Tuesday, February 21, 2012

Những cây cầu nổi tiếng nhất Việt Nam

Những cây cầu mang kỷ lục Việt Nam luôn là điểm nhấn cảnh quan tại nơi mà chúng bắc qua, rất thu hút sự chú ý của người dân và du khách quốc tế.




Cầu sắt nhiều tuổi nhất
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Eiffel (Pháp) xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer.

Cầu Long Biên là cây cầu sắt thép nhiều tuổi nhất bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng, từ năm 1899 - 1902, đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Hiện, trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé; Pillé - Paris.
Vào đầu thế kỷ XX, Long Biên là một trong 4 cây cầu lớn nhất thế giới, một công trình sắt thép đồ sộ nhất bán đảo Đông Dương. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái, còn tên Long Biên được đặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trước khi xây dựng, một cuộc thi thiết kế cầu Long Biên đã được tổ chức vào năm 1897 và phương án của Gustave Eiffel (người thiết kế xây tháp Eiffel) được chọn, với tổng vốn đầu tư 10,5 triệu quan Pháp. Hãng Daydé & Pillé thi công phần chính, Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Cầu chính qua sông dài 1.682 m và cầu dẫn dài 896 m, gồm 19 nhịp đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng). Cầu chia thành 9 khung khổng lồ, mỗi khung dài 61 m. Giữa là đường xe lửa, hai bên là là đường dành cho các loại xe (rộng 2,6 m) và người đi bộ (rộng 0,4 m).
Vào tháng 2/1902, cầu được khánh thành và vua Thành Thái cũng ngự giá Bắc tuần để dự lễ thông cầu. Đến nay, cây cầu đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện của cả dân tộc, trong đó có hai sự kiện nổi bật của thế kỷ XX là cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954, trả lại quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam; tiếp đến là những năm tháng chiến tranh ác liệt chống Mỹ, tuy chịu nhiều bom đạn nhưng cầu Long Biên vẫn đứng vững.
Kể từ khi có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên chỉ dành cho người đi xe đạp và cho những đoàn tàu. Cầu cơ bản vẫn không thay đổi về kết cấu. Tuy nhiên, mới đây, bà Nguyễn Nga, kiến trúc sư quy hoạch đô thị Paris, đã trình bày đề án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát triển cầu Long Biên, với tham vọng biến cây cầu sắt thép nhất Việt Nam và 131 vòm cầu dọc phố Phùng Hưng, tháp nước Hàng Đậu, cải tạo bãi giữa sông Hồng... thành một bảo tàng văn hóa lịch sử sống giữa lòng Hà Nội, với số tiền đầu tư dự kiến lên tới 5.000 tỉ đồng (không thực hiện bằng cách kêu gọi nguồn vốn nhà nước).
Dư luận đã xem tham vọng của bà Nguyễn Nga là "siêu dự án trong mơ". Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cũng cho rằng, riêng việc thông qua dự án cũng phải trải qua cả rừng thủ tục.
Cầu Tràng Tiền là cây cầu bắc qua sông Hương, nằm giữa thành phố Huế. Cầu dài 403 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, do Pháp xây dựng năm 1905.

Cầu Thăng Long - khánh thành năm 1985 bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300 trên quốc lộ Nam Thăng Long, con đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.
Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam bắc qua sông Tiền ở đồng bằng sông Cửu Long, được chính thức khởi công ngày 6 tháng 7, 1997 và hoàn thành vào 21 tháng 5 năm 2000.
Một câu chuyện cổ tích trên miền sông nước phương Nam: bến đò Mỹ Thuận, bến phà và giờ đây là chiếc cầu Mỹ Thuận.
Cầu Mỹ Thuận nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, được hoàn thành năm 2000. Đây chính là cửa ngõ huyết mạch của quốc lộ 1A để vào các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa hai chính phủ Australia và Việt Nam, chi phí xây dựng cầu là 90,86 triệu đô la Úc (khoảng 2 nghìn tỷ VNĐ).
Đây là cây cầu dây văng đầu tiên của nước ta, có chiều dài 1.535m. Phần cầu chính là cầu treo dây văng dài 350m, nhịp giữa thông thuyền 350m, chiều cao thông thuyền là 37,5m. Phần cầu phụ mỗi bên gồm 11 nhịp, dài 437,6m, chiều rộng mặt cầu là 23,6m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 lề cho người đi bộ.
Cầu Mỹ Thuận được thi công trong vòng 3 năm từ 1997 đến 2000, nằm cách Tp Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam.
Cầu sông Hàn (2000-2002) là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam.
Điểm nổi bật trên bầu trời kiến trúc Việt Nam hiện đại. Được khánh thành và đưa vào hoạt động từ năm 2000, cây cầu này vẫn ngày ngày chuyển động như là biểu tượng của thành phố trẻ Đà Nẵng năng động.
Thiết kế xoay độc đáo của cây cầu là điểm mới lạ và thu hút đông đảo sự chú ý của du khách cũng như giới kiến trúc trong khu vực. Đây là cây cầu xoay đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện tại. Đặc biệt, đáng tự hào quá trình thiết kế thi công và xây dựng hoàn toàn do các kỹ sư và công nhân Việt Nam đảm nhiệm.
Cây cầu nối liền hai bờ sông Hàn với chiều dài 487,7m, rộng 12,9m, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê – tông, cốt thép.
Cầu sông Hàn đã được vinh danh là công trình chất lượng tiêu biểu 5 năm (2001 – 2005)
Cầu Thị Nại (Nhơn Hội)
Cây cầu huyết mạch bắc qua đầm Thị Nại, nối liền bán đảo Phương Mai với thành phố Quy Nhơn, cầu Thị Nại nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7km.
Cầu Thị Nại vươn mình trên biển là niềm tự hào của người dân đất võ thời hiện đại.
Khánh thành vào năm 2006 sau khoảng 3 năm thi công, mức chi phí là 582 tỷ đồng. Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài và lớn nhất Việt Nam với chiều dài 2,47km, rộng 14,5m có 54 nhịp. Cầu áp dụng phương thức cọc khoan nhồi hiện đại, dầm hợp bê tông liên tục, 5 nhịp chính cầu thi công theo đúc hẫng cân bằng đối trọng (giống cầu bãi cháy).
Cầu Thị Nại đã giúp giảm thiểu tối đa thời gian qua lại từ bán đảo Phương Mai và thành phố Quy Nhơn. Đây chính là điểm mấu chốt mở ra cánh cửa phát triển cho khu kinh tế Nhơn Hội (Khu kinh tế trọng điểm miền Trung).
Là cây cầu vượt biển lớn nhất nước (dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m, trọng tải 80 tấn gồm 54 nhịp, tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng) nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội là dài gần 7 km nối thành phố Qui Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu. Cầu được xây dựng trong 3 năm, khánh thành ngày 12/12/2006.

Cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và dài nhất

Nằm trên quốc lộ 18, nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo biển Cửa Lục thuộc tỉnh Quảng Ninh, cầu Bãi Cháy khánh thành vào năm 2006, là cây cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và có nhịp cầu chính dài nhất thế giới.


Cầu Bãi Cháy là cây cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và có nhịp cầu chính dài nhất thế giới. Ảnh: Internet

Đây là cây cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và dài nhất ở nước ta, cầu được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng tại trụ cầu chính, dầm được vươn ra biển và kết thúc tại điểm nối liền hai cánh hẫng.
Công nghệ xây dựng đặc biệt giúp tàu thuyền có thể qua lại dễ dàng trong lúc thi công cầu Bãi Cháy
Khi khánh thành vào năm 2006, đây là cây cầu dây văng một mặt phẳng có nhịp cầu chính dài nhất thế giới (435m). Cầu có chiều dài 903m, chiều cao thông thuyền là 50m, chiều rộng 25,3m gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.
Cầu Bãi Cháy đẹp lung linh trong đêm
Cầu Bãi Cháy có vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, có chiều dài 903m, chiều cao thông thuyền là 50m, chiều rộng 25,3m (gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) cùng 5 nhịp, nhịp chính dài 435 m. Tư vấn thiết kế - giám sát là Viện cầu và kết cấu Nhật Bản, còn nhà thầu thi công là liên danh Shimizu-Simitomo Mitsui.

Đây là loại cầu có dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, với khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới. Hai tháp cầu được đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích thước cực lớn, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam với công nghệ thi công hiện đại, tiên tiến. Ngoài ra, cầu còn được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m, dầm cầu được vươn ra biển và kết thúc khi nối liền hai cánh hẫng. Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối Hòn Gai với Bãi Cháy là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này. Cầu Bãi Cháy đã được hoàn thành và thông xe vào ngày 2 tháng 12 năm 2006.
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng. Cầu Thanh Trì khởi công năm 2002 và thông xe năm 2007 được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay.
Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội, nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định), dài gần 7 km, với tổng số vốn đầu tư là 582 tỷ đồng.

Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Ảnh: Internet
Được khởi công xây dựng vào tháng 11/2002 và khánh thành vào ngày 12/12/2006, cầu Thị Nại có phần chính dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m (kể cả hệ thống cầu gom) với 5 cầu ngắn, gồm 54 nhịp, có khẩu độ mỗi nhịp là 120 m. Cầu chịu xe trọng tải 30 tấn và xe bánh xích trọng tải 80 tấn.
Cầu Thị Nại ứng dụng công nghệ thi công hiện đại, dùng cọc khoan nhồi có đường kính từ 1,2-1,5 m, dầm hộp bê tông liên tục, dầm supper T ứng suất trước. 5 nhịp chính thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng đối xứng, bê tông dầm hộp có cáp dự ứng lực trong và ngoài, còn 49 nhịp dẫn sử dụng dầm Supper T ứng suất trước.
Từ khi đưa vào hoạt động, cầu Thị Nại đã giúp giảm thiểu tối đa thời gian qua lại từ bán đảo Phương Mai và thành phố Quy Nhơn, giúp phát triển mạnh khu kinh tế Nhơn Hội. Tuy nhiên, đến tối 19/11 vừa qua, ông Nguyễn Hà Đông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định, xác nhận cầu Thị Nại bị đứt cáp một nhịp, nhưng do dây cáp thay thế phải chờ nhập từ nước ngoài nên thời gian hạn chế tải trọng ô tô qua lại nhanh nhất sẽ là hai tháng.
Hiện tại, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định đã lập hai trạm barie hai bên đầu cầu và một trạm kiểm soát ở đầu cầu phía bắc, chỉ cho phép các xe có tải trọng từ 15 tấn trở xuống qua lại.
Cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á
Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành vào tháng 4/2010, đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Cầu Cần Thơ là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Internet

Được khởi công ngày 25/9/2004, cầu Cần Thơ có chiều dài toàn tuyến là 15,85 km, chiều rộng 23,1 m với bốn làn xe với tốc độ thiết kế 80 km/h, mỗi làn rộng 3,5m cùng hai làn dành cho người đi bộ 2,75 m. Cầu có tĩnh không thông thuyền cao 39 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT qua lại.

Điểm khởi đầu cầu tại km 2061 trên Quốc lộ 1 huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, điểm cuối cầu tại km 2077 Quốc lộ 1 quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Tổng mức đầu tư của công trình là 4.832 tỷ đồng (thời điểm năm 2001 là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Hiện, cầu Cần Thơ đang góp phần thông thương tuyến TP HCM đi về thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang. Nhờ chiếc cầu này, các loại phương tiện giao thông và hàng hóa không phải mất bình quân 15 phút để sang sông theo những chuyến phà, chưa kể nhiều ngày lễ, tết… phải mất cả buổi vì kẹt phà như trước đây.

Được khởi công từ năm 2004, cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu và nối liền thành phố Cần Thơ với tỉnh Vĩnh Long. Năm 2010 cầu đã chính thức khánh thành và thông xe sau nhiều biến cố, thăng trầm, cầu Cần Thơ là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á hiện tại.
Có vốn đầu tư 4.832 tỷ đồng, cầu có chiều dài toàn tuyến là 15,85km, cầu chính dài 2,75km, cầu dây văng dài hơn 1.010km. Chiều cao cầu là 171m, chiều rộng 23,1m với bốn làn xe.
Sau khi xảy ra sự cố sập cầu Cần Thơ năm 2007 đã có một khu tưởng niệm được xây gần cầu để tưởng nhớ đến những người đã quá cố khi xây cầu Cần Thơ
Cầu Rạch Miễu
Được khánh thành năm 2009, bắc qua sông Tiền nối liền Tiền Giang với Bến Tre. Đây là cây cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam thiết kế và thi công.
Bên cạnh đó, với những dự án đang thi công cực kỳ quy mô, các bạn sẽ thật ngỡ ngàng khi nhìn những công trình này trong tương lai.

Cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam
Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam, được thiết kế với 2 trụ tháp cao 92 m, cách nhau 405 m, tĩnh không thông thuyền 27 m, kết cấu dầm hộp thép hợp kim suốt toàn bộ nhịp treo dài 650 m, được chế tạo bằng công nghệ dầm tăng cứng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cây cầu của những kỷ lục, bắc qua sông Hàn ngay tại cửa biển, cầu Thuận Phước nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang thuộc thành phố Đà Nẵng.
Được khánh thành vào năm 2009 sau ba năm thi công với vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng. Đây là cây cầu dây võng dài nhất Việt Nam, và là một trong những công trình kiến trúc hiện đại đẹp nhất nước ta.
Cầu Thuận Phước là một biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng
Cầu có chiều dài 1.856m, chiều cao 92m và chiều rộng 18m với 4 làn xe. Mặt cầu thép được cấu tạo theo dạng bản trực hướng lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam. Ảnh: Giang Trần/ Panoramio

Tổng chiều dài cây cầu nối 2 bờ vịnh Đà Nẵng là 1.850 m (dài hơn cầu Mỹ Thuận 300 m), rộng 18 m, với mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách. Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 liên danh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc thiết kế. Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623 và tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 6 là nhà thầu chính. Cầu khởi công xây dựng vào ngày 16/1/2003; thông xe kỹ thuật ngày 25/3/2009 và khánh thành ngày 19/7/2009.
Cầu nằm ngay cửa sông, cách sông Hàn 2.700 m về phía hạ lưu. Điểm đầu cầu phía quận Hải Châu, nối với tuyến đường Liên Chiểu - Thuận Phước. Điểm cuối cầu phía quận Sơn Trà, nối với tuyến đường từ khu công nghiệp đóng tàu đến khu công nghiệp dịch vụ thủy sản.
Là công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng, cầu Thuận Phước đang được xem là “chìa khóa vàng” mở cửa cho du lịch Sơn Trà.
Cầu quay dây văng đầu tiên và duy nhất Việt Nam
Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.

Cầu sông Hàn là cầu quay dây văng đầu tiên và duy nhất Việt Nam.
Ảnh: Internet

Được khởi công xây dựng ngày 2/9/1998 và đưa vào sử dụng đúng ngày 29/3/2000, so với nhiều cây cầu khác trong nước, thì cầu sông Hàn không có tầm vóc quy mô, bề thế, hay hoành tráng nhưng lại có những đặc điểm riêng được nhiều người nói đến… Hàng đêm, khoảng 1 - 2h sáng, phần giữa của cây cầu sẽ quay quanh trục một góc vuông 90 độ, nằm song song với dòng chảy để tàu bè lớn có thể chạy từ sông ra biển và ngược lại.
Thời gian để cầu quay mất khoảng 15 đến 20 phút. Sau khi mở cửa khoảng 4 giờ, cầu Sông Hàn sẽ được xoay về vị trí cũ.
Cầu dài nhất bắc qua sông Hồng
Mới đây, sáng 18/12, tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội), cầu Vĩnh Thịnh vượt sông Hồng trên quốc lộ 2C, nối thị xã Sơn Tây với huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã chính thức được khởi công. Đây là cây cầu chính trên tuyến đường vành đai 5, là cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng tính đến thời điểm hiện nay, kết nối chuỗi các đô thị vệ tinh, các khu công nghệ cao, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Phối cảnh cầu Vĩnh Thịnh - cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng.

Cầu có tổng chiều dài gần 5,5km, trong đó, phần cầu dài gần 4,5km, đường hai đầu cầu dài hơn 1 km. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Mặt cầu có bề rộng 16,5m, gồm 4 làn xe với tốc độ thiết kế 80km/g. Dự án do BQL dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 137 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Hàn Quốc là 100 triệu USD thông qua Quỹ EDCF và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 37 triệu USD. Thời gian thi công là 36 tháng.
Cầu có thiết kế độc đáo và mới lạ nhất
Cầu Rồng bắc qua sông Hàn có mức đầu tư 1.498 tỷ đồng, khởi công năm 2009 và dự kiến hoàn thành năm 2013; được Hiệp hội cầu đường thế giới ghi nhận là một trong những cây cầu có thiết kế độc đáo và mới lạ nhất Việt Nam.
Theo đó, cầu Rồng được xây dựng tại khu vực nút giao thông gần Cổ Viện Chàm nối với nút giao thông Nguyễn Văn Linh nối dài, phía đông là nút giao thông đường Trần Hưng Đạo, kéo dài đến đường Sơn Trà - Điện Ngọc.

Phối cảnh cầu Rồng có thiết kế độc đáo và mới lạ nhất Việt Nam.

Cầu Rồng do Công ty Louis Berger Group, Inc. (Mỹ) thiết kế, với quy mô vĩnh cửu, chịu được chấn động cấp 6, tĩnh không thông thuyền 7m; tổng chiều dài 666,6m, bao gồm một nhịp chính dài 200m, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 128m, phần nhịp đuôi rồng dài 64,15m, nhịp đầu rồng dài 72m. và phần dẫn phía Đông kết cấu dầm bê tông cốt thép 122,565m. Chiều rộng cầu là 37,5m gồm 6 làn đường, 1 dải ngăn cách là thân rồng và hành lang đi bộ 2 bên.
Phối cảnh Cầu Rồng bắc qua sông Hàn – cầu có mức đầu tư 1.498 tỷ đồng khởi công năm 2009 và dự kiến hoàn thành năm 2013. Hiệp hội cầu đường thế giới đã ghi nhận đây là một trong những cây cầu có thiết kế độc đáo và mới lạ.
Theo thiết kế, cầu Rồng thể hiện hình ảnh một con rồng đang bay trên sông Hàn, đầu rồng ngẩng cao, thân rồng uốn lượn và cùng với hệ thống đèn chiếu sáng trang trí, kiến trúc cảnh quan. Cầu Rồng kỳ vọng trở thành điểm nhấn kiến trúc Đà Nẵng.
“Đà Nẵng đã nghĩ ra được cây cầu độc đáo này. Cũng là cầu mái vòm nhưng hình dáng thì đúng là ở Việt Nam chưa từng có. Anh em trong nghề chúng tôi thỉnh thoảng lại nói với nhau, phen này rồng… bay vào Đà Nẵng rồi”, ông Cấn Hồng Lai, Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1, cho biết.

Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý (Tp Đà Nẵng)
Phối cảnh cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý – cầu bắc qua sông Hàn được khởi công năm 2010. Cầu có thiết kế độc đáo với dây văng một mặt phẳng nghiêng, với trụ tháp chính giữa hình chữ V nghiêng 12 độ về phía Tây. Dọc trụ được bố trí thang máy đưa du khách lên đỉnh trụ với sàn vọng cảnh ngắm thành phố về đêm.

Cầu rộng nhất: Cây cầu rộng nhất (vượt qua cầu Thanh Trì rộng 33,10m) và có vốn thi công lớn nhất Việt Nam tính đến hiện tại 5.500 tỷ đồng. Cầu Vĩnh Tuy rộng 38m, có chiều dài 3.690m là một trong những cây cầu lớn nhất Đông Dương.
Được khởi công từ năm 2005 và khánh thành năm 2009, cầu Vĩnh Tuy được thi công với công nghệ kết cấu dầm hộp bê tông dự ứng lực, liên tục và nhiều nhịp.
Cây cầu có ý nghĩa giải quyết giao thông quan trọng cho thành phố Hà Nội, đạt kỷ lục cây cầu có chiều dài nhịp đúc hẫng dài nhất ở Việt Nam – 135m.
Cầu Vĩnh Tuy không chỉ là cây cầu rộng nhất Việt Nam, mà còn giành các kỷ lục khác như: cây cầu hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, cây cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất là tám nhịp liên tục, đúc hẫng dài và chiều dài cầu chính, cầu dẫn bằng bê tông và bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất...

Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu rộng nhất Việt Nam. Ảnh: VNE

Cầu Vĩnh Tuy được khởi công xây dựng ngày 3/2/2005 và thông xe kỹ thuật vào ngày 2/9/2009, có vốn thi công lớn nhất Việt Nam tính đến hiện tại 5.500 tỷ đồng. Đây là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; là cây cầu bắc qua sông Hồng có điểm đầu phía bờ Nam là phường Vĩnh Tuy - Thanh Lương, cách ngã ba dốc Minh Khai 275m về phía cầu Mai Động, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Điểm cuối phía bờ Bắc là phường Sài Đồng, vượt qua đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 5 tại km 2+630, nút giao với tuyến chính cùng 3 nhánh đường kết nối quốc lộ 5 và đường nội bộ dân khu công nghiệp Sài Đồng thuộc quận Long Biên.
Cầu Vĩnh Tuy có tổng chiều dài toàn tuyến là 5.830m, trong đó phần cầu chính vượt sông dài 3.778 m. Cầu được kết cấu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực gồm 77 nhịp, phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990m, đặt trên 2 mố và 76 trụ, trong đó 6 nhịp thông thuyền giữa sông dài 135m/nhịp. Quy mô mặt cắt ngang rộng 19,25 m. Mặt cắt ngang của các tuyến đường chính hai đầu cầu rộng 60 m (đây cũng là khổ cầu bê tông lớn nhất hiện nay tại Việt Nam).
Cầu được bố trí cho 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. Đường trên tuyến cũng được xây dựng hoàn chỉnh cho 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt và 2 làn xe hỗn hợp.
Kể từ khi được đưa vào sử dụng, cầu Vĩnh Tuy đã phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn, góp phần tăng cường giao lưu và phát triển kinh tế giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong khu vực kinh tế trọng điểm. Ngoài ra, nó còn góp phần giải quyết ách tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô, làm giảm áp lực giao thông cho cầu Chương Dương và đáp ứng nhu cầu vận chuyển từ các tỉnh phía Bắc và Nam vào Thủ đô Hà Nội.
Ngày 5/10 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn II, với tổng mức đầu tư khoảng 2.561 tỷ đồng. Mặt cầu sau khi mở rộng đạt 38 m, gấp đôi so với hiện nay và trở thành cầu rộng nhất Việt Nam.
Cầu Vĩnh Tuy mới sẽ nối quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên, có tổng chiều dài cầu khoảng 3.504 m, chiều cao thông thuyền 10 m, bề rộng thông thuyền 80 m, mặt cắt ngang cầu 19,25 m. Diện tích sử dụng đất của giai đoạn II khoảng 42 ha. Điểm đầu dự án giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng); điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên). Tim cầu giai đoạn II nằm song song và cách tim cầu giai đoạn I 21,25 m về phía hạ lưu sông Hồng (mép 2 cầu cách nhau 2 m).
Cầu cao nhất
Cầu Pá Uôn là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam bắc qua sông Đà (tại địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai), có tổng vốn đầu tư gần 740 tỷ đồng, được khởi công vào ngày 28/5/2007 và đã chính thức được hợp long vào ngày 18/4/2010.

Cầu Pá Uôn là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Đây là dự án được xếp vào cấp đặc biệt quan trọng do kết cấu trụ cầu lớn, biện pháp thi công mới và tiến độ thi công rất hết sức gấp rút để phục vụ cho vùng Tây Bắc rộng lớn khi có thủy điện Sơn La, đồng thời tạo ra tuyến kết nối ngắn nhất giữa hai tỉnh Lai Châu và Sơn La. Cầu được thiết kế theo quy mô cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực và thi công theo hệ dầm liên tục, với chiều dài trên 918 m, khổ cầu 9 m gồm 2 mố và 11 trụ.
Vì cầu Pá Uôn nằm trong vùng động đất cấp 8-9 nên kết cấu thân trụ đã được tính toán kĩ trong tổng thể khung dầm, vừa nhằm đảm bảo độ cứng khi chịu lực và mềm dưới tác dụng của lực động đất. Ngoài ra, do cầu nằm trong vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, phía thượng lưu là thủy điện Lai Châu nên trụ chính được thiết kế lên đến 98 m, khoan sâu 26 m.

Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh bắc qua sông Sài Gòn nối Quận 2Quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của của Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng mức đầu tư 2076 tỷ đồng. Cầu được khởi công ngày 9 tháng 9 năm 2005 [1] và dự kiến hoàn thành cuối năm 2009, tuy nhiên theo tiến độ mới nhất thì công trình đã vượt tiến độ đến 4 tháng và đã khánh thành vào ngày 2/9/2009. Đây là cây cầu dây văng có 6 làn xe, kết nối Khu đô thị mới Thủ ThiêmKhu đô thị Phú Mỹ Hưng, nối Quận 7 với Quận 2 và Quận 9. Cầu cũng giúp việc lưu thông trên Quốc lộ 1A đoạn từ miền Bắc và miền Trung đi Đồng bằng sông Cửu Long đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh được rút ngắn, sau khi cầu Phú Mỹ và các đường vành đai nối đến cầu hoàn thành sẽ góp phần làm giảm sự quá tải cho hệ thống giao thông đường bộ ở TP.HCM, khi ấy các xe tải loại lớn và xe container sẽ không chạy trong nội thành nữa, góp phần vào việc giảm ô nhiễm cho nội thành . Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới. Hiện đại nhất ở đây là phần kỹ thuật dây văng, trên thế giới chỉ có vài cây cầu như thế.
http://www.tapcon.com.vn/img_upload/Phu%20My%20bridge.jpgTheo những thông tin mới nhất thì kênh truyền hình nổi tiếng thế giới Discovery Channel sẽ có những chương trình về cầu Phú Mỹ. http://www.vietnetcenter.com/tin_images/07-15-08/15A/vn_dtv6.jpgCác thông số chủ yếu
  • Chiều dài: hơn 2000m, không kể đường dẫn.
  • Chiều rộng: 27,5 m, có 6 làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ.
  • Một khoang thông thuyền rộng 200 m, tĩnh không 45 m.
  • Cầu có thể cho phép 100.000 lượt xe lưu thông qua cầu mỗi ngày
  • Công trình do nhà thầu Bilfinger Berger (Đức), tổng thầu của dự án, cùng với các nhà thầu khác là Baulderstone Hornibrook (Úc), Freyssinet International et Companie và Arcadis (Pháp) thi công.
    Cầu Hàm Luông được khởi công ngày 17/1/2006 trên tuyến quốc lộ 60 nối liền thành phố Bến Tre với huyện Mỏ Cày Bắc. Cầu được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ gần 787 tỷ đồng do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
    Cầu Hàm Luông là cây cầu bắc qua sông Hàm Luông trên quốc lộ 60 nối liền Thành phố Bến Tre (km 15+500, quốc lộ 60) và huyện Mỏ Cày Bắc (km 27+000, quốc lộ 60), cách bến phà Hàm Luông 2,3 km về phía thượng lưu. Cầu được khởi công vào ngày 17 tháng 1, 2006, đã cho thông xe vào ngày 30 tháng 4 năm 2010.

    Đặc điểm kĩ thuật

  • Tổng chiều dài công trình: 8216 m, gồm
    • Cầu chính và cầu dẫn: 1227,2 m
    • Cầu trên tuyến: 450 m (cầu Cái Cấm, cầu Chợ Xếp)
    • Đường dẫn vào cầu: 6488,8 m
  • Cấu trúc: bê-tông cốt thép và bê-tông dự ứng lực; nhịp chính được thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng có khẩu độ 150 m, dài nhất Việt Nam
  • Bề rộng mặt cầu: 16 m với 4 làn xe (2 làn xe ô tô, 2 làn xe hỗn hợp và 2 lề bộ hành)
  • Tải trọng thiết kế (cho người đi bộ) là 300 kg/m2
  • Tĩnh không thông thuyền: cao 20,5 m, rộng 80 m.

No comments:

Post a Comment