để đến Trường tiểu học B Bình Phú, Châu Phú (An Giang), anh Quý đã tính đến chuyện xây cầu. Nhưng làm cầu tre, những ngày mưa thân tre trơn láng dễ làm trẻ em té sông rất nguy hiểm; còn cầu lót ván phải cắm trụ dưới lòng kênh 13 thì ghe tàu đi ngang, nhất là loại xáng cạp hay đi nạo vét kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu, phải tháo dỡ cầu...

Cần có một cây cầu vừa ít tốn kém, vừa có thể an toàn, không cản trở giao thông thủy và tồn tại lâu dài là một bài toán đố đầu tiên thách thức anh. Xem truyền hình, nghe, thấy có những cây cầu treo bắc ngang sông rạch, nhất là cầu dây bắc qua sông suối phục vụ kháng chiến..., anh Quý nhận ra một phương pháp giải đáp vướng mắc của mình.

Vua cau treo
Anh Phạm Ngọc Quý chuẩn bị bàn giao cầu treo bắc ngang kênh 10 ở ấp Qưới, thị trấn Cái Dầu, Châu Phú, An Giang
Anh âm thầm tính toán, căng dây làm thử (dù anh học chưa xong cấp I trường làng), cuối cùng mới trình bày với bà con chòm xóm để... gom góp tiền mua vật tư làm cầu. Dù có người chưa tưởng tượng được cây cầu treo Sáu Quý nói sẽ như thế nào, nhưng bà con vẫn tin tưởng anh làm được.

Thế là cây cầu đầu tiên, có bề mặt rộng 1,2m bắc ngang kênh 13 dài gần 30m ngay Trường tiểu học B, xã Bình Phú được xây dựng, giúp bà con có thể qua lại dễ dàng, trẻ em đến trường an toàn.

Ngày ấy (1990), tôi đến tìm hiểu và trông nó cũng đẹp lắm, tôi bỏ xe gắn máy bên kia kênh và đi cùng đám học trò bước lên cầu. Các em tung tăng hớn hở mà lòng tôi... run vì mặt ván của cầu dưới chân tôi cũng đang đong đưa khẽ.

Tiếp đến là cây cầu nằm trên con đường ven kênh 13, ở đoạn có con kênh 10 vốn là ranh giữa hai xã Bình Phú và Đào Hữu Cảnh (Châu Phú). Đi tuyến đường này phải đẩy xe gắn máy xuống ghe chở qua bờ bên kia của con kênh 10 vừa rộng, vừa sâu. Với 42 triệu đồng, cây cầu treo có bề mặt 2m, dài hơn 40m hoàn thành làm nức lòng bà con.

Cây cầu này đã được Sáu Quý tính toán cẩn thận với hai mố cầu đổ bêtông, buộc dây néo làm cáp treo trên đỉnh bốn trụ cầu xốc dưới mép sông rất chắc chắn. Những chiếc xe suốt lúa, xay xát gạo có trọng lượng trên 1 tấn qua lại cầu dễ dàng đã chứng minh anh nông dân nòi khi chịu làm cũng không thua gì kỹ sư cầu đường thứ thiệt.

Tin lành đồn xa, Sáu Quý được nhiều nơi mời đến làm cầu: tuyến kênh xáng Châu Thành - Tri Tôn có bốn cây cầu treo. Cầu treo ở Mương Trâu (huyện Châu Thành), cầu treo ở Ô Long Vỹ, cầu treo ở ấp Bình Đức - đặc biệt, kinh phí làm cầu treo tính ra chỉ bằng khoảng 60% cầu xây bằng bêtông cốt thép, như cầu bắc ngang kênh xáng Cây Dương - qua UBND xã Bình Phú có bề mặt rộng 2,5m, dài 64m, kinh phí 164 triệu đồng.

Cầu treo ở ấp Long Châu Hai - bắc qua ấp Long Châu Ba, thuộc xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú) có bề mặt rộng 2,5m, dài 76m, kinh phí 180 triệu đồng. Đến nay Sáu Quý đã xây dựng được trên 50 cây cầu treo, trong đó chỉ riêng huyện Châu Phú quê tôi anh đã dựng 32 cây cầu treo, số còn lại anh xây dựng ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành và An Minh (Kiên Giang).

Cũng không ít nhà khoa học kỹ thuật, những kỹ sư cầu đường không phục và biếm nhẽ khi... không đọc được bản vẽ những chiếc cầu của Sáu Quý. Anh không có may mắn được đào tạo trường lớp thì làm sao có thể trình bày ý tưởng của mình bằng những bản vẽ kỹ thuật với những hình cắt ngang, cắt dọc, với những ký hiệu qui ước của bộ môn sức bền vật liệu và những thông số kỹ thuật khi vẽ thiết kế nên khó lòng được các nhà khoa học chấp nhận.

Cũng chính vì vậy mà một số nơi muốn mời anh đến xây dựng những chiếc cầu treo phù hợp với ngân sách địa phương bị rào cản của những qui định pháp lý khi thanh quyết toán, nghiệm thu công trình nên đành chờ có kinh phí, có thiết kế và thi công của cơ quan chuyên ngành...

Còn dân An Giang quê tôi hiểu được những điều mà Sáu Quý chưa thể hiện được trong bản vẽ nhưng thể hiện trong tâm hồn, đó là tấm lòng hết mình vì mọi người của anh và bà con tin tưởng gom góp tiền nhờ anh làm cầu treo cho quê mình.

Và ai cũng biết những cây cầu quê tôi được Sáu Quý dựng nên không tốn tiền thuê nhà tư vấn, tiền thiết kế, tiền phần trăm huê hồng khi mua vật tư... Và có những cây cầu Sáu Quý làm giúp địa phương không tính tiền công... nên giá đầu tư thi công rất rẻ. Bà con tự đóng góp, tự đi mua vật tư, công khai tài chính và góp thêm công lao động cùng anh xây dựng cầu cho mình.


Cầu treo bắc qua sông Mã

Cầu treo Cresent Clifton Cầu treo Crescent Cliftonhttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi73dwY23nVyL5wSs4S2u1Veep3h-QnaKM52rhyphenhyphenwjW2usYWenTSBQGZ__lA28CXQsuhsJzXMkgKsIRef1WU6GusYUCr4X9FphOY8oDJpgqCJFjEJE7ScAxvBuGuEOKsbj5uRVei2rbcMm-P/s1600/Clifton+Suspension+Bridge.jpghttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/06/Clifton_Suspension_Bridge,_Bristol.jpg/800px-Clifton_Suspension_Bridge,_Bristol.jpghttp://www.planetware.com/i/photo/clifton-suspension-bridge-bristol-gben442.jpghttp://radiology.severndeanery.org/SevernDeanery/Subapplications/Surgery/images/Suspension%20Bridge.jpghttp://www.bristolarchitects.com/bristol-photos/Clifton-Suspension-Bridge.jpghttp://image.shutterstock.com/display_pic_with_logo/5075/5075,1239900703,1/stock-photo-clifton-suspension-bridge-bristol-28668637.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhuWs38qWQ_hrQ-U5AODQiijm6rdS-2-g5mMokreBcvi0cy5xFkwcn6OMJO_K5AznhjT0nXAvt9ce5kaRvbjbtLBBRWmEcYhabRGZdht1Fo7j1byMUzER6UKAiY3H6omIn3r-O5CKFvreM/s400/clifton+bridge.jpghttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/06/Clifton_Suspension_Bridge,_Bristol.jpg/800px-Clifton_Suspension_Bridge,_Bristol.jpg10 cái cầu YAHOO xếp vào loại KHỦNG KHIẾP NHẤT...., trong đó cái CẦU TRE(cầu khỉ = pont de singes) LẮC LẺO GẬP GHỀNH KHÓ ĐI của VN mình đứng thứ 9, trước cái cầu Hussaini của Pakistan xếp thứ 10

Le top 10 des ponts les plus terrifiants

1.Pont de l'Aiguille du Midi (France)
Impossible de ne pas avoir le vertige. Ce pont impressionnant se trouve dans les Alpes françaises, plus précisément sur un flan de l'Aiguille du Midi, dans le Massif du Mont Blanc. Il culmine à 3842m et on doit, pour y accéder, prendre un téléphérique dont le trajet dure plus de vingt minutes. Ce pont sert de passerelle fort utile pour traverser les deux côtés de l'aiguille.

blank
2. Pont Royal Gorge (Colorado, USA)

Il est le pont suspendu le plus haut du pays. Construit en 1929, il n'a été protégé du vent qu'en 1982 et ce à plus de 280 mètres de haut et situé sur la rivière Arkansas...

blank

3. Pont suspendu de Trift (Suisse)
Le fait de le traverser vous assure une décharge d'adrénaline phénoménale. C'est un pont piétonnier qui fut construit en 2004 pour pouvoir accéder à une cabane isolée par un glacier situé dans les Alpes suisses. L'impression est brutale, surtout depuis 2009, année durant laquelle ils installèrent des mains courantes. Le pont est à 99 mètres de hauteur.

blank

4. Pont de corde de Carrick-a-Rede (Irlande du Nord).
Tout d'abord, personne n'est jamais tombé de ce pont. Toutefois, de nombreux touristes préfèrent revenir à leur destination par bateau plutôt que de reprendre ce pont. La plate-forme a été construite par des pêcheurs qui voulaient avoir accès à une petite île pour la pêche au saumon. Dans un premier temps, le pont était une simple plateforme de fortune, mais face à la curiosité des touristes, les autorités ont décidé de la remplacer par une construction plus stable avec deux rampes. Il fait 30 mètres de haut.blank

5. Capilano Suspension Bridge (Canada).
Construit en 1889, ce pont de planches de cèdre est très étroit et instable. Bien sûr, les vues sont magnifiques: une rivière longe la plate-forme au milieu d'une forêt, près de Vancouver. Si vous n'êtes pas Miedico, attendre le printemps prochain, les visiteurs peuvent accéder au pont par une série de passerelles suspendues qui se joindront à une falaise. Est de 70 mètres de haut.

blank
6. Pont Mackinac (Michigan, USA)
A l'approche de ce pont, beaucoup deviennent si nerveux qu'ils sont incapables de le franchir. Les autorités du Michigan ont donc lancé un service pour les conducteurs qui déplacent votre voiture jusqu'à l'autre côté du pont.

blank

7. Pont Ojuela (Mexique)
Cette plate-forme appartient aujourd'hui à une ville fantôme, désertée lorsque son activité minière a pris fin. A sa construction, l'ingénieur allemand Santiago Minghin n'avait utilisé que du bois. Le pont Ojuela est fort heuresement consolidé aujourd'hui par des câbles en acier. Il culmine à 100 mètres de hauteur

blank
8. Pont de la baie de Chesapeake (Maryland, USA)
Avec ses 180 mètres de haut, le pont de la baie de Chesapeake relie l'est et l'ouest du Maryland. Traverser ce pont n'est chose aisée : les orages sont fréquents et la visibilité est par conséquent presque nulle. Par mauvais temps, les voitures doivent s'arrêter au beau milieu de la plate-forme, et attendre jusqu'à l'arrêt total de la pluie.
blank
9. Ponts de singes (Cầu khỉ - Vietnam)
On l'appelle le pont de singes, parce qu'il se courbe quand vous le traversez. Sa structure est faite de bambou. Vous croiserez son chemin en visitant le delta du Mekong. blank
10. Hussaini Pont Suspendu (Pakistan)
Attention, ce pont est réservé au plus aventureux d'entre vous. Très peu stable, il traverse la rivière Hunza, célèbre pour ses forts courants. Comme si la tâche n'était pas déjà ardue et effrayante, on peut observer, lorsqu'on le traverse, les restes de l'ancien pont et de ses bois cassés et câbles suspendus...
blank

Cầu “thương hiệu” Sáu Quý

Trở lại chuyện ông "Vua cầu treo" Sáu Quý. Sáu Quý sinh năm 1963, tuổi Quý Mão, lớn lên miệt Châu Phú, một huyện nghèo nằm giữa thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên...

Câu chuyện về ông "Vua cầu treo” miền Tây bắt đầu từ con kênh mang số 13 (ấp Hưng Thạnh, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - nơi Sáu Quý ở). Con kênh chắn ngay trước nhà Sáu Quý, cắt đôi xã Đào Hữu Cảnh, dài chưa tới 30m. Sáu Quý bắt đầu nghĩ đến cây cầu khi thấy con em chòm xóm, trong đó có những đứa con của mình phải đẩy xuồng qua sông để đến Trường tiểu học B Bình Phú, Châu Phú (An Giang), vừa nhọc nhằn, vừa nhiều nguy hiểm. Nhưng Sáu Quý nghĩ, làm cầu tre, những ngày mưa thân tre trơn láng dễ làm trẻ em té xuống sông rất nguy hiểm; còn cầu lót ván phải cắm trụ dưới lòng kênh 13, khổ nỗi, khi ghe tàu đi ngang, nhất là loại xáng cạp hay đi nạo vét kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu, phải tháo dỡ cầu. Đến mùa nước lớn, ngập sâm sấp sàn nhà, lại phải dỡ cầu để cho phương tiện tối ưu khi ấy là ghe lưu thông.

Cần có một cây cầu vừa ít tốn kém, vừa có thể an toàn, không cản trở giao thông thủy và tồn tại lâu dài trở thành nỗi ám ảnh đối với Sáu Quý. Rồi một đêm tình cờ xem truyền hình, thấy có những cây cầu treo bắc ngang sông, một cây cầu dây bắc qua sông suối phục vụ kháng chiến, Sáu Quý reo lên vui mừng, như gỡ được tảng đá đè nặng trên ngực. Sáu Quý tính toán, căng dây làm thử, cuối cùng mới trình bày với bà con chòm xóm để... gom góp tiền mua vật tư làm cầu.

Dù nhiều người chưa tưởng tượng được cây cầu treo mà Sáu Quý trình bày sẽ như thế nào, nhưng vốn biết tính ông, bà con vẫn tin tưởng Sáu Quý sẽ làm được.

Thế là cây cầu đầu tiên hoàn thành trước sự ngỡ ngàng của bà con xã Đào Hữu Cảnh, cầu dây văng bằng sắt phi 6, có bề mặt rộng 1,2m bắc ngang kênh 13 dài gần 30m, ngay Trường tiểu học B, xã Bình Phú được xây dựng. Khỏi phải nói, khi đứng trước công trình đầu tiên, Sáu Quý mừng như thế nào. Cho tới nay, với riêng Sáu Quý, đấy vẫn là cây cầu mà ông tốn nhiều công sức nhất. Cũng từ khi ấy, Sáu Quý "cầu treo" bắt đầu được người ta biết đến. Có người gọi vui ông là "kỹ sư" làng...

Tiếp đến là cây cầu thứ 2, cũng nằm trên con đường ven kênh 13, ở đoạn có con kênh 10 vốn là ranh giới giữa hai xã Bình Phú và Đào Hữu Cảnh, cùng huyện Châu Phú. Ngày chưa có cầu, người dân đi tuyến đường này phải đẩy xe gắn máy xuống ghe chở qua bờ bên kia của con kênh 10 vừa rộng, vừa sâu. Với 42 triệu đồng, cây cầu treo có bề mặt 2m, dài hơn 40m hoàn thành. Cây cầu này đã được Sáu Quý tính toán cẩn thận với hai mố cầu đổ bêtông, buộc dây néo làm cáp treo trên đỉnh bốn trụ cầu xốc dưới mép sông rất chắc chắn...

Sau khi cây cầu thứ 2 hoàn thành, những "hợp đồng" mời Sáu Quý làm cầu liên tiếp đến do người ta nghe tiếng mà tìm đến, Sáu Quý nào dám trưng bảng, nào có công ty, khuếch trương "thương hiệu" gì. Nhiều huyện trên địa bàn tỉnh An Giang có cầu treo do Sáu Quý thiết kế, thi công. Các huyện như Châu Thành, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Phú đều có cầu treo "thương hiệu" Sáu Quý... Riêng tuyến kênh xáng Châu Thành - Tri Tôn có đến 4 cây cầu treo. Rồi tiếp theo là Mương Trâu, Ô Long Vỹ...

Sau khi quan sát, nghiên cứu từ mô hình cầu dây văng Mỹ Thuận, những chiếc cầu treo sau này đã được Sáu Quý cải tiến ngày càng chắc chắn, kiên cố hơn với những trụ bêtông thay trụ gỗ, dây văng căng ra trên đỉnh 4 trụ bêtông. Cầu treo Sáu Quý cũng hiên ngang trụ ở sông lớn...

Đầu tháng 2/2009, khi vừa hoàn thành công trình cầu treo dây văng Phú Vĩnh, Sáu Quý đã được Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cấp "Chứng nhận điển hình sáng tạo Việt Nam" về thành tích xây dựng cầu treo cho nông thôn ĐBSCL.

“Kỹ sư” lớp 2

Ông Sáu Quý có dáng ngồi rất ư Nam Bộ, chân bắt chéo, khăn rằn quấn cổ và mái tóc dài búi tó, ca vọng cổ mùi mẫn như kép cải lương. Nghe ông thao thao về cầu, về đà, về dầm, về trọng lực, về bêtông ly tâm, tôi ngồi nghe cứ ngỡ đây là kỹ sư có bằng cấp hẳn hoi. Đến nỗi, tôi phải hỏi đi hỏi lại rằng, có thật ông mới học hết lớp 2 trường làng? Sáu Quý cười rồi bảo, lớp 2 ấy là anh "tính" như thế, chứ nào có thi cử, lớp lang như bây giờ.

Thời niên thiếu của Sáu Quý, cả miệt Châu Phú này nào có mấy người học cao, cha mẹ anh cố gắng lắm mới cùng chòm xóm góp lúa lại thuê thầy về dạy học, cho con em họ chỉ đủ biết cái chữ. Còn kiến thức về xây dựng? Tôi hỏi. Sáu Quý chỉ bảo: "Học. Cái gì mình không biết thì hỏi người ta. Mình hay xem truyền hình. Ngày xây dựng cầu Mỹ Thuận, cứ độ dăm bữa, mình lại lên coi, hỏi mấy người làm cầu. Thế là biết"!

Nói đến cầu treo Sáu Quý không thể không nói đến cầu treo Phú Vĩnh, đây là cây cầu thể hiện "đẳng cấp" riêng của ông, cây cầu nối liền hai huyện Thoại Sơn, Châu Phú, bắc ngang sông Long Xuyên. Phát huy các công trình cầu treo bằng trụ điện cũ, các công trình mới sau này có quy mô lớn hơn, cầu Phú Vĩnh, Sáu Quý sử dụng trụ bêtông ly tâm mới. Sau nhiều năm thi công "chay", theo kinh nghiệm tích lũy, Sáu Quý mày mò học hỏi thêm. Sau này, kỹ thuật xây cầu cũng được cải tiến so với trước đây, 4 chân trụ cầu sử dụng hết 64 trụ bêtông (mỗi chân 16 trụ, dài 12m).

Sáu Quý cho hay: "Sàn cầu Phú Vĩnh được lắp ghép bằng các tấm thép 6 li, phủ lên lớp nhựa đường để chống trượt, gỉ sét và bào mòn. Cách chống gỉ dầm cầu, khung lan can, trụ tháp... sơn chống sét rồi phủ lên lớp nhựa đường để chống thấm nước. Định kỳ 6 tháng, dùng nhớt cũ quét lên bề mặt, nhựa đường sẽ sống lại, cách bảo quản này ít tốn công mà lại rẻ tiền". Theo Sáu Quý, nếu bảo quản đúng cách, cầu có tuổi thọ sử dụng 30 năm.

Khi xây dựng cầu Thoại Hà 2 và Thoại Hà 3, Sáu Quý nghiên cứu cải tiến mới, tải chịu lực của sàn đạo bằng dầm dọc biên U300, vừa rẻ tiền nhưng tải trọng tăng được 2 tấn. Lan can cầu cũng được thiết kế vừa bền vừa mỹ thuật. Ngay khi dự lễ khánh thành xong cầu Thoại Hà 2 và cầu Thoại Hà 3, Sáu Quý đón xe đò đi Bến Tre tham quan cầu Rạch Miễu, nghiên cứu mô hình tháp treo cáp chữ A này, chuẩn bị cho việc thi công cầu Phú Vĩnh.

Khi đóng các trụ bêtông xuống lòng sông, cắt bỏ phần ngọn 3m, đổ đà nước để liên kết hai chân trụ cầu lại. Từ đà nước, đổ hai chân trụ tháp chịu lực tải bằng bêtông cốt thép (cao 5,5m). Trên đầu trụ tháp, sử dụng 4 tấm thép loại 8 li ghép lại thành tháp mắc dây treo (cao 16m). Phần ngọn trụ bêtông cắt bỏ, dùng đóng cọc móng cầu nên tiết kiệm được 15 triệu đồng. Sáu Quý huy động tất thảy anh em công nhân mà Sáu Quý biết, làm việc liên tục, ăn nghỉ tại công trường hơn 45 ngày ròng rã, cây cầu Phú Vĩnh mới hoàn thành.

Ngày khánh thành cầu Phú Vĩnh, người dân hai huyện Thoại Sơn, Châu Phú đến xem vui như hội, đây cũng là lần đầu tiên, ở hai huyện nghèo Thoại Sơn và Châu Phú có được cây cầu to, dài, bề thế đến thế!

Kinh phí đều do dân đóng góp

Hầu hết cầu treo Sáu Quý làm do nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng, người dân phân công nhau liên hệ mua vật tư, giám sát thi công và nhân dân nghiệm thu một cách công khai. Sáu Quý biết đồng tiền nào của người dân cũng là mồ hôi, nước mắt. Cây cầu của ông, mỗi tấc sắt, viên đá, nắm hồ vữa... tất cả là tiền của nhân dân đóng góp. Thế nên, ngoài việc nghiên cứu kỹ thuật làm cầu, Sáu Quý phải mày mò nghiên cứu thêm để hoàn thành cây cầu với chi phí rẻ nhất, tiết kiệm tiền cho người dân. Vì vậy, các công trình bạc tỉ như cầu Phú Vĩnh, Thoại Hà 2 và Thoại Hà 3, kinh phí xây dựng chỉ bằng 2/3 so với giá trị thiết kế ban đầu.

Vào năm 2001, Quốc lộ 91 mở rộng, thấy ngành điện di dời bỏ các trụ điện bêtông cũ, Sáu Quý đến liên hệ với UBND huyện Châu Phú để xin những trụ điện bêtông cũ làm cầu nông thôn, dùng thay trụ gỗ. Sáu Quý bảo: "Trụ điện tuy cũ nhưng rất chắc chắn. 40 cây cầu treo xây dựng ở huyện Châu Phú, đa số sử dụng trụ điện cũ làm chân cầu, tiết kiệm được khoản tiền khá lớn".

Hơn 10 năm trước, Sáu Quý chỉ xây cầu treo từ thiện. Đội công nhân của anh cũng làm việc không ăn lương, khi nào rảnh việc nhà thì tham gia xây cầu. Vài năm gần đây, hợp đồng nhiều, công nhân của anh, phần lớn là những lão nông tri điền, suốt ngày theo công trình, không còn mấy thời gian để lo việc đồng áng, Sáu Quý mới bắt đầu nhận khoán thi công với giá rẻ để lấy tiền trả lương cho anh em công nhân có tiền nuôi vợ con.

Tùy kinh phí địa phương và hoàn cảnh đặc biệt của khu vực cần xây cầu mà Sáu Quý thu một khoản tiền công tương ứng với mức từ 10 đến 20%. Không ít cây cầu Sáu Quý làm, thấy người dân nơi đây nghèo quá, Sáu Quý quyết định xây giúp không lấy tiền công.

Đội quân thi công cầu của Sáu Quý đi đến đâu, không khí ở đấy thật náo nhiệt, rất đông người dân địa phương chung tay vào: người có tiền góp tiền mua vật tư, người góp gạo, góp thức ăn, người không có của thì góp công khuân vác! Sáu Quý đi đến đâu, là niềm vui lại ngập tràn...

Sáu Quý và con trai bên một cây cầu do ông xây dựng.

Bà Võ Thị Mười, vợ của Sáu Quý, bộc bạch: "Nơi nào vận động tiền xây dựng cầu quá khó khăn thì ổng chỉ lấy tiền công đủ để trả lương cho công nhân và những chi phí cần thiết phải có. Ổng nói, coi như phần tiền công, tiền lời của gia đình mình đóng góp vô xây cầu, tạo phúc đức cho con cháu".

Sáu Quý có 4 người con trai. Con lớn nhất là Phạm Hoài Ngọc, 25 tuổi, đã có vợ. Ngọc theo cha xây dựng cầu từ lúc còn nhỏ, nay đã là thợ lành nghề, có thể thay cha điều hành công việc xây cầu. Con trai kế là Phạm Thanh Ngà đang học đại học, chuyên ngành cầu đường, với mong ước nối nghiệp cha, xây dựng những cây cầu hiện đại, xóa cầu khỉ cho nông thôn vùng ĐBSCL

Giờ đây, sau khi quan sát, nghiên cứu từ mô hình cầu dây văng Mỹ Thuận, những chiếc cầu treo sau này đã được Sáu Quý cải tiến ngày càng chắc chắn, kiên cố hơn với những trụ bêtông thay trụ gỗ, dây văng căng ra trên đỉnh bốn trụ bêtông không còn treo trên những dây cáp nữa.

Anh cũng đã đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ xây dựng cầu, tạo được êkip thợ hồ, thợ mộc quen việc nên giờ đây anh đã rút ngắn thời gian xây dựng và ngày càng có nhiều chiếc cầu treo xuất hiện ở nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Và ở đâu người ta cũng kêu anh là “vua cầu treo”.

MAI BỬU MINH



“Rùng rợn” cây cầu treo có một không hai

(Dân trí) - Cây cầu treo ở thôn Ba Cẳng (Khánh Hiệp, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) được làm từ năm 1991. Cầu (hoặc có lẽ không thể gọi là cầu) lưa thưa, nhỏ hẹp, chênh vênh, như một tấm lưới treo trên miệng Hà Bá…

Biết qua cầu là nguy hiểm nhưng hàng ngày người dân thôn Ba Cẳng vẫn bất chấp mạng sống mà di chuyển trên chiếc cầu này, bởi đây là cách giúp họ có thể qua bên kia bờ sông lao động, mưu sinh.

Mặt cầu treo Ba Cẳng chỉ là những cành cây lồ ô, các cây gỗ nhỏ đan lưa thưa qua những sợi dây thép được buộc ở hai gốc cây căng qua sông Chò. Do làm thủ công nên bà con phải thường xuyên sửa chữa bằng cách tự thay những cành cây mới vào những chỗ mặt cầu bị gãy, mục.

Thời điểm này, nhiều điểm trên mặt cầu đã trống hoác. Người dân nói họ lại sắp phải sửa chữa lại…

Ông Cao Minh Tuấn, Chủ tịch xã Khánh Hiệp, chia sẻ: “Bản thân tôi chứng kiến cảnh bà con qua cầu trong sự nguy hiểm đến tính mạng cũng rất lo lắng. Chúng tôi rất mong muốn có được một cây cầu khác chắc chắn hơn, an toàn hơn. Tuy nhiên kinh phí của xã không đủ để xây dựng một cây cầu khác. Đi cầu này, nhiều tai nạn đã xảy ra, nặng thì gãy xương sườn, nhẹ thì gãy tay, gãy chân… nhưng bà con cũng phải chấp nhận chứ biết đi đường nào?”.

Thôn Ba Cẳng có 194 hộ, hầu hết thuộc dân tộc thiểu số như: Raglai, Êđê, Tày, Nùng, T’rin… Cây cầu này với họ đi mãi thành quen, chứ người lạ tới đây, nhìn qua thôi đã rợn tóc gáy.

.









No comments:

Post a Comment